Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập học kỳ môn tư pháp đối với người chưa thành niên: Thuyết tâm lý xã hội của Erik Erikson về sự phát triển của trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.12 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi
ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách
của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết
học,… Hiện nay, tâm lý học được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các
mối quan hệ của đời sống ở tất cả các lĩnh vực của xã hội. Trên thế giới có rất
nhiều nhà tâm lý học với những công trình nghiên cứu giá trị. Trong đó không thể
1


không nhắc đến Erik Erikson cùng với học thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội của
ông. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em xin phép lựa chọn đề bài 04 “ Thuyết
tâm lý xã hội của Erik Erikson về sự phát triển của trẻ em. Ứng dụng của thuyết
này trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp các em tránh được các nguy cơ có
hành vi vi phạm pháp luật (hành vi phạm tội) khi bước vào tuổi chưa thành niên
hoặc khi đã trưởng thành” để nghiên cứu.

NỘI DUNG
I.Một số lý luận chung về thuyết tâm lý xã hội của Erik Erikson
1. Giới thiệu về nhà tâm lý học Erik Erikson
Erik Erikson tên đầy đủ là Erik Homberger Erikson. Ông là một nhà phân
tâm học người Đức, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1902 ở Frankfurt (Đức); mất ngày
12 tháng 5 năm 1994 tại Massachusetts (Hoa Kỳ). Từ nhỏ, Erikson đã không lớn
lên với cha ruột của mình vì bố mẹ ông đã ly thân trước khi ông sinh ra. Cha và mẹ
ông đều là người gốc Đan Mạch. Mẹ của Erikson nuôi ông một mình cho đến khi
Erikson được ba tuổi. Sau đó, mẹ ông kết hôn với Theodor Homburger, một bác sĩ
nhi khoa người Do Thái và gia đình ông chuyển đến Karlsruhe - miền nam nước
Đức. Cha dượng và mẹ đã giấu Erikson suốt thời thơ ấu rằng mẹ ông đã kết hôn
trước đó và ông cũng là con trai của một người đàn ông đã rời bỏ ông trước khi


ông sinh ra. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, Erickson muốn mình sẽ trở thành một họa
sĩ. Những lúc rảnh rỗi, ông thường ngao du khắp nơi thuộc Châu Âu, viếng thăm
các viện bảo tàng và có lúc đã ngủ bên dưới gầm cầu. Ông đã từng sống lang thang
bụi đời trong một thời gian rất lâu trước khi ông có thể nhận ra mình sẽ phải làm
một cái gì đó.
Khi ông 25 tuổi, một người bạn cùng giới nghệ sĩ là Peter Blos, sau này trở
thành nhà phân tích tâm lý đề nghị ông nên xin dạy học tại một trường thí điểm tại
2


Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi Dorothy Burlingham – một người bạn của Anna Freud.
Ngoài việc dạy nghệ thuật, ông tiếp tục học và được cấp chứng chỉ giáo dục do
viện Montessori và Hội phân tích Tâm lý Vienna do chính tay Anna Freud cấp.
Trong thời gian đó, ông gặp Joan Sersons, một giáo viên dạy múa người Canada.
Họ lấy nhau và có 3 người con, một người con của ông sau này trở thành một nhà
xã hội học.
Khi nhóm phát xít Nazis thành công và lên nắm quyền, gia đình họ
rời Vienna. Đầu tiên họ đến Copenhagen, sau đó là Boston. Erickson được đề nghị
nhận giảng dạy tại trường Đại Học Y Dược Harvard và thực hành phân tích tâm lý
trẻ em với tư cách tư nhân riêng rẽ. Trong thời gian này, ông gặp gỡ các tâm lý gia
khác như Henry Murray và Kurt Lewin, cùng với các nhà nhân chủng học như Rith
Benedict, Margaret Mead, và Gregory Bateson. Đây là nhóm những người có ảnh
hưởng lớn đến Erick, giống như Sigmund Freud và Anna Freud đã từng có ảnh
hưởng đến ông.
Sau đó ông giảng dạy ở Đại học Yale. Kế đó ông dạy tại Đại học Tiểu
bang California tại Berkely. Trong thời gian này, ông đã bắt tay vào thực hiện
chương trình nghiên cứu nổi tiếng của mình về đời sống hiện đại nơi bộ tộc Lakota
và bộ tộc Yuork. Khi trở thành một công dân Hoa Kỳ, ông chính thức đổi tên của
mình thành Erick Erikson.
Năm 1950, ông viết cuốn “Tuổi Thơ Và Xã Hội”, trong đó ghi lại những

khám phá của ông với các em bé da đỏ bản xứ, và những phân tích về Maxim
Gorkiy và nhà độc tài Adolph Hitler. Trong tác phẩm này ông liên hệ những phân
tích về thuyết của Freud, cũng như về nhân cách của người dân Hoa Kỳ. Đây là
những đề tài mô tả khá kỹ lưỡng về ảnh hưởng của văn hóa lên nhân cách con
người. Cũng trong thời gian này Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã gây ra những
lo lắng chung cho tình hình an ninh xã hội ở Tiểu bang California, Erikson
rời Berkeley vì các giáo sư buộc phải ký lời thề trung thành. Sau đó ông làm việc
3


10 năm với một Trung tâm y tế ở Massachusetts, rồi dạy 10 năm nữa ở Đại học
Harvard.
2. Sự ra đời của thuyết tâm lý xã hội
Erikson là một nhà tâm lý về cái tôi thuộc trường phái Freudian. Điều này
cho thấy ông đã chấp nhận các khái niệm tâm lý của Freud như những nền tảng
đúng đắn căn bản, kể cả những vấn đề hiện vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi. So với
các nhà tâm lý học thuộc trường phái Freudian, ông là người chú trọng đến yếu tố
xã hội và ảnh hưởng văn hóa lên nhân cách nhiều nhất.
Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội đã được Erik Erikson nghĩ ra từ việc diễn
giải lại các giai đoạn tâm lý - tình dục được phát triển bởi Sigmund Freud. Khác
với Freud cho rằng nhân cách cơ bản của chúng ta hình thành trong 5 năm đầu đời,
Erikson nhấn mạnh những thay đổi diễn ra trong suốt cả đời người. Trong khi
Freud nhấn mạnh vai trò của yếu tố năng lượng sinh học trong phát triển tâm lý thì
Erikson chú trọng đến sự tương tác diễn ra giữa con người và môi trường xã hội từ
tuổi sơ sinh đến khi về già. Những ảnh hưởng đầu tiên của xã hội lên con người
thông qua gia đình, qua cách bảo vệ, nuôi dưỡng và dạy bảo trẻ sơ sinh và trẻ em.
Ông nhấn mạnh các khía cạnh xã hội của mỗi người trong bốn khía cạnh chính:
- Nhấn mạnh sự hiểu biết về 'tôi' như một lực lượng mãnh liệt, như một khả
năng tổ chức của con người, có thể điều hòa các lực tổng hợp và dystonic, cũng
như để giải quyết các cuộc khủng hoảng xuất phát từ bối cảnh di truyền, văn hóa

và lịch sử của mỗi người.
- Nhấn mạnh các giai đoạn phát triển tâm lý của Freud, tích hợp chiều kích xã
hội và sự phát triển tâm lý xã hội.
- Đề xuất khái niệm phát triển nhân cách từ thời thơ ấu đến tuổi già.
4


- Điều tra về tác động của văn hóa, xã hội và lịch sử trong sự phát triển của
nhân cách.
3. Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội theo Erick Erikson
Phương pháp tiếp cận tâm lý học của Erik Erikson dựa trên triết lý rằng tính
cách của chúng ta phát triển theo một trật tự cụ thể thông qua tám giai đoạn phát
triển tâm lý xã hội từ khi chúng ta được sinh ra cho đến khi trưởng thành. Ông tin
rằng tất cả chúng ta đều trải qua một cuộc khủng hoảng tâm lý xã hội trong từng
giai đoạn có thể có kết quả tích cực hoặc tiêu cực để phát triển tính cách. Những
khủng hoảng này liên quan đến nhu cầu tâm lý và xung đột với nhu cầu của xã hội.
Lý thuyết của ông cho thấy rằng khi con người hoàn thành từng giai đoạn thành
công, con người sẽ tiến tới một tính cách lành mạnh và có được những đức tính và
sức mạnh cơ bản trên đường đi, giúp giải quyết khủng hoảng trong giai đoạn tiếp
theo. Nếu con người không hoàn thành một giai đoạn thành công, việc hoàn thành
các giai đoạn tiếp theo sẽ khó khăn hơn và sẽ giảm năng lực cho một tính cách lành
mạnh và lòng tự trọng. Ông cũng tin rằng con người có thể giải quyết một số hoặc
tất cả các giai đoạn sau đó trong cuộc sống.
Erikson chia đời người thành 8 giai đoạn. Mỗi giai đoạn đặc trưng bởi một
dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân
và yêu cầu xã hội. Sau đây là sự mô tả về 6 giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ em.
3.1. Giai đoạn thứ nhất: Tin tưởng hoặc là nghi ngờ (từ 0 -1 tuổi)
Cha mẹ hoặc người chăm sóc luôn kiên định và đáng tin cậy trong việc chăm
sóc trẻ sơ sinh giúp chúng phát triển cảm giác tin tưởng rằng chúng có thể chuyển
sang các mối quan hệ trong tương lai. Cảm giác tin tưởng giúp trẻ cảm thấy an toàn

ngay cả khi cảm thấy bị đe dọa. Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ chủ yếu với
cha mẹ, đặc biệt là người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc
5


của cha mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Tình yêu, sự âu yếm, ôm
ấp của cha mẹ rất cần thiết để giúp bé có được tình yêu và sự tin tưởng với con
người sau này. Trẻ sơ sinh bị bỏ bê phát triển sự ngờ vực, nghi ngờ và lo lắng có
thể phát triển. Không cảm thấy an toàn trong giai đoạn này có nghĩa là đứa trẻ sẽ
không tin tưởng các mối quan hệ trong tương lai và thế giới xung quanh. Thành
công trong giai đoạn này có nghĩa là mỗi lần khủng hoảng mới xuất hiện, trẻ sơ
sinh sẽ có hy vọng rằng mình sẽ được hỗ trợ để vượt qua nó. Thiếu hy vọng dẫn
đến trẻ nảy sinh cảm giác mất tin tưởng, mất an toàn, lo lắng và sợ hãi.
3.2. Giai đoạn thứ hai: Tự lập hoặc xấu hổ và nghi ngờ bản thân (từ 1 -3
tuổi)
Trong giai đoạn này, trẻ đang trở nên độc lập hơn và có những biểu hiện
không vâng lời cha mẹ. Trẻ bắt đầu hình thành và lựa chọn tính tự lập như là tự ăn,
tự mặc và tự đi vệ sinh. Cha mẹ và người chăm sóc cho phép trẻ em có không gian
để tự làm một số việc trong khi khen ngợi những nỗ lực của chúng và cho phép
chúng có một số chỗ thất bại sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng sống sót trên thế
giới. Nếu trẻ em bị chỉ trích và liên tục nói những gì chúng có thể và không thể
làm, chúng sẽ trở nên ít phụ thuộc vào bản thân và quá phụ thuộc vào người khác.
Tuy nhiên, nếu như một đứa trẻ đang học tính tự lập mà lại bị người khác mắng là
bướng bỉnh, ngỗ ngược hoặc nếu trẻ bị ép buộc phải vâng lời do những dọa nạt,
ngăn cấm, phê phán quá mức thì sẽ làm cho trẻ dễ nảy sinh cảm giác nghi ngờ,
nhút nhát, xấu hổ hoặc tự ti và lệ thuộc vào người khác. Và kết quả là sau này lòng
tự trọng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn
này là giúp trẻ học cách tự chủ mà không mất lòng tự trọng.
3.3. Giai đoạn thứ ba: Tự khởi sướng hoặc mặc cảm với thiếu khả năng (từ
3 – 6 tuổi)

Trong giai đoạn này, trẻ nên học cách khẳng định bản thân thường xuyên
hơn. Đây là sáng kiến so với giai đoạn mặc cảm, và đức tính mong đợi là một mục
6


đích. Tiếp đến, đây cũng là một giai đoạn bận rộn, nơi trẻ em năng động và chơi
với những đứa trẻ khác. Trẻ em cần tự do lên kế hoạch cho các hoạt động, khởi
xướng các trò chơi và vui chơi với những đứa trẻ khác vì điều đó giúp cải thiện khả
năng chủ động, phát triển ý thức lãnh đạo và chịu trách nhiệm về các quyết định.
Trẻ bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, trẻ cùng tìm cách hành
động theo cách riêng của mình. Đây còn được coi là giai đoạn của óc sáng kiến –
giai đoạn tự sáng tạo, bởi trẻ khá tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng
nhiều con đường. Chính vì vậy, chúng thường có những trò chơi nguy hiểm, hay
đưa ra nhiều câu hỏi “tại sao?”. Nếu cha mẹ và người lớn tạo điều kiện cho trẻ có
cơ hội thắc mắc và được hướng dẫn thì các em sẽ có sự tự tin, tự do sáng tạo.
Nhưng nếu không được sự khuyến khích, không có cơ hội khám phá, đặc biệt làm
gì cũng bị mắng, hay hơi sai đã bị khiển trách, trẻ sẽ dễ bị mặc cảm tội lỗi, trở nên
khép kín, dần dần đi đến bi quan và không giám tự mình làm lấy điều gì. Quá
nhiều cảm giác tội lỗi sẽ kìm hãm sự sáng tạo của trẻ và làm chậm khả năng tương
tác với người khác. Điều quan trọng cần lưu ý là một số cảm giác tội lỗi được xem
là hữu ích vì nó mang lại cho trẻ em cảm giác tự chủ.
3.4. Giai đoạn thứ tư: Chăm chỉ hoặc thiếu tự tin, cảm giác thất bại (từ 6 –
12 tuổi).
Ở tuổi này trẻ bắt đầu một mình bước vào xã hội, giao tiếp với những người
ngoài gia đình và cũng có thể ganh đua với bạn bè tại trường học. Trong giai đoạn
này, trẻ em tìm kiếm sự chấp thuận bằng cách chứng minh giá trị của mình và bắt
đầu phát triển cảm giác tự hào. Trẻ thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu
được những kỹ năng lý luận và xã hội quan trọng để có thể cảm thấy tự tin vào bản
thân và có nhiều nghị lực và kinh nghiệm để đương đầu với những khó khăn,
khủng hoảng sau này trong cuộc sống. Nếu không đạt được những thứ này, trẻ sẽ

cảm thấy mình kém cỏi, thua kém so với bạn bè, từ đó sinh phát sinh tự ti, co mình
khi gặp những thử thách khó khăn. Giáo viên mang một trọng trách đặc biệt trong
7


việc phát triển tính chăm chỉ cho trẻ. Giáo viên không nên trách mắng trẻ khi mà
nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động. Đây là tiền đề cho việc hình thành
cảm giác thành công ở trẻ. Hạn chế trẻ tương tác với người lớn sẽ làm cho trẻ ngại
giao tiếp và ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ. Cảm giác tự ti, kém cỏi cũng bắt
nguồn từ những hạn chế này. Thất bại đóng một vai trò trong giai đoạn này trong
việc giúp trẻ em khiêm tốn. Do vậy, trẻ phải có sự cân bằng về năng lực và sự
khiêm tốn.
3.5. Giai đoạn thứ năm: Khẳng định chính mình hoặc mơ hồ về vai trò của
bản thân (từ 12 – 20 tuổi)
Trong giai đoạn này, trẻ khám phá các giá trị, niềm tin và mục tiêu của mình
để hiểu rõ hơn về con người họ. Đức tính cơ bản mà trẻ nên đạt được khi hoàn
thành giai đoạn này là lòng trung thành. Đây là “ngã tư đường” giữa trẻ con và
người lớn. Lúc này cá nhân bắt đầu tìm hiểu mình là ai, mình quan tâm đến những
điều gì và mình sẽ đi đâu trong cuộc đời. Một mặt, trẻ em đang muốn thể hiện sự
“người lớn” ở mình nhưng mặt khác cũng có những biểu hiện của trẻ con. Chúng
đã tạo dựng cho mình lòng tự trọng rất lớn. Khi hoạt động với bạn bè trong nhóm,
trẻ chập chững làm người lớn, khám phá ra vai trò và địa vị mình trong mối tương
quan với con người và xã hội. Khi trẻ em làm việc để tìm vị trí độc lập của trong
khi vẫn được chấp nhận và "hòa nhập", chúng phải xác định cách chúng muốn
được người khác cảm nhận. Nổi lên từ điều này thành công có nghĩa là họ đã thiết
lập một sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc của bản thân và có thể dễ dàng chia sẻ bản
thân này với người khác. Chúng trở nên tự tin khi liên kết với người khác mà
không đánh mất chính mình và do đó phát triển lòng trung thành. Khó khăn trong
việc điều hướng giai đoạn này có thể dẫn đến các tương tác xã hội khó khăn, rút
tiền hoặc thậm chí là một ý thức quan trọng của bản thân. Erikson cho rằng bước

ngoặt cốt lõi của tuổi chưa thành niên là khám phá ra bản sắc đích thực của mình
giữa cái hỗn độn do đóng nhiều vai khác nhau trong xã hội. Việc quyết định lập
8


nghiệp là một mốc quan trọng trong việc xác định bản sắc của chúng. Thông qua
việc lựa chọn nghề nghiệp theo năng khiếu, các em phân biệt mình với người khác,
đồng thời chứng minh sự chấp nhận của chính các em với những chuẩn mực xã
hội. Bản sắc chữ tôi chiếm vị trí quan trọng trong phát triển nhân cách của các em
ở độ tuổi này. Mối quan hệ ràng buộc với gia đình giãn ra bởi sự mở rộng trong
quan hệ tình bạn.
3.6. Giai đoạn thứ sáu: Gắn bó và Cô lập, phát triển mạnh về yêu thương
( từ 20 tuổi – 40 tuổi)
Đến đây, không còn gọi họ là trẻ em nữa vì ở giai đoạn này, họ đã là người trưởng
thành. Trong giai đoạn này của cuộc sống, cách liên quan đến người khác thay đổi.
Họ bắt đầu tìm kiếm mối quan hệ thân mật, yêu thương với người khác. Tìm kiếm
tình yêu thành công có nghĩa là có thể phát triển các cam kết lâu dài hơn với những
người không thuộc gia đình trực tiếp.Những người làm việc qua giai đoạn này
thành công sẽ tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ của họ và cam kết với
họ.Môi trường ảnh hưởng chính vẫn là bạn bè. Nhiều người hạnh phúc với những
lựa chọn của mình, nhưng cũng có nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm cuộc
sống cho mình. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn phát triển công việc, sự nghiệp
để trang trải cuộc sống ở hiện tại cũng như trong tương lai.
II. Ứng dụng của thuyết tâm lý xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em
Hành vi vi phạm pháp luật là một dạng hành vi pháp luật thể hiện ở hành vi
của cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định
hoặc làm những điều mà pháp luật cấm dẫn đến gây thiệt hại hoặc nguy cơ gây
thiệt hại cho các lợi ích khác nhau. Các hành vi vi phạm pháp luật rất đa dạng về
chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Khi nói về hành vi vi phạm
pháp luật đối với người khi bước vào tuổi chưa thành niên hoặc khi đã trưởng

9


thành, chúng ta nói đến việc ngăn chặn, phòng ngừa, không để hành vi đó xảy ra
với họ càng sớm càng tốt.
Ứng dụng thuyết tâm lý xã hội của Erik Erikson trong việc chăm sóc và giáo
dục trẻ để giúp các em tránh được các nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật là
những hành vi phạm tội khi bước vào tuổi chưa thành niên hoặc khi đã trưởng
thành. Cá nhân em xin đưa ra một vài tiêu chí áp dụng thuyết tâm lý xã hội của
Erik Erikson như sau:
Thứ nhất, về phía gia đình:
Yếu tố gia đình cũng là nguyên nhân hình thành nhân cách tốt hay tiêu cực
cửa trẻ. Hành vi của cha mẹ cũng quyết định một phần hành vi của trẻ. Nếu cha mẹ
bạo lực, trong tương lai, trẻ cũng sẽ có những hành vi bạo lực. Nghiêm trọng hơn
có thể dẫn đến những hậu quả khác, thậm chí là hành vi đó là phạm tội.
Sự quản lý con cái của gia đình kém có liên quan đến sự gia tăng vi phạm pháp
luật ở trẻ em và người chưa thành niên, cũng như hành vi phạm tội của người lớn
sau này. Thiếu sự quan sát và giám sát của cha mẹ có thể là yếu tố nổi trội trong
các yếu tố về quản lý gia đình với tư cách là yếu tố dự báo vi phạm pháp luật. Có
nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh được mối quan hệ giữa sự giám sát tích
cực của cha mẹ với khả năng tham gia của thanh niên thực hiện các hành vi vi
phạm pháp luật, cụ thể là nếu có sự giám sát thường xuyên của cha mẹ đối với
người chưa thành niên thì họ càng có ít khả năng tham gia thực hiện các hành vi vi
phạm pháp luật Một số cha mẹ quá mải làm ăn, lo kiếm sống, hay là phải đi công
tác trong thời gian dài, hoặc hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện nên ít có điều
kiện quan tâm, gần gũi con cái. Do đó, cha mẹ không kiểm tra, giám sát được con
cái trong học tập và sinh hoạt. Việc giáo dục con cái được phó mặc cho nhà trường,
xã hội. Kết quả là đứa trẻ không được quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ từ phía gia đình
nên đã dẫn tới những trường hợp các em sống tự do, buông thả, lười biếng, ham
chơi, đua đòi, xao nhãng việc học tập. Trên thực tế, không ít trường hợp vì lý do

trên mà nhiều em lực học đã giảm sút một cách rõ rệt, học kém, chán học, lưu ban
10


hoặc bỏ học lao vào ăn chơi và bị cuốn hút vào các tệ nạn xã hội. Thậm chí nhiều
trường hợp, các em bị băng, ổ nhóm dụ dỗ, mua chuộc, khống chế và buộc phải
thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của cha mẹ đóng vai trò quan trọng. Phương
pháp giáo dục không đúng của cha mẹ đối với con cái, trong đó bao gồm sự nuông
chiều hoặc quá nghiêm khắc với con cái có thể là một yếu tố nguy cơ của việc vi
phạm pháp luật. Sự nuông chiều con cái của cha mẹ khiến trẻ có các thói quen xấu
và không giúp trẻ học cách chịu trách nhiệm. Ngược lại, có cha mẹ lại quá khắt
khe, quá nghiêm khắc với con cái và đây có thể là nguyên nhân chính gây cho các
em những khủng hoảng về tâm lý. Do vậy, cha mẹ cần có phương pháp giáo dục
con tốt, quan tâm và can thiệp kịp thời cho con.
Thứ hai, về phía nhà trường
Việc quản lý học sinh ở một số trường phổ thông hiện nay còn không ít bất
cập, còn nhiều thiếu sót, thường nhà trường chỉ giao khoán cho thấy cô giáo phụ
trách, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát. Trong khi đó, nhiều thầy cô do không sâu sát
và gần gũi học sinh nên không nắm được đặc điểm tâm sinh lý của các em, hoàn
cảnh gia đình, đặc biệt là học lực và năng khiếu của các em để có phương pháp
giảng dạy phù hợp, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai trái của các em.Việc áp
dụng các hình thức kỷ luật đối với học sinh trong trường còn nhiều điểm bất cập.
Kỷ luật của nhà trường đối với học sinh vi phạm nội quy trong học tập là không thể
thiếu. Tuy nhiên, các biện pháp lỷ luật phải đúng mức, công bằng và hợp lý. Ngược
lại, kỷ luật không đúng mức, không công bằng, không hợp lý thì sẽ “lợi bất cập
hại”. Một vấn đề làm giảm sút sự tham gia, tính gắn kết giữa học sinh và nhà
trường đó là sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ, thường xuyên,
còn mang tính hình thức. Các thầy cô giáo chưa quan tâm đúng mức đến việc tìm
hiểu tình hình học tập của các em tại gia đình. Cho nên họ không thể phát hiện, uốn
nắn kịp thời những nhận thức sai, những biểu hiện lệch chuẩn về hành vi của học

11


sinh. Những điều kiện thuận này chính là các tác động xấu của môi trường bên
ngoài dễ dàng xâm nhập vào các em dẫn các em tới hành vi phạm pháp.
Do đó, nhà trường cần có những biện pháp giáo dục và quản lý tốt bởi ngoài gia
đình thì nhà trường là nơi dạy trẻ em kiến thức, đạo đức, uốn nắn hành vi để trẻ
được phát triển một cách tốt nhất.
Thứ ba, về phía xã hội
Bố trí cơ sở vật chất, dạy nghề và việc làm phù hợp với lứa tuổi chưa thành
niên cho những em không có như cầu học văn hóa. Thường xuyên tổ chức các hoạt
động, phong trào, các buổi tọa đàm để tuyên truyền, nâng cao trong việc đấu tranh
phòng chống hành vi phạm pháp của người chưa thành niên.
KẾT LUẬN
Với những đóng góp của mình trong lĩnh vực tâm lý, Erik Erikson xứng
đáng được coi là một trong những nhà tâm lý đã đóng góp cho nhân loại một cái
nhìn tương đối toàn diện về sự phát triển tâm lý cuộc đời của một con người. Qua
bài viết trên đã thấy rõ được các giai đoạn phát triển tâm lỹ xã hội theo học thuyết
của Erik Erikson cũng như ứng dụng của nó trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để
giúp các em tránh được các nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật là những hành vi
phạm tội khi bước vào tuổi chưa thành niên hoặc khi đã trưởng thành. Trong quá
trình làm bài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của
thầy cô để bài làm được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Tư pháp đối với người chưa thành niên – Trường Đại học Luật
Hà Nội.
2. />3. />4. />
12




×