Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

MÔN HỌC : PHÂN TÍCH KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI THI CUỐI KHÓA
DỰ ÁN CÁ NHÂN
MÔN HỌC : PHÂN TÍCH KINH DOANH
CAO HỌC K29

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 6 năm 2020

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

DỰ ÁN CÁ NHÂN
MÔN HỌC : PHÂN TÍCH KINH DOANH
CAO HỌC K29

 Nội dung chính:
Phần 1: Lập trình tuyến tính và bài toán phân tích kinh doanh
Phần 2: Phân tích ra quyết định và bài toán phân tích kinh doanh
Phần 3: Dự báo và phân tích kinh doanh

Giảng viên phụ trách : TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU
Học viên : NGUYỄN NHẬT ĐÌNH DUY - MSHV : 192110006
Ngành : Kinh doanh thương mại – Khóa 29

2



 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

.........................................................................................................................

.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................

3


Tóm lược
Phần 1: Lập trình tuyến tính và bài toán phân tích kinh doanh

Ban quan trị công ty truyền thông – giải trí DzN Entertainment đang có kết hoạch
mới thực hiện dự án sản xuất 2 phim gồm: phim hoạt hình chiếu dịp hè 2020 cho trẻ em
mang tính giải trí và phim tài liệu về công tác ứng phó dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ
Việt Nam mang tính thời sự.
Ban quản trị cần xem xét và đưa ra quyết định xem có nên sản xuất và phát hành hai
phim mới dịp hè này không và công ty nên tuân theo cơ cấu hỗn hợp số lượng tập phim cần
sản xuất mỗi tuần nào

Phần 2: Phân tích ra quyết định và bài toán phân tích kinh doanh
Công ty Cổ phần nước giải khát Rita vừa phát triển sản phẩm nước dừa mới để cung
cấp sản phẩm sang thị trường nước giải khát tại Hàn Quốc. Họ có hai lựa chọn gồm: bán
hàng chính thức hoặc bán hàng dùng thử.
Họ cần phân tích xem với mỗi lựa chọn sẽ mang về mức thu hồi kỳ vọng là bao nhiêu,
từ đó, họ có thể đưa ra được quyết định xem nên thực hiện theo lựa chọn nào.

Phần 3: Dự báo và phân tích kinh doanh
Siêu thị LittleMart chuẩn bị thực hiện dự án cải tạo, nên từng người phụ trách vai trò
Team Leader cần báo cáo doanh thu ngành hàng của mình trong thời gian qua đồng thời dự
báo doanh thu trong thời gian sắp tới cho ban quản trị để có thể thuyết phục được học tiếp
tục duy trì diện tích của ngành hàng của họ như hiện tại, hoặc phảm tăng giảm diện tích cho
phù hợp.
Hiền phụ trách vai trò Team Leader của ngành hàng hóa mỹ phẩm, 3 năm qua tình
hình kinh doanh ngành hàng của cô phát triển dần đều. Cô cần phải áp dụng một trong
những phương pháp dự báo đã được học để đưa ra dự báo doanh số cho ngành hàng của
mình nhằm thuyết phục ban quản trị tăng diện tích ngành hàng hóa mỹ phẩm thêm.
4


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

PHẦN 1: LẬP TRÌNH TUYẾN TÍNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH
I.

Mở đầu

10 - 13

II.

Cơ sở lý luận

13 - 14

1. Định nghĩa lập trình tuyết tính
2. Các mô hình lập trình tuyến tính trong hoạt động kinh doanh của
1 doanh nghiệp
III.

Ứng dụng thực tiễn

13 – 14
14
14 - 24

1. Mô hình lập trình tuyến tính ứng dụng trong tình huống

14


2. Xác định vấn đề

15

3. Thiết lập mô hình đại số tuyến tính cho tình huống
4. Xây dựng mô hình lập trình tuyến tính trên Excel Solver và QM
for Windows
5. Trình bày và giải thích kết quả/ giải pháp tối ưu của mô hình từ
Excel Solver và QM for Windows
6. Trình bày kết quả bằng đồ thị
7. Phân tích độ nhạy – Nếu thì (What- If Analysis) trên Excel Solver
và QM for Windows
IV.

Kết luận

15 - 16
16
16 – 17
17
17 - 24
24

PHẦN 2: PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH
DOANH
I.

Mở đầu


II.

Cơ sở lý luận:

1. Các yếu tố liên quan đến việc phân tích ra quyết định trong môi
trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mô tả tính lô-gíc trong việc phân tích ra quyết định trong hoạt
động kinh doanh.

25
26 - 28
26

26 - 28

5


III.

Ứng dụng thực tiễn

28 - 36

1. Giới thiệu mô hình phân tích ra quyết định ứng dụng trong hình
huống công ty cổ phần nước giải khát Rita.
2. Thiết lập bảng “thu hồi” (Payoff Table) cho tình huống.

28 – 29
29 – 30


3. Áp dụng quy luật ra quyết định Bayes để giải quyết bài toán ra
quyết định, xây dựng cây quyết định trên QM for Windows và

30 – 31

giải thích kết quả thu được.
4. Xác định giá trị của thông tin hoàn hảo.

31 - 32

5. Xác định giá trị (chi phí) cho việc khảo sát để có thể thông tin
giúp đỡ việc ra quyết định.

32

6. Áp dụng quy luật ra quyết định Bayes để giải quyết bài toán ra
quyết định, xây dựng cây quyết định trên QM for Windows khi

32 - 36

sử dụng thông tin mới và giải thích kết quả thu được.
IV.

37

Kết luận.

PHẦN 3: DỰ BÁO VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH
Mở đầu


I.

37 - 38

Cơ sở lý luận

II.

38 - 40

1. Giới thiệu và mô tả 3 mô hình dự báo: Last-Value forecasting
method;

Averaging

forecasting

method;

Moving-Average

forecasting method trong môi trường hoạt động kinh doanh của

38 – 39

doanh nghiệp
2. Tính chỉ số mean absolute deviation (called MAD) và mean
square error (often abbreviated MSE) để đo lường sai số dự báo.
3. Yếu tố thời vụ (Seasonal factor) và cách tính.

III.

Ứng dụng thực tiễn

1. Áp dụng 3 mô hình dự báo trong phần II.1 vào tình huống để dự
báo.
2. Tính chỉ số mean absolute deviation (called MAD) và mean
square error (often abbreviated MSE) để đo lường sai số dự báo

39
40
40 - 48
40 - 41

42 - 44

6


cho tình huống.
3. Áp dụng 3 mô hình dự báo trong phần II.1 vào tình huống để dự
báo có tính đến yếu tố thời vụ.

44 - 46

4. Tính chỉ số mean absolute deviation (called MAD) và mean
square error (often abbreviated MSE) để đo lường sai số dự báo

46 - 48


cho tình huống có tính đến yếu tố thời vụ.
5. Chọn mô hình dự báo tốt nhất và lý giải

48

IV.

49

Kết luận

7


MỤC LỤC BẢNG

Trang

PHẦN 1: LẬP TRÌNH TUYẾN TÍNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH
Bảng 1.1 Tóm tắt dữ liệu được thu thập.
Bảng 1.2 Tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 1
cho các dự án.
Bảng 1.3 Tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 2
cho các dự án.
Bảng 1.4 Tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 3
cho các dự án.
Bảng 1.5 Bảng phân tích tham số thay đổi khi số giờ khả dụng của Ekip
3 thay đổi sang Ekip 2.

13

21
21
22
23

PHẦN 2: PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH
DOANH
Bảng 2.1 Bảng thu hồi (lợi nhuận tính theo $).
Bảng 2.2 Các xác suất của các kết quả khả thi từ khảo sát thị trường, khi
đã biết tình trạng tự nhiên.
Bảng 2.3 Các xác suất của tình trạng tự nhiên, khi đã biết kết quả từ khảo
sát thị trường.

30
33
34

PHẦN 3: DỰ BÁO VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH
Bảng 3.1 Dữ liệu doanh số của ngành hàng hóa mỹ phẩm của siêu thị
LittleMart trong 3 năm theo từng quý.
Bảng 3.2 Bảng dự báo doanh thu cho thời gian tiếp theo với phương
pháp dự báo giá trị cuối cùng.
Bảng 3.3 Bảng dự báo doanh thu cho thời gian tiếp theo với phương
pháp dự báo trung bình.
Bảng 3.4 Bảng dự báo doanh thu cho thời gian tiếp theo với phương
pháp dự báo trung bình trượt.
Bảng 3.5 Bảng tính sai số dự báo với phương pháp dự báo giá trị cuối
cùng.
Bảng 3.6 Bảng tính sai số dự báo với phương pháp dự báo dự báo trung
bình.

Bảng 3.7 Bảng tính sai số dự báo với phương pháp dự báo dự báo trung

38
40
41
41
42
43
44

8


bình trượt.
Bảng 3.8 Bảng dự báo doanh thu cho thời gian tiếp theo có yếu tố thời
vụ với phương pháp dự báo giá trị cuối cùng.
Bảng 3.9 Bảng dự báo doanh thu cho thời gian tiếp theo có yếu tố thời
vụ với phương pháp dự báo trung bình.
Bảng 3.10 Bảng dự báo doanh thu cho thời gian tiếp theo có yếu tố thời
vụ với phương pháp dự báo trung bình trượt.
Bảng 3.11 Bảng tính sai số dự báo có yếu tố thời vụ với phương pháp dự
báo giá trị cuối cùng.
Bảng 3.12 Bảng tính sai số dự báo có yếu tố thời vụ với phương pháp dự
báo trung bình.
Bảng 3.13 Bảng tính sai số dự báo có yếu tố thời vụ với phương pháp dự
báo trung bình trượt.

MỤC LỤC BIỂU

45

45
46
46
47
48

Trang

PHẦN 1: LẬP TRÌNH TUYẾN TÍNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH
Biểu 1.1 Mô hình lập trình tuyến tính trên Excel Solver.

16

Biểu 1.2 Kết quả phân tích độ nhạy trên Excel Solver.

17

Biểu 1.3 Kết quả phân tích độ nhạy trên QM for Windows.

18

PHẦN 2: PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH
DOANH
Biểu 2.1 Giá trị thu hồi kỳ vọng.

31

Biểu 2.2 Giá trị thu hồi kỳ vọng với thông tin hoàn hảo.

31


Biểu 2.3 Cây quyết định khi sử dụng thông tin mới.

35

MỤC LỤC ĐỒ THỊ

Trang

PHẦN 1: LẬP TRÌNH TUYẾN TÍNH VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH
Đồ thị 1.1 Kết quả giải pháp tối ưu của mô hình từ QM for Windows.

17

9


PHẦN 1: LẬP TRÌNH TUYẾN TÍNH
VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH
I.

Mở đầu:
Tuấn đã đạt được nhiều thành công trong suốt 5 năm giữ chức vụ giám đốc phát triển

nội dung mới tại công ty truyền thông – giải trí DzN Entertainment. Từ một công ty nhỏ,
nhờ vào khả năng phát triển, sáng tạo nội dung mới của nhóm Tuấn đã giúp cho công ty
phát triển mạnh với mức tăng trưởng cao. Chủ tịch công ty DzN Entertainment, ông
Kiên, thường trao thưởng cho Tuấn và nhóm nội dung với những thành công nhất định
trong thời gian qua của công ty.
Từ đầu năm 2020, ông Kiên rất tự tin trong việc yêu cầu nhóm của Tuấn xây dựng và

phát triển nội dung cho những dự án mới như sau:
 Phim hoạt hình chiếu dịp hè 2020 cho trẻ em mang tính giải trí.
 Phim tài liệu về công tác ứng phó dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ Việt
Nam mang tính thời sự.
Mặc dù có nhiều công ty đối thủ đã khai thác những nội dung tương tự nhưng ông
Kiên nhận thấy với khả năng sáng tạo vượt trội của Tuấn, công ty sẽ có thể phát hành
những nội dung tuyệt vời giúp xây dựng tiêu chuẩn mới cho lĩnh vực phim.
Thông tin cơ bản
Công ty truyền thông – giải trí DzN Entertainment sản xuất các chương trình truyền
hình, các bộ phim và các gameshow nổi tiếng. Công ty sản xuất và phát hành nhiều phim
và các chương trình truyền hình nổi tiếng với tần suất người xem đài cao, tạo được nhiều
tiếng vang trong công chúng. Công ty có ba đội ngủ sản xuất (ekip) chính sản xuất và
biên tập đồng thời các nội dung của các sản phẩm phim ảnh, gameshow.
Ekip 1 : đội ngũ lên ý tưởng, nội dung sản xuất cho phim và chương trình.
Ekip 2 : đội ngũ thực hiện công tác dựng phim, ghi hình, quay phim tại hiện trường.
Ekip 3 : đội ngũ thực hiện công tác hậu kì.

10


Dạo gần đây, một số chương trình phát sóng không còn thích hợp với thị hiếu của
khán giả, dẫn đến tần suất người xem giảm khiến doanh thu quảng cáo giảm. Do đó, ban
quan trị cấp cao đã quyết định cải tổ lại các nội chương trình cần sản xuất. Các chương
trình không còn hấp dẫn sẽ dừng sản xuất để dùng nguồn năng lực sản xuất cho hai dự
án gồm phim hoạt hình chiếu dịp hè cho trẻ em và phim tài liệu về công tác ứng phó
dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ Việt Nam do nhóm của Tuấn phát triển nếu được ban
quản trị đồng ý.
Phim hoạt hình chiếu dịp hè cho trẻ em yêu cầu năng lực từ Ekip 1 và Ekip 3 trong
khi phim tài liệu về công tác ứng phó dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ Việt Nam yêu
cầu năng lực sản xuất từ Ekip số 2 và Ekip số 3.

Thảo luận vấn đề của Ban quản trị
Nhận được bảng mô tả hai dự án mới của Tuấn, ông Kiên (chủ tịch) đã thực hiện một
cuộc họp để thảo luận về các vấn đề hiện tại. Họp với Tuấn và ông Kiên còn có bà Liên, phó
chủ tịch phụ trách sản xuất và ông Cao, phó chủ tịch phụ trách marketing - truyền thông.
Nội dung cuộc họp như sau:
Ổng Kiên (chủ tịch): Liên, chúng tôi muốn tăng vòng quay sản xuất để có thể nhanh chóng
có những chương trình mới kịp ra mắt vào dịp hè 2020. Về số lượng tập phim để phát hành,
cô nghĩ là chúng ta nên sản xuất bao nhiêu tập cho mỗi dự án.
Bà Liên (phó chủ tịch phụ trách sản xuất): Chúng ta hiện còn ít năng lực sản xuất có thể
sử dụng mặc dù đã cho ngừng sản xuất những chương trình lỗi thời trước đây. Chúng ta nên
đặt mục tiêu vài tập phim phát hành mỗi tuần cho mỗi dự án.
Ông Kiên: “Khiêm tốn” vậy thôi sao?
Bà Liên: Vâng. Đây là những dự án có nội dung theo xu hướng, đòi hỏi nội dung chương
trình phải thu hút được khán giả. Và tôi xin nhắc lại, hiện tại năng lực sản xuất của từng
Ekip chính của chúng ta không còn nhiều.
Ông Kiên: Ông Cao thấy chúng ta có thể phát hành một vài tập cho mỗi dự án mỗi tuần
được không?
Ông Cao (phó chủ tịch phụ trách marketing – truyền thông): Không thành vấn đề.

11


Ông Kiên: Vậy ổn. Ngoài ra, chúng ta cần tính toán thêm một bài toán, với năng lực sản
xuất bị giới hạn như hiện tại, chúng ta cần quyết định xem sẽ phải phân chia như thế nào
giữa hai dự án? Có nên sản xuất số lượng tập phim cho mỗi dự án giống nhau không? Hay
đa phần chỉ nên tập trung một trong hai dự án đó? Hoặc thậm chí chúng ta chỉ sản xuất tối
ưu cho một sự án, dự án còn lại trì hoãn thêm một thời gian nữa hẳn tung ra.
Tuấn (giám đốc phát triển nội dung mới): Khi chưa biết được chính xác kết quả lợi nhuận
thu về do từng dự án, nếu chúng ta quyết định giữ lại một sản phẩm sẽ khiến rất rủi ro và
đồng thời vụt mất cơ hội phát hành nội dung mới cho các đối thủ cạnh tranh.

Ông Cao: Tôi cũng nghĩ vậy. Bên cạnh đó, việc phát hành cả hai dự án sẽ có một số lợi ích
dựa trên quan điểm marketing. Vì cả hai dự án đều có đặc tính phù hợp với thời điểm hiện
tại, chúng ta có thể kết hợp chiến lược quảng cáo cho cả hai dự án. Nhờ đó sẽ tạo ra cú hích
lớn.
Ông Kiên: Vậy thì chúng ta cần kết hợp như thế nào để mang lại lợi nhuận cao nhất cho
công ty.
Bà Liên: Về vấn đề này, chúng ta nên phối hợp với đội ngũ phân tích kinh doanh của công
ty. Họ sẽ tập hợp các dữ liệu và phân tích sâu chi tiết vấn đề. Họ sẽ có kết quả thỏa đáng
cho tất cả những trăn trở của chúng ta.
Ông Kiên: Đúng vậy, đó là một ý kiến hay. Hãy để nhóm phân tích kinh doanh giải quyết
bài toán này.
Buổi họp kết thúc.

Nhóm Phân tích kinh doanh làm việc
Nhận được sự hỗ trợ từ các nhân sự chủ chốt của các bộ phận khác trong công ty, nhóm
phân tích kinh doanh đã thu thập và xây dựng được các ước lượng liên quan đến năng lực
sản xuất của các nhóm ekip. Cụ thể, họ ước lượng rằng đội ngũ sản xuất của Ekip 1 sẽ có
thể sử dụng 15 giờ mỗi tuần lên ý tưởng, xây dựng nội dung sản xuất. Đội ngủ sản xuất của
Ekip 2 có thể sử dụng 6 giờ mỗi tuần để thực hiện ghi hình, dựng bối cảnh và đội ngủ sản
xuất của Ekip 3 sẽ có thể sử dụng 19 giờ mỗi tuần để thực hiện phần hậu kì.

12


Mỗi tập phim hoạt hình được dự tính sẽ mất khoảng 2 giờ cho khâu lên ý tưởng tại Ekip
1, 9 giờ để dựng hình tại Ekip 2 và 6 giờ để xử lý hậu kỳ tại Ekip 3.
Mỗi tập phim tài liệu được dự tính sẽ mất khoảng 4 giờ cho phần lên nội dung tại Ekip 1,
3 giờ để dựng nội dung tại Ekip 2 và 5 giờ để xử lý hậu kỳ tại Ekip 3.
Sau khi phân tích dữ liệu về chi phí và quyết định giá cho doanh thu từ quảng cáo, bộ
phận kế toán tính mức lợi nhuận thu được từ hai dự án là lợi nhuận đơn vị thu được 9 triệu

đồng cho phim hoạt hình và 15 triệu đồng cho phim tài liệu.
Thời gian sản xuất dùng cho
sản xuất mỗi tập phim

Ekip
1
2
3
Lợi nhuận đơn vị

II.

Phim hoạt hình
Phim tài liệu
Thời giờ khả dụng mỗi tuần
2 giờ
4 giờ
15 giờ
9 giờ
3 giờ
6 giờ
6 giờ
5 giờ
19 giờ
9 triệu đồng
15 triệu đồng
Bảng 1.1 Tóm tắt dữ liệu được thu thập.

Cơ sở lý luận


1. Định nghĩa lập trình tuyết tính
Ban quản trị của bất kỳ tổ chức nào cũng phải đưa ra quyết định về việc phân bổ
nguồn lực cho các hoạt động khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Lập trình
tuyến tính là công cụ giải quyết bài toán hiệu quả hỗ trợ ban quản trị trong việc đưa ra quyết
định. Nó có thể áp dụng cho cả tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, cũng như
cho các tổ chức chính phủ. Các nguồn lực được phân bổ cho các hoạt động có thể là tiền,
các loại nguồn nhân lực khác nhau và các loại trang thiết bị và máy móc khác nhau. Trong
nhiều trường hợp, hoạt động cần những nguồn lực khác nhau phải được phân bổ đồng thời.
Các hoạt động cần những nguồn lực này có thể là các hoạt động sản xuất khác nhau, các
hoạt động tiếp thị, các hoạt động tài chính hay các hoạt động khác. Một số bài toán thậm chí
có thể liên quan đến các hoạt động của tất cả các dạng này bởi vì chúng cạnh tranh nhau vì
những nguồn lực giống nhau.
Chủ đề của lập trình tuyến tính là việc cần thiết tìm ra một mức kết hợp tốt nhất các hoạt
động mà doanh nghiệp đang theo đuổi và ở mức độ hoạt động nào.

13


Lập trình tuyến tính dùng mô hình toán học để trình bày bài toán được nghiên cứu. Từ
tuyến tính trong thuật ngữ toán học của mô hình này. Lập trình có nghĩa tương tự như việc
hoạch định. Vì vậy, lập trình tuyến tính có nghĩa là lập kế hoạch cho các hoạt động thể hiện
bởi mô hình toán học tuyến tính.
2. Các mô hình lập trình tuyến tính trong hoạt động kinh doanh của 1 doanh
nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, đôi khi họ sẽ gặp phải những tình
huống cần áp dụng mô hình tuyến tính để giải bài toán giúp phân bổ các nguồn lực thích
hợp nói chúng để đạt được mục tiêu họ hướng đến. Trong đó, các mô hình tuyến tính cụ thể
gồm có:
-


Mô hình lập trình tuyến tính liên quan đến việc giải bài toán phân bổ các nguồn lực
cho các hoạt động.

-

Mô hình lập trình tuyến tính liên quan đến việc giải bài toán hoán đổi lợi ích – chi
phí với mục tiêu đạt được mức lợi ích được đưa ra với mức chi phí thấp nhất.

-

Mô hình lập trình tuyến tính liên quan đến việc giải bài toán yêu cầu cố định thuần
với mục tiêu cân bằng số lượng cung cấp với số lượng yêu cầu.

-

Mô hình lập trình tuyến tính liên quan đến việc giải bài toán hỗn hợp bao gồm các
bài toán mà không phù hợp với tất cả ba loại ràng buộc nêu trên.

-

Mô hình lập trình tuyến tính liên quan đến việc giải bài toán vận tải để tối ưu hóa kế
hoạch vận chuyển cho hàng hóa vận tải.

-

Mô hình lập trình tuyến tính liên quan đến việc giải bài toán phân công công việc
(bài toán gán) để quản lý trong việc kết nối nhân sự với các mục tiêu công việc cần
thực hiện.

III.


Ứng dụng thực tiễn

1. Mô hình lập trình tuyến tính ứng dụng trong tình huống
Tại tình huống của công ty giải trí DnZ Entertainment, công ty cần giải bài toán sắp xếp
các nguồn lực bị hạn chế để có thể sản xuất ra được hai dự án với mô hình lập trình tuyến
tính liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động.

14


2. Xác định vấn đề
Hiện giờ ban quản trị cần xem xét hai vấn đề:
1. Công ty có nên tiếp tục sản xuất và phát hành hai phim mới dịp hè này không?
2. Nếu vậy cơ cấu hỗn hợp sản phẩm – số lượng tập phim cần sản xuất mỗi tuần – nào
mà công ty nên tuân theo?
Dựa trên ba câu hỏi chính cần được trả lời và bắt đầu quá trình sử dụng bảng tính để xây
dựng mô hình toán học:
Câu hỏi 1: Các quyết định được đưa ra là gì?
Các quyết định được đưa ra là tỷ lệ sản xuất (số lượng đơn vị sản xuất mỗi tuần) cho hai
dự án mới.
Câu hỏi 2: Những hạn chế về các quyết định này là gì?
Hạn chế của các quyết định này là số giờ thời gian sản xuất được sử dụng mỗi tuần để
sản xuất hai dự án từ các ekip tương ứng không thể vượt quá số giờ có sẵn.
Câu hỏi 3: Các biện pháp tổng thể của hiệu suất cho các quyết định này là gì?
Thước đo tổng thể về hiệu suất của các quyết định này là tổng lợi nhuận mỗi tuần từ hai
dự án.
3. Thiết lập mô hình đại số tuyến tính cho tình huống
Các biểu tượng đại số hể hiện các thang đo lường hiệu quả và các quyết định.
P = Lợi nhuận (tổng lợi nhuận mỗi tuần thu được từ hai dự án, tính theo Việt Nam đồng)

HH = Số lượng tập phim hoạt hình được sản xuất mỗi tuần.
TL = Số lượng tập phim tài liệu được sản xuất mỗi tuần.
Mô hình đại số
Chọn giá trị của HH và TL để tối đa hóa
P = 9HH + 15TL

15


Mục tiêu thỏa mãn những ràng buộc dưới đây:
2HH + 4TL ≤ 15 (giờ)
9HH + 3TL ≤ 6 (giờ)
6HH + 5TL ≤ 19 (giờ)

HH ≥ 0, TL ≥ 0.
4. Xây dựng mô hình lập trình tuyến tính trên Excel Solver và QM for Windows
Sử dụng Excel Solver để xây dựng mô hình lập trình tuyến tính như sau:
Dự án phim công ty DnZ Entertainment

Lợi nhuận đơn vị

Hoạt Hình
9 triệu đồng

Tài Liệu
15 triệu đồng

Thời gian
Thời gian dùng để sản xuất phim sử dụng
Ekip 1

2
4
8

Ekip 2
9
3
6

Ekip 3
6
5
10


Số tập sản xuất

Hoạt Hình
0

Tài Liệu
2

Thời gian
khả dụng
15
6
19
Tổng lợi nhuận
30 triệu đồng


Biểu 1.1 Mô hình lập trình tuyến tính trên Excel Solver.

5. Trình bày và giải thích kết quả/ giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver và
QM for Windows
Sau khi giải xong mô hình bằng chương trình Excel Solver, ta nhận được kết quả với
giải pháp tối ưu là không sản xuất phim hoạt hình và sản xuất 2 tập phim tài liệu mỗi tuần.
Kết quả cũng cho thấy Tổng lợi nhuận là 30 triệu đồng mỗi tuần nếu áp dụng theo giải
pháp tối ưu.

16


Và thời lượng thời gian sử dụng tại từng Ekip lần lượt Ekip 1 cần sử dụng 8 giờ, Ekip 2
cần sử dụng 6 giờ và Ekip 3 cần sử dụng 10 giờ để thực hiện theo giải pháp tối ưu được đưa
ra.
6. Trình bày kết quả bằng đồ thị

Đồ thị 1.1 Kết quả giải pháp tối ưu của mô hình từ QM for Windows.

7. Phân tích độ nhạy – Nếu thì (What- If Analysis) trên Excel Solver và QM for
Windows
 Kết quả khi sử dụng Excel Solver để phân tích độ nhạy
Microsoft Excel 14.0 Sensitivity Report
Worksheet: [Phân tích câu 1.xlsx]Sheet1
Report Created: 22/04/2020 10:57:12 SA

Variable Cells
Final Reduced Objective Allowable Allowable
Cell

Name
Value Cost Coefficient Increase Decrease
$C$12 Số tập sản xuất Hoạt Hình
0
-36
9
36
1E+30
$D$12 Số tập sản xuất Tài Liệu
2
0
15
1E+30
12
Constraints
Cell
Name
$E$7 Ekip 1 sử dụng
$E$8 Ekip 2 sử dụng
$E$9 Ekip 3 sử dụng

Final Shadow Constraint Allowable Allowable
Value Price
R.H. Side Increase Decrease
8
0
15
1E+30
7
6

5
6
5,25
6
10
0
19
1E+30
9

Biểu 1.2 Kết quả phân tích độ nhạy trên Excel Solver.

17


 Kết quả khi sử dụng QM for Windows để phân tích độ nhạy

Biểu 1.3 Kết quả phân tích độ nhạy trên QM for Windows.

a. Xác định vùng giá trị min-max (range) của các biến trong hàm mục tiêu không
làm thay đổi giải pháp tối ưu (optimal solution) khi:
i. Từng biến trong hàm mục tiêu thay đổi.
Theo phân tích từ báo cáo phân tích độ nhạy khi sử dụng Excel Solver trên, cột Final
Value hiển thị giải pháp tối ưu với số tập sản xuất mỗi tuần của phim họat hình là 0 tập và
số tập sản xuất mỗi tuần của phim tài liệu là 2 tập.
 Xem xét

là hệ số của HH trong hàm mục tiêu. Vì HH là mức sản xuất cho phim

hoạt hình, dòng Số tập sản xuất Hoạt hình trong bảng cung cấp thông tin sau về

Giá trị hiệu tại của

:

9

Mức tăng cho phép của

:

Mức giảm cho phép của

: Vô cùng

Vùng giá trị cho phép của
Vì thế, nếu

36

:

do đó

≤ 9 + 36 = 45

do đó

không có giới hạn dưới

≤ 45


thay đổi giá trị hiện tại (mà không thay đổi thêm gì khác trong mô hình),

nghiệm hiện tại (HH,TL) = (0,2) vẫn sẽ tối ưu miễn là giá trị mới của
cho phép

:

vẫn còn trong dải

≤ 45.

 Xem xét

là hệ số của TL trong hàm mục tiêu. Vì TL là mức sản xuất cho phim tài

liệu, dòng Số tập sản xuất Tài liệu trong bảng cung cấp thông tin sau về
Giá trị hiệu tại của

:

Mức tăng cho phép của

:

15
:

Vô cùng


do đó

không có giới hạn trên

18


Mức giảm cho phép của

Vùng giá trị cho phép của
Vì thế, nếu

do đó

: 12

:

≥ 15 - 12 = 3

≥3

thay đổi giá trị hiện tại (mà không thay đổi thêm gì khác trong mô hình),

nghiệm hiện tại (HH,TL) = (0,2) vẫn sẽ tối ưu miễn là giá trị mới của
cho phép

vẫn còn trong dải

≥ 3.


ii. Các biến trong hàm mục tiêu thay đổi đồng thời.
 Giải thích quy luật 100%
Quy luật 100% cho những thay đổi đồng thời trong các hệ số hàm mục tiêu. Nếu có
những thay đổi trong các hệ số của hàm mục tiêu, tính phần trăm thay đổi (tăng hoặc giảm)
cho phép của mỗi thay đổi cho hệ số đó mà vẫn nằm trong dải cho phép của nó. Nếu tổng
các thay đổi phần trăm không vượt quá 100 phần trăm, giải pháp tối ưu ban đầu chắc chắn
sẽ là tối ưu. Nếu tổng số vượt 100 phần trăm, ta không thể chắc chắn điều đó.
Trong trường hợp của công ty DnZ Entertainment,
 Giả sử 1: các điều kiện đã thay đổi sau nghiên cứu ban đầu, và lợi nhuận đơn vị của
phim hoạt hình (
tài liệu (

) đã tăng từ 9 triệu đồng lên 14 triệu đồng trong khi lợi nhuận của phim

) đã giảm từ 15 triệu đồng xuống còn 8 triệu đồng. Vậy tính theo quy luật 100%

là:
: 9 triệu đồng  14 triệu đồng
Tỷ lệ theo phần trăm tăng cho phép = 100(

)% = 13.89%

: 15 triệu đồng  8 triệu đồng
Tỷ lệ theo phần trăm giảm cho phép = 100(

)% = 58.33%

Tổng = 13.89% + 58.33% = 72.22%


19


Vì tổng phần trăm không vượt quá 100%, giải pháp tối ưu ban đầu (HH,TL) = (0,2) chắc
chắn vẫn tối ưu.
 Giả sử 2: các điều kiện đã thay đổi thêm nữa,
đồng trong khi

đã tăng từ 9 triệu đồng lên 20 triệu

đã giảm từ 15 triệu đồng xuống còn 5 triệu đồng. Vậy tính theo quy luật

100% bây giờ là:
: 9 triệu đồng  20 triệu đồng
Tỷ lệ theo phần trăm tăng cho phép = 100(

)% = 30.56%

: 15 triệu đồng  5 triệu đồng
Tỷ lệ theo phần trăm giảm cho phép = 100(

)% = 83.33%

Tổng = 30.56% + 83.33% = 113.89%
Vì tổng phần trăm giờ vượt quá 100%, theo quy luật 100%, ta không thể đảm bảo rằng
(HH,TL) = (0,2) vẫn còn là tối ưu.
b. Dự báo mức thay đổi giá trị mục tiêu (objective cell) khi:
i. Số liệu trong từng vế trái của hàm giới hạn thay đổi.
Báo cáo độ nhạy của Excel Solver cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết để chỉ ra khoảng cho
phép của mỗi hàm ràng buộc. Cụ thể:

Ràng buộc Ekip 1 : 15 – 7 ≤
Ràng buộc Ekip 2 : 6 – 6 ≤
Ràng buộc Ekip 3 : 19 – 9 ≤

≤ 15 +
≤6+
≤ 19 +

, nên 8 ≤

(không có giới hạn trên)

, nên 0 ≤

≤ 11,25

, nên 10 ≤

(không có giới hạn trên)

20


 Trong trường hợp của ràng buộc Ekip 1, tham số cho thấy tác động của việc thay đổi
số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 1 cho các dự án mới như bảng sau:
Thời gian khả dụng
của Ekip 1

Số tập phim hoạt hình
được sản xuất


Số tập phim tài liệu
được sản xuất

1
2

0,5
0,6

0
0,2

3

0,5

0,5

4

0,4

0,8

5
6

0,3
0,2


1,1
1,4

7

0,1

1,7

8
9

0
0

2
2

10

0

2

Tổng lợi nhuận

4,5 triệu đồng
8,4 triệu đồng
12,0 triệu đồng

15,6 triệu đồng
19,2 triệu đồng
22,8 triệu đồng
26,1 triệu đồng
30,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng

Lợi nhuận
tăng thêm

3,9 triệu đồng
3,6 triệu đồng
3,6 triệu đồng
3,6 triệu đồng
3,6 triệu đồng
3,3 triệu đồng
3,9 triệu đồng
0,0 triệu đồng
0,0 triệu đồng

Bảng 1.2 Tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 1 cho các dự án.

Với báo cáo phân tích tham số cho thấy tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất của
mỗi tuần của Ekip 1 cho các dự án mới. Với 15 giờ khả dụng đang có ở Ekip 1, kết quả
phân tích độ nhạy bằng Excel Solver cho thấy với giải pháp tối ưu (HH,TL) = (0,2), Ekip 1
cần sử dụng từ 8 giờ trở lên mỗi tuần. Tuy nhiên, chỉ với ràng buộc tại Ekip 1 thay đổi và cố
định những giá trị ràng buộc tại những Ekip khác thì với mỗi giờ sản xuất tăng thêm trên
mức 8 giờ, giá trị mục tiêu mức lợi nhuận tăng thêm là 0 triệu đồng và với mỗi giờ sản xuất
giảm đi dưới mức 8 giờ, giá trị mục tiêu mức lợi nhuận giảm đi vào khoảng từ 3,3 triệu

đồng đến 3,9 triệu đồng. Vì thế, với giải pháp tối ưu (HH,TL) = (0,2), Ekip 1 chỉ cần sử
dụng 8 giờ mỗi tuần để có giá trị mục tiêu tối ưu nhất (8 ≤

.

 Trong trường hợp của ràng buộc Ekip 2, tham số cho thấy tác động của việc thay đổi
số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 2 cho các dự án mới như bảng sau:
Thời gian khả dụng
của Ekip 2

Số tập phim hoạt hình
được sản xuất

Số tập phim tài liệu
được sản xuất

0
1
2
3

0
0
0
0

0
0,33
0,67
1


4
5
6
7
8
9
10
11

0
0
0
0
0
0
0
0

1,33
1,67
2
2,22
2,67
3
3,33
3,67

11,25
12

13
14

0
0,7
0,7
0,7

3,75
3,71
3,71
3,71

Tổng lợi nhuận

0,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
10,0 triệu đồng
15,0 triệu đồng
20,0 triệu đồng
25,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng
35,0 triệu đồng
40,0 triệu đồng
45,0 triệu đồng
50,0 triệu đồng
55,0 triệu đồng
56,3 triệu đồng
56,4 triệu đồng
56,4 triệu đồng

56,4 triệu đồng

Lợi nhuận
tăng thêm

5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
1,3 triệu đồng
1,4 triệu đồng
0,0 triệu đồng
0,0 triệu đồng

21


Bảng 1.3 Tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 2 cho các dự án.

Với báo cáo phân tích tham số cho thấy tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất của
mỗi tuần của Ekip 2 cho các dự án mới. Với 6 giờ khả dụng đang có ở Ekip 2, với mỗi giờ
sản xuất tăng thêm đạt được một mức lợi nhuận tăng thêm 5 triệu đồng cho đến mức tăng
11,25 giờ. Nếu số giờ được bớt đi ở Ekip 2, mỗi giờ mất đi làm mất đi một khoản lợi nhuận

5 triệu đồng cho đến mức giảm dưới 0 giờ. Mức thay đổi lợi nhuận do tăng hoặc giảm giờ
sản xuất là giá bóng với 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, giá bóng 5 triệu đồng cho ràng buộc Ekip 2 chỉ có giá trị trong 1 khoảng giá
trị gần 6 giờ (cụ thể là giữa 0 giờ và 11,25 giờ). Nếu số giờ tăng lên ngoài mức 11,25 giờ thì
mức lợi nhuận tăng lên rơi về 0 triệu đồng. Nếu số giờ giảm xuống dưới 0 giờ thì sẽ không
có lợi nhuận. Vì thế, với RHS biểu thị cho giá trị giờ sản xuất, giá bóng 5 triệu đồng sẽ giữ
giá trị với
0≤

≤ 11,25

 Trong trường hợp của ràng buộc Ekip 3, tham số cho thấy tác động của việc thay đổi
số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 3 cho các dự án mới như bảng sau:
Thời gian khả dụng
của Ekip 3

Số tập phim hoạt hình
được sản xuất

Số tập phim tài liệu
được sản xuất

7

0

1,4

8
9


0
0

1,6
1,8

10

0

2

11

0

2

12

0

2

13
14

0
0


2
2

15

0

2

Tổng lợi nhuận

21,0 triệu đồng
24,0 triệu đồng
27,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng
30,0 triệu đồng

Lợi nhuận
tăng thêm

3,0 triệu đồng
3,0 triệu đồng
3,0 triệu đồng
0,0 triệu đồng
0,0 triệu đồng

0,0 triệu đồng
0,0 triệu đồng
0,0 triệu đồng

Bảng 1.4 Tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip 3 cho các dự án.

Với báo cáo phân tích tham số cho thấy tác động của việc thay đổi số giờ sản xuất của
mỗi tuần của Ekip 3 cho các dự án mới. Với 19 giờ khả dụng đang có ở Ekip 3, kết quả
phân tích độ nhạy bằng Excel Solver cho thấy với giải pháp tối ưu (HH,TL) = (0,2), Ekip 3
cần sử dụng từ 10 giờ trở lên mỗi tuần. Tuy nhiên, chỉ với ràng buộc tại Ekip 3 thay đổi và
cố định những giá trị ràng buộc tại những Ekip khác thì với mỗi giờ sản xuất tăng thêm trên
mức 10 giờ, giá trị mục tiêu mức lợi nhuận tăng thêm là 0 triệu đồng và với mỗi giờ sản
xuất giảm đi dưới mức 10 giờ, giá trị mục tiêu mức lợi nhuận giảm đi 3 triệu đồng. Vì thế,

22


với giải pháp tối ưu (HH,TL) = (0,2), Ekip 3 chỉ cần sử dụng 10 giờ mỗi tuần để có giá trị
mục tiêu tối ưu nhất (10 ≤

).

ii. Số liệu trong tất cả vế trái của hàm giới hạn thay đổi đồng thời.
 Nghiên cứu lợi nhuận và mức sản xuất tối ưu thay đổi như thế nào cho các kết hợp
khác nhau của số giờ dành cho Ekip 2 và Ekip 3. Ta thực hiện kết hợp liên quan đến một
chuyển dịch đơn giản về số giờ từ Ekip 3 sang Ekip 2. Với mỗi giờ giảm ở Ekip 3, thêm
được một giờ dành cho Ekip 2. Vì thế, số giờ dành cho Ekip 2 là một hàm số của số giờ
dành cho Ekip 3. Cụ thể, vì có tổng cộng 15 giờ cho hai Ekip (

+


= 15), số giờ

dành cho Ekip 2 là
= 15 Với công thức này, mỗi khi số giờ dành cho Ekip 3 giảm đi, số giờ dành cho Ekip 2 sẽ tự
động tăng tương đồng. Bảng phân tích tham số được chạy ra cho thấy số tập sản xuất phim
hoạt hình, số tập sản xuất phim tài liệu và tổng lợi nhuận biến đổi như thế nào khi số giờ
khả dụng của Ekip 3 thay đổi từ 19 giờ xuống 13 giờ. Từ đó, ta thấy lợi nhuận tăng thêm
cho mỗi giờ chuyển từ Ekip 3 sang Ekip 2.
Thời gian khả dụng
của Ekip 2

Thời gian khả dụng
của Ekip 3

Số tập phim hoạt hình
được sản xuất

Số tập phim tài liệu
được sản xuất

6
7
8
9
10
11

19
18

17
16
15
14

0
0
0
0
0
0

2
2,33
2,67
3
3
2,8

12

13

0

2,6

Tổng lợi nhuận

30,0 triệu đồng

35,0 triệu đồng
40,0 triệu đồng
45,0 triệu đồng
45,0 triệu đồng
42,0 triệu đồng
39,0 triệu đồng

Lợi nhuận
tăng thêm

5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
5,0 triệu đồng
0,0 triệu đồng
-3,0 triệu đồng
-3,0 triệu đồng

Bảng 1.5 Bảng phân tích tham số thay đổi khi số giờ khả dụng của Ekip 3 thay đổi sang Ekip 2.

Với mỗi giờ chuyển từ Ekip 3 sang Ekip 2 (cho đến 3 giờ) lại có một lợi nhuận cộng
thêm là 5 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu chuyển hơn 3 giờ, lợi nhuận tăng thêm sẽ là -3 triệu
đồng. Vì thế, việc đáng làm là chuyển 3 giờ đang có ở Ekip 3 sang Ekip 2, nhưng không
hơn.
 Giải thích quy luật 100%
Tiếp tục xem xét việc thay đổi giờ đồng thời, chuyển một giờ sản xuất mỗi tuần từ Ekip
3 sang Ekip 2, tính toán cho quy luật 100% trong trường hợp này là

23



:68
Tỷ lệ theo phần trăm tăng cho phép = 100(

)% = 38%

: 19  17
Tỷ lệ theo phần trăm giảm cho phép = 100(

)% = 22%

Tổng = 38% + 22% = 60%
Vì tổng 60% nhỏ hơn 100%, giá bóng vẫn còn giá trị trong việc dự đoán tác động của
những thay đổi không quá lớn.
IV.

Kết luận

Tại tình huống của công ty truyền thông – giải trí DzN Entertainment, với dữ kiện mục
tiêu đề ra và những hạn chế nguồn lực thu thập được, có thể cho thấy với hai dự án sản xuất
phim hoạt hình và phim tài liệu cho mùa hè 2020 thì để có được giải pháp tối ưu mang lại
lợi nhuận cao nhất, ban quản trị công ty cần đưa ra quyết định không nên tiến hành sản xuất
phim hoạt hình và chỉ nên tập trung nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực về thời gian hiện có từ
3 Ekip sản xuất) để sản xuất phim tài liệu với số lượng 2 tập mỗi tuần.
Về lợi nhuận mục tiêu, với phương án tối ưu, việc không sản xuất phim hoạt hình và chỉ
sản xuất 2 tập phim tài liệu mỗi tuần, lợi nhuận tối ưu từ nguồn thu quảng cảo mang lại cho
công ty 30 triệu đồng mỗi tuần. Trong đó, giải pháp tối ưu đề ra vẫn có giá trị nếu thay đổi
giá trị lợi nhuận mục tiêu từng thể loại phim nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép. Cụ thể
hoặc lợi nhuận phim hoạt hình thấp từ 45 triệu trở xuống hoặc lợi nhuận phim tài liệu từ 3
triệu trở lên.
Về sử dụng nguồn lực, để không sản xuất phim hoạt hình mà chỉ sản xuất phim tài liệu,

công ty cần phân bổ thời gian cho Ekip 1 là 8 giờ, Ekip 2 là 6 giờ và Ekip 3 là 10 giờ mỗi
tuần để có thể đạt được lợi nhuận tối ưu nhất. Trong đó, giải pháp tối ưu đề ra vẫn có giá trị
nếu thay đổi thời gian sản xuất của từng Ekip nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép. Cụ
thể hoặc tại Ekip 1 sử dụng từ 8 giờ trở lên mỗi tuần hoặc tại Ekip 2 sử dụng từ trên 0 giờ
đến 11,25 giờ mỗi tuần hoặc tại Ekip 3 sử dụng trên 10 giờ mỗi tuần.

24


PHẦN 2: PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH
VÀ BÀI TOÁN PHÂN TÍCH KINH DOANH
I.

Mở đầu:

Công ty Cổ phần nước giải khát Rita vừa phát triển thành công dòng sản phẩm nước dừa
xiêm, dung tích 1L chứa trong hộp giấy Tetra Pak. Ban quản trị công ty cần quyết định làm
sao để đưa sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc – nơi người tiêu dùng chuộng sản phẩm
nước uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt những sản phẩm từ vùng ôn đới vốn dĩ không có tại
Hàn Quốc.
Lựa chọn đầu tiên, họ sẽ sản xuất thử nghiệm ngay và tận dụng mối quan hệ với đối tác
tại Hàn Quốc để tiến hành một chiến dịch quảng cáo đa phương tiện nhằm bán chính thức
sản phẩm. Lựa chọn này sẽ tốn chi phí là 10.000$. Từ những kinh nghiệm trong quá khứ,
các sản phẩm nước giải khát mới có thể tạo cú hit và bán được tốt hoặc có thể thất bại thảm
hại. Do đó, dự đoán một trong hai kết quả khả thi sau đây – tổng số lượng bán ra là 20.000
hộp hoặc tổng số lượng bán ra chỉ được 8.000 hộp. Công ty Rita nhận được 1,5$ doanh thu
trên mỗi hộp nước dừa bán ra. Ban quản trị cho rằng có khoảng 70% cơ hội sản phẩm sẽ bán
tốt (bán 20.000 hộp) và 30% sản phẩm sẽ không bán được (bán 8.000 hộp).
Lựa chọn thứ hai, trước khi bán chính thức, họ sẽ hợp tác với đối tác tại Hàn Quốc để
kiểm tra thị trường cho sản phẩm. Công ty đối tác có thể thực hiện bố trí các quầy dùng thử

tại các siêu thị và các cửa hàng bách hóa và xem họ bán thế nào mà không quảng cáo gì
thêm. Điều này có thể cần ít vốn hơn cho việc sản xuất sản phẩm và không tốn chi phí
quảng cáo. Một lần nữa, dự đoán là có một trong hai kết quả khả thi cho việc thử nghiệm thị
trường này, sản phẩm sẽ bán tốt với 16.000 hộp hoặc bán không tốt với 1.500 hộp. Chi phí
thực hiện lựa chọn này là 2.000$.
Họ có thể thuê một đơn vị thứ ba khảo sát thị trường với chi phí 500$ để có thể có được
thông tin chính xác hơn về khả năng bán sản phẩm mới bằng các phương thức khảo sát thị
hiếu khách hàng. Khi thực hiện khảo sát thử nghiệm thị trường như vầy, phản ứng của
khách hàng đối với các sản phẩm bán tốt là 80% khách hàng phản ứng tích cực và 20%
khách hàng phản ứng tiêu cực. Đối với các sản phẩm bán không tốt, 65% khách hàng phản
ứng tích cực và 35% khách hàng phản ứng tiêu cực.

25


×