Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dùng đơn thuốc cũ - Tại sao không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.35 KB, 5 trang )

Dùng đơn thuốc cũ - Tại sao không?

Cần đi khám bệnh để được kê đơn thuốc phù hợp.
Khi đi khám bệnh, bao giờ bệnh nhân cũng được thầy thuốc kê đơn.
Nhiều người đã giữ lại những đơn thuốc này để dùng cho lần sau (nếu mình
bị lại) hoặc dùng cho những người thân, quen cùng bệnh, thậm chí còn để
mách nhau dùng... Điều này nên không?
Trường hợp chữa bệnh cấp chưa khỏi
Với thể bệnh cấp tính, thầy thuốc chỉ cho đơn đủ dùng tối đa trong 10 ngày.
Bệnh không chuyển biến, không khỏi nghĩa là cơ thể không đáp ứng thuốc hoặc
chẩn đoán chưa hoàn toàn đúng.
- Trường hợp không đáp ứng thuốc: Ví dụ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho
dùng amoxicylin mà không khỏi. Nguyên nhân có thể người bệnh đã dùng thuốc
đó nhiều lần, đã bị vi khuẩn kháng lại. Trường hợp này cần đi khám lại bệnh, thầy
thuốc có thể cho phối hợp thêm thuốc mới hay có thể thay hẳn một loại thuốc
khác.
- Trường hợp chẩn đoán chưa hoàn toàn đúng: Khi đến khám, nói là thường
bị nhức vùng thái dương, một bên đầu, nhưng không nhớ rõ mỗi tháng mấy cơn.
Chẩn đoán là bị bệnh nhức nửa đầu, nhưng chưa thể biết nhẹ (cơn thưa) hay nặng
(cơn dày) nên thầy thuốc chỉ cho thăm dò bằng aspirin. Sau khi dùng thấy giảm
đau ít chỉ 10 ngày sau lại có cơn. Khám lại biết rõ là bệnh nặng nên thầy thuốc có
thể cho một thuốc ngăn lên cơn và dặn dò bệnh nhân nên dùng thuốc trước mỗi
cơn như thế nào.
Dùng đơn thuốc cũ, bệnh không khỏi, có khi chuyển biến xấu. Nếu nhiễm
khuẩn hô hấp cấp nhẹ có thể chuyển sang nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng (có viêm
phổi).
Trường hợp bệnh mạn, chữa thấy tốt
Khi bị bệnh mạn tính, thầy thuốc có thể cho đơn đủ thuốc dùng trong cả
tháng (cũng có thể hơn), dặn người bệnh cần mang theo đơn cũ khi tái khám. Lý
do: sau khi dùng thuốc, bệnh có thể chuyển biến theo hướng có lợi hay không lợi,
cần xử lý:


- Nếu bệnh không tăng, không giảm: Ví dụ, huyết áp 160/100mmHg, dùng
đều đặn vào lúc 7-8 giờ sáng 1 viên adalat retard (20mg), huyết áp giảm xuống
mức 140/90mmHg và chỉ lên xuống trong khoảng rất hẹp (dưới 5mmHg), thì có
nghĩa đã đáp ứng với adalat ở liều dùng ấy. Lúc tái khám, thầy thuốc sẽ cho dùng
thuốc cũ, liều cũ.
- Nếu bệnh đã tạm ổn: Ví dụ, đối với người bị bệnh động kinh, đã hết trạng
thái trầm cảm, đã hết lên cơn động kinh. Điều này có nghĩa là thuốc đã đáp ứng.
Tùy trường hợp, thầy thuốc cho dùng thuốc cũ, nhưng ở liều duy trì hay cho giảm
liều dần rồi ngừng thuốc.
- Nếu bệnh chuyển biến thất thường: Ví dụ, khi bị tăng huyết áp nhẹ
(150/95mmHg) dùng thuốc lợi tiểu thấy tốt, nhưng sau thấy kém tác dụng, nhiều
lúc huyết áp lên cao bằng với ngưỡng cũ, có nghĩa là thuốc không còn kiểm soát
được huyết áp nữa. Điều này có thể là do bệnh nặng lên hay do quen thuốc. Thầy
thuốc có thể phối hợp thêm thuốc mới (chẳng hạn thêm thuốc chẹn bêta), cũng có
thể dùng hẳn một thuốc mới (chẳng hạn như chẹn canxi).
- Nếu tự thân bệnh diễn biến nặng hơn: Ví dụ, đối với bệnh đái tháo đường,
lúc đầu dùng nhóm sulfamid kiểm soát được đường huyết, nhưng sau đó dùng
thuốc ấy không kiểm soát được đường huyết. Điều này có thể là do thuốc không
còn đáp ứng với tình trạng nặng của bệnh, thầy thuốc có thể chọn một thuốc khác
mạnh hơn. Chẳng hạn có thể thay nhóm sulfamid bằng nhóm dẫn chất glutathion
(rosiglitazon).
- Nếu mắc thêm một bệnh mới: Ví dụ lúc đầu chỉ bị tăng huyết áp, về sau
mắc thêm suy tim sung huyết. Lúc đó, thầy thuốc có thể phối hợp thêm thuốc hay
thay thuốc mới sao cho vẫn chữa được bệnh cũ mà không phản chỉ định, làm tăng
thêm bệnh mới. Chẳng hạn, khi chỉ bị tăng huyết áp dùng atenolol, nhưng vì
atenolol làm chậm nhịp tim nên khi mắc bệnh suy tim sung huyết thì dùng không
lợi, nên thầy thuốc cho dùng nhóm thuốc hạ huyết áp khác không ảnh hưởng đến
nhịp tim và có thể cho thêm thứ thuốc chống ứ nước như nhóm lợi tiểu.
Tại sao không thể mách cách dùng hay cho mượn đơn?
Không thể làm điều này vì có thể có triệu chứng như nhau nhưng lại xuất

phát từ hai bệnh khác nhau mà không thể dùng một thuốc (ví dụ cũng là bị mất
ngủ nhưng có người mất ngủ do kích thích quá độ, có người mất ngủ do suy giảm
quá độ). Ngay cả khi cùng bệnh thì mỗi người có một tình trạng sức khỏe, tính
mẫn cảm, mắc kèm các bệnh khác nhau, nên chưa hẳn là có thể dùng được thuốc
như nhau.
Trong thực tế, bệnh biến chuyển thiên hình vạn trạng, thuốc có vô vàn loại,
thầy có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm khác nhau, vì vậy cách xử lý về nguyên
tắc thì giống nhau song cụ thể ở mỗi thầy thuốc trên từng người bệnh lại không
hoàn toàn như nhau.
Một vài lời khuyên
Với bệnh cấp, khi dùng thuốc chưa khỏi, nên đến với thầy thuốc cũ. Thầy
thuốc cũ sẽ không mất nhiều thời gian nhưng lại hiểu thêm, chẩn đoán hoàn chỉnh,
cho thuốc sát, phù hợp hơn.
Đối với bệnh mạn tính chữa không khỏi, chỉ có thể đến mức ổn định.
Bệnh ổn định có nghĩa là đã chẩn đoán, dùng thuốc đúng cần tiếp tục chữa với
thầy thuốc cũ. Không nên kỳ vọng chữa khỏi rồi chạy vạy tìm thầy, tìm thuốc
mới hay tin theo các phép chữa bí ẩn kẻo tiền mất, tật mang.
Trường hợp kiểm soát được bệnh, thầy thuốc cho dùng thuốc cũ, liều cũ
nhưng không vì thế mà nghĩ rằng khám lại chẳng có gì hơn, cứ dùng đơn cũ mãi.
Điều này có thể dẫn đến sai sót, vì có những bệnh có khi đã đến thời điểm dùng
liều duy trì, giảm liều rồi ngừng thuốc... nhưng không biết để thực hiện.
Khi tái khám, người bệnh thường mong dùng một thuốc mạnh, tốt hơn. Nếu
thấy không có gì thay đổi lắm thì chưa yên tâm. Thật ra, trong trường hợp này
không nhất thiết có sự thay đổi lớn mà có khi chỉ rất nhỏ (phối hợp thêm, tăng
giảm liều, tạm hay cho ngừng hẳn thuốc). Điều này rất có ý nghĩa trong tiến trình
điều trị, chỉ thầy thuốc mới quyết định được. Người bệnh không nên đòi hỏi hoặc
tự ý thay đổi.

×