Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.86 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ VIỆT NAM
1.1 Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
- Kể từ khi nền sản xuất hàng hóa ra đời, con người đã có nhu cầu trao đổi buôn bán
với nhau, và đó là tiền đề cho việc xuất khẩu. Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật
thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
- Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện
từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng,
song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất
khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ
thuật cao… Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian.
Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài hàng năm. Đồng
thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc
gia khác nhau.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn chúng ta phải có nguồn vốn
đủ lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại và tiên tiến. Khai thác tốt tiềm
năng của từng quốc gia nhất là lĩnh vực có lợi thế so sánh.
Thứ hai: Xuất khẩu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh sản
xuất.
Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình vì vậy quá trình sản
xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Những ngành sản xuất tạo ra sản


phẩm phục vụ tốt cho thị trường các nước, sẽ phát triển mạnh mẽ. Những ngành nào
không thích ứng sẽ bị đào thải. Như vậy, xuất khẩu có tác dụng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Sự ảnh hưởng này có thể liệt kê như sau:
- Xuất khẩu tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần làm cho sản xuất
phát triển ổn định.
- Xuất khẩu là điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước đồng thời xuất khẩu tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật
nhằm cải tạo và nâng cao nguồn lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu hàng hóa nước ta tham gia cạnh tranh trên thị trường thế
giới cả về giá cả và chất lượng, cuộc cạnh tranh này buộc chúng ta phải tổ chức lại sản
xuất trong nước, hình thành cơ cấu thích nghi với thị trường thế giới.
Thứ ba: Xuất khẩu tác động tích cực tới công ăn việc làm cải thiện đời sống
nhân dân.
Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Theo số liệu
International Trade 2000 - 2005 ở Mỹ: “Các nước công nghiệp phát triển sản xuất
tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tăng lên khoảng 35,000 – 40,000 chỗ làm”, còn ở Việt
Nam có thể tạo ra hơn 50,000 chỗ làm. Đặc biệt xuất khẩu hàng hoá nông sản thu hút
hàng triệu lao động tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của nhân dân.
Thứ tư: Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho các ngành kinh tế trong nước gắn chặt với
nhau hơn.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban đầu của kinh
tế đối ngoại. Xuất khẩu và quan hệ đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn
nhau. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển như
du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế… Ngược lại sự phát triển của các ngành này cũng
tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
1.1.1.2 Đối với các doanh nghiệp

Vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của mỗi quốc gia, và của
các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp các lợi
ích sau:
- Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Với
bản chất là hoạt động tiêu thụ đặc biệt do vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng là một
vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng tiêu
thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn, thu về một lượng giá trị lớn
hơn cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là vai trò số một của hoạt động xuất khẩu.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào
cuộc cạnh tranh trên thị trường về giá cả và chất lượng, những yếu tố đó bắt buộc
doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường.
- Xuất khẩu là nhân tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện
chất lượng sản phẩm và đề ra các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả trong
công tác sản xuất cũng như tiêu thụ.
- Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh
doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động tạo
thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên lao động trong doanh nghiệp.
- Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn nó chứa đựng nhiều cơ
hội cũng như nhiều rủi ro. Những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này nếu
thành công sẽ có thể tăng cao thế lực, uy tín của doanh nghiệp mình cả trong và ngoài
nước. Và việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng là chiến lược phát triển của Đảng và Nhà
nước ta trong giai đoạn tới để nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển kịp với các
nước trong khu vực và thế giới.
1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
- Khái niệm: Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản
xuất, các công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán
trao đổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài.
Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, nhà xuất khẩu và nhập khẩu

có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp đồng hoặc không
cần gặp nhau trực tiếp mà có thể thông qua thư chào hàng, thư điện tử, fax, điện
thoại...mà một hợp đồng ngoại thương vẫn được ký kết.
- Ưu điểm:
1. Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất và ít xảy ra những
hiểu lầm đáng tiếc.
2. Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi
nhuận.
3. Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý
kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót.
4. Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạt động
xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trường
nhiều biến động.
- Hạn chế:
+ Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai
lầm, bị ép giá trong mua bán.
+ Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có năng lực,
hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nước ngoài,
cũng như phải có nhiều kinh nghiệm tích lũy.
+ Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí trong
giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường ….
1.2.2 Xuất khẩu ủy thác
- Khái niệm: Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại
thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ
thác. Xuất khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu
và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch
mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán.... mà phải thông qua bên thứ 3 -
người nhận uỷ thác.
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép
kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, vì vậy uỷ

thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình,
bên nhận ủy thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác.
- Ưu điểm:
+ Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
+ Giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới
mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.
+ Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ kinh
doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu.
- Hạn chế:
+ Doanh nghiệp không thể liên hệ trực tiếp với thị trường buôn bán.
+ Kinh doanh phụ thuộc vào năng lực phẩm chất của người trung gian.
+ Lợi nhuận bị chia sẻ.
Hình thức xuất khẩu gián tiếp này áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp có
hàng hoá mới xuất khẩu mà doanh nghiệp không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc
không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp.
1.2.3 Buôn bán đối lưu
- Khái niệm : Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các công ty xuất nhập khẩu
cũng gặp phải khó khăn trong vấn đề thanh toán hoặc yêu cầu nhập khẩu hàng hóa của
chính đối tác nên công ty xuất khẩu lựa chọn hình thức buôn bán đối lưu. Vậy buôn
bán đối lưu là gì? Buôn bán đối lưu được hiểu là phương thức mua bán trong đó hai
bên trực tiếp trao đổi các hàng hoá hay dịch vụ có giá trị tương đương với nhau. Bản
chất của buôn bán đối lưu là hoạt động xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu.
- Ưu điểm : Giúp cho các công ty ít sử dụng ngoại tệ mạnh để thanh toán nên tiết
kiệm được chi phí và hạn chế sự ảnh hưởng bất lợi của tỷ giá hối đoái.
Xét về khía cạnh thâm nhập thị trường quốc tế có các hình thức buôn bán
đối lưu sau:
+ Đổi hàng: Là hình thức trong đó các bên cùng trực tiếp trao đổi hàng hoá, dịch vụ
này lấy hàng hoá và dịch vụ khác. Xuất khẩu theo hình thức này thì các công ty xuất
khẩu đưa hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài nhưng đồng thời lại nhận từ thị

trường nước ngoài hàng hoá và dịch vụ có giá trị tương đương nên rất phức tạp. Vì vậy
hiện nay phương thức này hạn chế sử dụng.
+Mua bán đối lưu: Là việc một công ty giao hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng ở
nước ngoài với cam kết sẽ nhận một số lượng hàng hoá xác định trong tương lai từ
khách đó ở nước ngoài.
+ Mua bồi hoàn: Là hình thức trong đó một công ty xuất khẩu cam kết sẽ mua lại hàng
hoá của khách hàng có giá trị tương đương với khoản mà khách hàng đã bỏ ra. Với
hình thức này công ty xuất khẩu không phải xác định loại hàng cụ thể phải mua bồi
hoàn trong tương lai nhưng giá trị và đồng tiền thanh toán trong đơn đặt hàng của các
công ty xuất khẩu phải tương đương với giá trị hàng hoá mà công ty đã xuất đi.
+ Chuyển nợ: Là hình thức mà công ty xuất khẩu có trách nhiệm cam kết đặt hàng từ
phía khách hàng nước ngoài của công ty cho một công ty khác. Thực chất hình thức
này giúp các công ty xuất khẩu chuyển nhượng trách nhiệm phải mua những mặt hàng
không phù hợp với năng lực kinh doanh của mình cho các công ty khác có điều kiện
hơn. Như vậy, các công ty xuất khẩu sẽ dễ dàng tách hoạt động bán hàng với hoạt
động mua hàng để thâm nhập thị trường nước ngoài. Và hiệu quả kinh doanh sẽ tốt
hơn khi trách nhiệm mua hàng từ khách hàng nước ngoài của công ty xuất khẩu được
chuyển nhượng cho các công ty khác có năng lực kinh doanh mặt hàng đó tốt hơn.
+ Mua lại: Là hình thức mua bán đối lưu trong đó công ty xuất khẩu bán một dây
chuyền hay thiết bị máy móc cho khách hàng ở thị trường nước ngoài và nhận mua lại
sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền máy móc đó. Hình thức này được sử dụng phổ
biến trong các nghành công nghiệp chế biến.
1.2.4 Gia công quốc tế
- Khái niệm: Gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại
thương của nhiều nước trên thế giới. Gia công quốc tế có thể được quan niệm theo
nhiều cách khác nhau nhưng theo cách hiểu chung nhất thì đó là hoạt động kinh doanh
thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc
bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành dạng
hoàn chỉnh hơn rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Như vậy trong hoạt động gia công quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt

động sản xuất.
- Đặc điểm:
Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
+ Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong
hợp đồng gia công. Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi
phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công.
+ Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí
gia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất ra trong
quá trình gia công.
+ Trong hợp đồng gia công người ta quy định cụ thể các điều kiện thương mại
như về thành phẩm, về nguyên liệu, về giá cả gia công, về nghiệm thu, về thanh toán,
về việc giao hàng.
+ Thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao
động được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩu lao
động trực tiếp.
1.2.5 Tái xuất khẩu
- Khái niệm: Tái xuất khẩu là phương thức giao dịch trong đó hàng hoá mua về với
mục đích không phục vụ tiêu dùng trong nước mà nhằm xuất khẩu lại sang thị trường
khác. Trong phương thức này tối thiểu phải có ba bên tham gia là nước tái xuất, nước
xuất khẩu và nước nhập khẩu.
- Ưu điểm: Hình thức này có tác dụng có thể xuất khẩu được những mặt hàng mà
doanh nghiệp trong nước chưa đủ khả năng sản xuất để xuất khẩu. Phương thức này
góp phần thúc đẩy buôn bán đặc biệt là các nước bị cấm vận vẫn có thể tiến hành buôn
bán được với nhau.
- Nhược điểm: Các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước xuất khẩu về giá cả,
thời gian giao hàng, sự thay đổi về giá ảnh hưởng đến công tác nhập khẩu. Đồng thời
số ngoại tệ thu về rất ít trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ
- Khái niệm: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không qua biên
giới quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực công nghiệp dành riêng cho các

công ty kinh doanh, người nước ngoài.
- Đặc điểm : Hình thức này giảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương
tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hoá, không chịu rủi ro khác như chính trị, các biến
động về kinh tế…do vậy lợi nhuận sẽ tăng lên.
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều khâu khác nhau, bắt đầu
từ khâu nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, lựa chọn đối tác, tiến hành giao
dịch đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho đến khi hàng hoá
đến cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người mua và hoàn thành các thủ tục thanh
toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được thực hiện nghiên cứu đầy đủ kỹ lưỡng
và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được những lợi thế đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng
1.3.1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu
Việc lựa chọn sản phẩm đem ra xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng vì trước
khi xuất khẩu một mặt hàng nào đó các doanh nghiệp hoặc nhà nước đòi hỏi phải xem
xét kỹ thị trường tiêu thụ, sản phẩm đó đang cần ở thị trường nào và khả năng cung
ứng ra sao, liệu có thể đem lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho quốc gia hay không khi
sản phẩm đó đem ra xuất khẩu.
Bên cạnh đó sản phẩm đem xuất khẩu phải đảm bảo về mặt chất lượng, hình
dáng, phẩm chất và mẫu mã, cần phải lựa chọn thật kỹ để khi xuất khẩu sẽ tạo ra uy tín
cho bạn hàng cũng như thuận lợi hơn khi mang ra thị trường khác tiêu thụ. Phải lựa
chọn những sản phẩm đang cần trên thị trường nhằm kinh doanh phù hợp với các thị
trường đó.
1.3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tiến hành
lựa chọn thị trường xuất khẩu mặt hàng đó. Việc lựa chọn thị trường đòi hỏi doanh
nghiệp phải phân tích tổng hợp nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố vi mô cũng như
yếu tố vĩ mô và khả năng của doanh nghiệp. Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều thời
gian và chi phí.

1.3.1.3 Lựa chọn khách hàng mục tiêu

×