GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu:
2.1.1. Quá trình thành lập:
Pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt
động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đã được
thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993,
giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
Ngày 04/06/1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chính thức đi vào hoạt
động với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng của 34 cổ đông và 27 nhân viên.
• Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
• Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank
• Tên viết tắt: ACB
• Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
2.1.2. Quá trình phát triển:
Tính đến ngày 31/12/2009, vốn điều lệ của NHTM CP Á Châu là 7.814.137.550.000
đồng.
Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của NHTM CP Á Châu là 6.749 người.
Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng.
Tính đến ngày 16/11/2010 NHTM CP Á Châu đã có mạng lưới phân phối gồm 272
chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc.
Hiện nay, NHTM CP Á Châu có nguồn vốn chủ sở hữu trên 8.000 tỷ đồng, giá trị
vốn hóa trên thị trường hiện nay khoảng 18.000 tỷ đồng, tổng tài sản hiện nay khoảng
120.000 tỷ đồng.
Một số sự kiện đáng chú ý:
• Năm 1993: ACB bắt đầu hoạt động kinh doanh.
• Năm 1994: Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng.
• Năm 1995: Khai trương Chi nhánh Hải Phòng và Phòng Giao dịch Lê Văn Sỹ,
TP.HCM.
• Năm 1996:
- Vốn điều lệ tăng lên 341 tỷ đồng.
- Ngân hàng Nhà nước cho phép ACB có cổ đông nước ngoài sở hữu tối đa 30%
vốn cổ phần.
- Phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
- Là thành viên chính thức của Visa International Inc về phát hành và thanh toán thẻ
Visa quốc tế.
• Năm 1997: Phát hành vàng ACB-Bông lúa.
- Tạp chí Euromoney bầu chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Tổ chức Western Union chọn ACB là đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
- Phát hành thẻ ACB-Visa lần đầu tiên.
- Được Ngân hàng Nhà nước chọn tham gia Chương trình tín dụng phát triển nông
thôn (RDF) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
• Năm 1998:
- Tham gia Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng thế giới (SWIFT).
- Được chọn tham gia Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF)
do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ.
- Báo The Asia Wall Street Journal nhận định: "ACB nổi bật là một ngân hàng mạnh
tại Việt Nam."
- Khai trương Chi nhánh Đắk Lắk.
• Năm 1999:
- Phát hành thẻ ACB Business Card.
- Khai trương Trung tâm Giao dịch Địa ốc ACB Sài Gòn.
- Tạp chí Global Finance bình chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm.
• Năm 2000:
- Bắt đầu phát hành Thẻ trợ giúp y tế toàn cầu AXA.
- Thành lập Công ty chứng khoán ACB (ACBS).
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB-Saigon Tourist và ACB-Saigon Co.op.
• Năm 2001:
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB-Phước Lộc Thọ và ACB-Mai Linh.
- Vận hành Hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng (TCBS) đầu tiên tại Chi nhánh Châu
Văn Liêm.
• Năm 2002:
- Giới thiệu sản phẩm thẻ ACB e.Card.
- Bộ Nông nghiệp Mỹ chọn ACB là một trong năm ngân hàng Việt Nam phát hành
thư tín dụng mua hàng trả chậm từ Mỹ.
- Được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia về Giải
thưởng Chất lượng Việt Nam cấp.
- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì ACB có thành tích nâng cao chất lượng
hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong
nhiều năm qua, và được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam của năm.
• Năm 2003:
- Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực Huy động vốn, Cho vay ngắn
hạn và trung dài hạn, Thanh toán quốc tế , và Cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
- Vốn điều lệ tăng lên 424 tỷ đồng.
- Lễ công bố chương trình hợp tác giữa ACB và HSBC về việc phát hành thẻ tín
dụng quốc tế vàng.
- Họp báo công bố phát hành thẻ ACB Visa Electron.
- Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) trao giải thưởng Chất
lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc.
• Năm 2004:
- ACB tăng vốn điều lệ lên 481,138 tỷ đồng.
- Họp báo về phát hành thẻ ACB-MasterCard Electronic
- Phát hành thẻ Citimart-Visa Electron.
• Năm 2005:
- Họp báo Option Ngoại Tệ- Bao Thanh Toán- Call Center 247.
- Họp báo phát hành thẻ Vera Visa Electron.
- Tăng vốn điều lệ lên 948,32 tỷ đồng.
- Lễ phát hành thẻ ACB- Saigontourist Premium Travel (giữa Saigontourist và
ACB).
- Giải thưởng thương hiệu Việt.
- Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam do The Asian Banker trao tặng.
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney trao tặng.
• Năm 2006:
- Tăng vốn điều lệ từ 948,316 tỷ đồng lên 1.100,046560 tỷ đồng.
- Sở Tài Nguyên Môi Trường phối hợp với Ngân hàng Á Châu- Công ty địa ốc ACB
về việc giới thiệu Sàn Giao Dịch dự án bất động sản.
- Khai trương Trung tâm dịch vụ khách hàng ACB-Western Union.
- Lễ giới thiệu: Máy ATM- Dịch Vụ Ngân Hàng Di Động tại TPHCM.
- Cổ phiếu ACB được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Giải thưởng “The Best Leader for Vietnam 2006”. Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám
Đốc ACB nhận giải thưởng nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành tài chính ngân hàng khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương
• Năm 2007:
- Tăng vốn điều lệ từ 1.100.046.560.000 đồng lên 2.630.059.960.000 đồng
- Ngân hàng JP Morgan Chase trao tặng bằng khen cho Phòng Thanh Toán Quốc Tế
- Khai trương Sàn giao dịch vàng Sài Gòn
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn Microsoft và ACB
- ACB nhận giải thưởng "Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất (Most Admired
Enterprises) lĩnh vực đội ngũ lao động tại Singapore.
• Năm 2008:
- Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) trở thành thành viên Hiệp hội cho thuê
tài chính Việt Nam
- Đón nhận danh hiệu "Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008" do
Báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng
- Nhận giải EuroMoney tại Hồng Kông
- Lễ công bố ACB chính thức triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB
- Lễ ký kết hợp tác và ra mắt sản phẩm Séc du lịch giữa ACB & American Express
- Lễ công bố Sàn giao dịch bất động sản ACB & giới thiệu dịch vụ mới
• Năm 2009:
- Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đến thăm và chúc Tết Ngân hàng Á Châu
- ACB liên kết AIG triển khai sản phẩm bảo hiểm mới
- Lễ công bố Hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu và kết nối hệ thống ATM giữa
ACB và SCB
- Dịch vụ Ngân hàng Á Châu đạt chứng nhận TIN & DÙNG 2009 do người tiêu
dùng bình chọn Nhận giải tại Lễ "Công bố kết quả chương trình TIN & DÙNG 2009"
do Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo điện tử VnEconomy tổ chức
- Kỷ niệm 15 năm thành lập ACB:
* Lễ đón nhận HCLĐ hạng Nhì và Cờ thi đua của NHNN VN
* Chương trình ca nhạc từ thiện TSNT6"
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009" do Tạp chí
Asiamoney trao tặng
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" do Tạp chí Global Finance trao
tặng tại Thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009" do Tạp chí
Euromoney trao tặng
- Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí The Banker (thuộc tập
đoàn Financial Times, Anh Quốc) trao tặng
• Năm 2010:
- Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí The Asset trao tặng
- Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa IBM Việt Nam và Công ty cổ phần tin học Á
Châu (AICT)
- Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết thăm và chúc Tết Ngân hàng Á Châu
- Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận giải thưởng "Lãnh đạo Ngân hàng
xuất sắc nhất Việt Nam 2010"
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010" do tạp chí The
Asian Banker trao tặng.
2.1.3. Kế hoạch phát triển trong tương lai:
NHTM CP Á Châu đã đề ra chiến lược 5 năm 2005-2010 và tầm nhìn 2015 khẳng
định việc ACB sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trong các mặt: Tăng trưởng cao, chỉ số tài chính duy trì ở mức an toàn cao
trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%, chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ
tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa
dạng, chất lượng dịch vụ cao. Và để thực hiện chiến lược trên, ACB sẽ tiếp tục tích cực
phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ là các chi nhánh và phòng giao dịch mà
còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ đối
với khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ và cho ra đời
nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, xây dựng phong cách phục vụ của nhân
viên theo hướng chuyên nghiệp và áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại cho hoạt động
ngân hàng.
Sản phẩm dịch vụ chính:
• Huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Nhận tiền gửi của khách hàng)
• Sử dụng vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn
lien doanh)
• Các dịch vụ trung gian, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền
nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng (Thực hiện thanh toán trong và ngoài
nước)
• Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu chi
nhánh Đắk Lắk:
Căn cứ theo quyết định số 8.605/QD ngày 14/09/1998 của chủ tịch hội đồng quản
trị ngân hàng TMCP Á Châu về việc thành lập chi nhánh tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 26/11/1998 ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk chính thức hoạt
động.
• Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Á Châu Đắk Lắk
• Trụ sở: Số 60 – 62 Lê Hồng Phong, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
• Điện thoại: 0500.3810195 – Fax: 0500.3810199
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ:
Việc thành lập chi nhánh ngân hàng Á Châu Chi nhánh Đắk Lắk nhằm phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
Bổ sung thêm 1 kênh huy động vốn để phát huy tốt hơn nguồn vốn nội lực trên địa
bàn, ngoài ra có thể tranh thủ thu hút thêm được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phục vụ
tốt nền kinh tế địa phương.
Đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, tạo
điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm nhiều lao
động, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk
với những thời cơ mới, vận hội mới.
Thực hiện chủ trương mở rộng, phát triển các loại hình tổ chức tín dụng trên địa bàn
trong những năm gần đây nhằm xây dựng phát triển một hệ thống ngân hàng đa năng,
có tiềm lực về nguồn vốn, tài chính, công nghệ ngân hàng hiện đại, nâng cao tính cạnh
tranh trong thị trường tiền tệ tín dụng, chất lượng sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng
và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư tiếp cận dễ dàng
hơn với ngân hàng.
Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,
thương mại du lịch, dịch vụ, tập trung vốn đầu tư cho các ngành mũi nhọn, các công
trình trọng điểm, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, việc thành lập ngân hàng TMCP Á Châu chí nhánh Đắk Lắk là xuất phát
từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế trên địa bàn, đồng thời cũng phù hợp với chủ
trương của ngành ngân hàng, đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp và mọi tầng
lớp nhân dân.
Trước yêu cầu chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình cạnh tranh
và hội nhập quốc tế. Ngân hàng TMCP Á Châu Đắk Lắk là một trong những NHTM
lớn, uy tín trong và ngoài nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc cho
vay và thu mua chế biến các mặt hàng lâm sản xuất khẩu, ngân hàng TMCP Á Châu chi
nhánh Đắk Lắk còn cho vay nhập khẩu nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị, công
nghệ… mở rộng thị trường hoạt động với các loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy:
Ban Giám Đốc
Phòng giao dịch ngân quỹ
Phòng kinh doanh
Phòng hàng chính – kế toán
Bộ phận hành chính
Bộ phận kế toán
Bộ phận giao dịch
Bộ phận ngân quỹ
Bộ phận dịch vụ tín dụng
Bộ phận xử lý chứng từ
Bộ phận thẩm định tài sản
Bộ phận tín dụng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: phòng hành chính - kế toán)
Với sơ đồ tổ chức bộ máy cực kỳ đơn giản, gọn nhẹ như trên nên hoạt động của chi
nhánh được thực hiện hiệu quả, cũng phù hợp với cơ chế thị trường đầy biến động.