Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.25 KB, 18 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU
XUẤT KHẨU
1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá của quốc gia này cho một quốc gia khác
trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ. Hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia,
tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là
hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát
triển.
Hoạt động xuất khẩu khác với hoạt động buôn bán trong nước. Nếu như trong
buôn bán nội địa, hàng hóa chỉ được vận chuyển trong phạm vi một quốc gia, đồng tiền
thanh toán là đồng nội tệ của quốc gia đó và các bên chủ thể có chung quốc tịch thì
trong hoạt động xuất khẩu, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, đồng tiền
thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên và các bên chủ thể phải có quốc tịch
ở hai nước khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ
xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến dịch vụ, tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và kỹ
thuật công nghệ cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các
quốc gia tham gia.
1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và
chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất
khẩu khác nhau. Điển hình là một số hình thức sau:
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước hoặc từ khách hàng nước
ngoài thông qua tổ chức của mình. Xuất khẩu trực tiếp yêu cầu phải có nguồn vốn đủ
lớn và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ để có thể trực tiếp tiến
hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làm
tăng thêm rủi ro trong kinh doanh nhưng nó lại có những ưu điểm nổi bật sau:


- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nước ngoài, từ
đó nắm bắt ngay được nhu cầu cũng như tình hình của khách hàng nên có thể thay đổi
sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong điều kiện cần thiết.
1.2.2 Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu
đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng
mua bán hàng hoá, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản
xuất qua đó thu được một số tiền nhất định (theo tỷ lệ % giá trị lô hàng).
Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, đặc biệt là không cần bỏ vốn
vào kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động đồng thời cũng thu được một
khoản lợi nhuận đáng kể. Ngoài ra trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại thuộc
về người sản xuất.
Hình thức xuất khẩu uỷ thác có nhược điểm phải qua trung gian và phải mất một
tỷ lệ hoa hồng nhất định, nắm bắt thông tin về thị trường chậm. Vì vậy doanh nghiệp
phải lựa chọn hình thức xuất khẩu phù hợp với khả năng của chính mình sao cho đạt
hiêụ quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí, thu hồi vốn nhanh, doanh số bán hàng tăng,
thị trường bán hàng được mở rộng thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu của mình.
1.2.3 Xuất khẩu thông qua gia công
Gia công xuất khẩu là hình thức một bên nhận nguyên liệu, bán thành phẩm, linh
kiện, phụ tùng đem về sản xuất chế biến thành dạng hoàn chỉnh hơn rồi giao lại cho
phía bên kia để hưởng một khoản tiền thù lao gọi là phí gia công.
Hình thức này mang lại cho nước gia công cũng như nước thuê gia công nhiều
lợi ích. Thứ nhất nước gia công có thể nhận được những khoản tiền thù lao, giải quyết
công ăn việc làm trong khi không có đủ điều kiện sản xuất hàng hoá xuất khẩu cả về
vốn, công nghệ trong khi nước nhận có thể tạo uy tín với trường thế giới... Thứ hai
những nước thuê gia công có thể tận dụng được lao động của các nước nhận gia công,
có thể thâm nhập được thị trường nước nhận gia công...
1.2.4 Tái xuất khẩu
Khái niệm: Tái xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập

nhưng không tiến hành các hoạt động chế biến.
Ưu điểm là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức
sản xuất. Chủ thể tham gia hoạt động tái xuất khẩu nhất thiết phải có sự tham gia của ba
quốc gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, và nước tái xuất khẩu. Hình thức này góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, bởi không phải lúc nào hàng hoá
cũng được xuất khẩu trực tiếp, hoặc thông qua trung gian như trường hợp bị cấm vận,
bao vây kinh tế. Khi đó thông qua phương pháp tái xuất các nước vẫn có thể tham gia
buôn bán được với nhau.
1.2.5 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập
khẩu, người bán đồng thời là người mua và hàng hoá mang ra trao đổi thường có giá trị
tương đương. Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm thu ngoại tệ mà nhằm có được
lượng hàng hoá có giá trị tương đương với giá trị lô hàng xuất khẩu.
Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá hối
đoái trên thị trường ngoại hối. Đồng thời còn có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để
thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn
bán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán. Tuy
nhiên buôn bán đối lưu làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hoá, việc giao nhận hàng
hoá khó tiến hành được thuận lợi.
1.3 Vị trí và vai trò của xuất khẩu.
1.3.1 Vị trí của hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho
nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động
xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và
hàng hoá vô hình) trong nước..
Đứng trên góc độ của quá trình sản xuất kinh doanh thì xuất khẩu là một khâu
quan trọng và là mục tiêu của sản xuất kinh doanh. Xuất khẩu làm tăng hiệu quả của
(T-H) Đối tượng lao động
sản xuất kinh doanh, nếu tổ chức tốt sẽ kích thích sản xuất góp phần làm phát triển
doanh nghiệp. Trong quá trình vận động của vốn (tiền), xuất khẩu cũng như tiêu thụ

vừa là giai đoạn cuối cùng vừa là giai đoạn kết thúc của quá trình tái sản xuất này để
tiếp tục vận động sang một quá trình sản xuất khác trong vòng tuần hoàn vốn.
Sơ đồ 1.1: Quá trình vận động của tiền.

Tư liệu lao động
Quá trình sản xuất Quá trình tiêu thụ (xuất khẩu )

Trong đó T: Tiền H: Hàng
(Nguồn: Giáo trình Kinh tế chính trị - Phạm Quang Phan)
Ở tầm vĩ mô : Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu, Nhà nước còn tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động bằng các chính sách khuyến khích như: chính sách đầu tư,
chính sách ưu đãi, các hàng rào thuế quan, phi thuế quan ...thông qua đó để điều tiết các
ngành kinh tế mũi nhọn góp phần vào công cuộc hiện đại hoá đất nước.
1.3.2 Vai trò của xuất khẩu
1.3.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên
trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới.
Do những lý do khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này
nhưng lại yếu ở lĩnh vực khác. Để có thể khai thác được lợi thế, giảm bất lợi, tạo ra sự
cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát triển phải tiến hành
trao đổi với nhau, mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn, bán những sản
phẩm mà việc sản xuất nó là có lợi thế . Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu nhất thiết phải
được diễn ra giữa những nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc
T - H
gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công tiềm năng kinh
tế... thông qua hoạt động xuất khẩu cũng có điều kiện phát triển kinh tế nội địa.
Hình 1.1: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn – Việt Nam
(Nguồn: www.tintuc.xalo.vn/001166526739)

Nói một cách khác, một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn tìm ra điểm có
lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất
khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế
tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này đã làm cho mỗi quốc gia khai thác
được lợi thế tương đối của mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn nhân lực như
vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên... trong quá trình sản xuất hàng hoá. Và vì vậy
trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng.
1.3.2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia cũng như toàn thế giới. Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia:
• Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước.
Trong thương mại quốc tế xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn là với
mục đích bảo đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ ngoại tệ.
Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau, xuất
khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt ở các nước kém phát
triển, một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế là thiếu tiềm lực về
vốn. Vì vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trình
phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ
đầu tư hoặc người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Vì đây là
nguồn bảo đảm chính cho nước đó có thể trả nợ được.
Thực tiễn cho thấy, mỗi một nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có thể
sử dụng các nguồn vốn huy động chính như:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ viện trợ
- Thu từ nguồn xuất khẩu
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận
đuợc, song việc huy động nguồn vốn này không phải là một điều dễ dàng. Sử dụng

nguồn vốn này thì các nước đi vay phải chịu mất một số thiệt thòi nhất định và dù bằng
cách này hay cách khác thì cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Điều này vô cùng
khó khăn bởi đang thiếu vốn lại càng thiếu vốn hơn
• Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước
Để xuất khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn các mặt
hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ sẽ phải dựa
vào những ngành hàng, những mặt hàng có lợi thế của đất nước cả về tương đối và
tuyệt đối. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu các
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng suất
lao động lên cao.
• Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất định hướng sản
xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã đang và
sẽ thay đổi mạnh mẽ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu với sản xuất và
sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế:
 Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, quan điểm này tác động tích
cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cụ thể là
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản
xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản
xuất mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia.
- Xuất khẩu là một phương diện quan trọng để tạo vốn và thu hút công nghệ từ các
nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới.
- Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao
động ngày càng sâu sắc. Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được
thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta
phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm

hoàn chỉnh. Như vậy, mỗi nước họ có thể tập trung vào sản xuất một vài sản phẩm mà
họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy hàng hoá mà mình cần.
 Cách nhìn nhận khác cho rằng: chỉ xuất khẩu những hàng hoá thừa trong tiêu dùng
nội địa, khi nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu
dùng. Nên chỉ chủ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một
phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
• Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân
Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cần phải thêm
lao động, cần để xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở
nước ta. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu

×