Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty CP tân tân , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

***

NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

***

NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG LÂM TỊNH



TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới:
Qúy Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng
truyền đạt những kiến thức qúy báu trong suốt thời gian tôi học tại Trường, đặc biệt
là Tiến sĩ Hoàng Lâm Tịnh – Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh đã hướng dẫn
tận tình về phương pháp khoa học và nội dung đề tài.
Ban biên tập tạp chí Việt Nam Supply Chain Insight đã cung cấp một số tài
liệu và giúp tôi hoàn thiện hơn luận văn của mình.
Các đồng nghiệp tại Công ty CP Tân Tân đã giúp đỡ cung cấp các số liệu,
thông tin cho đề tài .
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình và bè bạn các lớp cao học khoá
15 của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Văn Chương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Văn Chương



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG................................................................................................................
1.1

Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.........................

1.2

Các yếu tố trong quản trị chuỗi cung ứng ..............................................

1.2.1

Lập kế hoạch .......................................................................

1.2.2

Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp..................

1.2.3

Sản xuất ...............................................................................


1.2.4

Hoạt động logistics ..............................................................

1.2.4.1 Kho hàng :.......................................................................................................
1.2.4.2 Vận tải, giao nhận ..........................................................................................
1.2.4.3 Phân phối : .....................................................................................................
1.2.5

Thu hồi hàng ........................................................................

1.3

Vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng ..........

1.4

Chức năng của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng...............................

1.4.1

Đối với doanh nghiệp ..........................................................

1.4.2

Đối với nền kinh tế ..............................................................

1.5

Xu hướng phát triển của quản trị chuỗi cung ứng ................................


1.5

1Tại Việt Nam : .....................................................................

1.5.2

Trên thế giới .........................................................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG I ...........................................................................................


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN........................................................................................ 24
2.1 Tổng quan về ngành chế biến đậu phộng tại Việt Nam............................................. 24
2.2 Tổng quan về Công ty CP Tân Tân.................................................................................... 25
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................................... 25
2.2.1.1 Bộ máy tổ chức.................................................................................................................... 27
2.2.1.2 Tình hình nhân sự của Công ty.................................................................................... 27
2.2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.......................................... 28
2.3 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty....................................................... 29
2.3.1 Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng........................................................................................... 29
2.3.2 Hoạt động của chuỗi cung ứng......................................................................................... 31
2.3.2.1 Lập kế hoạch mua hàng.................................................................................................. 31
2.3.2.2 Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp...................................................... 32
2.3.2.3 Sản xuất.................................................................................................................................. 35
2.3.2.4 Hoạt động logistics............................................................................................................. 35
2.3.2.5 Thu hồi hàng........................................................................................................................ 38
2.4 Quản trị nguồn thông tin....................................................................................................... 39
2.5 Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng......................................... 39

2.5.1 Những kết quả đạt được..................................................................................................... 39
2.5.1.1 Công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng................................................................................................................................... 39
2.5.1.2 Xây dựng và hình thành mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng, tạo
uy tín đối với nhà cung ứng.......................................................................................................... 40
2.5.2 Những mặt còn hạn chế....................................................................................................... 40
2.5.2.1 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................................... 40
2.5.2.2 Chưa xây được chiến lược hoạt động tổng thể...................................................... 40
2.5.2.3 Chưa có hệ thống phần mềm quản lý thống nhất................................................. 41
2.5.2.4 Hệ thống phân phối chưa hiệu quả............................................................................. 41
2.5.2.5 Chưa thực hiện tốt chiến lược dịch vụ khách hàng............................................. 41


2.5.2.6 Chưa có chiến lược phát triển nhà cung cấp tiềm năng..................................... 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG II............................................................................................................. 43
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CP TÂN TÂN............................. 44
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công
ty CP Tân Tân.................................................................................................................................... 44
3.1.1 Mục đích đề xuất.................................................................................................................... 44
3.1.2 Những yêu cầu của việc hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng......44
3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng tại Công ty CP Tân Tân........................................................................................................ 45
Giải pháp 1: Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực........................................................ 45
Giải pháp 2: Phát triển vùng nguyên liệu và hệ thống kho chuyên dụng.................46
Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển nhà cung cấp..................46
Giải pháp 4: Xây dựng chiến lược hoạt động SCM tổng thể......................................... 50
Giải pháp 5: Tái tổ chức cơ cấu SCM...................................................................................... 51
Giải pháp 6: Triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp ERP................... 53
Giải pháp 7: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.................................................... 54

3.3 Kiến nghị....................................................................................................................................... 55
3.3.1 Đối với Công ty CP Tân Tân............................................................................................. 55
3.3.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước.................................................................................. 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG III........................................................................................................... 56
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 57
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP : Cổ phần
SCM :Quản trị dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management)
CRM :Quản trị quan hệ khách hàng
CIF : Giá bán đã bao gồm phí bảo hiểm và vận chuyển (Cost, Insurance and
Freight)

EDI : Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange )
ERP : Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp ( Enterprise Resource Planning )
FAO : Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization of
the United Nations)
FOB : Giá bán chưa bao gồm phí bảo hiểm và vận chuyển(Free On Board)
FDA : Tổ chức quản lý thực phẩm và dược phẩm (Food and Drug Administration)
GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nước)
ISCM : Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ
NPP : Nhà phân phối
SRM : Quản trị quan hệ với nhà cung ứng
VTGN: Vận tải giao nhận


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1 : 10 quốc gia hàng đầu sản xuất đậu phộng (tính đến năm 2009).................24
Bảng 2.2 : Thị phần đậu phộng chế biến năm 2009............................................................ 25
Bảng 2.3 : Cơ cấu nhân sự tại Công ty năm 2010................................................................ 27
Bảng 2.4 : Bảng sản lượng và một số chỉ tiêu tài chính của Công ty............................. 28
Bảng 2.5 : Bảng điểm chuẩn của công ty khi đánh giá nhà cung cấp............................ 33
Bảng 2.6 : Quy trình nghiệp vụ kho tại Công ty Tân Tân................................................. 35
Bảng 2.7 : Tỷ lệ doanh số kênh phân phối............................................................................. 37
Bảng 3.1 : Bảng đề xuất tiêu chí đánh giá nhà cung cấp................................................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1 : Mô hình một dây chuyền cung ứng sản phẩm............................................. 05
Hình 1.2 : Mô hình chuỗi cung ứng tổng quát................................................................. 07
Hình 1.3 : Quy trình mua hàng............................................................................................. 12
Hình 2.1 : Trụ sở, nhà máy Công ty CP Tân Tân............................................................ 26
Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng.......................................................................... 29
Hình 2.3 : Sơ đồ hoạt động chuỗi cung ứng..................................................................... 30
Hình 2.4 : Quy trình nhập kho nguyên liệu tại Công ty CP Tân Tân........................34
Hình 3.1 : Mô hình Chuỗi cung ứng tích hợp.................................................................. 52


1

PHẦN MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cho đến nay thuật ngữ Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) vẫn còn khá mới mẻ tại
Việt nam. Thực ra thuật ngữ SCM đã xuất hiện từ lâu và được ghi nhận như một
chức năng chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh
nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ.

Quản trị chuỗi cung ứng đem lại nhiều lợi ích kinh tế như tối ưu hóa chu trình
lưu chuyển của sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí, phát triển các mối quan hệ
với đối tác , kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất và nhà cung cấp, thúc đẩy công
nghệ thông tin trong quản lý,…
Trong quá trình công tác tại Công ty CP Tân Tân, mặc dù nhận thấy Công ty đã
đánh giá vai trò, tác dụng to lớn của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng nhưng việc
ứng dụng vào thực tiễn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy tác giả đã chọn đề
tài : “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ
phần Tân Tân” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, bản chất hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.
Tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng của các nước làm bài học tham khảo cho hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty CP Tân Tân nói riêng và các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung.
Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty CP
Tân Tân.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại
Công ty CP Tân Tân.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các yếu tố của Quản trị chuỗi cung ứng.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công ty CP Tân Tân – một Công ty chế biến thực phẩm.


2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp tổng hợp : Tổng hợp lý thuyết chuỗi cung ứng từ các tài liệu, sách báo,
khảo sát khách hàng, internet ,..
Phương pháp tư duy : Sử dụng phương pháp tư duy biện chứng và tư duy logic để

phân tích thực trạng . Trên cơ sở đó xác định những hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng cần hoàn thiện .
Khung nghiên cứu :
Với các mục tiêu đã đề ra, khung nghiên cứu sẽ được thực hiện như sau :
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

THU THẬP THÔNG TIN

PHÂN TÍCH VỀ THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
CÔNG TY TÂN TÂN

ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN

KẾT LUẬN


3

ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Là nội dung nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng. Mặc dù lĩnh vực này đã
được ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển nhưng đối với Việt Nam nó còn khá
mới mẻ, các công ty ứng dụng thành công chưa nhiều mà chủ yếu là các công ty có
vốn đầu tư nước ngoài . Ngoài cơ sở lý luận thì đề tài cũng đưa ra thực tế ứng dụng
tại Công ty CP Tân Tân như là một ví dụ giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về những

bài học kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động này tại doanh nghiệp.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn này được chia làm 3 chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN


4

CHƯƠNG I :

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn
ra hết sức quyết liệt nhằm thu hút khách hàng, với tư cách là một khách hàng , chúng
ta muốn mọi hàng hoá, dịch vụ mình cần luôn có sẵn theo yêu cầu. Hơn thế, hàng hoá
đó phải là loại hàng có chất lượng, nhiều tiện ích, giá cả phải chăng, dịch vụ chăm sóc
khách hàng tốt...Cùng với sự phát triển về kinh tế và các kỹ thuật marketing/bán hàng,
những yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng đa dạng và khó khăn hơn. Làm thế
nào để đáp ứng được những yêu cầu trên với mức chi phí chấp nhận được?, đây thực
sự là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày nay.
Để trả lời câu hỏi này, chỉ một số cá nhân hay một số bộ phận nào đó trong tổ chức là
không đủ, mà nó đòi hỏi mọi thành viên, mọi bộ phận trong tổ chức phải nỗ lực tham
gia và hoàn thành tốt phần việc của mình hướng tới mục tiêu duy nhất là phục vụ tốt
các nhu cầu khách hàng.
Đầu thập kỷ 1980, khái niệm Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) bắt đầu xuất hiện

và ngày càng được chú ý rộng rãi. Quản trị chuỗi cung ứng là khái niệm mới phản ánh
quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ như một quá trình liên kết, tích hợp, phụ
thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau từ nhà cung cấp, công ty đến khách hàng.
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên dưới,
với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao nhất với chi
phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng”. (Martin Christopher, Logistics and
Supply Chain Management, 1992) .
Điều quan trọng đối với bất kì giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hóa hay
dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên
và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ
bản SCM sẽ cung ứng giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp,
từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của
công ty.


5

Demand Flow

Product Flow

Manufacturers

Suppliers
Distribution
Centers
Suppliers

Retailers
Customers


Raw Material
Vendors

Hình 1.1 : Mô hình một dây chuyền cung ứng sản phẩm
Nguồn: An Approach towards overall supply chain efficiency – Hai Lu & Yirong Su
Như vậy, chuỗi cung ứng là một hệ thống phối hợp họat động, hợp tác, chia sẻ
thông tin/nguồn lực giữa các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cung ứng sản
phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Các bên liên quan trong một chuỗi cung ứng thường bao gồm:
-

Nhà sản xuất hàng hoá/ dịch vụ .

-

Người cung ứng nguyên vật liệu .

-

Nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng.

1.2 Các yếu tố trong quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1 Lập kế hoạch
Trong hoạt động của chuỗi cung ứng, lập kế hoạch là khâu quan trọng nhất,
bao trùm lên tất cả các hoạt động khác, việc lập kế hoạch ở đây được thực hiện ở hai
cấp độ, một là kế hoạch tổng thể cho toàn chuỗi mang tính trung hạn và dài hạn, mặt
khác kế hoạch cũng phải được thực hiện ở từng khâu của chuỗi. Sau khi lập kế hoạch,
thông tin sẽ được truyền đến tất cả các khâu trong chuỗi, nhờ đó mọi hoạt động trong



6

chuỗi được tổ chức thống nhất và có tính hệ thống. Chất lượng nguyên vật liệu cần
thiết, nguồn cung những nguyên vật liệu , số lượng hàng cần sản xuấ ; kế hoạch giao
hàng cung cấp những thông tin cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng; kế hoạch
hàng trả về (bao gồm trả về ở khâu nguyên liệu và khâu thành phẩm) cung cấp thông
tin về kế hoạch hàng trả về để có phương án đặt hàng mới,…. Để có được kế hoạch
tốt, chúng ta phải có nguồn thông tin tốt. Nếu muốn xác định lượng hàng cần thiết cho
thị trường, chúng ta phải dựa vào các yếu tố như mức độ tiêu dùng, tồn kho, điều kiện
kinh tế, thị trường và những thông tin về các đối thủ cạnh tranh… Muốn lập kế hoạch
cung ứng, người lập phải hiểu được các nguồn lực cả bên trong và ngoài doanh
nghiệp, như lực lượng lao động, công suất, kho bãi, phương tiện vận chuyển,… Kế
hoạch phải rõ ràng, cụ thể, tập trung được nguồn lực vào những lĩnh vực cần ưu tiên
và quan trọng là nó phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ
thực hiện chiến lược chung, vì vậy nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Trong khi đó, chức năng và phạm vi hoạt động của SCM là : Kết nối các nhiệm
vụ chính yếu trong tổ chức với nhau, kết nối chức năng với các quy trình kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh. Nó bao hàm cả các hoạt động sản xuất, hướng đến sự
kết hợp các quy trình, các hoạt động với các chương trình Marketing, bán hàng, thiết
kế sản phẩm, tài chính và hơn thế nữa là ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ
quá trình đó.
Bất kỳ quy trình chuỗi cung ứng nào cũng đều được chia thành 3 quy trình lớn:


Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): Tập trung vào các mối quan hệ

giữa doanh nghiệp và khách hàng.



Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM): Bao gồm phối hợp tất cả các

quy trình thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp.


Quản trị quan hệ với nhà cung ứng (SRM): Tập trung vào các mối

quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp

Hoạch định

Nhà cung


cấp

Thu mua
Thu mua SP tồn kho

Thu mua SP sản xuất

HĐ thu hồi

theo đơn hàng
Thu mua SP thiết kế
theo đơn hàng

Giao hàng
Giao hàng tồn kho


Khác
h
Hàn
g

Giao hang SX
theo
đơn hàng

Thu mua hàng trả về
SP lỗi
SP bảo hang, sửa chữa
Sản phẩm đổi hàng

Giao hang thiết kế
theo đơn hàng
Giao hang bán lẻ

Giao hàng trả
về
SP lỗi
SP bảo hang,
sửa
chữa
Sản phẩm đổi
hàng

Cơ sở
1. Đ

ề ra

quản

các
quy
tắc
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Hoạch định Thu mua

Đánh giá hiệu quả hoạt động
Quản lý dữ liệu
Quản lý hang tồn
Quản lý tài sản vốn
Quản lý vận tải
Quản lý chuỗi cung ứng
8. Quản lý tuân thủ quy định
9.Các yếu tố quy trình cụ thể

Sản xuất

Phân phối

Đổi trả



Hình 1.2 : Mô hình chuỗi cung ứng tổng quát.
Nguồn : Shoshanah Cohen & Joseph Roussel (2005), "Strategic Supply
Chain
Management", McGraw – Hill .Trang 95


8

Ba quy trình lớn này quản lý các luồng thông tin, sản phẩm và tài chính cần thiết
để tạo ra, tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. CRM là điểm tiếp xúc giữa
doanh nghiệp với khách hàng, là nơi tiếp nhận mọi thông tin từ khách hàng/thị trường
và đồng thời là nơi cung cấp các thông tin chính thức về sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp. Nhiệm vụ của CRM là tạo ra nhu cầu khách hàng, nhận đơn hàng và theo dõi
việc thực hiện đơn hàng đó. Nó bao gồm các quá trình như: marketing, bán hàng,
quản lý đơn hàng và quản lý trung tâm giao dịch. Quy trình ISCM nhằm đáp ứng nhu
cầu mà CRM tạo được theo đúng yêu cầu với chi phí thấp nhất có thể được. ISCM
bao gồm việc lên kế hoạch sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch dự trữ tồn
kho, kế họach cung/cầu… SRM có nhiệm vụ tìm kiếm và quản lý nguồn hàng đảm
bảo chất lượng, nó bao gồm việc đánh giá, lựa chọn, thương lượng với các nhà cung
ứng, tìm kiếm các sản phẩm mới… sao cho nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp luôn
được đáp ứng theo nhu cầu, với chất lượng đảm bảo và chi phí cạnh tranh nhất. Để
chuỗi cung ứng hoạt động thành công, thì điều tối quan trọng là cả 3 quy trình lớn này
phải kết hợp chặt chẽ với nhau và điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ
chức
1.2.2 Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Đối với các tổ chức cần sản phẩm hay dịch vụ, thì một nhà cung cấp tốt thật sự là
một tài nguyên vô giá, bởi chính họ sẽ góp phần trực tiếp vào thành công của tổ chức.
Nhà cung cấp tốt không chỉ giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian, với

giá cả hợp lý, với thái độ phục vụ tận tâm, luôn đảm bảo đầu vào cho sản xuất thông
suốt, mà còn hỗ trợ khách hàng của mình phát triển sản phẩm, phân tích giá trị, sẵn
sàng hợp tác trong các chương trình giảm chi phí, áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên
tiến…giúp người mua đạt được hiệu quả cao hơn. Để lựa chọn nhà cung cấp tốt cần
làm các công việc sau :
+
+

Tìm kiếm các nhà cung cấp

Phân tích, đánh giá các nhà cung cấp cẩn thận, đảm bảo các nhà cung cấp được

chọn đạt các yêu cầu đề ra
+

Chọn lựa nhà cung cấp

+

Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững


9

* Tìm kiếm các nhà cung cấp
Sau khi đã có thông tin về nhu cầu sản phẩm từ các đơn vị sử dụng gửi tới,
phòng cung ứng có trách nhiệm tìm kiếm các nhà cung cấp có khả năng cung cấp các
dịch vụ sản phẩm theo yêu cầu. Việc tìm kiếm các nhà cung cấp có thể được thực hiện
bằng các hình thức sau:
+


Nhà cung cấp hiện hữu: Đây là nguồn cung cấp chính cho các phòng cung

ứng, người mua thông thường tìm đến những nhà cung cấp hiện hữu để yêu cầu thực
hiện các đơn hàng mới. Thuận lợi của phương pháp này là nhanh chóng vì nhà cung
cấp đã quen thuộc, không cần mất thời gian tìm kiếm, đánh giá tuy nhiên đây không
phải là cách thức tốt nhất trong chiến lược cung ứng dài hạn vì nhà quản trị cung ứng
có thể không bao giờ biết được các nhà cung cấp tốt hơn. Việc chọn lựa nhà cung cấp
hiện hữu đối với các đơn hàng mới sẽ là rất hiệu quả nếu như họ đã từng làm tốt công
việc của mình và có khả năng cung cấp các sản phẩm mới theo yêu cầu
+

Văn phòng đại diện: Thông qua các văn phòng đại diện của các nhà cung cấp

để biết được năng lực và ngành hàng kinh doanh của họ có đáp ứng nhu cầu của ta
hay không.
+

Triễn lãm hội chợ, báo chí: Việc tham gia các hội chợ triễn lãm cũng như xem

các tạp chí để biết thêm thông tin về các nhà cung cấp mới .
+

Internet: Ngày nay, công cụ internet cho chúng ta tìm kiếm rất dễ dàng các nhà

cung cấp trên tòan cầu, đây là một nguồn thông tin rất rộng lớn cho mỗi doanh
nghiệp.
+

Kinh nghiệm : Các nhà quản trị cung ứng có kinh nghiệm sẽ có một tầm nhìn


chiến lược về các mặt hàng mình cần mua và do đó họ sẽ có nhiều kinh nghiệm trong
việc xác lập các nhà cung cấp mới cho các đơn hàng mới của mình.
* Phân tích, đánh giá nhà cung cấp
Việc đánh giá, phân tích các nhà cung cấp cần phải được thực hiện có phương
pháp và kỹ lưỡng nhằm mục đích tìm kiếm những đối tác có đủ năng lực, kinh
nghiệm, …để trở thành nhà cung cấp cho mình. Cần phải đánh giá các nhà cung cấp
về nhiều mặt quan trọng như :


10

+

Phân tích tình hình tài chính: Để xác định họ có đủ nguồn lực thực hiện và hỗ

trợ tốt cho các hợp đồng đã ký hay không .
+

Phân tích về công nghệ và chất lượng: Đây là một yếu tố rất quan trọng và nếu

như không đáp ứng được thì sẽ bị lọai ngay.
+

Phân tích về khả năng thực hiện hợp đồng để đảm bảo chắc rằng họ luôn luôn

giao hàng đúng thời hạn
+

Phân tích khả năng cung ứng dịch vụ: Dịch vụ tốt là giao hàng đúng thời hạn,


xử lý các đơn hàng đặc biệt tốt, giải quyết khiếu nại nhanh chóng,…Ngoài ra nó cũng
bao gồm cả việc sẵn sàng giao hàng khẩn cấp. Mở rộng giới hạn tín dụng, bảo hành
chất lượng các món hàng mua.
Phương pháp để phân tích và đánh giá có thể tiến hành theo các bước như sau:
Khảo sát sơ bộ bằng các bản câu hỏi điều tra; phân tích điều kiện tài chính; tham quan
nhà máy của đối tác; hội nghị; phỏng vấn; điều tra; thuê nhà tư vấn khảo sát…tiến
hành cho điểm và lựa chọn. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng điều kiện cụ thể mà các
công ty có thể phân tích, đánh giá theo phương pháp riêng của mình, miễn là trên cơ
sở phân tích và đánh giá đó sẽ lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất, đáp ứng những
yêu cầu của người mua.
* Chọn lựa nhà cung cấp
Doanh nghiệp phải cân nhắc rất nhiều yếu tố để có thể chọn được nhà cung cấp
thích hợp, và có thể sử dụng các chiến lược và chiến thuật chủ yếu sau:
+ Mời các nhà cung cấp tham gia ý kiến ngay từ khâu thiết kế. Việc này đem lại cho
doanh nghiệp các ưu điểm là :
- Nắm được đầu vào chắc chắn, dẫn đến không phải thay đổi thiết kế do không có loại
vật tư cần thiết .
- Lợi dụng được công nghệ mới nhất .
- Nhà cung cấp biết rõ được công việc của mình trong nhóm và cố gắng hoàn thành
tốt .
Khi nhà cung cấp được mời tham gia ý kiến ngay từ khâu thiết kế của người
mua, họ có thể sử dụng tài năng và kinh nghiệm của bản thân, và đóng góp những ý
kiến rất có giá trị trong chín lĩnh vực sau :


11

-


Quy cách, chủng loại vật tư .

-

Dung sai cho phép .

-

Tiêu chuẩn hóa .

-

Quy mô của đơn đặt hàng .

-

Sự thay đổi quy trình công nghệ, kỹ thuật của nhà cung cấp .

-

Cách đóng gói, lượng vật tư dự trữ .

-

Chuyên chở .

-

Thay đổi cách lắp đặt các thiết bị của người mua .


+ Đấu thầu hay chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà cung cấp: Việc chọn lựa
nhà cung cấp có thể sử dụng phương pháp đấu thầu hay chào hàng cạnh tranh và còn
tùy thuộc vào tính chất, giá trị …của mỗi loại phụ tùng vật tư, luật lệ của công ty mua
hàng, nước sở tại,… Đối với những loại phụ tùng vật tư có nhu cầu thường xuyên với
trị giá lớn thì có thể áp dụng hình thức đấu thầu để lựa chọn ra những nhà cung cấp tốt
với giá cả cạnh tranh trong thời gian dài và đảm bảo giao hàng đúng thời hạn theo yêu
cầu của người mua…Còn đối với những loại phụ tùng giá trị thấp, nhu cầu không
thường xuyên thì có thể áp dụng hình thức chọn lựa nhà cung cấp thông qua các bản
chào hàng của họ với mục đích giải quyết nhanh việc cung cấp phụ tùng vật tư, đảm
bảo quá trình sản xuất liên tục.
* Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững
Xây dựng được nguồn cung cấp tốt, bền vững là điều tối cần thiết đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của một công ty trong điều kiện hội nhập toàn cầu và cạnh
tranh gay gắt hiện nay. Để phát triển và duy trì được nguồn cung cấp bền vững, lâu
dài cần phải xác định các mặt hàng chiến lược để phát triển nhà cung cấp. Không phải
tất cả các tổ chức đều theo đuổi quá trình phát triển nhà cung cấp bởi vì đôi khi họ sẽ
mua rất nhiều nhưng cũng có doanh nghiệp mua rất ít. Vì vậy, các nhà quản trị phải
phân tích tình trạng của họ để xác định sự cần thiết của việc phát triển nhà cung cấp
đối với từng nhóm hàng nào đó thông qua việc xác định tầm quan trọng của từng
nhóm hàng cần mua. Để làm được điều này cần phải có một sự kết hợp chặt chẽ giữa
các phòng ban như tài chính, marketing, công nghệ, sản xuất,…


12

Hoạch định mua hàng
Thiế t lập và truyền đạt các kế
hoạch Chuỗi cung ứng
Các kế hoạch sản xuất
Các kế hoạch giao hang


Dữ liệu hoạch định
Mặt hang ch ủ yếu, hóa đơn
nguyên vật liệu, luồng hàng sản xuất
Dự trữ nguồn lực và quyết định
ngày giao hàng

Xác đị nh , ưu tiên
và t ập hợp các yêu
cầu về sản phẩm

Xác định, đánh giá
và tập hợp các
nguồn lực sản phẩm

Các quyết định mua hàng

Tính sẵn có của sản phẩm
Tính sẵn có của tồn kho
Sản xuất dựa vào đơn đặt hang
Dữ liệu hoạch định

Hình 1.3 : Quy trình mua hàng
Nguồn : Shoshanah Cohen & Joseph Roussel (2005), "Strategic Supply Chain
Management", McGraw – Hill .Trang 105
1.2.3 Sản xuất
Là công đoạn biến nguyên vật liệu thành thành phẩm theo quy cách, chất lượng
đã đề ra. Ngày nay, để tăng khả năng linh hoạt của doanh nghiệp, giảm chi phí, ngày
càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài gia công một phần hoặc sản
xuất/ hoàn thiện toàn bộ sản phẩm, trong hoạt động này, mục tiêu không chỉ là chi phí

thấp mà còn yêu cầu về tốc độ và mức độ linh hoạt. Bên cạnh đó, một yêu cầu cũng
không kém phần quan trọng là kiểm sóat chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn
ngành nghề đăng ký, hoặc do doanh nghiệp tự đề ra.
1.2.4 Hoạt động logistics


13

1.2.4.1 Kho hàng
Kho hàng là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm,…
trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng,
đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng
hóa được lưu kho.
Nhà kho ngày càng được sử dụng như một nơi “trung chuyển” hơn là một nơi
“giam hàng”như trước đây. Các tổ chức ngày càng tích cực thu thập, cập nhật thông
tin, tổ chức tốt hoạt động để có thể giảm, tiến tới không phải lưu kho, mua hàng với
số lượng thích hợp và sử dụng nhà kho như một địa điểm để gom, tách, ghép đồng bộ,
hoàn thiện hàng hóa, để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tiết kiệm chi
phí vận tải và các dịch vụ khác.
1.2.4.2 Vận tải, giao nhận
Trong các yếu tố cấu thành hoạt động logistics thì vận tải giao nhận (VTGN) là
khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí của logistics.
Muốn giảm chi phí của logistics phải giảm chi phí khâu giao nhận vận tải từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ khác nhau trên thị trường. Việc VTGN phải đảm bảo thời gian
giao hàng, cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc, từ đó giảm đến
mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm để làm giảm chi phí
logistics nói chung.
VTGN là yếu tố rất cần trong hoạt động logistics, yêu cầu này xuất phát từ xu
hướng chuyên môn hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Khi một
doanh nghiệp thu hẹp phạm vi hoạt động của mình vào một hay một nhóm sản phẩm

có liên quan thì doanh nghiệp đó ngày càng phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Mỗi
thành viên của hệ thống công nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ nhất tới những tập đoàn
hùng mạnh nhất, đều phải dựa vào các doanh nghiệp khác cung cấp nguyên vật liệu
cần thiết cho hoạt động của mình. Vận tải là người cung cấp các phương tiện dịch vụ
nhằm di chuyển nguồn nguyên liệu đó từ nơi cung cấp tới nơi doanh nghiệp cần. Tại
đó nguyên liệu được sản xuất, chế biến thành sản phẩm và VTGN lại một lần nữa làm
các công việc cung cấp hệ thống phân phối vật chất cho sản phẩm. Như vậy, VTGN
đảm nhận việc di chuyển nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp, sau đó phân phối


14

sản phẩm từ doanh nghiệp ra thị trường đã tạo thành một vòng tuần hoàn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vị trí và vai trò quan trọng của vận tải giao nhận với tư cách là một yếu tố của
logistics được biết đến vào những năm 70 của thế kỷ XX, khi thế giới lâm vào cuộc
khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng. Cuộc khủng hoảng này đã khiến các doanh nghiệp
phải mua nhiên liệu với giá cao hơn rất nhiều, điều này làm cho chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Giá nhiên liệu tăng cũng đe doạ nghiêm
trọng tới hoạt động của các nhà kinh doanh VTGN, vì giá nguyên liệu tăng sẽ dẫn tới
cước vận tải tăng – điều này hiển nhiên sẽ tác động mạnh tới giá cả hàng hoá trên thị
trường.
Trong sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp khó có thể tự mình thoả mãn nhu
cầu về VTGN, trên thực tế, nhu cầu này phổ biến do người VTGN đáp ứng. Người
cung cấp dịch vụ VTGN không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận chuyển nữa mà
thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu liên quan
đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá như: làm thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận
tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá đi các địa
điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn sẵn sàng ở trạng thái nếu có yêu cầu của
khách hàng là đi ngay được . Hoạt động VTGN thuần tuý đã dần chuyển sang hoạt

động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận
khăng khít của chuỗi mắt xích “cung cầu”. Xu hướng đó không những đòi hỏi phải
phối hợp liên hoàn tất cả các phương thức vận tải (dịch vụ vận tải đa phương thức) mà
còn phải kiểm soát được nguồn thông tin, luồng hàng hoá….Chỉ khi tối ưu được
quá trình này mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các
doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ VTGN, đảm bảo được lợi ích chung của các bên liên quan.
1.2.4.3 Phân phối :
Quá trình phân phối được bắt đầu từ việc nhận đơn hàng, bao gồm cả những hoạt
động cần thiết để có được đơn hàng đó như chào giá, cho đến khi thu được tiền của
khách hàng. Giai đoạn này cần lưu ý: mức độ dịch vụ phải tương xứng với chi phí. Do
có những khách hàng có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn những


×