CHỦ ĐỘNG VÀ
TÍCH CỰC
HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
Nội dung cơ bản:
I. Tính tất yếu khách quan của
hội nhập kinh tế quốc tế trong
giai đoạn hiện nay.
II. Quan điểm chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế
của Đảng ta .
III. Về tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế và những tổ chức
kinh tế quốc tế nước ta đã
tham gia.
IV. Chủ trương, giải pháp đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
trong những năm tới.
I. Tính tất yếu khách quan của hội
nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn
hiện nay
1. Cách mạng KH-CN và những tác động
vào đời sống kinh tế - xã hội.
2. Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu
thế khách quan ngày càng có nhiều
nước tham gia.
3. Khu vực hóa và và quan hệ mậu dịch
tự do song phương ngày càng phát
triển.
1. Cách mạng khoa học-công nghệ và
những tác động vào đời sống kinh tế -
xã hội
- Nửa sau của thế kỷ XX, đặc biệt là
từ những năm 70 trở đi, thế giới
bước vào một thời kỳ phát triển
nhanh chóng của khoa học và công
nghệ. Khoa học đã thực sự trở
thành lực lượng sản xuất to lớn,
trực tiếp.
- Với công nghệ thông tin và vận
tải phát triển vượt bậc, đã làm
giảm chi phí vận tải quốc tế
xuống cả chục lần và giảm chi
phí liên lạc viễn thông xuống
tới vài trăm lần (*).
Tiến bộ công nghệ này đã có
tác động cực kì quan trọng đến
toàn bộ các quan hệ kinh tế, nó
đã biến các công nghệ có tính
quốc gia thành công nghệ toàn
cầu.
Ví dụ: Về công nghệ may mặc.
Một cái máy dù hiện đại cũng
chỉ có thể làm ra quần áo bán
trong một địa phương hay
một quốc gia, và chỉ có thể
vươn tới một vài nước lân
cận.
Chúng không thể được bán ở những
thị trường xa xôi, vì chi phí vận tải
và liên lạc đã làm mất lợi thế so
sánh. Về cơ bản, đó vẫn là công
nghệ mang tính quốc gia. Nhưng
nhờ có sự tiến bộ trong
công nghệ thông tin liên lạc và vận
tải, nên Cty NIKE của Nhật chỉ
nắm 2 khâu : sáng tạo, thiết kế
mẫu và phân phối toàn cầu ( còn
sản xuất do các công ty của nhiều
nước làm), nhưng đã làm cho công
nghệ may mặc có tính toàn cầu.
Các công nghệ sản xuất xe máy,
ô tô, máy tính điện tử, mấy
bay…đã ngày càng có tính toàn
cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này
đã thể hiện ngay từ khâu
sản xuất ( được phân công
chuyên môn hóa ở nhiều nước) đến
khâu phân phối ( tiêu thụ toàn cầu). Rồi
có những công nghệ ngay từ khi ra đời
có tính toàn cầu như công nghệ vệ tinh
viễn thông…Chính công nghệ toàn cầu
này là cơ sở quan trọng đầu tiên, đặt
nền móng cho sự đẩy mạnh quá trình
toàn cầu hóa.
-Tuy vậy, những tiến bộ của
KH và CN đã diễn ra không
đều giữa các nước và các khu
vực. Khả năng tiếp cận và
việc sử dụng các tiến bộ KH
và CN của mỗi quốc gia phụ
thuộc vào nhiều yếu tố :
từ hoàn cảnh lịch sử, năng lực nội
sinh đến các tác động từ bên ngoài,
trong đó các nước tư bản phát triển
có nhiều ưu thế và lợi thế, còn các
nước đang phát triển và chậm phát
triển đang phải thích ứng với xu thế
phát triển mới này với một thời kỳ
chuyển tiếp không mấy dễ dàng.
-Trên thế giới cũng xuất hiện thêm nhiều
vấn đề toàn cầu, liên quan đến cách
mạng công nghệ, như ô nhiễm môi
trường, thay đổi khí hậu, phân hóa giàu
nghèo, công bằng, bình đẳng trong phát
triển, những vấn đề văn hóa, xã hội và
đạo đức… đòi hỏi sự phối hợp nỗ lực
của các quốc gia - dân tộc để giải
quyết.
- Trong xã hội thông tin, nền kinh tế như
một cơ thể sống mà thị trường như một
hệ sinh thái. Doanh nghiệp không chỉ là
nơi sản xuất hàng hóa, mà còn là nơi
sáng tạo thông tin và tri thức. Xã hội
thông tin đòi hỏi sự phối hợp hài hòa
giữa nền công nghiệp dựa trên trí tuệ
với tiềm năng của con người…
2. Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu
thế khách quan ngày càng có nhiều nước
tham gia
-Toàn cầu hóa là một xu thế khách
quan, vừa có mặt tích cực, vừa có
mặt tiêu cực, tác động ngày càng
mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia và
quan hệ quốc tế.
Theo quan niệm của Uỷ ban châu Âu
đưa ra, toàn cầu hóa là một quá trình
mà thông qua đó thị trường và sản xuất
ở nhiều nước khác nhau đang ngày
càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có
sự năng động của việc buôn bán hàng
hóa và dịch vụ, cũng như có sự lưu
thông vốn tư bản và công nghệ.
-Toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển lực
lượng sản xuất trên thế giới, gắn liền với sự
phát triển của cách mạng khoa học - công
nghệ. CM KH - CN hiện nay đã làm cho
LLSX của nhân loại phát triển nhanh chóng
theo cấp số nhân, xuất hiện nhu cầu mở
rộng mạnh mẽ thị trường thế giới. Từ đó
xuất hiện quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
-Toàn cầu hóa kinh tế trên thế giới được
mở đầu do các nước tư bản công nghiệp
phát động, trước hết vì lợi ích của các
nước này, nhằm giải quyết vấn đề thị
trường cho sự phát triển của sản xuất.
Điều đó đã được C. Mác dự báo, khi
nói giai cấp tư sản đang “tạo ra cho nó
một thế giới theo hình dạng của nó”.
Biểu hiện rõ rệt của nhận định này là sự
“không đối xứng” của quá trình toàn cầu
hóa, khi các tập đoàn kinh tế chú ý nhiều
đến lợi ích kinh tế mà không quan tâm đầy
đủ đến các vấn đề xã hội, an sinh, môi
trường; phân phối lợi ích không cân bằng,
các nước công nghiệp phát triển được lợi
nhiều hơn, các nước đang phát triển và
chậm phát triển chịu nhiều thua thiệt.
-Mặc dù toàn cầu hóa do các nước tư bản phát
triển phát động nhưng lại đang lôi cuốn
nhiều nước tham gia, kể cả các nước đang
phát triển và chậm phát triển. Nguyên nhân
của tình hình này là do tham gia quá trình
toàn cầu hóa mang lại lợi thế so sánh cho
mỗi nước. Mỗi nước, với những mặt hàng
và lĩnh vực sản xuất cụ thể, tham gia toàn
cầu hóa có thể nhận được những lợi ích cho
mình.
-Mặt khác, toàn cầu hóa là một quá
trình đầy mâu thuẫn, ngay giữa các
nước, các tập đoàn tư bản xuyên
quốc gia, siêu quốc gia. Đó là quá
trình vừa đấu tranh, vừa hợp tác, để
đi đến những thỏa thuận mà hai bên
đều có thể chấp nhận được,
phụ thuộc vào tương quan lực
lượng của mỗi nước, mỗi tập đoàn.
Thực tế cho thấy, tới nay đã có 152
nước là thành viên của WTO, bao
gồm cả những nước phát triển, các
nước đang p.triển và chậm phát
triển.
-Nội dung của quá trình toàn cầu hóa,
theo các quy định của WTO là các
nước tham gia tổ chức này phải mở
cửa thị trường nước mình cho các
nước thành viên cả về thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ và
đầu tư.