Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

văn 12 từ tiết 27-50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.15 KB, 67 trang )

Ngày giảng: 12C3: ..........vắng......................................................
12C5: ............vắng.....................................................
Tiết 27
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
- Kĩ năng: Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo
luận và tình huống giao tiếp.
- Thái độ: Học sinh biết vận dụng vào việc trình bày các bài tập miệng, thảo luận,
tranh luận về những vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị của GV-HS
- GV: SGK, SGV, bài soạn, Gv chuẩn bị 1 số chủ đề mở rộng gợi hứng thú cho hs
phát biểu
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc đoạn trích “VB”
- Phân tích cảnh đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua nỗi nhớ của
người ra đi.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
HĐI. HD hs các bước chuẩn bị
phát biểu.
Cho HS đọc lại chủ đề phát biểu
trong SGK và hướng dẫn học sinh
thực hiện các bước:
Em hãy xác định chủ đề phát biểu,
các nội dung cần phát biểu theo
chủ đề đó?
Theo em, nên tập trung nội dung
nào nhiều hơn? Vì sao?


I. Các bước chuẩn bị phát biểu
1. Xác định nội dung cần phát biểu.
* Chủ đề phát biểu:
- Những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao
thông đối với cs con người
- Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
- Những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông:
+ Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật
giao thông cho mọi người.
+ Phối kết hợp các cấp chính quyền trong việc
xử lí những người cố tình vi phạm luật giao
thông
+ Tăng cường công tác gd về luật ATGT trong
nhà trường.
* Nên phát biểu tập trung vào nội dung thứ ba vì
đó là trọng tâm của chủ đề được mọi người chú ý
và bộc lộ những suy nghĩ riêng của người phát
biểu.
* Chuẩn bị nội dung:
- Dự kiến đề cương gồm mấy
phần?
- Hãy lập đề cương với nội dung:
“Khắc phục tình trạng đi ẩu,
nguyên nhân chủ yếu của
TNGT” ?
HS lập đề cương theo hướng dẫn,
gợi ý của GV.
GV mở rộng:
+ Đề cương chỉ là hệ thống ý,

không viết thành văn, sắp xếp thật
lôgíc.
+ Nội dung phát biểu phải đúng
trọng tâm, không lặp lại ý của
người khác.
+ Thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch
sự; giọng nói phải phù hợp với nội
dung và cảm xúc.
Ngoài việc chuẩn bị đề cương, còn
phải làm gì để có thể phát biểu
theo chủ đề một cách chủ động và
hiệu quả?
Từ kết quả phân tích đề bài cụ thể
em hãy cho biết tiến trình để chuẩn
bị phát biểu?
- Đọc kỹ chủ đề của cuộc hội thảo.
- Xác định những nội dung cụ thể của chủ đề.
- Chọn nội dung tiêu biểu để phát biểu.
2. Dự kiến đề cương phát biểu.
*Chọn nội dung phát biểu phù hợp.
* Lập đề cương theo nội dung đã chọn: “Khắc
phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của
TNGT”
* Bố cục đề cương:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung.
- Thân bài: Trình bày hệ thống ý trong nội
dung.
- Kết bài: Lời kết thúc và cảm ơn.
- Phần mở đầu: Giới thiệu tình trạng gia tăng
TNGT hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của

nó.Trong đó đi ẩu là một trong những nguyên
nhân gây TNGT.
- Nội dung:
+ Thế nào là đi ẩu?
+ Những biểu hiện của đi ẩu.
+ Những TNGT do đi ẩu.
+ Các biện pháp chống hành vi đi ẩu.
- Kết luận:
+ Đi ẩu là nguyên nhân gây ra nhiều vụ TNGT.
+ Kêu gọi mọi người hãy chấp hành đúng luật
GT, chấm dứt hành vi phóng nhanh vượt ẩu
nhằm bảo đảm ATGT.
Ngoài ra người phát biểu còn phải:
- Tìm hiểu thêm về đối tượng tham gia hội thảo.
- Lắng nghe và học tập phong cách của những
người đã phát biểu trước đó.
- Dự kiến giọng điệu, cử chỉ khi phát biểu.
- Hình dung trước một số tình huống để chủ
động giải quyết.
3. Các bước chuẩn bị phát biểu
- Xác định đúng nội dung cần phát biểu:
+ Chủ đề của buổi hội thảo.
+ Những nd chính của chủ đề
+ Lựa chọn nd cần phát biểu
- Dự kiến đề cương phát biểu:
+ Mở đầu: Giới thiệu chủ đề phát biểu
+ Nội dung phát biểu: Xác định nd sẽ phát biểu
theo trình tự hợp lí.+ Kết thúc: Kquát lại nd .
HĐII. Cho HS trình bày bài phát
biểu trước lớp.

Cho cả lớp nhận xét, bổ sung và
rút ra cách phát biểu theo chủ đề.
(Phần ghi nhớ trong SGK)
II. Phát biểu ý kiến.
- Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu.
- Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.
- Kết thúc và nói lời cảm ơn.
* Cách phát biểu theo chủ đề:
- Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ
đề.
- Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp thành đề
cương.
- Có thái độ, cử chỉ, giọng nói: đúng mực, lịch
sự, phù hợp với nội dung và cảm xúc.
HĐII. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: GV gợi ý và cho HS
thực hiện ở nhà.
Bài 2: GV hướng dẫn HS lập đề
cương và trình bày ý kiến trước
lớp.
III. Luyện tập
Bài tập 1:
HS xác định trong 4 ý kiến theo chủ đề, những ý
kiến nào chưa phù hợp và nêu ý kiến phản bác.
Nếu tán đồng với ý kiến nào thì hãy phân tích
sâu sắc ý kiến đó đồng thời trình bày quan niệm
riêng của mình về hạnh phúc.
Bài tập 2:
Dựa vào gợi ý trong sgk và hướng dẫn của GV,
HS chọn nội dung cần trình bày và lập đề cương

phát biểu.
- Vào đại học là ước mơ, là nguyện vọng chính
đáng của HS, thanh niên.
- Tuy nhiên không phải vào đại học là cách lập
thân duy nhất. Sau khi tốt nghiệp THPT, HS có
thể không theo học đại học mà có thể theo học ở
các trường dạy nghề, tuỳ theo năng lực, sở
trường của mình.
- Điều đáng nói là trong xã hội ngày nay, mọi
người sẽ luôn luôn được học tập suốt đời.Vì vậy
học sinh, thanh niên sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục
học tập để nâng cao trình độ, nếu các em có ý
chí, nghị lực, biết vươn lên trong cuộc sống..
3. Củng cố: Muốn có một bài phát biểu theo chủ đề đạt hiệu quả và thuyết phục
người phát biểu cần chuẩn bị kĩ từ khâu lựa chọn nội dung, dự kiến đề cương chi tiết
đến cử chỉ, thái độ, phong cách trình bày phù hợp với chủ đề.
4.Hướng dẫn tự học: Hoàn thiện bài tập 1 theo hướng dẫn :
- Nêu ý kiến phản bác các quan niệm sai lầm về hạnh phúc:
- Tán đồng một ý kiến và phân tích sâu sắc phần ý kiến đó.
- Phát biểu quan niệm riêng của mình về hạnh phúc.
Ngày giảng: Lớp 12C3:...........vắng...............................................
Lớp 12C5..............vắng..............................................
Tiết 28 -29
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng. )
- Nguyễn Khoa Điềm -
Hướng dẫn đọc thêm:
ĐẤT NƯỚC
- Nguyễn Đình Thi -
A. Mục tiêu bài học:

- Kiến thức:
+ Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm: đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng
của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
+ Nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố
của văn hóa và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng Đất Nước của nhân
dân
+ Với bài đọc thêm : Cảm nhận được những xúc cảm và suy nghĩ của nhà thơ về
ĐN qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh ĐN đau thương bất khuất, anh hùng
trong cuộc kháng chiến chống Pháp; Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài
thơ.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại ; Làm quen với giọng thơ
giàu chất trí tuệ, suy tư.
- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, trân trọng và yêu mến văn hóa
văn học dân gian của dân tộc.
B. Chuẩn bị của GV-HS:
- GV: SGK, SGV, bài soạn, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Tóm tắt những nét chính về
Nguyễn Khoa Điềm.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: NKĐ sinh ra trong một gia đình trí
thức có truyền thống yêu nước và tinh thần
cách mạng, học tập và trưởng thành trên miền
Bắc những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội,

tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở
miền Nam.
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà
thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm
chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất
suy tư, xúc cảm dồn nén, giọng thơ trữ tình -
chính luận.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Trường ca “Mặt đường khát vọng”: hoàn
thành ở chiến khu Trị - Thiên 1971, đầu 1974.
- Nội dung: Sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị
vùng tạm chiếm ở miền Nam về đất nước, về
sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước.
b. Xuất xứ:
- Phần đầu chương V của trường ca “Mặt
đường khát vọng”
- Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài
quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện
đại.
- Thể loại: trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự
và trữ tình)
c. Bố cục: 2 phần
HĐII. Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu văn bản.
Sự cảm nhận của nhà thơ về cội
nguồn của Đ nước?
HS tìm chi tiết, hình ảnh phát
biểu
GV mở rộng: Lâu nay, ta quen

nhìn ĐN ở tầm vóc lớn lao kì vĩ
mà bỏ quên cái không gian rất đỗi
bình dị nhỏ bé, quanh mình. Cách
nhìn ấy dễ tạo ra khoảng cách .
GV chốt kiến thức, HS ghi bài
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Phần 1: Những nét riêng trong cảm nhận
của tác giả về đất nước:
a. Đất nước có từ bao giờ?
- NKĐ cảm nhận đất nước ở "muôn mặt đời
thường" và trong quan hệ ruột ra thân thuộc.
Đất nước là những gì bình dị nhất, gần gũi và
thân quen nhất trong đời sống hàng ngày của
mỗi người dân VN chúng ta: câu chuyện cổ tích
mẹ kể, miếng trầu của bà, dãy tre làng, bới tóc
của mẹ, gừng cay, muối mặn, cái kèo, cái cột,
hạt gạo ...với giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, lối
trò chuyện thân mật tự nhiên.
->NĐT cảm nhận đất nước ở những đường nét
hoành tráng với giọng điệu ngợi ca đầy tự hào,
CLV nhìn TQ qua trang sử hào hùng với giọng
điệu hào sảng
- Đất nước có từ thủa xa xưa trong câu chuyện
cổ tích mẹ thường kể, từ sự ra đời của những
nét phong tục đẹp (miếng trầu ..), từ những
ngày đầu trồng tre đánh giặc ... Trong cảm nhận
của NKĐ, khởi nguyên của đất nước chưa phải
là những trang sử hào hùng mà là những huyền
-
Cảm nhận của em khi đọc phần 1

của đoạn trích?
HS phát biểu- Gv nhận xét
Những phương diện hình thành
ĐN?
GV giảng cách khai thác từ ghép
tài tình->cảm nhận độc đáo
thoại, truyền thuyết, phong tục tập quán .. lịch
sử lâu đời của đất nước được nhìn từ trong
chiều sâu văn hóa và văn học dân gian. (điểm
mới trong cách tìm về cội nguồn đất nước của
NKĐ)
- Một đoạn thơ ngắn nhưng gợi dậy biết bao nét
văn hóa và văn học dân gian quen thuộc: tục ăn
trầu, cách búi tóc quen thuộc của người phụ nữ
VN, cách đặt tên con cái theo vật dụng hàng
ngày .
-> NKĐ sử dụng tài tình và hiệu quả chất liệu
văn học, văn hóa dân gian khi không trích dẫn
nguyên văn mà chỉ dẫn ra, gợi ra một vài từ
ngữ và hình ảnh tiêu biểu -> vừa thể hiện một
đất nước dung dị, gần gũi đời thường vừa gợi
dậy trong tâm thức người đọc cả một bề dày và
chiều sâu văn hóa nghìn đời của dân tộc.
b. Đất nước là gì?
- Tác giả khai thác cách cấu tạo từ TV: từ ghép
đất nước để đi sâu vào từng thành tố làm nên
đất nước -> đất nước hiện ra vừa cụ thể riêng
tư, gần gũi lớn lao, cao cả và thiêng liêng.
- Cảm nhận đất nước về không gian địa lí:
+ Không gian rất gần với cuộc sống của mỗi

con người ( Đất là nơi anh đến trường ....tắm )
+ Đất nước tồn tại ngay cả trong những không
gian riêng tư, thầm kín nhất của tình yêu đôi
lứa ( Đất nước là nơi ta hò hẹn ... nhớ thầm)
+ Đất nước là không gian sinh tồn hết sức đời
thường của nhân dân qua bao thế hệ (Những ai
đã khuất ...gánh vác phần người đi trước để
lại ...)
-> NKĐ nghiêng nhiều về không gian riêng tư,
không gian đời thường -> ĐN trở nên thân
quen và gần gũi hơn.
- Cảm nhận đất nước về thời gian lịch sử:
+ Đất nước thiêng liêng, hào hùng trong quá
khứ ( gắn với huyền thoại LLQ và ÂC, truyền
thuyết các vua Hùng dựng nước )
+ giản dị gần gũi trong hiện tại ( Trong anh và
em hôm nay ...một phần ĐN)
+ triển vọng và sáng tươi trong tương lai (Mai
này con ta lớn lên ...mơ mộng"
Từ những cảm nghĩ trên về ĐN, tg
đã đi đến những suy nghĩ về trách
nhiệm của mỗi cá nhân như thế
nào?
-> ĐN không tồn tại ở đâu đó xa xôi mà kết
tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con
người.
- Lời tự nhủ, lời dặn mình của cá nhân nhà thơ
và lớn hơn là của cả thế hệ lúc bấy giờ ý thức
về bổn phận đối với ĐN – giọng thơ chân thành
tha thiết, nhẹ nhàng như lời thủ thỉ, tâm tình

nhắn nhủ người yêu.
3. Củng cố: Những nét riêng trong cảm nhận của tác giả về đất nước: dung dị, gần gũi
đời thường vừa gợi dậy trong tâm thức người đọc cả một bề dày và chiều sâu văn hóa
nghìn đời của dân tộc.
4. Hướng dãn tự học:
- Soạn phần 3 bài thơ "Đất nước" – Nguyễn Khoa Điềm
- Soạn bài đọc thêm "Đất nước" – Nguyễn Đình Thi
Ngày giảng: C3:.............vắng.........................................
C5:..............vắng.........................................
Tiết 28 – 29 (Tiếp)
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng. )
- Nguyễn Khoa Điềm -
Hướng dẫn đọc thêm:
ĐẤT NƯỚC
- Nguyễn Đình Thi -
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức:
+ Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm: đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng
của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
+ Nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình - chính luận,
+ Với bài đọc thêm : Cảm nhận được những xúc cảm và suy nghĩ của nhà thơ về
ĐN qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh ĐN đau thương bất khuất, anh hùng
trong cuộc kháng chiến chống Pháp; Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của
bài thơ.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại ; Làm quen với giọng thơ
giàu chất trí tuệ, suy tư.
- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, trân trọng và yêu mến văn hóa
văn học dân gian của dân tộc.

B. Chuẩn bị của GV- HS
- GV: SGK, SGV, bài soạn, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk,
C.Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tác giả cảm nhận Đất Nước theo phương diện nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu phần II
- NKĐ đã chứng minh điều đó như
thế nào khi nhà thơ soi ngắm ĐN
qua các danh lam thắng cảnh và
nhìn về "bốn nghìn năm đất nước"
Sự mới mẻ của NKĐ: tg không nêu
lên sự trù phú tơi đẹp của ĐN" với
"Những cánh đồng thơm mát ...phù
sa" hay "Đẹp vô cùng TQ ..."
"Rừng cọ đồi chè đồng xanh ..." nhà
thơ chu ý đến những miền đất, những
đại danh với tên gọi nôm na, dân dã
2. Phần 2: Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”
Để đi đến tư tưởng đó NKĐ một lần nữa soi ngắm
thật kĩ, thật sâu vào các tầng địa lí, lịch sử, văn
hóa của ĐN:
* Về địa lí:
- Các địa danh đều gắn liền với một huyền thoại,
sự thật lịch sử. Thiên nhiên địa lí của đất nước
không chỉ là sản phẩm của tạo hoá mà còn ẩn chứa
những nét đẹp tâm hồn của nhân dân trong mấy
ngàn năm lịch sử: sự thủy chung, tình nghĩa vợ

chồng, tinh thần yêu nước, ý thức hướng về tổ
tông, nguồn cội, tinh thần hiếu học, ý chí vượt khó
và phát hiện ra sự hóa thân của nhân
dân trong từng thắng cảnh và chiều
sâu văn hóa kết tụ hàng ngàn năm của
nd trong các địa danh "Những cuộc
đời đã hóa núi sông ta "
Điều khác biệt của NKĐ với các
nhà thơ khác trong cái nhìn về lịch
sử ?
Nhân dân bao đời đã truyền cho
chúng ta hôm nay những gì?
Họ còn là những người như thế
nào?
vươn lên, tinh thần xả thân vì cộng đồng
- Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái
quát:
“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”
 Theo tác giả: Những thắng cảnh đẹp, những địa
danh nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước đều do
nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và
khát vọng của nhân dân, của những con người
bình thường, vô danh.
* Trên phương diện thời gian - lịch sử cũng chính
nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã
“Làm nên đất nước muôn đời”:
+ Chính vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn ngàn
năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại,

các anh hùng mà nhấn mạnh đến những con người
vô danh, bình dị:
 Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm
nên Đất Nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn
Khoa Điềm
* Trên phương diện văn hoá, cũng chính nhân dân
là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân
tộc:
Họ giữ và truyền cho ta…
… hái trái”
+ Đại từ “Họ” đặt đầu câu + nhiều động từ “giữ,
truyền, gánh”
 Vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu
truyền văn hoá qua các thế hệ.
+ Chính những con người “giản dị và bình tâm”
“không ai nhớ mặt đặt tên” đã gìn giữ và truyền
lại cho thế hệ mai sau mọi giá trị tinh thần và vật
chất của Đất nước từ “hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói
đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.
- Họ có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội
thù:
 Họ giữ yên bờ cõi và xây dựng cuộc sống hoà
bình.
- Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ
tình trong đoạn thơ là ở câu:
“Để cho Đất Nước này là Đất Nước của nhân
dân”.
- Điểm hội tụ và cũng là cao điểm
của cảm xúc trữ tình trong đoạn
thơ là ở câu nào?

- Khi nói đến “Đất Nước của nhân
dân”, tác giả mượn văn học dân
gian để nhấn mạnh điều gì về đất
nước?
- Vẻ đẹp con người thể hiện qua
các hình ảnh cụ thể nào?

Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh nào?
Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
+ Khi nói đến “Đất Nước của nhân dân”, tác giả
mượn văn học dân gian để nhấn mạnh thêm vẻ
đẹp của đất nước: “Đất Nước của ca dao thần
thoại”
+ Từ nền văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá
ra những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc:
-> Họ là những con người yêu say đăm và thuỷ
chung: “Dạy anh yêu em từ thuở trong nôi”,
-> Quý trọng nghĩa tình (Biết quý công cầm vàng
những ngày lặn lội)
-> Quyết liệt trong chiến đấu với kẻ thù (Biết
trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không
sợ dài lâu)
- Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với
những điệu hò:
 như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với
nhìêu cung bậc của bản trường ca về Đất Nước.
HĐII. Hướng dẫn học sinh tổng
kết.
- Chủ đề của đoạn thơ là gì?
- Đoạn thơ có những nét nghệ

thuật đặc sắc gì?
III. Tổng kết:
- ND: NKĐ nhìn nhận về ĐN và tư tưởng ĐN của
nhân dân trên nhiều bình diện: địa lí, lịch sử, văn
hóa
- Nghệ thuật :
+ Thể thơ tự do phóng túng .
+ Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.
+ Giọng thơ trữ tình - chính trị .
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Đình Thi
Hoạt động của GV- HS Nội dung chính
HĐIII. Hướng dẫn đọc thêm
Gọi HS đọc diễn cảm văn bản.
- Mùa thu của Hà Nội năm xưa
được tác giả miêu tả như thế nào?
- Trong mùa thu ấy, những con
người được miêu tả như thế nào?
- Mùa thu hiện tại đã có những
thay đổi như thế nào?
I. Tìm hiểu chung : SGK
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm :
- Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của
núi rừng Việt Bắc  tác giả nhớ về mùa thu của
Hà Nội năm xưa
- Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất
buồn
- Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng
đầy lưu luyến.
2. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc:

- Những thay đổi:
+ Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi
đứng giữa đất trời tự do.
- Những hình ảnh, tính từ, điệp từ
diễn tả điều gì?

Nhà thơ còn suy tư về những
truyền thống gì của dân tộc?
Câu thơ nào khái quát được hình
ảnh đất nước ta dưới ách nô lệ?
HS tìm và trả lòi

Hình ảnh con người Việt Nam, dân
tộc Việt Nam hiện lên trong chiến
đấu như thế nào?
Nội dung cơ bản của bài thơ?
Những đặc điểm đặc sắc về nghệ
thuật của đoạn trích?
+ Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định
chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.
- Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng
bất khuất của dân tộc.
3. Những suy tư và cảm nhận về đất nước:
- Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến
đấu:
+ Những hình ảnh tương phản: sự đau thương của
đất nước trong chiến tranh.
+ Những từ ngữ diễn tả tâm trạng: sự hài hoà giữa
cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất
nước.

+ Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng
như vật chất.
+ Những con người hiền lành biến tình yêu nước
nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên
quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng
- Đất nước anh dũng, kiên cường:
+ Biện pháp đối lập: sự tàn bạo của giặc và tấm
lòng yêu nước của dân ta.
+ Sự thay đổi về cảnh vật: vừa chiến đấu vừa xây
dựng.
+ Sự thay đổi con người: giản dị mà bất khuất,
kiên cường, quật khởi.
- Con người VN đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ
bỏ vết nhơ nô lệ
III. Tổng kết:
- Đây là bài thơ hay nhất của đời thơ NĐT.
- Tiêu biểu cho cái nhìn của ông về đất nước:
mang vẻ đẹp trong sự đau thương.
3. Củng cố: Bài thơ đã thể hiện một cái nhìn mới mẽ về đất nước : ĐN là sự hội tụ và
kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra đất nước.
4.Hướng dẫn học bài ở nhà: HTL đoạn thơ 1,2 bài thơ Đất nước -NKĐ
Soạn bài Đò Lèn và Dọn Về Làng
Ngày giảng C3:............vắng....................................
C5:.............vắng...................................
Tiết 32
LUẬT THƠ (Tiếp)
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Hệ thống hoá và nắm được những vấn đề chủ yếu liên quan đến luật
thơ VN: Vai trò của tiếng và các bộ phận của tiếng đối với luật thơ, các thể thơ phổ
biến thuộc truyền thống và hiện đại, biểu hiện cụ thể của luật thơ các thể thơ

thường gặp
- Kĩ năng: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ, kĩ năng phân tích nghệ thuật ngôn ngữ
trong thơ, vận dụng được vào việc học văn bản thơ trong chương trình.
- Thái độ: Nâng cao thêm năng lực cảm thụ văn bản thơ.
B. Chuẩn bị của GV-HS:
- GV: SGK, SGV, bài soạn , bảng phụ
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi, bảng phụ
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cảm nhận độc đáo mới mẻ của NKĐ về đất nước?
- Cơ sở tác giả xác định “ Đất Nước của Nhân Dân”?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
HĐI. Hướng dẫn HS luyện tập
- So sánh những nét giống nhau và khác
nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài
thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền
thống ở bài “Mặt trăng” và đoạn thơ
trong bài “Sóng” ?
- Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp
khổ thơ để thấy sự đổi mới sáng tạo
trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với
thể thơ thất ngôn truyền thống?
I. Làm bài tập trong sgk:
Bài tập 1:
“Mặt trăng”
- Vần: 1 vần, vần chân và cách
- Nhịp 2/3
- Hài thanh: luân phiên B – T, niêm B –
B, T – T ở tiếng 2, 4

“Sóng”
- Vần: Vần chân ở các tiếng cuối của
dòng 2 và 4 thuộc mỗi khổ thơ
- Nhịp 3 /2
- Hài thanh: Không theo thơ Dường luật
mà theo cảm xúc.
Bài tập 2:
Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng
hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:
* Gieo vần:
- Vần chân, vần cách: lòng - trong (giống
thơ truyền thống)
Vần lưng: lòng - không (sáng tạo)
Đánh dấu mô hình âm luật bài thơ Mời
trầu?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4
- Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường
luật đối với thơ mới trong bài thơ?
Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông- sóng
trong lòng – không (3)- không (5)- trong (5)-
trong (7)
→ sáng tạo
* Ngắt nhịp:
- Câu 1 : 2/5 → sáng tạo
- Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống
3. Bài tập 3:
Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:
Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi
Đ B T B
Này của Xuân Hương / mới quệt

rồi
T B T
Bv
Có phải duyên nhau / thì thắm lại
Đ T B T
Đừng xanh như lá / bạc như vôi
B T B Bv
4. Bài tập 4:
Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối
với thơ mới:
* Gieo vần: sông - dòng: vần cách
* Nhịp: 4/3* Hài thanh:
- Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B –
T
Tiếng 4: giang, mái, lại, khô: B –T – T – B
Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T
 Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất
ngôn tứ tuyệt
3. Củng cố:
- Sự khác nhau giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại
- Mối quan hệ giữa thơ hiện đại và truyền thống
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem trước bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
- Yếu tố nào tạo nên nhịp điệu và âm hưởng cho câu văn?
- Chỉ ra các phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh và tác dụng của nó trong các
câu thơ ở bài tập 1,2,3/ tr.130
Ngày giảng 12C3: .............vắng...........................................
12C5: ..............vắng...........................................
Tiết 33
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm(tạo nhịp
điệu, âm hưởng, điệp âm, điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.
- Kĩ năng: Biết phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các
phép tu từ.
- Thái độ: Bồi dưỡng thêm tình cảm yêu quý tiếng Việt .
B. Chuẩn bị của GV-HS:
- GV: SGK, SGV, bài soạn
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu
phần I
- Nhận xét cách ngắt nhịp trong
đoạn?
- Nhịp dài có tác dụng ra sao?
- Nhịp ngắn tạo nên tác dụng gì ?
- Cách phối hợp thanh điệu như
thế nào, tác dụng của nó?
- Điều gì nổi bật về nghệ thuật
trong đoạn văn này?
- Nhịp điệu khi nhanh, khi chậm
thể hiện điều gì ?
I. Tạo nhip điệu và âm hưởng cho câu:
1. Bài tập 1:
- Đoạn văn có 4 nhịp: 2 nhịp dài, 2 nhịp ngắn phối
hợp diễn tả nội dung đoạn:
+ Hai nhịp dài: thể hiện lòng kiên trì và ý chí

quyết tâm dân tộc trong đấu tranh vì tự do với thời
gian dài.
+ Hai nhịp ngắn: khẳng định dứt khoát và đanh
thép quyền tự do và độc lập của dân tộc
- Sự thay đổi thanh điệu cuối nhịp:
+ Kết thúc 3 nhịp đầu: thanh bằng và âm tiết mở
tạo âm hưởng ngân vang, lan xa.
+ Nhịp cuối: thanh trắc và âm tiết khép, tạo nên
âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát, phù hợp với lời
khẳng định.
2. Bài tập 2:
Để tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng, đoạn
văn phối hợp:
- Phép điệp (lặp từ ngữ, kết cấu ngữ pháp và nhịp
điệu 4/2/4/2) + phép đối (đối xứng từ ngữ, về nhịp
điệu, về kết cấu ngữ pháp)
- Câu văn xuôi + có vần (Câu 1,2: bà / già, súng /
súng)
- Nhịp ngắn, nhịp dài: câu 1, 4.
- Cách ngắt nhịp của đoạn văn
như thế nào? Tạo nên âm hưởng
gì?
- Cách ngắt nhịp của hai câu cuối
như thế nào? Tạo nên âm hưởng
gì?
 Tạo âm hưởng khi khoan thai, khi mạnh mẽ,
thích hợp với lời kêu gọi cứu nước.
3. Bài tập 3:
- Ngắt nhịp (dấu phẩy ở ba câu đầu) khi cần liệt
kê.

- Câu 3:
+ Ngắt nhịp liên tiếp
 như lời kể về từng chiến công của tre.
+ Nhịp ngắn trước, nhịp dài sau
 tạo âm hưởng du dương cho lời ngợi ca.
- Hai câu cuối: ngắt nhịp giữa CN và VN
 Tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát cho lời
tuyên dương công trạng, khẳng định ý chí kiên
cường và chiến công vẻ vang của trẻ.
HĐII. Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phép điệp âm, điệp vần, điệp
thanh.
- Tác dụng của lặp âm đầu trong
câu thơ sau là gì?
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm
bông
- Nếu thay từ bóng thành từ ánh
thì câu thơ sau như thế nào?
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
- Sắc thái ý nghĩa của vần ang
trong đoạn thơ sau là gì?
Khung cảnh hiểm trở và sự gian
lao vất vả được gợi ra nhờ những
yếu tố nào? Phân tích?
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh:
1. Bài tập 1:
- Lặp âm đầu gợi cảm giác về hình ảnh : hoa lựu
như những đóm lửa nhỏ, đẹp và ẩn hiện trên đầu
tường.

- Lặp âm đầu gợi cảm giác phản chiếu của bóng
trăng như phát tán trong không gian và trên mặt
nước.
2. Bài tập 2:
- Vần ang – âm thanh mở lặp lại nhiều nhất, xuất
hiện 7 lần
- Tác dụng:
+ Tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài
(đông – xuân)
+ Phù hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn
tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.
3. Bài tập 3:
Khung cảnh hiểm trở và sự giao sự gian lao vất vả
được gợi ra nhờ:
- Nhịp điệu: 4/3 ở 3 câu đầu.
- Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu
+ Câu 1: Thiên về vần T
 Gợi không gian hiểm trở, mang màu sắc hùng
tráng, mạnh mẽ.
+ Câu 4: Thiên về vần B
 Gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt
khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.
- Từ láy gợi hình, phép đối, phép lặp, phép nhân
hoá (súng ngửi trời.)- Lặp cú pháp: câu 1 và 3.
HĐIII. Hướng dẫn hs tổng kết. III. Tổng kết:
Các biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp là:
- Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp: vận dụng
nhịp điệu, phối hợp phép lặp cú pháp, từ ngữ để
tạo những âm hưởng chung của đoạn thơ, đoạn
văn phù hợp với hình tượng và cảm xúc cần biểu

đạt.
- Điệp âm, điệp vần, điệp thanh, lặp lại các âm
cuốvần, thanh điệu để biểu đạt cảm xúc, gợi hình
tượng.
3. Củng cố: Các biện pháp tu từ cú pháp
4. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh trong ca dao, đối, thơ
- So sánh để nhận ra sự giống và khác nhau giữa các phép điệp âm, điệp vần, điệp
thanh với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp đã học ở lớp 10.
Ngày giảng: 12C3....................vắng....................................
12C5......................vắng..................................
Tiết 30-31
BÀI VIẾT SỐ 3 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để
viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác
phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.
- Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các
thao tác phân tích, bình luận vh; Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một
khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác
phẩm,
- Thái độ: Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao
năng lực tư duy tổng hợp.
B. Chuẩn bị của GV-HS:
- GV: SGK, SGV, bài soạn
- HS: giấy kiểm tra
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính

HĐI. GV đọc và chép đề lên bảng I. Đề bài:
1. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố
Hữu được biểu hiện cụ thể ở những phương diện
nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh
hoạ. (3 điểm)
2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong
bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: - Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra
đời, đề tài của bài thơ (0.5đ)
- Những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong
bài thơ:
+ Nội dung: đề tài, hình tượng trung tâm, cảm
hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những
vấn đề lớn lao của ls dt(cuộc kc chống Pháp);
hình tượng đất nước con ngườiVN vừa anh dũng,
quật cường vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng đằm
thắm (1 điểm)
+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu trữ
tình, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh (1.5 đ)
Câu 2: * Mở bài: (0.5đ)
- Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài,
cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Giới thiệu khái quát về hình tượng nt chủ đạo -
đối tượng trữ tình của tp: ha người lính TT với
vẻ bi tráng, đậm chất lãng mạn, hào hoa, bay
bổng.
* Thân bài (6đ)
- Vẻ đẹp bi tráng của người lính TT(3 đ)
+ Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào

húng mãnh liệt có bóng dáng của các tráng sĩ
thủa xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. ý
chí quên mình, ty mãnh liệt với quê hương đất
nước, ty cs làm bừng sáng vẻ đẹp cuộc đời cđ
gian khổ.
+ Vẻ đẹp của người lính khong tách rời nỗi đau
chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người
lính được biểu hiện bằng những hả bi thương
nhưng không bi luỵ
- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa (3 đ)
+ Nét khác biệt giữa hình tượng người lính trong
bài thơ TT với người lính trong bài thơ một số
bài thơ khác: Sự khác biệt xuất phát từ đ. điểm
bản thân đối tượng trữ tình, từ tâm hồn của chính
chủ thể trữ tình.
+ Vẻ đẹp lãng mạn không chỉ bộc lộ ở dáng vẻ
“oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong
tâm hồn trong từng giai điệu cảm xúc của người
lính giữa sự tàn khốc của ct.
* Kết bài: (0.5đ)
- Nhận định tổng quát về dặc trưng của hình
tượng nghệ thuật: chất lãng mạn và chất anh
hùng trong hình tượng người lính.
- Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu
hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng
chiến.
HĐII. Thu bài sau 90p II. Thu bài
Lớp 12C3:46 bài
Lớp 12C5: 45 bài
3. Hướng dân tự học: Soạn bài đọc thêm Dọn về làng của NQC và “ Đò Lèn”của ND

Ngày giảng C3..............vắng............................................
C5...............vắng..........................................
Tiết 34 – Đọc thêm
DỌN VỀ LÀNG – Nông Quốc Chấn
ĐÒ LÈN – Nguyễn Duy
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:
+ Dọn về làng: Thấy được cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội
ác dã man của thực dân Pháp, niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng;
Cảm nhận được cách diễn đạt riêng vừa cụ thể, vừa sinh động.
+ Đò Lèn: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người qua hồi tưởng của tác giả về
những kỉ niệm thời thơ ấu; Thấy được cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc gần
gũi nhưng có sức biểu cảm cao, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc
- Kĩ năng: Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Thái độ: Giáo dục tình cảm và hành vi đạo đức cho HS : Biết quý trọng người thân,
biết hành động, quan tâm, chia xẻ đối với những người thân yêu nhất trong cuộc sống
của mình.
B. Chuẩn bị của GV- HS :
- GV: SGK,SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn
- HS: SGK, vở soạn, vở ghi
C. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ:không thực hiện
2. Bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
Hướng dẫn đọc – hiểu
- Tác giả đã miêu tả nỗi thống khổ
của nhân dân và tội ác của giặc
qua những chi tiết hình ảnh nào
trong bài thơ ?

-
- Tác giả miêu tả nỗi thống khổ
của nhân dân và tội ác tày trời của
giặc nhằm mục đích gì?
Niềm vui của nhân dân được tác
giả diễn tả qua những hình ảnh, từ
ngữ nào?
I. Bài thơ: “ Dọn về làng”– Nông Quốc Chấn
1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc
Pháp:
*Từ ngữ, hình ảnh
-> Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan
hoang, gia đình li tán, cơ cực.
* Tội ác của giặc:
* - Khắc sâu mối thù với quân xâm lược.
- Thể hiện được sự nhận thức tỉnh táo của người
dân trước âm mưu hiểm độc của kẻ thù.
- Biết nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của
chính mình.
=>Mối thù đế quốc khắc sâu trong lòng như một
lời thề tạc vào đá núi.
b. Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải
phóng:
Nhận xét về cách sử dụng ngôn
ngữ?
- Nêu và phân tích màu sắc dân tộc
qua cách sử dụng hình ảnh từ ngữ
của nhà thơ ?
*Hình ảnh, từ ngữ
-Mật độ động từ dày đặc diễn tả xúc cảm mừng

vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống
thanh bình.
-Lời gọi thể hiện niềm vui; lời hứa hẹn.
* Hình tượng người mẹ gợi nhiều suy ngẫm.
->Người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả.
->Người mẹ quê huơng trong ý nghĩa tự thân của
tác phẩm.
=>Với ngôn ngữ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ
chân thực, tác giả đã diễn tả niềm vui với đủ cung
bậc, ở các đối tượng, vui nhất là niềm vui của nhân
vật trữ tình.
c. Màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh, từ
ngữ
- Hình ánh so sánh:
Người như kiến; súng như củi
Người nói cỏ lay trong rừng rậm Hổ…đến đẻ con
trong vườn chuối
->Cụ thể, gần gũi -> cách nói của đồng bào dân
tộc
- Từ ngữ: hàng đàn; quên tết tháng giêng, quên
rằm tháng bảy; mày; tao…
=>Cách diễn tả nỗi đau cũng như niềm vui sướng
của tác giả sinh động giàu hình ảnh mà rất cụ thể
thuần phác, hồn nhiên như chính tâm hồn của
người dân miền núi.
- Hai khổ thơ đầu khắc họa cái tôi
ND thời thơ ấu. GV nêu một vài
chi tiết và nhận xét về cái tôi tác
giả.
- Gv đọc đoạn đầu bài thơ Quê

Hương của Giang Nam. So sánh
với bài thơ này để học sinh thấy rõ
cách nhìn mới mẻ của ND về tuổi
thơ
- Hình ảnh người bà , qua hồi ức
của tác giả,hiện lên như thế nào ?
( các chi tiết, hình ảnh )
-Tình cảm của nhà thơ như thế nào
khi nghĩ về người bà một thời tần
tảo, yêu thương nuôi nấng mình ?
( Lưu ý trạng thái cảm xúc nhiều
II. Bài thơ "Đò Lèn" - Nguyễn Duy
1. Tìm hiểu chung:
2. Hướng dẫn đọc hiểu:
a. Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ
của mình:
-Thời thơ ấu : tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- Cách nhìn: Thành thực, thẳng thắng, tự nhiên,
đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp
=> cách nhìn mới mẻ
b. Tình cảm sâu nặng đối với người bà :
- Hình ảnh người bà: =>cơ cực, tần tảo, yêu
thương .
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương
của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng
tri ân sâu sắc đối với bà.
chiều trong tâm hồn nhà thơ )
GV đối chiếu bài này với bài thơ
Bếp lửa của Bằng Việt.Từ đó rút

ra nét đặc sắc của Nguyễn Duy
trong cùng thi đề viết về tình bà
cháu.GV gợi mở :
- Để khắc hoạ hình ảnh người bà
và gửi gắm tình cảm đối với bà,
Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả
hai thủ pháp nghệ thuật :
+ Thủ pháp đối lập.

+ Thủ pháp so sánh, đối chiếu
GV so sánh giọng điệu ở 2 bài thơ.
+ Sự ân hận , ngậm ngùi , xót đau muộn màng :
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi “
c.Những đặc sắc trong cách thể hiện của ND trong
thi đề viết về tình bà cháu:
- Sử dụng thủ pháp đối lập :
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người
cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác
liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn
chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái
ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
=> thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi
ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không
còn nữa.
-Sử dụng phép so sánh đối chiếu :
+ Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên , Phật,
thánh thần => tương đồng

+ Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh
chiến tranh => tương phản
=>Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của
bà.Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
- Giọng điệu: thành thực, thẳng thắng.Vì thế tạo
được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót , ân hận
pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự
sống con người.
3. Củng cố:
- Bài thơ Dọn về làng – Nông Quốc Chấn cho thấy hình ảnh quê hương Cao – Bắc –
Lạng trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh
dũng.
- Bài thơ Đò Lèn – Nguyễn Duy giúp ta nhận thức sâu sắc: Mỗi cá nhân hãy hướng về
nguồn cội của mình, nhìn thẳng vào sự thật nhiều khi nghiệt ngã để rút ra chân lí của
cuộc đời.
4. Hướng dẫn tự học:
- Cảm nhận của anh /chị về niềm vui của nhân dân Cao – Bắc – Lạng khi quê hương
được giải phóng
- Tình cảm của người cháu đối với bà được thể hiện như thế nào trong bài thơ Đò Lèn
Ngày giảng: 12C3.............vắng...................................................
12C5 ............vắng..................................................
Tiết 35 – Đọc thêm
TIẾNG HÁT CON TÀU – Chế Lan Viên
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lời giục giã thôi
thúc, bày tỏ trực tiếp tình cảm qua dòng hoài niệm và khát vọng lên đường. Nắm được
nghệ thuật thơ giàu triết lí, suy tưởng.
- Kĩ năng: Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Thái độ: Yêu mến và tìm đọc thơ kháng chiến. Khơi dậy, phát huy tình yêu thương
quê hương đất nước trong mỗi HS

B. Chuẩn bị của GV-HS:
- GV: SGK,SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn
- HS: SGK, vở soạn, vở ghi
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu vài
nét về tg và tác phẩm
- HS đọc phần tiểu dẫn trong sgk
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh
ntn? Có vị trí gì trong quá trình
sáng tác của nhà thơ?
HS nghe, ghi
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
-1958-1960 có phong trào vận động nông dân miền
xuôi lên TB xd kinh tế xh-> xuất phát điểm để CLV
thể hiện khát vọng về với nd, đất nước với những kỉ
niệm ân tình của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Trích từ tập “Ánh sáng và Phù sa” đánh dấu bước
trưởng thành nghệ thuật của nhà thơ từ “thung lũng
đau thương” sang “cánh đồng vui” CM.
HĐII. Hướng dẫn đọc thêm
Hình ảnh con tàu và TB ngoài ý
nghĩa cụ thể còn mang ý nghĩa
biểu tượng. Vậy ý nghĩa đó là gì?
Căn cứ vào nội dung bài thơ hãy
cắt nghĩa nhan đề và bốn câu đề

từ?
II. Hướng dẫn đọc thêm:
1. ý nghĩa biểu tượng, nhan đề, lời đề từ của bài
thơ.
- Con tàu: Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang
khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống quẩn
quanh để đến với cuộc đời rộng lớn.
- Tây Bắc: là biểu tượng của cs lớn của nd và đất
nước, là cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật, của
hồn thơ và sáng tạo thơ ca.
- Nhan đề: Bài thơ ban đầu có tên là “Con tàu lên
TB” -> “Tiếng hát con tàu” => Khúc hát lên đường
rạo rực mê say. Khúc hát tìm đến với cội nguồn của
sự sống, cội nguồn của hồn thơ, của sự hồi sinh
Bố cục của bài thơ? Nêu ý chính
của từng đoạn? Bố cục đó thể hiện
sự vận động tâm trạng của chủ thể
trữ tình ntn?
Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp
lại nhân dân được thể hiện trong
khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về
nghệ thuật của khổ thơ đó?
HS làm việc cá nhân, trả lời
Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm
của nhà thơ được gợi lên qua hả
những con người cụ thể nào? Phân
tích những khổ thơ nói về những kỉ
niệm đó để làm rõ sự gắn bó và
lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ
với nhân dân?

HS suy nghĩ phát biểu
nghệ thuật.
-Đề từ: Thể hiện khát vọng về với nhân dân, với đất
nước; là tiếng nói trong sáng, đẹp đẽ của tâm hồn
và được thể hiện đầy sáng tạo.
2. Bố cục, diễn biến tâm trạng nhà thơ
* Bố cục: Chia làm 3 phần:
- Đ1: (2 khổ đầu) Sự trăn trở và lời giục giã mời gọi
lên đường.
- Đ2: (9 khổ tiếp) Niềm hp & khát vọng về với nd,
gợi những kn sâu nặng đầy tình nghĩa trong những
năm kc.
- Đ3: Khúc hát lên đường sôi nổi tin tưởng và say
mê.
* Diễn biến tâm trạng: Đoạn đầu là lời giục giã với
những câu hỏi ngày càng dồn dập tăng tiến. Đoạn 2
trực tiếp bày tỏ tcảm và dòng hoài niệm đầy ân tình
về nd trong những năm kc – giọng thơ trầm lắng.
Đoạn cuối mang âm hưởng của khúc hát lên đường
dồn dập, lôi cuốn bay bổng
3. Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân.
- Tác giả sử dụng liên tiếp những hả được so sánh.
+ Vẻ đẹp thơ mộng mượt mà: nai về suói cũ, cỏ đón
giêng hai, chim én gặp mùa
+ Sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân
với hiện thực: trẻ thơ đói lòng gặp sữa, nôi ngừng
gặp cánh tay đưa.
-> nhấn mạnh niềm vui, hp tột độ và ý nghĩa sâu xa
của việc trở về với nd. Về với nd khong chỉ là niềm
vui, niềm khao khát mà còn là một lẽ tự nhiên phù

hợp với quy luật. Về với nd là về với ngọn nguồn
bất tận của sự sống, về với ngọn nguồn của sự sáng
tạo nt, về với những gì thân thiết, sâu nặng của lòng
mình
4. Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ
-Tình cảm gắn bó với những con người cụ thể:
+ Đó là người anh du kích
+ Đó là thằng em liên lạc.
+ Đó là bà mẹ.......như con.
+ Đó là em(nhớ rét,t/y như cánh kiến
=> Những kỷ niệm gần gũi chân thực, khẳng
định tình cảm với nhân dân.
- Cách xưng hô bộc lộ t/c thân tình ruột thịt
- Hãy tìm những câu thể hiện rõ
chất suy tưởng và triết lí trong thơ
CLV
5. Những câu thơ thể hiện rõ chất suy tưởng và
triết lí trong thơ CLV
“Nhớ bản sương …ty làm đất lạ hoá quê hương”
Ty không giới hạn trong ty đôi lứa mà còn là sự kết
tinh của những tc sâu nặng đối với quê hương đất
nước. Ty đã biến những miền đất xa lạ trở thành
thân thiết như quê hương, hoá thành máu thịt tâm
hồn ta. Triết lí được rút ra từ chính tâm hồn của nhà
thơ
3. Củng cố:
Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên làm sống lại không khí những ngày xây
dựng đất nước những năm 60 của thế kỉ XX
4. Hướng dẫn tự học:
- Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu?

Ngày giảng: C3............vắng..................................................
C5.............vắng..................................................
Tiết 36
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Kiến thức: Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp ( phép lặp
cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen ) : đặc điểm và tác dụng của chúng.
- Kĩ năng: Có kĩ năng nhận biết và phân tích các phép tu từ cú pháp trên đây trong văn
bản, cảm nhận và phân tích tác dụng của chúng bước đầu biết dùng các phép tu từ đó
khi cần thiết trong văn bản viết của mình.
- Thái độ: Giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt
B. Chuẩn bị của GV-HS:
- GV : SGK,SGV, tài liệu tham khảo, bài soạn, chuẩn bị 1 số bt cùng dạng các bài tập
trong sgk
- HS: SGK, vở soạn, vở ghi, ôn lại các bptt cú pháp, tìm những bài tập cùng dạng
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung chính
HĐI. Hướng dẫn HS làm các bài
tập về lặp cú pháp
HD hs từ bt thực hành pt ngữ liệu
cụ thể ->hình thành nâng cao kiến
thức về các phép tu từ cú pháp
- Thế nào là phép lặp cú pháp ?
Phép lặp cú pháp là cách lặp một
loạt câu có mô hình cú pháp tương
tự như nhau tạo nhịp điệu dồn dập,
gấp gáp, gợi sắc thái nhanh, mạnh,
phong phú …

HS thảo luận nhóm theo bàn
- Xác định những câu có lặp kết
cấu ngữ pháp và phân tích kết cấu
cú pháp đó?
- Cho biết pháp lặp đó có tác dụng
như thế nào?
I. Phép lặp cú pháp
Bài tập 1:
a. Câu có hiện tượng lặp kết cấu cú pháp, lặp cú pháp
+ Hai câu bắt đầu từ “ Sự thật là ”.
+ Hai câu bắt đầu từ “ Dân ta”.
-Phân tích kết cấu cú pháp đó :
+ Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “ Sự thật là” “: P –
C – V1 – V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ
ở vế sau.
+ Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “ Dân ta” : C – V –
Tr.
-Tác dụng : Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh
thép, hào hùng, thích hợp với việc khẳng định nền
độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định thắng lợi
của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ
phong kiến.
b.Các câu có lặp kết cấu cú pháp
- Câu 1 và câu 2; Câu 3,4,5
- Tác dụng : Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của
chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng
khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được
quyền làm chủ đất nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×