Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho Công chức TP HT Phân tích một tình huống thực tế về cải chính hộ tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.51 KB, 11 trang )

0
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TỈNH BẮC GIANG

BÀI THU HOẠCH
Tên đề tài:
Trình bày và phân tích một tình huống thực tế về cải chính hộ tịch.
Thông qua tình huống, anh/chị hãy đưa ra các kiến nghị, đề xuất
giải pháp và các kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên thực tế hiện nay

Họ và tên:

Nguyễn Thị Hồng

Chức vụ:

Công chức Tư pháp – Hộ tịch

Đơn vị công tác:

UBND xã Lãng Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang

Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho Công chức TP-HT.

Lãng Sơn, tháng 11 năm 2019.


1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà


nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, pháp luật nước ta ngày càng thể hiện rõ vai
trò quan trọng là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan hệ xã hội. Vai trò của
pháp luật đối với việc nâng cao tính tự quản của cộng đồng trong việc sử dụng
các quy tắc, đạo đức, phong tục, tập quán và các loại quy phạm xã hội khác để
quản lý xã hội. Vì cùng tham gia điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của
con người nên giữa pháp luật và các quy phạm xã hội luôn có mối quan hệ biện
chứng, tác động mạnh mẽ đến nhau. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc giữ
gìn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc nước ta. Hiến
pháp, các văn bản pháp luật khác nhau đã quy định các tiền đề cho việc áp dụng
và phát huy những mặt tích cực của tập quán, phong tục, truyền thống, trong đó
có Luật, Hương ước, Quy ước.
Trong những năm đổi mới đất nước vừa qua, xét trên bình diện tổng thể,
pháp luật đó có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, trong mỗi lĩnh vực cũng có nhiều điều quy
định pháp luật bất cập, cơ chế quản lý, kiểm tra, yêu cầu của phát triển của đất
nước. Trong áp dụng pháp luật, cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi
phạm pháp luật cũng còn nhiều yếu kém, sơ hở, chưa kịp thời nên chưa phát huy
được hiệu lực và hiệu quả của pháp luật. Đơn cử như trong quản lý, đăng ký hộ
tịch là việc thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch. “Thay đổi hộ tịch” là việc cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân
khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông
tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước thực hiện
quản lý dân cư và quản lý các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh đồng
thời tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền nhân thân
phi tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản của cá nhân. Vì vậy, việc thay
đổi tên trong một số trường hợp là cần thiết, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến
tình cảm gia đình, gây sự hiểu nhầm. Trong khuôn khổ tiểu luận lớp “Bồi dưỡng
nghiệp vụ hộ tịch cho công chức Tư pháp hộ tịch” tôi chọn đề tài “Trình bày và
phân tích tình huống thực tế về cải chính hộ tịch trên địa bàn xã Lãng Sơn,

huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài viết bài tiểu luận cuối khóa.
Các giải pháp nêu ra trong chuyên đề sẽ gợi ý để vận dụng có hiệu quả
hơn trong việc giải quyết các tình huống tương tự có thể xảy ra trong thời gian
tới, góp phần vào việc xử lý hiệu quả các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý
nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn nói chung và về lĩnh vực hộ tịch nói
riêng. Với thời lượng và kiến thức có hạn, đề tài không thể tránh được những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp, phản biện của quý thầy cô để đề tài
được hoàn chỉnh và đạt được kết quả cao nhất.


2
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Ngày 4/9/2019, Công dân Nguyễn Văn Tài – thôn Đông Thượng, xã Lãng
Sơn có đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Lãng Sơn trình bày và đề nghị
cải chính tên cho con anh là Nguyễn Tài Phú – sinh ngày 14/12/2005 thành
Nguyễn Tài Phúc – sinh ngày 14/12/2005. Vì tên khi khai sinh và tên trong hồ
sơ giấy tờ như học bạ, bằng tốt nghiệp tiểu học,… của con anh bị sai lệch do
trước kia khi đi khai sinh anh khai sinh con anh tên là Nguyễn Tài Phú. Nhưng
khi phát hiện cụ cố nhà vợ anh cũng tên là Phú nên ông bà nội của Phú bắt anh
Tài phải đổi tên con là Phúc và tự thêm chữ c vào sau tên Nguyễn Tài Phú trong
bản sao giấy khai sinh. Tuy nhiên đến khi làm thủ tục chuyển trường cho con thì
trường mới đề nghị anh nộp bản chính giấy khai sinh của con trai và phát hiện ra
sự sai lệch tên này. Nên anh đã đến UBND xã Lãng Sơn để đề nghị sửa tên con
của anh trong Giấy khai sinh bản chính từ Nguyễn Tài Phú thành Nguyễn Tài
Phúc. Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã Lãng Sơn đã tiếp nhận và hướng dẫn anh
thực hiện các trình tự thủ tục để cài chính tên cho con anh Tài.
1.2. Mô tả tình huống
Anh Nguyễn Văn Tài đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành
chính xã Lãng Sơn trình bày với cán bộ tiếp nhận lĩnh vực hộ tịch sự việc như

sau: trước đây, khi đăng ký khai sinh cho con tại UBND xã Lãng Sơn, con trai
của anh được đặt tên là Nguyễn Tài Phú – sinh ngày: 14/12/2005. Đến năm
2011, bên họ ngoại tìm thấy mộ của cụ cố chết từ ngày xưa, theo di vật để lại
cũng tên tên là Phú, vì sợ kiêng cho cháu đích tôn nên ông bà nội của cháu Phú
yêu cầu cả họ gọi lái tên cháu Phú thành Phúc đồng thời buộc anh Tài phải đi
sửa tên con trong Giấy khai sinh thành Phúc. Không muốn làm trái ý cha mẹ nên
anh Tài đã tự điền thêm chữ “c” vào sau chữ Phú ở trong bản sao Giấy khai sinh
của con, riêng bản chính Giấy khai sinh vẫn để nguyên tên là Phú. Khi con đến
tuổi đi học, anh Tài đã nộp bản sao Giấy khai sinh của con mang tên Nguyễn Tài
Phúc cho nhà trường, do đó tất cả hồ sơ học bạ của con anh ở trường, sau này có
chứng minh thư, bằng tốt nghiệp tiểu học và một số giấy tờ khác đều mang tên
Phúc. Đến tháng 9 năm 2019, khi làm hồ sơ chuyển trường mới do bố mẹ cháu
chuyển nhà, nhà trường yêu cầu nộp bản chính Giấy khai sinh để đối chiếu thì
phát hiện tên của cháu trong bản chính Giấy khai sinh và học bạ khác nhau nên
yêu cầu anh Tài phải thay đổi tên trong bản chính Giấy khai sinh của cháu Phú
cho phù hợp với hồ sơ và học bạ của cháu. Sau khi nghe anh Tài trình bày, cán
bộ tiếp nhận lĩnh vực hộ tịch yêu cầu anh Tài quay về nhà trường đề nghị sửa
tên trong học bạ, cơ quan có thẩm quyền khác đã cấp giấy tờ, đính chính tên
theo đúng bản chính Giấy khai sinh cho thống nhất. Nhưng anh Tài thiết tha đề
nghị cán bộ tiếp nhận giúp anh làm theo yêu cầu của nhà trường bằng cách ghi
thêm chữ “c” vào trong bản chính Giấy khai sinh của cháu Phú. Anh cũng trình
bày thêm rằng vì cha mẹ anh không chấp nhận để cháu đích tôn mang tên là Phú
nên mong cán bộ giải quyết để gia đình không mâu thuẫn. Cán bộ tiếp nhận hộ
tịch sẽ hướng dẫn công dân như thế nào, đến cơ quan nào có thẩm quyền giải
quyết ?


3
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Mục tiêu giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra, đó là: Anh Tài muốn đổi
tên con thành Nguyễn Tài Phúc cho phù hợp với học bạ và một số giấy tờ khác
do việc đã tự chỉnh sửa tên trong bản sao Giấy khai sinh của con; tránh gây mâu
thuẫn trong gia đình do ông bà nội cháu không muốn cháu đích tôn mang tên
Phú. , tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua việc nâng cao trình độ,
năng lực của đảng viên, cán bộ công chức và người dân; kiến nghị để sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện pháp luật. Bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân theo quy
định của Nhà nước, cụ thể là quyền và lợi ích hợp pháp của cháu Nguyễn Tài
Phú về thống nhất tên trong các loại giấy tờ với Giấy khai sinh tạo điều kiện
thuận lợi trong học tập và công việc sau này. giải quyết hài hòa giữa tính pháp
lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội để cái lý, cái tình được dung hòa.
2.2. Cơ sở lý luận
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân, gia đình và chứng
thực;
- Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định hướng dẫn luật hộ tịch hiện tại là Nghị định 123/2015/NĐ-CP
ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ
tịch.
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015.
- Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Và một số văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền trong thực hiện
Luật Hộ tịch.
2.3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình huống
2.3.1. Nguyên nhân đối với công dân:
- Do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của công dân còn hạn chế.
- Nhận thức của người dân đối với quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch còn
hạn chế.

2.3.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch còn phức tạp: Mặc dù
công tác hộ tịch có vị trí, vai trò quan trọng đối với quản lý nhà nước và bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân như đã nêu ở trên, nhưng đến năm
2014 nhà nước ta mới ban hành Luật Hộ tịch và thời hạn có hiệu lực từ
01/01/2016. Mặc khác, trước đây có tới 06 Nghị định, 01 Thông tư liên tịch và
05 Thông tư cùng điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch nên tạo độ phức tạp, gây khó


4
khăn cho cơ quan hộ tịch khi áp dụng (khó nhớ, khó áp dụng), người dân cũng
khó phân biệt việc hộ tịch của mình sẽ được áp dụng theo văn bản nào.
Sự quan tâm và đầu tư cho công tác hộ tịch còn đồng đều. Một số địa
phương vẫn còn coi nhẹ công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có
địa phương chỉ tổ chức triển khai khi có những văn bản mới mà không định kỳ
tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ hộ tịch; chính vì không được kịp thời bồi dưỡng
nghiệp vụ nên số công chức mới thay không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Để giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch, đòi hỏi cán bộ thụ lý hồ sơ phải
chuyên sâu về chuyên môn để kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ, nhưng thực tế trình
độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia vào quy trình "một cửa", cụ thể là cán
bộ tiếp nhận hồ sơ còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn (người được bố trí
vào vị trí này thường là cán bộ văn phòng), nên trong trường hợp hồ sơ của
đương sự còn thiếu hoặc chưa đạt yêu cầu nhưng cán bộ tiếp nhận không phát
hiện được để hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ nên người dân phải đi lại
nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hộ
tịch hiện hành, thì có một số việc đăng ký hộ tịch phải giải quyết ngay (như
đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, cấp lại bản chính Giấy khai sinh, cấp bản sao
giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch…) nếu cứ áp dụng theo quy trình nộp hồ sơ cho bộ
phận một cửa, bộ phận một cửa chuyển cho phòng hoặc cán bộ chuyên môn
kiểm tra hồ sơ… thì không thể bảo đảm trả kết quả cho công dân ngay trong

ngày.
Mặc dù việc đăng ký hộ tịch bằng điện tử đã được triển khai trên toàn
tỉnh, nhưng mức độ còn rất hạn chế. Phương thức đăng ký hộ tịch hiện nay chủ
yếu bằng công nghệ, bằng phần mềm điện tử. Tuy nhiên việc áp dụng chưa cao,
do trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch còn
hạn chế, phải kiêm nhiệm nhiều công việc một lúc, không có thời gian tìm hiểu
chuyên sâu lĩnh vực mà mình phụ trách nên chưa thực sự nắm bắt được trình tự
cách thức làm việc của những phần mềm hộ tịch, phần mềm cải chính hộ tịch,…
Mặt khác việc quy định về ghi sổ và cấp giấy tờ hộ tịch chưa khoa học (không
có sổ hộ tịch chung và cũng không có một loại giấy tờ hộ tịch chung cấp cho cá
nhân trong đó tích hợp mọi thông tin về hộ tịch của cá nhân).
2.4. Hậu quả
- Hậu quả trực tiếp: Ở tình huống trên: cháu Nguyễn Văn Phú khi đi học
các thông tin bằng cấp, học bạ, một số giấy tờ khác sẽ theo thông tin như bản
chính Giấy khai sinh; nhưng vì người cha tự ý sửa trong bản sao Giấy khai sinh
vì thế mà nội dung thông tin của giấy tờ và bản chính Giấy khai sinh không
thống nhất.
- Hậu quả gián tiếp: Các thông tin khác công dân phải dựa trên bản chính
Giấy khai sinh. Giấy khai sinh còn có ý nghĩa, giá trị trong suốt cuộc đời của
mỗi người, đặc biệt là trong việc chứng minh độ tuổi, quan hệ cha mẹ và con cái
hay chứng minh quyền thừa kế tài sản … khi anh Tài tự ý sửa trong bản sao
Giấy khai sinh của con là vi phạm quy định của pháp luật.


5
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu xử lý tình huống không nằm ngoài việc thực hiện đầy đủ các
quyền lợi của công dân, mang lại sự thuận tiện cho công dân; đảm bảo được
quyền và nghĩa vụ cho công dân; không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người

được thay đổi, không gây mất thời gian đính chính các giấy tờ khác đã được cấp
khi đi học. Tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước. Giúp cho
chính quyền thấy được tầm quan trọng của công tác Tư pháp - hộ tịch, từ đó
thực hiện nhanh chóng trong việc quản lý và theo dõi chặt chẽ mọi người thuộc
thẩm quyền quản lý của mình.
3.2. Đề xuất giải pháp xử lý tình huống
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015; Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20
tháng 11 năm 2014; Nghị định hướng dẫn luật hộ tịch hiện tại là Nghị định
123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư
pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015.
* Lựa chọn giải pháp hợp lý: Qua phân tích tình huống trên và đối chiếu
với những quy định của Pháp luật, thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch của cháu
Nguyễn Tài Phú có thể giải quyết theo các phương án sau:
Phương án 1: Việc đăng ký khai sinh cho con của anh Nguyễn Văn Tài đã
được thực hiện đúng pháp luật tại UBND xã Lãng Sơn; họ tên hợp pháp của
cháu được xác định là Nguyễn Tài Phú theo nguyên tắc quy định tại Điều 26 Bộ
luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu
có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”.
Để có sự thống nhất giữa Giấy khai sinh và các giấy tờ khác thì nhà trường đã
cấp học bạ, bằng tốt nghiệp Tiểu học cho cháu Phú để làm căn cứ thực hiện việc
đính chính tên trong các giấy tờ đó từ Phúc thành Phú theo nguyên tắc quy định
tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP: “Cải chính hộ tịch theo quy
định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc
trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác
định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu
đăng ký hộ tịch”. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ
đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha,
mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”. Do đó để thống nhất

thông tin thì vẫn giữ nguyên tên Phú; các giấy tờ khác sẽ thay đổi theo đúng tên
đã được ghi trong bản chính Giấy khai sinh.
* Ưu điểm:
- Giải quyết thống nhất nội dung ghi đúng như trong bản chính Giấy khai
sinh của cháu Phú.
- Đúng như tên khai sinh ban đầu của cháu đã được đăng ký tại UBND xã
Lãng Sơn do bố cháu đi đăng ký khai sinh.


6
* Nhược điểm
- Việc đính chính tên trong các giấy tờ khác theo tên khai sinh của cháu
Phú sẽ phức tạp, nhiều thủ tục; do phải đi từng cơ quan đã cấp giấy tờ đó để
đính chính tên từ Phúc thành Phú.
- Gây phiền hà, mất nhiều thời gian của công dân.
- Nếu công dân đi tuyên truyền cách làm trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của Nhà nước.
Phương án 2: Theo nguyện vọng của anh Tài trình bày với cán bộ hộ tịch
xã là muốn được đổi tên con mình từ Nguyễn Tài Phú thành Nguyễn Tài Phúc.
Lý do anh Tài tự sửa tên con trai từ Phú thành Phúc là do cha mẹ anh (tức ông
bà nội của cháu Phú) không muốn cháu đích tôn của mình mang tên đó. Việc
cháu Phú không được đổi tên có thể dẫn đến mâu thuẫn, ảnh hưởng đến tình cảm
gia đình Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự về “Quyền
thay đổi họ, tên: 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu
của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến
tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó,…”.
Từ khi cháu đi học đã sử dụng tên Phúc, các giấy tờ đều mang tên Phúc;
vì thế thay đổi tên từ Phú thành Phúc sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cháu.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự thì chủ thể có quyền

yêu cầu thay đổi tên là người có họ, tên đó (trong trường hợp này là cháu Phú).
Vì cháu mới 14 tuổi nên cha mẹ với tư cách người đại diện theo pháp luật có thể
đứng ra thực hiện việc yêu cầu đổi tên vì lợi ích của cháu Phú theo hướng dẫn
tại Điều 27, 28 và 29 Luật Hộ tịch. Tuy nhiên vì cháu Phú đã gần đủ 14 tuổi nên
việc đổi tên phải có sự đồng ý của cháu, thể hiện trong Tờ khai và được thực
hiện ở Phòng Tiếp nhận và trả kết quả UBND xã mà trực tiếp là Công chức Tư
pháp – Hộ tịch xã sẽ là người tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn anh Tài thực hiện
việc cải chính hộ tịch cho cháu Phú.
* Ưu điểm:
- Tạo sự đồng thuận ông bà nội, bố mẹ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp cho cháu Phú. Giải quyết dứt điểm những sai sót do anh Tài tự ý sửa
tên cháu Phú trong bản sao Giấy khai sinh; nâng cao hiểu biết của người dân về
những quy định liên quan đến thay đổi hộ tịch.
- Tiết kiệm được thời gian, cắt giảm được nhiều khâu thủ tục khác nhau.
- Công dân được thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Không
phải đính chính các giấy tờ khác, chỉ cần 01 thủ tục là thay đổi hộ tịch.
- Góp phần tuyên truyền cho những người xung quanh để thực hiện quy
định về đăng ký hộ tịch.
- Giúp tạo ra nguồn dữ liệu cho việc thống kê dân cư của Nhà nước để
thực hiện việc theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân.


7
* Nhược điểm: Phương án này cần sự đồng ý của cả cháu Phú nên cần sự
có mặt của cháu Phú tại phòng tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã để thực
hiện việc xác nhận cháu Phú có nguyện vọng thay đổi tên.
3.3. Lựa chọn giải pháp xử lý
Trong 2 phương án trên thì phương án 2 sẽ là phương án hợp lý. Vì
phương án này khắc phục được việc tự ý sửa tên con trong bản sao Giấy khai

sinh của anh Tài, chỉ cần làm 01 thủ tục là thay đổi tên trong bản chính Giấy
khai sinh của cháu Phú là được.
- Phương án đã đảm bảo được quyền và nghĩa vụ cho công dân.
- Không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thay đổi, không
gây mất thời gian đính chính các giấy tờ khác đã được cấp khi đi học.
- Giúp cho chính quyền thấy được tầm quan trọng của công tác Tư pháp hộ tịch, từ đó thực hiện nhanh chóng trong việc quản lý và theo dõi chặt chẽ mọi
người thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
- Tạo ra nguồn dữ liệu cho việc thống kê dân cư của Nhà nước để thực
hiện việc theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho công dân.
- Phương án 2 có tính khả thi cao nhất, không phải thực hiện nhiều thủ tục
vì thế việc giải quyết sẽ không mất nhiều thời gian, đảm bảo được quyền lợi của
cháu Phú.
Cụ thể về tổ chức thực hiện:
Căn cứ điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 3
của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015;
1. Người yêu cầu thay đổi hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định),
xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi và các giấy tờ liên
quan để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch. Việc thay đổi hộ tịch cho cháu
Phúc, cháu Phúc mới gần đủ 14 tuổi là người chưa thành niên sẽ được thực hiện
theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với việc thay đổi họ, tên cho
người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó ở đây là cháu Phú,
được thể hiện trong Tờ khai.
2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu
thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu
nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ
sung hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp
nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay
đổi hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp – Hộ

tịch xã sẽ ghi vào Sổ đăng ký thay đổi hộ tịch và tham mưu cho Lãnh đạo
UBND xã ký Trích lục thay đổi hộ tịch cho công dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã ký và cấp cho đương sự một bản trích lục cải chính hộ tịch. Trường hợp cần
phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 3 ngày.


8
IV. KIẾN NGHỊ
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những
vấn đề còn tồn tại trong công tác hộ tịch; trong thời gian tới cần tập trung vào
những giải pháp sau đây:
1. Lập Sổ bộ hộ tịch và cấp Sổ hộ tịch cá nhân:
Để khắc phục tình trạng dữ liệu hộ tịch của cá nhân bị phân tán, không kết
nối được với nhau thì cần cải tiến sổ hộ tịch và phương thức đăng ký, quản lý hộ
tịch. Theo đó, cần lập Sổ bộ hộ tịch (do cơ quan nhà nước quản lý) và cấp Sổ hộ
tịch cá nhân (do cá nhân công dân giữ để sử dụng khi cần chứng minh tình trạng
hộ tịch của mình). Sổ bộ hộ tịch được lập và Sổ hộ tịch cá nhân được cấp khi
công dân đăng ký khai sinh và các sự kiện hộ tịch phát sinh sau khi đăng ký khai
sinh như: kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch...
cũng sẽ phải được ghi vào Sổ bộ hộ tịch và Sổ hộ tịch cá nhân.
2. Cấp số định danh công dân
Hiện nay, khi các cơ quan nhà nước, các tổ chức cấp các loại giấy tờ liên
quan đến nhân thân của mỗi cá nhân để sử dụng thường dùng nhiều số khác
nhau (Số chứng minh nhân dân, Số Hộ chiếu, Mã số thuế…) nên không có sự
thống nhất, kết nối với nhau dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý xã hội. Dự
thảo Luật cần quy định việc cấp số định danh công dân cho công dân Việt Nam
và số này sẽ Tiểu luận tình huống: “Thay đổi hộ tịch” được ghi vào Sổ bộ hộ
tịch, Sổ hộ tịch cá nhân; theo đó, các số Chứng minh nhân dân, mã số thuế…
của cá nhân cũng sẽ lấy theo số này; từ đó, mỗi cá nhân chỉ cần có một số duy
nhất trong đời để thực hiện các giao dịch liên quan.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử:
Cần xác định, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là một yêu cầu bức
thiết hiện nay. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý hộ tịch, đặc biệt là trong thống kê, báo cáo số liệu đăng ký hộ tịch để
phục vụ chính xác, kịp thời cho việc xây dựng, hoạch định chính sách kinh tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh và trong tra cứu thông tin biến động hộ tịch theo yêu
cầu của người dân.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền:
Cần coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ không thể thiếu của chính
quyền các cấp; nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, đặc biệt là bà
con thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa là đòi hỏi cấp bách, cần được
thực hiện thường xuyên. Để thu hút sự tham gia của bà con, cần có những tài
liệu chuẩn phục vụ công tác tuyên truyền, trong đó lưu ý trình độ của bà con
theo từng vùng (tránh việc đọc văn bản), bên cạnh đó cũng cần đầu tư những
khoản kinh phí cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền, để bảo đảm hiệu
quả của công tác tuyên truyền.
5. Tăng cường bảo đảm các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất cho
các cơ quan Tư pháp.


9
Các cấp chính quyền địa phương cần xác định rõ ý nghĩa và tầm quan
trọng của công tác hộ tịch trong việc góp phần xây dựng các chính sách về kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình để quan tâm,
đầu tư hơn cho công tác này. Cần dành kinh phí nhất định cho việc mở các lớp
tập huấn, các đợt tuyên truyền để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ đăng
ký hộ tịch của mình. Tại các xã, phường, thị trấn cần trang bị đầy đủ phương
tiện làm việc (máy tính), tủ lưu hồ sơ, sổ hộ tịch, bố trí địa điểm tiếp dân...
6. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa
cho người dân khi có yêu cầu đăng ý hộ tịch

Thực hiện yêu cầu cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa quy
trình, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm bớt chi phí và phiền hà cho công dân
khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, để người dân thực sự được hưởng lợi
từ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đòi hỏi trước hết là các công chức trực
tiếp giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân phải là những người có đạo
đức, có tâm với nghề; thực hiện đúng chức trách của cán bộ công chức nói
chung và cán bộ làm công tác hộ tịch nói riêng đã được quy định cụ thể trong
pháp luật.
V. KẾT LUẬN
Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp UBND cấp xã thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch; đối với những xã,
phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có
cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư
pháp khác. Hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hộ tịch đã ngày càng
được tăng cường và đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực cho công tác đăng
ký và quản lý hộ tịch, cụ thể là:
- Tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho sự quản lý của Nhà nước về công
tác hộ tịch;
- Bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong
việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch;
- Bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời
gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch;
- Định hướng lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, phù hợp với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; góp phần
vào hội nhập quốc tế. Do các cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhận thức được
tầm quan trọng của công tác hộ tịch, nên đã quan tâm, đầu tư hơn cho công tác
tuyên truyền, qua đó, người dân đã nhận thức được việc đăng ký hộ tịch vừa là
quyền, vừa là nghĩa vụ của mình nên đã tự giác đi đăng ký, qua đó tỷ lệ đăng ký
hộ tịch đã được tăng lên. Quy định về đăng ký hộ tịch lưu động ở khu vực miền

núi, vùng sâu, vùng xa cũng đã được triển khai ở một số địa phương, qua mỗi
đợt đăng ký lưu động, đa số các sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn tại thời
điểm đó đã được đăng ký.


10
Đánh giá lại tình huống: Để hoàn thiện thủ tục thay đổi hộ tịch (đổi tên
cho con anh Tài). Ngày 04/9/2019 sau khi đã hỏi và được nghe hướng dẫn của
cán bộ tiếp nhận và trả hồ sơ UBND xã Lãng Sơn, anh Tài đã làm thủ tục thay
đổi hộ tịch và xuất trình các giấy tờ sau:
* Giấy tờ phải nộp:
1. Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu).
2. Bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi (để thực hiện ghi chú
nội dung thay đổi).
3. Bản photo CMND/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của người yêu cầu.
4. Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch như:
Bằng tốt nghiệp Tiểu học, học bạ của cháu Phú (nộp bản photo hoặc bản sao
chứng thực).
* Giấy tờ phải xuất trình:
1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người có yêu cầu (ở đây là
Chứng minh nhân dân của anh Tài).
2. Sổ hộ khẩu gia đình của anh Tài để xác định thẩm quyền đăng ký.
3. Giấy tờ làm căn cứ cho việc thay đổi (Bản chính Bằng Tốt nghiệp tiểu
học và học bạ của cháu Phú).
Sau khi xem xét hồ sơ, công chức Tư pháp – Hộ tịch xã sẽ kiểm tra và thụ
lý hồ sơ, tham mưu Lãnh đạo UBND xã ký Trích lục cải chính hộ tịch từ
Nguyễn Tài Phú thành Nguyễn Tài Phúc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.



×