Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SANG KIEN CCHC 2018-xong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.89 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: …………………………………………………………………………..
Chúng tôi ghi tên dưới đây:

STT

Họ và tên

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi công
tác

Chức
danh

Trình
độ
chuyên
môn

Tỷ lệ
(%)
đóng
góp


vào
việc
tạo ra
SK

01

50%

02

50%

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính của huyện Đồng Hỷ giai đoạn
2017-2020, định hướng đến năm 2025”.
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) huyện Đồng
Hỷ, giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 01 tháng 5 năm 2017
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến:
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, các bộ ngành địa phương,
trong đó một số văn bản quan trọng gồm:
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu

cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;


- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Nghị
định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một
của, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Thông tin và Truyền thông, tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói
riêng thời gian qua đã ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch nhằm tăng
cường ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, cụ thể:
- Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh về việc
thông qua và phê duyệt đề án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê
duyệt “Đề án cải cách hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20162020”; Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên
triển khai thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
- Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 25/02/2016 của UBND huyện Đồng Hỷ
về thực hiện Đề án cải cách hành chính tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020; Kế
hoạch số 126/KH-UBND ngày 12/12/2017 về ứng dụng CNTT trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước huyện Đồng Hỷ năm 2018; Kế hoạch số 62/KH-UBND
ngày 11/6/2018 về nâng cao chỉ số cải cách hành chính huyện Đồng Hỷ năm 2018.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác cải cách
TTHC, căn cứ vào tình hình thực tế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp “Ứng
dụng CNTT trong công tác cải cách TTHC của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 20172020, định hướng đến năm 2025”, góp phần củng cố, nâng cao trách nhiệm phục
vụ người dân, thực hiện các quy tắc ứng xử và đạo đức văn hóa công sở của cán
bộ, công chức, viên chức, việc chấp hành quy chế làm việc, quy trình công tác và
thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc
huyện.
3.2. Các giải pháp chủ yếu:

a) Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu tầm quan
trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước.
- Hơn ai hết Người cán bộ quản lý phải thông suốt về nhận thức sự cần thiết
phải ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước; chính vì vậy bản thân người cán bộ
quản lý phải nhận thức đúng đắn và có thái độ học tập, tìm hiểu, tích lũy kinh
nghiệm nghiêm túc mới có thể tổ chức thực hiện được việc ứng dụng CNTT trong
2


quản lý; tránh tư tưởng ngại khó khi thấy yêu cầu quá cao, đồng thời cũng tránh tư
tưởng nóng vội khi mình chưa đủ điều kiện; chỉ khi nhận thức đúng và có quyết
tâm thì mọi khó khăn mới có thể từng bước tháo gỡ và đi đến thành công.
- Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhận thức
đúng và thực hiện; việc ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước trong điều kiện
cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực hiện tại là việc làm khó khăn lại càng rất
cần công sức và trí tuệ của tập thể. Bởi vậy, cần làm tốt công tác vận động, tuyên
truyền về sự cần thiết việc ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước.
b) Đầu tư và xây dựng những điều kiện để ứng dụng CNTT trong quản lý
Nhà nước.
* Xây dựng kế hoạch khoa học: Xây dựng kế hoạch là bước quan trọng có
tính quyết định sự thành công hoặc thất bại của mọi công việc; đầu tư điều kiện để
ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước càng phải có kế hoạch khoa học. Trong
đó cần tập trung vào các nội dung chính như:
- Nghiên cứu các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ của cấp trên, quy định và yêu cầu việc ứng dụng CNTT trong quản lý
Nhà nước.
- Điều tra nắm rõ tình hình, các điều kiện liên quan đến việc ứng dụng
CNTT; chất lượng đội ngũ; các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị...
- Sau khi nắm kỹ tình hình và các điều kiện, người cán bộ quản lý cần dự
báo được khả năng thực hiện, các nguồn đầu tư về tài chính, tranh thủ ý kiến của

tập thể để chọn những giải pháp tối ưu để đạt được kết quả cao và nhanh nhất.
Những điểm cần chú ý khi thực hiện xây dựng kế hoạch:
- Những nội dung chính cần hoạch định để thực hiện; phải xác định được
trong các nội dung đầu tư điều kiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà
nước, nội dung nào cần ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện ngay; nội
dung nào cần có lộ trình, thời gian chuẩn bị để các điều kiện đầu tư đạt được hiệu
quả cao nhất.
- Phân công người phụ trách từng công việc cụ thể, tránh hình thức, chung chung.
- Định rõ thời gian phải thực hiện và hoàn thành từng nội dung trong kế
hoạch, cụ thể hoá các công việc đó trong kế hoạch hàng tháng, từng năm.
- Chọn những giải pháp khả thi, cụ thể; không nên làm kế hoạch với những
giải pháp chung chung.
3


* Các giải pháp đầu tư xây dựng các điều kiện:
- Xác định nguồn đầu tư: Hiện nay, nguồn đầu tư chủ yếu là từ ngân sách, các
chương trình mục tiêu, dự án do vậy việc sử dụng nguồn kinh phí trong định mức
cho phép của ngân sách được bố trí hàng năm sao cho đạt hiệu quả cao nhất là một
việc cần phải cân nhắc và có kế hoạch rõ ràng; cần có phương án thu hút các nguồn
đầu tư khác đặc biệt là các nguồn tài trợ, các dự án hỗ trợ phát triển…; đặc biệt
khuyến khích mỗi cá nhân cán bộ công chức tự mua sắm, bổ sung thêm các phương
tiện kỹ thuật cá nhân đáp ứng nền tảng công nghệ mới để học tập, nghiên cứu.
- Tham quan, học hỏi và rút kinh nghiệm: Tổ chức tham quan, học hỏi, rút
kinh nghiệm từ các đơn vị khác, đặc biệt là việc học tập, bồi dưỡng kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ công tác, khả năng làm việc theo nhóm của cán bộ, công
chức; việc đầu tư, trang bị các linh kiện thiết bị, hệ thống điện, điện tử phần cứng,
hệ thống phần mềm phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử, tránh tình trạng đầu
tư dàn trải, không trọng tâm, không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật dẫn tới việc phải tu
sửa, mua sắm, trang bị lại.

- Phát huy hiệu quả sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị: Đây là
vấn đề quan trọng và không dễ thực hiện, bởi đầu tư nhiều nhưng không sử dụng
được hoặc thiếu sự bảo quản, duy trì thì không đem lại kết quả và mất lòng tin. Để
phát huy được hiệu quả sử dụng của trang thiết bị, cơ sở vật chất phần cứng, phần
mềm, điều quan trọng là người cán bộ quản lý, quản trị phải biết tự học hỏi, bổ
sung kiến thức mới, đồng thời cần tính toán thật kỹ nguồn kinh phí duy trì, bảo
dưỡng phần cứng, phương hướng phát triển liên thông nội dung, chất lượng cung
cấp dịch vụ sao cho vừa đáp ứng được mục tiêu quản lý nhà nước của các cấp lãnh
đạo, vừa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, vừa
phục vụ tốt nhu cầu của tổ chức, công dân.
* Quản lý và chỉ đạo việc ứng dụng CNTT: Việc ứng dụng CNTT trong quản
lý và chỉ đạo rất đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên trong những năm
qua mới dừng lại ở các hoạt động như sau:
- Lưu trữ thông tin, báo cáo:
Hiện nay đại đa số các cơ quan, đơn vị sử dụng máy tính để lưu trữ thông
tin, báo cáo, tuy nhiên việc lưu trữ như thế nào cho khoa học, dễ tìm kiếm và đáp
ứng được yêu cầu quản lý, bảo mật, an toàn thì không phải cán bộ, công chức, viên
chức nào cũng có thể thực hiện được. Chính vì vậy, nguy cơ mất mát dữ liệu lưu
trữ, lộ lọt thông tin khi máy tính bị hỏng, hoặc bị nhiễm virus, trojan, malware,
phương tiện lưu trữ bị lỗi… vẫn xảy ra.
4


Việc tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính đòi hỏi theo một trật tự quy
định. Mọi thông tin phải được lưu trữ trong ổ đĩa khác ổ đĩa cài đặt hệ điều hành
(tránh sự cố phải cài lại hệ điều hành máy tính sẽ mất thông tin), có thư mục cho
việc chung, việc riêng, trong thư mục việc riêng là các thư mục con chứa tên riêng,
trong mỗi thư mục của cá nhân chia thành các thư mục chứa các loại thông tin khác
nhau; đối với hồ sơ báo cáo của cơ quan cũng phải được tổ chức lưu trữ một cách
khoa học, các báo cáo được đánh số theo thứ tự thời gian, tiện cho việc tìm kiếm

và sử dụng lâu dài. Định kỳ sao lưu dữ liệu lưu trữ đảm bảo an toàn, an ninh và
bảo mật dữ liệu theo quy định.
- Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử (email):
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Cán bộ, công
chức, viên chức chỉ dùng hòm thư điện tử công vụ, không sử dụng các hòm thư sử
dụng các tên miền miễn phí như gmail, yahoo, hotmail,… trong việc gửi, nhận
thông tin trong quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ để tránh nguy cơ mất an
toàn, an ninh mạng, lộ, lọt thông tin.
- Sử dụng Kênh điều hành tác nghiệp:
“Hệ thống quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành” đã cải tiến quy trình
nghiệp vụ, tăng cường hiệu quả công tác quản lý và điều hành tác nghiệp trong các
phòng, ban ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, nâng cao chất lượng điều hành tác
nghiệp góp phần hiện đại hoá nền hành chính nhà nước. Các chức năng: chuyển
công văn đi - đến, lưu trữ văn bản, lập kế hoạch công tác, phân công công tác,
thông tin tuyên truyền... giữa các phòng, ban, ngành trong toàn huyện với nhau và
trong nội bộ mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua mạng Internet giúp cho
đội ngũ cán bộ, công chức đổi mới phong cách, lề lối làm việc, việc tiếp nhận
thông tin và xử lý công việc hàng ngày nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời góp phần
giảm chi phí trong việc in ấn tài liệu, chuyển phát văn thư, dễ dàng lưu trữ, tìm
kiếm, thống kê…
- Sử dụng Cổng thông tin điện tử (Website): Để cán bộ, công chức, viên
chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương cập nhật, trao đổi, khai thác thông tin,
đồng thời tuyên truyền, giới thiệu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước; là nơi giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất và người Đồng Hỷ, huyện đã phối
hợp với VNPT Thái Nguyên thực hiện nâng cấp Cổng thông tin điện tử của huyện,
xây dựng Trang Thông tin điện tử 15 xã, thị trấn, kết nối liên thông với Cổng
Thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ giao 3 cơ
quan (Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh
5



- Truyền hình huyện) thường trực cập nhật thông tin, bài viết và hình ảnh về các
hoạt động chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
* Hiện đại hóa hạ tầng, trang thiết bị CNTT đồng bộ
- Triển khai hạ tầng Trung tâm dữ liệu tập trung, dùng chung, đáp ứng yêu
cầu triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, điều hành và các ứng dụng
CNTT dùng chung toàn huyện.
+ Hạ tầng trung tâm dữ liệu gồm 2 khu vực: khu vực đặt tại UBND huyện (dự
kiến phục vụ 30% yêu cầu ứng dụng CNTT và sử dụng cho sao lưu, dự phòng), khu
vực thuê dịch vụ ở các nhà cung cấp (dự kiến phục vụ 70% yêu cầu ứng dụng
CNTT, ưu tiên sử dụng cho những ứng dụng CNTT đòi hỏi băng thông lớn, hạ tầng
đồng bộ, ổn định và chất lượng dịch vụ cao). Có giải pháp đồng bộ giữa 2 khu vực
trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo hiệu năng và hiệu quả phục vụ hệ thống.
+ Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:
Kết hợp đầu tư (phòng máy chủ đặt tại UBND huyện, mua sắm trang thiết bị
cần thiết) và thuê dịch vụ hạ tầng tại các nhà mạng.
Tăng cường hợp tác với các nhà mạng (Viettel, VNPT, ..) để có sự hỗ trợ, tài
trợ, chính sách ưu đãi về dịch vụ hạ tầng trung tâm dữ liệu.
Phối kết hợp sử dụng các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng máy chủ có hiệu quả:
Nguồn ngân sách cấp cho huyện, dự án khác của sở, ngành.
Tổ chức thực hiện: Văn phòng HĐND và UBND huyện làm đầu mối triển
khai, chủ trì quản lý vận hành các trung tâm dữ liệu của huyện.
- Xây dựng hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP)
ngành giáo dục tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Hình thành nền tảng liên
thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số
1819/QĐ-TTg và Nghị quyết số 36a/NQ-CP.
- Triển khai hệ thống họp, hội nghị truyền hình trực tuyến dùng chung của
huyện kết nối với các xã, thị trấn phục vụ công tác chỉ đạo điều hành: Hệ thống
họp, hội nghị truyền hình trực tuyến dùng chung gồm 2 cấu phần: hạ tầng, bộ điều

khiển trung tâm (MCU) và các điểm kết nối tại huyện và điểm kết nối tại các xã,
thị trấn.
+ Việc đầu tư hệ thống tại huyện được sử dụng kết hợp nhiều nguồn lực: Ngân
sách địa phương và các nguồn tài trợ; việc đầu tư ở các địa phương, huyện đề nghị sở,
ngành của tỉnh hành văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật để kết nối được vào hệ
thống chung của tỉnh để định hướng đầu tư thiết bị đầu cuối ở các địa phương.
6


+ Tổ chức thực hiện: Văn phòng HĐND và UBND huyện làm đầu mối triển
khai, chủ trì quản lý vận hành kỹ thuật hệ thống hội nghị truyền hình của huyện.
- Triển khai các giải pháp, dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn an ninh thông tin
các hệ thống công nghệ thông tin của huyện.
Năm 2017 huyện đã đầu tư hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh mạng của Bộ
phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện; hằng năm có kế hoạch duy trì, vận hành ổn
định hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu lưu trữ theo quy định.
* Cung cấp dịch vụ công trực tuyến kết hợp triển khai tốt việc tiếp nhận và
trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích
- Nâng cấp, duy trì dịch vụ công trực tuyến đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ
tổ chức và công dân mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; làm
giảm thời gian, số lần người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà
nước thực hiện các TTHC.
- Tiếp tục triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 thuộc phạm vi
cung cấp của huyện theo lộ trình; thực hiện nhiệm vụ giao cho địa phương các cấp
tại Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về danh
mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thực hiện tại các bộ, ngành địa
phương năm 2017; Quyết định số 877/QĐ-TTg 2018 ban hành Danh mục dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong
các năm 2018-2019, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức,
doanh nghiệp, công dân khi giao dịch với UBND huyện Đồng Hỷ; tăng tính minh

bạch trong công tác thực hiện TTHC trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện chính
quyền điện tử tại tỉnh Thái Nguyên; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
và cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; làm cho hoạt động của UBND
huyện Đồng Hỷ phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, các phòng chuyên
môn thuộc huyện đã thực hiện rà soát, đánh giá 41 TTHC đáp ứng được yêu cầu kĩ
thuật để lập dự toán, đề xuất phương án đầu tư, cung cấp dịch vụ công mức độ 3
đối với 35 TTHC, mức độ 4 đối với 06 TTHC, đồng bộ với trục liên thông dịch vụ
công của tỉnh
- Để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho người
dân và tổ chức trong việc thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết,
UBND huyện đã thực hiện trả kết quả đối với 33 TTHC (công bố tại Quyết định số
1309/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên) qua dịch vụ Bưu
chính công ích từ tháng 11/2017, đồng thời ban hành văn bản đôn đốc, giao nhiệm
vụ các phòng, ngành liên quan tuyên truyền, treo áp phích, bảng thông báo, in tờ
7


rơi phát cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC; miễn giảm 50% giá cước đối
với tổ chức, công dân thuộc 6 xã đặc biệt khó khăn để tổ chức, công dân tiếp cận
với dịch vụ tiện ích này.
* Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng cho toàn thể cán bộ, CCVC
người lao động về an toàn thông tin trong môi trường làm việc số hóa.
- Bồi dưỡng kỹ năng nâng cao về ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức sử
dụng thành thạo các hệ thống CNTT của huyện, của ngành nhằm nâng cao hiệu
quả trong xử lý công việc hàng ngày và đáp ứng các yêu cầu đối với cán bộ công
chức của cơ quan nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ CNTT nâng cao cho cán bộ chuyên
trách về CNTT của huyện đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn an
ninh thông tin các hệ thống công nghệ thông tin của huyện.

3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính của
huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 là những kinh
nghiệm có giá trị cao về mặt thực tiễn đã được chúng tôi áp dụng rộng rãi trong
điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực của 13 cơ quan
chuyên môn, 07 đơn vị sự nghiệp, 15 xã, thị trấn và 30 đơn vị trên địa bàn huyện
đã mang lại những lợi ích thiết thực góp phần quan trọng vào việc nâng cao ứng
dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông
tin và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
- Phòng Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả
thực hiện; hàng năm báo cáo, đề xuất lãnh đạo huyện điều chỉnh trong trường hợp
cần thiết; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện; phối hợp với Phòng Tài chính Kế hoạch bố trí đủ ngân sách hàng năm triển khai các nhiệm vụ của, trình lãnh đạo
huyện phê duyệt.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông
tin và các đơn vị liên quan tham mưu huy để bố trí đủ nguồn kinh phí triển khai
thực hiện Đề án và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.

8


- Văn phòng HĐND và UBND chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành,
địa phương rà soát chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu TTHC toàn huyện để thống
nhất đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của huyện.
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị có liên quan
Căn cứ lộ trình cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng để
chủ động bố trí trang thiết bị, nguồn nhân lực CNTT, đào tạo cán bộ công chức để
đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đúng lộ trình đề ra.

Tổ chức triển khai, quán triệt đầy đủ các nội dung đến các ngành, đoàn thể,
và các đơn vị trường học thuộc huyện để cùng nhận thức đầy đủ trách nhiệm của
từng đơn vị trong việc tổ chức thực hiện.
5. Đánh giá lợi ích thu được:
Việc thực hiện sáng kiến “Ứng dụng CNTT trong công tác cải cách thủ tục
hành chính của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”
chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, cụ thể:
Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước luôn nhận được
sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo các cấp các ngành; theo đó nhận thức của cán bộ,
công chức về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý,
điều hành, cải cách TTHC được nâng lên rõ rệt.
Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước đã tạo được bước đột phá
trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan Đảng và Nhà
nước từ cấp xã trở lên; hệ thống mạng Lan trong các cơ quan, đơn vị đều được xây
dựng tương đối hoàn chỉnh và kết nối Internet băng thông rộng; hệ thống mạng các
cơ quan Đảng được kết nối trong mạng diện rộng với đường truyền tốc độ cao.
Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước đã bám sát và phục vụ
đắc lực các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính, có sự phối hợp tích cực
của các cấp, các ngành tham gia thực hiện.
Các phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung đã được triển khai, vận hành và
khai thác hiệu quả trên mạng diện rộng của Đảng, Nhà nước.
Ứng dụng CNTT mặc dù chưa được nhiều nhưng đã có những tác động nhất
định đến nhận thức của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức, đã tạo ra một
phương thức làm việc mới sử dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước,
nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức, đem lại hiệu quả công việc
trong điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, từng bước làm thay đổi thói
quen và lề lối làm việc cũ, tiến tới chuyển dần sang phong cách làm việc mới với
việc sử dụng máy tính và mạng.
9



* Kết quả đạt được năm 2018
Bằng các giải pháp cụ thể, cùng với việc tập trung huy động các nguồn lực,
sự vào cuộc của các phòng, ban, đơn vị, địa phương và sự đồng thuận cao của nhân
dân, kết thúc năm 2017 công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành
chính của huyện Đồng Hỷ đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể:
a) Công tác chỉ đạo điều hành: Lãnh đạo huyện luôn quan tâm sát sao tới
công tác cải cách TTHC, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành và thường
xuyên đôn đốc nhắc nhở các đơn vị chưa tích cực triển khai thực hiện tại các cuộc
họp giao ban hàng tháng.
b) Việc sử dụng hộp thư điện tử công vụ; chứng thư số và hệ thống quản lý
văn bản điều hành
- 100% cán bộ công chức, viên chức, lao động từ huyện, đến xã được cung
cấp tài khoản thư điện tử công vụ Thái Nguyên () và tài
khoản người dùng Hệ thống quản lý văn bản để trao đổi văn bản hành chính, công
vụ và sử dụng để điều hành;
- Có trên 90% văn bản điện tử được số hóa, ký số và phát hành điện tử trên hệ
thống quản lý văn bản; 15/15 xã, thị trấn cập nhật, sử dụng tốt hệ thống; việc gửi,
nhận văn bản được cán bộ, công chức cấp xã thực hiện kịp thời; Văn phòng HĐND
và UBND huyện có cán bộ hỗ trợ trực tuyến đối với các đơn vị có vướng mắc.
c) Cổng thông tin điện tử của huyện và các xã, thị trấn: Được duy trì hoạt
động ổn định, kết nối liên thông 3 cấp, thông tin kịp thời hoạt động chỉ đạo, điều
hành của lãnh đạo huyện và của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.
d) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cấp huyện và cấp xã
* Cấp huyện:
- Nhà làm việc Bộ phận Một cửa huyện được bố trí ở nơi thuận tiện, dễ tìm,
diện tích hơn 80m2; Hệ thống máy chủ, máy trạm, phần mềm Một cửa điện tử hoạt
động tốt, đáp ứng đầy đủ trang thiết bị làm việc cho cán bộ công chức, viên chức
làm việc; phục vụ công dân sử dụng, tìm kiếm, tra cứu thông tin, tại khu vực chờ,
bố trí 02 màn hình cảm ứng kết nối mạng Internet cung cấp thông tin, 01 máy quét

mã vạch tra cứu kết quả giải quyết TTHC, 01 hệ thống xếp hàng tự động; 01 máy
photocopy; 01 máy scan; 02 bàn viết; 04 ghế băng ngồi chờ; 10 ghế phục vụ công
dân nộp hồ sơ và lấy kết quả; hệ thống sổ sách theo dõi, phiếu hẹn đúng mẫu, sổ
đánh giá cán bộ công chức, số điện thoại đường dây nóng được niêm yết đúng quy
định. Đến tháng 10/2018, huyện đã đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho bộ phận Một
cửa cấp huyện với kinh phí 221.450.000 đồng.
10


- Đã thực hiện rà soát, niêm yết công khai 239 TTHC tương ứng 16 lĩnh vực
thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; theo dõi tiếp nhận, giải quyết
và trả kết quả giải quyết TTHC đối với 100% TTHC phát sinh hồ sơ; đến tháng
10/2018 đã hoàn thành rà soát 35 TTHC đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ công
mức độ 3 và 06 TTHC đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ công mức độ 4, lập tờ
trình, khái toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền thẩm định, dự kiến hoàn thành
đầu tư, cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 trong Quý IV năm 2018 đáp
ứng nhu cầu ứng dụng CNTT giải quyết TTHC của tổ chức, công dân.
* Cấp xã: Hiện nay 15/15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang sử dụng thử
nghiệm hệ thống phần mềm một cửa điện tử VNPT-iGate do VNPT triển khai; về
cơ bản, các xã, thị trấn bước đầu đã cập nhật hồ sơ, theo dõi trên hệ thống tuy
nhiên chưa đầy đủ; đến tháng 10/2018, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được
đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ công tác cải cách TTHC (trực tiếp là bộ phận một
cửa) với tổng kinh phí 827.750.000 đồng, đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất phục
vụ công tác của cán bộ, công chức và tổ chức, công dân; thực hiện sự hướng dẫn
về chuyên môn của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và kế hoạch triển
khai nâng cấp phần mềm một cửa điện tử cấp huyện, mở rộng phần mềm một cửa
cấp xã thống nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của UBND tỉnh, dự kiến quý IV
năm 2018 huyện sẽ đầu tư nâng cấp phát triển phần mềm một cửa điện tử cấp
huyện để đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu, cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, đồng thời triển khai hệ thống một cửa điện tử

đến 100% xã, thị trấn trên cơ sở mở rộng từ hệ thống phần mềm cấp huyện đã
được UBND tỉnh đầu tư, hiện đang duy trì và vận hành ổn định.
e) Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành công tác đào tạo nguồn
nhân lực CNTT đã có những chuyển biến tích cực. Hàng năm, huyện đều có kế
hoạch đào tạo nâng cao trình độ tin học, khả năng ứng dụng CNTT trong thực hiện
nhiệm vụ cho lãnh đạo, công chức, viên chức các phòng, ban, ngành, UBND các
xã, thị trấn... Qua đó hình thành được đội ngũ nhân lực có khả năng ứng dụng tốt
CNTT trong thực hiện nhiệm vụ.
- Các cơ quan đều có bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về
CNTT. Đội ngũ cán bộ Quản trị mạng của các đơn vị cơ bản có kiến thức về
CNTT, được đào tạo, tập huấn thường xuyên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên
viên, cán bộ nghiệp vụ từ cấp huyện đến cấp xã có kiến thức về tin học; sử dụng tốt
hệ thống máy tính, mạng máy tính và các thiết bị ngoại vi phục vụ công việc…
11


Kết quả đạt được trong công tác ứng dụng CNNT trong thời gian vừa qua là
minh chứng xác thực cho tính hiệu quả của việc thực hiện đồng bộ các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác “Ứng dụng CNTT trong công tác cải cách TTHC của
huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đồng tác giả

Đồng Hỷ, ngày
tháng
năm 2018
Người nộp đơn


xxxxxxxxxxxxxxx

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×