Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.24 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------

NGUYỄN THỊ THANH MAI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – NĂM 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------NGUYỄN THỊ THANH MAI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn

HÀ NỘI – NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Mai


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

2


BVR

Bảo vệ rừng

3

XHH

Xã hội hóa

4

LLN 2017

Luật Lâm nghiệp 2017

5

CĐDC

Cộng đồng dân cư

6

QL BV&PTR

Quản lý bảo vệ và phát triển rừng

7


QLNN

Quản lý nhà nước

8

UBND

Uỷ ban nhân dân

9

VPPL

Vi phạm pháp luật

10

PCCCR

Phòng cháy và chữa cháy rừng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng biểu

2.1


Hiện trạng TN rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn

2.2

Số vụ vi phạm quy định về BV&PT rừng phòng hộ trên điạ bàn
Huyện Quế Sơn giai đoạn 2015 – 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ ................................................................ 8
1.1. Các khái niệm ........................................................................................................... 8
1.2. Chính sách quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ .................................... 13
1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở cấp địa
phương .......................................................................................................................... 24
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM ............................................................................................................................. 32
2.1. Khái quát về hiện trạng rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng
Nam............................................................................................................................... 32

2.2. Thực tiễn việc thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên Huyện
Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam............................................................................................ 37
2.3. Đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên
Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam ................................................................................ 44
Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................................... 52


3.1. Phương hướng và mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện
Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam............................................................................................ 52
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng
hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam ........................................................ 53
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ i


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ
tương tác giữa sinh vật & môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh
tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão,
chống xói mòn đất...vvv) bảo tồn đa dạng sinh học, BVMT sống. Rừng còn giữ vai trò
đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc
sản rừng..vvv. Ngày nay, rừng đang đóng vai trò quan trọng trong môi trường sống, môi
trường phát triển, và có tác dụng lớn trong việc hấp thụ, lưu trữ CO2 hạn chế quá trình
thay đổi khí hậu trên trái đất. Tuy nhiên trên thực tế nguồn tài nguyên rừng đang dần bị

suy thoái. Những năm qua, ở Việt Nam nạn phá rừng, mất rừng, cháy rừng,..vv; ngày
càng nghiêm trọng, hàng ngàn hécta rừng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây
nên hiện tượng sa mạc hóa, làm nghèo đất tại nhiều ĐP. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt
các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển KT& XH và môi trường như gây ra lũ
lụt, hạn hán, gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng
khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực ngày càng đáng lo ngại, hơn
nữa hiện tượng suy thoái rừng đã làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác [19, tr.05].
Bởi vậy, BV&PT TN rừng luôn trở thành một yêu cầu và nhiệm vụ không thể trì hoãn
đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô
cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế
giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác BV& PT rừng.
Khác với tính chuyên biệt của rừng đặc dụng và rừng sản xuất, rừng phòng hộ đặc
trưng bởi tính đa mục đích, đảm nhận các chức năng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai và điều hòa khí hậu; đồng thời cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phát triển KT&XH ĐP và đời sống CĐDC sống gần rừng
[14, tr.27]. Nhà nước có chính sách QL về rừng phòng hộ với các nội dung về quản lý,
bảo vệ, phát triển, sử dụng và hưởng lợi từ rừng phòng hộ; đầu tư phát triển rừng phòng
1


hộ. Đối tượng thực hiện các chính sách này là CQNN, tổ chức, CĐDC, HGĐ, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức và cá nhân nước ngoài có liên
quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ tại Việt Nam. Việc
thực hiện các chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh
Quảng Nam đem lại nhiều kết quả tích cực rõ rệt nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít
những vấn đề đòi hỏi nghiên cứu để tìm ra giải pháp giải quyết.
Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam là huyện trung du, đồng bằng nằm về phía Tây
Bắc của TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên là 25.117,15 ha; trong đó,
diện tích đất lâm nghiệp là 11.514 ha, chiếm 45,5% diện tích tự nhiên trên địa bàn
Huyện. Tổng diện tích lâm nghiệp quy hoạch chức năng phòng hộ năm 2018 trên địa bàn

toàn Huyện Quế Sơn là 3.946,21 ha [29, tr.13]. Trong thời gian qua, công tác BV& PT
rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Công
tác BV& PT rừng phòng hộ ngày càng được XHH, giải quyết việc làm cho NLĐ, góp
phần thực thi hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế của Huyện
Quế Sơn.
Tuy vậy, công tác BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn vẫn còn
những hạn chế nhất định. Thực tiễn thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa
bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cho thấy rừng phòng hộ vẫn
tiếp tục bị khai thác trái phép, tình trạng phá rừng trái pháp luật đang diễn biến phức tạp,
chất lượng rừng phòng hộ ngày càng suy giảm; công tác giao đất lâm nghiệp còn chậm so
với nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm chính sách BV& PT rừng phòng hộ của các cơ quan chức năng chưa kịp thời và
kiên quyết. Đặc biệt, có một số xã/thị trấn trên địa bàn Huyện đã trở thành điểm nóng
trong thời gian gần đây được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trách
nhiệm QLNN về BV& PT rừng phòng hộ chưa rõ ràng, chưa đồng bộ; lực lượng quản lý,
BV&PT rừng phòng hộ còn hạn chế nhiều mặt.
Những bất cập nói trên đã làm hạn chế mặt tích cực của thực hiện chính sách BV&
PT rừng phòng hộ và cũng đặt ra nhu cầu nghiên cứu thấu đáo việc thực hiện chính sách
2


này dưới góc nhìn khoa học chính sách công. Đồng thời, qua rà soát các nghiên cứu mà
em tiếp cận được (trình bày ở mục 2 dưới đây) em thấy cho đến nay chưa có nghiên cứu
nào đề cập chuyên sâu về thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn
Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện chính
sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam” làm
chủ đề luận văn Thạc sỹ chính sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu các vần đế lý luận và thực tiễn liên
nghiên cứu về chính sách BV& PT rừng dưới nhiều cấp độ khác nhau. Có thể kể đến các

công trình tiêu biểu như sau:
- Luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực thi chính sách phát triển rừng bền vững
trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” của học viên cao học Trần Hữu Trước
thực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội năm 2019. Tại luận văn này,tác giả cũng đã đánh
giá và đưa ra một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Theo tác giả, trong những năm qua, công tác phát
triển lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Người dân đã thực sự quan tâm và
phát triển nghề rừng, đặc biệt là công tác trồng rừng. Tuy nhiên, hiện đời sống, cơ sở vật
chất, kết cấu hạ tầng của các xã và nhân dân trên địa bàn toàn huyện còn nhiều khó khăn.
Những khó khăn này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế chủ yếu dựa trên lâm
nghiệp và nhất là công tác phát triển rừng bền vững của huyện Hiệp Đức. Thực tế trên
đòi hỏi phải có những đổi mới trong công tác QLNN về BV& PT rừng ngay trên địa bàn.
- Luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực thi chính sách phát triển rừng trên địa
bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của học viên cao học Lê Văn Ni thực hiện tại
Học viện Khoa học Xã hội năm 2019. Tại luận văn này, tác giả đã phân tích thực trạng
thực hiện chính sách phát triển rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở
chỉ ra những tồn tại trong hoạt động phát triển rừng và nguyên nhân, cơ bản của những
tồn tại đó. Luận văn đã đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách phát
triển rừng phù hợp với điều kiện của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam;
3


- Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công “QLNN về XHH BV& PT rừng ở Tây
Nguyên” của NCS. Lê Văn Từ thực hiện tại Học viện Hành chính Quốc gia năm 2015.
Tại luận án này, theo tác giả thì hoạt động XHH BV& PT (BV&PT) rừng ở Tây Nguyên
hiện nay đang xảy ra theo những chiều hướng khác nhau, có những mặt tích cực nhưng
cũng xuất hiện những mặt thiếu tích cực. Về mặt tích cực, việc thu hút các thành phần
kinh tế và người dân tham gia BV&PT rừng thông qua giao đất, giao rừng, cho thuê rừng,
khoán quản lý BV&PT rừng giúp cho rừng được bảo vệ tốt hơn, góp phần đảm bảo sinh
kế cho người dân ĐP. Đồng thời, XHH lâm nghiệp đã phát huy và khai thác có hiệu quả

các nguồn lực của xã hội vào hoạt động BV&PT rừng. Tuy nhiên, quá trình XHH
BV&PT rừng ở Tây Nguyên đang lộ diện những bất cập và khó khăn, thách thức. Trong
quá trình triển khai các chính sách thu hút sự tham gia của người dân vào BV&PT rừng
còn lúng túng, chưa đồng bộ và không nhất quán trong quản lý, cách thức và quy trình
tiến hành. Chưa làm rõ được những vấn đề cơ bản của XHH như quyền sở hữu, sử dụng
và cơ chế hưởng lợi từ rừng. Nhà nước chưa có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời về cơ
chế, chính sách cho phù hợp với đặc thù của Tây Nguyên, QLNN về vấn đề này còn thiếu
chặt chẽ, thống nhất. Do vậy chưa tạo động lực thu hút người dân và các tổ chức tham
gia.
- Luận văn thạc sĩ quản lý công “QLNN về công tác BV&PT rừng tại tỉnh Quảng
Bình” của học viên cao học Nguyễn Thùy Vân thực hiện tại Học viện Hành Chính Quốc
gia năm 2017. Tại luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận cơ bản về QLNNtrong lĩnh vực BV&PT rừng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng
QLNN về công tác BV&PT rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2016.
Luận văn đã xuất những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm tăng cường QLNN
đối với lĩnh vực BV&PT rừng của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo có tầm nhìn
đến năm 2020.
- Luận văn thạc sĩ luật “BV& PT rừng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam“ của học viên cao học Arâl Hoàngthực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội
năm 2018. Trong phạm vi nghiên cứu đặt ra, Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về
4


BV&PT rừng theo pháp luật hiện hành. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động BV&PT rừng theo pháp luật hiện hành ở tỉnh Quảng Nam, tìm hiểu những nhân tố
tích cực và hiệu quả; phát hiện những thiếu sót, bất cập, hạn chế, cản trở và nguyên nhân
của nó. Luận văn đã đề xuất các quan điểm và các biện pháp nhằm BV&PT rừng theo
pháp luật hiện hành ở tỉnh Quảng Nam được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả.
Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về thực
hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam

được thực hiện dưới cấp độ luận văn/hoặc luận án khoa học chuyên ngành Chính sách
công. Do đó, đề tài “Thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện
Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam” là một đề tài mới, không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu
đã được công bố trước đây. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham
khảo hữu ích cung cấp tư liệu, kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn dưới góc
nhìn khoa học chính sách công để thừa kế, chắt lọc và nâng cao cho thực hiện đề tài luận
văn của em.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về chính sách BV& PT rừng phòng hộ và thực tiễn thực hiện
chính sách tại Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam để góp phần củng cố và làm sâu sắc
hơn cơ sở lý luận và đưa ra các khuyến nghị khoa học cho việc hoàn thiện chính sách
BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ.
- Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ tại huyện
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam thời gian qua và trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách BV& PT
rừng phòng hộ phù hợp với điều kiện của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời
gian tới.
5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa
bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam

- Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu về thực tiễn trong việc thực hiện chính
sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam từ năm
2015-2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương
của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước ta về quản lý, BV& PT rừng.
- Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp khảo sát thực địa: được sử dụng nhằm quan sát tại chỗ và thu thập
thông tin thực địa liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, gồm gặp gỡ, trao đổi và
phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế.
*Phương pháp phỏng vấn sâu: được dùng để đối thoại trực tiếp với đối tượng
nhằm thu thập thông tin và kiểm tra các giả định, cụ thể là một số cán bộ QLNN có
trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách, một số tổ chức, đoàn thể và người dân ĐP
để tìm hiểu sâu về một số nội dung trọng yếu của thực hiện chính sách BV& PT rừng
phòng hộ.
*Phương pháp thống kê: được sử dụng để thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu
thành bảng biểu thống kê, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá.
* Phương pháp phân tích chính sách: phân tích đi kèm với tổng hợp và chủ yếu
được sử dụng thông qua kỹ thuật phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức) để phát hiện vấn đề trong thực hiện chính sách từ đó làm căn cứ cho đề xuất giải pháp.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở kế thừa có phát triển, luận văn xác lập một số cơ sở
lý luận về thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ có thể áp dụng cho các ĐP khác
nhau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp các chứng cứ thực tiễn về thực hiện

chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam cùng
các vấn đề được phát hiện và đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách
BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn Huyện này. Các giải pháp này có giá trị tham khảo
hữu ích cho các nhà quản lý TN rừng ở ĐP.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu kham khảo thì kết cấu của luận
văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên địa bàn
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ trên
địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

7


CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Rừng phòng hộ, BV& PT rừng phòng hộ
1.1.1.1. Rừng phòng hộ
Khái niệm về rừng được đề cập trong LLN năm 2017 như sau:
“ Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi
sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc
một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật
trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên
vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên [18]”
Rừng phòng hộ gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao
gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, có rễ sâu, bền, chắc; rừng phòng hộ chắn

gió, chắn cát bay là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống gió hạn,
cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là rừng
phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ
các công trình ven biển; rừng phòng hộ BVMT nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống
ÔNMT trong các KDC, KĐT và KDL [19, tr.34]
Với tính chất quan trọng như trên thì rừng phòng hộ được phân theo mức độ xung
yếu bao gồm [19, tr.24]:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn.
Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các
dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các
lòng hồ và khu vực hạ du. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn gồm diện tích rừng và đất
lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là BV& PT
rừng phòng hộ đầu nguồn. Quy mô của rừng phòng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô
8


của lưu vực sông, hồ và việc QL về rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với công tác quản lý
tổng hợp lưu vực sông, hồ [13, tr.477].
- Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân là khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn
nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của CĐDC tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và
truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
- Rừng phòng hộ biên giới là khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên
giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của
cơ quan quản lý biên giới.
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát di động,
bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các KDC, KĐT, vùng sản xuất và các công trình
khác; Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng và đất lâm
nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là BV& PT rừng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và
các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái. Diện tích
rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo
quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là BV& PT rừng phòng hộ chắn sóng,
lấn biển
Theo quy định hiện hành (Điều 7, NĐ 156/2018/NĐ-CP), để được coi là khu rừng
phòng hộ thì phải đáp ứng các điều kiện sau [3]:
* Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu
chí sau đây:
- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ
1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;

9


- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay
mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất
dưới 30 cm.
* Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị
xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy
triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều
rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất
hằng năm vào trong đất liền;
- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng: chiều rộng của đai
rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng
cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là
30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc

vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
* Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn
sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
- Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn
sóng, lấn biển là 150 m;
- Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối
thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
- Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn
sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.
1.1.1.2. BV& PT rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ có vai trò quan trọng đặc biệt đối với môi trường sống và phát triển
KT& XH, là: (i) công cụ góp phần giảm lũ, tăng lưu lượng kiệt của sông suối; (ii) làm
chức năng chắn sóng, chắn gió và cát bay, bảo vệ cho đê biển, chống sự xâm nhập của
cồn cát vào đồng ruộng; (iii) làm chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường sinh
10


thái; (iv) là kho dự trữ và bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, là
ngân hàng bảo vệ các nguồn gen các loài động thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học [38]. Do
đó, BV& PT rừng phòng hộ trở thành mục tiêu “chiến lược” trong quá trình xây dựng và
hoạch định chính sách về BVMT bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đã có nhiều quan niệm khác nhau về BV& PT rừng. Theo TS. Lê Văn Từ thì “BV&
PT rừng” là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động vào rừng nhằm
phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng,
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ
gìn cảnh quan môi trường sinh thái, đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
tác động vào rừng để nâng cao diện tích và chất lượng rừng, tính giá trị đa dạng sinh học,
khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng thông qua
việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục

hồi rừng, cải tạo rừng nghèo [20, tr.87]. Có thể đồng tình với các định nghĩa sau: BV&PT
rừng là thực hiện việc bảo vệ và kiểm soát một cách có hiệu quả tình trạng suy thoái rừng
trên phạm vi cả nuớc, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi khai
thác sử dụng từngloại rừng; và Phát triển rừng là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kinh tế
để đẩy mạnh sản xuất sản phẩm rừng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội, yêu cầu thị
trường trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt hiệu quả kinh tế cao [5,
tr.11].
Thực tiễn cho thấy, BV& PT rừng phòng hộ có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với môi trường sống và phát triển KT& XH. Cụ thể:
- BV& PT rừng phòng hộ giữa vai trò là nhân tố quan trọng bảo vệ tài nguyên nước.
Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó
lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũgiảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy
quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận
lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong
đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa [7, tr.67];

11


- BV& PT rừng phòng hộ góp phần làm sạch không khí, giữ cho môi trường sống
của con người được trong lành là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe tốt
cho con người. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp,
hấp thụ cacbonnic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống. Rừng có tác dụng làm trong
sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác
dụng tiêu diệt vi trùng và gây bệnh trong không khí;
- BV& PT rừng phòng hộ sẽ được bảo đảm thực hiện chính sách phát triển
KT&XH, AN&QP, tình hình TTATXH tại ĐP được bảo đảm. Đặc biệt, BV& PT rừng
phòng hộ có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội ở khu vực biên giới. Khi BV& PT
rừng phòng hộ được thực hiện đúng đắn, đầy đủ, quy định của pháp luật, chính sách được
thực hiện nghiêm túc thì xã hội sẽ ổn định, tạo điều kiện cho phát triển KT&XH,

AN&QP, tình hình TTATXH được giữ vững. Ngược lại, khi BV& PT rừng phòng hộ
không được thực hiện đúng đắn, đầy đủ trên tất cả các hình thức thì TN rừng bị xâm hạ,
tình hình TTATXH vùng núi mất ổn định [5, tr.08].
1.1.2. Chính sách công, thực hiện chính sách BV& PT rừng phòng hộ
GS. Kraft and Furlong (2004) quan niệm: “Chính sách công là một quá trình hành
động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được
kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính
thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những
chương trình”. Trong nền hành chính nhà nước, chính sách công là bộ phận nền tảng
trọng yếu của thể chế hành chính, là cơ sở và chi phối các yếu tố cấu thành khác của nền
hành chính như: bộ máy hành chính; đội ngũ cán bộ - công chức; tài chính công.
Thực hiện chính sách công là một khâu hợp thành trong chu trình chính sách, là
quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước thể hiện cụ thể trong chính sách thành các kết
quả cụ thể, đạt được mục tiêu của chính sách thông qua hệ thống tổ chức và công cụ
QLNN với sự tham gia của các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị và các đối tượng
chính sách.
12


1.2. Chính sách quốc gia về BV& PT rừng phòng hộ
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu chính sách quốc gia về BV& PT rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ tài nguyên nước, đất, chống xói
mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần BVMT. Do vậy,
cần phải quản lý, BV& PT rừng phòng hộ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. BV& PT
rừng phòng hộ không chỉ bao gồm các hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai
thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh
học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng mà còn
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT.

BV&PT rừng là một nội dung của phát triển bền vững. Đó là trách nhiệm của mọi cơ
quan, tổ chức, HGĐ, cá nhân. Hoạt động BV& PT rừng phòng hộ phải bảo đảm nguyên
tắc QL về rừng bền vững; kết hợp BV& PT rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu
quả TN rừng [6, tr.34].
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách về BV& PT
rừng phòng hộ với quan điểm và mục tiêu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc BV& PT rừng phòng hộ gắn liền
với các chính sách phát triển KT&XH, đầu tư xây dựng CSH, phát triển nguồn nhân lực,
định canh định cư góp phần ổn định và cải thiện đời sống, tình hình TTATXH khu vực
biên giới, miền núi.
Thứ hai, Nhà nước đầu tư cho các hoạt động BV& PT rừng rừng phòng hộ thông
qua việc BV& PT các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu,
ứng dụng kết quả KHCN, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác BV&PT
rừng; xây dựng hệ thống QL về rừng, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến
TN rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư CSHT và trang bị
phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

13


Thứ ba, Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc BV& PT rừng thông qua chính sách hỗ
trợ việc xây dựng CSHT trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ
trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế
biến và tiêu thụ lâm sản.
Thứ tư, Nhà nước khuyến khích tổ chức, HGĐ, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở
những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các
ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách
miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay
vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm
sinh thái từng vùng.

Thứ năm, Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ
chức, HGĐ, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế
biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
Thứ sáu, Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản
xuất lâm nghiệp.
Để thực hiện các quan điểm và mục tiêu nêu trên, Nhà nước đã ban hành LLN năm
2017, NĐ 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của LLN và các văn
bản pháp luật khác có liên quan quy định nội dung về BV& PT rừng phòng hộ.
1.2.2. Các quy định chính sách liên quan
1.2.2.1. Chính sách chi trả dịch vụ BVMT rừng phòng hộ
Đây là một chính sách tạo ra cơ chế dịch vụ chi trả giữa những người sử dụng dịch
vụ BVMT rừng và những người cun ứng dịch vụ BVMT rừng rừng; nhằm XHH công tác
BV&PT rừng và phát huy các giá trị kinh tế của BVMT rừng trong hoàn cảnh nguồn tài
nguyên gỗ tự nhiên đã cạn kiệt và vốn NSNN đầu tư cho BV&PT rừng còn hạn chế. Dịch
vụ BVMT rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng. Chi trả
dịch vụ BVMT rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ BVMT
rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ BVMT rừng [8]. Theo quy định tại LLN năm
2017 thì có 05 loại dịch vụ BVMT rừng phòng hộ được chi trả. Theo quy định tại NĐ
14


156/2018/NĐ-CP thi hành một số điều của LLN thì các đồi tượng phải chi trả tiền dịch
vụ BVMT rừng phòng hộ và mức chi trả như sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn
và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất
thủy điện.
Mức chi trả tiền dịch vụ BVMT rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36
đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ BVMT rừng là
sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo HĐMB điện.
Số tiền phải chi trả dịch vụ BVMT rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định

bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả
dịch vụ BVMT rừng tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy
trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.
Mức chi trả tiền dịch vụ BVMT rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng
nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ
BVMT rừng là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho NTD.
Số tiền phải chi trả dịch vụ BVMT rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định
bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả
dịch vụ BVMT rừng tính trên 1 m3 nước (52 đồng/m3).
- Cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất
công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy
định hiện hành phải chi trả tiền dịch vụ BVMT về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản
xuất công nghiệp.
Mức chi trả tiền dịch vụ BVMT rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng
nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ BVMT
rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo
nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ
mua bán nước giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.
15


Số tiền phải chi trả dịch vụ BVMT rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định
bằng khối lượng nước (m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhân với mức chi trả
dịch vụ BVMT rừng tính trên 1 m3 nước (50 đồng/m3).
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao
gồm: các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn
uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và
các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch
vụ BVMT rừng của chủ rừng; phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh

quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng.
Mức chi trả tiền dịch vụ BVMT rừng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện
trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên
sử dụng dịch vụ BVMT rừng tự thỏa thuận.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn
phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng. Bộ NN&PT NN tổ chức
thí điểm đến hết năm 2020, tổng kết, trình CP quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi
trả, mức chi trả, BV&PT tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng.
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn,
con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi
trồng thủy sản;
Mức chi trả tiền dịch vụ BVMT rừng của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc
doanh nghiệp liên kết với các HGĐ, cá nhân nuôi trồng thủy sản tối thiểu bằng 1% tổng
doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do
bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ BVMT rừng tự thỏa thuận.
1.2.2.2. Chính sách BV& PT rừng phòng hộ gắn liền với chính sách giảm nghèo
nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.
NĐ số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của CP về chính sách BV& PT
rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc giai đoạn
16


2015-2020 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 2/11/2015 được kỳ vọng là một trong những
chính sách mang lại nhiều thay đổi, giúp người dân, nhất là các hộ nghèo có điều kiện cải
thiện sinh kế, từ đó quản lý, bảo vệ và gắn bó thực sự với rừng. Theo đó, cơ chế chính
sách về BV& PT rừng phòng hộ gắn liền với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và
hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
Thứ nhất, Hỗ trợ khoán BV&PT rừng
Đối tượng được hỗ trợ bao gồm: (i) HGĐ đồng bào dân tộc thiểu số, HGĐ người

Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT&XH khó khăn (khu vực II
và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí TTCP quy định, có thực hiện một
trong các hoạt động BV& PT rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng
rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất;
nhận khoán BV&PT rừng; (ii) CĐDC thôn được giao rừng tại các xã có điều kiện
KT&XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí TTCP
quy định, thực hiện BV&PT rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.
Mức hỗ trợ cho công tác giao khoán BV&PT rừng phòng hộ là 400.000
đồng/ha/năm với hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ tối đa là 30 héc-ta (ha)
một HGĐ. Bên cạnh đó, HGĐ và CĐDC còn được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách
nhiệm BV&PT rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Thứ hai, Hỗ trợ BV&PT rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
HGĐ và cộng đồng dân ngoài việc được hỗ trợ kinh phí BV&PT rừng là 400.000
đồng/ha/năm; còn được hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối
đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03
năm tiếp theo. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều
kiện thực tế của ĐP.
Thứ ba, Hỗ trợ tín dụng
Hầu hết các HGĐ và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng
dân tộc ở các tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao và vẫn sống dựa
vào rừng. Chính vì vậy tại một số ĐP rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá để lấy đất sản xuất
17


nông nghiệp. Cơ chế, chính sách để hỗ trợ hoạt động bảo vệ, và phát triển rừng, xóa đói
giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số dù được Đảng và Nhà nước quan tâm
nhưng nguồn nhân lực phân tán và chưa đủ mạnh để tạo nguồn thu nhập ổn định giúp
người dân yên tâm BV& PT rừng, sống được bằng nghề rừng. Hơn nữa, việc vay vốn từ
các ngân hàng thương mại thường có lãi suất cao, điều kiện và thủ tục vay hết sức khó
khăn (phải có tài sản thế chấp), thời gian cho vay ngắn, nên các HGĐ khó tiếp cận được

nguồn vốn. Chính vì thế NĐ số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của CP về
chính sách BV& PT rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào
dân tộc quy định các chính sách ưu đãi về hỗ trợ tín dụng cho người dân trồng rừng. Cụ
thể, Điều 7 NĐ số 75/2015/NĐ-CP quy định căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, ngoài
số tiền được hỗ trợ để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ, HGĐ được Ngân
hàng CSXH hoặc Ngân hàng NN&PT NN cho vay (không có tài sản bảo đảm) để trồng
rừng với hạn mức tối đa là 15.000.000 đồng/ha. Thời hạn cho vay kể từ khi trồng đến khi
khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm. Mức
lãi suất áp dụng chung là 1,2%/năm;
Có thể thấy trong điều kiện công tác giao khoán BV&PT rừng gặp nhiều khó khăn,
chưa mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống của người dân vẫn chưa thực sự được hưởng
lựi từ rừng dẫn đến rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá, chuyển đổi sang canh tác nộp nghiệp, thì
chính sách trên với những cơ chế hỗ trợ mới sẽ góp phần khuyến khích HGĐ nghèo tham
gia nhận giao rừng, khoán BV&PT rừng; đồng thời cải thiện sinh kế, giảm áp lực rừng.
1.2.2.3. Chính sách BV& PT rừng phòng hộ gắn liền với ứng phó biến đổi khí hậu
Thời gian qua, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống và
đang trở thành mối lo ngại đối cả nhân loại. Vì vậy, chủ động ứng phó với vấn đề này là
chủ trương mà các cấp, các ngành quan tâm, triển khai thực hiện. Trong đó, việc phát
triển rừng trồng ven biển, thượng nguồn tạo môi trường sinh thái đa dạng, khắc phục suy
thoái về môi trường, hạn chế ảnh hưởng biến đổi khí hậu đang được khuyến khích triển
khai và nhân rộng trên thực tiễn. Trước thực trạng này, CP đã ban hành NĐ số
119/2016/NĐ-CP về một số chính sách quản lý, BV& PT bền vững rừng ven biển ứng
18


×