Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296 KB, 52 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAN LỘC, TỈNH
HÀ TĨNH
Họ và tên sinh viên

: NGUYỄN THỊ VÂN

Lớp

: KH13HCH3

Đoàn thực tập số

: 37

Niên Khóa

: 2012 – 2016

Thời gian thực tập

: Từ ngày 28/3/2016 đến ngày 20/5/2016

Địa điểm thực tập

: Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh



Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Doãn Minh Thắng
: GV. Nguyễn Hồng Vân

Hà Nội, năm 2016

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 4
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU..........................................................................7
PHẦN I. BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG
-THƯƠNG BINH & XÃ HỘI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH....................8
1.1. Báo cáo tổng quan...........................................................................................................................8
1.1.1. Thời gian thực tập....................................................................................................................8
1.1.2. Địa điểm thực tập.....................................................................................................................8
1.1.3. Nội dung thực tập.....................................................................................................................8
1.1.4. Mục đích thực tập.....................................................................................................................9
1.1.5. Nhật ký thực tập.......................................................................................................................9
1.2. Khái quát chung về đơn vị thực tập..............................................................................................11
1.2.1. Vài nét về huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh...............................................................................11
1.2.2. Qúa trình thành lập và phát triển của phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Can
Lộc....................................................................................................................................................13
1.2.3. Nhiệm vụ, Quyền hạn của phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Can Lộc.......13

1.2.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.....................................................................................................15
1.2.5. Quan hệ công tác....................................................................................................................18

PHẦN II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH...........................20
2.1. Cơ sở lý luận về Chính sách công và Người có công với cách mạng.........................................20
2.1.1. Khái niệm về Chính sách và Chính sách công......................................................................20
2.1.2. Khái niệm về Người có công với cách mạng và Chính sách ưu đãi NCC đối với cách mạng
..........................................................................................................................................................21
2.2. Phân loại đối tượng người có công...............................................................................................22
2.2.1. Người có công với cách mạng...............................................................................................22
2.2.2. Thân nhân người có công với cách mạng..............................................................................22
2.3. Quy trình thực hiện.......................................................................................................................23
2.3.1. Thẩm định hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng...................................................23
2


2.3.2. Chuyển hồ sơ đối tượng lên cấp trên.....................................................................................26
2.3.3. Trả kết quả hồ sơ cho đối tượng và tiến hành trợ cấp...........................................................26
2.4. Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn
huyện Can Lộc......................................................................................................................................27
2.4.1. Thực trạng về đối tượng NCC trên địa bàn huyện................................................................27
2.4.2. Thực trạng tổ chức và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn
huyện Can Lộc..................................................................................................................................30
2.5. Đánh giá công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của huyện
Can Lộc.................................................................................................................................................34
2.5.1. Kết quả đạt được....................................................................................................................34
2.5.2. Những hạn chế.......................................................................................................................38
2.5.3. Nguyên nhân cuả những hạn chế...........................................................................................42


PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG TẠI HUYỆN CAN LỘC..............................................................................45
3.1. Một số giải pháp............................................................................................................................45
3.3.1. Giải pháp đối với việc kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN đối với NCC của huyện trong mối
quan hệ với các cơ quan hữu quan khác..........................................................................................45
3.3.2. Giải pháp đối với nguồn nhân lực làm công tác chính sách NCC........................................45
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách ưu đãi NCC.................47
3.3.4. Thực hiện xã hội hóa chăm sóc NCC....................................................................................47
3.3.5. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi
đối với NCC.....................................................................................................................................48
3.2. Một số kiến nghị đề xuất...............................................................................................................48
3.2.1. Kiến nghị với Sở LĐ-TB XH tỉnh Hà Tĩnh...........................................................................48
3.2.2. Kiến nghị với UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh............................................................49
3.2.3. Kiến nghị với Phòng LĐ-TB XH huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh........................................49
3.2.4. Kiến nghị với bản thân người có công với cách mạng..........................................................50

KẾT LUẬN................................................................................................................ 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................52

3


LỜI CẢM ƠN

Quãng thời gian thực tập 08 tuần tại Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh tuy không dài nhưng lại là quãng thời gian
quý báu nhất để bản thân em có thể trải nghiệm và cụ thể hóa những kiến thức
đã được dạy dỗ và học tâp trong suốt 4 năm trên giảng đường Học viện Hành
chính Quốc gia.

Lời đầu tiên, Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến UBND huyện Can
Lộc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình về thực tập tại quý cơ quan.
Cháu xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến chú Võ Xuân
Phong – Trưởng phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Can Lộc,
cùng toàn thể tất cả các cán bộ trong quý cơ quan đã giúp đỡ cháu hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao trong 8 tuần về thực tập tại cơ quan.
Em cảm ơn chị Ngô Thị Cẩm Tú – Cán bộ hướng dẫn em thực tập cùng
toàn thể các anh chị công tác tại Phòng LĐTBXH huyện Can Lộc đã giúp đỡ,
nhiệt tình chỉ bảo em và chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn
thiện bản thân trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Doãn Minh Thắng, ThS.Nguyễn Tiến
Dũng và Cô Nguyễn Hồng Vân đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thiện bài báo
cáo, đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong ban đào đã tạo mọi
điều kiện, giúp đỡ em và các bạn hoàn thành đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Vân
4


LỜI NÓI ĐẦU
Bằng hiệu quả thiết thực dành cho sinh viên sau mỗi đợt đi thực tế tại các
cơ quan hành chính nhà nước, Học viện đã thực hiện kế hoạch cho sinh viên
năm cuối đi thực tập tại các cơ quan nhằm bổ sung, hoàn thiện kiến thức về lý
thuyết và cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Học viện sắp ra trường
biết được thực tiễn hoạt động quản lý hành chính nhà nước, để từ đó không còn
bỡ ngỡ khi vào làm việc tại các cơ quan nhà nước. Quá trình thực tập còn là cơ
hội để thử thách khả năng đối với nghề nghiệp mà mình lựa chọn, là cơ hội để
tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, là cầu nối giữa lý thuyết và quá trình

vận dụng vào trong quá trình làm việc sau này.
Khi được Học viện giới thiệu về UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh để
thực tập, em được phân công vào thực tập tại phòng Lao động – Thương binh &
Xã hội huyện Can Lộc để thực tập. sau mỗi tuần thực tập em cũng đã ghi lại
nhật ký thực tập và ghi chép lại những hoạt động mà bản thân quan sát, thực
hiện được từ những công việc mà các cán bộ, công chức của phòng Lao động –
Thương binh & Xã hội giao cho thực hiện hàng ngày. Qua đó, với sự hướng dẫn
của ThS. Doãn Minh Thắng và Giảng viên cô Nguyễn Hồng Vân cùng sự hướng
dẫn thực tập tại cơ quan của chị Ngô Thị Cẩm Tú em xin chọn đề tài: “Thực
trạng thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng trên địa bàn
huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
Do thời gian thực tập còn hạn chế cùng với sự thiếu sót về kiến thức nên
báo cáo sẽ có những vấn đề chưa đầy đủ và hoàn thiện. Kính mong Thầy Cô sẽ
có những ý kiến đóng góp để báo cáo của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2

HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

3

CM

Cách Mạng

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

LĐ-TB&XH

Lao động – Thương binh và xã hội

6

KT-XH


Kinh tế - xã hội

7

NCC

Người có công

8

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

9

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

10

UBND

Ủy ban nhân dân

13

TW


Trung Ương

14

HHC

Huân huy chương

15

NSNN

Ngân sách Nhà nước

6


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
TT

NỘI DUNG BẢNG

TRANG

Bảng 1 Đối tượng người có công với cách mạng tại huyện Can Lộc

29

Bảng 2 Bảng tổng hợp đối tượng NCC được điều dưỡng năm 2015


34

Bảng 3
Bảng 4

Các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng trên địa bàn huyện Can Lộc năm
2014-2015
Tình hình đời sống của người có công với cách mạng
huyện Can Lộc Năm 2014

7

35
37


PHẦN I. BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG LAO
ĐỘNG -THƯƠNG BINH & XÃ HỘI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ
TĨNH
1.1. Báo cáo tổng quan
1.1.1. Thời gian thực tập
Thời gian thực tập là 08 tuần từ ngày 28/3/2016 đến ngày 20/5/2016.
1.1.2. Địa điểm thực tập
Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
1.1.3. Nội dung thực tập
Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ
trong công tác của phòng LĐ – TB & XH huyện Can Lộc.
Nắm được quy trình công vụ của phòng LĐTB&XH: tìm hiểu về các quy

trình chi trả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng hay những ưu đãi trong giáo dục, y tế
chăm sóc sức khỏe, ưu đãi trong giải quyết việc làm đối với NCC và thân nhân
NCC.
Thực hành các kỹ năng, nghiệp vụ hành chính đúng với vai trò của một
công chức trong cơ quan hành chính nhà nước: soạn thảo công văn, nhập vào sổ
ghi chép công văn đến, công văn đi, đóng dấu văn bản pháp lý; tiếp công dân;
tiến hành tham gia hỗ trợ một số hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức trên
địa bàn huyện, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các thiết bị cần thiết cho cuộc họp cơ
quan.
Thực hiện các công việc mà phòng LĐTBXH giao cho như: Nhập số liệu
khám phân loại trẻ em, tham gia điều tra thông tin liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ
liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ tại nghĩa trang Thiên lộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh. Rà soát các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, tập hợp các số liệu và liên lạc
qua email, điện thoại với một số các cán bộ phụ trách lĩnh vực LĐTBXH của

8


các xã, thị trấn, sắp xếp, phân loại nhiều hồ sơ liên quan đến NCC và thân nhân
NCC…
1.1.4. Mục đích thực tập
Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công chức tại cơ quan thực tập.
Vận dụng các kiến thức đã học trong suốt thời gian trên giảng đường từ
các thầy cô vào trong thực tế từ đó rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý
hành chính Nhà nước.
Trải nghiệm, bổ sung và nâng cao kiến thức những kiến thức đã học và
hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
1.1.5. Nhật ký thực tập
Cán bộ

Thời gian

Nội dung thực tập
• Liên hệ với UBND và Phòng LĐTBXH huyện Can

hướng
dẫn

Lộc, tỉnh Hà Tĩnh xin về thực tập tại quý cơ quan.
Tuần 1, 2

• Bước đầu quan sát, thực hiện một số công việc hành

(từ 28/3 đến

chính như đóng dấu, nhập dữ liệu, vào sổ văn bản

10/4)

đến, đi…

Ngô Thị
Cẩm Tú

• Bước đầu định hình tên đề tài mà mình lựa chọn để
Tuần 3, 4
(từ 11/4 đến
24/4)

viết báo cáo thực tập.

• Tiến hành các công việc, nghiên cứu các văn bản liên

Ngô Thị
Cẩm Tú

quan đến NCC
• Tìm hiểu nội quy, quy chế làm việc, chế độ chính sách
của phòng
• Tham gia hỗ trợ khám phân loại trẻ em bị bệnh
tim trên địa bàn huyện do Phòng LĐTB&XH kết
hợp với bệnh viện Hoàn Mỹ.
9


• Thực hiện các công việc mà cán bộ hướng dẫn
thực tập giao cho
• Xây dựng đề cương chi tiết cho báo cáo thực tập.

• Tiếp tục hoàn thành các công việc do cán bộ
hướng dẫn thực tập giao.
Tuần 5, 6
(từ 25/4 đến
08/5)

• Bắt tay vào việc triển khai viết báo cáo thực tập


Tham gia vào điều tra thông tin liệt sĩ, thân nhân

Ngô Thị


liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn

Cẩm Tú

huyện Can Lộc.

• Tiến hành thu thập tài liệu cần thiết để hoàn thiện
báo cáo.
• Bàn giao các công việc thực hiện được giao cho
người hướng dẫn
• Chia tay cơ quan thực tập, xin nhận xét đánh giá
Tuần 7, 8

quá trình thực tập.

(từ 09/5 đến

Ngô Thị

• Hoàn thành báo cáo.

Cẩm Tú

20/5)

• Trình giảng viên hướng dẫn xem trước báo cáo
thực tập.
• Chỉnh sửa báo cáo theo hướng dẫn của Giảng viên
hướng dẫn.

• Nộp báo cáo thực tập hoàn thiện.

10


1.2. Khái quát chung về đơn vị thực tập
1.2.1. Vài nét về huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Can Lộc là huyện đồng bằng bán sơn địa nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh,
địa giới hành chính một thời kì dài đầu Mênh - cuối Sót, gần đây đã chia tách để
thành lập thêm thị xã Hồng Lĩnh và huyện Lộc Hà, hiện có diện tích tự nhiên
30.248,4 ha, dân số gần 131.525 người gồm 23 xã, thị trấn. Trung tâm huyện lỵ
là Thị trấn Nghèn, tên cũ là Trảo Nha, danh xưng được một triều đại phong kiến
ban tặng - Xã tắc chi Trảo Nha (nanh vuốt nước nhà).
Về phía bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, phía tây bắc giáp
huyện Đức Thọ, phía tây nam giáp huyện Hương Khê, phía nam giáp huyện
Thạch Hà, phía đông và đông nam giáp huyện Lộc Hà.
Thời vua Hùng dựng nước, nước Việt được chia làm 15 bộ, bộ Cửu Đức là vùng
đất Nam Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, huyện Can Lộc nằm trong lãnh thổ bộ
này.
Huyện đã hình thành từ xưa và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện Phù Lĩnh
(thời thuộc Ngô - 271), huyện Việt Thường (thời thuộc Đường - 679), huyện Hà
Hoàng thuộc về đất Hoan Châu.
Thời nhà Trần, Can Lộc có tên là huyện Phỉ Lộc thuộc Nghệ An phủ.
Thời Lê Sơ huyện Thiên Lộc được thành lập gồm 27 xã. Tên huyện Thiên Lộc
cùng với địa giới huyện này được hoạch định rành mạch bắt đầu từ đó. Lúc đó
huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An.
Đến thời nhà Nguyễn, năm Tự Đức thứ 15 (1862), vua ra chỉ dụ: ở đâu địa danh
có chữ "thiên" phải đổi chữ khác để tỏ lòng tôn kính trời. Từ đó, huyện Thiên
Lộc phải đổi thành huyện Can Lộc.
Năm 1984 một phần đất xã Đại Lộc và xã Thiên Lộc được cắt để thành lập thị

trấn Can Lộc, trực thuộc huyện.
11


Năm 1992 hai xã Minh Lộc và Thuận Lộc nguyên thuộc huyện Can Lộc được
cắt để chuyển về thị xã Hồng Lĩnh.
Năm 2007 tám xã của Can Lộc ở gần biển được cắt về cho huyện Lộc Hà.
Huyện Can Lộc hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 22 xã (Thiên Lộc, Thuần
Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga, Trường Lộc,
Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, Vĩnh Lộc, Tiến Lộc,
Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc).
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Can Lộc: gồm 13 phòng
ban chuyên môn được tổ chức một cách chặt chẽ và thống nhất gồm:
- Văn phòng HĐND và UBND huyện
- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
- Phòng Tài nguyên môi trường
- Phòng Nội vụ
- Phòng điều phối và xây dựng nông thôn mới
- Thanh tra huyện
- Phòng Y tế
- Phòng Văn hóa – Thông tin
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phòng Tư pháp
- Phòng Tài chính – Kế hoạch
- Phòng Giáo dục – Đào tạo
12


1.2.2. Qúa trình thành lập và phát triển của phòng Lao động - Thương binh

& Xã hội huyện Can Lộc
Trải qua những biến động thăng trầm của thời gian, sự biến đổi về điều
kiện lịch sử, kinh tế và xã hội. Phòng LĐTBXH đã ra đời và phát triển gắn với
những bước ngoặt quan trọng của lịch sử. Ngay từ những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp công tác thương binh liệt sỹ đã được quan tâm phục vụ
yêu cầu bức thiết, ban đầu nó chỉ là bộ phận chuyên trách trong UBND huyện
và có tên là phòng tổ chức dân chính. Từ những năm 1968, khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt thì ban thương binh xã hội huyện
đã được thành lập. Thời kì năm 1978 –năm 1981 phòng mang tên gọi Ban kế
hoạch gồm : Quy hoạch, kế hoạch, lao động, thống kê, hội đồng kinh tế. Lĩnh
vực thương binh xã hội do văn phòng UBND huyện phụ trách theo quyết định
số 139/CP ngày 14/6/1978 của chính phủ. Thời kì năm 1981-1983 có tên gọi
Ban tổ chức – Lao động – Xã hội bao gồm: Tổ chức cán bộ, lao động. Thương
binh và xã hội theo Quyết định số 152/CP ngày 16/4/1978 .
Thời kì năm 1983- 1989 chia tách thành Phòng Lao động và phòng Thương
binh xã hội theo quyết định số 86/HDBT ngày 4/8/1983 của hội đồng . Thời kì
1989- 1997 với tên gọi Phòng LĐTBXH theo thông tư số 03/1989/WLD-TBXH
ngày 30/01/1989 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/NĐ-CP.
Từ năm 1997 đến năm 2004 có tên gọi Phòng Tổ chức - Lao động –TBVXH
theo thông tư liên tịch số 29/1997/TTLT của Bộ LĐTBXH và ban tổ chức cán
bộ chính phủ ngày 29/12/1997. Thời kì năm 2004- 2008 phòng có tên gọi là
phòng Nội vụ - Lao động - TBXH theo quyết định của bộ Nội vụ ngày
09/06/2004. Từ năm 2008 đến nay đổi tên và tách ra từ Phòng Nội vụ với tên
gọi là Phòng Lao động - TBXH.
1.2.3. Nhiệm vụ, Quyền hạn của phòng Lao động - Thương binh & Xã hội
huyện Can Lộc
1.2.3.1. Vị trí, chức năng:
13



- Phòng Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban
nhân dân huyện tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy
định của pháp luật.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy
ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
1.2.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định; chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án chương trình trong lĩnh vực lao
động; người có công và xã hội; cải cách hành chính; xã hội hóa thuộc lĩnh vực
quản lý được giao.
- Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp huyện.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoach, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực Lao động. Người có công và xã hội trên địa bàn
huyện sau khi được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tỏ chức, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoath động của các xã hội và các Tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội theo quy định của pháp luật.

14


- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ

sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm.
- Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: Lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã
hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Hệ thống tổ chức bộ máy của phòng lao động được thể hiện qua sơ đồ sau

Trưởng Phòng

Phó Trưởng phòng

Cán bộ
phụ trách
về bảo trợ
xã hội, trẻ
em, ma
túy, mại
dâm.

Cán bộ
tham mưu
giúp việc
kế toán,
tài vụ - kế
hoạch

Phó Trưởng phòng

Cán bộ

phụ trách
mảng
Người có
công

15

Cán bộ
tham mưu
giải quyết
chế độ
huân huy
chương
kiêm thủ
quỹ

Cán bộ
giúp việc
lĩnh vực
xóa đói
giảm
nghèo,
việc làm,
XKLĐ


Trong đó cụ thể:
1. Trưởng phòng: Đ/c Võ Xuân Phong
Chịu trách nhiệm phụ trách chung đồng thời trực tiếp phụ trách mảng công tác
chính sách người có công.

+ Trình độ chuyên môn: Đại học Nông nghiệp
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
2. Phó Trưởng phòng 1: Đ/c Nguyễn Duy Đức
Phụ trách mảng Bảo trợ xã hội, Vì sự tiến bộ phụ nữ, Phòng chống tệ nạn xã
hội, Trẻ em.
+ Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
3. Phó Trưởng phòng 2: Đ/c Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Phụ trách mảng công tác Xóa đói giảm nghèo; Giải quyết việc làm; Đào tạo
nghề; Xuất khẩu lao động.
+ Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
4. Đồng chí: Trần Huy Giang
Tham mưu cho lãnh đạo nhiệm vụ công tác Bảo trợ xã hội, Bảo vệ chăm sóc trẻ
em, Ma túy mại dâm, Quỹ con giống Vingroup.
+ Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế (Kế toán), Kỹ sư nông nghiệp
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
16


5. Đồng chí: Nguyễn Thị Hương
Chịu trách nhiệm tham mưu giúp việc Kế toán, Tài vụ - Kế hoạch.
+ Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
6. Đồng chí: Ngô Thị Cẩm Tú
Tham mưu giúp việc lĩnh vực Người có công gồm các đối tượng: Thương binh,
bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, liệt sỹ, Bà mẹ Việt nam anh
hùng và các chính sách có liên quan đến các đối tượng trên.
+ Trình độ chuyên môn: Cử nhân công tác xã hội
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp

7. Đồng chí: Trần Thị Thanh Minh
Tham mưu giúp việc công tác giải quyết chế độ cho người được tặng thưởng
Huân huy chương, chế độ trợ cấp ưu đãi Học sinh- Sinh viên và kiêm Thủ quỹ.
+ Trình độ chuyên môn: Cử nhân
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
8. Đồng chí: Bùi Quang Đạt
Tham mưu giúp việc trên các lĩnh vực Xóa đói giảm nghèo; Giải quyết việc
làm; Đào tạo nghề; Xuất khẩu lao động
+ Trình độ chuyên môn: Đại học (Quản lí nhân sự)
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
Có thể thấy đội ngũ cán bộ công chức của phòng LĐ – TB & XH huyện Can
Lộc đang được chuẩn hóa về trình độ. Phần lớn các cán bộ đều có trình độ đại
17


học và có kinh nghiệm trong nhiều năm làm việc, có thể đáp ứng được các yêu
cầu để phù hợp với tính chất công việc và thực tiễn đang hàng ngày góp phần
vào giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến LĐTBXH trên địa bàn huyện.
1.2.5. Quan hệ công tác
- Đối với Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Hà Tĩnh: phòng
LĐTB&XH huyện chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên
môn, định kỳ báo cáo với lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn thuộc Sở.
- Đối với phòng, ban, ngành đoàn thể của huyện: Phòng LĐTB&XH có
chức năng phối kết hợp, nhất là các phòng chức năng, tham mưu giúp UBND
huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Đối với UBND các xã, thị trấn thuộc huyện: hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về lao động, dạy
nghề, bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, công tác
xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ - chăm sóc trẻ em, bình
đẳng giới.


18


Để hiểu rõ hơn về quan hệ công tác và vận hành bộ máy thực thi chính sách ưu
đãi đối với NCC của PLĐTBXH huyện Can Lộc có thể mô tả qua sơ đồ sau:

UBND TỈNH HÀ TĨNH

UBND
HUYỆN CAN LỘC

SỞ
SỞ LĐ-TB&XH
LĐ-TB&XH
TỈNH
TỈNH HÀ
HÀ TĨNH
TĨNH

PHÒNG LĐ-TB&XH
HUYỆN CAN LỘC

UBND
CÁC XÃ, THỊ TRẤN

Chú thích mối quan hệ:

CÔNG CHỨC
CHÍNH SÁCH XÃ, THỊ TRẤN


Quản lí, chỉ đạo:
Phối hợp:
Chuyên môn:

19


PHẦN II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Cơ sở lý luận về Chính sách công và Người có công với cách mạng
2.1.1. Khái niệm về Chính sách và Chính sách công
Hiện nay, công cụ chính sách được sử dụng khá phổ biến trong mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội trên cả phạm vi vĩ mô và vi mô. Chính sách là
công cụ để bày tỏ ý chí, thái độ, quan điểm, hành động của Nhà nước, để tạo
động lực cho quá trình hoạt động điều hành giữa các bộ phận cấu thành nền
kinh tế và hoạt động của xã hội nhằm hướng tới mục tiêu chung của cộng đồng.
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách tùy theo cách tiếp
cận, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất thì: chính sách có thể hiểu là những
hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận
động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách công.
William N.Dunn cho rằng: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự
lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do
các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra” . Đây là điểm đáng
lưu ý để tránh sự nhầm lẫn giữa chính sách với các khái niệm khác như quyết
định hành chính.
Theo PGS.TS Lê Chi Mai: “Chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt
động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời
sống kinh tế và xã hội theo mục tiêu xác định”

Như vậy, cho dù có tiếp cận ở khía cạnh nào và cách tiếp cận ra sao thì chính
sách công cũng mang những đặc trưng cơ bản như sau:
- Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước.
- Thứ hai, các quyết định này là những quyết định hành động.
20


- Thứ ba, chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra
trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định.
Thứ tư, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu chính sách công ở Việt Nam là những hành
động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng,
được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển
theo định hướng.
2.1.2. Khái niệm về Người có công với cách mạng và Chính sách ưu đãi NCC
đối với cách mạng
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với các cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ
Tổ quốc.Trong các cuộc đấu tranh đó nhiều người đã không quản hy sinh, hiến
dâng cả cuộc đời mình cho đất nước. Họ là những người có công lao trong công
cuộc giành độc lập và bảo vệ đất nước, được nhân dân, Tổ quốc đời đời ghi nhớ
và biết ơn.
Người có công với cách mạng là những người đã đóng góp công lao
hoặc hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể trong thời kỳ trước Cách
mạng tháng 8 năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được các cơ quan, tổ chức Nhà nước có
thẩm quyền công nhận
Chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng là sự phản ánh trách
nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để
ghi nhận công lao đóng góp, sự hi sinh cao cả của NCC và sự bù đắp phần nào
đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công lao đặc biệt đối với đất

nước.
Ở Việt Nam, chính sách đối với NCC với cách mạng là chính sách công
do Nhà nước ban hành, dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam đặt ra trong từng giai đoạn, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ
21


cách mạng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nhằm mục tiêu ghi nhận
công lao, đóng góp, sự hi sinh cao cả của những người có công, tạo mọi điều
kiện để bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người
có công.
Chính sách đối với người có công là hệ thống chính sách ưu đãi thể hiện
trách nhiệm và lòng biết ơn của Nhà nước, của cộng đồng đối với người có
công. Đồng thời nó cũng thể hiện chủ trương, sự nhất quán của Đảng, Nhà
nước nhằm “Đền ơn đáp nghĩa” với một bộ phận dân cư đặc biệt, kế thừa đạo
lý, truyền thống của dân tộc ta.
2.2. Phân loại đối tượng người có công
Căn cứ theo pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005 của UBTVQH
quy định, phân loại đối tượng người có công với cách mạng gồm có: Người có
công với cách mạng và Thân nhân người có công với cách mạng.
2.2.1. Người có công với cách mạng
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
2.2.2. Thân nhân người có công với cách mạng
Thân nhân người có công với cách mạng được hiểu là những người có
quan hệ huyết thống, hôn nhân, gần gũi, gắn bó đặc biệt hoặc có công nuôi
22


dưỡng người có công với đất nước trong một khoảng thời gian nhất định khi còn
nhỏ, chưa có khả năng tự lập trong cuộc sống.
Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ,
con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ (Người có
công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian
nuôi từ 10 năm trở lên).
2.3. Quy trình thực hiện
Quy trình chung thực hiện chính sách NCC tại phòng LĐTBXH huyện
Can Lộc gồm các bước như sau:
Bước 1: Cán bộ chính sách cấp xã nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của UBND huyện. Cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện việc tiếp nhận và
kiểm tra hồ sơ; (Thẩm định hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng).
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng
Lao động – Thương binh và xã hội.
Bước 2: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội kiểm tra hồ sơ, tổng hợp, lập
danh sách những người đủ điều kiện kèm các giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao
động – Thương binh và xã hội tỉnh Hà tĩnh xem xét, giải quyết; (Chuyển hồ sơ
đối tượng lên cấp trên).
Bước 3: Khi có kết quả, cán bộ chính sách cấp xã đến nhận trực tiếp tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Can Lộc. (Trả kết quả hồ sơ đối
tượng và thực hiện trợ cấp cho đối tượng người có công).

2.3.1. Thẩm định hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng
Việc thẩm định hồ sơ đối tượng người có công với cách mạng được giao
cho cán bộ phụ trách mảng NCC. Các cán bộ chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ
23


từ cơ sở, xác minh các thông tin cần thiết sau đó gửi hồ sơ lên phòng LĐTBXH,
cán bộ phụ trách mảng NCC tiến hành tiếp nhận hồ sơ, xác minh, thẩm định các
thông tin có liên quan. Hồ sơ đối tượng người có công gồm những thành phần
sau:
-

Thành phần hồ sơ của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng

01 năm 1945, gồm có:
+ Bản khai của người hoạt động cách mạng.
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945.
-

Thành phần hồ sơ của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01

năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, gồm có:
+ Bản khai của người hoạt động cách mạng.
+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm
1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
-

Thành phần hồ sơ của Liệt sỹ, gồm có:


+ Giấy báo tử
+ Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử.
-

Thành phần hồ sơ của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gồm có:

+ Bản khai cá nhân.
+ Bản sao Quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước
“Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
-

Thành phần hồ sơ của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng

Lao động trong thời kỳ kháng chiến, gồm có:
24


+ Bản khai cá nhân.
+Bản sao Quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản
sao Bằng Anh hùng.
-

Thành phần hồ sơ của Thương binh, người hưởng chính sách như thương

binh, gồm có:
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng.
+ Biên bản giám định thương tật.
+ Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.
+ Giấy chứng nhận bị thương.

-

Thành phần hồ sơ của Bệnh binh, gồm có:

+ Giấy chứng nhận bệnh tật.
+ Biên bản giám định bệnh tật.
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp.
-

Thành phần hồ sơ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc

hóa học, gồm có:
+ Bản khai
+ Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng
chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học.
+ Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định.
+ Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền
kết luận bị mắc bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do bệnh tật.
25


×