Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với cựu chiến binh ở huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.33 KB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ THỊ HIỂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI
VỚI CỰU CHIẾN BINH Ở HUYỆN HIỆP ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ THỊ HIỂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI
VỚI CỰU CHIẾN BINH Ở HUYỆN HIỆP ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH



HÀ NỘI, năm 2020



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, đến nay cả nước ta có hơn 4 triệu Cựu chiến binh (CCB). Nhiều CCB binh đã
từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ -Tĩnh năm 19301931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ… Nhiều đồng chí tham gia chiến đấu
từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, đã
cống hiến gần trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đã được rèn luyện
thử thách và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng. Số đông trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm
nhiệm vụ quốc tế, nhiều đồng chí còn trẻ, khoẻ được xuất ngũ về địa phương hoặc
chuyển ngành sang các cơ quan Nhà nước tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hàng triệu CCB Việt Nam đang có mặt trên khắp mọi miền của đất nước là
một lực lượng đông đảo đã được thử thách, tôi luyện trong chiến tranh cách mạng,
trực tiếp chiến đấu quyết liệt với kẻ thù xâm lược, được Đảng và quân đội giáo dục;
có trình độ chính trị nhất định, trung thành với Đảng, với lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
giàu lòng yêu nước, thương dân, sống tình nghĩa thuỷ chung với đồng đội, chân
thành, giản dị, lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng đạo lý, thẳng thắn đấu
tranh chống tiêu cực, bất công xã hội, đoàn kết gắn bó với nhân dân, được dân mến,
dân tin. Trong giai đoạn cách mạng mới, Cựu chiến binh giữ vị trí, vai trò rất quan
trọng trong việc tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực
tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ XHCN, giúp nhau
cải thiện đời sống, góp phần giáo dục truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng cho thế hệ trẻ.

Lịch sử Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm biến cố, bao tai ương tang tóc
bởi chiến tranh. Chiến tranh tuy đã qua đi nhưng để lại hậu quả đau thương nặng nề
mà nhân dân ta phải gánh lấy. Những hi sinh, mất mát, những tổn hại cả về thể xác
1


lẫn tinh thần không thể nào kể hết, khó có thể bù đắp đủ đầy. Với truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam ta, ở bất
kỳ thời kỳ nào, những người có công, đặc biệt là CCB đều được kính trọng, được
hưởng những chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng xã hội.
Trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam thì ưu đãi xã hội chiếm một vị
trí rất quan trọng. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội sẽ tạo ra niềm tin vào một
xã hội tốt đẹp, vào sự công bằng của đất nước, là sự động viên, khích lệ quần chúng
cống hiến, hy sinh cho đất nước...Hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước
đều quan tâm thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với CCB, trong đó phải kể đến
huyện Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam.
Nổi tiếng với bề dày về lịch sử và văn hóa tại Quảng Nam nói riêng, Việt
Nam nói chung, Hiệp Đức được biết đến không chỉ là vùng đất học mà còn là vùng
đất có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là cái nôi của cách mạng. Giao thoa
giữa miền núi và trung du, nơi đây có những dãy núi cao hiểm trở như Núi Lớn, Núi
Ngang, Đồi Tranh, Đồi Sơn…Chính những dãy núi này là địa hình thuận lợi, là nơi
lí tưởng để xây dựng cứ điểm quân sự của quân dân ta. Nắm được lợi thế địa hình
này của ta, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đế quốc Mỹ đã ra sức cảnh giác nơi
đây. Chúng huy động nhiều lực lượng quân sự cùng phương tiện chiến tranh hiện
đại để đóng quân, chốt giữ nhằm ngăn chặn sự phản công đánh trả du kích của quân
dân ta. Địch đã điên cuồng trút xuống mảnh đất này hàng ngàn tấn bom, đạn, chất
độc hóa học, liên tục mở các đợt càn quét ác liệt, thực hiện chính sách đốt sạch, phá
sạch và tàn sát cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng, đàn áp đẫm máu các phong trào
đấu cách mạng của ta…gây biết bao đau thương tang tóc, gia đình chia lìa, ly tán.
Song, với lòng nồng nàn yêu nước, sự căm thù giặc sâu sắc, toàn đảng toàn dân

Hiệp Đức đã đồng lòng anh dũng đứng lên đấu tranh đánh đuổi kẻ thù.
Hiệp Đức giải phóng (30/4/1972) là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trong
suốt quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, hy sinh của quân và dân Hiệp
Đức dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, đã tác động to lớn đến cục diện trên chiến
trường Quảng Nam và Khu V, góp phần xứng đáng cùng quân, dân Miền Nam giáng
đòn chí tử quyết định trong tổng công kích năm 1972. Đây là minh
2


chứng hùng hồn, đánh dấu thành công mới về nghệ thuật chiến tranh nhân dân và
khoa học quân sự của Đảng ta trong việc phối hợp chặt chẽ tấn công quân sự, đấu
tranh chính trị và binh vận; là kết quả của một quá trình kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ, sự hy sinh, phấn đấu của quân dân trong toàn bộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
Hòa bình lặp lại, nhân dân Hiệp Đức bắt tay vào kiến thiết quê hương với
biết bao bộn bề gian khó, bệnh tật, giặc đói, giặc dốt luôn rình rập, khó khăn chồng
chất khó khăn. Thế nhưng, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cùng ý chí tự lực,
tự cường, toàn thể nhân dân huyện Hiệp Đức lại một lần nữa đồng tâm, hiệp lực
chiến đấu trên mặt trận kinh tế từng bước vươn lên, xây dựng cuộc sống mới.
Với phương châm “phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề
văn hóa- xã hội”, trong những năm qua, huyện Hiệp Đức đã tổ chức thực hiện một
cách hiệu quả và nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với CCB. Ngoài những chính sách đối với CCB theo quy định của Trung ương, của
tỉnh Quảng Nam, Hiệp Đức đã huy động từ huyện đến xã và các tổ chức, cá nhân
tham gia tích cực vào việc thực hiện chính sách xã hội đối với CCB bằng những
việc làm cụ thể như: đẩy mạnh thực hiện phong trào Cựu chiến binh gương mẫu,
phong trào giúp nhau giảm nghèo; phong trào trồng rừng; phong trào xóa nhà tạm
cho hội viên Cựu chiến binh; Hội Cựu chiến binh huyện cũng đã phối hợp với Ngân
hàng chính sách xã hội giải ngân vốn ưu đãi cho hội viên khó khăn vay vốn phát
triển kinh tế gia đình… Đây là những việc làm rất thiết thực, cụ thể, đã tác động

một cách tích cực đến các CCB nhằm giúp CCB ổn định cuộc sống, tạo niềm tin
vào các chính sách của Đảng và Nhà nước và địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách ưu
đãi xã hội đối với CCB ở huyện Hiệp Đức vẫn còn một số hạn chế như: chậm giải
quyết tồn đọng và chế độ cho những người tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ
Tổ quốc; hoạt động vay vốn từ các ngân hàng để giúp CCB phát triển kinh tế còn
nhiều thủ tục rườm rà, mức vay thấp nên chưa hỗ trợ nhiều cho hội viên trong quá
trình mở rộng quy mô sản xuất; việc hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng
tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc hiện chưa được kịp thời; công tác phổ biến,
3


tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; đội ngũ làm công tác lao
động thương binh xã hội ở cơ sở không ổn định; chế độ trợ cấp chậm được bổ sung,
điều chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng; mức hỗ trợ còn thấp so
với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống xã hội... Những tồn tại, hạn chế này đã khiến
hiệu quả tác động của chính sách xã hội đối với CCB tại huyện Hiệp Đức chưa được
như kỳ vọng.
Là một chuyên viên đang công tác tại Hội CCB huyện Hiệp Đức, bản thân
tôi luôn trăn trở làm sao để thời gian tới Hiệp Đức làm tốt hơn nữa việc thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội đối với CCB, đó là lí do tôi chọn “Thực hiện chính sách
ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ưu đãi xã hội và thực hiện ưu đãi xã hội đối người có công nói chung, CCB
nói riêng luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức
chính trị- xã hội và nhiều cá nhân đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu,
nhiều bài báo khoa học đề cập đến vấn đề này.
Năm 1993, trong cuốn Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay
[7], Hoàng Chí Bảo đã đề cập đến một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta

hiện nay. Tác cho rằng chính sách xã hội cần luôn được điều chỉnh, bổ sung theo
thời gian để phù hợp với đối tượng, gắn liền với lợi ích của từng đối tượng. Có như
thế chính sách mới có tính thực tiễn và tính khả thi, đáp ứng tốt xu thế vận động
phát triển của xã hội. Theo tác giả, trong thực tế, quá trình thực hiện chính sách xã
hội ở nước ta cũng đã có sự thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, sự thay đổi này bên
cạnh những điểm tích cực thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Năm 2009, trong cuốn Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh
xã hội ở nước ta [8], Mai Ngọc Cường đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận về hệ
thống chính sách an sinh xã hội; đánh giá thực trạng hệ thống chính sách an sinh xã
hội ở Việt Nam trong thời gian qua; từ đó tác giả đưa ra những giải pháp nhằm xây
dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta.
Năm 2013, Mai Ngọc Cường trong cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về chính
4


sách xã hội ở Việt Nam hiện nay [10] đã tập trung phân tích thực trạng chính sách
xã hội ở Việt Nam, trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách an sinh xã hội. Tác
giả đã đề cập những ưu điểm đồng thời cũng chỉ ra được những hạn chế, bất cập của
chính sách an sinh xã hội ở nước ta. Theo tác giả, chính sách an sinh xã hội là một
trong rất nhiều chính sách xã hội của Việt Nam cần được quan tâm thực hiện. Trong
cuốn sách, tác giả đã đưa ra những đề xuất hữu hiệu nhằm thực hiện tốt hơn nữa
chính sách an sinh xã hội nói riêng đồng thời hoàn thiện chính sách xã hội ở Việt
Nam nói chung.
Năm 2015, Nguyễn Khắc Bình (đồng tác giả) trong Giáo trình Công tác xã
hội đại cương [4] đã trình bày những vấn đề chung của công tác xã hội gồm lịch sử
hình thành và phát triển ngành công tác xã hội; lịch sử hình thành và phát triển
ngành công tác xã hội tại Việt Nam; đối tượng nghiên cứu và cơ sở khoa học của
công tác xã hội; chức năng của công tác xã hội; sứ mạng, giá trị của công tác xã hội;
các lĩnh vực trợ giúp của công tác xã hội; công tác xã hội cá nhân; công tác xã hội
nhóm; sự phát triển cộng đồng. Đồng thời trong giáo trình, tác giả còn đề cập đến

vấn đề an sinh xã hội ở nước ta, đặc biệt là trợ cấp ưu đãi; những biện pháp thực
hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi.
Năm 2016, trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đối với người có
công với cách mạng thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” [12], Hồ Văn
Dũng đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hiện chính sách đối với người có công
với cách mạng; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; từ đó đưa ra những phương
hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách đối với người có
công cách mạng trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Năm 2016, trong luận văn thạc sĩ “Chính sách ưu đãi xã hội đối với thương
binh, bệnh binh từ thực tiễn tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” [30], Đỗ Anh Sơn đã
trình bày lí luận chính sách công về ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh; phân
tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, bệnh binh
tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; từ đó đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện chính
sách ưu đãi xã hội với thương binh, bệnh binh tại huyện Ba Vì, Hà

5


Nội.
Năm 2016, Nguyễn Văn Vân trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách
người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”
[45] đã hệ thống cơ sở lí luận về thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng; phân tích thực trạng thực hiện chính sách người có công với cách mạng
từ thực tiễn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng; từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại
huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
Năm 2018, với luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách an sinh xã hội thực
tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” [29], Dương Thanh Phong đã trình bày
cơ sở lí luận về thực hiện chính sách an sinh xã hội; phân tích thực trạng thực hiện

chính sách an sinh xã hội tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa chính sách an sinh xã hội tại quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Năm 2018, Nguyễn Văn Tài trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách ưu
đãi đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” [31] đã
hệ thống hóa cơ sở lí luận về chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; phân tích thực trạng chính sách ưu đãi đối với
người có công trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; từ đó đưa ra giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác chính sách ưu đãi đối với người có công.
Năm 2018, Nguyễn Thị Thanh trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách
người có công với cách mạng, từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” [32]
đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hiện chính sách người có công với cách mạng;
phân tích, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tổ chức thực hiện
tốt hơn nữa chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố
Đà Nẵng.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có rất nhiều các bài báo khoa
học, các bài kỷ yếu hội thảo đề cập đến chính sách ưu đãi xã hội đối với người có
công ở Việt Nam, cũng như những bài viết liên quan đến chính sách ưu đãi xã hội
đối với CCB. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về việc
6


thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh ở huyện Hiệp Đức, tỉnh
Quảng Nam. Những công trình nghiên cứu trên chính là nguồn tư liệu vô cùng quý
báu để tôi có thể nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo hoàn thành đề tài luận văn của
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến
binh và thực tiễn về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh ở

huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh trên địa bàn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu
chiến binh;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến
binh trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua;
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối
với Cựu chiến binh trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong những
năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi
xã hội đối với Cựu chiến binh trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Phạm vi thời gian: nghiên cứu việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối
với CCB ở huyện Hiệp Đức từ năm 2017 đến năm 2019.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung phân tích, đánh giá việc tổ
chức thực hiện chính sách ưu đãi xã hội cho CCB tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng
Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7


5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm của Ðảng,
Nhà nuớc Việt Nam làm phương pháp luận cơ bản thực hiện nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp này được sử dụng để điều
tra thêm thông tin về thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu
chiến binh trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp này được sử dụng để hệ
thống hóa cơ sở lí thuyết liên quan đến thực hiện chính sách ưu đãi xã hội.
- Phương pháp phân tích: phương pháp này sẽ giúp cho việc nhận diện, phân
tích đặc điểm, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu
chiến binh trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
- Phương pháp khảo sát thực tế: phương pháp này được sử dụng để khảo sát
các văn bản của Trung ương, của tỉnh Quảng Nam và của huyện Hiệp Đức ban hành
liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh; đồng
thời khảo sát thực tế những chính sách ưu đãi mà CCB Hiệp Đức nhận được.
- Phương pháp thống kê: giúp thống kê, xử lí các số liệu từ sự khảo sát thực
tế và điều tra xã hội học.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 02 cán bộ của Hội Cựu chiến
binh huyện Hiệp Đức để thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện chính sách ưu
đãi xã hội đối với CCB từ phía người thực thi chính sách.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp quan
sát, phương pháp so sánh, diễn giải, quy nạp, tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hiện chính sách ưu đãi đối với
CCB.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng thêm cơ sở thực tiễn cho việc 8


thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với CCB.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với địa phương: đề tài phác họa nên một bức tranh toàn cảnh về tình

hình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với CCB tại huyện Hiệp Đức,
tỉnh Quảng Nam. Từ những ý kiến đề xuất, các giải pháp đưa ra có thể góp phần
giúp địa phương vận dụng để điều chỉnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội
cho thật hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, hợp lòng dân, tạo niềm tin và động lực
trong nhân dân.
Đối với bản thân người nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực
tế bản thân người nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lí thuyết và phương pháp đã
được học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kĩ năng tổ chức thực hiện chính
sách công nói chung. Điều này sẽ giúp người nghiên cứu nâng cao kiến thức, kĩ
năng, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trên con đường học thuật; đồng
thời giúp người nghiên cứu có thêm nhiều kiến thức thực tiễn để vận dụng vào quá
trình công tác.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu
chiến binh
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiền
binh ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách ưu đãi
xã hội đối với Cựu chiến binh ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI
ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm ưu đãi xã hội

“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” luôn là một truyền
thống đạo lí đẹp của văn hóa Việt. Đạo lí này được thể hiện rất phong phú trong đời
sống của người Việt Nam. Một trong những biểu hiện của nó là công tác ưu đãi xã
hội. Ở nước ta, chính sách ưu đãi xã hội xuất hiện từ thời kỳ phong kiến. Nếu như
trong thời kỳ phong kiến chính sách ưu đãi xã hội có đối tượng là: Vua, quan, tướng
sĩ, quân nhân với hình thức đơn giản là ban thưởng, thăng chức thì khi Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 02/9/1945 đến nay các đối tượng hưởng ưu
đãi xã hội có sự thay đổi. Điều này được thể hiện qua hàng loạt văn bản quy định cụ
thể đối tượng và chế độ ưu đãi.
Khi nói về ưu đãi xã hội, Nguyễn Thị Kim Phụng và nhóm tác giả trong giáo
trình Luật an sinh xã hội cho rằng: “Ưu đãi xã hội được hiểu là sự đãi ngộ của Nhà
nước, của cộng đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với
những người có công và gia đình họ” [27, tr.267].
Theo chúng tôi, ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ của Nhà nước, cộng đồng và toàn
xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người có công và gia đình họ
nhằm ghi nhớ công ơn của họ đối với đất nước.
1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi xã hội
Với tinh thần trọng nghĩa tình, bù đắp và sẻ chia, sống có trước có sau, có
thủy có chung, sống biết ơn và nhớ ơn của người Việt Nam qua bao thế hệ, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội. Nó
góp phần làm nên hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam, đem lại ổn định và phát
triển cho xã hội.
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công là việc làm có ý
nghĩa quan trọng. Nó thể hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đồng thời góp
10


phần làm ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, giúp học yên
tâm tin tưởng hơn vào cuộc sống, vào chính sách. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính
sách ưu đãi xã hội đối với người có công còn có tác dụng giáo dục, đặc biệt là đối

với thế hệ trẻ. Nhìn vào sự biết ơn và ghi nhận công lao đối với người có công của
Đảng và Nhà nước, thế hệ trẻ lấy đó làm tấm gương để soi rọi lại mình và tăng thêm
ý thức, tinh thần hi sinh vì cộng động, vì tập thể, vì cái chung để cảm thấy xứng
đáng hơn với những hi sinh của thế hệ trước. Đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi
xã hội đối với người có công còn là sự xoa dịu những nỗi đau, những mất mát lớn
lao mà những người có công đã cống hiến, đã hi sinh. Do đó, chính sách ưu đãi xã
hội đối với người có công mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần tạo ra môi trường
lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người công dân trong xã hội.
Theo chúng tôi, chính sách ưu đãi xã hội là các quy định của Nhà nước về
chính sách đối với người có công và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực đời sống
kinh tế- xã hội.
1.1.3. Khái niệm Cựu chiến binh
Theo Điều 2, Pháp lệnh số 27/2005/PL-UBTVQH11, ngày 07 tháng 10 năm
2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm
giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ
hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:
1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt
Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm
bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang
trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu
chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia
11



chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn
thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Từ Pháp lệnh trên, ngày 12 tháng 12 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 150/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp
lệnh Cựu chiến binh. Trong Điều 2 của Nghị định này quy định như sau:
“Điều 2. Cựu chiến binh
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công
dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến
đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
1. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã
tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng
Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc
quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.
2. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh
gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt
Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham
gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30
tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).
3. Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc
quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
a) Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ
ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);
b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ

ngày

27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh

phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);
c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30
tháng 4 năm 1975 trở về trước.
12


4. Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu
chiến binh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30
tháng 4 năm 1975 về trước.
5. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh
gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên
quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã
tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong
thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.
6. Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được
cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là
Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
a) Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu
quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
b) Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.
7. Việc xác nhận cựu chiến binh:
a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn
thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan
quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với
Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan
quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét

xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác
nhận;
c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ
vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan,
tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
8. Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy 13


định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội
Cựu chiến binh Việt Nam.”
Ngày 24 tháng 11 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số
157/2016/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006. Tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định
157/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh
1. Bổ sung Điều 2 như sau:
a) Bổ sung vào điểm b, điểm c khoản 3 Điều 2:
“b) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27
tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến
đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền.
c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4
năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự
quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm
quyền”.
b) Bổ sung vào điểm a, điểm b khoản 5 Điều 2:
“a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên

quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm
vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ
chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong
thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.”
…”
14


1.1.4. Khái niệm Chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh
Từ khái niệm “Chính sách ưu đãi xã hội” và khái niệm “Cựu chiến binh”,
theo chúng tôi, Chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh là các quy định của
Nhà nước về chính sách đối với công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc,
làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành,
phục viên, xuất ngũ và thân nhân của họ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội.
1.2. Đặc điểm của Cựu chiến binh và chính sách ưu đãi xã hội đối với
Cựu chiến binh
1.2.1. Đặc điểm của Cựu chiến binh
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp
của các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, sự ủng hộ, giúp đỡ của
nhân dân cả nước, Cựu chiến binh Việt Nam đã có những bước phát triển vững
chắc, không ngừng rèn luyện, đổi mới, làm tốt vai trò của mình trong đời sống xã
hội; xây dựng nên truyền thống vẻ vang “Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi
mới”, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự
tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân đội và niềm tin yêu của nhân dân.
Đến nay, chiến tranh đã chấm dứt hơn 4 thập kỷ, một chặng đường dài đầy
gian lao vất vả đã đi qua nhưng con đường hướng tới tương lai tươi đẹp, thịnh

vượng của đất nước ta vẫn còn nhiều chông gai, thách thức. Tiếp tục giữ vững và
phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” năm xưa, các thế hệ hội viên Hội Cựu chiến binh
Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng Hội ngày càng lớn mạnh. Trong bất kỳ
hoàn cảnh nào, các cựu chiến binh luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng,
gương mẫu trong mọi hoạt động; kiên quyết đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”
và các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ; tích cực chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; bảo vệ Đảng, bảo
vệ chế độ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần giữ vững ổn định chính trị và
trật tự an toàn xã hội. Dù còn nhiều khó khăn, nhiều người còn mang trên mình vết
thương chiến tranh nhưng với nghị lực bản thân “tàn nhưng không phế”, rất nhiều
15


cựu chiến binh đã tham gia các chương trình phát triển kinh tế, các hoạt động xã
hội, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa
phương, cơ quan, đơn vị, cộng đồng; trở thành những doanh nhân thành đạt. Nhiều
doanh nhân là cựu chiến binh được trao tặng danh hiệu “Doanh nhân tiêu biểu”,
“Doanh nhân tâm tài”; “Doanh nhân văn hóa” và đạt các giải thưởng “Sao Vàng đất
Việt”; “Cúp vàng thương hiệu”… Họ luôn là tấm gương sáng về giáo dục lòng yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về ý chí và nghị lực phấn đấu vươn lên cho
thế hệ trẻ hôm nay noi theo. CCB có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, là những người đã từng chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành trong
khói lửa kháng chiến, đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Cựu chiến binh Việt Nam luôn vững mạnh tiêu
biểu cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là chỗ dựa vững chắc của Đảng,
Nhà nước, nhân dân. Họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước
những khó khăn, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; gương mẫu chấp
hành và tích cực tuyên truyền vận động nhân dân, gia đình thực hiện tốt đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, các Cựu chiến binh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ
động ngăn chặn, đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động và âm mưu
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động phòng, chống các biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cựu chiến binh; phối hợp với các đoàn thể xã
hội vận động nhân dân thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”,
góp phần giải quyết các mâu thuẫn xã hội ngay từ địa phương, cơ sở; không để bị
lôi kéo, xúi giục tham gia các vụ khiếu kiện đông người, tụ tập, biểu tình trái phép.
Thứ ba, CCB là những người chịu nhiều thiệt thòi, nhiều mất mát, nhiều tổn
thất, nhiều đớn đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ luôn có những cống hiến thầm
lặng cho non sông, đất nước, cho sự bình yên và phát triển của dân tộc. Vì thế họ
luôn cần được động viên về mặt tinh thần, cần sự quan tâm, chăm sóc và sẻ chia.
Thứ tư, CCB luôn có ý thức giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp của người
chiến sĩ cách mạng. Họ có lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Họ
sẵn sàng hi sinh tất cả để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Họ luôn tự hào và luôn
16


biết trân trọng những cống hiến của bản thân cho dân tộc, cho công lí, cho lẽ phải và
cho những điều tốt đẹp nhất.
Thứ năm, CCB là những người có lòng tự trọng cao, họ luôn ý thức về giá trị
của lao động, giá trị của bản thân. Họ không để mình là gánh nặng cho người khác.
Có những CCB mặc dù mang nhiều thương tích, nhiều bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực
hết mình trước cuộc sống. Họ luôn miệt mài và hăng say lao động. Nhiều người
trong số họ đã rất thành công, được người khác tôn trọng, ngưỡng mộ, được xã hội
ghi nhận, đánh giá cao và vinh danh.
Thứ sáu, đa số các CCB luôn gương mẫu, luôn là những người truyền động
lực, truyền lửa cho các thế hệ tiếp bước và noi theo. Họ là những người có ý thức
thực hiện nghiêm túc, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước. Họ sống, chiến đấu, lao động, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Họ luôn đi đầu trong việc đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội, các biểu hiện tiêu

cực, sai trái.
Thứ bảy, đa số các CCB nguyên tắc, nề nếp trong sinh hoạt, khẳng khái trong
lời nói, mạnh mẽ dứt khoát trong hành động và rất lí trí trong ứng xử. Nhìn bên
ngoài cứng rắn, mạnh mẽ nhưng bên trong tâm hồn, cảm xúc đôi lúc dễ bị tổn
thương bởi những mặc cảm về sự mất mát, sự không nguyên vẹn của bản thân.
1.2.2. Nội dung chính sách ưu đãi xã hội đối với Cựu chiến binh
1.2.2.1. Chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước
Hiện nay, chế độ chính sách đối với Cựu chiến binh được thực hiện theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP
ngày 25 tháng 07 năm 2007 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ quốc phòng; Thông tư số 03/2020/TTBLĐTBXH ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội
hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh quy định tại
Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh. Cụ thể như sau:
Tại mục II của Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN17


BTC-BQP ngày 25 tháng 07 năm 2007 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội,
Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ quốc phòng quy định chế độ, chính
sách đối với Cựu chiến binh (riêng điểm 1,2,5,6 của mục II ở Thông tư này đã hết
hiệu lực từ ngày 25/02/2020 và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2020/TTBLĐTBXH ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội):
“II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH

3. Tổ chức tang lễ khi Cựu chiến binh qua đời theo quy định tại khoản 8
Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Cựu chiến binh và hội viên Hội Cựu chiến binh khi chết được chính
quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và
gia đình tổ chức tang lễ.
b) Nghi thức, phân cấp tổ chức lễ tang căn cứ vào Nghị định số 62/2001/NĐCP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số

114/2005/TTLT- BQP-BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Liên Bộ Quốc phòng Bộ Nội vụ hoặc vận dụng theo điều kiện cụ thể của địa phương để tổ chức cho phù
hợp.
4. Chế độ phụ cấp đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trong
các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10
Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức Hội Cựu chiến binh
cấp trên cơ sở đặt tại Đảng uỷ khối cơ quan cấp tỉnh được biên chế cán bộ chuyên
trách công tác Hội, trường hợp không bố trí được cán bộ chuyên trách công tác Hội
thì cán bộ kiêm nhiệm công tác Hội được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 10%
mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung
(nếu có). Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương kiêm nhiệm công tác Hội thì mức phụ cấp
đối với Chủ tịch bằng 7%, Phó chủ tịch bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với
phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung (nếu có).
18


b) Phụ cấp kiêm nhiệm được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng không dùng
để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
Khi thôi làm công tác Hội Cựu chiến binh thì từ tháng tiếp theo thôi hưởng
phụ cấp kiêm nhiệm.”
Tại điều 2,3,4,5,6 của Thông tư số 03/2020/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 02
năm 2020 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số chế
độ, chính sách đối với Cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP
ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số
150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh quy định như sau:
“Điều 2. Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2
Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP
1. Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại

Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
2. Trình tự xác định, quản lý và cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh
thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại
Khoản 1 Điều 4 Thông tư số số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2016
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng
tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Điều 3. Chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2
Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP
1. Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai
táng phí theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Luật
Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ
cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
2. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ
trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại
Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ
19


Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ
thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
Điều 4. Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh quy định tại
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP
1. Đối tượng hưởng trợ cấp thôi công tác Hội:
Cựu Chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu
đãi người có công với cách mạng hàng tháng, khi thôi làm công tác Hội được hưởng
trợ cấp thôi công tác Hội, gồm các đối tượng sau:
a) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại
cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện;

b) Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;
c) Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;
2. Cách tính trợ cấp thôi công tác Hội:
a) Đối tượng tại điểm a và b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này
Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa
(1/2) tháng lương hiện hưởng. Lương hiện hưởng là tháng lương cuối cùng tại cấp
Hội nơi đang công tác (không tính phụ cấp đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và phụ
cấp công vụ), gồm: mức lương theo chức danh, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu
có), cộng 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại Hướng dẫn số 05HD/BTCTW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương (nếu có).
Cách tính như sau:
Lương theo chức danh + Phụ cấp chức vụ (nếu
Trợ cấp thôi
công tác Hội
= có) + 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm (nếu có) x Số năm công tác

2
b) Đối với Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã
Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội
bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng. Cách tính như sau:
Trợ cấp thôi =
Phụ cấp hiện hưởng hàng tháng
công tác Hội

2

x Số năm công
tác


20



c) Số năm công tác để tính trợ cấp một lần là tổng thời gian từ khi có quyết
định tham gia công tác Hội (được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng) đến khi có quyết
định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền. Trường hợp Cựu chiến binh có thời
gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn; nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên
được tính bằng 1 năm, dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm.
3. Thẩm quyền ra quyết định thôi công tác Hội:
a) Căn cứ ý kiến (bằng văn bản) của cấp ủy có thẩm quyền (theo phân cấp)
về việc bổ nhiệm, tuyển dụng, nghỉ hưu, nghỉ công tác đối với Cựu chiến binh tham
gia công tác Hội. Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh (hoặc Thường trực Hội Cựu
chiến binh) cấp có thẩm quyền chuẩn y kết quả bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng cán
bộ tham gia công tác Hội thì Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp đó ra quyết định thôi
công tác Hội đối với cán bộ.
b) Tổ chức Hội Cựu chiến binh các cấp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi
công tác Hội cho cán bộ cấp mình quản lý khi Cựu chiến binh có quyết định thôi
công tác Hội của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách quy định tại Thông tư này do ngân
sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm
của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo
quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản
hướng dẫn hiện hành.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.
2. Các quy định tại Điểm 1, Điểm 2, Điểm 5 và Điểm 6 Mục II Thông tư liên
tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25 tháng 7 năm 2007
của liên Bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực

thi hành.
3. Các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc
21


×