Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Cục người có công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.05 KB, 83 trang )

Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

LỜI MỞ ĐẦU:
Hơn sáu mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do
chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, nhân dân ta đã vượt qua nhiều hi
sinh, gian khổ, đánh thắng các thế lực xâm lược, dành độc lập, tự do thống nhất
đất nước. Giang sơn thu về một mối, đất nước ta bước vào một kỹ nguyên mới,
kỹ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta đã được những thành tựu bước
đầu rất quan trọng đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Công lao to lớn này trước hết thuộc
về các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh… đã huy sinh xương máu cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
Công lao và sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, của các thương bệnh binh
và người có công với tổ quốc, với cách mạng là vô cùng thiêng liêng và quý giá.
Việc chăm sóc, ưu đãi đối với người có công là một chính sách lớn, mang ý nghĩa
nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng và nhà nước, đồng thời
thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân
tộc. Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chế độ nhằm nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng.
Thực tập tốt nghiệp, là khâu quan trọng của quá trình đào tạo của trường
Đại học Lao động – xã hội. Qúa trình thực tập giúp cho sinh viên được làm quen
với công việc chuyên môn, tạo tiền đề vững vàng, tự tin hơn khi ra trường có
nhiều kỹ năng tìm việc. Đối với nghề công tác xã hội, thực tập là một công việc
thiết thực, không những giúp cho sinh viên được hòa mình vào thực tế, được
kiểm nghiệm kiến thức đã học bằng vốn sống thực tiễn, mà còn hình thành nhân
cách và bản lĩnh của một nhân viên xã hội thực thụ trong tương lai. Theo kế


hoạch thực tập, Sinh viên được giới thiệu về Cục người có công Tại phòng chính
sách. Qua hơn 4 tháng (từ ngày 07/11/2011 đến 25/03 năm 2012) tìm hiểu tại
đây, tôi ghi nhận được một số hoạt động về công tác tổ chức, hoạt động chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng tại phòng chính sách của Cục em đã
chọn đề tài: “ Thực trạng, kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng tại Cục người có công”. Với tư cách là một sinh viên chưa có
kinh nghiệm trong công việc thực tế, kiến thức chuyên môn có hạn, nên rất khó


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

trong việc đưa ra cái nhìn đầy đủ về một cơ quan hành chính cấp Cục. Mặc dù
vậy, báo cáo thực tập tốt nghiệp này sinh viên cũng cố gắng khai thác những vấn
đề cơ bản, để phần nào phản ánh sinh động bức tranh làm việc của phòng chính
sách .
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Th.S Trần Xuân Kỳ
, Cô Th.S Lê Thị Thủy và các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội, cùng
phòng chính sách 2 thuộc Cục người có công đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp


PHẦN I – KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CỤC
NGƯỜI CÓ CÔNG.
1. Đặc điểm tình hình ở Cục người có công.
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện chính
sách an sinh.
1.1.1. Đặc điểm Tự nhiên.
Việt nam là 1 quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương với Diện tích 327.500km2 với đường biên giới trên đất liền 4550km, 3/4
diện tích là đồi núi. Phía bắc giáp Trung Quốc, Phía tây giáp Lào và Campuchia,
Phía Đông giáp biển đông. Với vị trí này Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu, học hỏi để phát triển Kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và các
nước trên thế giới. Song bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng và nhạy cảm nhiều
biến động của nền kinh tế xã hội của nhiều nước.
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú
tạo điều kiện tốt cho việc triển phất triển nhiều nghành kinh chủ chốt. Đường
giao ngày càng được cải thiện cho việc giao lưu buôn bán với các tỉnh thành
trong cả nước và trên thế giới.
Tất cả các điều kiện trên tạo cho nước ta có vị trí thuận lợi phát triển kinh
tế, du lịch. Tuy nhiên với đặc điểm này nước ta sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn từ sự
thay đổi, biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của các nước
trong khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Điều kiện Kinh tế.
Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế
nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao. GDP
cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Khu vực nông
nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,6%, dịch vụ tăng 7,5%. Với
kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng
7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD.
Vốn đầu tư phát triển năm 2010 ước tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng

khoảng 41% GDP. Kết quả giải ngân vốn Nhà nước khá cao và có tiến bộ trong
điều hành, đến hết tháng 9, đạt khoảng 70% và dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch;
nhờ đó sớm hoàn thành nhiều công trình kết cấu hạ tầng và tạo thêm cơ sở sản
xuất mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

Năm 2010, có khoảng 85 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với
số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng; bình quân đạt gần 6 tỷ đồng/doanh
nghiệp, tăng 125% so với năm 2009, góp phần quan trọng phát triển sản xuất
kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Trong khi sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, cán cân thương mại
thâm hụt lớn, bội chi ngân sách năm trước ở mức cao nhất trong những năm gần
đây và những tác động phụ của gói kích thích kinh tế năm 2009, việc bảo đảm ổn
định kinh tế vĩ mô là một thách thức lớn, nhưng nhờ những biện pháp điều hành
linh hoạt, phù hợp nên tình hình đã có bước cải thiện.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so với dự toán
và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần
giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%). Đến hết năm 2010,
dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc
gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an
toàn.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước tăng 19,1%, gấp hơn 3 lần so với
kế hoạch. Nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ hơn, tổng kim ngạch nhập khẩu
ước tăng 16,5%. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5 tỷ USD, dưới 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu, thấp hơn tỷ lệ nhập siêu năm 2009 và đạt chỉ tiêu đề ra..

1.1.3. Điều kiện xã hội
Trong điều kiện phải giảm bội chi ngân sách, nhưng các lĩnh vực văn hóa và
xã hội vẫn được quan tâm chăm lo tốt hơn, góp phần thiết thực vào ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt 1 triệu 365
nghìn đồng, tăng 8,9% (đã loại trừ yếu tố tăng giá).
Cả năm tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm mới; đã đào tạo nghề cho trên
1,7 triệu người. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tích cực
triển khai, riêng đào tạo nghề cho nông dân là 430 nghìn người. Dự kiến đến cuối
năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40%.
Công tác giảm nghèo, nhất là ở 63 huyện nghèo nhất, được triển khai đồng
bộ với các giải pháp trợ giúp thiết thực cả về sản xuất và đời sống. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm 1,85%, xuống còn 9,5%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đang
được triển khai tích cực. Chính sách trợ giúp người có công và bảo trợ xã hội tiếp
tục được hoàn thiện, đã mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức trợ cấp. Nhà
nước dành hơn 19.000 tỷ đồng (tăng 17% so với năm 2009) để thực hiện chính


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

sách cho hơn 1,4 triệu người có công với cách mạng; dành 4.500 tỷ đồng (gấp
hơn 2 lần năm 2009) để thực hiện trợ cấp thường xuyên cho hơn 1,6 triệu người
và dành hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn tấn gạo để trợ cấp đột xuất, chủ yếu
cho khắc phục thiên tai và cứu đói giáp hạt.
Các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập
trung, người có thu nhập thấp khu vực đô thị, nhà ở cho người nghèo ở nông
thôn, ký túc xá cho học sinh, sinh viên được khẩn trương triển khai và đạt kết quả
tích cực. Dư nợ cho vay ưu đãi để thực hiện các chính sách xã hội là 91.000 tỷ

đồng, tăng 25% so với năm 2009, riêng dư nợ tín dụng cho 1,9 triệu học sinh,
sinh viên là 29.000 tỷ, tăng 60%. Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách tiền lương,
đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm
2010 và một số chính sách liên quan.
Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục phát triển. Số người tham
gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều tăng, góp phần tích cực vào giảm thiểu
thiệt hại và khó khăn cho người tham gia khi gặp rủi ro.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia
đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã được quan tâm hơn, nhiều
mặt đạt được kết quả tích cực, đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao.
Giáo dục và đào tạo có bước phát triển. Tích cực triển khai thực hiện đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, cơ chế tài chính, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy. Cùng với việc tăng đầu tư của Nhà
nước, đã đẩy mạnh xã hội hoá để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới cơ
sở giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học. Đã kết nối internet cho tất cả các
trường phổ thông. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non và các cấp học
phổ thông tăng nhanh, 100% tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung
học cơ sở; tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm, kỷ cương trong thi
cử đã được thực hiện tốt hơn
Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có bước phát triển. Thông tin báo chí
đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước; kịp thời phản ánh ý kiến nhân dân về các vấn đề của
đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Cục người có công.
Cục người có công là đơn vị thuộc Bộ Lao động – thương binh và xã hội.
Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba đình, Hà Nội.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3


Lớp

Số điện thoại: 043.7342417
Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội được sát nhập bởi hai bộ đó là Bộ
thương binh liệt sĩ và Bộ Lao động xã hội. Cục người có công trước đây có tên
gọi là vụ chính sách thương binh liệt sĩ thuộc Bộ Thương binh liệt sĩ. Cho đến
năm 1987, chính phủ đã ra quyết định sát nhập 2 bộ trên thành một bộ có tên gọi
là Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, lúc này Vụ chính sách thương binh liệt
sĩ vẫn tồn tại và trực thuộc Bộ này.
Ngày 4 tháng 9 năm 1997 Vụ Chính sách thương binh liệt sĩ được đổi tên
thành Cục thương binh liệt sĩ và người có công.
Năm 2008 đến nay Cục thương binh liệt sĩ và người có công được gọi là
Cục người có công theo quyết định số 146/QĐ – LĐTBXH ngày 12 tháng 1 năm
2008 của Bộ Trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội. Cục có chức năng
giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác người có công. Trụ sở ban
đầu nằm trong khuôn viên của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, cuối năm
2003 chuyển về số 139 Nguyễn Thái Học, Ba đình, Hà Nội. Khi thành lập Cục có
văn phòng và 6 phòng nghiệp vụ, 13 đơn vị trực thuộc. Hiện nay Cục có văn
phòng, 6 pghòng chức năng và 6 đơn vị trực thuộc. Biên chế tại cơ quan Cục là
46 người, các đơn vị trực thuộc biên chế 293. Cục có Đảng bộ gồm 3 chi bộ, tổ
chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ Nữ công.
1.3. Chức năng , nhiệm vụ quyền hạn của Cục.
1.3.1. Chức năng nhiện vụ của Cục người có Công.


Nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng trình Bộ:

- Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề
án về người có công;

- Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về người có
công;
- Quy hoạch, quản lý hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; xây
dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa công tác chăm sóc người có công;


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

- Quy hoạch, hướng dẫn thực hiện quy hoạch nghĩa trang liệt sỹ, các công trình
ghi công liệt sỹ. Quy định về công tác quản lý nghĩa trang liệt sỹ, các công trình
ghi công liệt sỹ;
- Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh
hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng.


Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà
nước, của Bộ về công tác người có công theo phân công của Bộ.



Hướng dẫn, chỉ đạo công tác quy tập, tiếp nhận hài cốt liệt sỹ, thông tin về
mộ liệt sỹ.



Tổ chức cập nhật, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thống kê số lượng đối tượng
người có công; hướng dẫn công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ người có công ở

các địa phương, cơ sở.

• Phối hợp quản lý, quyết toán kinh phí theo Pháp lệnh Ưu đãi người có
công.


Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị – xã hội tổ
chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa.



Tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các điển hình tiên
tiến và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực người có công.

• Thực hiện nhiệm vụ cơ quan Thường trực Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung
ương.


Quản lý các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với người có công thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ.



Tham gia nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ của ngạch viên chức chuyên ngành, chế độ chính sách đối với
cán bộ công chức, viên chức trong lĩnh vực được phân công; tiêu chí xếp
hạng, định mức biên chế đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý;




Hợp tác quốc tế trong phạm vi lĩnh vực được giao;



Tổng kết đánh giá, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực người có công;


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3



Lớp

Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo sự phân công của Bộ.



Quản lý tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định
của Nhà nước và của Bộ;

• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của Cục Người có công.
Cục Người có công được chia làm 2 khối: khối quản lý nhà nước ( các
phòng chức năng) và khối hành chính sự nghiệp Y tế ( Các đơn vị trực thuộc).
Các khối này được phân cấp rõ ràng theo quy định của Bộ, công tác của khối
quản lý nhà nước và các Giám đốc, các phó Giám đốc ở khối hành chính sự
nghiệp do Bộ quản lý, còn lại là do các đơn vị tự quản lý và trình lên cơ quan Cục
xem xét.



Trường ĐH Lao động và xã hội

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÁN BỘ Ở CỤC NGƯỜI CÓ CÔNG.

Lớp Đ4CT3


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

Đây là cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản gọn nhẹ thực hiện tốt chế độ một thủ
trưởng, phù hợp với đơn vị có quy mô lớn như Cục Người có công. Với chế độ
quản lý này thì mỗi một cán bộ nắm riêng vấn đề của mình, mỗi người một việc
khác nhau. Do đó, hiệu quả công việc mang lại rất cao, cán bộ, chuyên viên nào
cũng cố gắng hoàn thành công việc được cấp trên giao cho.
1.4 Đội ngũ cán bộ phòng chính sách 2:
STT
HỌ VÀ
NĂM SINH
TRÌNH TRÌNH
CHỨC THÂM
TÊN
ĐỘ
ĐỘ
DANH NIÊN
NAM

NỮ
VĂN
CHUYÊN
CÔNG
HÓA
MÔN
TÁC
1

Đỗ Thị
Hồng


1972

Đại học

2

Nguyễn
Kim
Oanh

1972

Đại học

3

Trần

Minh
Hoàng
Hoàng
Văn
Giang

4

1980

Đại học

1984

Đại học

Quản trị Trưởng 19 năm
kinh
phò
doanh
chính
sách 2
Tổng hợp Phó
15 năm
luật
phòng
chính
sách 2
Luật kinh Chuyên 6 năm
tế

Viên
Quản trị Chuyên 3 năm
kinh
viên
doanh

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Cục đều có trình độ cao và
đúng chuyên môn, có thâm niêm công tác lâu năm. Bên cạnh đó có đội ngũ cán
bộ trẻ trung, năng động, nhiệt huyết trong công việc. Cán bộ trong Cục luôn
được lãnh đạo Cục tạo điều kiện cử đi học nhăm nâng cao trình độ chuyên môn.
Riêng phòng chính sách 2: Với đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa cao,
phòng có cán bộ làm việc lâu năm đã có kinh nghiệm trong công việc. Đặc biệt
đội ngũ cán bộ đã được trẻ hóa, có trình độ nên việc tiếp thu và giải quyết công
việc rất nhanh và thuận lợi. Các cán bộ thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ
nên thành thạo trong triển khai công tác nghiệp vụ chăm sóc người có công.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

- Tuổi đời: Tuổi đời trung bình chung của cán bộ phòng là 35 tuổi. Nhìn
chung độ tuổi này là khá trẻ, có thâm niên trong công tác, có nhiều kinh nghiệm
lại năng động, linh hoạt và nhiệt tình trong công việc.
- Thâm niên: Nhìn chung, thâm niên của cán bộ khá cao, từ 3 năm trở lên,
thậm chí có cán bộ có thâm niên 19 năm nên có nhiều kinh nghiệm trong giải
quyết công việc chuyên môn của phòng.
- Giới tính: Tỉ lệ nam nữ trong phòng khá chênh lệch 2 Nam và 3 Nữ tuy
nhiên vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc được thực hiện một cách tốt

nhất.
- Trình độ chuyên môn: Nhìn chung cán bộ của phòng đều có trình độ văn
hóa tương đối cao, đều là bậc Đại học nên có nhiều thuận lợi cho công việc. Tuy
nhiên hầu hết cán bộ công chức ở đây đều chưa được đào tạo đúng chuyên môn
về công tác cho đối tượng chính sách người có công, (mà chủ yếu là học các
chuyên ngành khác) , vì vậy trong quá trình giải quyết chế độ vẫn còn một số khó
khăn nhất định.
1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
1.5.1. Điều kiện làm việc.
Môi trường lao động hành chính sự nghiệp. Với tính chất công việc mang
tính quản lý ... nên số công việc ít chịu ảnh hưởng của môi trường độc hại .
Về điều kiện lao động: Cục người có công là khu nhà 5 tầng gồm 35
phòng. Hầu hết các phòng đều được trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho công
việc, 100% đều có máy tính nối mạng, máy fax, máy in… Mặt khác vấn đề an
toàn lao động cũng rất được ban lãnh đạo chú trọng như trang bị các phương tiện
phòng cháy, chữa cháy... Tuy vậy, có những phòng do các trang bị, công cụ làm
việc đang được trang bị do dùng nhiều năm nên đã cũ và lạc hậu gây ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình tác nghiệp.
1.5.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động An sinh xã hội.
Trong các phòng làm việc được trang bị đày đủ thiết bị phục vụ công việc
như bàn giấy, điều hoà, máy vi tính, máy in…
Phòng văn phòng phẩm của cơ quan chuyên phục vụ cho cán bộ công chức
trong việc in ấn phô tô tài liêu.
Kho hồ sơ của Cục người có công được trang bị đày đủ các giá sắt và gỗ để
lưu trữ hồ sơ, các tủ để phich hồ sơ của đối tượng.
Xe ô tô của cơ quan phục vụ lãnh đạo đi công tác.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3


Lớp

Máy điện thoại và máy fax của cơ quan phục vụ cho cán bộ công chức cơ
quan có nhu cầu trao đổi.
Các phương tiện tài sản vật chất của cơ quan được giao cho từng phòng,
từng cá nhân chịu trách nhiệm.
1.6. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên.
- Chế độ hội họ:
Họp cơ quan, họp trưởng phó phòng do Cục trưởng triệu tập hoặc mời.
Họp hàng tuần vào thứ 2 giữa Cục trưởng và Phó Cục trưởng xem xét các
việc làm trong tuần và phương hướng nhiệm vụ tuần tháng tiếp theo.
Họp hàng tháng Cục trưởng họp giao ban với các trưởng phòng vào một
buổi trong tuần và cuối tháng để kiểm điểm công tác hàng tháng và bàn biện pháp
thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
Cán bộ công nhân viên trong cơ quan mỗi quý họp 1 buổi để nghe phổ biến
chính sách mới và nghe phổ biến trong cơ quan.
Hàng năm tổ chức hội nghị công chức cơ quan theo quy định của Nhà nước.
- Chế độ thời gian làm việc:
Thực hiện theo đúng chế độ làm việc và nghỉ ngơi được quy định tại Bộ luật
lao động ngoài ra Cục còn ban hành một số quy định khác:
+ Trong giờ làm việc nghiêm cấm cán bộ công chức uống rượu bia say, đánh
cờ bạc hoặc các hoạt động khác có ảnh hưởng đến công tác của cơ quan.
+ Khi cần thiết, cán bộ công chức được huy động làm thêm giờ và trực cơ
quan vào ngày nghỉ sẽ được bố trí nghỉ bù hoặc thanh toàn tiền lương theo chế độ
của nhà nước.
+ Riêng lái xe ôtô và bảo vệ cơ quan không thực hiện theo giờ làm việc hành
chính mà đảm bảo giờ làm việc của cơ quan.
+ Nghiêm túc thực hiện chế độ hội họp và nghỉ đúng giờ.
- Chế độ chi trả:

+ Lương Cán bộ công nhân viên chức được hưởng lương theo qui định của
Nhà nước.
Lương của cán bộ viên chức được chi trả theo nghạch, bậc, trình độ đào tạo
và thâm niên công tác.
+ Công tác phí: Cán bộ công chức đi công tác các tỉnh thực hiện theo mức
khoán hàng tháng.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

Kinh phí thanh toán tiền công tác phí phải có đầy đủ giấy đi đường, vé tàu
xe, hoá đơn nghỉ trọ...hợp lệ, hợp pháp, hợp lý.
+ Chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Cán bộ công chức được cơ
quan cử đi học, tập đào tạo bồi dưỡng theo quy định và được cơ quan có thẩm
quyền quyết định thì được cơ quan hỗ trợ một phần kinh phí theo quy định.
Cán bộ công chức tự liên hệ xin học thì phải tự túc hoàn toàn kinh phí. Nếu
học vào giờ hành chính phải báo cáo phòng nghiệp tổ chức.
+ Thưởng: Cán bộ viên chức có thành tích hoàn thành tốt công việc hàng
năm hoặc có thành tích đột xuất trong công việc.
+ Khi cán bộ viên chức vi phạm nội quy, quy định của cơ quan, hoàn thành
chậm, muộn hoặc không hoàn thành công việc được giao.
1.7. Các cơ quan, đối tác tài trợ của Cục người có công.
Cán bộ công chức, viên chức làm việc tại cơ quan đều hưởng lương cơ bản
theo quy định của nhà nước. Cho nên các nguồn kinh phí để chi trả lương, cơ sở
vật chất của cơ quan chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước.
Cơ quan hỗ trợ đối tác trong quá trình phát triển chính sách người có công
chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước. Ngoài ra khi cần xây dựng nhà tình nghĩa

cho đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công gặp hoàn
cảnh khó khăn thì thường huy động không chỉ từ Ngân sách Nhà nước mà còn từ
các doanh nghiệp, cá nhân, nhân dân và cán bộ đóng góp.
2. Thuận lợi và khó khăn của Cục người có công
2.1. Thuận lợi.
- Trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại tạo điều kiện tốt cho công việc.
- Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm nhiệt tình với công việc.
- Được lãnh đạo cục tạo điều kiện làm việc, phát huy kinh nghiệm bản thân.
- Lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Cục luôn tạo điều kiện
tốt nhất cho cán bộ làm việc.
2.2. Khó khăn.
- Số lượng cán bộ làm việc tại các phòng đúng chuyên môn nghiệp vụ còn ít.
- Quy trình giải quyết còn nhiều bất cập, chính sách mới thay đổi liên tục.
- Chế độ đãi ngộ với nhân viên chưa thoả đáng để họ yên tâm công tác và hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
2.3. Kiến nghị.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

- Cục cần xây dựng một kế hoạch nhân sự dài hạn nhằm đảm bảo công việc
trong Cục.
- Có kế hoạch cho cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
mình.
- Cục phải xây dựng quy định các phòng chuyên môn nghiệp vụ hàng tuần, tháng
quý và phát động các phong traò thi đua nhiều hơn nữa. Đảm bảo công việc được
giải quyết hết không bị tồn đọng.

- Cần có Chế độ đãi ngộ với nhân viên thoả đáng để họ yên tâm công tác và hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Xử Lý những sai phạm, nghiêm trị những cán bộ làm sai nguyên tắc. Sớm đưa
ra phương án giải quyết hợp lòng dân để chấm dứt tình trạng đấu tranh đòi công
bằng xã hội.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

PHẦN II – THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU
ĐÃI NGƯƠI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở CỤC NGƯỜI CÓ CÔNG.
1.Quy mô, cơ cấu đối tượng người có công ở nước ta.
1.1. Số lượng và phân loại
Theo số liệu hiện Cục Người có công đang quản lý tính đến thời điểm
tháng 8 năm 2011 Cả nước ta có 8.841.199 đối tượng chính sách người có công
đang quản lý, đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng là 1.473.558 ( Theo pháp
lệnh ưu đãi người có công). Cụ thể như sau:
Bảng số 1:
SỐ LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG.

STT

1

2

3

4

5

Diện đối tượng

Đối tượng đã Đối
tượng
xác nhận
đang hưởng
trợ cấp hàng
tháng
Người hoạt động CM trước 8.806
7.497
ngày 01/01/1945(Lão thành
CM)
Người hoạt CM từ ngày 16.142
8.971
01/01/1945 đến trước Tổng
khởi nghĩa 19 tháng tám năm
1945(Tiền Khởi nghĩa)
- Thân nhân liệt sỹ
483.854
396.523
- Liệt sỹ
1.146.250
Bà mẹ VNAH
49.609
3.923
- Truy tặng

36.515
- Phong tặng
13.094
Anh hùng LLVT-AHLĐ
1.253
693
- AH lực lượng vũ trang
1.079
- AH Lao động
174


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

6

7

8

Lớp

Thương binh, người hưởng 556.016
chính sách như thương binh,
trong đó:
- Suy giảm khả năng lao động
từ 21% đến 80%
- Suy giảm khả năng lao động
81% trở lên và đặc biệt nặng. 40.129

- Thương binh loại B:
- Suy giảm khả năng lao động
từ 21% đến 80%
- Suy giảm khả năng lao động
81% trở lên

480.276

Bệnh binh
- Suy giảm khả năng lao động
từ 61% đến 80%
- Suy giảm khả năng lao động
81% trở lên
Người hoạt động kháng chiến
và con đẻ bị nhiễm chất độc
hoá học, trong đó:
- Người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm CĐHH
+ suy giảm khả năng lao động
81% trở lên
+ Suy giảm khả năng lao
động 80% trở xuống
+ TB, BB, người hưởng chế
độ MSLĐ bị nhiễm chất độc
hoá học
- Con đẻ
+ Dị dạng, dị tật nặng không
tự lực được trong SH
+ Dị dạng, dị tật nặng tự lực
được trong sinh hoạt


135.628
132.110

184.876

464.980
15.296
11.080
10.597
483

3.518

200.000
125.000

186.137
114.771
9.706
20.874

75.000

71.366

30.945
40.421



Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

9

Người hoạt động KC bị bắt tù 109.468
đày

10

Người hoạt động KC giải 4.146.796
phóng dân tộc Bảo vệ TQ và
làm nghĩa vụ QT

11

Người có công giúp đỡ CM

1.898.000

107.297

90.897

Với số lượng đối tượng NCC lớn trên đã thể hiện ở trên cho ta thấy công
tác quản lý và chăm sóc NCC ở nước ta là khá khó khăn, và phức tạp . Vì vậy
công tác chăm sóc đời sống các đối tượng chính sách có ý nghĩa rất quan trọng
trong chiến lược ổn định và phát triển Kinh tế - xã hội, đòi hỏi sự quan tâm của

các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo đời sống cho NCCVCM.
1.2. Thực trạng đời sống người có công
Đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận người có công
trong huyện nói riêng đã từng bước được cải thiện và dần đi vào ổn định nói
chung trên tất cả các mặt:
1.2.1.Về thực trạng việc làm :
Người có công là những người đã cống hiến sức lực và xương máu của mình
cho sự nghiệp giải phóng và bảo vệ dân tộc, họ đã cống hiến toàn bộ tuổi thanh
xuân cho tổ quốc vì vậy khi họ về sức khoẻ của họ đã yếu, trình độ học vấn thì
không có. Do đó việc tìm kiếm việc làm cho người có công với cách mạng là rất
khó khăn.
Một phần người có công trước khi nhập ngũ học hết cấp 3 sau khi ra trường
được ưu tiên học tiếp và có những công việc hành chính hoặc kỹ thuật.
Nói chung đa phần người có công là làm trong lĩnh vực nông nghiệp thu
nhập thấp. Nhiều người do vết thương năng hoặc không còn khả năng lao động
số dựa vào trợ cấp của Nhà nước.
1.2.2.Thực trạng về học vấn :
Theo tiếng gọi của non sông đát nước đa phần người có công thực hiện lời
kêu goi “ Gác bút yên nghiêng” lên đường đi chiến đấu nên họ không được học
tập nhiều đa phần học hết cấp 1, cấp 2. Trong số đó thì một số người được đơn vị
cử đi học thêm nâng cao trình độ phục vụ quân ngũ, còn đa số thì không được
học lên.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

Trong thời bình một số NCC có điều kiện thì học đi học thêm nâng cao rình

độ phục vụ cho phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước, nhưng đa phần NCC
làm nông nghiệp thì rất ít điều kiện học tập.
1.2.3.Thực trạng về sức khỏe :
Hiện nay cả nước còn hơn 8 nghìn cán bộ Lão Thành cách mạng đã cao tuổi
sức khoẻ yếu, thường xuyên cần sự chăm sóc về sức khoẻ. Có gần 15 vạn thương
bệnh binh loại 1 trên 81% sức khoẻ cũng đã yếu.
Cả nước có hơn 75 nghìn con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm
chất độc hoá học, bị di chứng không tự chủ được trong sinh hoạt, thường xuyên
phải nhờ tới sự can thiệp của y tế.
Hiện nay việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người có công
đang được quan tâm 100% người có công được cấp thẻ BHYT, được khám chữa
bệnh định kỳ. Được tổ chức đi điều dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng và được
cấp các dụng cụ chỉnh hình.
1.2.4.Thực trạng về hoàn cảnh sống:
Về căn bản đời sống của các hộ gia đình chính sách được nâng cao cả về
mọi mặt vật chất lẫn tinh thần. Bố mẹ vợ liệt sỹ già, sống cô đơn ngoài việc
hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nuớc, địa phương còn tạo điều kiện cho
thân nhân liệt sỹ sống cô đơn được tham gia vào các hội cựu chiến binh, hội
người cao tuổi, hội phụ nữ nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các
cụ khi tuổi già cô đơn không nơi nương tựa.
Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố thì tình hình đời sống của các gia
đình chính sách, cơ bản các quận, huyện, xã, phuờng làm công tác công tác chính
sách TBLS và NCC, không còn hộ chính sách đói, tỷ lệ hộ nghèo là 4%, tỷ lệ hộ
giàu có thu nhập bình quân đầu người từ 800.000đ/tháng trở lên đạt 5,1%,hộ trung
bình khá có thu nhập bình quân từ 500.000đ/tháng trở lên chiếm 94,5%, hộ có thu
nhập bình quân đầu người dưới 500.000đ/tháng chiếm 0,4%, hỗ trợ đời sống và
học tập , tạo công ăn việc làm cho con em thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Đây
là cơ sở vững chắc để nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho đối tượng
chính sách.
Thông qua các chương trình như dự án xoá đói giảm nghèo, việc làm và

chương trình kinh tế xã hội khác để tạo điều kiện hỗ trợ về vốn , kỹ thuật, đào tạo
nghề cho thương binh, gia đình chính sách tham gia làm các hình thức kinh tế, phát
huy được khả năng năng lực của những người thương binh tàn nhưng không phế.


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

1.2.5.Về nhà ở:
Theo kết quả điều tra hộ nghèo, đến cuối năm 2005, cả nước còn trên 80.000
hộ chính sách đang sống trong cảnh nhà tre, nứa lá hư hỏng, xiêu vẹo nhưng bản
thân gia đình không có khả năng về kinh phí để tự xây dựng mới, sửa chữa. Do
đó họ rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước và toàn xã hội để ổn định điều kiện sinh
hoạt, đời sống gia đình
Thực hiện chỉ thị của Đảng và nhà nước đề ra mục tiêu hoàn thành xây dựng
nhà ngói xoá sổ nhà tranh tre dột nát cho tất cả các đối tượng thương bệnh binh ,
người có công với cách mạng và gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở
trước năm 2000. Chỉ thị đã được các cấp uỷ Đảng chính quyền, cơ quan, đơn vị,
tổ chức có chức năng phối hợp cùng nhân dân tích cực thực hiện. Bằng sự nỗ lực
vượt bậc của các cấp, nghành, hội đoàn thể từ trung ương đến xã phường, thị trấn
và sự phát huy nội lực của gia đình, dòng họ trong việc thực hiện tốt 3 phương
châm kết hợp: Nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí, họ tộc đóng góp công lao động
và 1 phần kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở.
Tính từ năm 2005-2011, nước ta đã xây dựng được 342.413 ngôi nhà tình
nghĩa, sữa chữa 107.731 căn với tổng kinh phí lên đến hơn 3.489 tỷ đồng, chỉ
riêng trong năm 2010 cả nước đã xây mới được 89.368 ngôi nhà và sửa chữa hơn
5.458 ngôi nhà tình nghĩa cho thương bệnh binh và gia đình người có công gặp
khó khăn. Chương trình "ngói hoá" nhà ở cho tất cả các gia đình thương bệnh

binh, và gia đình người có công gặp khó khăn đã hoàn thành vượt kế hoạch. Ninh
Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng… là một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác xây
tặng nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách. Kết quả này thể hiện sự quan tâm
và sự quyết tâm mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân dân trong cả
nước đến đời sống của những người có công với cách mạng gặp khó khăn chưa
ổn định được trong cuộc sống với mong muốn làm dịu đi những vết thương sau
chiến tranh.
1.2.6.Về phương tiện sinh hoạt:
Phương tiện sinh hoạt ngày càng đầy đủ và hiện đại, nhất là phương tiện giả phục
vụ cho thương binh, bệnh binh nặng, người nhiễm chất độc hóa học ngày một
hiện đại phục vụ đắc lực cho sinh hoạt và công việc của họ.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp cận và quản lý hồ sơ đối tượng của Cục người có
công


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

Công tác xác nhận, xét duyệt và quản lý hồ sơ Thương binh, liệt sỹ và
người có công là một nội dung công việc có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó xét
duyệt hồ sơ phải được thực hiện một cách trung thực, khách quan, đúng sự thật,
đúng chính sách quy định của Nhà nước. Có như vậy các chính sách ưu đãi của
Nhà nước mới thực sự phát huy hết tác dụng.
2.1. Công tác xác nhận và quy trình xét duyệt
Việc tổ chức tiếp nhận và bàn giao hồ sơ các loại đối tượng được tiến hành theo
quy định hướng dẫn của trên và theo trình tự từ cơ sở phường( xã) đến quận
(huyện), tỉnh( thành phố). Hồ sơ xác nhận theo trình tự: Các xã, thị trấn tổ chức
tiếp nhận hồ sơ của đối tượng có trách nhiệm kiểm tra thủ tục và xác nhận, tổng

hợp. Sau đó các xã, thị trấn bàn giao về Phòng Lao động - Thương binh & Xã
hội. Phòng bàn giao về Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.
Chuyên viên phòng chính sách tiếp nhận hồ sơ đã tổ chức kiểm tra, đối
chiếu và xác minh từng loại theo quy định; những hồ sơ đủ điều kiện trình lãnh
đạo xác nhận và ký duyệt, những hố sơ còn thiếu điều kiện về chính sách quy
định thì yêu cầu các Sở hướng dẫn đối tượng làm bổ sung ngay, những hồ sơ
không đủ điều kiện về chính sách thì trả lại cho các sở Lao động – thương binh
và xã hội các tỉnh, thành phố để trả lời giải thích cho đối tượng được biết.
Hiện nay dư luận xã hội có nhiều ý kiến liên quan đến một số vấn đề người
nhiễm chất độc hóa học sau: Nhiều người làm hồ sơ nhưng chưa được hưởng
hoặc chưa được trả lời. Một số địa phương như Nghệ An, Thái Bình, Nam Định,
Thái Nguyên, Hải Phòng có hiện tượng nhiều người lập hồ sơ để xin hưởng chế
độ một cách bất thường. Có tỉnh hồ sơ tồn lên tới 40.000 hồ sơ tại các địa phương
này đã xuất hiện một số đường dây móc nối với các Bệnh viện, Hội đồng giám
định y khoa lập hồ sơ, bệnh án giả để hưởng chế độ. Cục đã phối hợp với cơ
quan điều tra của tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Nghệ An phát hiện và xử lý theo
pháp luật một số người tham gia vào các đường dây chạy chính sách nói trên.
Hiện Cục đang phối hợp với Bộ Y tế; Thanh tra Bộ đi kiểm tra và thanh tra việc
lập hồ sơ để hưởng chế độ chất độc hoá học ở một số địa phương. Bộ Y tế chưa
hướng dẫn cụ thể việc giám định bệnh tật theo Quyết đinh số 09 của Bộ Y tế. Các
Hội đồng giám định y khoa chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh do chất
độc hoá học hay do các nguyên nhân khác.
Công tác giải quyết đơn thư : Cục người có công đã nhận được rất nhiều
đơn thư của đối tượng hỏi về: chính sách thờ cúng liệt sĩ, mai tang phí, ưu đại học


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp


sinh siên viên,hưởng hai chế độ… số đơn thư hàng năm lên tới hơn 70.000 Cục
đã có công văn đề nghị các Sở Lao đông - Thương binh & Xã hội các tỉnh, thành
giải quyết kịp thời không để tồn đọng.
2.2. Quản lý hồ sơ đối tượng.
Sau khi hồ sơ được chuyển đến phải được đăng kí tiếp nhận. Sau khi chuyên
viên kiểm tra số lượng thủ tục hồ sơ sẽ chuyển sang thẩm định chất lượng hồ sơ.
Rồi chuyển đến nơi giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ được lưu giữ tại kho hồ sơ của Cục người có công. Việc lưu giữ ,
quản lý hồ sơ được lập sổ theo dõi và phục vụ kịp thời yêu cầu khi cần sử dụng.
Hồ sơ được sắp xếp thep thứ tự đăng kí sao cho khoa học và đảm bảo các điều
kiện cần thiết để bảo quản an toàn theo đúng quy định của nhà nước. Tính đến
2010 Cục đang lưu giữ 8.841.199 hồ sơ người có công với cách mạng, riêng hồ
sơ tồn đọng lên tới 12.378 bộ do còn thiếu điều kiện xá nhận.
Việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng: Đến nay những người có công với cách
mạng hầu hết đã được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Còn
những trường hợp đặc biệt: không còn lưu lại một trong các giấy tờ (Giấy chứng
nhận bị thương; lý lịch có ghi nhận là bị thương; giấy điều trị; sổ theo dõi của
đơn vị...). Không có người chiến đấu cùng đơn vị biết sự việc và xác nhận...Với
quan điểm người có công thì được Nhà nước đãi ngộ. Bộ phối hợp với các địa
phương, với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xem xét và giải quyết những trường
hợp cụ thể để người có công được hưởng chính sách ưu đãi, mặt khác hạn chế
những trường hợp lợi dụng để hưởng ưu đãi của Nhà nước.
3. Tình hình thực hiện chính sách của nhà nước.
3.1. Trợ cấp, phụ cấp.
3.1.1. Về trợ cấp, phụ cấp thường xuyên.
Theo Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM số 26/2005/PL – UBTVQH11 ngày
29/06/2005 của ban thường vụ quốc hội, Nghị định số 54/2006/ NĐ – CP ngày
26/06/2006 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều khoản của
pháp lệnh ưu đãi NCCVCM, Nghị định 35/2010/NĐ – CP ngày 06/04/2010 của

Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với NCCVCM. Nghị định số
52/2011/NĐ – CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với NCCVCM như sau:


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

Bảng số 2:
MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG

Đơn vị tính: nghìn đồng
A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG:
Mức trợ cấp, phụ
cấp từ 01/5/2011
TT Đối tượng người có công
(mức
chuẩn
876.000đ)
Trợ cấp Phụ cấp
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng
1
01 năm 1945:
166/1
- Diện thoát ly
979
thâm niên
- Diện không thoát ly
1.662

- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt
động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 876
từ trần
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của
người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 1.468
năm 1945 từ trần
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01
2 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám 906
năm 1945
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt
động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
491
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 từ
trần
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của
người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01
năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám
1.028
năm 1945 từ trần

3

Thân nhân liệt sĩ:
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ
876
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở1.565


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3


4
5
6

7

lên
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sĩ 1.565
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
1.565
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng
735
Lao động trong kháng chiến
- Thương binh, người hưởng chính sách như
Bảng số 3
thương binh (sau đây gọi chung là thương binh)
- Thương binh loại B
Bảng số 4
- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên
- Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt
nặng
- Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở
gia đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
876
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có
1.126

vết thương đặc biệt nặng
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương
binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao 491
động từ 61% trở lên từ trần
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của
thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng 1.028
lao động từ 61% trở lên từ trần
- Bệnh binh:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50%
915
+ Suy giảm khả năng lao động từ 51% - 60%
1.139
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 70%
1.452
+ Suy giảm khả năng lao động từ 71% - 80%
1.675
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90%
2.005
+ Suy giảm khả năng lao động từ 91% - 100%
2.232
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng
- Người phục vụ bệnh binh ở gia đình:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
876
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có1.126

Lớp


735

440
901

440
876


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

bệnh tật đặc biệt nặng
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của bệnh binh
491
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của
bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở 1.028
lên từ trần
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
8
hóa học:
+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81%
2.005
trở lên
+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 80%
1.452
trở xuống
+ Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh,

người hưởng chế độ mất sức lao động bị nhiễm 1.452
chất độc hóa học
- Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học:
+ Bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong
876
sinh hoạt
+ Bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong
491
sinh hoạt
- Người có công giúp đỡ cách mạng trước Cách
9
mạng tháng 8 năm 1945:
+ Trợ cấp hàng tháng
876
+ Trợ cấp nuôi dưỡng
1.468
- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng
chiến:
+ Trợ cấp hàng tháng
515
+ Trợ cấp nuôi dưỡng
1.150
- Trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo,
10
trường phổ thông dân tộc nội trú:
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh 876
hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh,
thương binh loại B; con liệt sĩ; con của người hoạt
động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19

Lớp


Trường ĐH Lao động và xã hội
Đ4CT3

Lớp

tháng Tám năm 1945; con Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân; con Anh hùng Lao động trong
kháng chiến; con thương binh, thương binh loại B,
bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở
lên; con bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được
trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến
nhiễm chất độc hóa học
+ Con thương binh, thương binh loại B, bệnh binh
suy giảm khả năng lao động dưới 61%; con bị dị
dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh 440
hoạt của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất
độc hóa học
Chế độ trợ cấp, phụ cấp thể hiện trên thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”,
sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của Bộ Lao động – thương binh và xã hội đối
với người có công với cách mạng. Số tiền mà nhà nước hỗ trợ tuy không lớn
nhưng phần nào cũng giúp được cho các đối tượng chính sách trang trãi cho cuộc
sống hàng ngày, cái chính là sự vươn lên của các đối tượng chính sách. Nhiều
TB, BB không ỉ lại vào sự trợ giúp của nhà nước mà tự vươn lên làm kinh tế giỏi
bằng chính đôi bàn tay, trí óc của người lính cụ Hồ, không những mạng lại thu

nhập cao cho gia đình mà còn giải quyết được công ăn việc làm cho bà con địa
phương tại nơi họ sinh sống.
Bảng số 3
MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH
Mức chuẩn: 876.000 đồng
Đơn vị tính: đồng
Tỷ lệ suy giảm
Tỷ lệ suy giảm
STT
khả năng
Mức trợ cấp STT khả năng
Mức trợ cấp
lao động
lao động
1
21%
590.000 41
61%
1.713.000
2
22%
619.000 42
62%
1.742.000
3
23%
646.000 43
63%
1.769.000
4

24%
674.000 44
64%
1.798.000
5
25%
703.000 45
65%
1.826.000


×