Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu xây dựng định mức và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ cho hệ thống đường tỉnh, đường huyện thuộc địa bàn tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CHO HỆ THỐNG ĐƯỜNG
TỈNH VÀ ĐƯỜNG HUYỆN THUỘC ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CHO HỆ THỐNG ĐƯỜNG
TỈNH VÀ ĐƯỜNG HUYỆN THUỘC ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành
Mã số



: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
: 60.58.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN CAO THỌ

Đà Nẵng - Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Phan Cao Thọ đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn định hướng và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận
văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà
Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp học và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn Ban đào tạo Sau đại học, quý Thầy Cô, tập thể cán bộ, Giảng viên Khoa Xây
dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong thời gian học cao học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Vì kiến thức và thời gian thực hiện luận văn có hạn nên không tránh khỏi những
tồn tại, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, bạn
bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2019
HỌC VIÊN

Phan Thanh Tùng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Phan Thanh Tùng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam doan
Mục lục
Tóm tắt luận văn
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
6. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ ..............................3
1.1. Công trình đường bộ và công tác bảo trì công trình đường bộ ......................3
1.1.1 Công trình đường bộ.....................................................................................3
1.1.2 Khái niệm về công trình đường bộ và đặc điểm của công trình đường bộ
đến công tác bảo trì .....................................................................................3
1.2 Bảo trì công trình đường bộ ................................................................................4

1.2.1 Các khái niệm về công tác bảo trì đường bộ, định mức, đơn giá, vốn và
dự toán cấp phát vốn bảo trì đường bộ ......................................................4
1.2.2. Nội dung công tác bảo trì công trình đường bộ .........................................6
1.2.3 Công tác bảo trì thường xuyên đường ôtô bao gồm các công tác ..............7
1.3 Kinh nghiệm một số nước về huy động và sử dụng vốn bảo trì đường bộ .....8
1.3.1 Kinh nghiệm Ấn Độ trong bảo trì đường bộ ...............................................8
1.3.2 Kinh nghiệm Nhật Bản trong bảo trì đường bộ ..........................................9
1.3.3 Kinh nghiệm Mỹ trong bảo trì đường bộ .....................................................9
1.3.4 Kinh nghiệm Hàn Quốc trong bảo trì đường bộ Kết hợp hài hòa giữa nhà
nước và tư nhân ..........................................................................................9
1.4 Huy động và sử dụng vốn bảo trì đường bộ ở nước ta ...................................11
1.5. Về việc áp dụng các định mức, đơn giá và sử dụng vốn cho công tác bảo trì
đường bộ thuộc tỉnh Trà Vinh ..........................................................................11
1.6. Kết luận ..............................................................................................................11
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ
ĐƯỜNG BỘ TỈNH TRÀ VINH .................................................................................13
2.1. Khái quát mạng lưới đường bộ tỉnh Trà Vinh ..............................................13


2.1.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh..................13
2.1.2. Hệ thống đường bộ ....................................................................................14
2.1.3. Hệ thống cầu trên đường bộ......................................................................15
2.2. Tổ chức quản lý bảo trì đường bộ tỉnh............................................................15
2.3 Thực trạng công tác bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh .....................................17
2.3.1. Kết cấu hạ tầng đường bộ..........................................................................17
2.3.2. Quản lý, bảo trì đường bộ..........................................................................17
2.3.3. Hiện trạng mạng lưới đường bộ ...............................................................18
2.3.4. Các hư hỏng thường găp trên các tuyến đường và nguyên nhân gây ra25
2.3.5 Những bất cập trong việc áp dụng các định mức, đơn giá hiện nay trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh ...............................................................................32

2.3.6 Phân chia nguồn vốn cho công tác bảo trì đường bộ ...............................36
2.3.7 Lập dự toán chi cho công tác bảo trì đường bộ.........................................37
2.4 Kết luận ...............................................................................................................37
Chương 3: XÂY DỰNG BỘ ĐỊNH MỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ ..........................................................................39
3.1 Xây dựng bộ đinh mức trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ........................................39
3.1.1 Cơ sở pháp lý để áp dụng (các Nghị định CP, Thông tư Bộ GTVT và Qui
định của UBND tỉnh Trà Vinh)................................................................39
3.1.2 Bộ định mức áp dụng..................................................................................39
3.1.3 Xây dựng bộ định mức cho công tác bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh .....40
3.1.4 Phân tích đơn giá về vật liệu, nhân công và xe máy ................................42
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh ......62
3.2.1 Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bảo trì các giai đoạn ngắn hạn và
trung hạn...................................................................................................62
3.2.2 Tăng cường áp dụng tiến bộ công nghệ bảo trì đường bộ (sử dụng vật
liệu mới, phù hợp KCMĐ địa phương) ....................................................63
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế quản lý và thu hút (BOT) vốn
bảo trì .........................................................................................................64
3.2.4 Đấu thầu bảo trì đường bộ với thời gian 3-5 năm.....................................65
3.3. Kết luận ..............................................................................................................67
KẾT LUẬN ..................................................................................................................68
1. Kết luận .................................................................................................................68
2. Kiến nghị ...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG

CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CHO HỆ THỐNG
ĐƯỜNG TỈNH VÀ ĐƯỜNG HUYỆN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Học viên : Phan Thanh Tùng Chuyên ngành: KTXD Công trình giao thông
Mã số
: 60.58.02.05 Khóa: 36 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Thông qua tổng hợp, phân tích làm rõ được vấn đề về định mức và hiệu quả trong
công tác bảo trì thường xuyên cầu đường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Xác định mục tiêu giúp người
dùng thấy các bất cập trong bộ định mức hiện đang sử dụng cũng như cho người quản lý nhân ra
thiếu sót trong công tác quản lý và bảo trì thường xuyên cầu đường bộ.Tác giả phân tích dựa trên
các số liệu thu thập, khảo sát về định mức, đơn giá; hiện trạng khả năng phục vụ của các tuyến
đường tỉnh và đường huyện; nguồn vốn cho công tác bảo trì ảnh hưởng đến công tác bảo trì thường
xuyên như thế nào. Từ kết quả phân tích trong luận văn tìm ra các giải pháp cũng như đề xuất giải
pháp nhằm quản lý khai thác đường tỉnh, đường huyện ở Trà Vinh lâu dài
Từ khóa: định mức, đơn giá, phát triển bền vững, quản lý khai thác đường tỉnh, đường huyện
ở Trà Vinh

RESEARCH ON BUILDING NORMS AND PROPOSING SOLUTIONS TO
IMPROVE THE EFFICIENCY OF ROAD MAINTENANCE FOR THE ROAD
AND DISTRICT ROAD SYSTEMS IN TRA VINH PROVINCE

Abstract - Through summary, the analysis clarifies the issue of norms and efficiency in the
routine maintenance of bridges and roads in Tra Vinh province. Defining goals helps users to see
inadequacies in the norms currently in use as well as for managers to identify shortcomings in the
management and regular maintenance of road bridges. data collected and surveyed on norms and
unit prices; current status of service capacity of provincial and district roads; How much does
funding for maintenance affect how often it is maintained. From the analysis results in the
dissertation, find solutions and propose solutions for long-term management of provincial and
district roads in Tra Vinh.
Key words: Norms, unit prices, sustainable development, management and exploitation of
provincial and district roads in Tra Vinh



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT
BTNN
BTĐB
BTTX
BTXM
BTN, ĐDN
XM

: An toàn giao thông
: Bê tông nhựa nguội
: Bảo trì đường bộ
: Bảo trì thường xuyên
: Bê tông xi măng
: Mặt đường nhựa
: Xi măng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
2. 1
Nhu cầu vốn tại Trà Vinh
18
Tổng hợp hệ thống Đường Tỉnh và Đường huyện theo cấp kỹ
2.2
18

thuật đường tỉnh Trà Vinh
2.3
Tổng hợp hệ thống cầu tỉnh Trà Vinh
20
2.4
Các hư hỏng thường gặp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
27
Các hư hỏng phổ biến ĐT và ĐH có mặt đường láng nhựa trên
2.5
28
địa bàn tỉnh Trà Vinh
2.6
Bảng tổng hợp dự toán chi phí tư vấn
33
3.1
Bảng định mức áp dung tại tỉnh Trà Vinh
39
Giá nhân công áp dụng cho công tác bảo trì dường tại tỉnh Trà
3.2
43
Vinh
3.3
Giá ca máy trong công tác bảo trì đường bộ
43
Định mức và đơn giá bảo trì thường xuyên mặt đường xuyên ĐT
3.4
44
và ĐH có lớp mặt là đá dăm láng nhựa.
Định mức và đơn giá công tác bảo trì thường xuyên công trình
3.5

54
cầu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Bảng tổng hợp dự toán bảo trì thường xuyên cầu và đường trên
3.6
57
địa bàn tỉnh Trà Vinh
3.7
Các bât cập trong hạng mục sơn bảo trì cọc tiêu biển báo
57
Bảng hệ số điều chỉnh giá dự toán có tính đến thời gian sử dụng
3.8
58
và độ rộng mặt đường
Tỷ lệ phần trăm năm khai thác qua các năm do dơn vị thống kê
3.9
58
trên hệ thống ĐT và ĐH tỉnh trà vinh
3.10
Xác định Nhu cầu vốn và thực tế cấp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
59
3. 11
Bảng định mức Bê tông nhựa nguội
59
Bảng định mức bê tông nhựa nguội đơn vị áp dụng từ tháng 1 đến
3.12
60
tháng 8 năm 2019 (Nhựa đường Petrolimex 60/70)
Định mức và đơn giá trung bình mua vật tư phục vụ công tác trộn
bê tông nhự nguội (dựa vào phụ luc 6 tính giá trị trung bình các
3.13

61
năm)
3.14
Bảng chi phí tiết kiệm các công trình năm 2018
66
3. 15
Chi phí tiết kiệm qua các năm trên tỉnh Trà Vinh
67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ bảo trì đương bộ

4

2.1

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Trà Vinh

13

2.2


Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà Vinh

17

2.3

Sạc lề ĐT 915 tại km 47+970

25

2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

Đổ cát ngoài đường gây mất an toàn giao thông ĐH 12 km 15+
450
Biển báo hiệu và cọc tiêu bị mờ do thiếu bảo trì ĐH 36 km
15+460
Gờ chăn cầu Thầy Nại phai màu do thời tiết trên ĐT 911 km
53+080
Lan can cầu Ba Sát phai màu ĐT 911 km 55+200
Cống không thoát nước do rác trên ĐH 17 km 0+300 và công tác
thông rảnh tiêu nước

25
26
26

26
27

2.9

Lê cát cao hơn mặt đường ĐH 12 tại Km 14+260

27

2.10

Ngâp do lún vệt bánh xe Trên ĐH 12 tại km 14+260

27

2.11

Trồng cây che khuất biển báo hiệu trên ĐH 36 tại km 4+415

28

2.12

Trượt lở đất tại km34+250 trên ĐT 915

28

2.13

Cóc gặm trên ĐH 17 km 12+650


28

2.14

Bong tróc trên ĐH 17 km4+520

29

2.15

Ổ gà nông trên ĐH 23 km 3+220

29

2.16

Ổ gà sâu trên ĐH 04 km1+520

29

2.17

Miếng vá Cao su mặt đường Đh 28 km 0+016

29

2.18

Hư hỏng khe co giản Cầu Ba Động trên ĐT 913 km


30

2.19

Răng nứt bảng mặt cầu Đại sư trên ĐT 912

30

2.20

Hư hỏng nặng bê tông bảo vệ, và cốt thép dầm chủ trên Cầu Ba
Động trên ĐT 913

30

2.21

Rỉ nặng cấu kiện dầm chủ, liên kết ngang cầu thép Cầu Ngã ĐH
38

30

2.22

Lõm mặt cầu thép cầu leng trên ĐH 27 km 0+660

30

2.23


Sụp tấm thép măt cầu Thanh Sơn ĐH 36 km 5+970

30

2. 24

Thảm BTNN đốc cầu lún và công tác duy tu trên ĐT 911 tại km
48+966

31


2. 25

Cắm trụ biển báo tín hiêu trên ĐH 36 Km 9+510

31

2. 26

Xây cống tạm thu nước trên Đt 911 km 56+520

31

2. 27

Công tác phát hoang cỏ trên ĐT 915 tại km 32+ 130

31


2. 28

Sửa chữa khe co giản trên cầu tổng long ĐT 915 km 39+645

31


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh luôn thể hiện vai
trò ngành kinh tế quan trọng, luôn đi trước “ mở đường ” cho sự phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương. Hàng loạt các tuyến đường huyết mạch quan trọng của tỉnh đã được
đầu tư xây dựng, nâng cấp và đưa vào sử dụng như: QL53, QL54, QL60, 05 tuyến
đường tỉnh, 42 tuyến đường huyện và hàng ngàn km đường giao thông nông thôn đã
đáp ứng được nhu cầu đi lại người dân. Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước cầu Cổ
Chiên khánh thành đã phá thế độc đạo kết nối hệ thống giao thông của tỉnh với hệ
thống giao thông các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và lớn hơn là hệ
thống giao thông quốc gia, khu vực và quốc tế. Chính sự đầu tư đó là tiền đề rất lớn để
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh đó đã đặt ra
nhiệm vụ mới cho công tác quản lý khai thác, bảo trì công trình.
Đối với công trình xây dựng giao thông sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành
khai thác đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố tác động như tải trọng, tốc độ
vận chuyển của các phương tiện vận tải và các yếu tố tự nhiên cũng như công tác tổ
chức khai thác, điều đó dẫn tới các hư hỏng và làm suy giảm năng lực phục vụ ảnh
hưởng đến tuổi thọ và khả năng đảm bảo kỹ thuật ATGT của các công trình giao thông
đường bộ.
Để công trình đường bộ phát huy năng lực khai thác và keó dài thời gian khai

thác thì vấn đề bão trì công trình là một khía cạnh nhằm nâng cao tuổi thọ của chúng .
Hiện nhà nước đã xây dựng bộ định mức đơn giá cho công tác này. Tuy nhiên bộ định
mức nêu trên còn khá nhiều bất cập như : bộ định mức trên chưa dựa vào đặc điểm, thế
mạnh, thế yếu của từng vùng về vấn đề nguyên, vật liệu và điều kiện vận chuyển và
vùng địa lý…; Chưa cập nhật được mức lương cơ sở của vùng; còn một số vật liệu
chưa được úng dụng vào công tác bảo trì công trình……Các vấn đề nêu trên, bản thân
học viên là người làm công tác quản lý, khai thác đường bộ của tỉnh nhiều năm do đó
đã nhận thấy sự bất hợp lý này và đây là cơ hội rất tốt để nghiên cứu sâu hơn phù hợp
với điều kiện thực tế địa phương.
Do đó hình thành đề tài “Nghiên cứu xây dựng định mức và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ cho hệ thống đường tỉnh, đường
huyện thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh” nhằm đánh giá lại thực trạng việc áp dụng các
định mức đơn giá cho công tác bảo trì, khai thác các tuyến đường giao thông đường bộ
hiện nay và đề xuất bộ đơn giá định mức mới áp dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh nhằm
phục vụ thuận lợi và tốt nhất cho công tác khai thác hệ thống giao thông đường bộ
trong thời gian tới để duy trì trạng thái tốt nhất, phát huy hết hiệu quả khai thác của
tuyến đường góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đơn giá các mặt hàng, các loại vật liệu, nhân công máy móc dùng trong công tác
bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh trà vinh.
Vốn bảo trì đường bộ
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian
Mạng lưới đường bô trên địa bàn tỉnh trà vinh : đường tỉnh và đường huyện .
- Thời gian
Thống kê phân tích các biến động về giá trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 - nay

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua các kết quả phân tích thống kê các biến động về giá trên địa bàn tỉnh
từ năm 2016 đến nay để xuất các định mức, đơn giá cho công tác bảo trì đường bộ
cho hệ thống đường tỉnh, đường huyện thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả bảo trì dường bộ
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đề xuất bộ định mức và đơn giá cho công tác bảo trì công trình đường bộ tỉnh
Trà Vinh.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên các cơ sở khoa học: Phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh, điều tra xã hội học, đánh giá thực trạng công tác bảo trì giao thông đường
bộ. Khảo sát về đơn giá vật liệu, nhân công máy móc tại các địa bàn trên toàn tỉnh.
Thu thập số liệu, dữ liệu từ các sở Tài Chánh, kho bạc, UBND tỉnh Trà Vinh,
Ban An toàn giao thông tỉnh và các Sở, ngành liên quan (Sở Giao thông Vận tải, Sở Y
tế; Công an tỉnh…) và UBND các huyện, thành phố và đặc biệt là những tài liệu đánh
giá về giá và vốn trong công tác bảo trì đường bộ trong nước và trên thế giới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã góp phần vào xây dựng
cơ sở khoa học cho công tác bảo trì và khai thác đường ở tỉnh Trà Vinh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Một số nội dung về bảo trì đường và định mức được đề cập
trong Luận văn có giá trị tham khảo cho người xem trong việc đề xuất các giải pháp
nâng chất lượng bảo trì và hiểu rỏ hơn định mức đang sử dụng
6. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan công tác bảo trì đường bộ
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác bảo trì đường bộ tỉnh trà vinh
Chương 3: Xây dựng bộ định mức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo trì
đường bộ



3

Chương 1
TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
1.1. Công trình đường bộ và công tác bảo trì công trình đường bộ
1.1.1 Công trình đường bộ
Công trình đường bộ được xây dựng nhằm thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của nền
kinh tế, bao gồm: Đường bộ, nơi dừng, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo
hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số,
tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công
trình, thiết bị phụ trợ công trình đường bộ khác. Trong đó, đường bộ gồm: Đường, cầu
đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Phân loại công trình đường bộ: Theo cấp quản lý, theo tính chất phục vụ, theo
nguồn vốn sở hữu, theo cấp kỹ thuật của đường, theo kết cấu mặt đường, theo công
năng sử dụng.
1.1.2 Khái niệm về công trình đường bộ và đặc điểm của công trình đường bộ
đến công tác bảo trì
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 [2] thì đường
bộ được hiểu như sau:
Khái niệm về công trình đường bộ. bao gồm Đường bộ gồm đường, cầu đường
bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
1. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín
hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách,
cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và
các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ
xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông
và hành lang an toàn đường bộ.
3. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và

phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
4. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ
mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Đặc điểm của công trình đường bộ đến công tác bảo trì.
- Tính hệ thống, liên hoàn,
- Chịu sự tác động mạnh của tự nhiên,
- Thời gian tồn tại lâu dài,
- Mang tính chất hàng hóa công cộng không thuần túy,
- Lợi ích mang lại thường phát huy trong thời gian dài.


4
1.2 Bảo trì công trình đường bộ
1.2.1 Các khái niệm về công tác bảo trì đường bộ, định mức, đơn giá, vốn và
dự toán cấp phát vốn bảo trì đường bộ
Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an
toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.
Theo [2] thì bảo trì đường bộ được hiểu như sau:
Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo trì và sửa chữa đường bộ nhằm
duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách
nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường
được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ
chức quản lý, bảo trì theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.
Theo Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ Giao thông vận

tải về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ. [3], Công tác quản lý bảo trì
đường bộ bao gồm những công tác được tổng hợp theo hình sau:

Hình 1. 1 Sơ đồ bảo trì đương bộ
Theo điều 136 Luật Xây dựng 2014 [4]. định mức, giá xây dựng công trình và
chỉ số giá xây dựng được hiểu như sau:
1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi
phí. Giá xây dựng công trình gồm đơn giá xây dựng chi tiết và giá xây dựng tổng hợp
cho nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình hoặc công trình.


5
2. Đơn giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc định
mức xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các yếu tố chi phí cần thiết
khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng.
3. Hệ thống định mức và giá xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng, tham khảo trong xác
định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng
công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư,
dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
công bố chỉ số giá xây dựng tại địa phương.
Định mức là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc
thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó
Định mức dự toán xây dựng công trình là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện
mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối
lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1 tấn cốt thép,… từ khâu
chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu

cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy
trình, quy phạm kỹ thuật).
Định mức dự toán bao gồm :
a) Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc
các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn
vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng. Mức hao phí vật liệu qui
định trong tập định mức này đã bao gồm vật liệu hao hụt trong quá trình thực hiện
công việc.
b) Mức hao phí nhân công: Là số lượng ngày công lao động của công nhân trực
tiếp tương ứng với cấp bậc công việc để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác
duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.
c) Mức hao phí xe máy thi công: Là số lượng ca xe máy trực tiếp sử dụng để
hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.
Phương pháp xây dựng định mức
Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu
thập về hao phí thời gian (sản lượng) thực tế để hoàn thành công việc theo từng thời
điểm, công đoạn khác nhau. Thời gian (sản lượng) quy định trong mức thường lấy
bằng giá trị trung bình.
Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và
nghiên cứu tỉ mỉ quá trình quan trắc, phân tích của từng thông số môi trường, bước
công việc được định mức và tính toán đến các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình kỹ


6
thuật cũng như vật tư tiêu hao. Phương pháp quan trắc và phân tích là phương pháp
xây dựng dựa vào các phương pháp tiêu chuẩn đã ban hành.
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài
liệu thu thập được trong khảo sát hoặc qua phiếu điều tra
Khái niệm đơn giá xây dựng công trình
Đơn giá là chi phí cho một đơn vị công việc. Chi phí cơ bản trực tiếp của đơn giá

là đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công và đơn giá ca máy. Cần phân biệt giữa đơn giá
công việc và đơn giá hao phí của định mức.
1.2.2. Nội dung công tác bảo trì công trình đường bộ
Bảo trì công trình đường bộ bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc:
Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo trì thường xuyên và sửa chữa công
trình đường bộ. Trong đó, hai nội dung bảo trì thường xuyên và sửa chữa đường bộ
là phức tạp và quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng chi phí cao nhất.
Đặc điểm nội dung bảo trì công trình đường bộ được quy định tại Điều 4 Thông
tư 37/2018/TT-BGTVT [5] quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công
trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, (có hiệu lực ngày
24/07/2018), theo đó:
1. Kiểm tra công trình đường bộ
2. Quan trắc công trình đường bộ
3. Kiểm định xây dựng công trình đường bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất
lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật
khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình đường bộ hoặc công trình đường bộ
thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Kiểm định chất
lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:
4. Bảo trì công trình đường bộ được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và
quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.
5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục hư hỏng của công
trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình
thường, an toàn của công trình đường bộ. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm:
6 Phân loai công tác bảo trì sửa chữa đường ô tô.
Bảo trì sửa chữa thường xuyên và định kỳ.
Người ta thường chia các nhiệm vụ bảo trì sửa chữa thành hai loại: Bảo dưỡng
sửa chữa thường xuyên và Bảo trì sửa chữa định kỳ.
Bảo trì sửa chữa thường xuyên bao gồm các nhiệm vụ chăm sóc, giữ gìn đề
phòng hư hỏng và sửa chữa các hư hỏng nhỏ nhằm duy trì tình trạng tốt sẵn của con
đường, loại công tác này phải làm một hoặc nhiều lần trong một năm.

Bảo trì sửa chữa định kỳ gồm những nhiệm vụ quan trọng hơn phải làm với
những khoảng cách thời gian bốn năm, năm năm hay hơn nữa.


7
Bảo trì dự phòng và bảo trì sửa chữa
- Bảo trì dự phòng là những sự can thiệp dự phòng có mục đích, một mặt tránh
sự phá hỏng chất lượng kết cấu mặt đường, để chuẩn bị dự phòng cho mặt đường phải
chịu một cường độ vận chuyển cao hơn có thể dự đoán trước được, mặt khác để duy trì
một cách hầu như liên tục một trình độ phục vụ êm thuận nhất định.
- Bảo trì sửa chữa là những sự can thiệp sửa chữa có mục đích khắc phục một
tình trạng thiếu kém về kết cấu hay về bề mặt, sau khi đã thấy xuất hiện những hư
hỏng quan trọng. Vá ổ gà là loại công việc điển hình cho công tác bảo trì sửa chữa.
1.2.3 Công tác bảo trì thường xuyên đường ôtô bao gồm các công tác
Nền đường: Nền đường ôtô phải đảm bảo kích thước hình học, độ dốc mái taluy.
Do tác động của các yếu tố tự nhiên, nền đường đào thường hay bị sụt lở đất đá trên
taluy xuống đường, taluy nền đường đắp bị sạt làm thu hẹp nền đường, hoặc cây cỏ
trên taluy mọc tốt che khuất tầm nhìn ảnh hưởng tới an toàn giao thông.
Lề đường:Yêu cầu lề đường phải luôn đảm bảo bằng phẳng, ổn định, có độ dốc
ngang thoát nước hướng ra phía ngoài để thoát nước nhanh. Phạm vi gần mép mặt
đường không được lồi lõm, đọng nước trên lề đường hoặc dọc theo mép mặt đường
gây ra hiện tượng vỡ mép mặt đường (hiện tượng “Cóc gặm”).
Hàng cây ở hai bên đường: Hàng cây hai bên đường: Trên những đường có trồng
cây hai bên đường thì hàng cây có tác dụng thay thế cọc tiêu. Công tác bảo trì thường
xuyên (BTTX) là chăm sóc và giữ gìn hàng cây hai bên đường vừa đảm bảo bóng mát,
mỹ quan và vẫn đảm bảo an toàn giao thông (ATGT).
Rãnh thoát nước: Hệ thống rãnh thoát nước của đường ôtô bao gồm rãnh dọc,
rãnh ngang, rãnh đỉnh. Công tác BTTX rãnh thoát nước gồm các việc sau:
+Vét rãnh
+ Khơi rãnh khi mưa

+ Đào rãnh:
+ Sửa chữa rãnh xây (hoặc rãnh bê tông xi măng (BTXM)) bị vỡ, tấm đan bị hư
hỏng hoặc mất:
Cống thoát nước: Cống bao gồm nhiều loại, nhìn chung có 3 bộ phận chính là
cửa thu nước thượng lưu, thân cống và cửa thoát nước hạ lưu.
Tương chắn đất:Tường chắn đất là một loại kết cấu dùng để chống đỡ không
cho đất trượt lở xuống, đảm bảo sự ổn định cho nền đường.
Đường tràn và đường ngầm: Công tác BTTX gồm có các công việc sau: Trát chít
lại các chỗ nứt bằng vữa xi măng XM. Thay thế hoặc kê kích lại các tấm bêtông lát
mặt đường cho bằng phẳng. Sơn kẻ cột thủy chí và cọc tiêu, biển báo để dễ quan sát
mực nước. Sửa chữa thay thế các cọc tiêu bị gãy, mất. Thông cống, vét dọn sạch đất
đá, cành cây, bùn rác trong lòng cống và thượng hạ lưu ngầm, tràn. Bổ sung đá hộc
vào phần gia cố chống xói chân mái dốc đường tràn & đường ngầm. Bổ sung đá vào
phần mặt đường ngầm, đường tràn sau mỗi lần ngầm, tràn bị nước ngập (đối với
đường ngầm, đường tràn có mặt đường là đá hộc xếp khan).


8
Bảo trì thường xuyên hệ thống báo hiệu đường bộ:Theo Điều lệ báo hiệu đường
bộ 22 TCN 237 – 01 [6] do Bộ GTVT ban hành tại Quyết định số 4393/2001/ QĐBGTVT ngày 20/12/2001[7] định nghĩa “ Hệ thống báo hiệu đường bộ là tất cả những
phương tiện dùng để báo hiệu, chỉ dẫn, báo lệnh…" dùng cho xe cơ giới, thô sơ và
người đi bộ trên đường để bảo đảm trật tự và an toàn giao thông. Hiện nay đang áp
dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt
Nam ban hành. Hiện nay đang sử dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.
Bảo trì thường xuyên mặt đường: hiện nay các tuyến đường ở nước ta có các
loại mặt đường chủ yếu sau :
1/- Mặt đường BTXM ( không có cốt thép và có cốt thép )
2/- Mặt đường nhựa ( BTN, ĐDN )
3/- Mặt đường đá dăm nước

4/- Mặt đường đá dăm cấp phối
1.3 Kinh nghiệm một số nước về huy động và sử dụng vốn bảo trì đường bộ
Phát triển giao thông đường bộ là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới, song ngân sách nhà nước khó có thể đáp ứng nhu cầu này. Do đó, các quốc
gia trên thế giới đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để huy động vốn ngoài ngân sách
vào phát triển đường bộ.
1.3.1 Kinh nghiệm Ấn Độ trong bảo trì đường bộ
Ấn Độ được biết đến là một trong những nước thu hút nhiều FDI nhất trên thế
giới. Đó là kết quả của những chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn.
Ấn Độ cho phép 100% vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) dưới lộ trình tự động
hóa được dùng để hỗ trợ cho công tác vận hành cầu vượt cao tốc, đường thu phí, hầm
đường bộ; các dịch vụ xử lý bốc dỡ hàng hóa liên quan đến vận tải đường bộ; công tác
xây dựng, nâng cấp, bảo trì cầu, đường; công tác xây dựng, bảo trì các tuyến đường,
cao tốc BOT, bao gồm cả hệ thống thu phí… Các dự án mở rộng đường cao tốc được
tạo điều kiện miễn/giảm thuế trong vòng 10 năm theo Khoản 80 IA Luật Thuế Lợi tức
Ấn Độ. Ngoài ra, Chính phủ còn trợ cấp vốn lên đến 40% chi phí dự án tùy từng
trường hợp, miễn 100% thuế trong vòng 5 năm và giảm 30% thuế trong vòng 5 năm
tiếp theo. Một số trường hợp được miễn/giảm thuế tới 30 năm.
Không chỉ ưu ái các công ty nước ngoài, Ấn Độ cũng đưa ra nhiều chính sách
chăm sóc nhà đầu tư tư nhân trong nước. Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ nhiều loại chi phí
trong quá trình triển khai dự án đường bộ như: Chi phí nghiên cứu khả thi, chi phí xây
dựng trạm nghỉ bên đường, chi phí giải phóng mặt bằng, môi trường, chi phí di dời cây
xanh… Ngoài ra, Chính phủ còn miễn thuế nhập khẩu các máy móc tải trọng lớn và
thiết bị công nghệ cao phục vụ cho công tác thi công dự án; miễn toàn bộ thuế hải
quan cơ bản cho nhựa đường và các máy móc phục vụ việc xây dựng quốc lộ; trao
quyền thu phí cho các nhà đầu tư; tặng thưởng quyền đầu tư các dự án giao thông khác
mà không cần thông qua đấu thầu…


9

1.3.2 Kinh nghiệm Nhật Bản trong bảo trì đường bộ
Tại Nhật Bản, Quỹ Phát triển Hệ thống đường cao tốc được gây từ nguồn thuế,
phí đường bộ; điều tiết lãi từ những đoạn đường có khả năng hoàn vốn để đầu tư cho
những dự án đường bộ sẽ triển khai. Chính phủ Nhật Bản chủ trương xây dựng hệ
thống đường bộ cao tốc quốc gia vận hành theo khung cơ chế thống nhất, do đó việc
quy hoạch phải tiêu chuẩn hóa, chỉ cho phép những nhà đầu tư thật sự có năng lực
tham gia. Các ban quản lý dự án phải kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng hàng năm với
các công ty bảo trì đường bộ ngay từ đầu năm tài khóa. Nhà thầu được chọn theo hình
thức đấu thầu công khai và hợp đồng luôn có những điều khoản ràng buộc về công tác
sửa chữa sau thiên tai, sự cố… Sự tham gia của tư nhân đã góp phần không nhỏ tạo
nên diện mạo giao thông đường bộ hiện đại như ngày nay ở Nhật Bản.
1.3.3 Kinh nghiệm Mỹ trong bảo trì đường bộ
Tại Mỹ, Quỹ Phát triển Giao thông lại được huy động theo một cách khá độc
đáo. Mỗi lần bơm xăng hay mua nhiên liệu, người đi ô tô, xe máy sẽ phải trả một
khoản thuế khoảng hơn 18 cent (hơn 4.000 đồng). Khoản thuế này sẽ được tự động
trích vào Quỹ Tín thác đường cao tốc chủ yếu phục vụ cho một số dự án giao thông
riêng của các bang triển khai, trong đó có thể bao gồm những hạng mục như: Mở rộng
đường cao tốc, thay thế cầu cũ, sửa chữa vỉa hè trên các tuyến phố chính... Còn đối với
những dự án đặc thù, Chính phủ liên bang sẽ chi trả 80% phí và các bang chịu 20%
còn lại.
1.3.4 Kinh nghiệm Hàn Quốc trong bảo trì đường bộ Kết hợp hài hòa giữa nhà
nước và tư nhân
a. Nhà nước và tư nhân
Đây là quốc gia có hệ thống giao thông phát triển bậc nhất thế giới, Hàn Quốc là
nước tiên phong trong việc đổi mới cách thức quản lý, bảo trì hạ tầng đường bộ ở châu
Á, trong đó đáng chú ý là việc kết hợp giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân.
Ở khu vực Nhà nước, Tổng công ty Đường bộ Hàn Quốc - cơ quan 100% vốn
Nhà nước chuyên trách về kỹ thuật giao thông là đơn vị nắm giữ vai trò chủ đạo. Toàn
bộ kế hoạch xây dựng, quản lý bảo trì đường bộ, các trạm nghỉ, cây xăng… đều được
thực hiện bởi Tổng công ty này. Các dự án phát triển đường cao tốc do Tổng công ty

xây dựng sẽ được Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư để chi trả các
khoản như: Tiền đất, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, một phần kinh phí đầu tư
xây dựng tuyến đường và tăng nguồn vốn cho Tổng công ty; 50% còn lại do Tổng
công ty tự bỏ vốn. Ngoài ra, Tổng công ty sẽ tự bỏ thêm vốn để đầu tư xây dựng các
trạm nghỉ, cây xăng trên các tuyến đường và có quyền khai thác, khoản vốn này sẽ
không được tính vào tổng mức đầu tư dự án.
Hiện tại, hạng mục cây xăng đã được Tổng công ty ủy quyền cho các doanh
nghiệp khác quản lý và khai thác. Các tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ do Tổng
công ty trực tiếp quản lý và thu phí. Toàn bộ khoản thu phí cầu đường và các khoản


10
thu khác sẽ được cho vào quỹ phục vụ công tác bảo trì đường bộ và nghiên cứu, xây
dựng các tuyến cao tốc mới, từ đó tăng nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông. Chính
phủ Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đến việc duy tu, bảo trì các công trình kết cấu hạ
tầng giao thông hiện hữu nên hàng năm, quốc gia này cũng chi ngân sách tương đối
lớn để phục vụ công tác này.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Đường bộ Hàn Quốc còn có trách nhiệm quản lý trực
tiếp tình hình giao thông trên các tuyến đường cao tốc cũng như tình hình hư hỏng kết
cấu hạ tầng của các tuyến đường thông qua hệ thống camera và cập nhật liên tục thông
tin giao thông cho người dân.
Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn Nhà nước khá nhiều trong lĩnh vực đường
cao tốc. Nhà đầu tư của dự án được lựa chọn theo hình thức đấu thầu công khai và
được chấm điểm theo các tiêu chí: Mức phí cầu đường, phí bảo trì, phí bổ trợ lại cho
Chính phủ, năng lực điều hành giao thông… Nhà đầu tư đạt điểm cao nhất sẽ được lựa
chọn để thực hiện dự án. Nhà nước sẽ không phải hỗ trợ tài chính, kể cả tiền giải
phóng mặt bằng cho các dự án tư nhân mà chỉ nắm quyền quy định giá vé để phục vụ
mục tiêu phát triển giao thông công cộng.
Dự án cầu Incheon dài 21km nối Seoul với sân bay quốc tế Incheon là một công
trình tiêu biểu do tư nhân đầu tư hoàn toàn. Cây cầu này là động lực quan trọng trong

việc phát triển kinh tế tại TP. Incheon, song huy động được hơn 3.800 tỷ Won vốn đầu
tư lại là một bài toán hóc búa. Để giải bài toán này, Chính phủ Hàn Quốc cho phép
dùng toàn bộ công trình thế chấp vay vốn. Một đơn vị có tên gọi Công ty TNHH cầu
Incheon được thành lập với sự tham gia của nhiều cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất
là Công ty EMIS của Anh đồng thời cũng là đơn vị có quyền quản lý công trình sau
khi hoàn thành.
b. Tìm kiếm nguồn thu từ quỹ đất cho hạ tầng giao thông
Khi lập quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng giao thông, Chính phủ Hàn Quốc
sẽ quy hoạch sử dụng phần diện tích đất lớn hơn diện tích cần thiết để xây dựng công
trình. Đối với đất của người dân, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để mua đất, thương lượng,
bồi thường thỏa đáng, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Phần đất không sử
dụng vào xây dựng công trình giao thông sẽ được cho tư nhân đầu tư, khai thác. Việc
cho tư nhân kinh doanh có thời hạn tại các phần đất này để xây dựng trung tâm thương
mại, nhà ở để bán và cho thuê… đã phát huy hiệu quả, mang lại nguồn thu lớn cho
ngân sách nhà nước.
Chính phủ Hàn Quốc còn ban hành nhiều chính sách quy định về việc khai thác,
sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư.
Mỗi loại công trình kết cấu hạ tầng giao thông khác nhau lại được khai thác, sử dụng
theo cách khác nhau, ví dụ đường bộ, đường sắt thì thực hiện thu phí và cho khai thác
đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông hoặc đất khu đô thị được hình thành khi có
đường giao thông; cảng biển, sân bay thì cho doanh nghiệp thuê để thu phí sử dụng kết
cấu hạ tầng…


11
1.4 Huy động và sử dụng vốn bảo trì đường bộ ở nước ta
Hiện nay, vốn cho bảo trì đường bộ (BTĐB) tại Việt Nam chủ yếu từ các nguồn:
- Nguồn kinh phí của Quỹ Bảo trì đường bộ bao gồm nguồn kinh phí của quỹ
trung ương và nguồn kinh phí của quỹ địa phương; trong đó, quỹ trung ương gồm:
Ngân sách trung ương cấp từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung

ương (65% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước); ngân sách trung ương
cấp bổ sung cho quỹ trung ương; các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và
các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Các nguồn huy động vốn khác.
1.5. Về việc áp dụng các định mức, đơn giá và sử dụng vốn cho công tác bảo trì
đường bộ thuộc tỉnh Trà Vinh
Theo [5] thông tư Số: 37/2018/TT-BGTVT quy đỊnh về quản lý, vận hành khai
thác và bảo trì công trình đường bộ quy định:
Cơ quản lý phải kế hoạch bảo trì công trình đường bộ và sử dụng vốn ngân sách
nhà nước. Cơ quản lý Phải thự hiện các mục sau: danh mục, hạng mục công trình; khối
lượng chủ yếu, kinh phí thực hiện; quy mô và giải pháp kỹ thuật sửa chữa, bảo trì; thời
gian, phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên trình cơ quan cấp vốn phê duyệt ơ đây
là UBNN trà vinh. Hàng năm, căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ, các thông tin
về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử sửa chữa bảo trì, các dữ liệu khác về các
tuyến đường, công trình đường bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì, định mức
kinh tế - kỹ thuật, công việc và danh mục tuyến đường ưu tiên cơ quan cấp vốn cấp
nguồn vốn dể thực hiện bảo trì công trình.
Hiện tại, lập dự toán định mức, đơn giá và sử dụng vốn cho công tác bảo trì
đường bộ thuộc tỉnh Trà Vinh đang sử dụng định mức theo 3409/QĐ-BGTVT ngày 08
tháng 9 năm 2014 ban hành định mức bảo trì thường xuyên đường bộ [1]. Tuy nhiên
việc sử dụng bộ định mức này còn bộc lộ nhiều bất cập như: còn thiếu các định mức sử
dụng bê tông nhựa nguội (BTNN) dùng trong công tác bảo trì mặt đường, chi phí vận
chuyển vật liêu được sử dụng theo giá trị trung bình trong toàn tỉnh, đơn giá nhân công
quá cũ, đơn giá máy móc không phù hợp với giá nhiên liệu và năng lực hoạt động của
máy thi công.
1.6. Kết luận
- Sự suy giảm chất lượng của đường ô tô tăng tốc độ theo thời gian vì vậy công
tác sửa chữa bảo trì cầu đường cũng cần được duy trì thường xuyên liên tục.
- Nhìn chung các công trình sửa chữa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh được thực hiện
theo đúng trình tự, áp dụng đúng định mức, đơn giá và chấp hành nghiêm chỉnh các

quy trình, quy phạm và các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác sửa chữa,
bảo trì còn các công trình đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt
nhưng nguồn vốn cho sửa chữa, bảo trì còn chưa kịp thời, ít, không đảm bảo cho công


12
tác bảo trì bảo trì đường bộ. Ngoài ra một số định mức không còn phù hợp với thực tế
khai thác ở địa phương.
- Từ năm 2013 trở lại đây, công tác huy động vốn cho bảo trì đường bộ đã tăng
theo từng năm tuy nhiên, chưa đủ để khắc phục các hư hỏng đang tồn tại do Trà Vinh
là một tỉnh nghèo nên vốn phân chia cho công tác bảo trì thường xuyên rất hạn chế chủ
yếu từ nguồn vốn do trung ương cấp hơn nửa trong một thời gian dài chỉ chú trọng
công tác xây dựng cơ bản mà không chú trọng nhiều đến công tác duy tu bảo trì
thường xuyên hệ thống cầu đường bộ nên dẫn đến tình trạng hư hỏng đang ngày càng
trở nên trầm trọng hơn.


13

Chương 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH TRÀ VINH
2.1. Khái quát mạng lưới đường bộ tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh nằm phía Đôngđồng bằng sông Cửu Long cóvị trí tọa độ
giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ
Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long,phía Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre
ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh sông Tiền), phía Tây Nam giáp tỉnh Sóc
Trăng ngăn cách bởi sông Hậu, Nam và Đông Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ
biển, nơi có 2 cửa sông (Cổ Chiên và Định An).
Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng Quốc lộ 53, khoảng cách

chỉ còn 130 km nếu đi bằng Quốc lộ 60 và cách thành phố Cần Thơ 95 km.
2.1.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Hiện trạng mạng lưới giao thông được thể hiện qua bản đồ quy hoạch giao thông
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như ở hình 2.1.

Hình 2. 1 Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Trà Vinh


14
2.1.2. Hệ thống đường bộ
Hiện nay hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh toàn Tỉnh có 03 tuyến Quốc lộ, 06
tuyến Đường tỉnh và 42 tuyến Đường huyện với tổng chiều dài 939,8 km (trong đó có
trên 700 km đường nhựa) ngoài ra còn có các tuyến đường giao thông nông thôn với
tổng chiều dài trên 2.500 km với kết cấu bằng đan bê tông cốt thép, cấp phối,... và trên
200 km đường Đô thị được nhựa hóa.
a. Về Quốc lộ
(1) Quốc lộ 53:Đây là tuyến đường huyết mạch nối từ QL1 (Vĩnh Long) qua
nhiều trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh và đấu nối vào QL54 tại xã Tập Sơn,
huyện Trà Cú và cũng là tuyến đối ngoại độc đạo của tỉnh (đến thời điểm hiện nay);
với tổng chiều dài toàn tuyến là 168km. Đoạn đi qua tỉnh Trà Vinh dài 126,5km, bắt
đầu từ cầu Mây Tức ranh Vĩnh Long, và kết thúc giao QL.54 huyện Trà Cú (Trà
Vinh), mặt nhựa rộng từ 7m đến 11m, nền rộng từ 9m đến 12m; riêng các đoạn qua
khu vực Đô thị mặt nhựa rộng từ 12m đến 21m, nền rộng từ 16m đến 33m.
(2) Quốc lộ 54:Là tuyến đường trục ngang nối từ phà Vàm Cống (tỉnh Đồng
Tháp), cắt qua QL1 địa phận tỉnh Vĩnh Long và kết thúc tại thành phố Trà Vinh (giao
với QL53) với tổng chiều dài 152 km. Đoạn đi qua tỉnh Trà Vinh dài 66,5km, bắt đầu
từ ranh Vĩnh Long, và kết thúc giao QL.53 TP. Trà Vinh, mặt nhựa rộng từ 6m đến
8m, nền rộng 9m.
(3) Quốc lộ 60:Được xác định là tuyến trục dọc ven biển: Bắt đầu từ ngã ba
Trung Lương (QL1) qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng để giáp

nối lại QL1. Đây là tuyến đường ven biển vừa đảm bảo an ninh quốc phòng vừa phá
thế độc đạo của QL1, rút ngắn khoảng cách đến TP. HCM đối với các tỉnh ven biển
ĐBSCL (từ 60km đến 80km), toàn tuyến có chiều dài 110 km. Đoạn đi qua tỉnh Trà
Vinh dài 43km, bắt đầu từ phà Cổ Chiên huyện Càng Long, và kết thúc tại phà Đại
Ngãi, TT.Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, mặt nhựa rộng từ 6m đến 8m, nền rộng 9m.
b. Đường tỉnh
(1) ĐT.911: dài 36,4km, điểm đầu giao ĐT.912, điểm cuối giáp ranh tỉnh Vĩnh
Long, mặt nhựa rộng 5,5m, nền 9m.
(2) ĐT.912: dài 17,2km, điểm đầu giao QL.54 xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành,
điểm cuối giao QL.54 huyện Tiểu Cần, mặt nhựa rộng 6m, nền 9m.
(3) ĐT.913: dài 28,7km, điểm đầu giao QL.53 TX.Duyên Hải, điểm cuối tại
Trung tâm xã Đông Hải,mặt nhựa rộng 5,5m, nền 6,5m.
(4) ĐT.914: dài 36,5km, điểm đầu giao QL.53 xã Đại An, huyện Trà Cú, điểm
cuối giáp đê Hiệp Thạnh TX.Duyên Hải, mặt nhựa rộng 4-6m, nền 6-9m.


×