Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bai tap quan ly nha nuoc ve kinh te KHCN SXKD (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.17 KB, 25 trang )

Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH................................................................................................................2
1.1.Khái niệm về công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh......................................................2
1.1.1.Khái niệm về công nghệ......................................................................................................2
1.1.2.Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................................................2
1.2.Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
phát triển kinh tế – xã hội.................................................................................................................3
1.3.Vai trò của công nghệ trong phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội...........3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY BẠCH ĐẰNG......................................................................................5
2.1 Một số nét khái quát về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng...................................5
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................................5
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Doanh nghiệp..............................................................................6
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng được tổ chức và hoạt động theo hướng kinh doanh đa ngành
nghề, lấy công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy là ngành kinh doanh chính, kết hợp với
việc mở rộng, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các ngành
kinh doanh khác theo yêu cầu của thị trường nhằm tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất,
kinh doanh với việc đổi mới, ứng dụng trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn
hóa cao làm cơ sở để Tổng công ty phát triển toàn diện và bền vững. Tổng công ty có nhiệm
vụ cung cấp cho thị trường các sản phẩm tàu, đóng mới các phương tiện thủy, các loại tàu chở
hàng, tàu chở dầu, tàu chuyên dụng… có trọng tải lớn, tàu khách và tàu du lịch cao cấp, các
loại tàu kéo và tàu dịch vụ kĩ thuật, tàu hút bùn và các loại tàu công trình, tàu đánh cá, cung
cấp các loại phôi đúc, rèn, gia công chế tạo các chi tiết cơ khí, các kết cấu kim loại..................6
2.1.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý........................................................................6
2.2 Mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất tại công ty.................................................8
2.2.1 Các yếu tố đầu vào..............................................................................................................8
2.2.2 Hoạt động sản xuất............................................................................................................10


2.2.3 Công nghệ biến đổi............................................................................................................12
2.2.4 Đầu ra................................................................................................................................13
2.3. Mối quan hệ về công nghệ và sản xuất tại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng: 14
2.3.1. Về nghiên cứu, thiết kế, tư vấn thử nghiệm......................................................................14
2.3.2 Hiệu quả đã đạt được.........................................................................................................15
2.3.3. Hiệu quả kinh tế-xã hội của việc áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp đóng tàu:. 16
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÓNG MỚI
TÀU BIỂN CỦA NHÀ MÁY TRONG GIAI ĐOẠN........................................................................18
2015-2020...........................................................................................................................................18
3.1 Những căn cứ trong việc đầu tư phát triển của nhà máy giai đoạn 2015-2020........................18
3.1.1 Căn cứ định hướng mục tiêu chiến lược của Nhà máy......................................................18
3.1.2 Căn cứ xu hướng phát triển ngành đóng tàu trong khu vực và thế giới............................19
3.1.3 Căn cứ nhu cầu của khách hàng trong những năm tới......................................................21
3.2 Công nghệ mới đối với đóng mới tàu biển giai đoạn 2015 – 2020..........................................21
3.2.2 Nhu cầu về các nguồn lực để thực hiện việc áp dụng công nghệ mới trong đóng mới tàu
biển giai đoạn 2015-2020...........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................25

1


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG
NGHỆ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1.

Khái niệm về công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.1. Khái niệm về công nghệ

Công nghệ là tập hợp hiểu biết (Các phương pháp, quy tắc, kỹ năng) hướng vào
cải tạo thiên nhiên phục vụ nhu cầu con người. Công nghệ là hiện thân của văn minh
xã hội và phát triển của nhân loại.
Công nghệ có những đặc điểm rất riêng, tạo nên sự khác biệt
- Nếu các tri thức khoa học có thể được phổ biến không hạn chế, thì công
nghệ lại là một thứ hàng để mua bán gắn với yếu tố sở hữu, giá cả
- Trong khi các hoạt động khoa học thường được đánh giá bằng các thước đo
trực cảm thì thước đo đối với công nghệ là phần đóng góp cụ thể đối với
việc giải quyết mục tiêu kinh tế – xã hội
- Các hoạt động khoa học đòi hỏi phải có một thời gian giải quyết dài với các
yếu tố bất định khá lớn, ngược lại đối với hoạt động công nghệ thời gian
giải quyết thường ngắn hơn.
1.1.2. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn
gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm
tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như
vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh có các đặc điểm:
- Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh
có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp
đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh trang, với nhà nước. Các mối
quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh
đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển
2


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế


- Kinh doanh phải có sự vận động của vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho
công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao
động…
- Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là sinh lợi nhuận.
1.2.

Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội
- Công nghệ là “ công cụ để giải quyết vấn đề” chứ không phải là “ lực lượng
độc lập và tự trị” cho nên công nghệ còn phụ thuộc vào môi trường xã hội –
kinh tế – chính trị của mỗi quốc gia.
- Một công nghệ có thể phù hợp với môi trường này nhưng không phù hợp
với điều kiện khác. Yêu cầu chất lượng, chủng loại, định hướng thị trường
của sản phẩm…là yếu tố lựa chọn công nghệ.
- Xét về mặt kinh tế, trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh, công nghệ được
coi là phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các đầu vào
thành đầu ra là các sản phẩm và dịch vụ mong muốn

1.3.

Vai trò của công nghệ trong phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh
tế – xã hội
Vì kinh tế luôn luôn phát triển, nên vai trò công nghệ luôn luôn thay đổi. Ngày

nay, công nghệ mới và ngành mới có hàm lượng khoa học – kỹ thuật cao phát triển
theo hướng sau:
- Tạo ra các loại quy trình sản xuất công nghệ mới được tự động hóa trên cơ
sở kết hợp thành tựu của ngành điện tử, vi điện tử, chế tạo máy tính điện tử,
kỹ thuật Laser, tin học…

- Tạo ra vật liệu mới, các vật liệu chuyên dụng, các vật liệu compusit mới,
compusit hỗn hợp, vật liệu gốm, siêu sạch, siêu dẫn nhiệt độ cao.
- Mở rộng và hoàn thiện cơ sở năng lượng của nền sản xuất trên cơ sở phát
triển năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, năng lượng sinh học, năng lượng
địa nhiệt và năng lượng mặt trời.
3


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

- Trên cơ sở các thành tựu của kỹ thuật gen, tạo ra các ngành sản xuất, sử
dụng kỹ thuật và công nghệ sinh học.
Các công nghệ mới về bản chất mang tính cải tạo, nghĩa là chúng thay đổi cơ bản
điều kiện sản xuất hàng hóa. Chúng không chỉ tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, mà
còn ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sản xuất.
Công nghệ là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là động lực
chính của quá trình công nghiệp hóa. Việc phát triển công nghệ mới là yếu tố quan
trọng làm thay đổi trực tiếp phạm vi sản xuất công nghiệp.
Công nghệ mới thực hiện những đột phá quan trọng có tác động mạnh mẽ đến quá
trình công nghiệp hóa, có thể nói phát triển công nghiệp trong tương lai trên cơ sở
của công nghệ mới.

4


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
BẠCH ĐẰNG

2.1 Một số nét khái quát về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên Tổng công ty: Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
- Tên giao dịch nước ngoài:
BACH DANG SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION
- Tên Tổng công ty viết tắt: VINASHIN BACH DANG
- Vốn điều lệ: 1.600.000.000.000 VND
- Địa chỉ: Số 3 Phan Đình Phùng – Hạ Lý – Hồng Bàng – Hải Phòng.
- Tel: 031.842782 – 842769 *Fax: 84.31.842282
- Web: www.bachdangshincorp.com.vn
- E-mail:
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng – tiền thân là Nhà máy đóng tàu
Bạch Đằng, là một trong những cơ sở quan trọng bậc nhất của Tập đoàn kinh tế
VINASHIN, phục vụ sự phát triển giao thông vận tải thủy của đất nước.
Nằm bên bờ sông Cấm, gần trung tâm thành phố Hải Phòng với diện tích 32ha và
3000 cán bộ, được khởi công xây dựng vào ngày 01/04/1960 đến ngày 25/06/1961
chính thức được thành lập theo quyết định số 577/QĐ của Bộ trưởng Bộ giao thông
vận tải với tên gọi: Nhà máy đóng tàu Hải Phòng. Ngày 24/07/1964, Nhà máy được
đổi tên là Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng và lấy ngày 20/07 là ngày truyền thống hàng
năm.
Ngày 31/01/1996 Thủ tướng chính phủ ban hành số 69/TTG thành lập tổng công
ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Nhà máy đóng tàu thuộc tổng công ty và được xây
dựng với mục tiêu trở thành trung tâm của cả các tỉnh phía Bắc.
Ngày 16/08/2004, Nhà máy có quyết định chuyển thành công ty TNHH nhà nước
một thành viên đóng tàu Bạch Đằng với 16 phân xưởng sản xuất, 19 phòng ban chức
năng, 1 phòng CNKT.
5


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế


Ngày 19/07/2007, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam quyết định thành lập
tổng công ty VINASHIN Bạch Đằng, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty
con. Công ty mẹ – Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng là công ty TNHH 1
thành viên do tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ, gồm
14 đơn vị phụ thuộc, 9 đơn vị thành viên gồm các công ty như Công ty TNHH 1
thành viên chế tạo động cơ DIEZEN Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Tam Bạc, Công
ty CNTT và xây dựng Hồng Bàng…
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng được kế thừa, tiếp thu và phát
triển kinh nghiệm, trình độ quản lý tiên tiến, trình độ khoa học công nghệ hiện đại sẽ
trở thành một trong những đơn vị có năng lực sản xuất kinh doanh lớn và giữ vị trí
quan trọng trong sự phát triển bền vững của tập đoàn kinh tế VINASHIN.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Doanh nghiệp
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng được tổ chức và hoạt động theo hướng kinh
doanh đa ngành nghề, lấy công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy là
ngành kinh doanh chính, kết hợp với việc mở rộng, phát triển các ngành công
nghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các ngành kinh doanh khác theo
yêu cầu của thị trường nhằm tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất, kinh
doanh với việc đổi mới, ứng dụng trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và
chuyên môn hóa cao làm cơ sở để Tổng công ty phát triển toàn diện và bền
vững. Tổng công ty có nhiệm vụ cung cấp cho thị trường các sản phẩm tàu,
đóng mới các phương tiện thủy, các loại tàu chở hàng, tàu chở dầu, tàu chuyên
dụng… có trọng tải lớn, tàu khách và tàu du lịch cao cấp, các loại tàu kéo và
tàu dịch vụ kĩ thuật, tàu hút bùn và các loại tàu công trình, tàu đánh cá, cung
cấp các loại phôi đúc, rèn, gia công chế tạo các chi tiết cơ khí, các kết cấu kim
loại.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ máy quản ly
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng là một công ty có quy mô lớn với
cơ cấu phòng ban:
6



Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát
- Ban tổng giám đốc: gồm Tổng giám đốc và 04 phó tổng giám đốc
* Sơ đồ tổ chức công ty

7


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty CNTT Bạch Đằng

2.2 Mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất tại công ty

Yếu
tố đầu
vào

Nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực xã hội

Hoạt
động
sản
xuất


Hàng hoá
Vật lực
Máy móc
Cơ cấu ha tầng
Năng lượng, dịch chuyển

Công nghệ công cụ biến đổi

2.2.1 Các yếu tố đầu vào
2.2.1.1. Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực tự nhiên: đất đai, tài nguyên, vùng nước…: đối với Tổng Công ty
công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, là: toàn bộ cơ sở hạ tầng (diện tích mặt bằng sản
xuất 32ha, kể cả ụ khô…); Âu tàu, luồng tàu, vùng nước… Bạch Đằng là cơ sở đóng
tàu có vị trí thuận lợi, gần các cảng và trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, tuy tỷ trọng
giá trị doanh thu của dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải thủy không lớn nhưng là
nguồn thu có tính chất ổn định, thường xuyên và có tỷ suất lợi nhuận cao.
2.2.1.2. Nguồn lực xã hội
a. Nguồn nhân lực
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng với đội ngũ công nhân viên gần
2900 người làm việc tại 17 phòng ban và phân xưởng sản xuất, trong đó đội ngũ kỹ
sư, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trình độ cao được đào tạo trong và ngoài nước

8


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

là 1.217 người, chất lượng đội ngũ công nhân viên trong Tổng công ty phần nào đáp
ứng được nhu cầu công việc.

Cơ cấu lao động của Công Ty
Chỉ tiêu

Số lượng ( người )
2008
2009
2350
2900

Chênh lệch
+/%
550
23

1980
370

2419

439

22

481

111

30

1879


2154

275

15

471

746

275

58

- < 30T

1135

1273

138

12

- 30 – 45T

670

890


220

33

- > 45T

545

737

192

35

Tổng số lao động
1. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
2. Phân theo chức năng lao động
- Trực tiếp
- Gián tiếp
3. Phân theo độ tuổi

b. Vật lực
Toàn bộ cơ sở hạ tầng cùng với máy móc thiết bị hiện đại như: đà bán ụ 20.000
tấn, đà 15.000 tấn, ụ nổi 4.200 tấn, cần cẩu sức nâng đến 120 tấn…dây chuyền làm
sạch và sơn lót thép tấm thép hình máy cắt Plasma, máy cắt Gas-Oxy điều khiển
CNC, máy cắt cơ khí, máy ép thủy lực 1000 tấn, máy lốc tôn dài 12,5 m, máy uốn
thép hình….Tổng công ty đã đủ năng lực để đóng mới tàu hàng và tàu dầu cỡ lớn đến

50.000 DWT. Sửa chữa các tàu trên ụ nổi 10.000 DWT đến 50.000 DWT và có khả
năng chế tạo và lắp ráp động cơ diezel tới 32.000 HP, máy phát điện đồng bộ, máy
chính tàu thủy MAN B&W và MITSUBISHI.
c. Tài lực:
Bảng vốn kinh doanh của Công Ty
Chỉ tiêu

Năm 2008

Vốn kinh doanh 2.407.837.621.463
Vốn cố định

744.074.119.305

Năm 2009
3.546.344.670.148

Chênh lệch
+/1.138.507.048.68

%
47

1.454.497.626.214

5
710.423.506.909

95
9



Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

Vốn lưu động

1.663.763.502.158

2.091.847.043.954

428.083.541.796

26

2.2.2 Hoạt động sản xuất
Tùy vào từng sản phẩm cụ thể, phòng kỹ thuật sẽ đưa ra các quy trình công nghệ
khác nhau phù hợp cho từng chủng loại tàu. Việc làm đầu tiên đối với các công ty
đóng tàu là chọn phương án thi công. Để đưa ra được các phương án tối ưu phù hợp
với con tàu và điều kiện thi công tại nhà máy. Các kỹ sư của nhà máy phải tìm hiểu
kỹ hồ sơ thiết kế kỹ thuật của con tàu, đồng thời căn cứ vào điều kiện thi công của
nhà máy như: Trang thiết bị, mặt bằng nhà xưởng, cầu tàu, triền đà bến bãi, năng lực
công nhân, trình độ cán bộ kỹ thuật…. để đưa ra phương án thi công và lập hồ sơ
thiết kế công nghệ có hiệu quả nhất. Có rất nhiều các phương pháp khác nhau để thi
công một con tàu như:
- Thi công theo phương pháp lắp ráp từ các chi tiết và cụm chi tiết liên khớp
- Thi công theo phương pháp phân - tổng đoạn
- Thi công theo phương pháp tổng đoạn ……
Ngày nay phương pháp tối ưu mà các nhà máy đóng tàu hay sử dụng để đóng
mới con tàu là phương pháp đóng theo tổng đoạn. Phương pháp này kết cấu thân tàu
được chia thành nhiều phần. Mỗi phần được gọi là tổng đoạn. Tùy theo sức nâng của

cần cẩu tại nhà máy, mỗi tổng đoạn được chế tạo khác nhau.Trình tư đóng mới tàu
được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Hợp đồng đóng tàu: Là bước khởi đầu của dự án. Được thực hiện giữa chủ
đầu tư và nhà máy đóng tàu.
Bước 2: Thiết kế kỹ thuật: Do đặc thù khai thác của chủ đầu tư, loại tàu cần đóng,
mục đích khai thác…. Chủ đầu tư sẽ liên hệ và đặt trực tiếp các công ty thiết kế
chuyên nghiệp để thiết kế kỹ thuật cho con tàu bao gồm các hồ sơ:
- Thuyết minh chung cho tàu: Bao quát đầy đủ các thông số tàu, các tiêu chuẩn
kỹ
thuật, giới thiệu chung về các nguyên lý hoạt động của các hệ thống, các thiết bị trên
tàu. Các tiêu chuẩn kỹ thuật sơn, phân cấp tàu, lựa chọn Đăng Kiểm…..
- Thiết kế cơ bản phần vỏ tàu: Bao gồm bố trí chung toàn tàu, mặt cắt ngang,
tuyến hình, kết cấu cơ bản, bản vẽ dải tôn. Các bảng tính thông số thủy lực tàu …..
10


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

- Thiết kế cơ bản phần máy: Bao gồm các trang thiết bị buồng máy như: Máy
chính, máy đèn, máy lái, hệ trục chân vịt, hệ lái các bơm, các máy nén khí, máy tạo
nước ngọt, máy điều hòa, các quạt gió …... Các thiết bị trên boong như: Tời neo, tời
dây, cầu thang, cẩu làm hàng, cẩu xuồng, xuồng cứu sinh, các thiết bị thông gió …..
- Thiết kế cơ bản các hệ thống ống động lực và ống phục vụ cho tàu: Là các sơ
đồ
nguyên lý đường ống, cách bố trí van, thiết bị đường ống, tính toán lựa chọn thông số
đường ống …..
- Thiết kế cơ bản hệ thống điện tàu: Là các sơ đồ đi dây, sơ đồ đấu dây, sơ đồ các
hệ thống điện sinh hoạt, chiếu sáng, phục vụ ….
Bước 3: Thiết kế công nghệ: Đây là bước quan trọng nhất đối với nhà máy. Để đóng
mới thi công một con tàu có hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa các chi phí trong sản

xuất thi công, các kỹ sư của nhà máy phải nghiên cứu kỹ hồ sơ kỹ thuật thiết kế để từ
đó đưa ra các quy trình công nghệ để thi công đóng mới tàu. Bao gồm các quy trình:
- Quy trình an toàn sản xuất
- Quy trình thi công làm sạch và sơn
- Triển khai thi công bản vẽ công nghệ lắp ráp các chi tiết
- Lập hạng mục, cung cấp vật tư cho các xưởng thi công
- Quy trình gia công, chế tạo các tổng đoạn
- Quy trình đấu đà
- Quy trình kiểm tra hình dáng thân tàu
- Quy trình gia công lắp đặt thiết bị
- Quy trình gia công, lắp đặt các hệ thống ống
- Quy trình gia công, lắp đặt hệ thống, trang thiết bị điện
- Quy trình lắp ráp hệ trục máy chính, hệ lái
- Quy trình hạ thủy tàu
- Quy trình thử kín, thử bền các hệ thống ống
- Quy trình làm sạch hệ thống ống sau khi lắp đặt
- Quy trình thử nghiệm thiết bị tại bến
- Quy trình thử nghiệm chạy biển
11


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

- Quy trình thử nghiêng lệch tàu
Bước 4: Triển khai thi công: Được thực hiện bởi các phân xưởng trong nhà máy
Dựa vào các bản vẽ công nghệ, các hạng mục kỹ thuật, các quy trình thi công mà
phòng kỹ thuật ban hành, các xưởng sẽ chuẩn bị máy móc, thiết bị, công nhân … để
thi công đóng mới. Trình tự như sau:
- Triển khai phóng dạng con tàu, triển khai tôn, kết cấu, sườn, làm dưỡng thi
công

- Lấy dấu trên các tờ tôn, thép hình
- Gia công các chi tiết
- Lắp ráp và hàn các chi tiết với nhau
- Lắp ráp các chi tiết thành tổng đoạn
- Đấu đà các tổng đoạn trên triền đà
- Lắp ráp thiết bị và các hệ thống động lực
- Lắp ráp thiết bị điện, hệ thống điện
- Lắp ráp trang trí nội thất
- Thử kín, sơn tàu
- Hạ thủy tàu
Bước 5: Nghiệm thu và thử nghiệm tàu và ban giao:
Sau khi hạ thủy khối lượng đóng mới tàu đã hoàn thiện tới 85% khổi lượng. Các
công việc còn lại sẽ được hoàn thiện gấp rút để đưa vào thử nghiệm.
- Nghiệm thu sơn
- Thử nghiệm thiết bị và các hệ thống ống
- Thử nghiệm hệ thống điện
- Thử nghiệm các thiết bị cứu sinh, cứu hỏa
- Thử nghiêng lệch tàu
- Chạy thử biển
- Bàn giao
2.2.3 Công nghệ biến đổi
Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nhiều phát minh cải tiến
12


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

trong công tác đóng tàu ra đời và được áp dụng. Nhằm giảm bớt các chi phí, hạ giá
thành, tiết kiệm nhân công, vật tư và các chi phí khác. Tổng công ty CNTT Bạch
Đằng luôn áp dụng các cải tiến theo các phương phát mới đã được các nước tiến tiến

trên thế giới áp dụng. Các phần mềm triển khai được áp dụng trong đóng mới thi
công tàu như: phần mềm AUTOSHIP, SHIPCONTRUCTOR, NUPAS CADMATIC,
TRIBON …. đưa ra kết quả chi tiết hơn. Các phần mềm tối ưu hóa công nghệ, chính
xác tuyệt đối. Tất cả các chi tiết kết cấu thân tàu, đường ống, phụ kiện… đều được
nhập vào máy tính bằng các công cụ thuận tiện. Trên máy tính có thể kiểm tra chính
xác độ trơn, độ cong của tuyến hình tàu bằng nhiều cách khác nhau, cũng như hợp lý
của việc bố trí các thiết bị, các đường ống, kết cấu trên hình không gian 3 chiều, sau
đó có thể xuất ra dữ liệu dưới dạng các bản vẽ 2D để gia công các chi tiết. Và không
gian 3 chiều để kiểm soát quá trình lắp ráp cơ cấu thân tàu, cho phép các file cắt tối
ưu thông qua chương trình điều khiển của các máy công cụ plasma, CNC……
2.2.4 Đầu ra
Hiện nay, bên cạnh các khách hàng truyền thống như Vinalines và các đơn vị
thành viên, Tổng công ty đã mở rộng đối tượng khách hàng ngoài ngành hàng hải,
thuộc các Bộ ngành như: Bộ quốc phòng, Bộ công thương (Tổng Công ty công
nghiệp xi măng Việt Nam, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam), Tập đoàn dầu
khí, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.... bám sát chương trình phát triển kinh tế biển
của Chính phủ để phát triển đóng mới các dòng sản phẩm truyền thống và cung cấp
dịch vụ sửa chữa có hàm lượng chất xám cao. Tổng công ty đã ký và triển khai thực
hiện các hợp đồng đóng tàu đến năm 2013, trong đó đáng chú ý là seri 10 tàu 22.500
DWT, 8 tàu dầu 50.500 DWT, tàu chở Ximăng rời, tàu đa năng 4.900T và 3 tàu
container 1.700 TEU... Tiến tới Tổng công ty đang xúc tiến đóng tàu hàng
30.000DWT, tàu dầu 49.000DWT cho chủ tàu Balan, Hylạp, Đan Mạch....nhằm đưa
Tổng công ty trở thành đa sở hữu hoá và đa ngành nghề.
Danh mục chi tiết các sản phẩm đóng mới đã bàn giao từ năm 2008 đến nay:
STT

Tên tàu

Đăng kiểm


Chủ tàu

Năm
bàn
13


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

giao
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tàu hàng rời 22.500DWT
"Diamond Falcon"
Tàu hàng rời 22.500DWT
"VTC Phoenix"
Tàu hàng rời 22.500DWT
"Lucky Star"
Tàu hàng rời 22.500DWT
"Blue Star"
Tàu chở khí Ethylene

4.500m3 "King Arthur"
Tàu chở hàng 6.500 DWT
"Nosco Trader"
Tàu Container 1.700TEU
"Vinashin Express"
Tàu hàng 17.500DWT
"BD Pioneer 1"
Tàu chở khí Ethylene
4.500m3 "Excalibur"
Tàu chở xi măng
14.600DWT "Brave"

Công ty CP vận tải dầu
khí Việt Nam
Công ty CP vận tải và
NK&VR
thuê tàu biển Việt Nam
Công ty CP vận tải
NK&VR
biển Việt Nam
Công ty CP vận tải
NK&VR
biển Việt Nam
RINA
Mediteranean Di
(Italia)
Navigazion (Italia)
Công ty vận tải biển
NK (Nhật)
Bắc

Công ty vận tải biển
GL (Đức)
Đông
KR (Hàn Tổng công ty CNTT
Quốc)
Bạch Đằng
RINA
Mediteranean Di
(Italia)
Navigazion (Italia)
Công ty xi măng Nghi
NK (Nhật)
Sơn
NK&VR

2008
2009
2009
2010
2010
2011
2012
2012
2012
2012

Từ năm 2008 đến nay, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng kéo
theo sự suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới trong đó
ngành đóng tàu và vận tải được nhìn nhận là bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Kinh tế
Việt Nam trong đó ngành đóng tàu non trẻ cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên từ danh

mục chi tiết các sản phẩm đóng mới đã bàn giao từ năm 2008 đến nay có thể thấy các
tàu đóng mới của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng tăng cả về số lượng
và chất lượng. Mỗi sản phẩm làm ra là công sức nỗ lực của Tổng Công ty và cũng là
sự đóng góp to lớn của việc ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh.
2.3. Mối quan hệ về công nghệ và sản xuất tại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy
Bạch Đằng:
2.3.1. Về nghiên cứu, thiết kế, tư vấn thử nghiệm
Toàn Tổng Công ty đã tiến hành một loạt các Đề tài Nghiên cứu khoa học, Dự
án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, cấp Bộ và của Đơn vị điển hình là: “Nghiên
cứu các thiết bị và phương pháp công nghệ cơ bản phục vụ cho đóng tàu thủy cỡ
14


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

lớn”; “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ đóng tàu chở dầu thô trọng tải 100.000 tấn
tại Việt Nam”; “Nghiên cứu xây dựng bể thử mô hình tàu thủy ở Việt Nam”; “Hoàn
thiện công nghệ chế tạo và đưa vào sử dụng cần trục chân đế 120T”; “Hoàn thiện
thiết kế, thi công đà bán ụ 25.000 tấn”; “Hoàn thiện công nghệ tự động trong chế tạo,
lắp ráp, hàn vỏ tàu thủy nhằm nâng cao chất lượng đóng tàu thủy cỡ lơn”; “Hoàn
thiện công nghệ sản xuất vật liệu hàn chất lượng cao dùng trong đóng tàu”; “Chế tạo
một số phần tử và thiết bị điều khiển, đo lường quan trọng trên tàu thủy bằng phương
pháp chuẩn module và ứng dụng các công nghệ tiên tiến” và gần đây nhất là dự án
“Thiết kế chế tạo tàu mẫu đánh cá vỏ thép thay thế tàu vỏ gỗ cho ngư dân” nhằm tiêu
chuẩn hóa các chủng loại tàu vỏ thép giúp ngư dân có phương tiện đủ điều kiện đánh
bắt thủy hải sản xa bờ đạt năng xuất cao và giảm thiểu rủi ro…
Các đề tài, dự án đó đã tập trung vào những vấn đề khoa học công nghệ mấu
chốt của Ngành và góp phần tạo ra các công nghệ và sản phẩm tiêu biểu mang tính
chất đột phá như: tự động hóa thiết kế tàu thủy, công nghệ cắt tôn tự động, các công
nghệ cơ bản phục vụ đóng tàu biển cỡ lớn, các quy trình kiểm tra chất lượng đóng

tàu… mà thành quả là những sản phẩm đa dạng đẳng cấp được các nhà vận tải biển
trong nước và quốc tế đánh giá cao. Quỹ hỗ trợ sáng tao kỹ thuật Việt Nam
(VIFOTEC) đã từng trao giải nhất cho 03 sản phẩm: tàu 11.500 tấn phục vụ vận tải
trong nước (đóng mới tại Bạch Đằng), tàu 53.000 tấn xuất khẩu (Đóng mới tại Hạ
Long và Nam Triệu) và vật liệu hàn chuyên ngành tàu thủy.
Đồng thời, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa cũng
được triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả trong điều hành sản xuất kinh doanh, trong
quản lý, thiết kế, tư vấn và thử nghiệm. Phần mềm Shipconstructor đã được triển khai
thành công trên thiết kế kỹ thuật các tàu xuất khẩu trong các công đoạn lấy dấu, hạ
liệu, triển khai tôn vỏ. Công nghệ tự động hóa từ bước thiết kế đến gia công làm thay
đổi đáng kể chất lượng và năng suất lao động.
2.3.2 Hiệu quả đã đạt được
- Từ chỗ các nhà máy đóng tàu của Việt Nam chỉ có thể đóng mới tàu có sức
chở lớn nhất tới 3.850 DWT và sửa chữa tàu có trọng tải nhỏ thì hiện nay năng lực
sản xuất của ngành đã tăng lên hàng chục lần.
15


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

- Thiết kế thi công vỏ tàu và kết cấu tàu thủy bằng máy tính đã thay thế hoàn
toàn việc phóng dạng, khai triển trên sản phẩm dạng thủ công.
- Cắt tự động hoàn toàn bằng máy cắt CNC, bản hạ liệu các chi tiết được phần
mềm tự động thực hiện sắp xếp tối ưu trên từng tờ tôn.
- Sử dụng công nghệ gia công chính xác chi tiết kết cấu không lượng dư lắp
ráp đảm bảo kích thước thiết kế và tiết kiệm vật tư, nhân công.
- Áp dụng công nghệ hàn lắp bằng phương pháp lót sứ giúp tăng năng suất,
tiết kiệm thời gian thi công.
- Sử dụng các bản vẽ lắp ráp phối cảnh 3D, giảm nhầm lẫn, rút ngắn tiến độ
lắp ráp, tiết kiệm không gian bố trí các đường ống…

- Sử dụng máy trắc đạc laser để kiểm tra kích thước trong quá trình lắp ráp .v.v.
Các tiến bộ KH&CN đã giúp ngành công nghiệp tàu thủy (CNTT) Việt Nam
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian thi công, tăng nhanh năng lực sản xuất
để có thể hòa nhập, cạnh tranh quốc tế. Một điều chắc chắn rằng nếu KH&CN không
phát triển tương xứng thì ngành CNTT Việt Nam không thể có được những thành tựu
như hiện nay.
2.3.3. Hiệu quả kinh tế-xã hội của việc áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp
đóng tàu:
Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 4 nước dẫn đầu Châu Á và tóp 10
nước có số lượng tàu đóng mới và tải trọng lớn trên thế giới. Tốc độ phát triển hàng
năm của Vinashin từ 30 – 50%, đã đóng thành công nhiều tàu có trọng tải 53.000 tấn,
sửa chữa tàu 100.000 tấn, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, một trong
những cơ sở quan trọng bậc nhất thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam cam
kết đạt được chất lượng cao nhất trong các hoạt động kinh doanh chính là ngành công
nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy, kết hợp với việc mở rộng, phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các ngành kinh doanh khác theo yêu
cầu của thị trường. Công ty luôn phấn đấu không mệt mỏi nhằm thỏa mãn yêu cầu
ngày một cao của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Bên cạnh
16


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

đó, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng không ngừng hoàn thiện và phát
triển bền vững Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm
đảm bảo xã hội có thêm những sản phẩm chất lượng tốt, hiệu quả đầu tư cao. Coi
trọng đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp với đào tạo, bội dưỡng nhằm nâng cao năng
lực quản lý, trình độ chuyên môn cho người lao động đáp ứng được chiến lược phát
triển của Tổng công ty.
Tổng công ty luôn coi chất lượng sản phẩm vừa là mục tiêu, vừa là động lực

cho sự tồn tại và phát triển, luôn gắn liền với truyền thống, uy tín và thương hiệu.

17


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN CỦA NHÀ MÁY TRONG
GIAI ĐOẠN
2015-2020
3.1 Những căn cứ trong việc đầu tư phát triển của nhà máy giai đoạn 2015-2020
3.1.1 Căn cứ định hướng mục tiêu chiến lược của Nhà máy
Trong thời gian tới, trên cơ sở các thông tin dự báo của các ngành kinh tế nói
chung và của ngành công nghiệp tàu thủy nói riêng và dựa trên năng lực thực tế,
Công ty định hướng về sản phẩm như sau:
* Sản phẩm đóng mới:
- Tàu chở hàng có tải trọng < 30.000Tấn
- Tàu chuyên dụng: chở container, tàu chở xi măng, tàu dầu, tàu công trình
(tàu hút bùn, tàu cá, tàu dịch vụ).
Bảng báo giá của một số tàu đóng mới
Loại tàu
Tàu hàng 22.500T – 5
Tàu hàng 22.500T – 6
Tàu hàng 22.500T – 7
Tàu hàng 22.500T – 8
Tàu 1700 TEU số 1
Tàu 6500T – 8
Tàu dầu 49500 T
Tàu 17500 T số 1

Tàu 17500 T số 2
Tàu 22500 T – 9
Tàu 22500 T – 10
Tàu 22500 T – 11
Tàu 22500 T – 12
Tàu Ethylen

Giá
309.000.000.000 VND
309.000.000.000 VND
309.000.000.000 VND
309.000.000.000 VND
564.400.000.000 VND
123.800.000.000 VND
864.000.000.000 VND
376.000.000.000 VND
376.000.000.000 VND
315.000.000.000 VND
315.000.000.000 VND
315.000.000.000 VND
315.000.000.000 VND
610.000.000.000 VND

* Sản phẩm sửa chữa:
Khai thác ụ nổi 4.200 T hiện có và hệ thống cầu tàu, đẩy mạnh công tác sửa chữa
các loại tàu có trọng tải đến 10.000 DWT trên Ụ nổi và các loại hình sửa chữa đầu
bến cho khách hàng trong và ngoài nước.
18



Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

* Gia công kết cấu thép:
Với năng lực về thiết bị và nhà xưởng, Công ty có khả năng gia công kết cấu thép
với công suất đến 10.000 tấn sản phẩm/năm
Chỉ tiêu đặt ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty:
Năm
2015

CHỈ TIÊU
Doanh thu
bán hàng
và cung
392,261,0
cấp dịch vụ
00
23
NSLĐ
447,429
Số lao
động
877
Lương
tháng bình
quân
3,945,150
47,341,80
Lương năm
0
11,362,03

BHXH
2
Tổng lương 58,703,83
+ BHXH
2

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020

530,432,0 625,060,0 693,618,0 762,980,0 839,279,0
00
00
00
00
00
35
18
11

10
10
504,194
545,083
570,631
597,805
597,805
1,052

1,147

1,216

1,276

1,404

5,260,200
63,122,40
0
15,149,37
6
78,271,77
6

6,306,980
75,683,75
8
18,164,10
2

93,847,85
9

6,928,504
83,142,04
8
19,954,09
1
103,096,1
39

7,530,190
90,362,27
8
21,686,94
7
112,049,2
25

8,844,782
106,137,3
88
25,472,97
3
131,610,3
61

3.1.2 Căn cứ xu hướng phát triển ngành đóng tàu trong khu vực và thế giới
* Đóng mới tàu:
Theo dự báo trong vài năm nữa kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục, việc trao đổi mua

bán hàng hóa được đẩy mạnh dẫn đến lượng hàng hóa vận tải tăng. Đồng thời trong
thời gian qua, lượng tàu thuộc các đơn vị vận tải sụt giảm do khó khăn cũng như tuổi
thọ của các con tàu. Chính vì vậy nhu cầu đóng mới tàu phục vụ cho việc vận tải sẽ
tăng mạnh trong tương lai. Theo các báo cáo của các hãng môi giới và thông tin thị
trường như Clarkson, Maersk Broker, Fearnley Research, Worldyards..., mức độ sụt
giảm giá cước vận tải và giá tàu của các chủng loại tàu có kích thước lớn và chở hàng
bách hóa, chở hàng rời là rất lớn trong 3~4 năm qua.

19


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

Do vậy, dự báo trong 2~3 năm nữa, nhu cầu các chủng loại tàu hàng bách hóa,
tàu hàng rời, đặc biệt các tàu kích thước hàng trăm ngàn tấn sẽ không còn nhiều như
trước. Hơn nữa, thế mạnh để đóng những loại tàu này sẽ thuộc về các nước có trình
độ đóng tàu chuyên môn hóa cao, có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh như
Hàn Quốc, Trung Quốc....
* Dịch vụ sửa chữa tàu và các phương tiện vận tải thủy, gia công cơ khí và các
dịch vụ khác:
Trong điều kiện hiện nay, rất nhiều các Công ty vận tải biển hoạt động cầm
chừng để duy trì đội tàu, kinh phí eo hẹp nên các Chủ tàu hiện nay không đầu tư sửa
chữa lớn, khi kinh tế hồi phục nguồn hàng dồi dào là lúc các Chủ tàu phải sửa chữa
bảo dưỡng để đưa tàu vào khai thác đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác trong chiến
lược phát triển ngành kinh tế biển, thành phố Hải phòng sẽ tiếp tục đầu tư cả chiều
rộng và chiều sâu cho ngành hàng hải, dịch vụ cảng biển (khu công nghiệp Đình Vũ,
cảng Lạch Huyện...). Theo đó, các tàu cập cảng Hải Phòng và các cảng phía Bắc dự
báo sẽ rất lớn.
Bạch Đằng là cơ sở đóng tàu có vị trí thuận lợi, gần các cảng và trung tâm thành
phố. Bên cạnh đó, tuy tỷ trọng giá trị doanh thu của dịch vụ sửa chữa phương tiện vận

tải thủy không lớn nhưng là nguồn thu có tính chất ổn định, thường xuyên và có tỷ
suất lợi nhuận cao. Dự kiến thời gian tới nhu cầu sửa chữa của các Công ty vận tải sẽ
tăng cao. Công ty đã đầu tư sửa chữa và gia hạn Đăng kiểm cho Ụ nổi 4.200T, hàng
năm có thể tiếp nhận sửa chữa đến 30 lượt tàu trên Ụ nổi có tải trọng đến 10.000 tấn
và dịch vụ sửa chữa đầu bến khác với doanh thu có thể đạt 50 tỷ đồng/năm, bảo đảm
việc làm và thu nhập ổn định cho trên 30% cán bộ công nhân, phát huy lợi thế về cơ
sở vật chất,
thiết bị đã đầu tư và năng lực của lực lượng lao động Công ty.
Với cơ sở hạ tầng và vật chất hiện có (các máy móc gia công cơ khí, phương
tiện vận chuyển, thiết bị nâng hạ...) và để gia tăng doanh thu, Tổng công ty sẽ tìm
kiếm thêm khách hàng có nhu cầu gia công cơ khí, vận tải, nâng hạ... tại các doanh
nghiệp công nghiệp cơ khí, xây dựng và vận tải. Các khu công nghiệp và các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước đang trong quá trình xây dựng có nhu cầu gia
20


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

công kết cấu thép cao là hướng đầu tư tốt cho Công ty. Hiện nay Công ty đang có hợp
đồng thi công kết cấu thép cho khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, thông qua sự
hợp tác này Công ty sẽ phát triển thêm các mối quan hệ để có các hợp đồng mới.
3.1.3 Căn cứ nhu cầu của khách hàng trong những năm tới
Với quy mô và sự phát triển của mình, Tổng công ty sẽ tập trung vào các khách
hàng chuyên khai thác tàu trọng tải dưới 30.000T và có nguồn tài chính lành mạnh,
có phong tục tập quán khai thác phù hợp với tập quán sản xuất của ngành vận tải Việt
Nam, hoặc các doanh nghiệp khai thác tàu sông, các thành viên vận tải và cung ứng
dịch vụ của các Tập đoàn dầu khí....; Các khách hàng của các quốc gia lân cận (VD:
Nhật Bản do sau thời kỳ suy thoái, loại tàu hàng trọng tải 10.000 - 30.000 tấn giảm
mạnh và trong thời gian tới có nhu cầu chuyển sang đóng các gam tàu này tại nước
ngoài).

3.2 Công nghệ mới đối với đóng mới tàu biển giai đoạn 2015 – 2020
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, công nghệ đóng tàu luôn thay đổi
hàng ngày đòi hỏi các nhà máy đóng tàu luôn cập nhật thường xuyên để nắm bắt và
áp dụng vào thực tế phù hợp điều kiện của nhà máy. Trong đóng mới tàu thủy sự kết
hợp thực tế tay nghề, trình độ của người thợ thi công với công nghệ triển khai trên
các phần mềm là vô cùng quan trọng. Công việc này cần những kinh nghiệm thực tế
của những người thợ thì công. Công nghệ đóng mới tàu thủy ngày nay chủ yếu là
dùng phương pháp đóng tổng đoạn. Phương pháp này tối ưu hóa tối đa nhân công, vật
tư, trang thiết bị, rút ngắn thời gian đóng tàu và hạ giá thành sản phẩm…
3.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty:
Công ty với hoạt động chủ yếu là đóng mới, sửa chữa tàu thủy và các phương tiện
nổ, nguyên vật liệu sử dụng rất đa dạng và phong phú, sản phẩm làm ra đòi hỏi phải
có trình độ kĩ thuật cao, sản phẩm thường có chu kỳ sản xuất dài, trải qua nhiều giai
đoạn công nghệ, nhiều khâu đòi hỏi kỹ thuật cao của ngành công nghệ, từ việc đưa
nguyên vật liệu, lao động vào sản xuất cho đế khi lắp đặt trang thiết bị cho việc khai
thác vận tải và sinh hoạt của con người trên tàu

21


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

Do tính phức tạp của sản phẩm mà dẫn đến quy trình công nghệ sản xuất của sản
phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau.
Có thể thấy quy trình công nghệ sản xuất của công ty qua sơ đồ sau:

22


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

Nguyên vật
liệu

Chuẩn bị
sản xuất

Hoàn chỉnh
vỏ

Chế tạo hệ
động lực

Trang trí

Hoàn chỉnh

Xây dựng
bản vẽ thiết
kế

Phóng dạng

Công nghệ
đúc

Mộc

Đưa sản
phẩm lên hệ
thống triền

đà

Hạ liệu

Công nghệ
rèn

Hệ cách
nhiệt tàu

Gia công
chi tiết

Công nghệ
chế tạo máy

Làm sạch
vỏ tàu

Lắp ráp trên
tổng đoạn

Hệ thống
điện

Sơn

Tính toán
định mức
kỹ thuật


Tính toán
định mức
lao động

Các yếu tố
quá trình
sản xuất

Lắp ráp trên
đà

Hoàn chỉnh
các hạng
mục trên
boong

Hoàn chỉnh
nốt

Hạ thuỷ

Trang trí vỏ
tàu

Trang trí 1

Trang trí 2

23



Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

3.2.2 Nhu cầu về các nguồn lực để thực hiện việc áp dụng công nghệ mới trong
đóng mới tàu biển giai đoạn 2015-2020
Để tạo cú hích khuyến khích sự phát triển ngành CNTT của công ty nói riêng và
của Việt Nam nói chung, Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các cơ
sở đóng tàu như:
- Ưu đãi về thuế xuất khẩu
- Ưu đãi về thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu trong nước
chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ công tác
đóng tàu.
- Xem xét miễn, giảm tiền thuê đất khi đầu tư xây dựng cơ sở đóng tàu mới.
- Xem xét và quyết định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội và pháp luật hiện hành.
- Được mua ngoại tệ tại các ngân hàng để nhập máy móc thiết bị, vật tư phục vụ
cho việc đóng mới tàu biển theo các quy định hiện hành.
Chính phủ cần khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ngành CNTT trong nước,
các dự án đầu tư đóng mới tàu biển do các cơ sở đóng tàu trong nước thực hiện và tạo
điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư chiều sâu, nâng
cấp, mở rộng, xây dựng mới cơ sở đóng tàu.
Đối với các cơ sở đóng tàu là doanh nghiệp nhà nước, ngoài ưu đãi chính sách và
cơ chế tài chính còn được ưu đãi bổ sung về cấp vốn lưu động và hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, tạo điều kiện và khuyến khích các
chủ tàu Việt Nam thực hiện dự án đóng tàu trong nước để tạo thị trường cho ngành
CNTT, thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại và hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế
việc mua tàu biển đã qua sử dụng từ nước ngoài.
Chính phủ cần ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Nhà nước dành cho khoa học đối với
các đề tài nghiên cứu ứng dụng phục vụ trực tiếp cho việc đóng mới các sản phẩm tàu

biển, ưu tiên hỗ trợ nguồn lực để xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn ngành, quy
chuẩn quốc gia liên quan đến ngành CNTT, cũng như đầu tư xây dựng các trung tâm
nghiên cứu, thiết kế, phòng thí nghiệm chuyên ngành.
24


Bài tập quản lý Nhà nước về kinh tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Môn Quản lý nhà nước về kinh tế (dùng cho học viên cao học ngành
quản lý kinh tế) – PGS.TS Nguyễn Hoàng Tiệm.
2. /> />Act=IntroDetail&&Lang=0&&IDIntro=13
3. /> />
25


×