Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái về thành phần thức ăn của hai loài đặc hữu thuộc giống thạch sùng mí goniurosaurus tại việt nam và đề xuất một số biện pháp bảo tồn​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THÙY LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
VỀ THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA HAI LOÀI ĐẶC HỮU THUỘC
GIỐNG THẠCH SÙNG MÍ GONIUROSAURUS TẠI VIỆT NAM
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THÙY LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
VỀ THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA HAI LOÀI ĐẶC HỮU THUỘC
GIỐNG THẠCH SÙNG MÍ GONIUROSAURUS TẠI VIỆT NAM
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN
Ngành: Sinh thái học
Mã số: 8 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Văn Ngọc


Thái Nguyên - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chua̛ từng đuơ̛c bảo vệ truơ̛c bất kỳ hội đồng nào truơc̛ đây.

Tác gia

Phạm Thuỳ Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc tơi PGS.TS Hoàng Văn Ngọc đã tận tình
huơ̛ng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lơi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Quảng Trường, TS. Phạm
Thị Nhị, Nghiên cứu viên Hoàng Vũ Trụ, Nguyễn Hải Nam, Phan Quang Tiến
(Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh Vật), TS. Nguyễn Thiên Tạo, Th.S. Ngô Ngọc
Hải (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) những người đã tận tình chỉ bảo và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn
Phòng Hệ thống học Côn trùng (Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật), Phòng
Bảo tồn Thiên nhiên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) đã giúp đỡ, cung cấp tài
liệu và các trang thiết bị trong thời gian nghiên cứu tại đây.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn thầy cô trong khoa Sinh học , Phòng Đào tạo
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm của VQG Bái Tử

Long, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận
lơi cho tôi trong quá trình khảo sát thực địa.
Xin đuơ̛c tỏ lòng biết ơn sâu sắc tơi gia đình, nguờ̛i thân và bạn bè đã động viên và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác gia

Phạm Thuỳ Linh

ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................
Lời cảm ơn ...........................................................................................................


Mục lục ...............................................................................................................
Danh lục chữ viết tắt ...........................................................................................
Danh mục bảng ....................................................................................................
Danh mục hình ....................................................................................................
MỞ ĐẦU.............................................................................................................
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................
1.1.

Tổng quan về nghiên cứu bò sát ở Việt Nam ............................

1.1.1

Đa dạng loài bò sát ở Việt ........................................


1.1.2

Các nghiên cứu về bò sát ở vùng Đông Bắc............

1.1.3 Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn của các loài
bò sát ....................................................................................................................
1.2.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu ...........................................

1.2.1

Vườn quốc gia Bái Tử Long ....................................

1.2.2

Vịnh Hạ Long ..........................................................

1.3.

Tổng quan về đối tương nghiên cứu: ......................................

1.3.1

Phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus: ...

1.3.2

Các loài Thạch sùng mí phân bố ở Việt Nam ........


1.3.3

Loài Thạch sùng mí Lichtenfer (Goniurosaurus lic

1.3.4

Loài Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catba

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

................................................................................

2.1.

Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................

2.2.

Nội dung nghiên cứu ..............................................................

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................

iii


2.3.1 Dụng cụ khảo sát thực địa........................................................................18
2.3.2 Khảo sát thực địa - Khảo sát theo tuyến.................................................. 19

2.3.3 Đặc điểm hình thái...................................................................................21
2.3.4 Phân tích thành phần thức ăn...................................................................22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 27
3.1 Đặc điểm hình thái của hai loài Thạch sùng mí lichtenfer và Thạch
sùng mí cát bà................................................................................................... 27
3.2 Xác định thành phần thức ăn của loài Thạch sùng mí Lichtenfer và loài
Thạch sùng mí cát bà........................................................................................ 33
3.2.1 Thành phần thức ăn của loài Thạch sùng mí Lichtenfer..........................33
3.2.2 Thành phần thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà.................................35
3.2.3 So sánh thành phần thức ăn theo giơi tính và nhóm tuổi:........................39
3.2.4 Tương quan hình thái của loài Thạch sùng mí và kích thươc thức ăn.....43
3.2.5 So sánh thành phần dinh dưỡng của quần thể loài Thạch sùng mí
lichtenfer và quần thể loài Thạch sùng mí cát bà tại Vịnh Hạ Long và VQG
Cát Bà................................................................................................................45
3.3 Đánh giá các mối đe doạ đến loài và đề xuất các giải pháp bảo tồn hai
loài Thạch sùng mí............................................................................................46
3.3.1 Đánh giá các mối đe doạ đến loài thạch sùng mí.....................................46
3.3.2 Các vấn đề bảo tồn...................................................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................54

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS

Cộng sự

DTSQ


Dự trữ sinh quyển

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

HST

Hệ sinh thái

IEBR

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The World Conservation
Union)

NOWC

Tổ chức tư nhân New Open World Corporation

PCA

Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis)

UNESCO


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United

VQG

Vuờ̛n Quốc gia

Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các đặc điểm hình thái đo đạc trên mẫu Thạch sùng mí cát bà.........22
Bảng 3.1 Đặc điểm hình thái của loài Thạch sùng mí lichtenfer và Thạch
sùng mí cát bà

28

Bảng 3.2 Tần suất (F), Số lương (N), Thể tích (V), chiều dài (L), chiều
rộng (W) và chỉ số quan trọng (I) của các dạng thức ăn của loài
Thạch sùng mí Lichtenfer

35

Bảng 3.3 Tần suất (F), Số lương (N), Thể tích (V), chiều dài (L), chiều
rộng (W) và chỉ số quan trọng (I) của các dạng thức ăn của loài
Thạch sùng mí cát bà

v


37


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Số lương các loài bò sát đươc ghi nhận ở Việt Nam qua các năm......4
Hình 1.2. Ảnh chụp Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Bái
Tử Long - tỉnh Quảng Ninh

7

Hình 1.3. Vị trí Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Phòng Nghiệp
vụ - Nghiên cứu, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long)

10

Hình 1.4. Phân bố của các loài thuộc giống Thạch sùng mí ở Việt Nam..........14
Hình 1.5. Loài Thạch sùng mí lichtenfer (Goniurosaurus lichtenfelderi)........15
Hình 1.6. Loài Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis)...................16
Hình 2.1. A, B. Sinh cảnh Vườn Quốc Gia Bái Tử Long; C, D. Sinh cảnh
Vịnh Hạ Long

20

Hình 2.2. A, B. Khảo sát thực địa tại VQG Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long....21
Hình 2.3. Xác định giơi tính dựa trên đặc điểm hình thái.................................22
Hình 2.4. A. Thụt dạ dày mẫu Thạch sùng mí cát bà ngoài thực địa; B.
Thụt dạ dày mẫu Thạch sùng mí lichtenfer

23


Hình 2.5. Xác định và đo đếm kích thươc mẫu thức ăn dươi kính lúp soi
nổi Leica S6E

24

Hình 3.1. A. Phân tích PCA (PC1) so sánh về kích thươc giữa các cá thể
đực và cái của loài Thạch sùng mí lichtenfer; B. Đánh giá ảnh
hưởng của các chỉ số đo tơi sự khác biệt về hình thái giữa giơi
tính bằng chỉ số PC1 loading

30

Hình 3.2. A. Phân tích PCA (PC1) so sánh về kích thươc giữa các cá thể
đực và cái của loài Thạch sùng mí cát bà; B. Đánh giá ảnh
hưởng của các chỉ số đo tơi sự khác biệt về hình thái giữa giơi
tính bằng chỉ số PC1 loading

31

Hình 3.3. A. Phân tích PCA (PC1) so sánh về kích thươc giữa 2 loài Thạch
sùng mí; B. Đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số đo tơi sự khác
biệt về hình thái giữa 2 loài bằng chỉ số PC1 loading

vi

32


Hình 3.4. Vẩy giữa gian mũi của loài, A: Thạch sùng mí lichtenfelderi; B:
Thạch sùng mí cát bà tại đảo cát bà; C: Thạch sùng mí cát bà

tại Ánh Cống Đỏ, Vịnh Hạ Long

33

Hình 3.5. A. Tần số các loại thức ăn; B. Số lương các loại thức ăn của loài
Thạch sùng mí lichtenfer (n=8) 34
Hình 3.6. A. Tần số các loại thức ăn; B. Số lương các loại thức ăn của loài
Thạch sùng mí cát bà (n=52)

36

Hình 3.7. So sánh kích thươc A. Chiều rộng, B. Chiều dài, C. Thể tích của
thức ăn theo cấu trúc giơi tính của loài Thạch sùng mí Lichtenfer

40

Hình 3.8. So sánh kích thươc A. Chiều rộng, B. Chiều dài, và C. Thể tích
của thức ăn theo cấu trúc giơi tính và nhóm tuổi ở loài Thạch
sùng mí cát bà

42

Hình 3.9. A, B. Tương quan sinh trưởng giữa chiều dài cơ thể (SVL) và
kích thươc thức ăn của loài Thạch sùng mí Lichtenfer; C, D.
Tương quan sinh trưởng giữa độ rộng miệng (MW) và kích
thươc thức ăn của loài Thạch sùng mí Lichtenfer

43

Hình 3.10. A, B. Tương quan sinh trưởng giữa chiều dài cơ thể (SVL) và

kích thươc thức ăn của loài Thạch sùng mí cát bà; C, D. Tương
quan sinh trưởng giữa độ rộng miệng (MW) và kích thươc thức
ăn của loài Thạch sùng mí cát bà

44

Hình 3.11. Các mối đe doạ đến loài Thạch sùng mí, A. Buôn bán loài
Thạch sùng mí lichtenfer; B. Lũ lụt tại xã Việt Hải, VQG Cát
Bà; C. Xả rác bừa bãi tại Vịnh Hạ Long; D. Tổ chức sinh nhật
tại hang động của Vịnh Hạ Long

48

Hình 3.12. A. Cá thể Thạch sùng mí lichtenfer; B. Cá thể Thạch sùng mí
cát bà nuôi nhốt tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh

50

Hình 3.13. Hình ảnh Poster giơi thiệu về loài Thạch sùng mí cát bà tại
Vịnh Hạ Long

vii

51


MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đơi gió mùa và có địa hình phức
tạp tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh ở cả vùng đồng bằng, trung du, vùng núi và
vùng đất liền hải đảo nên phù hơp cho sự phát triển của động vật nói chung và

các loài bò sát nói riêng. Khu hệ bò sát của nươc ta rất đa dạng vơi khoảng hơn
465 loài hiện đã đươc ghi nhận Uetz & Hošek, 2018 [60]. Số lương các loài bò
sát đươc nghiên cứu ở Việt Nam không ngừng tăng trong những năm gần đây,
vơi hàng trăm loài mơi và ghi nhận mơi đươc phát hiện, đặc biệt là các nhóm
còn ít đươc nghiên cứu như các loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) [49]. Bò sát
là một mắt xích quan trọng trong mạng lươi thức ăn của quần xã sinh vật, vơi
số lương loài rất phong phú và đa dạng, đã góp phần quan trọng tạo nên tính đa
dạng sinh học và giữ trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã sinh vật. Trong
đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của con người, bò sát cũng có một vai trò
rất quan trọng như nguồn thực phẩm, nguồn dươc liệu sử dụng trong một số bài
thuốc dân gian, nuôi làm cảnh, vật liệu kỹ nghệ da, hàng mỹ nghệ. Ngoài tự
nhiên, các loài bò sát còn là thiên địch của rất nhiều loài sâu bọ phá hoại mùa
màng, kể cả một số loài gặm nhấm gây hại cho con người. Chúng tham gia đắc
lực vào việc giúp con người chống sâu bệnh, góp phần hạn chế việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, quần thể của
các loài bò sát trong tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài đang
đứng trươc nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do mất và suy thoái sinh cảnh sống.
Ngoài ra, nhiều loài bò sát có giá trị kinh tế cao (rùa, rắn, tắc kè) bị săn bắt cạn
kiệt phục vụ nhu cầu của con người nên quần thể của nhiều loài đã bị suy giảm
nhanh chóng IUCN, 2018 [27]. Theo ươc tính của Böhme và cs (2013) [13], có
khoảng 20% tổng số loài bò sát đã ghi nhận trên toàn cầu có nguy cơ bị đe dọa
tuyệt chủng. Bên cạnh đó, hiểu biết của chúng ta về hiện trạng quần thể của các
loài, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài bò sát còn rất hạn chế khiến cho
công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại các khu vực xa xôi hẻo lánh
1


hoặc đối vơi các loài mơi đươc phát hiện trong những năm gần đây.
Chính bởi vậy, công tác nhân nuôi và bảo tồn các loài bò sát đặc hữu và
quý hiếm trong những năm gần đây đang đóng vai trò quan trọng trong việc

duy trì và phục hồi nhiều quần thể loài ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, đa phần
những nghiên cứu cơ bản về sinh thái học, đặc điểm dinh dưỡng và thành phần
thức ăn của các loài bò sát ở Việt Nam rất hạn chế, nên công tác bảo tồn gặp
nhiều khó khăn và chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm cá nhân.
Loài Thạch sùng mí Lichtenfer Goniurosaurus lichtenfelderi (Mocquard,
1897) [35] đươc ghi nhận tại khu vực rừng trên đảo thuộc Vườn Quốc Gia Bái Tử
Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Những nghiên cứu tiếp theo ghi nhận
loài phân bố trên trên đất liền tại dãy núi Yên Tử thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh
và Hải Dương, khu vực Đông Bắc, Việt Nam (Grismer, 2000, Orlov và cs, 2008)
[21], [55]. Loài Thạch sùng mí cát bà Goniurosaurus catbaensis đươc phát hiện và
mô tả vào năm 2008 dựa trên bộ mẫu chuẩn thu đươc tại đảo Cát Bà, thành phố
Hải Phòng (Ziegler và cs, 2008) [67]. Loài này cũng là một trong 21 loài đặc hữu
của Việt Nam nên có giá trị đặc biệt đối vơi bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn
quốc gia Cát Bà cũng như của Việt Nam (Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Cát Hải,
2012; Ngo và cs, 2016) [3], [42] . Nghiên cứu gần đây ghi nhận mở rộng loài phân
bố tại các đảo nhỏ thuộc Vịnh Hạ Long (Ngo và cs) [39]. Nghiên cứu của Ngo và
cs (2016) [42] bươc đầu đã ươc tính đươc kích cỡ quần thể và ghi nhận một số đặc
điểm sinh học, sinh thái cũng như xác định những mối đe dọa tơi quần thể loài
Thạch sùng mí cát bà tại đảo Cát Bà. Trên cơ sở đó, Nguyen và cs (2016) [46] đưa
loài Thạch sùng mí cát bà vào trong Danh lục đỏ thế giơi xếp hạng Nguy cấp (EN)
và nhận định các loài Thạch sùng mí có nguy cơ tuyệt chủng cao, trong đó bao
gồm cả loài Thạch sùng mí lichtenfer. Một số chương trình nghiên cứu nhân nuôi
sinh sản vơi mục đích bảo tồn các loài Thạch sùng mí đang đươc thực hiện tại
trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc Ziegler và cs, 2016 [70]. Để đưa
ra đươc quy trình nhân nuôi đảm bảo cho sự

2


sinh trưởng và phát triển của các loài Thạch sùng mí, đòi hỏi phải có những

thông tin cần thiết từ các nghiên cứu điều tra thực tế về cấu trúc quần thể, đặc
điểm sinh thái và thành phần dinh dưỡng của loài ngoài tự nhiên. Tuy nhiên,
ngoài nghiên cứu ghi nhận vơi số lương nhỏ mẫu thành thức ăn của loài Thạch
sùng mí cát bà tại đảo Cát Bà, chưa ghi nhận bất kể nghiên cứu nào về thành
phần thức ăn của các loài Thạch sùng mí. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái về thành phần thức ăn của hai loài
đặc hữu thuộc giống Thạch sùng mí Goniurosaurus tại Việt Nam và đề xuất
một số biện pháp bảo tồn”, đươc thực hiện để tìm hiểu một số đặc điểm sinh
thái dinh dưỡng, thành phần thức ăn của các loài bò sát trên phục vụ công tác
bảo tồn nhân nuôi và các quần thể ngoài tự nhiên. Kết quả của đề tài là cơ sở để
phát triển hương nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của loài hai loài Thạch
sùng mí đặc hữu Goniurosaurus catbaensis và G. lichtenfelderi nói riêng và các
loài bò sát nói chung tại Việt Nam và phục vụ công tác bảo tồn sau này.

3


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nghiên cứu bò sát ở Việt Nam
1.1.1. Đa dạng loài bò sát ở Việt Nam
Việt Nam cũng đươc đánh giá là một trong 25 quốc gia có mức độ đa
dạng sinh học cao nhất thế giơi (Myers và cs, 2000) [36] trong đó có khu hệ bò
sát. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 258 loài bò sát, số
lương loài tăng lên 368 loài vào năm 2009 (Nguyễn và cs, 2009) [49] và lên tơi
420 loài vào năm 2013. Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây có tơi hơn 50 loài
mơi đươc công bố hoặc ghi nhận tại Việt Nam (tính đến tháng 3-2018 theo Uetz
& Hošek, 2018 [60] (Hình 1.1)). Số lương loài tăng lên nhanh chóng và những
phát hiện mơi chứng tỏ khu hệ bò sát của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục
những nghiên cứu chi tiết hơn.


Hình 1.1 Số lượng các loài bò sát được ghi nhận ở Việt Nam qua các
năm 1.1.2. Các nghiên cứu về bò sát ở vùng Đông Bắc
Trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, có rất nhiều công trình công bố về
Bò sát ở khu vực Đông Bắc Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu tập trung
điều tra về thành phần loài hoặc đa dạng khu hệ.

4


Thành phần loài tại các khu hệ, Orlov và cs (2000) [52] ghi nhận hơn 80
loài rắn ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2007, Trương Văn Lã và cs [8] đã thống
kê đươc 25 loài Bò sát tại khu vực Tam Đảo - Chơ Đồn - Bắc Kạn. Năm 2008,
Trần Thanh Tùng thống kê 89 loài bò sát ở khu vực Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang
[12]. Các nghiên cứu về bò sát ở Bắc Kạn theo Nguyễn Văn Sáng và cs (2009)
[10] ghi nhận 39 loài rắn và 18 loài thằn lằn ở Ba Bể, Chơ mơi, Chơ Đồn, Ngân
Sơn, Linh Thông, Xuân Lạc. Hoàng Văn Ngọc (2010) [9] đã ghi nhận 101 loài bò
sát ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Nguyen và cs (2011) [45]
khảo sát và ghi nhận 40 loài bò sát tại VQG Cát Bà. Vũ Tiến Thịnh

(2013) [11] xác định đươc 11 loài bò sát quý hiếm ở khu bảo tồn loài loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Bắc Kạn). Hecth và cs (2014) [24] thống kê ở vùng
núi Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) có 40 loài Bò sát. Gawor và cs (2016) [19] đã
ghi nhận 51 loài bò sát tại VQG Bái Tử Long.
Về mô tả loài mơi và ghi nhận mơi cho Việt Nam: Le & Ziegler (2003)
[31]

lần đầu tiên ghi nhận loài Shinisaurus crocodilurus ở Việt Nam. Darevsky và

cs (2004) [17] mô tả loài mơi Sphenomorphus devorator ở Quảng Ninh. Böhme và

cs (2005) [14] mô tả mơi loài Tylototriton vietnamensis ở Bắc Giang. Vu và cs
(2006) [61] ghi nhận bổ sung loài Goniurosaurus luii cho khu hệ bò sát của Việt
Nam. Ziegler và cs (2008) [69] mô tả mơi Goniurosaurus catbaensis ở

đảo Cát Bà. Ziegler và cs (2008) [69] phát hiện loài mơi Opisthotropis
tamdaoensis ở Tam Đảo. Năm 2009, Orlov và cs [53] mô tả loài rắn mơi
Protobothrops trungkhanhensis vơi mẫu chuẩn thu tại tỉnh Cao Bằng. Nguyen và
cs (2010) [47] mô tả loài mơi Scincella apraefrontalis tại tỉnh Lạng Sơn. Roesler
và cs (2010) [58] mô tả loài Gekko canhi thu tại tỉnh Lạng Sơn. David và cs
(2012) [18] mô tả mơi loài Oligodon nagao tại tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
Nguyen và cs (2012) [48] ghi nhận bổ sung loài Sphenomorphus incognitus cho
khu hệ bò sát của Việt Nam vơi mẫu vật thu tại tỉnh Bắc Giang. Orlov và cs (2013)
[54] mô tả loài mơi Azemiops kharini vơi mẫu vật thu tại các tỉnh Cao

5


Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc. Nguyen và cs (2013) [43] đã công bố và mô tả
loài mơi Hemiphyllodactylus zugi ở Hạ Lang, Cao Bằng. Loài rắn đặc hữu
Opisthotropis voquyi gần đây đươc phát hiện duy nhất phân bố tại vùng núi Tây
Yên Tử, Bắc Giang và đươc mô tả bởi nhóm nghiên cứu của Ziegler và cs
(2018) [67].
1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn của các loài
bò sát
Số lương các nghiên cứu về sinh thái học của các loài bò sát ở Việt Nam
còn khá hạn chế, một số nghiên cứu về thành phần thức ăn trong tự nhiên đươc ghi
nhận như: Nghiên cứu dinh dưỡng của Rắn ráo trâu Ptyas mucosa trong điều kiện
nuôi tại Nghệ An thực hiện bởi Ông Vĩnh An và cs (2012) [1]; Nghiên cứu đặc
điểm dinh dưỡng và sinh dục của Rắn nươc Xenochrophis flavipunctatus của Ngô
Đắc Chứng và Lê Anh Tuấn (2012); Ngo và cs (2014) [5], [40] nghiên cứu thành

phần thức ăn của loài Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) [40]; Nghiên cứu về
sinh thái săn mồi và dinh dưỡng của loài Thằn lằn bóng Eutropis multifasciatus
đươc nghiên cứu bởi Ngo và cs (2015); Ngo và cs (2016) [40],
[41]

phân tích và ghi nhận một số mẫu thành phần thức ăn của loài Thạch sùng

mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis) tại VQG Cát Bà. Như vậy, có thể nói
hương nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và thành phần thức ăn của các loài
bò sát còn khá hạn chế ở Việt Nam. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
quan trọng đối vơi công tác bảo nhân nuôi các loài bò sát quý hiếm và có nguy
cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1 Vườn quốc gia Bái Tử Long
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Bái Tử Long đươc thành lập ngày 01/06/2001 theo quyết
định số 85/2001/QĐ-TT, nằm trong tọa độ địa lý: 20°55’05’’ - 21°15’10’’ vĩ độ
Bắc, 107°30’10’’ - 107°46’20’’ kinh độ Đông, nằm trong địa giơi hành chính

6


của 3 xã: Minh Châu, Vạn Yên và Hạ Long của huyện Vân Đồn, vơi tổng diện
tích 15.783 ha (Hình 1.2). VQG Bái Tử Long thuộc Vịnh Bái Tử Long, nằm
trong vịnh Bắc Bộ, phía Tây nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Đông gáp biển,
phía Tây giáp đất liền vơi thành phố Cẩm Phả và phía Đông bắc giáp huyện
đảo Cô Tô. Vịnh Bái Tử Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lơn nhỏ và trong đó
có nhiều đảo lơn và có dân sinh sống. Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm:
Ba Mùn, Trà Ngọ Lơn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn
Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi

Nhụ,… (Lê văn Lanh, 2011) [7].

Hình 1.2 Ảnh chụp Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG
Bái Tử Long - tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: VQG Bái Tử Long)
7


1.2.1.2 Khí hậu
VQG Bái Tử Long chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đơi gió mùa
cận chí tuyến Bắc có mùa đông lạnh từ tháng 10 tơi tháng 3 năm sau và mùa hè
nắng nóng từ tháng 5 tơi tháng 8, tháng 4 và tháng 9 là thời kỳ chuyển tiếp vơi
khí hậu ôn hoà.
Nhiệt độ không khí theo số liệu quan trắc của 4 trạm Khí tương khu vực
xung quanh (trạm Móng Cái, Tiên Yên, Cô Tô, Cửa Ông) trong thời gian 1956 2003 cho thấy nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 22,4 - 22,8°C, trong
khoảng thời gian nóng nhất vào các tháng 6 - 8 và đặc biệt vào tháng 7.
Lương mưa trung bình năm của khu vực VQG Bái Tử Long trong
khoảng 1693,8 - 2679,6mm.
Độ ẩm tương đối của không khí khu vực trung bình khoảng 83 - 85% [7].
1.2.1.3 Đa dạng sinh học
-

Hệ sinh thái Vịnh Bái Tử Long:

Vịnh Bái Tử Long bao gồm VQG Bái Tử Long do có cấu tạo địa hình,
địa chất đa dạng nên HST rất đa dạng: HST rừng lá rộng thường xanh nhiệt đơi
trên đảo đá vôi, HST rừng lá rộng thường xanh nhiệt đơi trên đảo đất, HST
rừng ngập mặn, vùng triều, hồ nươc mặn (tùng, áng), HST thảm cỏ biển, HST
rạn san hô, đáy mềm (động thực vật phù du, thảm rong, cỏ biển, …), HST
thung áng trong đảo đá vôi và hệ thống các hang động.

-

Hệ động, thực vật VQG Bái Tử Long:

VQG Bái Tử Long có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hệ thực vật
rừng ở đây bao gồm 780 loài, 468 chi, 135 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có
mạch. Trong đó ngành Mộc lan chiếm đa số vơi 729 loài, 438 chi, 114 họ. Nguồn
tài nguyên cây có ích: 431 loài cây thuốc, 126 loài cây cho gỗ, 44 loài cây cho quả
và hạt ăn đươc, 33 loài cây làm rau ăn, 27 loài cây cho tinh dầu và dầu béo, 14
loài cây làm thức ăn cho gia súc. Qua khảo sát đã phát hiện đươc 19 loài thực vật
ngập mặn thuộc hai nhóm: nhóm loài chủ yếu có 8 loài và nhóm loài chịu

8


mặn gia nhập vào rừng ngập mặn có 8 loài. Trong thành phần của khu hệ loài
Sú chiếm ưu thế trong toàn khu vực.
Thành phần loài động vật hoang dã trên đảo trong phạm vi VQG Bái Tử
Long có:


Lơp thú có 24 loài thuộc 13 họ, 6 bộ.



Lơp chim có 71 loài thuộc 28 họ, 9 bộ.



Lơp lưỡng cư có 15 loài thuộc 1 họ, 1 bộ.




Lơp bò sát có 33 loài thuộc 12 họ, 2 bộ.



Côn trùng bộ Cánh phấn có 120 loài, thuộc 8 họ.

Một số loài động vật rừng thuộc sách đỏ Việt Nam có: Bồ câu nâu, Báo
gấm, Báo lửa, Sơn dương, Rái cá, Rùa hộp ba vạch, Tắc kè, Kỳ đà hoa, Trăn
đất, Rắn ráo, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang, Rắn hổ mang chúa… [7].
-

Đa dạng các loài bò sát, ếch nhái tại VQG Bái Tử Long:

Nghiên cứu của Le và Vo. (2005) [30] khảo sát đánh giá đa dạng các loài
động vật có xương tại VQG Bái Tử Long ghi nhận 08 loài ếch nhái thuộc 06 họ
và 19 loài bò sát thuộc 11 họ. Nguyen và cs. (2009) [49] ghi nhận 40 loài bò sát
tại VQG Bái Tử Long. Gần đây, Gawor và cs. (2016) [19] đã bổ sung và ghi
nhận một số loài bò sát và ếch nhái, tăng số lương các loài ếch nhái thành 14
loài và số lương các loài bò sát tăng lên tơi 51 loài. Đa dạng các loài bò sát ếch
nhái tại VQG Bái Tử Long ghi nhận 04 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2018
[27], 08 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) , 05 loài có tên trong Nghị định
32/NĐ-CP (2006), 05 loài có tên trong Công ươc quốc tế về buôn bán các loài
động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES-2016) và 01 loài đặc hữu tại Việt
Nam là loài Thạch sùng mí lichtenfer (Goniurosaurus lichtenfelderi).
1.2.2 Vịnh Hạ Long
1.2.2.1 Vị trí địa lý
Vịnh Hạ Long thuộc Vịnh Bắc Bộ nằm ở khu vực Đông Bắc Việt Nam,

thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh (Hình 1.3). Vịnh Hạ Long hai lần đươc

9


UNESCO công nhận là di sản thế giơi vào năm 1994 vơi giá trị ngoại hạng
mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên, và năm 2000 vơi giá trị đặc biệt
về địa chất - địa mạo; ngoài ra vịnh Hạ Long còn là 1 trong 7 kỳ quan thiên
nhiên của thế giơi do NOWC bầu chọn vào năm 2011. Khu vực di sản thế giơi
Vịnh Hạ Long đươc công nhận có diện tích rộng 434km 2, gồm 775 hòn đảo
trong đó 411 đảo có tên, đươc xác định trong tọa độ: 106 059'24” - 107020'30”
kinh độ Đông và 20043'24”-20056'12” vĩ độ Bắc, giơi hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu
Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông) [3].

Hình 1.3 Vị trí Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
(Nguồn: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long)
1.2.2.2. Khí hậu
Vịnh Hạ Long có khí hậu cơ bản là nhiệt đơi gió mùa, nóng ẩm, chia làm
2 mùa chính và 2 mùa chuyển tiếp: Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9. Hai mùa chuyển tiếp: Mùa xuân vào tháng 4 và
mùa thu vào tháng 10 có khí hậu mát mẻ ôn hoà.
Mùa hè có nhiệt độ trung bình 26oC - 27oC. Mùa đông có nhiệt độ trung
bình 15oC - 20oC. Nhiệt độ trung bình năm 18oC - 19oC.
10


Lương mưa trung bình năm tại Vịnh Hạ Long từ 2.000mm - 2.200mm [3].

1.2.2.3 Đa dạng sinh học:
-


Hệ sinh thái Vịnh Hạ Long:

Vịnh Hạ Long là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái biển đảo đa dạng nhất của
Việt Nam như: hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đơi trên đảo núi đá vôi, hệ
sinh thái biển và ven bờ gồm hệ sinh thái đất ươt: vùng triều và vùng ngập
mặn, đáy cứng và rạng san hô, hang động và Tùng Áng, đáy mềm, bãi triều
không có rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển: Thực vật phù du, động vật phù
du, động vật đáy biển và động vật tự du.
-

Hệ động, thực vật Vịnh Hạ Long:

Theo thống kê năm 2003 của các nhà khoa học, thực vật trên cạn ở Hạ
Long có 435 loài, trong đó ngành mộc lan có 416 loài, ngành dương xỉ có 14
loài, ngành thông đất có 02 loài, ngành lá thông có 01 loài, ngành thông (hạt
trần) có 02 loài.
Về động vật, đã thống kê đươc: 04 loài lưỡng cư, 08 loài bò sát, 76 loài
chim và 22 loài thú trên đảo. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đươc
tìm thấy như: các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài
mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang. Tất cả các
loài thực vật này đều thích nghi tốt vơi điều kiện sống trên các đảo đá vôi của
Vịnh Hạ Long.
-

Đa dạng các loài bò sát, ếch nhái tại Vịnh Hạ Long:

Tuy có ranh giơi tiếp giáp vơi VQG Cát Bà và VQG Bái Tử Long tuy
nhiên thành phần các loài bò sát và ếch nhái tại Vịnh Hạ Long không đa dạng.
Những nghiên cứu điều tra đa dạng chung ghi nhận chỉ vơi 08 loài bò sát và 04

loài ếch nhái tại các đảo nhỏ thuộc Vịnh Hạ Long. Gần đây, nghiên cứu của
Ngo và cs. (in press - gửi đăng tạp chí) đã phát hiện và ghi nhận mơi 01 loài
đặc hữu và quý hiếm Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis), mở
rộng vùng phân bố của loài tại các đảo nhỏ thuộc Vịnh Hạ Long [3].

11


1.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu:
1.3.1 Phân loại giống Thạch sùng mí Goniurosaurus:
Theo Nguyen và cs (2009) [49] giống Thạch sùng mí (Goniurosaurus)
thuộc họ Tắc kè mí (Eublepharidae), bộ Có vảy (Squamata), lơp Bò sát
(Reptilia).
Hiện nay, trên thế giơi đã ghi nhận 19 loài thuộc giống Thạch sùng mí
(Orlov và cs, 2008; Ziegler và cs, 2008; Yang và cs, 2015, Honda & Ota, 2017,
Zhou và cs, 2018 ) [26], [55], [65], [66], [68]. Trong các năm 2014 - 2018, có
04 loài mơi đươc mô tả vơi mẫu vật thu ở Nam Trung Quốc gồm: G. zhelongi
(Wang, Jin, Li & Grismer, 2014), G. kadoorieorum (Yang & Chan, 2015), G.
kwangsiensis (Yang & Chan, 2015) và G. Zhoui (Zoui, Wang, Chen & Liang),
2018 [64], [65], [66]. Các loài thạch sùng mí phân bố ở Đông Nam châu Á, ghi
nhận ở vùng Đông Bắc Việt Nam (kể cả các đảo trong Vịnh Hạ Long), Nam
Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam) và quần đảo Ryukyu của Nhật Bản (Ziegler
và cs, 2008; Nguyen và cs, 2009; Yang và cs, 2015) [49], [65], [68].
Các loài thuộc giống Thạch sùng mí đươc phân thành 4 nhóm:

[35]

Nhóm G. lichtenfelderi bao gồm loài G . lichtenfelderi Mocquard, 1897

phân bố ở Đông Bắc Việt Nam và loài G. hainanensis Barbour, 1908 phân


bố ở đảo Hải Nam, Trung Quốc.


Nhóm G. kuroiwae gồm 06 loài phân bố ở quần đảo Ryukyu của Nhật

Bản: G. kuroiwae (Namiye, 1912) , G. orientalis (Maki, 1931), G. splendens
(Nakamura &; Uano, 1959), G. toyamai (Grismer, Ota và Tanaka, 1994), và G.
yamashinae (Okada, 1936), G. sengokui (Honda & Ota, 2017) [20], [26], [33],
[37], [38], [51].

[22]

Nhóm G.luii gồm 09 loài: G. araneus (Grismer Viets & Boyle, 1999)

phân bố ở Đông Bắc Việt Nam và phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung

Quốc), G. bawanglingensis (Grismer, Haitao, Orlov & Anajeva, 2002) [23]


đảo Hải Nam; G. catbaensis (Ziegler, Nguyen, Schmitz, Stenke & Rosler,

12


2008) [69] ở đảo Cát Bà (Việt Nam), G. huuliensis Orlov, Ryabov, Nguyen,
Nguyen & Ho, 2008) [55] ở tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam), G. liboensis (Wang,
Yang & Grismer, 2013) [62] phân bố ở Quảng Tây và Quý Châu (Trung Quốc),
G.


luii (Grismer, Viets & Boyle, 1999) [22] ở khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Tây

(Trung Quốc) và các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn (Việt Nam) và 3 loài mơi mô tả

gần đây G. kadoorieorum và G. kwangsiensis (Yang & Chan, 2015) [65] phân
bố ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và G. zhoui (Zhou, Wang, Chen & Liang,
2018) [66] ở đảo Hải Nam, Trung Quốc.


Nhóm G. yingdeensis bao gồm 02 loài: G. yingdeensis (Wang, Yang &

Cui, 2010) [63] và loài G. zhelongi (Wang, Jin, Li & Grismer, 2014) [64] phân
bố ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
1.3.2 Các loài Thạch sùng mí phân bố ở Việt Nam


Việt Nam, hiện đã ghi nhận 5 loài gồm: Goniurosaurus araneus, G.

catbaensis, G. huuliensis, G. lichtenfederi, và G. luii (Nguyen và cs. 2009) [49]
(Hình 1.4). Trong số 5 loài Thạch sùng mí trên có 3 loài đặc hữu chỉ ghi nhận tại
khu vực Đông Bắc, Việt Nam gồm: loài Thạch sùng mí cát bà (G. catbaensis)
chỉ ghi nhận phân bố tại đảo Cát Bà thuộc VQG Cát Bà, các đảo nhỏ thuộc Vịnh
Hạ Long; loài Thạch sùng mí hữu liên (G. huuliensis) phân bố tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; loài Thạch sùng mí
lichtenfer (G. lichtenfelderi) phân bố tại VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh và
vùng núi Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương.
Trong khi đó 2 loài còn lại ghi nhận phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc (Nguyen
và cs. 2009; Ziegler và cs, 2008; Orlov và cs, 2008). [49], [55], [68].

13



Hình 1.4 Phân bố của các loài thuộc giống Thạch sùng mí ở Việt Nam
(Nguồn: Ngô Ngọc Hải)
1.3.3 Loài Thạch sùng mí Lichtenfer (Goniurosaurus lichtenfelderi):
Loài Thạch sùng mí Lichtenfer Goniurosaurus lichtenfelderi (Mocquard,
1897) [35] đươc ghi nhận lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam tại khu vực rừng
trên đảo thuộc Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
(Hình 1.5). Loài này sau đó đươc ghi nhận mở rộng tại huyện Chí Linh - Hải
Dương (Nguyen et al. 2009) [49]; Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (huyện
Sơn Động - Bắc Giang); rừng Quốc gia Yên Tử (thành phố Uông Bí - Quảng
Ninh). Trên thế giơi, trươc đây loài G. lichtenfelderi đươc ghi nhận tại Quảng
Tây và Hải Nam của Trung Quốc (Nguyen et al. 2009) [49] nhưng các tài liệu
công bố gần đây khẳng định loài này chỉ phân bố ở Việt Nam và loài ở Trung
Quốc là loài Thạch sùng mí hải nam G. hainanensis.

14


Hình 1.5 Loài Thạch sùng mí lichtenfer (Goniurosaurus lichtenfelderi)
Đặc điểm nhận dạng: SVL 77 - 104,3mm; cơ thể chắc mập; 5 - 6 vảy quanh
mũi; 1 hàng vẩy có nốt sân lơn phía trươc ổ mắt; bề mặt của mí mắt trên là các vẩy
có kích thươc bắng ½ các vẩy ở đỉnh đầu; 1 - 2 vẩy gian mũi; 9 - 11 vảy môi dươi;
8 - 10 vảy môi trên; 15 - 19 vẩy trươc ổ mắt; 51 - 55 vảy mí mắt; 2 - 5 vảy sau
cằm; vùng dươc cằm không có các vẩy sần lơn; 117 - 130 vảy quanh thân;
21

- 27 hàng vẩy nốt sần quanh thân; 11 - 13 vảy nhỏ bao quanh vảy lơn; 18 - 24

bản mỏng dươi ngón 4; 30 - 32 lỗ đùi phía trươc hậu môn ở con đực, ở con cái là

17 - 21; mống mắt mầu nâu đỏ; phía trên của đầu, cơ thể, chân có màu nâu

đen; dải sáng màu phía sau gáy hẹp hình cữ U; trên lưng có 2 dải sáng màu
vàng, hẹp; vùng cổ có chấm màu nâu; phía dươi đầu, có thể, chân màu trắng
đục (Mocquard, 1897; Grismer và cs, 2002; Orlov và cs, 2008) [23], [35], [55].
-

Một số đặc điểm sinh học, sinh thái: Ngoài tự nhiên, chúng hoạt động

mạnh vào buổi tối, thường bắt gặp loài này bám trên các vách đất, các gốc cây
cạnh đường mòn hay cạnh suối để tìm kiếm thức ăn. Trong nuôi nhốt, ban ngày
chúng thường trú trong các ống tre hay gáo dừa; ra kiếm ăn và uống nươc vào
buổi tối, loài này ăn các loại côn trùng như dế, sâu quy, sâu sáp, mối… Loài
này mỗi lần đẻ 2 trứng (kích thươc 18,9 - 20,6 mm, rộng 14,2 - 14,8 mm) từ
tháng 4 đến tháng 8, đẻ 3 - 4 lứa, trứng ấp ở 25 - 28º C, độ ẩm 75 - 95 %, nở
sau 55 - 65 ngày (Orlov và cs, 2008) [23].
1.3.4 Loài Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catbaensis)
Loài G. catbaensis Ziegler, Nguyen, Schmitz, Stenke & Rosler, 2008 [69]

15


×