Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề thi luật tố tụng dân sự có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.22 KB, 15 trang )

ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Thời gian: 75 phút.
Chỉ được sử dụng Bộ luật tố tụng dân sự 2015
I.

Lý thuyết (6 điểm)

Trả lời đúng hoặc sai, nêu căn cứ pháp lý và giải thích các nhận định sau:
1. Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá
nhân, tổ chức với nhau và có mục đích lợi nhuận là tranh chấp kinh doanh,
thương mại.
Nhận định SAI
Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và có mục đích lợi nhuận mới là tranh
chấp kinh doanh, thương mại. Còn các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh với nhau
thì dù có mục đích lợi nhuận vẫn là tranh chấp dân sự.
CSPL: Khoản 1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Nếu đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại
Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Nhận định SAI (còn xét đến loại tranh chấp nữa).
Nếu đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại
Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ án vẫn thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp
cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho
Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Ngoài ra, cần xét đến loại tranh chấp, có một số tranh chấp chỉ có Tòa cấp tỉnh
có thẩm quyền như tranh chấp dân sự quy định tại Khoản 7 Điều 26, tranh chấp về
kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 30 BLTTDS… thì TAND
cấp huyện không thể có thẩm quyền.


CSPL: Điều 35, Điều 37 BLTTDS 2015.
3. Khi nhận đơn khởi kiện Tòa án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết thì phải trả
lại đơn khởi kiện cho đương sự.
Nhận định SAI
Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS 2015 Tòa án chỉ áp dụng quy định về
thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên. Ngoài ra, Điều
192 BLTTDS 2015 quy định về việc trả lại đơn khởi kiện cũng không quy định
trường hợp trả lại đơn khởi kiện do Tòa án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết nên
khi nhận đơn khởi kiện Tòa án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết thì cũng không
được trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.
CSPL: Điều 184 BLTTDS 2015, Điều 192 BLTTDS 2015
1


4. Đối với các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự không tự
mình kháng cáo, thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình thực
hiện việc kháng cáo.
Nhận định SAI
Đối với các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình kháng cáo,
người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự mới là chủ thể tự mình làm đơn kháng cáo hoặc ủy quyền cho
người khác đại diện cho mình thực hiện việc kháng cáo.
CSPL: Khoản 5 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
5. Viện kiểm sát có quyền thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá nhân,
cơ quan, tổ chức đang giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ cho Viện Kiểm sát.
Nhận định SAI
Viện Kiểm sát không có quyền thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự
đang giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ cho Viện Kiểm sát. Theo quy định về nghĩa vụ
chứng minh tại Điều 91 BLTTDS, đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa

án chứ không có quy định giao nộp cho Viện Kiểm sát.
Viện Kiểm sát chỉ có quyền yêu cầu có yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự
2015.
CSPL: khoản 4 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
6. Trong trường hợp tại phiên tòa đương sự có yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để
tiến hành hòa giải, thì Tòa án không chấp nhận, nhưng cần tạo điều kiện cho các
bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Nhận định ĐÚNG
Theo quy định về các trường hợp hoãn phiên tòa tại khoản 1 Điều 233
BLTTDS 2015 không có trường hợp hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải, do đó tại
phiên tòa đương sự có yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải thì Tòa án
không chấp nhận.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc cơ bản của BLTTDS 2015, Tòa án có trách nhiệm
tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ
việc dân sự nên Tòa án sẽ tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án.
CSPL: khoản 1 Điều 233, Điều 10 BLTTDS 2015.
II.

Bài tập (4 điểm)

Năm 2016, anh A khởi kiện anh B ra Tòa án quận X thành phố H yêu cầu Tòa án
buộc anh B trả số nợ đã vay là 1 tỷ đồng (hợp đồng được xác lập bằng văn bản). Tại Tòa
án quận X, anh B cũng có đơn yêu cầu anh A trả cho mình số tiền anh A đã vay là 500
triệu đồng (có văn bản vay tiền). Tòa án quận X đã thụ lý và giải quyết yêu cầu của anh
A và anh B trong cùng một vụ án.
2



Sau khi hòa giải và trước khi xét xử sơ thẩm, anh A có đơn rút toàn bộ yêu cầu việc
kiện và được Tòa án quận X chấp nhận. Anh B vẫn giữ nguyên yêu cầu. Tòa án quận X
đã ra quyết định đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu của anh A đã rút và tiếp tục giải
quyết vụ án với sự thay đổi địa vị tố tụng: anh B là nguyên đơn, anh A là bị đơn.
Theo anh, chị, Tòa án quận X đã đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu của anh A
đã rút như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
Lời giải tham khảo:
Các tư cách đương sự trong vụ án:
 Nguyên đơn: anh A - là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
 Bị đơn: anh B - là người bị anh A khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân
sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của anh A bị anh B xâm phạm.
CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015.
Yêu cầu anh A trả cho anh B số tiền anh A đã vay là 500 triệu đồng là yêu cầu phản
tố của bị đơn theo quy định tại Điều 200 BLTTDS 2015.
Trường hợp này nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và trong vụ án bị đơn có
yêu cầu phản tố và không rút yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết
đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở
thành bị đơn.
Như vậy, việc Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu của anh A đã
rút là SAI.
CSPL: khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015.

3


ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Thời gian: 75 phút.
Lớp: Dân sự K39
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

I.

Lý thuyết
Trả lời đúng, sai (kèm theo giải thích, nêu rõ cơ sở pháp lý) các nhận định sau
đây:
1. Nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự
khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải.
Nhận định SAI.
Nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho đương
sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải TRỪ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có; tài liệu,
chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTDS 2015.
Đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTHS hoặc
tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì chỉ phải thông báo bằng văn bản cho
đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
CSPL: Khoản 9 Điều 70, khoản 5 Điều 96 BLTTDS 2015.
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời không đúng phải được giải quyết chung trong vụ án dân sự mà Tòa án
đang giải quyết.
Nhận định SAI.
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời không đúng được tiến hành trong cùng vụ án dân sự. Trường hợp đương
sự yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại này mà chưa có điều kiện chứng
minh thì yêu cầu bồi thường đó có thể tách ra để giải quyết bằng vụ án dân sự
khác.
CSPL: Khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015.
3. Hòa giải không phải là hoạt động bắt buộc khi Tòa án giải quyết vụ án theo
thủ tục rút gọn.
Nhận định SAI.

BLTTDS 2015 tại Điều 10 quy định nguyên tắc “Hòa giải trong tố tụng dân
sự”. Theo đó, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải, không phân biệt là theo
thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn. Đối với thủ tục rút gọn, sau khi khai
mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giả trừ trường hợp không được hòa giải
theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại
Điều 207 của BLTTDS. Những trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến
hành hòa giải được chỉ là ngoại lệ còn theo nguyên tắc hòa giải vẫn là thủ tục bắt
buộc khi Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
4


CSPL: Điều 10, khoản 3 Điều 320 BLTTDS 2015.
4. Tòa án có thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục thông thường sang
giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ điều kiện.
Nhận định SAI.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải
xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
“b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục
rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại
khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này”;
Tại thời điểm này nếu vụ án đc thụ lý theo thủ tục thông thường thì tức là
không đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn. Sau đó, dù đủ điều kiện thì
Tòa án cũng không thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục thông thường
sang giải quyết theo thủ tục rút gọn vì BLTTDS 2015 không quy định trường hợp
này.
CSPL: Điểm b khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015.
5. Đương sự có thể ủy quyền cho nhiều người đại diện tham gia tố tụng với
cùng một phạm vi ủy quyền.
Nhận định ĐÚNG.
BLTTDS 2015 quy định người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ

luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Bộ luật dân sự
2015 không cấm một người ủy quyền cho nhiều người cùng làm một việc (cùng
phạm vi ủy quyền).
Như vậy, Đương sự có thể ủy quyền cho nhiều người đại diện tham gia tố tụng
với cùng một phạm vi ủy quyền.
CSPL: Khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015.
6. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngang quyền trong quá trình giải quyết
vụ án dân sự.
Nhận định SAI.
Hội thẩm nhân dân chỉ ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Trong quá trình giải quyết vụ án dân
sự, BLTTDS 2015 quy định cho thẩm phán nhiều quyền mà Hội thẩm không có
như: Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời,
Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp
tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết…
CSPL: Khoản 2 Điều 11, khoản 4 Điều 49, Điều 48, Điều 49 BLTTDS 2015.
II.

Bài tập
Tháng 7 năm 2016, bà Nguyễn Thị Gấm (chồng là ông Võ Minh Đám, chết năm
1994) khởi kiện yêu cầu ông Trương Văn Bân (vợ là bà Nguyễn Hồng Thu), ông
Nguyễn Văn Hạnh (vợ là bà Huỳnh Thị Nổ) (cùng cư trú tại địa chỉ: ấp Xóm Bưng,
xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) phải giao cho bà phần diện
tích đất 15.246,9 m2 thuộc một thửa 82, một phần thửa 50 và một phần đường đi, tờ
5


bản đồ số 21 bộ địa chính xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
(tài liệu đo năm 2004) theo hợp đồng mua bán đất ngày 15/2/2016. Bà Gấm đã ủy
quyền cho con là ông Võ Minh Thái được toàn quyền thay mặt tham gia tố tụng trong

vụ án trên.
Câu hỏi:
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, tư cách đương sự và Tòa án có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp.
Quan hệ pháp luật tranh chấp: Tranh chấp về hợp đồng dân sự theo khoản 3 Điều
26 BLTTDS 2015: yêu cầu thực hiện hợp đồng.
Tư cách đương sự:
 Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Gấm - là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bà bị xâm
phạm.
 Bị đơn: ông Trương Văn Bân, bà Nguyễn Hồng Thu, ông Nguyễn Văn
Hạnh, là bà Huỳnh Thị Nổ - là người bị bà Gấm khởi kiện để yêu cầu Tòa
án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bà
Gấm bị họ xâm phạm.
CSPL: Khoản 2, Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
2. Giả sử ngày 14/8/2016, Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc trên giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Ngày 20/8/2016 bà Gấm có đơn yêu cầu
sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Tòa án không chấp nhận với lý do yêu cầu
sửa đổi, bổ sung phải được đưa ra trước khi mở phiên họp kiểm tra việc trên
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Anh (chị) hãy nhận xét về
hoạt động tố tụng trên của Tòa án.
Hoạt động tố tụng trên của Tòa án là sai.
Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều
200, khoản 2 Điều 210, Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:
 Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu
việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
 Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu
khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện

ban đầu.
Như vậy, Tòa án không chấp nhận với lý do yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải
được đưa ra trước khi mở phiên họp kiểm tra việc trên giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải là sai. Nếu bà Gấm sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện sau
khi mở phiên họp kiểm tra việc trên giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải nhưng yêu cầu của bà không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu thì Tòa
án phải chấp nhận.
6


3. Giả sử ngày 14/3/2017, bà Gấm chết do tuổi già. Tuy nhiên, do bà Gấm đã ủy
quyền cho ông Thái nên ngày 20/3/2017, Tòa án sơ thẩm mở phiên tòa xét xử
chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Ngày 25/3/2017, các bị đơn có
đơn kháng cáo toàn bộ vụ án. Anh (chị) hãy cho biết hướng giải quyết của
Tòa án cấp phúc thẩm đối với vụ án nêu trên.
Tòa án phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án
cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm vì có vi phạm nghiêm trọng
khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Xác định sai tư cách tố tụng trong vụ án, Tòa án sơ thẩm xác định ông Thái vẫn là
người đại diện theo ủy quyền là SAI.
CSPL: Điều 310 BLTTDS 2015.
Theo khoản 1 Điều 138 BLDS 2015, quan hệ đại diện giữa bà Gấm và ông
Thái là quan hệ đại diện theo ủy quyền hợp pháp. Căn cứ theo điểm đ khoản 3
Điều 140 BLDS 2015, bà Gấm chết đồng nghĩa với việc đã chấm dứt quan hệ đại
diện mà hướng giải quyết của tòa án vẫn xác định ông Thái là đại diện hợp pháp
của bà Gấm là trái với quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 140 BLDS. Trong trường
hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền này thì người thừa kế của bà Gấm trực tiếp
tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ
tục do BLTTDS quy định. Ông Thái không còn là người đại diện của bà Gấm.


7


ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Thời gian làm bài: 90 phút.
Lớp: CLC 39D
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
I-

Nhận định

Trả lời đúng, sai (kèm theo giải thích, nêu rõ cơ sở pháp lý) các nhận định sau đây:
1. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm.
Nhận định SAI
Ngoài trường hợp trên, cơ quan, tổ chức do BLTTDS 2015 quy định khởi kiện
vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc
lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Ví dụ: Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khởi kiện vì lợi ích công cộng
theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nguyên đơn trong vụ án
dân sự.
CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015
2. Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự có thể thỏa thuận những vấn đề ngoài
phạm vi kháng cáo, kháng nghị.
Nhận định SAI
Theo quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem
xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo,
kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Do
đó, đương sự không thể thỏa thuận những vấn đề ngoài phạm vi kháng cáo, kháng

nghị vì nằm ngoài phạm vi xét xử phúc thẩm.
Những vấn đề đã được xem xét trong bản án sơ thẩm nhưng nằm ngoài phạm
vi kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực để từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng
nghị. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật,
không có thẩm quyền xem xét phần bản án đã có hiệu lực pháp luật.
CSPL: Khoản 2 Điều 282, Điều 293 BLTTDS 2015.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trừ quyết
định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nhận định ĐÚNG
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết
định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
CSPL: khoản 1 Điều 354 BLTTDS 2015
8


4. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về
đương sự và Tòa án.
Nhận định SAI
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về
đương sự, Tòa án không có nghĩa vụ phải chứng minh. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra
chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ
chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được
có trong hồ sơ vụ việc.
CSPL: Khoản 4 Điều 91 BLTTDS 2015.
II-

Lý thuyết


Anh, chị hãy phân tích nội dung của nguyên tắc Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và cho biết nguyên tắc này được cụ thể hóa tại
các Điều luật nào?
Nguyên tắc Bảo đảm tranh tụng trong xét xử được quy định tại Điều 24 BLTTDS
2015. Khoản 1 Điều 24 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định “Tòa án có trách
nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
theo quy định của Bộ luật này”. Trước đó, BLTTDS năm 2011 chỉ quy định chung là
“Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự và
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”
Điều 24 BLTTDS năm 2015 đã quy định bổ sung mới khoản 2, 3 quy định cụ thể về
quyền, nghĩa vụ của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
cũng như việc xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ.
Quy định trên và các quy định khác có liên quan đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tranh
tụng được bảo đảm như:
Thứ nhất, về thời điểm và các giai đoạn tranh tụng của các đương sự được thực hiện
từ khi khởi kiện thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án; đương sự thực hiện
quyền tranh tụng trong các giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm.
Thứ hai, Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập
chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ
luật này quy định. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự tài liệu, chứng cứ
mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự theo quy định của Bộ luật
này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó;
trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho

đương sự.
Thứ ba, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền
thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự; trình bày, đối
đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ
9


yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy
định của Bộ luật này. Tuy nhiên đương sự cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình
theo quy định của Bộ luật này, nếu không thực hiện các nghĩa vụ đó thì phải chịu hậu
quả pháp lý theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, việc xem xét chứng cứ và quyền được tiếp cận chứng cứ của đương sự. Trong
quá trình tố tụng và tại phiên Tòa các chứng cứ của vụ án phải được công khai trừ trường
hợp không được công khai quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Các đương sự đều có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự
khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai).
Đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản
sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án (trừ tài liệu, chứng cứ
không được công khai).
Như vậy, có thể thấy BLTTDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp
trong hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân.
III-

Bài tập

Câu 1: Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TP. HCM) là chủ sở hữu của căn
nhà tại địa chỉ số 02 NTT Quận 4, TP. HCM. Năm 2000, ông Điệp và bà Lan xuất ngoại

nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú tại Quận 7, TP. HCM) trông coi căn nhà số 02
NTT, Quận 4, Tp.HCM. Năm 2015, ông Điệp và bà Lan trở về nước sinh sống và yêu
cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà. Ông Tuấn và bà Bích không đồng ý vì
trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan
có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình
ông bà (gồm có ông bà và hai người con là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sống ổn định
trong căn nhà này. Năm 2017, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà
Bích phải trả lại căn nhà nêu trên.
1. Xác định tư cách đương sự
 Nguyên đơn: ông Điệp và bà Lan - là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ông bà bị xâm phạm.
 Bị đơn: ông Tuấn, bà Bích - là người bị bà Gấm khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ông Điệp và bà Lan bị
họ xâm phạm.
CSPL: Khoản 2, Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
Đây là tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai quy định tại Khoản 9
Điều 26 BLTTDS, khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013 thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Đối tượng tranh chấp là bất động sản nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án ơi có bất động sản. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS thì Tòa án
có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân Quận 4, TP. HCM.
10


CSPL: Khoản 9 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015
Câu 2: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần Hòn Tằm Biển Nha
Trang (Công ty Hòn Tằm) nợ bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa (BHXH) số tiền là
3.241.191.862 đồng; trong đó tiền bảo hiểm xã hội là 2.293.861.745 đồng, tiền bảo hiểm
y tế 27.017.235 đồng, tiền bảo hiểm thất nghiệp 11.568.320 đồng và tiền lãi chậm trả

908.744.562 đồng. Do đó, BHXH đã khởi kiện công ty Hòn Tằm yêu cầu trả các khoản
tiền nêu trên. Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa
giải, các bên đã thỏa thuận công ty Hòn Tằm sẽ trả cho BHXH số tiền nêu trên trong hai
lần (năm 2017 trả 1.500.000.000 đồng và năm 2018 trả 1.741.191.862 đồng). Hai bên
cũng thỏa thuận công ty Hòn Tằm sẽ trả toàn bộ án phí cho Tòa án. Từ đó, Tòa án đã ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự với nội dung như trên. Anh (chị)
hãy nhận xét về quyết định của Tòa án.

11


ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Thời gian làm bài: 75 phút.
Lớp: CLC 39A
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
I.

LÝ THUYẾT (6 điểm)

Trả lời các câu nhận định, giải thích tại sao và trả lời câu hỏi sau:
1. Đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm nếu Hội đồng xét xử
phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định SAI
Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ
án do nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu
án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí
phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015
2. Người biết được các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án là người làm
chứng.

Nhận định SAI
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc và phải được đương sự đề
nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng thì mới là
người làm chứng.
Ngoài ra, người biết được các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án nhưng là
người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
CSPL: Điều 77 BLTTDS 2015
3. Nguyên tắc “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có
điều luật để áp dụng” được thể hiện như thế nào trong quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015.
Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 cũng quy định:
“2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều
luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi
điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và
cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các
nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định”.
Như vậy, với quy định của BLTTDS 2015 thì không phải mọi khởi kiện, mọi
yêu cầu nào Tòa án cũng thụ lý giải quyết, bộ luật này đã giới hạn vụ việc dân sự
chưa có điều luật để áp dụng mà Tòa án thụ lý giải quyết là vụ việc dân sự thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát
12


sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp
dụng.
Đồng thời, BLTTDS 2015 cũng quy định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ
việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng tại Mục 3 Chương III gồm
3 điều (từ Điều 43 đến Điều 45). Theo đó:

-

Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa
có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35 đến
Điều 41 của BLTTDS 2015.

-

Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều
luật để áp dụng theo thủ tục chung.

-

Khi giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng Tòa
án căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án
lệ, lẽ công bằng để giải quyết.

Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp
dụng được quy định tại Điều 45 BLTTDS 2015. Theo Điều 45 BLTTDS 2015, việc
áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật
để áp dụng thực hiện theo thứ tự sau: (1) Áp dụng tập quán; (2) Áp dụng tương tự
pháp luật; (3) Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.
4. So sánh thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và thủ tục thông thường xét
xử sơ thẩm vụ án dân sự.
 Giống nhau: giải quyết vụ án dân sự đảm bảo đúng pháp luật
Tiêu chí

Thủ tục rút gọn
01 tháng
Không có quy dịnh về gia hạn

Thời hạn chuẩn
thời hạn chuẩn bị xét xử
bị xét xử
(khoản 1 Điều 318 BLTTDS
2015)

Thời hạn
phiên tòa

Thủ tục thông thường
04 tháng, kề từ ngày thụ lý vụ án.
Có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử nhưng không quá
02 tháng
(khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015).
01 tháng, kể từ ngày có quyết định
10 ngày, kể từ ngày ra quyết
đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có
định đưa vụ án ra xét xử.
lý do chính đáng thì thời hạn này là
mở
(khoản 1 Điều 318 BLTTDS 02 tháng.
2015)
(khoản 4 Điều 203 BLTTDS 2015)

Thành phần xét
xử
Quyền khiếu nại,
kiến nghị quyết
định đưa vụ án

ra xét xử của Tòa
án

Việc giải quyết vụ án theo thủ
tục rút gọn tại phiên tòa do 01
Thẩm phán giải quyết
(Điều 65 BLTTDS 2015)
Đương sự không có quyền
khiếu nại, viện kiểm sát không
có quyền kiến nghị đối với
quyết định đưa vụ án ra xét xử
của Tòa án.
13

Do 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm
nhân dân giải quyết.
(Điều 63 BLTTDS 2015)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được quyết định đưa
vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn,
đương sự có quyền khiếu nại, Viện
kiểm sát cùng cấp có quyền kiến


Phiên họp kiểm
tra việc giao nộp,
tiếp cận, công
khai chứng cứ và
hòa giải
Tạm ứng án phí

Án phí
II.

nghị với Chánh án Tòa án đã ra
(khoản 2 Điều 220 BLTTDS quyết định.
2015)
(khoản 1 Điều 319 BLTTDS 2015)
Tổ chức phiên họp kiểm tra Không tổ chức phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công việc giao nộp, tiếp cận, công khai
khai chứng cứ và hòa giải chứng cứ và hòa giải riêng mà
riêng trong giai đoạn chuẩn bị Thẩm phán tiến hành hòa giải, công
xét xử.
khai chứng cứ ngay sau khi khai
(Điểm g, khoản 1 Điều 203 mạc phiên tòa
BLTTDS 2015)
(Điều 320 BLTTDS 2015)
Bằng 50% mức tạm ứng án 100% mức tạm ứng án phí theo thủ
phí theo thủ tục thông thường tục thông thường
Bằng 50% mức án phí theo Bằng 100% mức án phí theo thủ tục
thủ tục thông thường
thông thường

BÀI TẬP (4 điểm)

Do vợ chồng bà Khiêm mượn đất quá lâu không trả, bà Hiền khởi kiện yêu cầu vợ chồng
bà Khiêm trả 02 thửa đất số 671 diện tích 720 m2 và thửa số 993 diện tích 2.990 m2, loại
đất nông nghiệp, cùng thuộc tờ bản đồ số 6 tại huyện Củ Chi, TP.HCM mà bà Hiền đã
được Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày
24/06/1991.
a. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên, biết rằng bà Hiền cư

trú tại quận 12, TP.HCM, vợ chồng bà Khiêm cư trú tại huyện Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh.
Quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp về giao dịch dân sự (cho
mượn đất) theo quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35
BLTTDS 2015.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú là
TAND huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 39
BLTTDS 2015.
b. Trong quá trình Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án, bà Khiêm sang Nhật Bản
chữa bệnh. Nêu hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp này.
Tòa án nhân dân huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh tiếp tục giải quyết vụ án theo quy
định của pháp luật theo quy định tại Điều 471 BLTTDS 2015.
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì đối với
vụ án dân sự được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền (tại
thời điểm thụ lý không có đương sự ở nước ngoài), nếu trong quá trình giải quyết
mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác
tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định Tòa án
nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
CSPL: điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP.
14


15



×