TUẦN 24. TIẾT 87 88. BÀI VIẾT SỐ 5
Ma trận đề:
Mức độ
Lvực ND
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
TN TL TN TL TN TL TN TL Câu Điểm
Văn bản
C1, C2, C3, C4 II. 1 5 4
Tiếng Việt
C5, C6, C7, C8 4 2
TLV
II.2 1 4
Tổng số câu 10 10
I. TRẮC NGHIỆM(4 đ_mỗi câu đúng được 0,5đ):Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đại diện:
Câu 1: Bài thơ Nhớ Rừng được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
A. Trước CMT8 1945. C. Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ
B. Trong kháng chiến chống Pháp. D. Trước năm 1930.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu đầu trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh?
A. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
B. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.
C. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lý của làng quê nhà thơ.
D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 3: Hình ảnh nào xuất hiện 2 lần trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu?
A. Lúa chiêm. C. Con tu hú.
B. Trời xanh. D. Nắng đào.
Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất về con người của Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
B. Tự chủ,ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
C. Quyết đoán, tự tin trong mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
Câu 5: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không dùng để hỏi?
A. Mẹ đi chợ chưa ạ? C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
B.Ai là tác giả của bài thơ này? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
Câu 6: Câu nghi vấn sau có chức năng gì?
“Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” (Nam Cao,Lão Hạc).
A. Phủ định. C. Hỏi.
B. Đe dọa. D.Biều lộ cảm xúc.
Câu 7: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)
B .Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)
C. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)
Câu 8: Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
“Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút!”
A. Đề nghị. C. Van xin.
B. Sai khiến. D. Ra lệnh.
II. TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống
giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm truyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài
Côn sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm truyền” ở Nguyễn Trãi và Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Câu 2 (4 điểm): Chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
Đề 2: Thuyết minh phương pháp nấu một món ăn hoặc cách làm một món đồ chơi.
Đề 3: Hãy giới trường em.
ĐÁP ÁN:
I.
CÂU 1 CÂU 2 CÂU 3 CÂU 4 CÂU 5 CÂU 6 CÂU 7 CÂU 8
A C C B C A B A
II.
1. * Giống:Đều yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, giao hòa với thiên nhiên, coi thiên nhiên như người bạn tri âm tri
kỷ.
* Khác:
- Thú lâm tuyền của người xưa: Thường sống như một ẩn sĩ, xa lánh cõi đời, lánh đục tìm trong.
- Bác Hồ truy có vui với “thú lâm tuyền” nhưng không phải là một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu
không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
2. Tùy vào mức độ thể hiện của học sinh để chấm điểm.
Đảm bảo yêu cầu của bài văn thuyết minh