LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH
NGHIỆM VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT
MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC
Chương này trình bày khái niệm và các loại rào cản nói chung trong thương
mại quốc tế. Trên cơ sở đó, trình bày những rào cản cụ thể trong ngành dệt may
và tổng kết một số kinh nghiệm vượt qua các rào cản này của hai quốc gia xuất
khẩu dệt may lớn là Trung Quốc và Ấn Độ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam
Một số vấn đề chung về rào cản trong thương mại quốc tế
Khái niệm rào cản thương mại quốc tế
- Khái niệm về rào cản trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương
mại của tổ chức thương mại thế giới
- Khái niệm về rào cản trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
- Khái niệm chung về rào cản thương mại
Sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế
- Ban đầu, khi cung hàng hoá chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thương mại quốc
tế diễn ra tự do, các rào cản hầu như không tồn tại.
- Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, cung hàng hoá lớn hơn cầu
hàng hoá thì bắt đầu xuất hiện các rào cản thương mại nhằm hạn chế
nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước.
- Rào cản sẽ mang lại lợi ích cho một nhóm người nhất định. Xét về khía
cạnh này, sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế xuất
phát từ một trong ba chủ thể chính: các doanh nghiệp, người lao động
và người tiêu dùng, chính phủ. Phân tích sự hình thành các rào cản xuất
phát từ nhu cầu của ba chủ thể này.
Phân loại các loại rào cản
1.1.1.1 Rào cản thuế quan
- Khái niệm thuế quan
- Các loại thuế quan: thuế phần trăm, thuế đặc định, thuế hỗn hợp
1.1.1.2 Rào cản phi thuế quan
- Khái niệm rào cản phi thuế quan
- Các loại rào cản phi thuế quan
Các rào cản phi thuế quan truyền thống: hạn chế định lượng, cấp
phép nhập khẩu, định giá hải quan để tính thuế
Các rào cản phi thuế quan mới: trợ cấp, rào cản về chống bán
phá giá, các rào cản kỹ thuật (TBT), các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại, rào cản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Phân tích các loại rào cản phi thuế quan trên các khía cạnh:
Định nghĩa các loại rào cản
Đặc điểm và xu hướng áp dụng của từng loại rào cản
Tác động của các rào cản đến thương mại quốc tế
Xu thế phát triển của các loại rào cản thương mại
- Các rào cản được mở rộng từ thương mại hàng hoá sang thương mại
dịch vụ
- Các biện pháp kỹ thuật không chỉ được áp dụng đối với sản phẩm như
nhãn mác, chất lượng, bao bì.. mà được mở rộng sang cả quá trình chế
biến sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp
- Xuất hiện các hiệu ứng lan truyền, mở rộng ảnh hưởng từ một sản phẩm
sang nhiều sản phẩm liên quan, từ một quốc gia sang một loạt các quốc
gia và thậm chí là toàn thế giới
- Nhiều rào cản kỹ thuật đang không ngừng được sửa đổi nâng cao tiêu
chuẩn, mức độ chặt chẽ để phù hợp với mức sống xã hội ngày càng cao
và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Xu hướng sử dụng kết hợp các rào cản kỹ thuật và các rào cản về bằng
sáng chế đang tăng lên
- Các nước đang phát triển ngày càng chú trọng hơn tới các rào cản
thương mại.
Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế
Phần 1 đã nghiên cứu về rào cản thương mại quốc tế nói chung. Trên cơ sở đó,
phần 2 sẽ phân tích sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may, và sự
khác biệt của các rào cản này với rào cản thương mại nói chung.
Sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may
- Trước 1974, chưa hình thành các rào cản đối với hàng dệt may trong
thương mại quốc tế.
- Sau 1974, các nước bắt đầu hạn chế nhập khẩu hàng dệt may bằng các
biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Cùng với sự phát triển của xu
hướng tự do hoá thương mại quốc tế, thương mại hàng dệt may được
điều chỉnh bởi các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Trong đó, thương mại hàng dệt may giữa các nước thành viên GATT
trước đây (hiện nay là WTO) được điều chỉnh theo một số Hiệp định
sau qua các thời kỳ:
Từ 01/01/1974 đến 31/12/1994: Thương mại hàng dệt may được
điều chỉnh bởi Hiệp định đa sợi – MFA: cho phép các thành viên
ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phương nhằm hạn
chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2004: Các rào cản về hạn ngạch đối
với hàng dệt may được dỡ bỏ dần theo một lịch trình gồm ba giai
đoạn của Hiệp định dệt may – ATC.
Từ 01/01/2005: Thương mại hàng dệt may được điều chỉnh theo
khung khổ pháp lý chung của WTO về thương mại hàng hoá.
Các nước thành viên WTO sẽ không được phép áp đặt hạn ngạch
hàng dệt may với nhau và hàng dệt may được hưởng mức thuế
MFN.
Ngoài ra, các rào cản phi thuế quan khác cũng được các quốc gia xây
dựng dựa trên một số Hiệp định của WTO như Hiệp định về định giá
hải quan, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về
các rào cản kỹ thuật (TBT), Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại (TRIMS),...
Đặc điểm của các rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế
Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế cũng có đầy đủ các
đặc điểm của rào cản thương mại nói chung như: Ngày càng giảm bớt các
rào cản thuế quan và gia tăng các rào cản phi thuế quan, các rào cản phi
thuế quan ngày càng đa dạng và phức tạp, các nước đang phát triển ngày
càng quan tâm hơn đến các rào cản trong thương mại quốc tế,...
Ngoài ra, do dệt may là ngành truyền thống của hầu hết các nước và sử
dụng nhiều lao động nên rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại
quốc tế cũng có một số đặc điểm riêng như:
- Các rào cản về thuế quan được dựng lên sớm và được loại bỏ chậm hơn
- Các rào cản phi thuế quan dưới dạng các tiêu chuẩn về môi trường, về
trách nhiệm xã hội,... thường cao quá mức cần thiết, khó tuân thủ đối
với các nước đang phát triển
- Ngoài các rào cản hàng dệt may phổ biến dựa trên các cam kết của
WTO, một số thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn như Mỹ, EU,...
còn có nhiều rào cản khác dưới dạng các quy định riêng.
Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại nói chung và rào cản đối
với hàng dệt may nói riêng
Khái niệm vượt qua rào cản thương mại
Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại
1.1.1.3 Ý nghĩa của việc vượt qua rào cản đối với các
quốc gia và doanh nghiệp
1.1.1.4 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các
doanh nghiệp phải vượt qua các rào cản thương mại để hội nhập có
hiệu quả
1.1.1.5 Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả
năng vượt qua các rào cản thương mại
1.1.1.6 Dệt may là mặt hàng truyền thống của Việt Nam
nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã vượt qua các rào cản
thương mại và sẽ tiếp tục vượt qua các rào cản thương mại khác để
hội nhập vào thị trường dệt may thế giới
Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của một
số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trung Quốc
- Những lợi thế về dệt may của Trung Quốc
- Tình hình xuất khẩu dệt may Trung Quốc trong những năm gần đây
- Các rào cản mà hàng dệt may Trung Quốc đã gặp phải
- Một số biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Trung Quốc
Ấn Độ
- Những lợi thế về dệt may của Ấn Độ
- Tình hình xuất khẩu dệt may Ấn Độ trong những năm gần đây
- Các rào cản mà hàng dệt may Ấn Độ đã gặp phải
- Một số biện pháp vượt qua các rào cản hàng dệt may của Ấn Độ
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Tự kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trong
nước và áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo hàng dệt may
không bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng.
- Tích cực tiến hành các biện pháp ngoại giao ở cấp Chính phủ khi có
căng thẳng với các đối tác để tìm ra giải pháp hợp lý.
- Tích cực chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao
trách nhiệm xã hội
- Tiếp cận, liên kết với các nước lân cận để giảm bớt chi phí, hạ thấp các
rào cản khi xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường lớn
Tóm lại, chương 1 đã trình bày những vấn đề khái quát về rào cản trong
thương mại quốc tế nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói riêng, sự cần
thiết phải vượt qua các rào cản thương mại, kinh nghiệm vượt rào cản về dệt
may của hai nước xuất khẩu lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Dựa trên những kiến
thức đó, chương 2 sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về rào cản đối với hàng dệt may trên