Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu tác động của hội đồng quản trị đến khẩu vị rủi ro của ngân hang thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN KHÁNH LINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ ĐẾN KHẨU VỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN KHÁNH LINH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ ĐẾN KHẨU VỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ THANH TÚ

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Nghiên cứu tác động của hội đồng quản trị đến
khẩu vị rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của
người khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng
các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Linh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các Quý Thầy, Cô giáo
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến
thức cho tôi trong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn để tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã
tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, động viên để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Linh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHẨU VỊ RỦI RO
CỦA CÁC NG ÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................................... 4
1.1. Ngân hàng thương mai và rủi ro trong hệ thống ngân hàng ................................ 4
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .................................................................... 4
1.1.2. Đặc trưng của ngân hàng thương mại........................................................10
1.2. Tổng quan về khẩu vị rủi ro của ngân hàng thương mại .................................... 12
1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế về HĐQT và khẩu vị rủi ro tài chính của NH

12

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về HĐQT và khẩu vị rủi ro tài chính của NH 19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
2.1. Phương pháp tiếp cận và các biến nghiên cứu ..................................................... 25
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu ..................... 28
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 28
2.4. Đối tượng và phạm vi khảo sát .............................................................................. 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HĐQT VỚI KHẨU
VỊ RỦI RO CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM ............................................................. 30
3.1. Bối cảnh hệ thống TC-NH Việt Nam .................................................................... 30
3.2. Những tham số chính đánh giá khẩu vị rủi ro của NHTM ................................. 40

3.3.

Mô hình và các biến hồi quy ................................................................................. 48

3.4.

Kết quả phân tích, khảo sát cho biến NPL…...………………………………50

3.5.

Kết quả phân tích, khảo sát cho biến DR ........................................................... 53

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 61
4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 61
4.2. Một số khuyến nghị để nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng . 63
4.2.1. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước ......................................................... 63
4.2.2. Khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại .......................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 70


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NHTM


Ngân hàng thương mại

2

HĐQT

Hội đồng quản trị

3

TMCP

Thương mại cổ phần

4

ĐHĐCD

Đại hội đồng cổ đông

5

NHNY

Ngân hàng niêm yết

6

CEO


Chief Executive Officer

7

ROA

Return on assets

8

ROE

Return on Equity

9

TCTD

Tổ chức tín dụng

1


DANH MỤC BẢNG
STT
1

Bảng
Bảng 3.1.


2
3

Bảng 3.2
Bảng 3.2.

4
5
6
7

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

8

Bảng 3.7.

9

Bảng 3.8.

3.3.
3.4.
3.5.
3.6.


Nội dung
Danh mục các ngân hàng thương mại được khảo
sát trong luận văn
Mô tả các biến nghiên cứu
Kết quả chạy số liệu phần mềm Stata của 30
NHTM
Phân tích biến NPL theo mô hình FEM
Phân tích biến NPL theo mô hình REM
Kết quả hiệu chỉnh biến NPL bằng mô hình GLS
Kết quả chạy số liệu cho biến DR theo mô hình
FEM
Kết quả chạy số liệu cho biến DR theo mô hình
REM
Kết quả hiệu chỉnh biến DR bằng mô hình GLS

2

Trang
45
47
48
50
50
52
53
54
55


MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển và hội nhập của hệ thống ngân hàng, các ngân hàng
thương mại cổ phần đang ngày càng lớn mạnh và có vai trò hết sức quan trọng
trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Bên cạnh hoạt động kinh doanh để mang
lại lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh tài chính, các ngân hàng thương mại cổ
phần với đặc trưng riêng phải đương đầu với những rủi ro trong quá trình hoạt
động. Và những thành – bại, lợi nhuận hay rủi ro của các ngân hàng thương mại
cổ phần phụ thuộc trước hết vào các quyết sách của bộ máy lãnh đạo cao nhất –
Hội đồng quản trị. Vì thế, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh
hưởng của hội đồng quản trị lên các hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tuy
nhiên, khẩu vị rủi ro – được hiểu là sự tích hợp và mức độ của những thành tố tác
động và quyết định đến nợ xấu của các ngân hàng là khái niệm khá mới mẻ và
chưa có nhiều nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Trên cơ sở dữ liệu của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai
đoạn 2007-2018, Luận văn đã khảo sát, phân tích những yếu tố chủ yếu tác động
đến hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị và khẩu vị rủi ro của các ngân hàng
thương mại cổ phần, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp với
Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm góp phần nâng
cao năng lực của các thành viên hội đồng quản trị và giảm thiểu rủi ro, phát triển
bền vững cho các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.
Do năng lực và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn Luận văn không tránh
khỏi khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được từ các thầy cô và các đồng nghiệp
các ý kiến đóng góp để hoàn thiện và bổ sung trong những nghiên cứu tiếp theo.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KHẨU VỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1.

Ngân hàng thương mai và các đặc trưng

1.1.1. Ngân hàng thương mại và khái niệm rủi ro trong hệ thống ngân hàng
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính được hoạt động theo nguyên tắc
cổ phần hóa và vì mục đích lợi nhuận. Quá trình hình thành và gây dựng hệ thống
ngân hàng đã tạo ra các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần, đảm nhiệm việc
kinh doanh tiền tệ. Hơn nữa, NHTM cung cấp rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ về
tài chính đa dạng như tín dụng, tiết kiệm, cho vay, bảo lãnh và các dịch vụ thanh
toán, tài chính khác. Để xác định các đặc trưng của NHTM, có thể dựa vào tính
chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, hoặc kết hợp tính chất,
mục đích và đối tượng hoạt động.
Ngân hàng Trung ương Thuỵ điển – Bank of Sweden thành lập vào năm
1669 được coi là Ngân hàng Trung ương đầu tiên trên thế giới, tiếp đến là Ngân
hàng Trung ương Anh – Bank of England, 1694, Ngân hàng Trung ương Mỹ – US
Federal Reserve, 1912, cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách
viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay
cho vay thương mại. Khái niệm Ngân hàng thương mại của Luật Ngân hàng (Đan
Mạch, 1930) căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động: “Những Ngân hàng
thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề
thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện
các nghiệp vụ chuyển ngân, bảo hiểm,…”. Ở Việt Nam, NHTM là ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

4


của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận (Thông tư 20/VBHNNHNN ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Như
vậy, NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính mà hoạt động

chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh
toán trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại
được biểu hiện qua chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch lãi suất, chuyển đổi kỳ
hạn nguồn vốn – tài sản, chuyển đổi rủi ro nguồn vốn – tài sản, và tích tụ và tập
trung tư bản.
Việt Nam có thị trường tài chính dựa trên ngân hàng, vốn bị chi phối bởi
các ngân hàng. NHTM Việt Nam đang dần trở thành một trong những nhân tố
quan trọng nhất trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, một số điểm yếu của các
NHTM như nợ xấu cao, thanh khoản không ổn định, sở hữu chéo, quản trị ngân
hàng kém đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng. Hệ thống
ngân hàng Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể kể từ khi Việt Nam trở
thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Trong hai mươi
năm qua, hệ thống tài chính Việt Nam và đặc biệt là hệ thống ngân hàng đã chuyển
từ một hệ thống độc quyền sang một hệ thống đa dạng cho phép tất cả những người
tham gia cạnh tranh công bằng và hiệu quả. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã
dần phát triển với số lượng tổ chức ngân hàng, quy mô của ngành ngân hàng,
lượng tín dụng và dịch vụ ngân hàng tăng lên. Mặc dù đã phát triển trong những
năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam không tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008. Điều này đặt ra thách thức đối với ngành ngân
hàng tại Việt Nam về hiệu quả hoạt động. Một trong những vấn đề chính của ngành
ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các NHTM là làm thế nào để nâng cao hiệu quả

5


hoạt động và tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến khẩu vị rủi ro
của ngân hàng.
Ở hầu hết các quốc gia, NHTM là một trong những tổ chức tài chính quan
trọng nhất. Nó có thể thu hút dòng tài chính, cung cấp tín dụng và các dịch vụ tài
chính khác nhau rất linh hoạt. Những hoạt động này có tác động quan trọng đến

sự phát triển kinh tế quốc gia. Do đó, các NHTM nên được đánh giá và phân tích
bằng các kỹ thuật hiện đại và chính xác để xếp hạng trong hệ thống ngân hàng và
cải thiện hiệu suất của họ. Việt Nam vẫn đang trên con đường hội nhập quốc tế,
điều này mang lại cả cơ hội và thách thức cho nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống
ngân hàng. Hội nhập kinh tế mang lại một môi trường cạnh tranh lành mạnh và
bình đẳng cho các NHTM. Hơn nữa, nó mang lại cơ hội trao đổi và hợp tác quốc
tế trong hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ, quản lý ngoại hối, kiểm tra và
giám sát rủi ro. Do đó, vị thế và uy tín của NHTM Việt Nam trong dịch vụ ngân
hàng giao dịch toàn cầu sẽ được nâng cao. Bên cạnh những cơ hội này, hệ thống
ngân hàng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngân hàng quốc tế về giá cả,
dịch vụ, phân phối.
Trong khi đó, NHTM Việt Nam rất khó có thể khẳng định vị thế của mình
trên thị trường quốc tế vì khả năng cạnh tranh còn thua kém. Không có bất kỳ ngân
hàng nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của khách hàng. Nếu một ngân
hàng có lợi thế về mặt này, nó có thể sẽ gặp khó khăn và trở ngại ở các mặt khác.
Do đó, trong thị trường mở với sự tham gia của nhiều ngân hàng trong nước và
quốc tế hơn, các NHTM Việt Nam phải phát huy thế mạnh và cải thiện điểm yếu
của mình để duy trì và tăng thị phần cũng như lợi nhuận. Nó tạo ra một yêu cầu
đánh giá kĩ lưỡng lại sự thành công và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương

6


mại Việt Nam bằng các kỹ thuật chính xác và hiện đại nhất để đáp ứng nhiều yêu
cầu khác nhau.
Như vậy, bên cạnh việc xem xét lợi nhuận của các ngân hàng, chúng ta cũng
cần đánh giá mức độ rủi ro mà các ngân hàng gặp phải. Đo lường lợi nhuận ngân
hàng là quan trọng không chỉ đối với chính ngân hàng, mà còn đối với các cơ quan
giám sát để đảm bảo sự ổn định tài chính. Rủi ro tín dụng mà các ngân hàng của
Việt Nam phải đương đầu lại tạo ra phần lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng.

Vì vậy, quản lý hiệu quả danh mục cho vay là được coi là một trong những yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM.
Nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến khẩu vị rủi ro của
các ngân hàng thương mại đang thu hút rất nhiều sự chú ý của không chỉ các học
giả mà cả các cổ đông, nhà quản lý và cơ quan quản lý. Có nhiều cách tiếp cận
khác nhau để đánh giá tầm ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến khẩu vị rủi ro của
các ngân hàng thương mại, ví dụ, sử dụng các phương pháp phân tích định lượng
hoặc chọn kết quả đánh giá cho từng khía cạnh như lợi nhuận, mức độ rủi ro, khả
năng quản lý, khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có nhiều nghiên cứu
về tác động của Hội đồng quản trị đến khẩu vị rủi ro của các ngân hàng thương
mại ở Việt Nam. Tối đa hóa lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro là mục tiêu quan trọng
cần phấn đấu đạt được của tất cả các ngân hàng thương mại. Đánh giá lợi nhuận
của các ngân hàng thương mại không chỉ là các ngân hàng lập kế hoạch làm thế
nào để tạo ra lợi nhuận ít hay nhiều so với các ngân hàng khác? Một ngân hàng
tạo thu được lợi nhuận cao hơn các ngân hàng khác sẽ không có nghĩa là tốt nếu
ngân hàng đó chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn thay vì cải thiện chất lượng tài sản
hoặc quản lý điều hành chi phí.

7


Rủi ro tín dụng là một nội hàm quan trọng của rủi ro tài chính. Luồng vốn
tín dụng của các ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng
và phát triển nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Việc kiểm soát hiệu quả luồng vốn tín dụng, giảm rủi ro tín dụng sẽ tăng cường
sử dụng hiệu quả vốn và làm tăng luồng vốn, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Do đó, rủi ro tín dụng là một trong những mối quan tâm và lợi ích hàng đầu của
các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách.
Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi người vay không đáp ứng nghĩa vụ theo
hợp đồng để trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận. Cùng với rủi ro lãi suất, đó

là rủi ro chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Một NHTM nắm giữ tài
sản hữu ích, rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng không trả nợ kịp thời - điều đó có
nghĩa là khách hàng không thể trả gốc và lãi theo hợp đồng đã ký. Rủi ro tín dụng
có nghĩa là bất kỳ thay đổi có thể xảy ra theo chiều hướng xấu nào của thu nhập
ròng và giá trị thị trường của vốn phát sinh khi khách hàng không có khả năng tài
chính để thanh toán được hoặc thanh toán trễ. Rủi ro tín dụng được xác định là
người vay không trả lãi hoặc trả nợ gốc đúng với thời gian quy định trong hợp
đồng tín dụng. Đây là bản chất vốn có của hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là sự trả nợ muộn màng hoặc trong trường hợp
xấu hơn, không có điều kiện tài chính đầy đủ để thanh toán. Điều này gây ra vấn
đề cho dòng tiền, ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng. Rủi ro tín dụng
là một khoản lỗ có khả năng xảy ra khi ngân hàng thương mại cung cấp khoản vay
tín dụng cho khách hàng hoặc khả năng dự định dòng thu nhập từ các khoản vay
của các ngân hàng không thể áp dụng và thực hiện đầy đủ cả số lượng và thời gian
cần thiết. Rủi ro tín dụng còn được xác định là tổn thất tài chính của các ngân hàng
do một nhóm khách hàng không trả được nợ cho các ngân hàng.

8


Trong thông tư số 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành, rủi ro tín dụng là tổn thất có thể gây ra cho các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khi khách hàng không hoặc không thể thực hiện một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính theo cam kết. Từ định nghĩa trên, rủi ro tín
dụng có thể được định nghĩa rộng rãi là rủi ro tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc
gián tiếp) khi người vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo các cam kết
hoặc họ không thể trả lại.
Rủi ro có thể được định nghĩa theo nhiều cách, ví dụ như việc giảm giá trị
doanh nghiệp do thay đổi một số yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh hoặc
sự không chắc chắn về giá trị doanh nghiệp hoặc hiệu quả hoạt động doanh nghiệp,

xác suất xảy ra và không xảy ra. Rủi ro tài chính là loại rủi ro liên quan đến phần
tài chính có nghĩa là tổn thất có thể xảy ra do các biến số tài chính. Nó có thể là từ
thị trường tài chính, như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối hoặc rủi ro tín dụng, hoặc
từ hoạt động kinh doanh nội bộ, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản và rủi ro vốn.
Các tổ chức tài chính có thể đối mặt với một số loại rủi ro: rủi ro có thể được loại
bỏ khi các hoạt động kinh doanh được tổ chức hợp lý, rủi ro có thể được chuyển
giao cho tổ chức khác bằng một số công cụ tài chính và rủi ro mà có thể được xử
lý bởi chính ngân hàng. Đối với những khoản rủi ro không thể loại bỏ hoặc chuyển
nhượng được và cần được chấp nhận ở cấp ngân hàng, ngân hàng nên quản lý rủi
ro một cách hiệu quả để có thể đạt được hiệu quả hoạt động tài chính.
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của các ngân hàng.
Theo ủy ban giám sát ngân hàng Basel, những phương thức quản trị công ty hiệu
quả là điều cần thiết để đạt được và duy trì niềm tin của công chúng với hệ thống
ngân hàng - điều rất quan trọng và cần thiết đối với hoạt động hiệu quả của toàn
bộ ngành ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Vì hệ thống ngân hàng đóng góp

9


một vai trò cụ thể đáng kể trong nền kinh tế, quản trị công ty là rất quan trọng và
vì vậy việc quản lý rủi ro là rất cần thiết trong các tổ chức tài chính. Đã có nhiều
nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu và hội đồng quản trị đối với rủi ro
ngân hàng, mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và rủi ro tài chính, nhưng vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến khẩu vị rủi ro
của các ngân hàng thương mại.
1.1.2. Đặc trưng của ngân hàng thương mại
Một là, về cấu trúc tài chính và tài sản: NHTM là doanh nghiệp có quy mô
lớn, hệ số nợ cao và cấu trúc tài sản đặc biệt.
Hai là, phong phú và năng động về các dịch vụ tài chính. Ở Việt Nam, vốn
chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại là hàng nghìn tỷ đồng còn đối với các

Ngân hàng thương mại trên thế giới, vốn chủ sở hữu lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ.
Mạng lưới các chi nhánh NHTM thường rất rộng lớn và phân tán rộng rãi khắp
mọi nơi. Trong khi quy mô về vốn chủ sở hữu đã rất lớn, nguồn vốn của Ngân
hàng thương mại lại chủ yếu là nợ được huy động từ bên ngoài ngân hàng. Đây
cũng là nhân tố quan trọng tác động đến khẩu vị rủi ro của các ngân hàng này. Do
đó, để đảm bảo có lợi nhuận cao, các ngân hàng thương mại thường phải tích cực
liên tục phát triển các sản phẩm, công cụ tài chính mới.
Ba là, cấu trúc tài sản của ngân hàng thương mại đặc biệt hơn so với các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài chính. Do vậy, các
ngân hàng thường mại thường được cổ phần hóa.
Bốn là, hoạt động của ngân hàng thương mại do áp lực của nguồn vốn huy
động, nên luôn chứa đựng nhiều rủi ro và chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của
hệ thống luật pháp.

10


Năm là, khẩu vị rủi ro của các ngân hàng thương mại rất nhạy cảm. Khẩu
vị rủi ro được đánh giá thông qua các nợ xấu, năng lực xử lý nợ xấu của ngân
hàng. Và để quản lý rủi ro và giảm thiểu nợ xấu, tổ chức tài chính cần hiểu rõ tại
sao khách hàng thất bại trong việc trả nợ. Các doanh nghiệp có hệ số nợ cao sẽ
dẫn đến rủi ro trong hoạt động cũng cao. Thêm vào đó, nguồn vốn nợ chủ yếu của
ngân hàng thương mại lại là tiền gửi với đặc trưng có thể bị rút ra trước thời hạn
với khối lượng không dễ để xác định. Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng không được
hưởng quy chế bảo hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực tiếp. Hơn nữa, ngân
hàng thương mại tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn thực
sự, tức là hoạt động ngoại bảng phong phú và đa dạng. Điểm này là một đặc trưng
khác biệt với các loại hình doanh nghiệp tài chính khác. Vì những lý do này, hoạt
động của ngân hàng thương mại chứa đựng nhiều rủi ro hơn các ngành kinh doanh
khác. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng, ở mức độ cao,

tích luỹ nhanh và dễ lây lan. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
bao gồm các loại rủi ro đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi
suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vốn khả dụng, rủi ro đạo đức,…
Sáu là, ngân hàng thương mại chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ
thống phát luật Việt Nam. Các quy định pháp lý đối với Ngân hàng thương mại
được phổ rộng trên nhiều mặt của hoạt động kinh doanh như: điều kiện kinh doanh,
tiêu chuẩn của người lãnh đạo ngân hàng, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, an
toàn trong hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng vốn tự có
đầu tư cho tài sản cố định,…
Bảy là, tính liên kết và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại. Hệ
thống NHTM có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Hơn bất cứ ngành kinh doanh
nào trong nền kinh tế, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có tính lan toả rất nhanh.

11


Hoạt động như một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ cần một NHTM,
dù yếu và nhỏ nhất, gặp khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là khó khăn về thanh
khoản, là có thể dẫn đến nguy cơ phá sập hệ thống. Thực tiễn đã cho thấy, thanh
khoản được ví như hơi thở của sự sống của hoạt động NHTM. Mọi rủi ro, tổn thất
trong hoạt động của NHTM đều có thể dẫn đến hậu quả cuối cùng là ngân hàng
mất khả năng thanh toán rồi phá sản.
Những biến động về kinh tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội thường có tác động
gần như tức thời đến hoạt động của thị trường tài chính, điển hình là thị trường
chứng khoán, theo đó, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống
ngân hàng. Đối với công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, việc nắm bắt được cơ chế
hoạt động, ảnh hưởng lẫn nhau của các phần tử trong hệ thống tài chính là một
trong những vấn đề cốt yếu, quyết định thành bại.
1.2.


Tổng quan về khẩu vị rủi ro của ngân hàng thương mại

1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế về hội đồng quản trị và khẩu vị rủi ro của ngân
hàng
Vào những thời kì gần đây, nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp đã được
quan tâm đến nhiều, đặc biệt là với các nghị quyết lớn trong ban giám đốc. Rất
nhiều tài liệu đã được thực hiện về quản trị doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro trong
ngành ngân hàng. Gần đây nhất, (Faleye & Krishnan, 2017), (Battaglia & Gallo,
2016), (Chen & Ebrahim, 2018), (Anginer et al., 2018), (Calomiris & Carlson,
2016) và (Kutubi et al., 2017 ) đã nghiên cứu sâu rộng về thành phần hội đồng
quản trị và chấp nhận rủi ro. (Korkeamaki, Liljeblom & Pasternack 2017), (Husty
& Sousa-Filho, 2018), (Diaz & Huang, 2017), (Baldenius, Melumad & Meng,
2013), (Frye & Phạm, 2017), (Diallo 2017) và (Sakawa & Watanabel, 2017) đã

12


nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp, cơ cấu hội đồng quản trị, hiệu suất và quyền
lực CEO.
Các lý thuyết về quản trị doanh nghiệp đã được nghiên cứu từ nhiều thập
kỷ trước. Lý thuyết đầu tiên là lý thuyết đại diện (agency theory). Lý thuyết đại
diện đưa ra lý do cho một ban quản trị có chức năng quan trọng là quản lý giám
sát thay mặt cho các cổ đông (Lisenhardt, 1989; Fama và Jensen, 1983) và các nhà
cung cấp, khách hàng và các ban khác (Mateos de Cabo, Gimeno & Nieto, 2011).
Mặc dù hội đồng quản trị là cơ chế kiểm soát nội bộ thiết yếu nhất để ủng hộ và
bảo vệ lợi ích của cổ đông, nhưng nó chỉ có thể đáp ứng vai trò giám sát này khi
cung cấp lời khuyên có uy tín, chất lượng và không thiên vị (Mateos de Cabo,
Gimeno & Nieto 2011). Một giả định thường có trong lý thuyết đại diện là các
giám đốc bên ngoài độc lập hơn với giám đốc điều hành (CEO) và sẽ giám sát tốt
hơn so với các đối tác nội bộ của họ (Mateos de Cabo, Gimeno & Nieto 2011).

Calomiris và Carlson (2016) nói rằng các vấn đề đại diện xảy ra liên quan
đến việc chuyển dịch tài nguyên hoàn toàn (ví dụ: thu nhập không cần thiết hoặc
quyền truy cập vào tín dụng) và chuyển giao liên quan đến thực tiễn quản lý rủi ro
(ví dụ: nỗ lực quản lý rủi ro không hiệu quả hoặc chuyển từ chủ nợ sang cổ đông
qua rủi ro chuyển dịch). Hơn nữa, các tác giả chỉ ra rằng một số thay đổi rủi ro có
lợi cho các nhà quản lí nhưng có hại cho các bên liên quan của ngân hàng, trong
khi các hình thức chuyển đổi rủi ro khác có lợi cho các cổ đông nhưng có hại cho
các chủ nợ. Các ngân hàng tạo ra các cấu trúc hợp đồng và quản trị mà giải quyết
thỏa đáng các vấn đề đại diện để họ có thể lôi kéo tài trợ từ các cổ đông thiểu số
và người gửi tiền (Calomiris và Carlson, 2016). Cái cơ bản nhất trong các vấn đề
đại diện làm sáng tỏ xung quanh việc chuyển tài nguyên cho những người trong
ngân hàng mà duy trì sự kiểm soát hoạt động cho ngân hàng. Các nhà quản lý ngân

13


hàng có quyền kiểm soát thỏa đáng có thể tự trả cho mình mức lương cắt cổ hoặc
cho phép họ tiếp cận tín dụng theo các điều khoản được trợ cấp (Calomiris và
Carlson, 2016). Ngoài ra, quyền kiểm soát cũng có thể dẫn đến các vấn đề đại diện
liên quan đến quản lý rủi ro, giả định sự khác biệt trong lựa chọn danh mục đầu
tư, như mô hình của Jensen và Meckling (1976), Myers (1977) và Merton (1977),
hoặc sự khác biệt trong nỗ lực quản lý rủi ro, theo mô hình của Holmstrom và
Tirole (1997) (Calomiris và Carlson, 2016). Quan trọng hơn, các nhà quản lý có
cổ phần lớn trong hoạt động của các ngân hàng của họ có thể muốn chịu rủi ro ít
hơn hoặc nỗ lực nhiều hơn trong việc kiểm soát rủi ro để duy trì sự tự chủ tài chính
hoặc vốn nhân lực cụ thể của họ [xem cuộc thảo luận trong Demsetz, Saidenberg,
và Strahan (1997) và Laeven và Levine (2009)].
Lý thuyết đáng kể khác là lý thuyết vai trò giới tính. Giả thuyết này nói rằng
các phản ứng chăm sóc đồng cảm (‘empathic caring’ reactions) để giúp đỡ sẽ mạnh
mẽ hơn ở phụ nữ so với nam giới (Boulouta, 2012). Các hội đồng đa dạng giới

tính hơn với nhiều giám đốc nữ trình bày quan điểm giới nữ sẽ có nhiều khả năng
thể hiện phản ứng dựa trên sự đồng cảm đối với các vấn đề trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR) (Boulouta, 2012).
(Miller & Triana, 2009) giới thiệu lý thuyết tín hiệu (signaling theory) và lý
thuyết hành vi (behavioral theory). Lý thuyết tín hiệu nói rằng cơ cấu tổ chức và
hoạt động của ban giám đốc có thể đóng vai trò như một tín hiệu cho các nhà đầu
tư về sự mạnh mẽ của các cơ chế quản trị tại chỗ và chất lượng của công ty. Các
tác giả của lý thuyết hành vi của công ty tuyên bố rằng tính mở rộng của quá trình
tìm kiếm và ra quyết định có thể tác động đến sự đổi mới trong các tổ chức.
Theo (Kang, Cheng & Gray, 2007), sự đa dạng của hội đồng quản trị là sự
đa dạng trong thành phần của Hội đồng quản trị. Có hai loại đa dạng: đa dạng có

14


thể quan sát được, đó là những đặc điểm dễ nhận thấy của các giám đốc như chủng
tộc / dân tộc, quốc tịch, giới tính và tuổi tác và sự đa dạng ít thấy như giáo dục,
chức năng và nghề nghiệp, kinh nghiệm trong ngành và thành viên tổ chức (Kang
et al. , 2007). Cấu trúc ban điều hành có hai chiều: quy mô của ban điều hành và
thành phần của ban điều hành (Adusei 2011). (Boulouta, 2012), (Mateos de Cabo,
Gimeno & Nieto, 2011), và (Joecks, Pull & Vetter, 2012) đã thực hiện nghiên cứu
đáng kể về đa dạng giới tính, ban giám đốc và hiệu suất công ty. Đáng chú ý hơn,
(Miller & Triana, 2009) và (Kang et al., 2007) khám phá sự đa dạng trong quản trị
doanh nghiệp và thành phần hội đồng quản trị kĩ càng và tỉ mỉ. (Adusei, 2011)
điều tra cấu trúc hội đồng quản trị và hoạt động ngân hàng ở Ghana. (Lu &
Boateng, 2017) kiểm tra thành phần hội đồng quản trị, giám sát và rủi ro tín dụng
trong ngành ngân hàng Anh. Tất cả họ đều đồng ý rằng việc đa dạng hóa hội đồng
quản trị sẽ làm giảm rủi ro tín dụng trong các ngân hàng.
Faleye và Krishnan năm 2017 đã nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị
doanh nghiệp đối với việc cho vay rủi ro. Faleye và Krishnan 2017 đã nghiên cứu

ảnh hưởng của quản trị ngân hàng đối với khẩu vị rủi ro trong cho vay thương mại.
Họ phát hiện ra rằng các ngân hàng có hội đồng mạnh hơn sẽ ít có khả năng
cho vay đối với những người vay rủi ro hơn. Ngoài ra, các ngân hàng tối đa hóa
giá trị dường như phân phối tín dụng cho những người vay rủi ro chính xác hơn
khi các công ty đó có thể bị hạn chế tín dụng, cho thấy các quy định quản trị ngân
hàng có thể có kết quả vô tình tiềm tàng (Faleye & Krishnan, 2017). Sự bận rộn
của các giám đốc bên trong ngân hàng có ảnh hưởng đáng chú ý đến hoạt động
ngân hàng và khẩu vị rủi ro trong khi các giám đốc độc lập thì sự bận rộn không
có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất và khẩu vị rủi ro (Kutubi, Ahmed & Khan,
2017). Họ tính toán mức độ bận rộn tối ưu trong đó giả thuyết danh tiếng áp đảo

15


giả thuyết over-boarding ở mức thấp hơn mức độ bận rộn tối ưu và ngược lại
(Kutubi, Ahmed & Khan, 2017). Do đó, họ có thể cung cấp các bằng chứng hỗn
hợp trong kho tàng nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự bận rộn và khẩu vị rủi ro
tại Ngân hàng Ấn Độ.
Battaglia & Gallo (2016) đã xem xét tầm ảnh hưởng của thành phần hội
đồng quản trị và quyền sở hữu đối với các biện pháp truyền thống về rủi ro ngân
hàng và ủy quyền của ngân hàng và rủi ro hệ thống. Cả hai ngân hàng đều có
những điểm yếu về quản trị doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro hệ thống đã được
nhận ra trong số những nguyên nhân tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng tài chính năm
2007 (Battaglia & Gallo, 2016). Dựa trên mẫu của 40 ngân hàng châu Âu trong
giai đoạn 2006 - 2010, các tác giả nhận thấy rằng các đặc điểm của hội đồng quản
trị ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống của ngân hàng, ngoại trừ sự độc lập của hội đồng
quản trị và mối quan hệ này phụ thuộc vào chính sách vốn, cấu trúc sở hữu hệ
thống ngân hàng và những hạn chế của hoạt động ngân hàng. (Chen & Ebrahim,
2018) đã tiến hành nghiên cứu về mối đe dọa của doanh thu ảnh hưởng đến hành
vi chấp nhận rủi ro của CEO ngân hàng. Sử dụng mẫu của 212 ngân hàng Hoa Kỳ

từ năm 1995 đến 2010, trái ngược với các nghiên cứu trước đây tập trung vào các
công ty phi ngân hàng, họ đã tìm thấy mối quan hệ không đơn điệu giữa mối đe
dọa doanh thu CEO và hành vi chấp nhận rủi ro của CEO trong ngành ngân hàng.
Giám đốc điều hành ngân hàng nâng cao mức độ chấp nhận rủi ro khi mối đe dọa
về doanh thu ở mức trung bình nhưng giảm rủi ro khi mối đe dọa doanh thu sắp
diễn ra (Chen & Ebrahim, 2018). Anginer et al. (2018) công nhận kết quả của họ
bằng cách so sánh các ngân hàng với các công ty phi tài chính và quan sát những
thay đổi về rủi ro ngân hàng xung quanh sự thay đổi quy định ngoại sinh trong
quản trị. Kết luận của họ nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới an toàn tài

16


chính và các đảm bảo quá lớn để thất bại trong việc nhận thức cải cách quản trị
doanh nghiệp tại các ngân hàng (Anginer et al., 2018).
(Calomiris & Carlson, 2016) xem xét kỹ lưỡng quản trị ngân hàng và lựa
chọn rủi ro từ những năm 1890, giai đoạn không có biến dạng từ bảo hiểm tiền gửi
hoặc trợ giúp chính phủ khác cho các ngân hàng. Họ kết nối sự khác biệt trong
quyền sở hữu quản lý với các chính sách quản trị rủi ro, quản lý rủi ro khác nhau.
Quan trọng hơn, quản trị doanh nghiệp chính thức và quyền sở hữu người quản lý
cao có mối tương quan ngược chiều với nhau. Họ thấy rằng các ngân hàng có
quyền sở hữu quản lý cao (quản trị chính thức thấp) sẽ tập trung vào rủi ro mặc
định thấp hơn. Quyền sở hữu quản lý cao, không phải quản trị chính thức liên quan
đến sự phụ thuộc lớn hơn vào tiền mặt thay vì vốn chủ sở hữu để kiểm soát rủi ro
(Calomiris & Carlson, 2016).
Hơn nữa, một số lượng đáng kể các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng
độ nhạy của bồi thường đối với hoạt động của doanh nghiệp rất quan trọng đối với
rủi ro và khi lương của giám đốc điều hành nhạy cảm hơn với rủi ro - trong trường
hợp khi phụ thuộc nhiều hơn vào cổ tức - các khoản đầu tư của ngân hàng dường
như nguy hiểm hơn (Bai và Elyasiani, 2013; Cheng, Hong và Scheinkman, 2013)

(Calomiris & Carlson, 2016).
Frye và Pham 2017 đã thực hiện nghiên cứu của họ về giới tính của CEO
và cấu trúc hội đồng quản trị. Số lượng nữ giám đốc điều hành đã tăng lên đáng
kể trong những năm gần đây. Họ xác minh rằng các CEO nữ có liên kết với các
ban nhỏ hơn, độc lập hơn, đa dạng giới hơn, có tỷ lệ giám đốc bên trong so với
các giám đốc bên ngoài thấp hơn, mạng lưới giám đốc rộng hơn và trẻ hơn.
Họ cũng tập hợp các đặc điểm hội đồng riêng lẻ này để nắm bắt tiềm năng
giám sát chung của hội đồng quản trị (Frye & Pham, 2017). Phát hiện của họ là

17


không thể phủ nhận với quan niệm rằng hội đồng quản trị của các CEO nữ được
cấu trúc để theo dõi các hoạt động của công ty nhiều hơn. Kết quả của họ cho thấy
sự khác biệt trong cấu trúc hội đồng quản trị giữa các công ty do CEO nam lãnh
đạo so với công ty do CEO nữ lãnh đạo ít nhất có thể được làm rõ một phần bởi
các phương sai hành vi dựa trên giới tính.
Adusei, (2011) kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc hội đồng quản trị và hiệu
suất ngân hàng với dữ liệu bảng từ ngành ngân hàng ở Ghana. Kiểm soát lứa tuổi,
quy mô, quỹ, cơ cấu sở hữu và tình trạng niêm yết, nghiên cứu cho thấy quy mô
của một ban giám đốc ngân hàng càng nhỏ, ngân hàng sẽ càng sinh lợi. Ngoài ra,
sự gia tăng tính độc lập của hội đồng quản trị ngân hàng sẽ dẫn đến giảm hiệu quả
của ngân hàng. Lu & Boateng (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hội
đồng quản trị và giám sát rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng Anh. Bài viết phát
hiện ra rằng tính kiêm nghiệm hai chức vụ của CEO, trả lương và tính độc lập của
hội đồng quản trị có tác động tích cực và đáng kể đến rủi ro tín dụng của các ngân
hàng Anh. Tuy nhiên, quy mô của hội đồng quản trị và số phụ nữ trong hội đồng
quản trị có ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể đến rủi ro tín dụng (Lu & Boateng,
2017). Nghiên cứu chỉ ra tính hiệu quả của sự sắp xếp giám sát trong nội bộ doanh
nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng của quyền lực CEO và sự độc lập của hội đồng quản

trị đối với tín dụng và do đó đóng góp đáng kể vào lý thuyết đại diện.
(Miller & Triana, 2009) điều tra các hòa giải viên minh chứng cho sự đa
dạng của hội đồng liên quan đến hoạt động của công ty. Theo lý thuyết tín hiệu và
hành vi của công ty, họ khuyến nghị rằng mối quan hệ này sử dụng hai trung gian:
danh tiếng và đổi mới của công ty (Miller & Triana, 2009). Trong một mẫu của
các công ty Fortune 500, họ tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa sự đa dạng
chủng tộc và cả danh tiếng và sự đổi mới của công ty. Đáng chú ý hơn, họ tìm thấy

18


một mối quan hệ tích cực giữa sự đa dạng về giới tính của hội đồng quản trị và sự
đổi mới (Miller & Triana, 2009).
Kang et al. (2007) nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và thành phần hội
đồng quản trị: sự đa dạng và độc lập của các hội đồng quản trị Úc. Bài viết này
báo cáo về sự đa dạng và độc lập của thành viên hội đồng quản trị của 100 công
ty hàng đầu của Úc năm 2003 (Kang et al., 2007). Mateos de Cabo, Gimeno &
Nieto (2011) điều tra sự đa dạng giới tính của hội đồng quản trị của các ngân hàng
Liên minh châu Âu.
Đầu tiên, tỷ lệ phụ nữ trong hội đồng quản trị cao hơn đối với các ngân hàng
có rủi ro thấp hơn. Thứ hai, các ngân hàng có quy mô hội đồng quản trị lớn hơn
có tỷ lệ phụ nữ cao hơn trong hội đồng quản trị của họ, đây có thể được coi là một
tín hiệu của một loại xu hướng thiên về tính đồng nhất trong các hội đồng quản trị
nhỏ (Mateos de Cabo et al., 2011).
Từ tổng quan tài liệu, cho thấy đã có khá nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về
tác động và ảnh hưởng của HĐQT lên hoạt động của các ngân hàng. Hầu hết các
tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về vấn đề này đều tìm thấy kết quả chung rằng
thành phần hội đồng quản trị có những tầm ảnh hưởng quan trọng nhất định tới
những rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên với các hệ số và mức độ khác nhau, tùy
thuộc vào nền kinh tế và sự phát triển xã hội.

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về hội đồng quản trị và khẩu vị rủi ro của
ngân hàng
Việt Nam vinh dự và tự hào là ngôi sao đang nổi lên trong thương mại toàn
cầu, đứng đầu về phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Các yếu tố góp
phần vào thành công này bao gồm đa dạng hóa thương mại của Việt Nam với
nhiều quốc gia, cải thiện và đổi mới cơ sở hạ tầng và sự ổn định về chính trị.

19


Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn trong khoảng 7% một
năm, bằng khoảng hai lần tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam
trẻ, đang phát triển, và đang trỗi dậy để đạt mục tiêu vươn lên top hàng đầu trong
khu vực châu Á. Khi Chiến tranh Việt Nam hai mươi năm kết thúc vào năm 1975,
nền kinh tế Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và bị thiệt hại
trầm trọng về cơ sở vật chất, hạ tầng và nhiều người anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ
quốc. Vào giữa những năm 1980, GDP bình quân đầu người đã bị kẹt trong khoảng
từ 200 đến 300 đôla Mỹ. Ba mươi năm trước, Việt Nam còn là một trong những
nước nghèo nhất thế giới, vậy mà ngày nay, Việt Nam đã phát triển để trở thành
một quốc gia có thu nhập trung bình. Từ năm 1986, chính phủ đã áp dụng cải cách
Đổi mới, một loạt các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế và chính trị, và
thúc đẩy đất nước trở thành một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và đến nay, sau 45 năm thống nhất đất nước, GDP của Việt Nam đã tăng
gấp 10 lần, đạt khoảng 2600 đô la. Sự tiến bộ vượt bậc về kinh tế của Việt Nam là
rất đáng hoan nghênh và khen ngợi.
Theo các nhà phân tích từ Ngân hàng Thế giới và học viện nghiên cứu
Brookings, sự trỗi dậy vượt bậc về kinh tế của Việt Nam có thể được giải thích
bằng nhiều yếu tố. Việt Nam đã chấp nhận tự do hóa thương mại hiệu quả. Hơn
nữa, Việt Nam đã thành công trong việc cải cách trong nước thông qua việc bãi
bỏ một số quy định và giảm chi phí kinh doanh. Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư

rất nhiều vào nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Trong thành công này có sự đóng
góp rất lớn của hệ thống ngân hàng.
Trong lĩnh vực kinh tế tài chính của Việt Nam thì các NHTM đã thu hút
được nhiều sự chú ý và quan tâm nhất. Các NHTM Việt Nam có tầm quan trọng
lớn trong việc xây dựng nền kinh tế phát triển vững mạnh của Việt Nam. Chính vì

20


×