Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Hiệp

KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN II

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Hiệp

KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN II

Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.NGƯT. ĐỒN VĂN ĐIỀU


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Học viên

Nguyễn Viết Hiệp


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, các Phịng, Ban, Trung tâm đã tạo điều kiện để tôi được
học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt cám ơn q thầy cơ khoa Tâm lí học và q
thầy cơ đã tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại lớp Cao
học khóa 27 (2016-2018), chun ngành Tâm lí học.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư. Tiến sĩ. Nhà giáo ưu tú Đồn Văn
Điều, người thầy kính mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nghiên cứu,
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi chân thành cảm ơn q thầy cơ phịng Sau đại học đã tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong q trình học và thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí Ban giám hiệu, lãnh đạo các
Khoa, Phịng, Bộ môn, cán bộ, giảng viên và học viên của Trường Cao đẳng Cảnh
sát Nhân dân II đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khảo sát để hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp q báu để hồn chỉnh luận văn.
Học viên


Nguyễn Viết Hiệp


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ
HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT
NHÂN DÂN II ..................................................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề kỹ năng học tập .......................................................9
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................ 9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước ............................................... 14
1.2. Lý luận về hoạt động học tập ............................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm hoạt động học tập ................................................................ 19
1.2.2. Cấu trúc tâm lý của hoạt động học tập .................................................. 20
1.2.3. Bản chất của hoạt động học tập ............................................................ 23
1.2.4. Cơ sở tâm lý hình thành hoạt động học tập .......................................... 25
1.3. Kỹ năng .........................................................................................................................................30
1.3.1. Khái niệm kỹ năng ................................................................................ 30
1.3.2. Phân loại kỹ năng .................................................................................. 33
1.3.3. Quá trình hình thành kỹ năng ................................................................ 33
1.4. Kỹ năng học tập ......................................................................................................................... 36
1.4.1. Khái niệm kỹ năng học tập ................................................................... 36

1.4.2. Mục đích của việc rèn luyện kỹ năng học tập ....................................... 39
1.4.3. Phân loại kỹ năng học tập ..................................................................... 40
1.4.4. Quá trình hình thành kỹ năng học tập ................................................... 42
1.5. Kỹ năng học tập môn Tâm lý học ......................................................................................44


1.5.1. Đặc điểm của môn Tâm lý học ............................................................. 44
1.5.2. Khái niệm kỹ năng học tập môn Tâm lý học ........................................ 45
1.5.3. Phân loại kỹ năng học tập môn Tâm lý học .......................................... 45
1.5.4. Các mức độ kỹ năng học tập môn Tâm lý học...................................... 49
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng học
tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân
dân II ..................................................................................................... 51
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 58
Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN
DÂN II .................................................................................................. 60
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................................................................................... 60
2.1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ............................. 60
2.1.2. Giới thiệu về khách thể nghiên cứu ....................................................... 61
2.1.3. Quá trình nghiên cứu thực trạng ............................................................ 63
2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng KNHT môn TLH của HV trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II .....................................................................................................68
2.2.1. Thái độ của HV đối với KNHT môn TLH ............................................ 68
2.2.2. Thực trạng nhận thức của HV về KNHT môn TLH ............................. 70
2.2.3. Thực trạng khả năng sử dụng KNHT môn TLH của HV ..................... 79
2.2.4. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV ................... 96
2.2.5. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với kết quả
học tập của bản thân HV ..................................................................... 102
2.2.6. Đánh giá mối tương quan giữa nhận thức của HV về mức độ cần

thiết với mức độ thường xuyên sử dụng KNHT; giữa mức độ
thường xuyên sử dụng KNHT với khả năng sử dụng KNHT; giữa
khả năng sử dụng KNHT với hiệu quả sử dụng KNHT ..................... 110
2.3. Nguyên nhân của thực trạng kỹ năng học tập môn tâm lý học của HV
trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ...........................................................................113
2.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan .......................................................... 113


2.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan.............................................................. 117
2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng học tập môn tâm lý
học cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. .....................................120
2.4.1. Nhóm biện pháp của nhà trường ......................................................... 124
2.4.2. Nhóm biện pháp của Bộ mơn Tâm lý ................................................. 125
2.4.3. Nhóm biện pháp của học viên ............................................................. 126
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 134
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQG

:

An ninh quốc gia

CSND

:


Cảnh sát nhân dân



:

Cao đẳng

CAND

:

Cơng an nhân dân

ĐTB

:

Điểm trung bình

GV

:

Giảng viên

HĐHT

:


Hoạt động học tập

HT

:

Học tập

HV

:

Học viên

KN

:

Kỹ năng

KNHT

:

Kỹ năng học tập

NXB

:


Nhà xuất bản

TLH

:

Tâm lí học

TP. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTATXH

:

Trật tự an tồn xã hội

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.


Bảng phân chia các mức độ KN theo quan điểm của V.P.
Bexpalko ............................................................................................... 49

Bảng 1.2.

Bảng phân chia các mức độ KN theo quan điểm của K.K.
Platonov và G.G. Golubev .................................................................... 50

Bảng 1.3.

Bảng phân chia các mức độ KNHT môn TLH của HV trường CĐ
CSND II ................................................................................................ 50

Bảng 2.1.

Khách thể nghiên cứu............................................................................ 62

Bảng 2.2.

Mức độ tích cực, chủ động tìm hiểu nghiên cứu KNHT của HV ......... 69

Bảng 2.3.

Nhận thức của HV về khái niệm KNHT môn TLH .............................. 70

Bảng 2.4.

Nhận thức về mục đích rèn luyện KNHT môn TLH của HV
trường CĐ CSND II .............................................................................. 72


Bảng 2.5.

Nhận thức cụ thể của HV về mức độ cần thiết của từng KNHT
mơn TLH ............................................................................................... 74

Bảng 2.6.

Thực trạng nhóm kỹ năng nhận thức về hoạt động hoc tập .................. 80

Bảng 2.7.

Thực trạng nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động hoc tập ........................... 82

Bảng 2.8.

Thực trạng nhóm kỹ năng kết cấu hoạt động hoc tập ........................... 84

Bảng 2.9.

Thực trạng nhóm kỹ năng giao tiếp ...................................................... 86

Bảng 2.10. Thực trạng nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động hoc tập ........................... 87
Bảng 2.11. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV .................. 97
Bảng 2.12. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với HV ............. 104
Bảng 2.13. Kết quả học tập môn TLH của HV bậc Cao đẳng .............................. 109
Bảng 2.14. Kết quả học tập môn TLH của HV bậc Trung cấp ............................. 109
Bảng 2.15. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Nhận thức của HV về
mức độ cần thiết của KNHT với Mức độ thường xuyên sử dụng
KNHT của HV .................................................................................... 111

Bảng 2.16. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Mức độ thường xuyên
sử dụng với Khả năng sử dụng KNHT của HV .................................. 112
Bảng 2.17. Hệ số tương quan Pearson của cặp biến số Khả năng sử dụng
KNHT với hiệu quả sử dụng KNHT của HV ..................................... 112


Bảng 2.18. Đánh giá của HV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH .............................. 115
Bảng 2.19. Đánh giá của HV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH .............................. 119
Bảng 2.20. Đánh giá của HV về mức độ khả thi của các biện pháp nhằm nâng
cao KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II. .......................... 121


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hoạt động .............................................................................. 21
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hoạt động học tập ............................................................... 22
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quá trình hình thành Tri thức, KN, KX... theo quan điểm của P.Ia.
Galpêrin ............................................................................................................ 34
Đồ thị 2.1. Đánh giá của HV về mức độ quan trọng của KNHT môn TLH ....................... 68
Đồ thị 2.2. Nhận thức của HV về mức độ KNHT môn TLH.............................................. 71
Đồ thị 2.3. Nhận thức chung của HV về mức độ cần thiết của KNHT môn TLH.............. 73
Đồ thị 2.4. HV tự đánh giá về mức độ khả năng sử dụng KNHT môn TLH
của bản thân ...................................................................................................... 89
Đồ thị 2.5. Mức độ thường xuyên sử dụng KNHT môn TLH của HV ............................... 96
Đồ thị 2.6. Mức độ hiệu quả khi sử dụng KNHT môn TLH đối với HV ......................... 103


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Học tập là một tiến trình suốt cuộc đời, là con đường khơng có điểm cuối,
học để thích nghi với cuộc sống ln thay đổi, học để hoàn thiện bản thân. Từ xưa
đến nay, những người giỏi nhất luôn là những người học hỏi nhiều nhất. Học từ gia
đình, học ở thầy cơ, bạn bè, học trong sách vở, học ở cuộc sống... V.I. Lênin từng
nói “Học, học nữa, học mãi”. Vai trị của việc học vô cùng quan trọng đối với mỗi
cá nhân và tồn xã hội, chính vì vậy nghiên cứu về vấn đề HT là một việc làm cần
thiết.
- Hiệu quả HT thể hiện ở chỗ trong một khoảng thời gian ngắn nhất cá nhân
chiếm lĩnh được một lượng tri thức và KN lớn nhất, có khả năng vận dụng được tri
thức và KN đó vào trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của mình. KNHT
được hình thành trong hoạt động học và hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn của cá
nhân. Việc nghiên cứu về KNHT là việc tổng hợp một cách có hệ thống kết hợp với
kinh nghiệp của cá nhân để hoàn thiện một hệ thống KN học ở một lĩnh vực hay
môn học cụ thể.
- Tại trường CĐ CSND II, môn TLH là một môn học bắt buộc tất cả mọi học
viên phải học, ở bậc CĐ môn TLH được sắp xếp thành 02 học phần (tâm lý học đại
cương; tâm lý học tội phạm) gồm 05 tín chỉ, ở bậc Trung cấp HV được học mơn
TLH với 03 tín chỉ. Với vai trị đặc biệt quan trọng của lực lượng CSND nói riêng,
lực lượng CAND nói chung đối với chủ quyền ANQG và TTATXH thì việc đào tạo
những người cán bộ chiến sĩ giỏi về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ và hiểu về tâm
lý con người là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên thực tế hiện nay, một bộ phận
không nhỏ học viên cảm thấy gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức và kỹ
năng của môn TLH, lý do chính là các em thiếu hụt KNHT ở mơn học này.
Vì những lý do trên, để tìm hiểu thực trạng, vạch ra nguyên nhân và đề xuất
một số giải pháp cần có một cơng trình nghiên cứu khoa học bài bản, đúng quy mô,
tôi xin chọn đề tài: “Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II” làm đề tài nghiên cứu của mình.



2

2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn
đề sau:
- Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về KNHT.
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng KNHT môn TLH của học viên trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp hình thành KNHT, từ đó cải thiện
hiệu quả Dạy - Học môn tâm lý học tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể chính: Học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
- Khách thể bổ trợ: Giảng viên dạy môn Tâm lý học tại trường Cao đẳng Cảnh
sát nhân dân II.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng học tập môn tâm lý học của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân II.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- HV có thái độ học tập tích cực nhưng KNHT mơn TLH cịn hạn chế, chưa
đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hoạt động học tập và rèn luyện tại trường CĐ
CSND II.
- Có mối tương quan giữa một số yếu tố của quá trình hình thành và phát triển
KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNHT môn TLH
của HV trường CĐ CSND II, trong đó có 03 nhóm yếu tố chính là: Yếu tố môi
trường học tập; Yếu tố thuộc về thầy cô; Yếu tố thuộc về bản thân học viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến KNHT.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng KNHT môn TLH của học viên trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II.


3

- Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp cải thiện
KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
KNHT là một vấn đề tương đối rộng, bao gồm hệ thống nhiều KN rất phong
phú và đa dạng. Có những KN dùng cho mọi hoạt động học tập nói chung và cũng
có những KN riêng cho từng mơn học, từng dạng, từng loại hình chun biệt của
hoạt động học tập cụ thể. Tâm lý học là một khoa học có tính đặc thù riêng, khác
biệt với các khoa học khác, chính vì vậy để chiếm lĩnh được tri thức, KN, kỹ xảo
của môn học này địi hỏi người học phải có những KNHT riêng; Trên cơ sở kế thừa
những thành tựu nghiên cứu về KNHT, đặc biệt kế thừa quan điểm cấu trúc KN
hoạt động học tập của Giáo sư N.V. Cudơmina. Tác giả tiến hành nghiên cứu 05
nhóm KNHT: Nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng thiết kế, nhóm kĩ năng kết
cấu, nhóm kĩ năng giao tiếp, nhóm kĩ năng tổ chức trong hoạt động học tập môn
TLH của HV trường CĐ CSND II, xem xét chúng như một chỉnh thể thống nhất
không thể tách rời trong mọi hoạt động học tập môn TLH của học viên.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Năm học 2018-2019 Trường CĐ CSND II đào tạo 2014 HV (trong đó bậc
CĐ khóa 03 có 588 HV; bậc CĐ khóa 04 có 176 HV; bậc CĐ khóa 05 có 61 HV;
bậc TC khóa 23 có 658 HV; bậc TC khóa 24 có 531 HV). Để thực hiện đề tài này
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khảo sát ngẫu nhiên trên 300 HV (tỷ lệ 15% tổng
số HV) trong đó bậc CĐ 123 HV, bậc TC 177 HV.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý thuyết

Hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Trên
cơ sở thu thập, phân tích các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề KNHT
của tác giả các cơng trình trong nước và ngồi nước, chúng tơi tiến hành tổng hợp
nghiên cứu tiếp cận theo hệ thống các vấn đề: Vấn đề hoạt động học, vấn đề kỹ
năng, vấn đề kỹ năng học tập và vấn đề kỹ năng học tập môn tâm lý học. Kết quả
những nghiên cứu về lý thuyết chúng tôi sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu thực


4

trạng và đề xuất các biện pháp hình thành và phát triển KNHT môn TLH của HV
trường CĐ CSND II.
7.2. Nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp, trong đó phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi và phương pháp quan sát là những phương pháp chính, các phương pháp
còn lại như phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học là các phương
pháp bổ trợ.
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Quá trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập
thông tin nghiên cứu thực trạng KNHT môn TLH của HV trường CĐ CSND II tác
giả tiến hành qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn thăm dò ý kiến: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và tham khảo kết
quả nghiên cứu của một số đề tài liên quan, chúng tơi đã xây dựng phiếu thăm dị ý
kiến gồm 06 câu hỏi (xem phụ lục 1 và 2) nhằm thu thập ý kiến của HV và giảng
viên về các nội dung cơ bản của KNHT môn TLH. Kết quả thu thập được sử dụng
như là một nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng phiếu khảo sát chính thức.
- Giai đoạn xây dựng phiếu khảo sát và khảo sát thử: Từ kết quả thăm dò ý
kiến, kết hợp với cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xây dựng phiếu
khảo sát và tiến hành khảo sát thử (trên 35 HV) trước khi đưa vào khảo sát chính
thức.

- Giai đoạn khảo sát chính thức: Từ kết quả khảo sát thử, chúng tơi tiến hành
tính độ tin cậy của thang đo và chỉnh sửa hoàn thiện phiếu khảo sát, tính tốn thời
gian trả lời phiếu, lựa chọn thời điểm thích hợp phát phiếu khảo sát chính thức trên
300 khách thể nghiên cứu.
Mô tả phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát gồm 02 phần: (xem phụ lục 3)
+ Phần A là một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu, bao gồm: Bậc
học, khóa học, chuyên ngành đào tạo, giới tính, nguồn tuyển sinh.
+ Phần B là nội dung các câu hỏi khảo sát, bao gồm: 12 câu hỏi.
Câu 1, câu 2: là những câu chúng tôi sử dụng để tìm hiểu nhận thức của HV về
khái niệm, về mức độ KNHT môn TLH. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở


5

Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dò, chúng tơi đưa ra nhiều lựa chọn nhưng trong
đó chỉ có một lựa chọn là đúng. Do đó, ở hai câu hỏi này, chúng tôi đánh giá nhận
thức của HV trường CĐ CSND II về KNHT môn TLH thông qua tần số (tính tỷ lệ
%) HV có lựa chọn đúng.
Câu 3, Câu 5: là những câu dùng để tìm hiểu thái độ của HV đối vơi KNHT
môn TLH. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến thăm
dị, chúng tơi đưa ra nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn. Do
đó, ở hai câu hỏi này, chúng tơi đánh giá thái độ của HV trường CĐ CSND II về
KNHT mơn TLH thơng qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn của HV.
Câu 4: là câu dùng để tìm hiểu kinh nghiệm, nguồn tiếp cận KNHT của HV.
Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dị, chúng
tơi đưa ra nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn. Do đó, ở câu
hỏi này, chúng tơi đánh giá kinh nghiệm, nguồn tiếp cận KNHT của HV trường CĐ
CSND II về KNHT thơng qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn của HV.
Câu 6: là câu dùng để tìm hiểu mục đích học tập mơn TLH của HV. Dựa trên
cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến thăm dò, chúng tôi đưa ra

nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn. Do đó, ở câu hỏi này,
chúng tơi đánh giá mục đích học tập của HV trường CĐ CSND II về KNHT thơng
qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn của HV.
Câu 7: là câu dùng để tìm hiểu đánh giá của HV về mức độ cần thiết của các
KNHT môn TLH. Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 và kết quả ý kiến
thăm dị, chúng tơi đưa ra nhiều lựa chọn theo các mức khác nhau cho HV lựa chọn.
Do đó, ở câu hỏi này, chúng tơi đánh giá nhận thức của HV trường CĐ CSND II về
mức độ cần thiết của các KNHT môn TLH thông qua tần số (tính tỷ lệ %) lựa chọn
của HV. HV chọn 1 trong 4 mức độ (mỗi mức độ từ thấp đến cao sẽ tương ứng với
một điểm số nhất định), cụ thể: mức khơng cần thiết (1 điểm); mức ít cần thiết (2
điểm); mức cần thiết (3 điểm); mức rất cần thiết (4 điểm). Với thang điểm như trên
thì giá trị khoảng cách giữa các mức độ là 3/4 = 0,75. Từ đó, chúng ta có thang đánh
giá mức độ quan tâm như sau: ĐTB từ 1,00 - 1,75: mức độ rất thấp; ĐTB từ 1,76 2,50: mức độ thấp; ĐTB từ 2,51 - 3,25: mức độ trung bình; ĐTB từ 3,26 - 4,00:


6

mức độ cao; Đối với câu này, chúng tơi tính tần số, phần trăm lựa chọn các mức độ
đánh giá, ĐTB, ĐLC.
Câu 8: là câu dùng để tìm hiểu đánh giá của HV về khả năng sử dụng các
KNHT môn TLH của bản thân. Cũng tương tự như câu 7, HV tự đánh giá bản thân
thuộc 1 trong 5 mức độ KNHT: KN ở mức ban đầu (1 điểm); KN ở mức thấp (2
điểm); KN ở mức trung bình (3 điểm); KN ở mức cao (4 điểm); KN ở mức hoàn
hảo (5 điểm) giá trị khoảng cách giữa các mức độ là 4/5 = 0,8. Từ đó, chúng ta có
thang đánh giá mức độ quan tâm như sau: ĐTB từ 1,00 - 1,80: mức độ rất thấp;
ĐTB từ 1,81 - 2,60: mức độ thấp; ĐTB từ 2,61 - 3,40: mức độ trung bình; ĐTB từ
3,41 - 4,20: mức độ cao; ĐTB từ 4,21 - 5,00: mức độ rất cao. Đối với câu này,
chúng tơi tính tần số, phần trăm lựa chọn các mức độ đánh giá, ĐTB, ĐTBC.
Câu 9: là câu dùng để tìm hiểu về mức độ thường xuyên sử dụng các KNHT
môn TLH của HV. Cũng tương tự như câu 7, HV tự đánh giá bản thân thuộc 1 trong

4 mức độ: mức không bao giờ (1 điểm); mức ít khi (2 điểm); mức thường xuyên (3
điểm); mức rất thường xuyên (4 điểm). Thang đánh giá về mức độ thường xuyên sử
dụng các KNHT môn TLH của HV cũng giống như câu 7.
Câu 10: là câu dùng để tìm hiểu đánh giá của HV về mức độ hiệu quả sử dụng
các KNHT môn TLH đối với bản thân. Cũng tương tự như câu 8, HV tự đánh giá
bản thân thuộc 1 trong 5 mức độ KNHT: Không hiệu quả (1 điểm); Hiệu quả thấp
(2 điểm); mức trung bình (3 điểm); Hiệu quả cao (4 điểm); Hiệu quả rất cao (5
điểm). Thang đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng các KNHT môn TLH đối với
HV cũng giống như câu 8.
Các câu 7, 8, 9, 10 có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chuổi logic
thống nhất biện chứng, chính vì vậy chúng tơi tiến hành kiểm nghiệm mối tương
quan giữa Câu 7 với câu 9; Câu 9 với câu 8; Câu 8 với câu 10.
Câu 11: là câu dùng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển KNHT của HV trường Cao đẳng CSND II. Chúng tôi đưa ra các yếu tố
ảnh hưởng, tương ứng với 05 mức độ để HV lựa chọn: khơng ảnh hưởng (1 điểm);
rất ít (2 điểm); ít (3 điểm); nhiều (4 điểm); rất nhiều (5 điểm). Thang đánh về các


7

yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KNHT của HV trường Cao đẳng
CSND II cũng giống như câu 8, câu 10.
Câu 12: là câu dùng để tìm hiểu mức độ đồng ý của HV về một số biện pháp
có thể giúp nâng cao KNHT mơn TLH của HV trường Cao đẳng CSND II. Chúng
tôi đưa ra các biện pháp với 03 mức độ lựa chọn: không đồng ý (1 điểm), phân vân
(2 điểm), đồng ý (3 điểm) nên giá trị khoảng cách giữa các mức độ là 2/3 = 0,66. Từ
đó, chúng ta có thang đánh giá mức độ đồng ý như sau: ĐTB từ 1,00 - 1,66: mức độ
thấp; ĐTB từ 1,67 - 2,33: mức độ trung bình; ĐTB từ 2,34 - 3,00: mức độ cao. Đối
với câu này, chúng tơi tính tần số, phần trăm lựa chọn các mức độ đánh giá, ĐTB.
7.2.2. Phương pháp pháp quan sát

Kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả tiến hành tri giác có
mục đích, có kế hoạch các hoạt động học tập nghiên cứu tài liệu của HV trong
nhiều hồn cảnh, tình huống khác nhau nhằm thu thập các thông tin dữ liệu cụ thể
về KNHT của HV, trong đó tập trung quan sát các tình huống do chúng tơi thiết kế
(xem phụ lục 6). Các hình thức chính của phương pháp quan sát đó là quan sát trực
tiếp, gián tiếp, cơng khai và bí mật. Chúng tơi đã tiến hành quan sát liên tục trong
suốt một số buổi học kết hợp quan sát theo từng giai đoạn của quá trình học tập học
phần TLH của HV các Lớp K24S-E chuyên ngành Cảnh sát điều tra phòng chống
tội phạm về kinh tế và chức vụ; Lớp H05S-G chuyên ngành Cảnh sát hình sự (học
phần tâm lý học tội phạm) và Lớp H05S-B chuyên ngành Quản lý nhà nhước về
TT,ATXH (học phần tâm lý học đại cương)... đồng thời quan sát qua hệ thống
camera giám sát được nhà trường lắp đặt tại các lớp học và thư viện, trung tâm tư
liệu... Kết quả của quá trình quan sát được ghi lại bằng biên bản quan sát (xem phụ
lục 7).
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn HV và GV theo sát các nội dung của bảng hỏi
nhằm mục đích làm rõ hơn nhận thức của HV và GV về các vấn đề được khảo sát.
Nội dung phỏng vấn hướng chủ yếu làm rõ hơn các nội dung: Nhận thức của HV và
GV về KNHT; Khả năng sử dụng KNHT môn TLH của HV; các yếu tố ảnh hưởng


8

đến sự hình thành và phát triển KNHT của HV cũng như giải pháp nâng cao KNHT
của HV trường CĐ CSND II.
Quá trình tiến hành: Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu, sau đó tạo
khơng khí bình đẳng, cởi mở, thân thiện với đối tượng được phỏng vấn. Phỏng vấn
một số nội dung đã chuẩn bị sẵn và ghi vào biên bản phỏng vấn (xem phụ lục 4, 5).
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập được phiếu khảo sát thực trạng KNHT của HV trường CĐ

CSND II, tác giả tiến hành nhập liệu vào Microsoft Excel 2010. Sau đó sử dụng Sử
dụng phần mềm R 3.4.3 với các package: psych, plotrix, gmodels nhằm tính độ tin
cậy cronbach’s alpha; thống kê mô tả bằng tần số, tỷ lệ %, điểm trung bình và vẽ
biểu đồ; đánh giá mối tương quan giữa các biến số bằng kiểm định Chi bình
phương, tính hệ số tương quan Pearson.


9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP
MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề kỹ năng học tập
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong cuốn “Tam Tự Kinh” của học giả Vương Ưng Lân (1223-1296) thời
nhà Tống (Trung Quốc) đã khẳng định: “Ngọc bất trác, bất thành khí; Nhân bất học,
bất tri lí”. Điều này có nghĩa: Ngọc là vật q nhất trên đời nhưng khơng mài giũa
thì cũng khơng có giá trị, cũng như Người khơng học thì khơng thể biết đạo lí ở đời.
Việc học cũng như mài giũa Ngọc, phải kiên nhẫn, phải khổ luyện, phải hy sinh thì
mới nên Người... Có lẽ “Tam Tự Kinh” là một trong những cuốn sách giáo khoa
đầu tiên trên thế giới nói về việc học và kỹ năng học, đã từng là cuốn sánh vỡ lòng
cho hệ thống giáo dục phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản suốt hàng
ngàn năm lịch sử. Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
hợp quốc (UNESCO) cũng đã xếp “Tam tự kinh” vào “Tùng thư đạo đức nhi đồng”
(Tủ sách giáo dục đạo đức nhi đồng) để giáo dục nhi đồng trên toàn thế giới.
Bước sang thời kỳ cận đại (bắt đầu từ thế kỷ XVIII) gắn liền với sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản, những tiến bộ của công nghệ và các cuộc cánh mạng xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học nổi tiếng như Jean-Jacques
Rousseau với tác phẩm Émile ou de l'éducation (là một tuyệt tác nói về nền giáo
dục cơng dân), qua đó ơng khẳng định mục đích của giáo dục là học cách sống và

điều này có thể đạt được khi có người chỉ dẫn con đường đi để có một cuộc sống tốt
đẹp; K.D.Usinxki, I.A.Comenxki cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ và sự hình
thành kỹ năng này. Tuy nhiên, “từ thế kỷ XIX trở về trước vấn đề kỹ năng chưa
được nghiên cứu một cách rõ rệt và có hệ thống” (Nguyễn Huy Tồn, 2011).
Từ thế kỷ XX tới nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học
trong đó có Tâm lý học - Giáo dục học, vấn đề kỹ năng đã được quan tâm nghiên
cứu nhiều hơn. Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX, vấn đề kỹ năng được nhiều
nhà giáo dục học Liên Xô quan tâm nghiên cứu Như N.K.Crupxcaia, A. S.


10

Makarenko đi sâu nghiên cứu ý nghĩa của việc dạy kế hoạch và tự kiểm tra. Đặc
biệt N.K.Crupxcaia rất quan tâm tới việc hình thành những kỹ năng lao động và
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Năm 1932 nhà giáo dục vĩ đại A.S.Makarenko đưa ra nhận xét:
Đối với chúng ta khơng thể có vấn đề nào quan trọng hơn vấn đề logic
của phương tiện sư phạm; Bản chất của vấn đề “logic sư phạm” đó là phương
pháp luận khoa học giáo dục XHCN, bàn về bản chất của các quá trình sư
phạm dưới ánh sáng triết học Mác – Lênin nhằm giải quyết một cách khoa học
các mâu thuẫn trong q trình giáo dục con người XHCN; Lơgic sư phạm là sự
giải quyết hợp lý, trọn vẹn, cân bằng đồng bộ các yêu cầu phát triển toàn diện
nhân cách, trí tuệ, tình cảm, nhận thức, ý chí, năng lực, thể chất để mỗi người
có khả năng tự điều chỉnh nhu cầu, hứng thú, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi
và quyền hạn… A.S. Makarenko khẳng định rằng khơng có một khoa học nào
có tính chất biện chứng hơn khoa học giáo dục con người, bởi lẽ con người là
sống động, con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và tự nhiên, con người
là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội…Vì vậy logic sư phạm chính là tìm ra
cái quy luật bản chất hợp lý, triệt để nhất để đem lại hiệu quả tối ưu của quá
trình phát triển nhân cách (Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Âm, 1998,


chương 13).
Chúng tôi cho rằng những quan điểm tiến bộ của A.S.Makarenko về con
đường giáo dục, về “logic sư phạm” chính là cái mà ngày nay chúng ta gọi là
KNHT và những giá trị của quan điểm ấy vẫn còn hiện diện trong mỗi chúng ta.
Cùng với xu thế phát triển của Tâm lý học - Giáo dục học những nghiên cứu
về kỹ năng học tập cũng có sự phân hóa thành nhiều khuynh hướng khác nhau với
những cách tiếp cận khác nhau.
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kỹ năng học trong những vấn đề lý luận chung
của hoạt động dạy học như bản chất, cấu trúc, đặc điểm, nội dung, mục đích, động
cơ, phương pháp, phương tiện của hoạt động dạy-học...
Khuynh hướng này được thể hiện ở các công trình của các nhà tâm lý học Liên
Xơ như L.V.Zancốp (Hệ thống lý luận dạy học), Đ.B.Encônin và V.V.Đavưđốp (Hệ
thống dạy học dưới sự chỉ đạo), những nguyên tắc lý luận cùng kết quả thực nghiệm


11

dạy học của họ trong nhiều năm đã đem lại những đóng góp to lớn cho nền giáo dục
Xơ Viết.
Tại Mỹ, Nhà giáo dục vĩ đại John Dewey với những tác phẩm như Trường học
và xã hội (The School and Society, 1899), Cách chúng ta nghĩ (How We Think,
1910), Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education, 1938), và Dân chủ và
giáo dục (Democracy and Education, 1916), trong đó, ơng chủ trương một nền giáo
dục gẳn liền lý thuyết với thực tiễn. John Dewey chủ trương “Giáo dục chính là bản
thân cuộc sống” (Education is life itself). Giáo dục chính là bản thân cuộc sống vì
nhà trường khơng thể tách khói hoạt động thực tiễn và kiến thức khơng thể được áp
đặt từ bên ngồi. Giáo dục chính là bàn thân cuộc sống, vì khơng thể có một thứ
giáo dục chung cho tất cả mọi người. “Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự
khác biệt giữa các học sinh; Giáo dục chính là bản thân cuộc sống, vì nó phải là q

trình của người học chứ khơng phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người
học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc”
(Jonh Dewey, 2008).
Hướng thứ hai: Nghiên cứu kỹ năng học như là trình độ thực hiện hành động
(xét dưới yếu tố kỹ thuật) hoặc coi kỹ năng là khả năng con người thực hiện một
việc gì đó có hiệu quả...
Kỹ năng ở đây được các nhà nghiên cứu coi là biểu hiện năng lực của con
người. P.A. Rudic đề cập tới kỹ năng bậc thấp, kỹ năng đầu tiên của hành động.
Ông chú ý tới mức độ hoàn thiện của kỹ năng là kỹ xảo. Theo ơng mục đích của
việc tiếp thu hành động là tạo ra kỹ xảo, để khi hành động không phải nghĩ tới từng
thao tác nữa. Điều này rất cần thiết đối với hành động có các thao tác địi hỏi độ
chính xác cao trong những điều kiện ổn định; A.V.Petrovxki xem xét kỹ năng của
những hành động phức tạp và điều kiện hành động khơng ổn định. Ơng nhấn mạnh
cơ sở của việc hình thành kỹ năng là tri thức, kỹ năng đó đã do hành động trước đó
mang lại; V.V.Tsêbưsêva đã nghiên cứu kỹ năng và đưa ra các phương pháp hình
thành kỹ năng. Theo tác giả kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động nào đó
dựa trên những tri thức và kỹ xảo được hồn thiện dần trong q trình hoạt động.
Ơng nêu lên các điều kiện và các bước hình thành kĩ năng. Tác giả đặc biệt nhấn


12

mạnh vai trị tích cực của người học trong q trình hình thành kĩ năng, và khẳng
định: Các quá trình nhận thức trong học tập càng tích cực bao nhiêu, thì kĩ năng, kĩ
xảo càng hình thành và nhanh chóng hoàn thiện hơn bấy nhiêu. Từ đây tác giả đã
đưa ra kết luận sư phạm rất quan trọng: “Khi huấn luyện nếu giảm dần vai trò của
nhà giáo dục để người học tự làm lấy thì kĩ năng sẽ hình thành nhanh chóng và ổn
định hơn” (Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Âm, 1998). Mặc khác, tác giả cũng nhấn
mạnh rằng, nhà trường phải chú ý đúng mức đến chất lượng các kĩ năng, kĩ xảo nếu
không người học sẽ hình thành kĩ năng kĩ xảo chưa hồn thiện, sau này phải học lại.

Trong các nghiên cứu của mình V.V. Tsêbưsêva đã nêu những phương pháp và điều
kiện rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Tác giả cho rằng tùy theo đặc điểm của
các kĩ năng, kĩ xảo mà định ra những hình thức tổ chức và biện pháp, phương pháp
giảng dạy thích hợp; A.N.Leonchiev thì nhấn mạnh điều kiện hình thành kỹ năng là
tri thức và kinh nghiệm đã có trước đó.
Theo N.V.Cudơmina đề xuất, cấu trúc của hoạt động học tập gồm 5 nhóm kĩ
năng cơ bản: Nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng thiết kế, nhóm kĩ năng kết
cấu, nhóm kĩ năng giao tiếp, nhóm kĩ năng tổ chức. “Đây là cách phân loại kĩ năng
được nhiều nhà giáo dục đồng tình. Tuy nhiên, khi bàn đến từng kĩ năng thành phần
thì cịn nhiều điểm chung chung, chưa rõ ràng hoặc trùng lặp giữa kĩ năng này với
kĩ năng khác” (Nguyễn Quang Uẩn, 2010, tr.81).
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự biến đổi của nền
giáo dục hiện đại và nhịp sống của xã hội hậu công nghiệp, ngày nay xu hướng thứ
hai này ngày càng trở nên thịnh hành. Tại Mỹ, nhiều nhà giáo dục thừa nhận quan
điểm “kiến thức mà không áp dụng được vào thực tế thì nó chỉ là thơng tin” (John
Dewey). Chính vì vậy quan niệm về kỹ năng học được xem xét dưới góc độ kỹ
thuật nhiều hơn. Một số nhà nghiên cứu về KN đem các sản phẩm của minh ra thị
trường và đạt được thành cơng dưới góc độ thương mại như Tony Buzzan (sinh năm
1942 tại Luân Đôn, Giáo sư Đại học Oxford) Ông là cha đẻ của của phương pháp tư
duy Mind map - Sơ đồ tư duy. Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra
trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia. Khơng chỉ nổi tiếng là một tác giả mà
cịn là diễn giả nổi tiếng thế giới, Tony Buzzan còn là cố vấn cho một số tổ chức


13

chính phủ và các cơng ty đa quốc gia như IBM, BP, Barclays International, EDS...
Tony Buzzan được xem là bậc thầy của kỹ năng học tập, những phương pháp học
tập hiện đại, cụ thể, thiết thực và hiệu quả được ông tập hợp trong các cuốn sách nổi
tiếng như “Kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan” (The Buzan study skills

handbook), “Sách dạy đọc nhanh” (The speed reading book), “Sơ đồ tư duy” (The
mind map book), “Tốc độ đọc hiểu để thành cơng” (Speed reading), “Làm chủ trí
nhớ của bạn” (Master your memory), “Sử dụng trí nhớ của bạn” (Use your
memory), “Sử dụng trí tuệ của bạn” (Use your head)... qua những cuốn sách này
ông nêu quan điểm “Bộ não con người là một vũ trụ thu nhỏ, có khả năng tạo ra vô
số các ý tưởng liên kết với nhau. Nếu ta biết cách khai thác nó thì học tập sẽ khơng
cịn là cơng việc q khó khăn mà trở nên nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả” (Tony
Buzan và James Harrison, 2008). Tony Buzan còn hướng dẫn chúng ta tìm ra con
đường học tập hiệu quả nhất, nâng cao khả năng tập trung và hiệu suất của não bộ,
cũng như những kỹ năng cần thiết trong học tập như ghi chú, ghi nhớ, cách thức ôn
tập không áp lực, các phương pháp mang tính cách mạng giúp nâng cao tốc độ đọc,
mức độ tiếp thu kiến thức tổng quát; Hướng dẫn toàn diện cách suy nghĩ nhanh và
sáng tạo hơn, ghi chú ý tưởng của mình tốt hơn, vượt qua các kỳ thi một cách dễ
dàng, học tập có hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Những
phương pháp của Tony Buzan được đánh giá là rất cụ thể đến mức khiến cho bất cứ
ai cũng có thể áp dụng được ngay để nâng cao tốc độ, mức độ tiếp thu và chất lượng
hiệu quả học tập của mình.
Ngồi Tony Buzzan thì Adam Khoo cũng là bậc thầy về kỹ năng học tập theo
phương pháp hiện đại. Adam Khoo là một doanh nhân người Singapore nổi tiếng
với cuốn sách I Am Gifted, So Are You! (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!) viết về
những phương pháp học tập tiên tiến. Quyển sách đã được dịch ra hàng chục thứ
tiếng, tại Việt Nam, quyển sách đã trở thành một hiện tượng giáo dục trong những
năm 2009-2011 và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xuất bản, tạo ra kỷ lục
mới cho ngành xuất bản Việt Nam với hơn 200.000 bản in được bán ra và hơn
400.000 e-book được phân phối. Trong quyển sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, tác
giả Adam Khoo chia sẻ những phương pháp và kỹ năng mà anh đã áp dụng từ năm


14


13 tuổi trên con đường đi đến thành công trong học vấn và cuộc sống. Từ một đứa
trẻ bị coi là "bất tài", "vô dụng", "học kém", Adam đã vươn lên trở thành một trong
những triệu phú trẻ nhất và giàu có nhất ở Singapore. “Tơi tài giỏi, bạn cũng
thế! cung cấp những phương pháp tăng cường sự tự tin và làm chủ cuộc sống, các
công cụ học bằng cả não bộ như bản đồ tư duy, trí nhớ siêu đẳng, cách quản lý thời
gian và xác định mục tiêu, phương pháp thi cử hiệu quả” (Adam Khoo, 1998).
Tác giả Barbara Allan trong cuốn Study skill handbook đã đưa ra các KN:
quản lý thời gian, xác định mục tiêu, tập trung tư tưởng, nghe, ghi, chép, đọc sách,
hiểu, nhớ, kiểm tra, giúp đỡ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tra cứu, KN quyết định,
quản lý stress, lập sơ đồ, tư duy phê phán, chuẩn bị thi,…và đã đưa ra chiến lược
học tập như: thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, xác nhận kết quả, quản lí cá nhân và
bàn khá sâu và cụ thể về các KNHT siêu tốc như KN ghi nhớ, tư duy phân tích, tư
duy sáng tạo trong hoạt động. Ông cho rằng: “Người học muốn tham gia vào hoạt
động học tập thành cơng thì phải có các KNHT cần thiết” (Barbara Allan, 2010). Từ
đó, các tác giả đã đưa ra một hệ thống các chiến lược cần dạy cho sinh viên và cách
dạy các chiến lược đó. Các chiến lược được các tác giả đề xuất gồm: Các chiến lược
thu thập thông tin, các chiến lược xử lý thông tin, các chiến lược xác nhận kết quả
học tập và chiến lược quản lý cá nhân. Tác giả cho rằng, “chính giáo viên là người
chịu trách nhiệm về các chiến lược sinh viên sử dụng trong học tập” (Barbara Allan,
2010).
Qua đây ta có thể thấy rằng, đã có rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về
KNHT và triển khai theo nhiều hướng khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả đều hướng
đến hiệu quả của hoạt động học đặt trong mục tiêu phát triển nhân cách của người
học nói chung.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
“Tôn sư trọng đạo” và “hiếu học” là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam, có lẽ vì vậy mà vấn đề giáo dục trải qua hàng ngàn năm luôn được coi là
“quốc sách”, những nghiên cứu về giáo dục luôn được các nhà nghiên cứu đặc biệt
quan tâm, số lượng các tác phẩm về giáo dục cũng hết sức phong phú, trong số đó
có các nghiên cứu về kỹ năng của người học.



×