Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông vàm cỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Hà Thị Thu Hằng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ
Ở HẠ LƯU SƠNG VÀM CỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Hà Thị Thu Hằng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ
Ở HẠ LƯU SƠNG VÀM CỎ
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TỐNG XUÂN TÁM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Những thơng tin tơi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ
trong danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2019
HỌC VIÊN

Hà Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tống Xuân Tám - người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn q Thầy Cơ của Trường, Phịng Sau đại học, Khoa
Sinh học, bộ môn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An và nhân dân địa phương ở khu vực
nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Qua đây, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và
bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2019

HỌC VIÊN

Hà Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................... 3
1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ và lưu vực sông Vàm Cỏ..............3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ............................................... 3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở lưu vực sông Vàm Cỏ...................................... 5
1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực sông Vàm Cỏ...................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An............................................................. 6
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Tiền Giang......................................................... 8
1.2.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ............................................................. 9
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu.................................................... 14
2.1.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 14
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................. 14
2.1.3. Tư liệu nghiên cứu................................................................................ 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 16
2.2.1. Ngồi thực địa....................................................................................... 16
2.2.2. Trong phịng thí nghiệm........................................................................ 17

2.2.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nước.........20
Thời gian đo các thông số môi trường từ 6 - 10 giờ sáng................................21
2.2.4. Phương pháp điều tra............................................................................ 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 22
3.1. Một số chỉ tiêu môi trường nước ở hạ lưu sông Vàm Cỏ..............................22


3.1.1. Độ mặn.................................................................................................. 22
3.1.2. Độ trong................................................................................................ 22
3.2. Thành phần các lồi cá ở hạ lưu sơng Vàm Cỏ............................................. 23
3.2.1. Danh sách các lồi cá ở hạ lưu sơng Vàm Cỏ........................................ 23
3.2.2. Đặc điểm khu hệ cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ........................................... 37
3.2.3. Độ thường gặp của các loài cá ở hạ lưu sơng Vàm Cỏ..........................41
3.2.4. Tình hình các lồi cá trong Sách Đỏ Việt Nam ở hạ lưu sông Vàm Cỏ. 42
3.2.5. So sánh thành phần loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ với hạ lưu sông
Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang 42
3.3. Đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ................................................ 43
3.3.1. Phân bố cá theo mùa.............................................................................. 43
3.3.2. Phân bố cá theo độ mặn của nước......................................................... 44
3.4. Vai trị của các lồi cá ở hạ lưu sơng Vàm Cỏ.............................................. 45
3.4.1. Các lồi cá kinh tế có giá trị làm thực phẩm.......................................... 45
3.4.2. Các loài cá kinh tế có giá trị làm cảnh................................................... 46
3.4.3. Các lồi cá kinh tế có giá trị làm thuốc.................................................. 46
3.4.4. Các lồi cá có giá trị khác...................................................................... 48
3.5. Hiện trạng nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ............................................ 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 53
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
cs
ĐBSCL
KVNC
Nxb
TP.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2017 ....................
Bảng 1.2. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2018 ...................
Bảng 1.3. Độ mặn (‰) lớn nhất tính đến ngày 04/4/2019 tại một số trạm điển
hình trên hệ thống sơng Vàm Cỏ so với cùng kì năm 2016, 2017,
2018, 2019...............................................................................................
Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu .....................................................................................
Bảng 2.2. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá .........................................................
Bảng 2.3. Phương pháp phân tích một số thơng số chất lượng nước .......................
Bảng 3.1. Độ mặn tại các điểm thu mẫu ..................................................................
Bảng 3.2. Độ trong tại các điểm thu mẫu .................................................................
Bảng 3.3. Danh sách các loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ..........................................
Bảng 3.4. Tỉ lệ các họ, giống, loài thuộc những bộ cá ở KVNC ..............................
Bảng 3.5. Thành phần, tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC ................
Bảng 3.6. Độ thường gặp của các loài cá ở KVNC .................................................
Bảng 3.7. Các loài cá ở KVNC có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) .......................
Bảng 3.8. So sánh các đơn vị phân loại cá ở hạ lưu sông Tiền thuộc tỉnh Tiền
Giang và hạ lưu sông Vàm Cỏ ................................................................
Bảng 3.9. So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài với các khu hệ cá khác .......
Bảng 3.10. Danh sách các lồi cá có tầm quan trọng ở KVNC ...............................



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Long An..................................................6
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang...........................................................8
Hình 1.3. Hệ thống sơng Vàm Cỏ............................................................................ 13
Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu ở KVNC..................................................................... 15
Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương......................................................... 18
Hình 2.3. Sơ đồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối.................................................................. 18
Hình 3.1. Biểu đồ số lượng họ, giống, loài trong các bộ cá ở KVNC......................40


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) của nước ta có hệ thống sơng ngịi chằng
chịt trên hầu khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chúng chủ yếu là các phân lưu của
sông Cửu Long. Nguồn lợi về thủy sản đặc biệt là cá, nguồn phù sa bồi đắp và nguồn
nước tưới tiêu của những sông này là vô cùng quan trọng với nhân dân ở ĐBSCL.
Đã có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản và vai trò của
các sông trên.
Tuy nhiên, sông Vàm Cỏ cũng chảy qua địa phân tỉnh miền Tây là Long An và
Tiền Giang nhưng lại không thuộc hệ thống sông Cửu Long. Đây là sông do hai
nhánh Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành. Hai nhánh sông đều bắt nguồn từ
Campuchia và đổ vào Việt Nam. Chúng hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35,5 km tại
ngã ba Bần Quỳ, thuộc xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, tạo thành ranh
giới tự nhiên giữa hai tỉnh, đổ ra cửa sông Sồi Rạp và thốt ra biển Đơng. Sơng
Vàm Cỏ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi triều cường, tạo nên những đoạn uốn khúc ở hạ
lưu [1], [2].
Với vị trí đặc biệt, sơng Vàm Cỏ có vai trị quan trọng trong giao thông đường

thủy và là nguồn nước tưới tiêu trong nơng nghiệp. Với hai nhánh chính, sơng có
nguồn lợi về thủy sản phong phú, đặc biệt là cá từ những loài cá nước ngọt, nước lợ
đến nước mặn do ảnh hưởng của triều cường trong năm.
Tuy nhiên, hiện trạng sử dụng các ngư cụ đánh bắt cá theo kiểu tận diệt như
dùng lưới mắt nhỏ, lưới cào điện hay việc xây dựng các cơng trình giao thơng như
cầu Mỹ Lợi; các cơng trình hai bên bờ sơng: xưởng đóng tàu, bãi vật liệu xây dựng,
đầm nuôi tôm, chất lượng nước sơng có thể thay đổi do hoạt động sản xuất cơng
nghiệp thải ra có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi cá trên sơng Vàm Cỏ.
Hiện nay chưa tìm thấy một cơng trình nào gần đây nghiên cứu về thành phần,
phân bố các lồi cá trên sơng Vàm Cỏ. Hơn nữa, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và
nguồn gen cá ở đây là cần thiết nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của
cộng đồng.


2

Vì vậy, đề tài nghiên cứu thành phần lồi và sự phân bố của cá ở hạ lưu sông
Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang là cần thiết, nhằm cung cấp những
dẫn liệu về thông tin các lồi cá, góp phần đánh giá được nguồn lợi cá trên sơng này
ở thời điểm hiện tại và có biện pháp bảo tồn, duy trì sự đa dạng của khu hệ cá ở đây.

Đây cũng là cơ sở dữ liệu cho các cơng trình nghiên cứu về thành phần các lồi cá ở
khu vực Nam Bộ nói chung trong thời gian sắp tới.
Từ các lí do trên, đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở
hạ lưu sông Vàm Cỏ” được tiến hành.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần loài cá và đặc điểm phân bố cá thu thập được ở hạ lưu
sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang từ ngã ba Bần Quỳ đến đoạn đổ
ra sơng Sồi Rạp.

3. Đối tượng nghiên cứu

Các loài cá và mẫu nước thu được ở sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An và tỉnh
Tiền Giang thuộc khu vực nghiên cứu (KVNC).
4. Nội dung nghiên cứu
1. Định danh, phân loại và sắp xếp các loài cá thu được theo bảng hệ thống và

xây dựng bộ sưu tập cá thu thập được.
2. Xác định độ thường gặp các loài cá.
3. Nghiên cứu đặc điểm phân bố mẫu cá thu thập theo các yếu tố môi trường,

phân tích độ mặn và độ trong của nước tại các vị trí thu mẫu cá.
5. Phạm vi nghiên cứu

Các loài cá và mẫu nước thu được tại ba vị trí thu mẫu ở hạ lưu sơng Vàm Cỏ
(tính từ ngã ba Bần Quỳ đến ngã ba Soài Rạp thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền
Giang) từ tháng 10/2018 - 9/2019.
Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ khảo sát và thu mẫu ở ba địa
điểm, phân tích độ mặn và độ trong của nước.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ và lưu vực sông Vàm Cỏ
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ
Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa và có hệ thống sơng ngịi chằng chịt,
phân bố rộng khắp. Vì vậy, sinh vật nói chung và khu hệ cá nói riêng có độ đa dạng
rất cao. Việc nghiên cứu cá ở Việt Nam đã được thực hiện nhiều từ các nhà khoa học
trong và ngồi nước qua các thời kì khác nhau.

Trước 1975, ở miền Nam cũng có một số cơng trình nghiên cứu về cá nước
ngọt do các cán bộ khoa học người Việt Nam phối hợp với người nước ngoài thực
hiện như: Trần Ngọc Lợi (1964), Fourmanvir (1965), Nguyễn Viết Trương và Trần
Thị Túy Hoa (1972), … Trong đó, Kuronuma (1961) đã tổng hợp một danh lục cá ở
Việt Nam gồm 139 loài; Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972) đã đưa ra
một danh sách cá nước ngọt ĐBSCL gồm 93 lồi [3].
Sau 1975, các cơng trình nghiên cứu về cá nước ngọt ở Nam Bộ nói chung và ở
khu vực ĐBSCL nói riêng đã được nghiên cứu sâu hơn, đạt được nhiều thành quả
đáng kể, khơng chỉ dừng ở thống kê thành phần lồi mà cịn mơ tả đặc điểm hình thái
cá và đánh giá tình hình nguồn lợi cá. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nguồn lợi
cá ở ĐBSCL được quan tâm nên có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cho cả
ĐBSCL và các khu vực nhỏ được tiến hành và xuất bản thành sách, đăng trên các tạp
chí khoa học. Vì vậy, số liệu về thành phần lồi cá, sự phân bố của chúng được cập
nhật, phát hiện được các lồi cá q hiếm, thậm chí là lồi mới. Các cơng trình có thể
kể đến như:
Cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của Mai Đình Yên và cộng sự (cs) (1992), đã
xuất bản sách “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” thu mẫu tại sơng Đồng Nai,
sơng Sài Gịn, sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, U Minh và
Phú Quốc gồm 255 loài trong 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ được thu mẫu và mô
tả [4].
Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), đã xuất bản sách “Định loại cá
nước ngọt vùng đồng bằng sơng Cửu Long” với 173 lồi thuộc 99 giống, 39 họ và 13
bộ [5].


4

Hồng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Xây dựng bộ mẫu các lồi cá nước
ngọt ở các tỉnh phía Nam Việt Nam” đã xây dựng bộ mẫu của 120 loài cá thuộc 41
họ, 14 bộ [6].

Cơng trình “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nội địa Cà Mau” của tác giả
Nguyễn Hồng Nhung (2003) gồm 179 loài, 125 giống, 56 họ, 17 bộ [7].
Đinh Minh Quang đã thu được 68 lồi cá thuộc 50 giống, 29 họ trong đó có 10
lồi có nguồn gốc từ biển thuộc 8 giống trong 5 họ từ tháng 2 đến tháng 7/2007 đăng
trên tạp chí khoa học Cần Thơ “Dẫn liệu về thành phần cá trên lưu vực sông Hậu
thuộc địa phận An Phú - An Giang” [8].
Cơng trình “Điều tra thành phần lồi và xây dựng bộ mẫu về các lồi cá có giá
trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của Phạm Đình Văn (2010) đã xác định được
119 lồi, 81 giống, 39 họ thuộc 12 bộ cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh [9].
Cơng trình “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước
Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang” của Thái Ngọc Trí, Hồng Đức Đạt, Nguyễn Văn
Sang (2012), từ năm 2008 đến 2011 đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc
27 họ, 10 bộ [10].
Dự án NEF - CTU của các tác giả Trần Đắc Định và cs (2013) đã xuất bản cuốn
sách “Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” mô tả chi tiết hình
thái của 322 lồi cá thu được, trong đó 312 lồi thu mẫu được trong vùng nước ngọt
và nước lợ, 10 loài cá biển thu được ở vùng cửa sơng [11].
Cao Hồi Đức và cs (2013 - 2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm
phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn - tỉnh Kiên Giang”, đã xác định được 117 loài cá,
thuộc 91 giống, 50 họ, 16 bộ và có 5 lồi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [12].
Lâm Hồng Ngọc (2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá
ở lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng” thu được 413 mẫu
cá với 113 lồi, xếp trong 87 giống, 47 họ, 16 bộ [2].
Đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá ĐBSCL và sự biến đổi của
chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế xã hội” của Thái
Ngọc Trí (2015) đã thu thập và xác định được 216 loài cá thuộc 60 họ, 19 bộ, ghi
nhận mới 6 loài cá thuộc 3 họ, 2 bộ cho khu hệ cá ĐBSCL (4 loài thuộc bộ cá Chép


5


và 1 lồi thuộc bộ cá Vược) trong đó có 19 loài cá thuộc 11 họ, 8 bộ bị đe dọa ở các
mức độ khác nhau [13].
Cơng trình nghiên cứu “Thành phần lồi cá ở lưu vực sơng Hậu thuộc địa phận
tỉnh Hậu Giang” từ tháng 12/2015 - 11/2016 của các tác giả Lê Kim Ngọc và cs tại
44 điểm thu mẫu đã xác định được 125 loài cá thuộc 49 bộ và 16 họ [14].
Đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố cá ở lưu vực sông Tiền - tỉnh
Tiền Giang” của Đạo Thị Ánh Phi (2018) đã thu được 168 mẫu cá thuộc 101 loài,
xếp trong 70 giống, 38 họ, 16 bộ, trong đó 3 lồi có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007)
[15].
Nhận xét: Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về khu hệ cá ở ĐBSCL đã và
đang được các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt trước những tác động của biến đổi
khí hậu, xâm nhập mặn vào mùa khô và hoạt động của con người. Đây chính là cơ sở
khoa học để đánh giá tác động của môi trường lên thành phần loài, sự phân bố, sự
suy giảm nguồn lợi cá ở các sơng, khu vực nội địa của ĐBSCL từ đó có những kế
hoạch khai thác cá hợp lí.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số tồn tại như có những địa điểm, khu vực được tập
trung nghiên cứu nhiều (chủ yếu là sơng Tiền, sơng Hậu và các phân lưu của nó) còn
một số vùng chưa được quan tâm nghiên cứu nên chưa có tài liệu thống kê gần đây
về thành phần loài và sự phân bố của các loài cá hiện nay, so sánh sự biến động
thành phần loài và phân bố của chúng hiện nay với các cơng trình trước đó.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở lưu vực sơng Vàm Cỏ
Cơng trình của Mai Đình n và cs (1992), “Định loại các lồi cá nước ngọt
Nam Bộ” có thu mẫu trên sông Vàm Cỏ với các địa điểm thu mẫu như 2 điểm trên
nhánh Vàm Cỏ Đông (tại Tây Ninh, Bến Lức), 2 điểm trên nhánh Vàm Cỏ Tây (tại
Đồng Tháp Mười, Tân An) và 1 điểm tại sông Vàm Cỏ (Cần Đước) là nơi hợp lưu
của hai nhánh nhưng thời gian đã quá lâu [4].
Tại Cần Đước, công trình thu mẫu được 7 lồi bao gồm: cá Úc mím
(Cephalocassis borneensis), cá Chét (Eleutheronema tetradactylum), cá Nâu
(Scatophagus argus), cá Chìa vơi (Proteracanthus sarissophorus), cá Chẽm (Lates



6

calcarifer), cá Sơn xương (Ambassis gymnocephalus), cá Bống rảnh vảy nhỏ
(Oxyurichthys microlepis).
Tính đến thời điểm hiện nay, chúng tơi chưa tìm thấy cơng trình nào gần đây
nghiên cứu về thành phần lồi và đặc điểm phân bố cá trên sơng Vàm Cỏ nói chung
và hạ lưu sơng Vàm Cỏ nói riêng. Đó chính là cơ sở để đề tài tiến hành thực hiện.
1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực sông Vàm Cỏ
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An
1.2.1.1. Vị trí địa lí

Tỉnh Long An có vị trí địa lí đặc biệt, là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ song
0

lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Tọa độ địa lí: 105 30' 30'' đến
0

0

0

106 47' 02'' kinh độ Đông và 10 23' 40'' đến 11 02' 00'' vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên
của tồn tỉnh là 449 194, 49 ha. Long An là cửa ngõ nối liền ĐBSCL với miền Đơng
Nam Bộ. Phía Đơng tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh, phía Tây giáp với
tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp với vương quốc Campuchia và tiếp giáp với tỉnh Tiền
Giang về phía Nam [2].

Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Long An

(Nguồn: />

7
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình

Tồn tỉnh có địa hình bằng phẳng nhưng thấp dần theo hướng Bắc - Đông Bắc
xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông Vàm Cỏ và nhiều
kênh rạch nên nhiều vùng của tỉnh là vùng đất ngập nước [2].
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Long An mang khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo đặc trưng của miền
Nam Việt Nam với hai mùa rõ rệt trong năm:
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau có gió Đơng Bắc. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Đơng Nam. Nhiệt độ trung bình tháng từ 27,2
0

0

đến 27,7 C. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,9 C. Tháng có nhiệt độ
0

trung bình thấp nhất là tháng 1 khoảng 25,2 C [2].
Lượng mưa hàng năm khoảng 966 -1325 mm, trong đó những tháng mùa mưa
chiếm 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều:
giảm dần từ vùng giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam, các
huyện phía Đơng Nam gần biển có lượng mưa ít nhất [2].
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 % [2].
1.2.1.4. Đặc điểm thủy văn

Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông

qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là
13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc
lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm [2].
Triều biển Đông tại cửa sơng Sồi Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm
nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ
sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều
mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể
lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm
giảm chi phí sản xuất [2].


8

1.2.2. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Tiền Giang
1.2.2.1. Vị trí địa lí
0

0

Tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ 105 49' 07" đến 106 48'06" kinh độ Đông,
0

0

10 12'20" đến 10 35'26" vĩ độ Bắc [16].
Vị trí tỉnh vừa tiếp giáp biển, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng Đông Nam Bộ.
Cụ thể là phía Đơng tiếp giáp biển Đơng, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp
Bến Tre, Vĩnh Long; phía Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh [16].
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 250 830,33 ha (chiếm 6,17% diện tích tự nhiên
của ĐBSCL) [16].


Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: )
1.2.2.2. Đặc điểm địa hình

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến
thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1 m. Tồn bộ
diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện
tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long [16].
1.2.2.3. Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng
bởi các yếu tố sau:


9

Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm.
Trong năm có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió
Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa
gió Đơng Bắc thổi cùng hướng với các cửa sơng gọi là gió chướng [16].
0

Nhiệt độ trung bình trong 10 năm (2000 - 2009) là 26,9 C. Lượng mưa trung
bình năm là: 1450 mm [16].
Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 83%.
1.2.2.4. Đặc điểm thủy văn

Về thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm ba vùng:
Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh Bắc

Đơng, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sơng Tiền ở
phía Nam, quốc lộ 1A ở phía Đơng. Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập
lũ, diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng
9 - 11), độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m. Về chất lượng, nước tại địa bàn thường

bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ pH vào khoảng 3-4. Ngoài
ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sơng Vàm Cỏ trong vịng 2-3 tháng tại vùng phía
Đơng Đồng Tháp Mười [16].
Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gị Cơng: Giới hạn giữa quốc lộ 1A và
kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi, chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con
triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nơng nghiệp
[16].
Vùng Gị Cơng: Giới hạn bởi sơng Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở phía
Tây, sơng Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đơng ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn
chung là bị nhiễm mặn. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều
biển Đơng. Mặn xâm nhập chính theo 2 sơng cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ mặn thường
lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4 - 5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn
sông Tiền từ 2-7 lần [16].
1.2.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ
Sông Vàm Cỏ thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Chúng gồm 10 phụ lưu trong đó
có hai phụ lưu trực tiếp tạo nên dịng chính. Sơng Vàm Cỏ Đơng có diện tích lưu vực


10
2

12 800 km , chiều dài 218 km, bắt nguồn từ Campuchia đổ vào Việt Nam qua Tây
Ninh, sau đó chảy qua địa phận các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước
thuộc tỉnh Long An. Độ dài chảy qua tỉnh Long An khoảng 145 km [1], [2].
2


Sông Vàm Cỏ Tây có diện tích lưu vực 3280 km , chiều dài 174 km, bắt nguồn
từ Campuchia chảy vào nước ta qua kênh Cái Cỏ và qua các huyện Vĩnh Hưng, Mộc
Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, thành phố Tân An, Tân Trụ, Châu Thành
của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Tây nối với sông Tiền bằng kênh Dương Văn
Dương, kênh An Long, Đồng Tiến; sông Bảo Định và các kênh rạch nhỏ khác. Vì
vậy, sơng Vàm Cỏ Tây và sơng Tiền có quan hệ về mặt thủy văn với nhau [1], [2].
Giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cũng có nhiều kênh nối nhau có
thể kể đến như kênh Trà Cú Thượng, kênh Sáng T4, kênh Bà Mía, kênh Thủ Thừa
[1], [2].
Hai sơng chảy đến ngãy ba Bần Quỳ thuộc huyện Tân Trụ, tỉnh Long An thì
hợp lưu lại thành sơng Vàm Cỏ dài khoảng 35,5 km chảy qua các huyện Châu
Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An và thị xã Gò Cơng, tỉnh Tiền
Giang đổ ra cửa sơng Sồi Rạp và tạo nên đường ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh.
Sông Vàm Cỏ nối với sông Tiền bằng sông Trà, sông Gị Cơng. Đoạn cuối của sơng
bị uốn khúc mạnh hơn các đoạn khác, tạo thành ba hình vịng cung liên tiếp nhau.
Cửa sơng có dạng vịnh, nên giao thơng đường thủy rất thuận tiện [1], [2].
Sơng có độ dốc rất nhỏ, vì vậy thủy triều mang theo nước mặn ảnh hưởng đến
chất lượng nước sơng và tình hình sản xuất của nhân dân khu vực này [1], [2].
Theo kết quả quan trắc nước mặt của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long
An, độ mặn nước sông Vàm Cỏ được trình bày ở bảng 1.1 [17] và bảng 1.2 [18].


11

Bảng 1.1. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2017

Vị trí

Tháng 3

Triều
xuống

VC1
VC2
VC3
VC4
VC5
VC6

1,6
3,9
5,1
6,2
8,6
10,7

“Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An năm 2017”

Bảng 1.2. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2018
Tháng 3

Vị trí

Triều
xuống

VC1
VC2
VC3

VC4
VC5
VC6
“Nguồn: Sở tài nguyên và mơi trường tỉnh Long An năm 2018”
Chú thích: VC01: Hợp lưu sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây
VC02: Hợp lưu sông Tra và sông Vàm Cỏ
VC03: Hợp lưu sông Cần Đước - sông Vàm Cỏ
VC04: Hợp lưu kênh nước mặn - sông Vàm Cỏ
VC5: tại Hựu Lộc, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
VC6: cửa sông Vàm Cỏ nơi đổ ra sơng Sồi Rạp

Qua kết quả quan trắc nhận thấy độ mặn các điểm vào mùa khô cao hơn mùa
mưa, các vị trí càng gần cửa sơng độ mặn càng tăng, độ mặn có thay đổi hàng năm
nhưng không quá lớn.
Theo dự báo của viện thủy lợi miền Nam, vào mùa khơ năm 2018- 2019, tình
hình xâm nhập mặn tại vị trí Cầu Nổi trên sơng Vàm Cỏ từ tháng 1 đến tháng 5 độ
mặn dao động từ 11 – 19 ‰, khơng có nước ngọt kể cả lúc chân triều. Từ đầu mùa
khô đến ngày 4/4/2019, độ mặn lớn nhất so với cùng kì năm 2018 và một số năm gần

4,0
4,8
7,2
33
10,6
12


12

đây tại các trạm được nêu ở bảng 1.3 [18].

Bảng 1.3. Độ mặn (‰) lớn nhất tính đến ngày 04/4/2019 tại một số trạm
điển hình trên hệ thống sơng Vàm Cỏ so với cùng kì năm 2016, 2017, 2018, 2019
Thời gian
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2019”

Như vậy, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô khác nhau mỗi năm. Tại trạm
Cầu Nổi thuộc khu vực nghiên cứu có độ mặn năm 2019 cao hơn năm 2018 và 2017.
Điều này ảnh hưởng đến sự phân bố của các lồi cá trên sơng Vàm Cỏ, đến tưới tiêu
nước trong nông nghiệp.


13

Hình 1.3. Hệ thống sơng Vàm Cỏ
(Nguồn />Ghi chú: 1. Sông Vàm Cỏ Tây
2. Sông Vàm Cỏ Đông
3. Sông Vàm Cỏ


14

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2018 - 9/2019, được chia thành những
khoảng thời gian nhỏ cho các công việc cụ thể như: nghiên cứu tài liệu, thực địa

trước khi thu mẫu, thực địa thu mẫu cá, đo độ mặn, độ trong trực tiếp tại hiện trường
trong 4 đợt vào mùa khô và mùa mưa, mỗi đợt 5 ngày như sau:
+ Đợt 1: từ ngày 11/4 đến ngày 15/4/2019.
+ Đợt 2: từ ngày 15/5 đến ngày 19/5/2019.
+ Đợt 3: từ ngày 04/7 đến ngày 08/7/2019.
+ Đợt 4: từ ngày 30/8 đến ngày 03/9/2019.

Ngồi ra cịn thu mẫu gián tiếp nhờ ngư dân thu hộ giữa các đợt thực địa, phân
tích mẫu cá, xây dựng cơ sở dữ liệu và viết báo cáo.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thu mẫu cá, mẫu nước, đo độ mặn và điều tra phỏng vấn ở sông Vàm
Cỏ thuộc hai tỉnh Long An và Tiền Giang từ ngã ba Bần Quỳ đến ngã ba sông Vàm
Cỏ và Soài Rạp với chiều dài 35,5 km.
Mỗi vị trí thu mẫu thả lưới 3 điểm cách nhau 1 - 2 km quanh vị trí thu mẫu, mỗi
điểm thả lưới 2 lần (tính cả lượt đi và về).
Cụ thể, vị trí thu mẫu được thể hiện trong bảng 2.1 và hình 2.1.
Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu
STT

Vị trí
trên
bản đồ

1

VT1

2

VT2


3

VT3


15

Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu ở KVNC
(Nguồn />Đề tài thu mẫu tại các địa điểm trên vì các lí do sau:
- Khoảng cách giữa ba vị trí đại điện cho ba điểm bắt đầu, giữa, cuối của hạ lưu

sông Vàm Cỏ trong khu vực nghiên cứu.
- Vị trí 1 là nơi hợp lưu của hai nhánh sơng; vị trí 2 là đoạn giữa sơng sau khi

có sự giao thoa của dịng chảy sơng Trà và sơng Gị Cơng đổ vào sơng Vàm Cỏ, là
nơi sơng uốn khúc, có cơng trình giao thơng là cầu Mỹ Lợi mới được xây dựng; vị trí
3 là nơi giao thoa với sơng Sồi Rạp, cách cửa Sồi Rạp 12 km, có chiều rộng lớn
nhất nên có sự thay đổi về các chỉ số mơi trường nước, sinh cảnh.
Phân tích mẫu cá tại Phịng thí nghiệm Động vật - Khoa Sinh học - Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.1.3. Tư liệu nghiên cứu
Mẫu cá trưng bày ở Phịng thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Nhật kí thực địa, phiếu điều tra, phỏng vấn, các biểu mẫu; hồ sơ cá; phim, hình
chụp ngồi thực địa và trong phịng thí nghiệm; hình chụp các lồi cá và các tài liệu
khác liên quan đến đề tài.


16


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Ngoài thực địa
Thu mẫu định tính: thu, mua cá của người dân địa phương đánh bắt ngẫu nhiên;
thuê người dân đi thuyền dọc sông để bắt cá tại các điểm thu mẫu, hướng dẫn cách
thu và đặt thùng mẫu đựng dung dịch formalin 8% tại nhà ngư dân. Mỗi lồi thu
được ít hay nhiều hơn ở mỗi điểm nghiên cứu tùy thuộc vào độ thường gặp và kích
thước của cá. Thơng thường, mỗi lồi thu ít nhất 5 cá thể (3 cá thể với loài có kích
thước lớn), những lồi hiếm gặp thu từ 1 - 2 mẫu. Các mẫu cá thu được phải tươi cịn
ngun hình dạng, màu sắc đẹp.
Thu mẫu định lượng: thu và đếm số cá thể của từng loài cá đánh bắt được mỗi
lần trên các phương tiện thu mẫu, ở mỗi địa điểm thu mẫu vào các mùa khác nhau để
đánh giá độ thường gặp. Thời gian thu mẫu từ 7h00 sáng đến 5h00 chiều.
Ghi nhãn cá những thông tin cần thiết: số thứ tự mẫu, tên phổ thông, địa điểm,
thời gian thu mẫu.
Chụp ảnh cá: Chụp ảnh mẫu cá cịn tươi sống. Thường chọn tấm nhựa có kích
thước lớn, màu đen làm nền. Đặt cá nằm ngay ngắn trên tấm nhựa, đầu cá quay về
phía bên trái. Phía dưới bụng cá đặt thước đo để thấy chiều dài thật của cá (đặt cá
vào chính giữa thước). Dùng tay hoặc kẹp để kéo các vây cá cho căng sau đó dùng
cọ quét formalin 40% vào các vây và giữ 2 phút để chúng xòe đều. Cá chụp lên ảnh
sẽ đúng kĩ thuật và đẹp. Mỗi mẫu chụp nhiều lần để chọn được hình đẹp nhất.
Bảo quản mẫu cá: Sau khi chụp hình, tiêm formalin vào xoang bụng và xoang
ngực của cá, bảo quản mẫu trong dung dịch formalin 8% trong thùng nhựa lớn, đậy
nắp và dán băng keo kín. Cá ở mỗi điểm thu mẫu khác nhau cần để riêng mỗi bình
chứa để tiện cho việc tra cứu. Mỗi điểm thu mẫu thu từ 1 - 2 thùng. Hàng tháng phải
được kiểm tra và xử lí thay formalin khác khi màu mẫu thay đổi hoặc nước dung
dịch bảo quản mẫu vẩn đục.
Ghi nhật kí thực địa: có sổ theo dõi các mẫu thu và ghi số thứ tự, tên cá, ngày
tháng năm, địa điểm thu (ấp, xã, huyện, tỉnh), công cụ đánh bắt, người thu mẫu về
hoạt động khai thác, phương tiện đánh bắt cá; các đặc điểm tự nhiên khác của khu

vực thu mẫu.


×