Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong giáo dục nhân quyền ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.46 KB, 6 trang )

NHÂ NÛÚÁC VÂ PHẤP LÅT

MƯÅT SƯË VÊËN ÀÏÌ L LÅN VÂ THÛÅC TIÏỴN
TRONG GIẤO DC NHÊN QUÌN ÚÃ VIÏåT NAM HIÏåN NAY
nguyễn Đức Trung *

Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề nhân quyền và giáo dục nhân quyền
(GDNQ) nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, nhất là Liên hiệp quốc
(LHQ) và các tổ chức thành viên. Ở nước ta, xét ở góc độ nhất định, GDNQ đã
được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, lồng ghép trong giáo dục đạo
đức công dân, giáo dục chính trị pháp luật. Cùng với tăng cường các hoạt động
nghiên cứu nhân quyền, vấn đề GDNQ ở nước ta đã có những bước phát triển
mới, thể hiện ở cả nội dung, hình thức và phương pháp. Tuy nhiên, ở chừng mực
nhất định, hoạt động GDNQ vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập cần được
khắc phục. Bài viết tập trung làm sáng tỏ khái niệm, mục đích, đối tượng, nội
dung, hình thức phương pháp và khái quát GDNQ trong các cơ sở giáo dục đại
học, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành luật gắn với giảng dạy
luật nhân quyền.
1. nhận thức chung về nhân quyền, giáo
dục nhân quyền
Vấn đề nhân quyền (quyền con người)
đã được đề cập từ rất sớm trong lịch sử, như
trong giáo lý của các tôn giáo lớn (Phật giáo,
Thiên chúa giáo, Hồi giáo…), các đạo luật
cổ xưa nhất (Luật Hammurabi, Luật Manu),
trong Đại Hiến chương Magna Carta (1251),
Bộ luật về các Quyền (1689) của Vương
quốc Anh; Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ
năm 1776, Tuyên ngôn về các Quyền của
con người và của công dân Pháp năm
1789… Nhưng chỉ đến khi LHQ được thành


lập (1945) thì vấn đề nhân quyền và GDNQ

*

mới trở thành mối quan tâm chủ đạo, xuất
hiện phổ biến trong các chương trình nghị
sự quốc tế cả ở cấp độ khu vực và quốc tế.
Từ đó đến nay, LHQ và các cơ quan trực
thuộc đã thông qua hàng trăm văn kiện quốc
tế về nhân quyền, trong đó có hơn 30 điều
ước quốc tế chuyên biệt về nhân quyền.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,
những hậu quả nặng nề mà chủ nghĩa phát
xít để lại đã thức tỉnh lương tri của lồi
người, địi hỏi phải thiết lập một cơ chế
nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, tránh
cho nhân loại những thảm họa tương tự.
LHQ, với tơn chỉ và mục đích cao đẹp, được

ThS. Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phịng.
NGHIÏN CÛÁU

Sưë 23(327) T12/2016

LÊÅP PHẤP

9


NHÂ NÛÚÁC VÂ PHẤP LÅT

thành lập để thúc đẩy và hiện thực hóa
những mục tiêu ấy, khơng chỉ bằng việc
khởi thảo xây dựng một hệ thống văn kiện
hoàn chỉnh (trong đó đáng chú ý nhất là Bộ
luật Nhân quyền) mà còn thiết lập một bộ
máy các cơ quan chuyên trách về bảo vệ
nhân quyền. Nhân quyền đã trở thành vấn
đề có tầm quan trọng đặc biệt, mối bận tâm
của tất cả các quốc gia, và là một đề mục chi
phối mạnh mẽ các chương trình nghị sự của
LHQ. Trong pháp luật nhân quyền quốc tế,
ba văn kiện pháp lý (Tuyên ngôn Nhân
quyền năm 1948 và hai Công ước về các
Quyền dân sự, chính trị; Quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa cùng năm 1966) đã hình
thành nên Bộ luật Nhân quyền quốc tế, tạo
tiền đề cho việc thúc đẩy và GDNQ trên thế
giới.
Thuật ngữ giáo dục quyền con người
cũng xuất hiện với tần suất cao hơn trong
các văn kiện của các tổ chức quốc tế và khu
vực, như Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức
An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ
chức Các nước châu Mỹ (OAS), Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Tôn
trọng và thúc đẩy việc bảo đảm quyền con
người đã trở thành xu thế tất yếu mang tính
tồn cầu.
Có thể quan niệm giáo dục quyền con
người là một quá trình nhằm truyền đạt các

kiến thức, các kỹ năng để người học có
những hiểu biết về quyền con người, những
giá trị phẩm giá, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau,
sự tôn trọng và hiểu biết về quyền của người
khác, tơn trọng pháp luật để từ đó thúc đẩy
mọi người tham gia vào mọi mặt của đời
sống xã hội và cùng nhau xây dựng một
“nền văn hóa nhân quyền” chung1. GDNQ
thực chất là hoạt động có định hướng, có tổ
chức, có mục đích của chủ thể giáo dục tác

10

động lên đối tượng giáo dục nhằm hình
thành ở họ tri thức về quyền con người, giúp
họ biết bảo vệ mình và biết cách tơn trọng
quyền của người khác.
Mục đích của giáo dục quyền con người
là nhằm thức tỉnh, thay đổi nhận thức, năng
lực, tình cảm, xây dựng thái độ đúng đắn về
nhân quyền. Theo LHQ, mục đích của
GDNQ khơng gì khác hơn là “xây dựng một
nền văn hóa nhân quyền toàn cầu và cho tất
cả mọi người - xây dựng mối quan hệ hợp
tác trên tồn cầu vì nhân quyền - thúc đẩy
sự khoan dung trong tư tưởng nhân quyền
rộng khắp thế giới”2. Đó là cung cấp những
hiểu biết về nội dung, ý nghĩa của các quyền
cơ bản của con người. GDNQ được coi là
hạt nhân của giáo dục chính trị, đạo đức, xã

hội và văn hóa, gắn liền với sự phát triển của
văn minh loài người, các nhóm khác nhau
trong xã hội, trang bị tri thức, sự hiểu biết
các quyền mang tính bảo vệ (quyền khiếu
nại, quyền tố cáo, quyền khởi kiện…) tạo
thành nền tảng của thể chế nhà nước pháp
quyền, giáo dục ý thức tôn trọng quyền của
người khác, nhất là tôn trọng các quyền của
những nhóm người yếu thế trong xã hội,
đồng thời cung cấp cơ sở cho việc giải quyết
xung đột và thúc đẩy trật tự xã hội.
Đối tượng GDNQ bao gồm toàn bộ cá
nhân đang tồn tại trong cộng đồng nhân loại.
Trong mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể, đối
tượng giáo dục quyền con người là những
cá nhân cơng dân, những nhóm, những cộng
đồng xã hội cụ thể tiếp nhận những tác động
của hoạt động giáo dục. Đối tượng giáo dục
quyền con người rất phong phú và đa dạng,
có thể phân thành các nhóm dựa trên cơ sở,
yếu tố, trạng thái, địa vị pháp lý, điều kiện
kinh tế, môi trường sống, việc làm, truyền
thống văn hóa, đạo đức, tơn giáo nhất định

1

Đặng Ngọc Hoàng, Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội; năm 2000.

2


Thông điệp các Đại diện Cao ủy LHQ về nhân quyền nhân Ngày nhân quyền năm 1997.

NGHIÏN CÛÁU

LÊÅP PHẤP

Sưë 23(327) T12/2016


NHÂ NÛÚÁC VÂ PHẤP LÅT
gắn với mỗi chủ thể. Trong điều kiện ở nước
ta hiện nay, có thể phân loại thành:
- Nhóm cán bộ, cơng chức, viên chức
trong các cơ quan tổ chức Đảng, cơ quan
nhà nước, Đảng;
- Nhóm là thành viên của các tổ chức
đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Nhóm học sinh, sinh viên đang theo
học tại các nhà trường thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân;
- Nhóm người lao động trong các loại
hình doanh nghiệp;
- Nhóm những người lao động ở khu
vực nơng thơn;
- Nhóm những người đã quá tuổi lao
động;
- Nhóm những người yếu thế trong xã
hội, như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật;
- Nhóm những người cơng tác trong lĩnh

vực giáo dục3.
Nội dung của giáo dục quyền con người
là tổng thể những hiểu biết cần thiết để mỗi
cá nhân có thể nhận thức và đủ khả năng bảo
vệ, thúc đẩy những giá trị quyền của mình.
Nội dung giáo dục quyền con người có thể
khái quát ở những điểm sau:
- Các thông tin về quyền con người, bao
gồm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
(các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân);
- Các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về
quyền con người;
- Lịch sử hình thành và phát triển quyền
con người;
- Các thông tin về thực hiện quyền con
người;
- Các thơng tin về kết quả nghiên cứu,
hình thức, nội dung, phương pháp, kinh

3

nghiệp tổ chức giáo dục quyền con người;
- Các thông tin về hệ thống, các cơ quan
thực hiện giáo dục quyền con người…
Phương pháp giáo dục quyền con người
có thể thực hiện thơng qua nhiều hình thức
và bằng các biện pháp cụ thể khác nhau,
như: mô phỏng, giáo dục chính khóa, giáo
dục ngoại khóa, thảo luận… Phương pháp

giáo dục quyền con người ln tùy thuộc
vào mục đích, nội dung giáo dục và phù hợp
với từng đối tượng nhất định.
2. Thực trạng giáo dục quyền con người
ở Việt nam
Nhân quyền là nét đẹp trong truyền
thống dân tộc Việt Nam. Vấn đề GDNQ ở
Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khách quan.
Là một dân tộc có truyền thống nhân đạo,
khoan dung, trong lịch sử chống giặc ngoại
xâm ông cha ta đã nhiều lần khơng những
bảo tồn tính mạng mà còn cung cấp lương
thực, ngựa, xe, thuyền bè... cho những đạo
quân xâm lược bại trận trở về quê hương bản
quán. Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình
luật) đời Hậu Lê được các học giả trong
nước và quốc tế đánh giá rất cao vì đã chứa
đựng nhiều quy định mang tính nhân quyền
và nhân đạo sâu sắc khi so sánh với những
đạo luật của các nước khác trên thế giới
cùng thời kỳ.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc
lập (tháng 8/1945), một trong những quyết
định chính sách đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đưa ra là thực hiện các hoạt động nhân
đạo, đặc biệt là cứu đói cho đồng bào nghèo.
Để thực hiện chính sách đó, ngày
23/11/1946, tổ chức nhân đạo trung tâm của
nước ta là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã
được thành lập, do Bác Hồ làm Chủ tịch

danh dự đầu tiên. Từ đó đến nay, Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam ln đóng vai trị nịng cốt

Thế Ngọc Mai, Quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, năm
2014.
NGHIÏN CÛÁU

Sưë 23(327) T12/2016

LÊÅP PHẤP

11


NHÂ NÛÚÁC VÂ PHẤP LÅT
trong các hoạt động nhân đạo ở nước ta, với
các hoạt động rộng khắp và hiệu quả. Tuyên
ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa đã long trọng tuyên bố về
các quyền và tự do cơ bản của con người.
Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù
chưa phải là thành viên các điều ước quốc
tế về luật nhân đạo, nhưng Nhà nước ta luôn
tuân thủ các quy tắc của ngành luật này
trong việc đối xử với tù binh. Kể từ năm
1947, Nhà nước Việt Nam hàng năm đều
đơn phương phóng thích hàng ngàn tù binh
Pháp. Ngay sau ngày chiến dịch Điện Biên
Phủ toàn thắng, Nhà nước ta đã cho phép và
tạo điều kiện thuận lợi nhất để quân đội

Pháp tiếp nhận các thương, bệnh binh của
họ ở chiến trường.
Năm 1957, Việt Nam chính thức gia
nhập bốn Công ước Giơ-ne-vơ năm 1949 những văn kiện nền tảng của luật nhân đạo
quốc tế. Từ đó đến nay, nước ta đã là thành
viên của gần 20 điều ước quốc tế về luật
nhân đạo. Ngay sau khi gia nhập LHQ
(1977), nước ta đã xúc tiến việc tham gia các
điều ước quốc tế về nhân quyền của tổ chức
này. Đầu thập kỷ 1980, Việt Nam đã trở
thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế
quan trọng nhất về nhân quyền, trong đó có
hai Cơng ước quốc tế về các Quyền dân sự,
chính trị và về các Quyền kinh tế, xã hội,
văn hố năm 1966. Tính đến thời điểm hiện
nay, Việt Nam đã là thành viên của 10 điều
ước quốc tế về nhân quyền của LHQ. Bên
cạnh đó, Việt Nam còn tham gia nhiều điều
ước quốc tế khác liên quan mật thiết đến vấn
đề nhân quyền do các tổ chức chuyên môn
của LHQ như ILO, UNESCO ban hành.
Điều 50 Hiến pháp năm 1992 xác định: ở
Việt Nam, các quyền con người về dân sự,
chính trị và kinh tế, xã hội văn hóa được bảo
đảm. Hiến pháp năm 2013 dành hẳn
Chương 2 như một sự ưu tiên đối với việc
bảo đảm các quyền con người, quyền công
dân đã được ghi nhận trong Bộ luật Nhân
quyền quốc tế.


12

NGHIÏN CÛÁU

LÊÅP PHẤP

Sưë 23(327) T12/2016

So sánh với các quốc gia khác trên thế
giới, Việt Nam đã tham gia ở mức trung bình
về mặt số lượng các điều ước quốc tế về
nhân quyền. Tuy nhiên, xét về mặt tính chất,
Việt Nam thể hiện sự cởi mở và trách nhiệm
rất cao, kể cả khi so sánh với một số các
“siêu cường quốc”, vì đã phê chuẩn, gia
nhập và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả
hầu hết điều ước quan trọng nhất của ngành
luật này. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam đã
nhất trí về Hiến chương ASEAN, trong đó
có một chương quy định về cơ chế bảo vệ
và thúc đẩy nhân quyền trong khu vực.
Trước đó, Việt Nam cũng đã ký nhiều văn
kiện khác của ASEAN về nhân quyền và
nhân đạo, trong đó có văn kiện về chống
buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ
nữ, trẻ em và bảo vệ người lao động nước
ngoài, mới đây đã tham gia công ước về
chống tra tấn...
Đồng thời với việc tham gia các điều
ước, văn kiện quốc tế và khu vực, Nhà nước

ta rất quan tâm đến việc thực hiện các nghĩa
vụ quốc tế phát sinh từ các điều ước, văn
kiện đã ký kết hoặc gia nhập, trong đó có
việc nội luật hố các ngun tắc và quy định
của luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế vào
hệ thống pháp luật quốc gia cũng như việc
triển khai thực hiện các quy định đó trên
thực tế. Nhìn chung, hệ thống pháp luật
nước ta hiện đã phù hợp với những nguyên
tắc và tiêu chuẩn cơ bản đề ra trong các công
ước của hai ngành luật này mà Việt Nam là
thành viên.
Mặc dù vậy, xu hướng phát triển của
luật nhân quyền quốc tế và những vấn đề
nhân quyền ở mỗi quốc gia đang đặt ra
những yêu cầu mới, ngày càng cao hơn với
Việt Nam và các quốc gia khác. Nhất là
trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức, thực hiện và tuân thủ các cam kết quốc
tế, thúc đẩy hành động hài hòa với xu hướng
phát triển chung về bảo vệ và phát triển các
giá trị bền vững về nhân quyền trên thế giới
và khu vực. Giáo dục quyền con người là


NHÂ NÛÚÁC VÂ PHẤP LÅT
cách thức cơ bản nhằm nâng cao nhận thức,
thúc đẩy, bảo vệ và thực thi quyền con
người. Nghiên cứu và giáo dục quyền con
người, do vậy cũng được nhiều tổ chức và

cơ quan chuyên môn quan tâm, trong tất cả
các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp,
về lý thuyết, tư duy lý luận và ứng dụng
thực tiễn. Nhiều cuộc tập huấn, hội nghị, hội
thảo về các vấn đề quyền con người từ việc
bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương
như phụ nữ, trẻ em, người có HIV đến
những vấn đề dân sự, chính trị nhạy cảm
như án tử hình, tra tấn… đã được triển khai
trong những năm qua. Cách thức này được
áp dụng phổ biến và hiệu quả ở nhiều nơi,
trong đó có hệ thống các trường đại học.
Viện Nghiên cứu Quyền con người thuộc
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
thực hiện các hoạt động giáo dục quyền con
người đã đưa vào giảng dạy trong một số
chương trình đào tạo cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý học tại Học viện từ năm 1998. Khoa
Luật một số trường đại học Việt Nam cũng
đã có chun đề về quyền con người trong
khn khổ môn học Công pháp quốc tế.
Trường Đại học Luật Hà Nội có bố trí
chương trình giảng dạy về quyền con người
với thời lượng 20 tiết cho đào tạo trình độ
thạc sĩ, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật. Năm 2013, Khoa Luật
Đại học Quốc gia đã xuất bản tập giáo trình
“Lý luận và pháp luật về quyền con
người”… Nhưng đáng tiếc là vấn đề nghiên
cứu, giảng dạy về luật nhân quyền trong

chương trình giảng dạy chính khóa ở các cơ
sở giáo dục đại học vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa làm được bao nhiêu. Hiện nay, chúng
ta chưa có cơ sở giáo dục đại học nào nghiên
cứu chuyên sâu, toàn diện và thực hiện
giảng dạy một cách hệ thống về luật nhân
quyền và luật nhân đạo quốc tế.
Vào năm 1994, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh đã thành lập một cơ quan
nghiên cứu về vấn đề nhân quyền là Trung
tâm Nghiên cứu nhân quyền, nay đổi tên là

Viện Nghiên cứu Nhân quyền. Tuy nhiên,
do luật nhân quyền là vấn đề mới, khó và do
chức năng của cơ quan này hướng vào
nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhân quyền
nên kết quả nghiên cứu về luật quốc tế về
nhân quyền và nhân đạo còn rất hạn chế, chủ
yếu đang dừng ở việc dịch một số văn bản
của ngành luật này ra tiếng Việt, còn việc
giảng dạy về nhân quyền chỉ có 4 tiết ở thời
gian đầu, đến nay gần như không thực hiện
giảng dạy ở các lớp chính trị trung và cao
cấp, các lớp cao học và nghiên cứu sinh của
Học viện, kể cả đối với ngành Luật học. Văn
phịng Nhân quyền của Chính phủ chủ yếu
được thành lập ra để tham mưu, tư vấn về
nhân quyền và và đấu tranh chống lợi dụng
nhân quyền. Các Trung tâm nghiên cứu về
Quyền con người ở một vài trường đại học

hứa hẹn sẽ tăng cường năng lực nghiên cứu
về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng chưa có
nhiều sản phẩm nghiên cứu với chất lượng
cao và chưa thực hiện chương trình giảng
dạy hồn chỉnh và có hệ thống về luật nhân
quyền và nhân đạo, việc nghiên cứu giảng
dạy mới chỉ mang tính chất thí điểm và thiếu
yếu tố bền vững. Việc giảng dạy về luật
nhân quyền trong các cơ sở giáo dục đại học
khơng chỉ cịn bó hẹp về chương trình, nội
dung, đối tượng và phương pháp, mà cịn
chưa đáp ứng và có khoảng cách khá xa so
với đòi hỏi thực tiễn của sự nghiệp đổi mới
đất nước, trong đó quyền con người là mục
tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới.
3. Một số kiến nghị thúc đẩy giáo dục
quyền con người ở Việt nam
Một là, giáo dục quyền con người là
một trong những nội dung quan trọng của
LHQ, hệ thống giáo dục các nước trên thế
giới hiện nay rất quan tâm đến giáo dục
quyền con người. LHQ đã phát động Thập
kỷ Giáo dục quyền con người, Việt Nam là
thành viên của LHQ nên cần phải đưa
chương trình giáo dục quyền con người,
quyền cơng dân vào hệ thống giáo dục quốc
dân. Đặc biệt là cần đưa nội dung giáo dục
NGHIÏN CÛÁU

Sưë 23(327) T12/2016


LÊÅP PHẤP

13


NHÂ NÛÚÁC VÂ PHẤP LÅT
quyền con người vào chương trình giảng
dạy của các cơ sở giáo dục đại học, nhất là
các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật và các
trường thuộc khối khoa học xã hội nhân văn.
Khi đưa dạng giáo dục này vào giảng dạy
chính thức, nội dung của nó có thể được
lồng ghép, tích hợp trong nội dung giảng
dạy của các mơn học khác có liên quan như
giáo dục đạo đức, giáo dục cơng dân, giáo
dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật.
Đồng thời, phải đưa môn học này vào
chương trình chính khóa từ cấp tiểu học đến
cấp trung học phổ thông.
Hai là, nâng cao nhận thức của các tổ
chức, lực lượng có trách nhiệm trong giáo
dục quyền con người. Các cơ quan quản lý
nhà nước, các nhà giáo dục cần nhận thức
đúng tầm quan trọng và sự cần thiết phải
đưa giáo dục quyền con người vào trong các
chương trình đào tạo ở các cấp học, bậc học,
phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã
hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cần
chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các

tri thức về nhân quyền cho các chủ thể có
trách nhiệm, trước hết là các nhà quản lý,
nhà giáo dục. Cùng với đó là mở rộng và
thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua các hình
thức hội thảo khoa học, cử chuyên gia đi đào
tạo về nhân quyền ở các trường đại học, viện
nghiên cứu về nhân quyền trên thế giới.
Ba là, xác định đúng và nâng cao chất
lượng các hình thức, phương pháp giáo dục
quyền con người phù hợp với từng đối
tượng, khả năng nhận thức và các điều kiện
khách quan khác, nhất là những nhóm
chuyên biệt. Cần sáng tạo và vận dụng
nhuần nhuyễn tổng hợp các hình thức,
phương pháp giáo dục khác nhau, trong đó
chú trọng cả các hình thức giáo dục chính
khóa và ngoại khóa. Nghiên cứu các hình
thức giáo dục cơ bản như phổ biến, tuyên
truyền về quyền con người thông qua hội
nghị, hội thảo, câu lạc bộ, tranh ảnh, pa nơ,
áp phích, tờ rơi, đài truyền thanh, đài phát
thanh truyền hình, phim và các loại hình

14

NGHIÏN CÛÁU

LÊÅP PHẤP

Sưë 23(327) T12/2016


nghệ thuật khác. Bên cạnh đó, cần chú trọng
các hình thức giáo dục đặc thù thông qua các
hoạt động hoạch định chính sách, đường lối,
hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Bốn là, nhà giáo dục giữ vai trò quan
trọng hàng đầu trong giáo dục nhân quyền.
Để bảo đảm chất lượng giảng dạy nhân
quyền, cần chú trọng đào tạo đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên chuyên nghiệp về
chuyên ngành luật nhân quyền, đặc biệt là
đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, có thể
cử giảng viên đi đào tạo, tập huấn ở nước
ngoài. Đây là tiền đề để đưa nội dung giáo
dục về quyền con người vào giảng dạy chính
thức trong hệ thống giáo dục quốc dân; đồng
thời có kế hoạch thu hút các giảng viên, nhà
khoa học giỏi trong và ngoài nước về lĩnh
vực này tham gia giảng dạy về luật nhân
quyền tại các cơ sở giáo dục đại học, nhất là
các cơ sở giáo dục chuyên ngành luật.
Giáo dục quyền con người vừa là mục
tiêu, vừa là phương tiện để xây dựng một
chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là cơ sở
để giáo dục con người, xây dựng nhà nước
pháp quyền, củng cố niềm tin của nhân dân
với Đảng, Nhà nước, chống lại các âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề “nhân quyền” để chống phá cách

mạng nước ta. Mặc dù có những tiến triển
trong thời gian qua, nhưng so sánh mặt
bằng chung trên thế giới, phạm vi và trình
độ giáo dục quyền con người ở Việt Nam
vẫn chưa bắt kịp với xu thế phát triển của
thế giới, cũng như nhu cầu trong nước.
Những trở ngại về trình độ, sự thiếu hụt các
nhà giáo dục, sự lạc hậu về phương pháp,
thiếu các nguồn tài liệu tham khảo… có thể
được khắc phục trong thời gian tới nếu
chúng ta triển khai một cách đồng bộ, với
sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự
tham gia của tồn xã hội thì việc giáo dục
quyền con người ở Việt Nam chắc chắn sẽ
có bước tiến vượt trội và được cộng đồng
quốc tế ghi nhận n



×