Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học thông qua dạy học các học phần về phương pháp dạy học toán (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.35 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ NGÀ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ mơn Tốn
Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Trần Luận
2. PGS.TS Trần Ngọc Lan

Phản biện 1: PGS. TS Trần Kiều
Phản biện 2: GS. TS Đào Tam
Phản biện 3: PGS. TS. Cao Thị Hà


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp:Trường
họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm ………….



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ

1. Hồng Thị Ngà (2014), "Mơ hình dạy học Bàn trịn”, Tạp chí Giáo
dục, Số đặc biệt, tháng 7/2014, tr. 110-113.
2. Hoàng Thị Ngà (2017), "Nghiên cứu bước đầu về siêu nhận thức
và khả năng ứng dụng trong giáo dục", Tạp chí Giáo dục, Số đặc
biệt, kì 3 tháng 8/2017,tr. 147-151
3. Hoàng Thị Ngà (2019), "Đánh giá siêu nhận thức – kĩ năng siêu
nhận thức trong học tập", Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, ISSN 2354-1075, Volume 64, Issue 7, tr. 130-139.
4. Hoàng Thị Ngà (2019),"Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học
mang tính siêu nhận thức trong dạy học các học phần phương pháp
dạy học toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học", Tạp chí
Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2019, tr. 171-175.
5. Hoang Thi Nga (2020), "A Model of Organizing Activities for
Training Metacognitive Skils for Primary Education Students in


Mathematics Teaching Methodology Courses", Vietnam Journal of
Education, ISSN 2588-1477, Volume 04, Issue 01, pp. 36-43.
6. Hoàng Thị Ngà (2020), "Kĩ năng siêu nhận thức của sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học", Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng
11/2020.


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Yêu cầu của xã hội đối với việc đổi mới giáo dục đại học
Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, theo yêu cầu đổi mới giáo dục, dạy
học ở ĐH phải tổ chức hoạt động để trong quá trình giáo dục, SV tích cực,
chủ động tiếp thu những kiến thức và kĩ năng cần thiết để hình thành nhân
cách theo yêu cầu xã hội, hơn nữa, phải có năng lực tự học, tự làm giàu tri
thức để có thể học tập và học tập suốt đời.
1.2. Yêu cầu chuyển đổi cách thức dạy học và vai trò của kĩ năng
siêu nhận thức trong việc học tập
Xu hướng dạy học hiện nay không chỉ chú trọng ở việc người học sẽ
học được cái gì mà cịn chú trọng ở việc học như thế nào. Kĩ năng SNT
giúp người học định hướng và lập được kế hoạch học tập một cách khoa
học; tự đánh giá và điều chỉnh về nhiều khía cạnh của việc học; theo dõi
việc học của chính mình và tự đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp
trong từng tình huống cụ thể; phát triển tư duy logic, tư duy chiến lược;
giúp người học hiểu việc học của mình và có cách học tốt nhất.
1.3. Yêu cầu rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm
Đối với SV sư phạm, một trong những nhân tố cốt lõi hình thành nên
năng lực sư phạm chính là kĩ năng dạy học. Kĩ năng SNT vừa đóng vai trị
là một kĩ năng học tập quan trọng, vừa là một kĩ năng dạy học cần thiết.
1.4. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức trong các
học phần về Phương pháp dạy học Tốn
Trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, các học phần về
PPDH Tốn đóng vai trị quan trọng và được SV đặc biệt quan tâm do ý
nghĩa thiết thực với hoạt động dạy – học nghề. Kĩ năng SNT sẽ giúp SV
học tốt hơn học phần phương pháp dạy học tốn nói riêng và các học phần
trong chương trình đào tạo nói chung. Hơn nữa, việc rèn luyện kĩ năng
SNT giúp SV rèn luyện kĩ năng nghề cần thiết.

1.5. Thực tiễn nghiên cứu việc rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
Đến thời điểm này, SNT đã có lịch sử nghiên cứu hơn 30 năm kể từ
khi nhà tâm lí học người Mĩ J. Flavell khai sinh ra thuật ngữ này. Từ đó,
một trào lưu, một xu hướng nghiên cứu mới về SNT ngày càng được mở
rộng với nhiều lý thuyết, mơ hình của các tác giả khác nhau. Ở Việt Nam,
những nghiên cứu về SNT có thể nói là chưa nhiều và mới dừng ở bước
đầu với những khám phá về lý thuyết và đề xuất khả năng ứng dụng của
SNT vào lĩnh vực giáo dục. Như vậy, việc hệ thống hoá những vấn đề


2

líluận, đưa ra những phân tích về khả năng ứng dụng của lý thuyết SNT
cũng như đề xuất biện pháp để rèn luyện kĩ năng SNT cho SV là điều rất
cần thiết.
Với những lí do kể trên, đề tài nghiên cứu được chọn trong luận án là
"Rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học thông qua dạy học các học phần về phương pháp dạy học tốn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định được các kĩ năng SNT cần thiết, vai trò, ý nghĩa
của các kĩ năng SNT đó đối với SV ngành Giáo dục Tiểu học, luận án xây
dựng quy trình và đề xuất mơ hình tổ chức các hoạt động, thiết kế các hoạt
động cụ thể vận dụng trong các học phần về PPDH Toán nhằm rèn luyện
kĩ năng SNT cho SV ngành GDTH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kĩ năng SNT cần rèn luyện
cho SV ngành Giáo dục Tiểu học trong các học phần về PPDH Toán.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung rèn luyện những kĩ năng SNT cần thiết cho SV
ngành GDTH trong các học phần về PPDH Toán.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được các kĩ năng SNT cần thiết đối với SV ngành
GDTH và xây dựng được quy trình, đề xuất được mơ hình tổ chức hoạt
động phù hợp vận dụng trong các học phần về PPDH Tốn thì có thể rèn
luyện kĩ năng SNT cho SV, từ đó có thể nâng cao hiệu quả dạy học các học
phần PPDH Toán và rèn luyện kĩ năng nghề cho SV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan và làm rõ những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn của
việc rèn luyện kĩ năng SNT cho SV ngành GDTH thông qua dạy học các
học phần về PPDH Toán.
- Xác định các kĩ năng SNT cần thiết đối với SV ngành GDTH.
- Xây dựng quy trình, đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động và thiết kế
các hoạt động dạy học cụ thể vận dụng mơ hình trong các học phần về
PPDH Toán ở tiểu học nhằm rèn luyện kĩ năng SNT cho SV.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của quy trình và mơ
hình tổ chức hoạt động đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra và quan sát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm


3

7. Những đóng góp của luận án
7.1. Về mặt lí luận
- Hệ thống hố một số vấn đề lí luận về SNT.
- Đưa ra các kĩ năng SNT cần rèn luyện cho SV ngành Giáo dục Tiểu

học và các biểu hiện cụ thể của từng kĩ năng; phân tích đặc điểm đặc thù
của SV ngành GDTH với sự cần thiết và cơ hội phát triển kĩ năng SNT.
- Đưa ra phương pháp, kĩ thuật đánh giá mức độ kĩ năng SNT của SV
ngành Giáo dục Tiểu học.
- Xây dựng quy trình, đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động và thiết kế
một số hoạt động dạy học cụ thể vận dụng trong các học phần về PPDH
Toán nhằm rèn luyện kĩ năng SNT cho SV ngành GDTH.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Bước đầu tìm hiểu thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng SNT cho
SV ngành GDTH thông qua dạy học các học phần về PPDH Toán ở các
trường đại học, cao đẳng.
- Quy trình và mơ hình tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng SNT cho
SV được đề xuất trong luận án được kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả,
có thể được vận dụng vào thực tiễn dạy học các học phần về PPDH Toán ở
các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành GDTH, góp phần rèn luyện
kĩ năng SNT cho SV và nâng cao chất lượng dạy học.
- Những nghiên cứu được trình bày trong luận án có thể làm tài liệu
tham khảo cho GV giảng dạy các học phần về PPDH Toán và SV ở các
trường ĐH có đào tạo ngành GDTH.
8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ
8.1. Việc rèn luyện kĩ năng SNT cho SV ngành GDTH như một kĩ
năng học tập và một kĩ năng nghề quan trọng là việc làm cần thiết trong xu
hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
8.2. Các phương pháp đánh giá và các mức độ kĩ năng SNT của SV
ngành GDTH đưa ra trong luận án làcó cơ sở khoa học.
8.3. Quy trình và mơ hình tổ chức hoạt động được đề xuất trong luận
án có tính khả thi và sẽ góp phần đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo
ngành GDTH theo hướng rèn luyện kĩ năng SNT cho SV.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận,luận án gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Xây dựng quy trình và đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động
rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
thông qua các học phần về Phương pháp dạy học Toán
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2. Khái quát về siêu nhận thức
1.2.1. Quan niệm về siêu nhận thức
Thuật ngữ Siêu nhận thức (Metacognition) bắt nguồn từ Hy Lạp với
tiền tố "meta" có nghĩa là "sau", "vượt lên trên".
Có nhiều quan niệm khác nhau về SNT của J. Flavell (1976), A.
Brown (1982), Janet Metcalfe và Arthur P. Shimamura (1994), A.
Livingston (2003), F.E. Weinert (1998) ...
Trong luận án, SNT được hiểu là khả năng của một người trong việc
kiểm soát q trình NT của chính mình, bao gồm sự hiểu biết về quá trình
NT và việc định hướng, theo dõi, điều chỉnh, đánh giá các hoạt động của
quá trình NT có liên quan khi cần thiết.
1.2.2. Phân biệt nhận thức và siêu nhận thức
SNT và NT đều là quá trình tư duy diễn ra trong đầu của chủ thể NT,
thường diễn ra song song và có mối quan hệ biện chứng với nhau: có nhận
thức mới có SNT, mặt khác, SNT làm tăng chất lượng của quá trình nhận
thức. SNT có thể diễn ra trước hoặc sau q trình NT. Tuy nhiên, vẫn có
thể phân biệt chúng với nhau bởi hai khía cạnh: nội dung và chức năng.

1.2.3. Các thành phần của siêu nhận thức
Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các thành phần của SNT trong
những mơ hình khác nhau.
Flavell (1979) trong mơ hình điều chỉnh/giám sát NT chia SNTthành 4
thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là: Kiến thức SNT
(Metacognitive Knowledge), Chiến lược NT (Cognitive Strategies), Trải
nghiệm SNT (Metacognitve Experiences) và Mục tiêu NT (Cognitive Goals).
Brown (1982) chia SNT thành 2 thành phần chính, bao gồm: (1) Sự
hiểu biết về NT, là những thông tin phản ánh ý thức về những khả năng và
hoạt động NT; (2) điều chỉnh NT, là các hoạt động liên quan đến cơ chế tự
điều chỉnh trong một nỗ lực liên tục để tìm hiểu và GQVĐ.
Schraw và Dennison (1994) phân biệt SNT thành 2 thành phần chính,
bao gồm: Kiến thức về NT và điều chỉnh NT. Kiến thức về NT gồm ba
loại: Kiến thức khai báo (Declarative Knowledge, kiến thức thủ tục


5

(Procedural Knowledge), kiến thức điều kiện (Conditional Knowledge).
Điều chỉnh NT gồm một số hoạt động kiểm sốt q trình học tập: Lập kế
hoạch, quản lí thơng tin, giám sát sự hiểu, điều chỉnh và đánh giá.
Tobias và Everson (1995) nhận thấy SNT là sự kết hợp của kĩ năng
và kiến thức - kiến thức về NT, việc giám sát quá trình học tập và NT của
một người và việc kiểm sốt các q trình này. Tuy nhiên, họ tổ chức các
thành phần này thành một mơ hình phân cấp trong đó, việc giám sát sự
hiểu biết là một điều kiện tiên quyết để kích hoạt các kĩ năng SNT khác.
Từ các mơ hình kể trên, luận án phân biệt SNT thành 3 thành phần
chính, bao gồm: kiến thức SNT (Metacognitive Knowledge), kĩ năng SNT
(Metacognitive Skills) và trải nghiệm SNT (Metacognitive Experiences).
Sơ đồ 1.1: Các thành phần của SNT

Siêu nhận
thức

Trải nghiệm
SNT

Kiến thức
SNT

Kiến thức
khai báo

Kiến thức
thủ tục

Kiến thức
điều kiện

Giám sát sự
hiểu biết

Kĩ năng SNT

Lập kế
hoạch

Theo dõi điều chỉnh

Đánh giá


Cách phân loại này cho thấy cách nhìn nhận của luận án về SNT như một
năng lực nội quan của một con người về q trình NT của chính mình. Năng
lực này tồn tại trong mỗi người nhưng không giống nhau về mức độ và có thể
rèn luyện, phát triển thơng qua hoạt động, đặc biệt là hoạt động giáo dục.
1.2.4. Đánh giá siêu nhận thức
1.2.4.1. Một số phương pháp, kĩ thuật đánh giá định tính
- Nói to suy nghĩ (Think - aloud)
- Phỏng vấn (Interviews)
- Dạy kèm (Tutor)
1.2.4.2. Một số phương pháp đánh giá định lượng
a) Phương pháp sử dụng bảng khảo sát (MAI) của Schraw và
Dennison (1994)
b) Phương pháp KMA (Knowledge Monitoring Assessment) của
Tobias và Everson (1995)


6

c) Phương pháp KMA (Knowledge Monitoring Accuracy) và KMB
(Knowledge Monitoring Bias) của Gama (2004)
d) Phương pháp sử dụng bảng hỏi MARSI1 của Sperling, Howard,
Miller và Murphy (2002)
1.2.5. Siêu nhận thức và việc dạy siêu nhận thức
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau, nhiều tác giả đã nhấn
mạnh vai trò của SNT và đề xuất những cách thức vận dụng lí thuyết SNT
vào giảng dạy và học tập như: Flavell (1979), Brown và Palinscar (1982),
tổ chức SESS (2009), Gama (2004), Hartman (2001), Weinert (1997)...
Chúng tơi cũng có cùng quan điểm rằng, SNT có thể phát triển và nên
được đưa vào giảng dạy kết hợp trong các hoạt động học tập đặc thù của
từng chuyên ngành. Và như vậy, trong nghiên cứu này, luận án sẽ tập trung

thiết kế quy trình và các hoạt động học tập kết hợp dạy SNT trong các học
phần Phương pháp dạy học Toán cho SV ngành Giáo dục Tiểu học.
1.2.6. Chiến lược siêu nhận thức
1.2.6.1. Khái niệm
* Chiến lược
Trong luận án, chiến lược được hiểu là một kế hoạch/ cách thức hành
động được thiết kế một cách có ý thức, nhằm đạt được một mục đích cụ thể
nào đó. Chiến lược học tập là các kế hoạch/biện pháp được thiết kế để đảm
bảo quá trình học tập đi đúng hướng và đạt được mục đích học tập đã đề ra.
* Chiến lược siêu nhận thức
Trong luận án này, chiến lược SNT được hiểu là các cách thức hoạt
động được thiết kế để giám sát và điều chỉnh q trình NT. Có thể căn cứ
vào mục tiêu sử dụng để phân biệt chiến lược SNT và chiến lược NT. Tuy
nhiên, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được thực hiện đan xen và
phụ thuộc lẫn nhau.
1.2.6.2. Một số chiến lược siêu nhận thức
Nhìn chung, có thể phân chia các chiến lược SNT vào 4 nhóm: Giám
sát sự hiểu, lập kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh, đánh giá. Các hoạt động
này được thực hiện một cách có ý thức và có chủ đích. Cách phân loại
cũng như các nhóm chiến lược là khơng duy nhất, tuỳ thuộc vào nội dung,
mục đích nhiệm vụ và đối tượng NT.

1Viết tắt của cụm từ tiếng Anh Metacognitive Awareness of Reading Strategies Inventory.


7

1.3. Quan niệm về kĩ năng siêu nhận thức
1.3.1. Khái niệm kĩ năng
Nghiên cứu đề tài này, luận án xem kĩ năng như một biểu hiện của

năng lực. Với cách tiếp cận khái niệm kĩ năng như vậy, có thể thấy:
- Kĩ năng là một dạng năng lực hành độnggắn với hành động, nhiệm
vụ, lĩnh vực, hoàn cảnh và con người cụ thể.
- Kĩ năng không phải sinh ra đã có mà chỉ có thể được hình thành,
rèn luyện, phát triển bằng hoạt động và thông qua hoạt động thực tiễn.
- Kĩ năng có thể được phát triển từ mức độ thấp đến cao thông qua
giáo dục, tự giáo dục và thông qua đào tạo, tự đào tạo.
1.3.2. Khái niệm kĩ năng siêu nhận thức
Có thể hiểu kĩ năng SNT là khả năng kiểm sốt một cách có ý thức
thức các quá trình học tập và tư duy đang diễn ra bao gồm việc giám sát sự
hiểu, lập kế hoạch, theo dõi - điều chỉnh và đánh giá những quá trình đó.
1.4. Kĩ năng siêu nhận thức của sinh viên
1.4.1. Một số kĩ năng siêu nhận thức cơ bản cần
rèn luyện cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
1.4.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
a) Cơ sở lí luận
b) Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, luận án tập trung rèn luyện các kĩ năng
SNT cơ bản cho SV ngành GDTH, bao gồm: kĩ năng giám sát sự hiểu biết,
kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng theo dõi và điều chỉnh, kĩ năng đánh giá q
trình học tập.
1.4.1.2. Phân tích một số kĩ năng siêu nhận thức cơ bản cần rèn
luyện cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
a) Kĩ năng giám sát sự hiểu biết: là khả năng đánh giá kiến thức hay
rộng hơn là sự hiểu biết của một người về kiến thức của mình - biết mình
biết gì và khơng biết cái gì. Phát triển khả năng giám sát sự hiểu biết là
bước đầu tiên để phát triển các kĩ năng khác.
b) Kĩ năng lập kế hoạch: là khả năng lựa chọn các chiến lược phù
hợp cho từng loại nhiệm vụ/tình huống, xác định mục tiêu và cách thức
thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra và sự phân bổ/tổ chức các nguồn lực

có ảnh hưởng đến q trình học tập.


8

c) Kĩ năng theo dõi và điều chỉnh: là kĩ năng đặc trưng, thể hiện vai
trò, chức năng của kĩ năng SNT. Đó là khả năng theo dõi suy nghĩ và q
trình thực hiện cơng việc của bản thân, phát hiện những vướng mắc, sai
lầm và đưa ra những quyết định điều chỉnh hợp lý khi cần.
d) Kĩ năng đánh giá quá trình học tập: là một kĩ năng SNT quan
trọng, là điều kiện đủ để phát triển những kĩ năng ở trên. Đó là khả năng
xem xét và đưa ra những nhận định về cách thức, nguồn lực sử dụng, thời
gian và những quyết định trong quá trình giải quyết vấn đề.
1.4.2. Biểu hiện của sinh viên có kĩ năng siêu nhận thức
Căn cứ vào các kĩ năng SNT được đưa ra ở mục 1.3.3, một SV có kĩ
năng SNT thường có những biểu hiện sau đây:
- Đưa ra được những phán đốn tương đối chính xác về những điều
mình biết và khơng biết, về khả năng giải quyết một vấn đề nào đó.
- Theo dõi được các hoạt động học tập của mình
- Xây dựng được kế hoạch học tập
- Đưa ra được những nhận định về quá trình học tập: đối chiếu kết
quả thực hiện so với mục tiêu ban đầu đã đề ra và khả năng của bản thân;
xem xét thời gian, cách thức thực hiện; những chiến lược/cách thức nào thì
phù hợp với những nhiệm vụ/tình huống như thế nào...
1.4.3. Phân tích một số đặc điểm đặc thù của sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học với sự cần thiết và cơ hội phát triển kĩ năng siêu nhận
thức
Thứ nhất, giống như SV học tập ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác,
hoạt động học tập của SV ngành GDTH là hoạt động được tổ chức có kế
hoạch, có mục đích, có nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo

phù hợp.
Thứ hai, hoạt động học tập của SV sư phạm tiểu học là một loại hình
hoạt động phức hợp, cùng một lúc phải học tập và huy động nhiều năng
lực sư phạm.
Thứ 3, SV ngành GDTH cần hiểu rõ các đặc trưng của việc dạy học
toán ở tiểu học khác với các cấp học khác:
- Bản chất của việc dạy học toán ở trường tiểu học là dạy "tiền chính
thức" (infomal).
- Nội dung chương trình mơn Tốn ở tiểu học được xây dựng trên
tinh thần tích hợp.


9

- Dạy học tốn ở tiểu học địi hỏi giáo viên phải giải quyết hài hoà
mâu thuẫn cơ bản giữa tính trừu tượng của đối tượng tốn học với tính trực
quan, cụ thể của tư duy HS.
Tóm lại, với những đặc điểm kể trên, SV ngành GDTH cần có các kĩ
năng SNT để có thể hiểu, định hướng, điều khiển, giám sát, điều chỉnh và
đánh giá về nhiều mặt quá trình học tập cũng như quá trình dạy học của
mình sau này. Mặt khác, môi trường học tập với nhiều bộ mơn khoa học và
đặc biệt sự tích hợp trong nội bộ mơn Tốn ở tiểu học tạo cơ hội phát triển
NT và SNT cho SV ngành GDTH một cách sâu sắc và tồn diện hơn.
1.4.4. Vai trị của kĩ năng siêu nhận thức đối với sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học
* Đối với việc học:
Kĩ năng SNT có vai trò quan trọng trong việc học tập, giúp việc học
tập được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả; đồng thời giúp người học
hiểu rõ việc học tập của mình và có phương pháp học tập tốt nhất. Bên
cạnh đó, kĩ năng SNT có mối quan hệ đặc biệt với tư duy tự phản ảnh - tư

duy bậc cao nhất, giúp tư duy này phát triển và có ảnh hưởng sâu sắc tới
thái độ, tâm thế của người học trong quá trình học tập.
* Đối với việc dạy học:
Kĩ năng SNT sẽ giúp cho SV ngành Giáo dục Tiểu học có khả năng
định hướng, theo dõi, điều chỉnh q trình dạy học của mình sau này và
biết cách rèn luyện kĩ năng SNT cho HS tiểu học trong tương lai. Điều này
sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng nghề cho SV, cũng
như mang lại những lợi ích cho việc dạy học của các em sau này.
1.5. Đánh giá kĩ năng siêu nhận thức
1.5.1. Phương pháp đánh giá
Để phục vụ cho mục đích và đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng
phương pháp đánh giá bằng bảng điều tra với thang điểm và mức đánh giá
cụ thể được quy đổi theo điểm số, cụ thể như sau:
1.5.2. Công cụ đánh giá
1.5.2.1. Bảng khảo sát
Bảng khảo sát được thiết kế gồm hai phần:
a) Phần 1: Gồm hệ thống những mệnh đề với 5 mức độ đánh giá cho
mỗi câu được quy đổi thành điểm số để người học lựa chọn: 1 = Không
bao giờ; 2 = Hiếm khi; 3 = Thỉnh thoảng; 4 = Thường xuyên; 5 = Luôn
luôn. 30 mệnh đề được sắp xếp ngẫu nhiên cung cấp những thông tin về


10

các kĩ năng thành phần của kĩ năng SNT: kĩ năng giám sát sự hiểu biết, kĩ
năng lập kế hoạch, kĩ năng theo dõi - điều chỉnh và kĩ năng đánh giá.
b) Phần 2: Hướng dẫn người học tự tính điểm
Trong phần 2, các mệnh đề được sắp xếp lại theo các nhóm kĩ năng
để người học ghi lại số điểm tự đánh giá của mình và tính điểm cho mỗi
nội dung. Có 5 bước hướng dẫn người học tự tính và đọc điểm kĩ năng

SNT của mình.
1.5.2.2. Thang điểm đánh giá
Dựa theo thang điểm đánh giá của Sperling (2008), kĩ năng SNT của
sinh viên được đánh giá theo ba mức:
- Nếu điểm trung bình ≥ 3.5: Cao
- Nếu điểm trung bình nằm trong nửa đoạn [2.5; 3.5): Trung bình.
- Nếu điểm trung bình < 2.5: Thấp.
1.6. Phân tích các học phần về Phương pháp dạy học Tốn trong
chương trình khung đào tạo giáo viên tiểu học với khả năng rèn luyện
kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên
1.6.1. Mục đích của các học phần về Phương pháp dạy học Tốn
- Cung cấp cho SV lí luận chung về PPDH Toán ở tiểu học.
- Rèn luyện cho SV các kĩ năng nghề nghiệp cần thiết.
- Giúp SV cập nhật những định hướng, xu hướng dạy học mới...
- Giúp SV biết cách tổ chức một hoạt động dạy học toán ở tiểu học.
- Giúp SV khai thác được mối liên hệ giữa các học phần Toán cơ sở
và Toán ở tiểu học.
- Phát triển tư duy, khả năng suy luận logic, năng lực tự học và có
thái độ phê phán đối với những điều đọc được từ tài liệu hoặc nghe được
từ bài dạy của GV.
1.6.2. Nhiệm vụ của các học phần về Phương pháp dạy học Toán
Theo Nguyễn Bá Kim (2012), các học phần PPDH Tốn có các
nhiệm vụ sau:
1.6.2.1. Trang bị những tri thức cơ bản về dạy học mơn Tốn
1.6.2.2. Rèn luyện những kĩ năng cơ bản về dạy học mơn Tốn
1.6.2.3. Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của
người giáo viên dạy mơn Tốn
1.6.2.4. Phát triển năng lực tự đào tạo, tự nghiên cứu về Phương pháp
dạy học mơn Tốn [29, tr. 12-13].



11

1.6.3. Nhận xét về chương trình các học phần Phương pháp dạy
học toán ở một số trường đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học và khả năng
rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên
Đối với các học phần về PPDH Tốn ở tiểu học, ở các trường có đào
tạo SV ngành GDTH, tuy có sự phân chia nội dung chương trình khác
nhau nhưng nhìn chung đều có những nội dung cơ bản sau đây: (1) Lí luận
chung về PPDH Toán ở tiểu học, (2) Dạy học các nội dung cụ thể trong
mơn Tốn ở tiểu học, (3) Thực hành các kĩ năng dạy học Toán ở tiểu học,
(4) Thực hành giải toán ở tiểu học. Bên cạnh các học phần bắt buộc, hệ
thống các chuyên đề tự chọn về PPDH Tốn trong khung chương trình đào
tạo ngành GDTH cũng khá đa dạng.
Như vậy, các học phần về PPDH Tốn ở tiểu học trong chương trình
đào tạo ngành GDTH ở các trường ĐH khá đa dạng và phong phú nhưng
đều được xây dựng trên tinh thần trang bị đầy đủ cho SV những kiến thức
cơ bản và chuyên sâu về PPDH Toán, tăng cường các nội dung thực hành
về các kĩ năng nghề nghiệp. Đặc biệt, chương trình có tính linh hoạt,
thường xuyên cập nhật, bổ sung, xây dựng những chuyên đề tự chọn phù
hợp với sự thay đổi của thực tiễn giáo dục. Điều đó, tạo điều kiện để có thể
đưa thêm các chuyên đề về SNT vào chương trình giảng dạy hoặc tích hợp
nội dung dạy SNT trong các học phần. Chính vì thế, việc rèn luyện các kĩ
năng SNT trong các học phần về PPDH Toán là cần thiết để giúp SV học
tập và rèn luyện kĩ năng nghề tốt hơn. Ngược lại, môi trường học tập và
rèn nghề trong các học phần về PPDH Toán ở tiểu học là điều kiện tốt để
có thể rèn luyện kĩ năng SNT cho SV.
1.7. Thực trạng rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học thông qua dạy học các học phần về Phương
pháp dạy học Tốn

Để tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kĩ năng SNT cho SV ngành
GDTH thông qua các học phần PPDH Toán ở tiểu học và mức độ kĩ năng
SNT của SV ngành GDTH ở các trường đại học, cao đẳng có đào tạo sinh
viên ngành GDTH hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát tại 6 trường đại
học có đào tạo ngành GDTH ở các vùng, miền khác nhau trên cả nước với
23 GV giảng dạy các học phần PPDH Toán ở tiểu học và 574 SV năm thứ
3 và thứ 4. Để khảo sát, chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục
1), tiến hành trao đổi, phỏng vấn giảng viên dạy các học phần về PPDH
Toán ởtiểu học ở các trường được khảo sát; dùng phiếu khảo sát (Phụ lục


12

2) để đánh giá định lượng mức độ kĩ năng SNT của SV.
Kết quả thu được cho thấy:
- Nhiều GV được khảo sát chưa biết đến hoặc hiểu chưa rõ về thuật
ngữ SNT.
- Các hoạt động để rèn luyện kĩ năng SNT tổ chức thực hiện với
cách thức còn đơn giản và tính hiệu quả cịn chưa cao.
- Đa số GV đều cho rằng việc rèn luyện kĩ năng SNT cho SV ngành
GDTH thông qua các học phần về PPDH Toán là khả thi và rất khả thi.
- Mức độ kĩ năng SNT của SV ngành GDTH:Điểm trung bình kĩ
năng SNT của SV được khảo sát là 2.77 (trung bình),gần với cận dưới của
nửa đoạn [2.5; 3.5), có thể thấy, trình độ kĩ năng SNT của SV được khảo
sát tiệm cận với mức thấp, Mức độ các kĩ năng thành phần của SV cũng
khơng đồng nhất.
Một số ngun nhân chính dẫn đến thực trạng về việc rèn luyện kĩ
năng SNT cho SV ngành GDTH thông qua các học phần về PPDH Toán
hiện nay là:
- SNT là một khái niệm tương đối trừu tượngchưa được đưa vào

giảng dạy chính thức trong nội dung chương trình đào tạo.
- Các hoạt động được GV tổ chức trong quá trình giảng dạy hầu hết
đều xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, được thực hiện một cách đơn giản
và khơng có chủ đích trong việc rèn luyện kĩ năng SNT nên hiệu quả còn
chưa cao.
- Đối tượng khảo sát là SV năm thứ ba và năm thứ tư đã được hình
thành và phát triển những kĩ năng học tập và phương pháp học tập cơ bản.
Tuy nhiên, hầu hết SV cịn có thói quen ỷ lại, làm theo hướng dẫn của GV
chứ chưa chủ động tự đặt câu hỏi tư duy về cách làm hiệu quả trong các
hoạt động trí tuệ. Mặt khác, kĩ năng tư duy và tính phê phán trong tư duy
của SV còn yếu.
- Thời lượng dành cho các học phần PPDH Tốn cịn chưa nhiều.
- Các tài liệu nghiên cứu về SNT nói chung và các kĩ năng SNT nói
riêng nhằm vận dụng cho việc giảng dạy chưa có ở Việt Nam.
1.8. Kết luận chương 1
Chương 1 của luận án đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Q trình nghiên cứu cho thấy có thể rèn luyện kĩ năng SNT cho người
học thông qua hoạt động giáo dục và việc rèn kĩ năng SNT và rèn kĩ năng


13

NT có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đây là xu hướng nghiên tiềm
năng và có nhiều ứng dụng quan trọng, mang lại hiệu quả trong dạy học.
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT MƠ HÌNHTỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÔNG QUADẠY HỌC CÁC
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN
2.1. Một số định hướng xây dựng quy trình và đề xuất mơ hình

tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học thông qua dạy học các học phần về Phương
pháp dạy học Toán
2.1.1. Định hướng 1: Quy trình và mơ hình tổ chức hoạt động được
thiết kế nhằm rèn luyện kĩ năng SNT cho SV ngành GDTH cần bám sát
các kĩ năng SNT cơ bản đã được xác định ở chương 1.
2.1.2. Định hướng 2: Mơ hình tổ chức hoạt động được thiết kế phải
đảm bảo vừa kiến tạo kiến thức chuyên ngành vừa rèn luyện kĩ năng SNT,
kết hợp giữa việc rèn kĩ năng SNT với việc rèn kĩ năng nghề nghiệp cho
SV trong các học phần về PPDH Toán ởtiểu học
2.1.3. Định hướng 3:Kết hợp các PPDH, kĩ thuật dạy học mang tính
"siêu nhận thức"nhằm trang bị cho SV tri thức phương pháp qua hoạt động
cụ thể.
2.1.4. Định hướng 4: Quy trình và các hoạt động được thiết kế nhằm
rèn luyện kĩ năng SNT cho SV ngành GDTH phải phù hợp với năng lực
nhận thức của SV, làm cơ sở xuất phát cho việc giám sát, điều chỉnh và
đánh giá quá trình NT của họ; đảm bảo tính khả thi trong điều kiện chương
trình và cơ sở vật chất của trường đại học.
2.1.5. Định hướng 5:Các hoạt động rèn luyện kĩ năng SNT cho SV
phải được tổ chức thực hiện một cách thường xuyên và có ý thức trong các
học phần về PPDH Tốn ởtiểu học.
2.2. Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho
sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học thông qua dạy học các học phần về
Phương pháp dạy học Toán


14

2.2.1. Căn cứ khoa học
Các nghiên cứu về các giai đoạn để hình thành kĩ năng của Dreyfus

(1980), Nguyễn Thị Kim Anh (2012), Bùi Văn Nghị (2017,Anuradha
Sindhwani và Manoj Kumar Sharmađưa (2013)... tuy sự phân chia và tên
gọi các giai đoạn có thể khác nhau, nhưng đều tập trung vào các luận điểm
về việc hình thành và rèn luyện một kĩ năng nào đó như sau:
- Bất kì một kĩ năng nào cũng đều được hình thành từ cơ sở lí thuyết
- là kiến thức về mục đích, cách thức, các điều kiện để thực hiện kĩ năng.
- Kĩ năng chỉ có thể được hình thành và phát triển trong hoạt động
và bằng hoạt động.
- Quá trình hoạt động thực tiễn làm cho các kĩ năng được thử thách,
vận dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau sẽ trở nên bền vững
nhưng lại có tính linh hoạt cao.
2.2.2. Quy trình rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên
ngành Giáo dục Tiểu học thông quadạy học các học phần về Phương
pháp dạy học Toán
* Giai đoạn 1: Trang bị nhận thức về kĩ năng SNT cho SV
- Việc 1: Điều tra - thăm dò: Tổ chức kiểm tra đầu vào kĩ năng SNT
của SV bằng bảng khảo sát.
- Việc 2: Tập huấn, cung cấp kiến thức về kĩ năng: Tổ chức chuyên
đề nhằm giúp SV hiểu được vai trò và tầm quan trọng của kĩ năng SNT,
cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về các kĩ năng SNT, các chiến lược
SNT, các kĩ thuật tự điều chỉnh.
- Việc 3: Làm mẫu
* Giai đoạn 2: Thực hành luyện tập có hướng dẫn để nắm vững kĩ
năng SNT
Trong giai đoạn này, SV tham gia các hoạt động được thiết kế ở mục
2.3 dưới sự hướng dẫn, theo dõi của GV để thực hành luyện tập các kĩ
năng thành phần của kĩ năng SNT. Trong quá trình luyện tập các thao tác,
các kĩ năng SNT, GV giúp SV phát hiện ra những sai lệch và điều chỉnh
nhằm thực hiện đúng kĩ năng.
* Giai đoạn 3: Hoàn thiện và sử dụng hiệu quả kĩ năng SNT

Trong giai đoạn này, SV thực hiện thuần thục và kết nối các kĩ năng
SNT để điều chỉnh hoạt động NT trong quá trình học tập.


15

2.3. Đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động và thiết kế các hoạt động
rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu
học thông qua dạy học các học phần về Phương pháp dạy học Tốn
2.3.1. Đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng siêu
nhận thức cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học thông qua dạy học
các học phần về Phương pháp dạy học Toán
2.3.1.1. Căn cứ khoa học
Từ các bước GQVĐ Polya (1973), các tiêu chí để GQVĐ của
Schoenfeld (1987), khung NT - SNT của Artzt và Armour- Thomas (1992),
các phương pháp và nội dung để phát triển SNT của Xiao Dong Lin (2001)
[103], chúng tôi đưa ra các luận điểm của mình trong việc đề xuất mơ hình
tổ chức hoạt động và thiết kế các hoạt động rèn luyện kĩ năng SNT cho SV
như sau:
(1) Trong học tập, để phát triển SNT cho SV, cần tạo môi trường hoạt
động trong đó
kết hợp giữa hoạt động NT và hoạt động SNT, kết hợp giữa
Bắt đầu
dạy kiến thức môn học với dạy SV cách tự điều chỉnh hoạt động học tập
của mình.
Phản ánh kiến thức
(2) NT và SNT là hai hoạt động diễn ra song song cùng nhau khi SV
thực hiện một nhiệm vụ học tập cần được làm rõ để nhấn mạnh chức năng
của hai hoạt
động

này.
Phân tích
vấn đề
Lập kế hoạch
(3) Trong một nhiệm
vụdõihọc
tập,
cần
diễn
ra chọn
đồng
Theo
tích,
q
luận
trình
đưa
ra
suycách
luận,
GQVĐ
đánh
giá, lựa
cách thời
GQVĐ nhiều hoạt
Kiểm
Xác định
tra các
các mối
yếu quan

tố củahệ,
vấn
đánh
đề giá độ Phân
khó và
khảsuy
năng
GQVĐ
động SNT nhằm giúp hoạt động NT đi đúng hướng, hoạt động SNT có thể
diễn ra trước hoặc sau hoạt động NT.
2.3.1.2. Mơ hình tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học các học phần về
Phương pháp dạy học Toán
Trên cơ sở các luận điểm kểThực
trên,
hiệnchúng
kế hoạchtôi đề xuất mô hình tổ chức
hoạt động tạo mơi trường rèn luyện kĩ năng SNT cho SV trong quá trình
Thao tác theo cácTheo
bướcdõi, điều chỉnh
dạy học như sau:

Sai
Kiểm
tra kết
quả rèn luyện kĩ năng
Sơ đồ 2.2: Mơ hình tổ chức
hoạt
động
SNT

cho SV ngành GDTH
Đúng
Đối chiếu giải pháp của GV và của bạn

Đánh giá quá trình học tập

: Hoạt động SNT
: Hoạt động NT
hoặckhông
phân loại


16

Mơ hình gồm 7 hoạt động thành phần: Phản ánh kiến thức, phân tích
vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra kết quả, đối chiếu với
giải pháp của GV và của bạn, đánh giá quá trình học tập, trong đó các kĩ
năng SNT thành phần được thể hiện rõ trong từng hoạt động, có tính chất
bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Dưới đây, mơ hình này được gọi tắt là
MOATMS (Model of Organizing Activities for Training Metacognitive
Skills).
2.3.2. Vận dụng MOATMS kết hợp với các kĩ thuật, phương pháp
dạy học mang tính "siêu nhận thức"
2.3.2.1. Kĩ thuật K - W - L
Sơ đồ KWL có thể được vận dụng kết hợp với MOATMS trong tất cả
các hoạt động thành phần của mơ hình MOATMS. Cụ thể:


17


- Bước 1: GV phát phiếu KWHL cho SV, tổ chức cho SV thực hiện
hoạt động Phản ánh kiến thức rồi ghi vào cột K - những điều đã biết.
- Bước 2: GV tổ chức cho SV thực hiện hoạt động đánh giá độ khó
và mức độ hiểu của vấn đề rồi ghi vào cột W - những điều muốn biết.
- Bước 3: GV tổ chức cho SV thực hiện hoạt động Lập kế hoạch rồi
ghi vào cột H - cách thức thực hiện.
- Bước 4: Sau khi đã thực hiện các hoạt động còn lại của MOATMS,
GV cho SV ghi vào cột - những điều đã học được, bao gồm cả kiến thức
môn học và những nhận định rút ra được sau hoạt động đánh giá quá trình
học tập.
2.3.2.2. Sơ đồ tư duy
- Sử dụng sơ đồ tư duy để phản ánh kiến thức: nhớ lại những gì đã
biết, xác định những khái niệm then chốt, thể hiện mối liên hệ giữa các
khái niệm.
- Sử dụng sơ đồ tư duy để trợ giúp lập kế hoạch thông qua việc tổ
chức và tập hợp các ý tưởng (về mục tiêu, thời gian, chiến lược, các bước
thực hiện, yếu tố hỗ trợ...) và thể hiện mối quan hệ giữa chúng.
- Sử dụng sơ đồ tư duy trợ giúp đánh giá quá trình học tập thơng qua
việc suy nghĩ về những gì đã biết, đã làm và những gì đã đạt được.
2.3.2.3. Kĩ thuật nói to suy nghĩ (Thinking - aloud)
Nói to suy nghĩ là một kĩ thuật giúp bộc lộ quá trình suy nghĩ của
một người ra bên ngồi khi người đó được đặt trong một nhiệm vụ địi hỏi
phải tư duy. Cũng giống như sơ đồ tư duy, "nói to suy nghĩ" làm cho quá
trình tư duy được bộc lộ ra bên ngồi một cách tường minh qua lời nói.
Chính vì thế, kĩ thuật này được khuyến khích sử dụng trong tất cả các hoạt
động thành phần của MOATMS.
2.3.2.4. Kĩ thuât tự đặt câu hỏi
Tự đặt câu hỏi là những cách hiệu quả để thúc đẩy người học tự định
hướng. Nghiên cứu về tự đặt câu hỏi cho thấy rằng các câu hỏi do sinh
viên tự tạo ra có hiệu quả hơn nhiều so với các câu hỏi được đưa ra bởi

người khác.
Kĩ thuật này cần được khuyến khích SV thực hiện trong tất cả các
hoạt động của MOATMS. Nếu như lúc đầu, GV là người hướng dẫn, đặt
câu hỏi để SV làm quen với những hoạt động, thì càng về sau, quá trình
này cần được chuyển vào bên trong người học, có nghĩa là, người học sẽ tự


18

đặt câu hỏi cho mình và lần lượt thực hiện các hoạt động trong mơ hình
MOATMS một cách tự động.
2.3.3.5. Dự án giảng day chiến lược (Teaching Strategy Project)
* Mô tả:
Dự án giảng dạy chiến lược của Hope Hartman (2001) gồm 3 bước:
(1) Yêu cầu SV làm bài nghiên cứu về 1 trong 9 chiến lược giảng dạy
nhấn mạnh vào việc học tập tích cực. Bài viết thể hiện rõ kiến thức SNT về
những chiến lược giảng dạy mà họ đã chọn để nghiên cứu và thực hiện, có
bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: Chiến lược giảng dạy là gì? (Kiến thức khai báo). Cách thức
hoạt động của các chiến lược giảng dạy? (Kiến thức thủ tục).
Phần 2: Tại sao chiến lược này được coi là hữu ích và khi nào thì sử
dụng chiến lược này đem lại hiệu quả tốt nhất? (Kiến thức điều kiện).
Phần 3: Đánh giá ưu - nhược điểm của chiến lược.
(2) Lập kế hoạch một bài học sử dụng chiến lược này.
(3) Tổ chức hoạt động dạy học thực hiện kế hoạch đã lập ở bước (2).
* Cách thức vận dụng:
Dự án giảng dạy chiến lược nên được sử dụng trong các hoạt động
thực hành với bước 1 tương ứng với hoạt động Phản ánh kiến thức; Bước 2
tương ứng với hoạt động Lập kế hoạch; Bước 3 tương ứng với hoạt động
Thực hiện kế hoạch. Và sau khi hoàn thành bước 3, SV tiếp tục thực hiện

các hoạt động tiếp theo trong MOATMS để đánh giá về q trình thực hiện
dự án.
2.3.2.6. Mơ hình học tập phân cấp nhiệm vụ
Mơ hình học tập phân cấp nhiệm vụ có thể được thực hiện theo 3 cấp
độ:
- Cấp độ 1: Lớp học được chia thành các nhóm, các nhóm cùng thực
hiện một nhiệm vụ theo các hoạt động trong mơ hình MOATMS.
- Cấp độ 2: Lớp học được chia thành 2 loại nhóm: Nhóm chuyên gia
và nhóm hỏi (Mơ hình dạy học Bàn trịn), trong đó, nhóm chuyên gia sẽ
thực hiện nhiệm vụ học tập được giao theo các hoạt động trong mơ hình
MOATMS, nhóm hỏi sẽ theo dõi, điều chỉnh hoạt động của nhóm chuyên
gia bằng hệ thống câu hỏi yêu cầu giải thích, so sánh, đánh giá...
- Cấp độ 3: Lớp học được chia thành 3 loại nhóm: Nhóm thực hiện
nhiệm vụ (nhóm I), nhóm giám sát (nhóm II) và nhóm quan sát (nhóm III).
Các hoạt động trong mơ hình MOATMS sẽ được thực hiện bởi nhóm I.


19

Nhóm II theo dõi và đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong từng bước
thực hiện của nhóm I. Nhóm 3 quan sát các nhóm I và II lần lượt thực hiện
các hoạt động trong MOATMS và so sánh với hiểu biết của mình để rút ra
kinh nghiệm cho việc điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân.
2.3.3. Vận dụng MOATMS thiết kế hoạt động dạy học trong các
học phần về phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
2.3.3.1.Vận dụng MOATMS thiết kế các hoạt động giảng dạy lí
thuyết
a) Nội dung 1: "Tìm hiểu một số phương pháp dạy học thường dùng
trong dạy học Toán ở Tiểu học", chủ đềLí luận chung về PPDH Tốn ởtiểu
học).

b) Nội dung 2: "Tìm hiểu về phương pháp diện tích trong giải tốn có
lời văn ở Tiểu học", chủ đề Thực hành các phương pháp giải toán ở tiểu
học.
2.3.3.2. Vận dụng MOATMS thiết kế các hoạt động dạy giải bài tập
a) Bài tập 1: Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình tam giác có
diện tích bằng nhau, nội dung "Tìm hiểu về phương pháp diện tích trong
giải tốn có lời văn ở Tiểu học", chủ đề Thực hành giải toán ở tiểu học.
b) Bài tập 2: Một cửa hàng nhập về 85 cuốn của một loại sách và một
loại tạp chí hết tất cả 4 450 000 đồng. Nếu bán đi 15 cuốn tạp chí thì số
sách và số tạp chí còn lại bằng nhau. Biết giá một cuốn sách đắt hơn giá
một cuốn tạp chí là 30 000 đồng. Tính giá một cuốn sách, nội dung "Tìm
hiểu về phương pháp giả thiết tạm", chủ đề Thực hànhgiải toán ở tiểu học.
2.3.3.3. Vận dụng MOATMS thiết kế các hoạt động thực hành
a) Hoạt động 1: "Thực hành vận dụng các phương pháp giải toán,
thiết kế đề toán và hướng dẫn học sinh tiểu học giải tốn có lời văn", chủ
đềThực hành giải toán ở tiểu học.
b) Hoạt động 2: "Thực hành phân tích chương trình dạy học chương
"Số thập phân" - SGK Toán 5", nội dung "Kĩ năng thực hành phân tích
chương trình trong dạy học mơn Tốn bậc tiểu học", chủ đề Thực hành các
kĩ năng dạy học Toán ở tiểu học.
2.4. Điều kiện tổ chức các hoạt động vận dụng MOATMS trong
các học phần Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
2.4.1. Điều kiện về phía giảng viên
2.4.2. Điều kiện về phía sinh viên
2.4.3. Điều kiện về chương trình đào tạo


20

2.4.4. Điều kiện về cơ sở vật chất

2.4.5. Điều kiện về phía Nhà trường và Khoa chun mơn
2.5. Kết luận chương 2
Chương 2 của luận án đã đưa ra những định hướng từ đó xây dựng
quy trình, đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động và thiết kế một số hoạt động
cụ thể vận dụng trong các học phần về PPDH Toán nhằm rèn luyện kĩ năng
SNT cho SV ngành GDTH. Việc thiết kế và vận dụng các PPDH mang
tính "SNT" là một xu thế dạy học cần được tiếp tục nghiên cứu và triển
khai trong thực tiễn dạy học nhằm nâng cao hiệu quả việc rèn luyện kĩ
năng SNT cho người học.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm nghiệm giả thuyết khoa học và bước đầu đánh giá tính khả thi
và hiệu quả của quy trình rèn luyện kĩ năng SNT và mơ hình MOATMS
vận dụng trong các học phần về PPDH Toán được đề xuất trong luận án.
3.2. Nội dung thực nghiệm
- Tiến hành tổ chức chuyên đề trang bị một số kiến thức cơ bản về
SNT, kĩ năng SNT cho SV.
- Tiến hành dạy TN các hoạt động được thiết kế theo mơ hình
MATMS được đề xuất trong luận án.
- Điều tra sơ bộ kĩ năng SNT của SV; đánh giá sơ bộ NT, hiệu quả
việc thực hiện quy trình rèn luyện kĩ năng SNT cho SV và vận dụng mơ
hình MOATMS trong các học phần về PPDH Toán ở tiểu học qua đối
chiếu kết quả hai nhóm TN và ĐC.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng TN là SV ngành GDTH của trường ĐH khác nhau. Cụ thể
chúng tôi chọn hai trường để tiến hành TN là trường ĐH Hùng Vương (Phú
Thọ) (đợt 1) và trường ĐH Hải Phòng (đợt 2). Tại mỗi đợt, chúng tôi chọn
ở mỗi trường một lớp TN và một lớp ĐC sao cho chất lượng học tập ban
đầu tương đương nhau, trong đó, lớp thực nghiệm được học tất cả các giáo

án thực nghiệm, còn lớp ĐC không được học giáo án thực nghiệm nào.


21

3.3.2. Tiến trình thực nghiệm
Ở cả hai đợt, chúng tơi tiến hành triển khai các nội dung thực nghiệm
như đã nói ở mục 3.2. Chúng tơi cũng tiến hành nghiên cứu trường hợp trên
một nhóm gồm 4 SV lớp ĐH Tiểu học 3. K17, trường Đại học Hải Phòng
dưới sự hỗ trợ theo dõi của GV Nguyễn Minh Giang, theo dõi và đánh giá
sự tiến bộ của các em trong việc giám sát, định hướng, theo dõi, điều
chỉnh, đánh giá q trình tư duy của chính mình khi tham gia các hoạt
động học tập.
3.3.3. Phương thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi sử dụng các phương
pháp đánh giá đinh tính (quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV, SV
nhóm TN) và đánh giá định lượng (sử dụng các cơng thức thống kê tốn
học).
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
* Từ phía SV
SV tỏ ra thích thú và nóng lịng được tham gia các hoạt động rèn luyện
kĩ năng SNT trong quá trình học tập các học phần về PPDH Tốn. SV tích
cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. Những hoạt động được
thiết kế theo mô hình MOATMS góp phần giúp SV dần dần tự điều hành
được quá trình học tập của mình một cách chủ động và đem lại hiệu quả cho
các hoạt động học tập.
* Từ phía giảng viên dạy TN
GV dạy TN cho rằng việc rèn luyện kĩ năng SNT là cần thiết và các
hoạt động được thiết kế theo mơ hình MOATMS thể hiện rõ tính hiệu quả

và khả thi. Tuy nhiên, cịn một số khó khăn khi vận dụng mơ hình này.
Tóm lại qua q trình TN, về mặt định tính, chúng tơi thấy rằng đã
bước đầu hình thành và phát triển cho SV kĩ năng SNT, tạo cho họ thói
quen tự giám sát, tự theo dõi, tự điều chỉnh và tự đánh giá quá trình học tập
của mình. Đây là một trong những thành công bước đầu trên con đường dạy
học các học phần về PPDH Toán ở tiểu học theo định hướng rèn luyện kĩ
năng SNT cho SV.
3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
3.4.2.1. Phân tích chất lượng SV trước khi tiến hành thực nghiệm
Trước khi tiến hành TN, chúng tôi cho SV các lớp TN và ĐC làm bài
kiểm tra và bảng khảo sát mức độ kĩ năng SNT để chọn mẫu sao cho đảm


×