Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận cao học - Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang hiện nay -tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử của nhân loại đã chứng minh rằng, kinh tế và hoạt động kinh tế
luôn là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Kinh tế là một vấn đề rất
quan trọng đối với sự phát triển cuả một đất nước, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống của con người, từ cá nhân, gia đình đến đến cộng đồng. Cho nên
mỗi quốc gia, nhà nước đòi hỏi phải có sự quản lý thật chặt chẽ để đạt hiệu
quả .Ở Việt Nam, vấn đề phát triển kinh tế nằm trong chiến lược phát triển
của đất nước, là mục tiêu xuyên suốt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh tế là một lĩnh vực trọng yếu được nhà nước quản lý. Trong quá trình
quản lý, nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
Huyện Lâm Bình là huyện thuộc vùng cao, nằm ở phía Đơng Bắc của
Tỉnh Tun Quang, có tiềm năng phát triển. Trong những năm qua, vấn đề
quản lý nhà nước về phát triển kinh tế luôn được quan tâm và đã đạt được một
số thành tựu về kinh tế-xã hội, văn hóa, an ninh…. Tuy nhiên, quản lý nhà
nước về phát triển kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn: tỷ lệ hộ gia đình
nghèo cịn cịn cao, nhiều tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hợp lý.
Tình hình trên do nhiều ngun nhân, ngồi các ngun nhân khách quan về
điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, năng lực và trình độ nhận thức của
đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát điểm kinh tế thấp, các điều kiện khơng
thuận lợi, cịn có các ngun nhân khác về tổ chức bộ máy huyện, cơ chế,
chính sách và thực hiên còn gặp nhiều bất cập.
Để nâng cao hiệu quả quản lý phát triển kinh tế của UBND huyện, đưa
nền kinh tế huyện phát triển và thoát nghèo, đem lại cuộc sống ấm no cho
nhân dân thì cần phải có những giải pháp, trong đó có giải pháp quản lý nhà
nước về kinh tế mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện. Vì
vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang hiện nay” làm đề tài tiểu luận môn quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực trọng yếu.
1



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kinh tế là một phạm trù rộng, đã có nhiều nghiên cứu về lý thuyết và
thực tiễn, có nhiều cơng trình được cơng bố trên báo, tạp chí, sách. Một số
cơng trình tiêu biểu như:
“Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình hiện nay”
Luận văn thạc sỹ chính trị học (2015) của tác giả Bùi Thị Linh.
“Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên ở thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa hiện nay” Luận văn thạc sỹ (2014), Hà Sỹ Nguyên.
“Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Hậu
Giang hiện nay” Luận văn thạc sỹ (2015), Bùi Thị Mỹ Lệ.
Nguyễn Hữu Tiến, Xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn Việt Nam- thành
tựu và một số khuyến nghị, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 13, năm 2007.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã làm rõ vấn đề lý luận và phát triển
kinh tế, bản chất nguyên nhân của những hạn chế, chỉ ra các giải pháp nhằm
phát triển kinh tế- xã hội nói chung và cung cấp thêm tài liệu phục vụ cho quá
trình làm đề tài.Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa làm rõ được quản lý nhà
nước về kinh tế ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm tăng cường quản lý nhà nước về
kinh tế ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
-Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển kinh tế.
-Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển kinh tế ở huyện
Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
-Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về
phát triển kinh tế ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế ở huyện

Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
2


Phạm vi nghiên cứu:
-Nội dung: Quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện
-Khơng gian: huyện Lâm Bình, Tỉnh Tun Quang
-Thời gian: từ năm 2011 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kế thừa các kết quả
nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện Lâm Bình,
tỉnh Tuyên Quang
Đề tài này chủ yếu sử dụng các phương pháp: logic - lịch sử, phương
pháp diễn dịch - quy nạp, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp
thống kê số liệu, phương pháp so sánh… đặc biệt là phương pháp điều tra xã
hội học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần làm sáng rõ thêm cơ sở lý luận quản lý nhà nước về kinh tế
ở cấp huyện.
- Sản phẩm của đề tài có thể cung cấp thêm tư liệu đánh giá đúng thực
trạng quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên quang.
- Việc nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, những hiểu biết và nhận thức mới của bản thân.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
gồm 3 chương và 7 tiết.

3



NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1.1

Một số khái niêm cơ bản
1.1.1 Kinh tế
Kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng đối với đới sống xã hội của
con người. Có thể hiểu kinh tế qua một vài quan niệm sau:
- Kinh tế là tài sản (tiền, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…)
- Kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối và
tiêu dung hàng hóa.
Như vậy, nói đến kinh tế là nói đến tiền bạc, của cải, nguồn thu nhập,
việc làm, thất nghiệp, giàu nghèo, phúc lợi, điều kiện sống, môi trường và
môi sinh, tiết kiệm và lãng phí cũng như các hoạt động xã hội nhằm thu và sử
dụng của cải cho việc tạo ra hạnh phúc và sức khỏe của con người, sự ổn định
và phát triển bền vững của các quốc gia.
1.1.2 Quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con
người. Cho đến nay, về cơ bản, mọi người hiểu rằng: Quản lý chính là các
hoạt động do một hoặc nhều người điều phối hành động của người khác nhằm
thu được kết quả mong muốn.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật.
Trong hệ thống phạm trù, có khái niệm quản lý nhà nước, đó là sự chỉ
đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để

thực thi quyền lực nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật để
điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn biến, thay đổi tích cực. Có thể hiểu quản
4


lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước
đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và
phát triển các mối quan hệ trong xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo về Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quản lý vĩ mô của nhà nước: hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
được phân thành các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan
này đều có chức năng quản lý nhà nước, song khác nhau ở thẩm quyền và
phạm vi địa giới hành chính.
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của cơ quan quản lý nhà
nước đối với các đơn vị kinh tế cơ sở, các ngành, các địa phương, các vùng
kinh tế quốc dân nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra.
Khái niệm cho thấy quản lý kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục
đích của chủ thể quản lý đến đối tương quản lý. Đó là q trình phức tạp, gồm
nhiều loại cơng việc. Mục tiêu của quản lý kinh tế là sử dụng tối ưu các nguồn
lực để phục vụ cho lợi ích của con người và đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao
nhất.
1.2. Vai trò, chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế
Đại hôi IX của Đảng đã nhấn mạnh các chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế “Nhà nước tạo lập mơi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các
doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, bằng chiến lược quy hoạch
và chính sách kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của nhà nước để định
hướng phát triển kinh tế-xã hội”
1.2.1 Quản lý kinh tế định hướng phát triển kinh tế-xã hội
Đây là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế ở

nước ta, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, nhà nước cần định hướng cho các lực lượng kinh tế vận động
theo quỹ đạo của nhà nước ta, theo con đường XHCN. Mặt khác kinh tế thị
trường có đặc điểm là tự do phát triển sản xuất kinh doanh, nếu không định
5


hướng thì sẽ tự phát vơ tổ chức.Trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật
khách quan, căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Đảng đã
đề ra đường lối định hướng phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, Nhà nước đề
ra các chính sách, lập các quy hoạch, kế hoạch, đồng thời lựa chọn các biện
pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian
nhất định.
1.2.2 Quản lý kinh tế điểu chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường
Trong quá trình điều hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhà
nước vừa tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của kinh tế thị
trường, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường vừa điều tiết chi phối thị
trường hoạt động theo định hướng của nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát
triển ổn định, cơng bằng và có hiệu quả. Để điều tiết, nhà nước sử dụng một
loạt các biện pháp: các chính sách, các địn bẩy kinh tế, các cơng cụ tài tài
chính, thuế, tín dụng.
1.2.3 Quản lý kinh tế tạo lập môi trường
Với chức năng này, bằng quyền lực và sức mạnh tổ chức của mình nhà
nước đảm bảo mơi trường thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh bao gồm các mơi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, tâm lý, xã hội, kết
cấu hạ tầng…môi trường kinh doanh khơng thuận lợi khơng những sẽ kìm
hãm, cản trở mà còn làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trì
trệ và các doanh nghiệp rơi vào tình rạng phá sản hàng loạt. Để tạo ập môi
trường Nhà nước cần tập trung vào thực hiện tốt những vấn đề sau đây: đảm
bảo ổn định chính trị và an ninh quốc phịng; xây dựng và khơng ngừng hoàn

thiện hệ thống pháp luật; xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng
bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế hiệu quả; xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng một nền khoa học công nghệ
tiên tiến cần thiết và phù hợp…
1.2.4 Quản lý kinh tế bằng kiểm tra, kiểm soát

6


Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tụ
kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát triển và ngăng ngừa các hiện tượng vi
phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia, lơi ích của nhân
dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội, ở
nướ ta trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường cơng khai, tình
trạng rối loạn tự phát , vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực cịn khá phổ biến
có lúc trầm trọng nên càng cần phải đề cao chức năng kiểm tra kiểm soát của
Nhà nước.
1.3 Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
1.3.1 Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
Nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tức là xay dựng nền kinh tế thị rường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đã rõ. Vấn đề là ở
chỗ, nên đặt vấn đề quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh
tế nói riêng.
Quản lý nhà nước ta hiện nay đặt trước yêu cầu tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, vì vậy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của của Đảng,
Nhà nước ta và toàn dân.
Quản lý nhà nước về kinh tế gồm những nội dung cơ bản như:
Một là, xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Trong đó cần xác địnhcụ thể địa vị pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn của cơ
quan nhà nước đối với lĩnh vực quản lý kinh tế.
Hai là, Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đát nước
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đấ nước ; xây dựng
hệ thống các dự án đầu tư nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu chiến
lược; xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo thực hiện
mục tiêu.
Ba là, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế
7


Hệ thống pháp luật kinh tế bao gồm nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống
đó bao gồm hai loại chính là hệ thống pháp luật theo chủ thể và hệ thống pháp
luật theo khách thể hoạt động kinh tế.
Bốn là, tổ chức hệ thống các doanh nghiệp
Nhà nước cần tập trung tổ chức và khơng ngừng hồn thiện tổ chức hệ
thống doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn
phát triển của đất nước. Đồng thời, xúc tiến các hoạt động quản lý và hỗ trợ
để các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời.
Năm là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế
của đất nước.
Sáu là, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế
Nhà nước kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh, các pháp luật lao
động, tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc tn thủ pháp luật về tài chính,
kế tốn, thống kê…và kiểm tra chất lượng sản phẩm
1.3.2 Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Một nền kinh tế phát triển bền vững không thể đạt được ở một quốc gia
mà chính sách bất cập và quản lý nhà nước các nguồn lực lại yếu kém. Mọi nỗ
lực tăng trưởng kinh tế, mọi thành tựu về kinh tế có thể sẽ trở nên vơ ích nếu
quản lý nhà nước kém, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động kém hiệu quả.

Quản lý nhà nước về kinh tế cần sử dung các phương pháp sau:
Một là, phương pháp quản lý hành chính
Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý
kinh tế đoeén đối tượng quản lý bằng những mệnh lệnh hành chính, bắt buộc
đối tượng quản lý phải chấp hành.
Bản chất của phương pháp là cai trị bằng quyền lực của tổ chức theo
thẩm quyền. Nó phản ánh mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa quyền
uy và phục tùng.
Nội dung: Chủ thể quản lý tác động về mặt tổ chức bằng cách thể chế
hóa tổ chức và tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu và tác động về mặt đều thông qua
việc ban hành các Quyết định, văn bản…
8


Phương pháp này góp phần thiết lập trật tự kỷ cương. Tuy nhiên, sử
dụng phương pháp này dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền lực, gây bức xúc
trong xã hội.
Hai là, phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế trong quản lý, đây là cách thức tác động gián tiếp
của chủ thể quản lý lên đối tượng bằng cách sử dụng các hình thức quan hệ
kinh tế và các cơng cụ kinh tế để tác động đến lợi ích của người lao động.
Bản chất là dung lợi ích làm động lực để khiến cho đối tượng vì muốn
có lợi ích mà tuân theo mục tiêu quản lý do Nhà nước đề ra.
Nội dung của phương pháp là Nhà nước tạo ra sự quan tâm cá nhân và
tập thể đến lợi ích kinh tế thơng qua kế hoạch, chiến lược, chính sách…
Phương pháp này kích thích tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy và điều
chỉnh hành vi của con người trong hoạt động kinh tế, phát huy tính chủ động,
sáng tạo cảu các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp này địi hỏi chủ thể
quản lý phải có điều kiện về kinh tế.
Ba là,Phương pháp giáo dục, thuyết phục

Phương pháp này làm cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hay nói cách
khác làm cho dân hiểu, dân biết và cuối cùng nhân dân tự giác làm
theo.Phương páp đòi hỏi sự tự giác của đối tượng quản lý.
Đây là phương thức hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá
những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức,
giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thơi
thúc đối tượng hành động theo những định hướng, mục tiêu do chủ thể đặt ra.
Phát kinh tế là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp
nhân dân và cả hệ thống chính trị. Thực tế triển khai công tác phát triển kinh
tế cho thấy, bộ phận dân cư nghèo chủ yếu là những người ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ
xã hội, cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

9


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN LÂM
BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh tế ở
huyện Lâm, Bình, tỉnh Tuyên Quang hiện nay
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội của huyện Lâm
Bình
Ngày 28/01/2011, Chính phủ đã có Nghị quyết số 07-NQ/CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thành
lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang, là huyện vùng cao, vùng sâu,
xa của tỉnh, trung tâm huyện được đặt tại xã Lăng Can, trên 10 dân tộc anh
em cùng sinh sống xen kẽ ở 75 thôn, bản và trên 30.000 nhân khẩu, trong đó
dân tộc Tày chiếm trên 60%; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã:
Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, Thổ

Bình, Hồng Quang;. Huyện có 78.152,17 ha diện tích tự nhiên.
Huyện Lâm Bình cách trung tâm Thành phố Tun Quang 150km. Địa
giới hành chính của huyện: Đơng giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang;
Đông Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; Tây và Tây Bắc giáp huyện Vị
Xuyên và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; Nam giáp huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang; Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Đất đai huyện: chủ yếu là đất vùng đồi núi, đất sản xuất nông nghiệp
2.444,12 ha, đất lâm nghiệp 68.985,15 ha, trong đó: đất rừng sản xuất
15.810,4ha, rừng phịng hộ 48.771,44ha.
Lâm Bình nằm trong vùng núi phía Đơng Bắc của tỉnh Tuyên Quang,
với khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng nóng, mưa
nhiều và có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển trồng các loại cây
công nghiệp như: chè, lạc, bông, cao su....thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

10


Về giáo dục và đào tạo, triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện. về văn hóa,du lịch đã tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trên địa bàn
huyện. Du lịch tiếp tục phát triển, đã có 11.500 lượt khách du lịch, việc quản
lý, kiểm sốt chất lượng, giá cả hàng hóa tại địa phương được tăng cường.
2.1.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức triển khai thực
hiện phát triển kinh tế
Tại huyện Lâm Bình, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật
sự quyết liệt trong triển khai thực hiện phát triển kinh tế; năng lực cán bộ
chuyên mơn là cơng tác quản lý kinh tế cịn hạn chế; cán bộ làm cơng tác
quản lý kinh tế cịn chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được bố trí cán bộ chun
trách. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã cịn
hạn chế, chủ yếu là trình độ trung cấp.

Đội ngũ cán bộ, cơng chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã là những người trực tiếp đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước và nhân dân, trong khi đó trình độ, năng lực của đội ngũ này cịn hạn
chế, thiếu trách nhiệm và tâm huyết đối với dân thì khó có thể thực hiện có
hiệu quả, thậm chí sai lệch chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
2.1.3 Nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế
Ở huyện Lâm Bình, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao.
Mỗi dân tộc có nét văn hóa, thói quen , nếp sống, tập quán sinh hoạt và cách
sản xuất, canh tác khác nhau. Một số bộ phận dân cư cịn có trình độ dân trí
hấp, khả năng tiếp thu cịn hạn chế. Vì vậy, để thay đổi được thói quen của
đồng bào địi hỏi phải có thời gian và một thực tiễn khả quan. Tư duy sống
phần lớn là an phận thủ thường, họ đã quen với hình thức sản xuất tự cung tự
cấp và dựa vào điều kiện tự nhiên, khai thác hết tài nguyên.
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện Lâm
Bình, Tỉnh Tuyên Quang hiện nay
2.2.1. Những thành tựu đã đạt được
Sau gần 5 năm thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân
tộc huyện Lâm Bình với quyết tâm chính trị cao, phát huy tinh thần đoàn kết
11


thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức đã đạt được
những thành tựu quan trọng. Đảng bộ và Hội đồng nhân dân đã hoàn thành
toàn diện các mục tiêu Nghị quyết ban chấp hành Đảng bộ huyện đề ra, tạo
tiền đề quan trọng để tiếp tục xây dựng Lâm Bình phát triển vững chắc.
Đứng trước những thách thức vô cùng to lớn, được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, bằng quyết tâm chính trị cao cùng với cách làm
sáng tạo, đặc biệt là sự chung sức, đồng lịng của tồn Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc trong huyện, Lâm Bình đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy
các cơ quan, đơn vị của huyện, làm tốt công tác tư tưởng trong toàn Đảng bộ,

tạo sự đồng thuận thống nhất cao
* Xây dựng và ban hành vản bản quản lý nhà nước về kinh tế
Chính sách kinh tế là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường
lối giải quyết vấn đề kinh tế. Nó phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng
đồng, của nhóm xã hội nhằm tác đông trực tiếp đến bộ phận dân cư, tạo ra sự
phát triển kinh tế cho toàn huyện.
Để thực hiện mục tiêu kinh tế trên địa bàn huyện Lâm Bình, ủy ban
nhân dân huyện kịp thời ban hành những quyết định thực hiện các chính sách
hỗ trợ kinh tế cho các hộ gia đình; chỉ đạo các ngành chức năng ban hành
những hướng dẫn chuyên môn, những văn bản để tổ chức thực hiện chính
sách kinh tế đem lại hiệu quả.
*Trong đó lĩnh vực sản xuất nơng - lâm nghiệp
Huyện đã quy hoạch sử dụng một cách có hiệu quả đất nơng nghiệp,
thâm canh tăng vụ, tăng vịng quay của đất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật ni và cơ cấu mùa vụ hợp lý; tích cực tuyên truyền, vận động nhân
dân thay đổi tập quán sản xuất, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật,
nâng cao trình độ sản xuất cho nơng dân. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây
dựng các cơng trình thủy lợi, do đó diện tích cấy lúa, ngơ được mở rộng, năng
suất, sản lượng ngày một tăng; bình quân lương thực đạt trên 550
kg/người/năm. Bên cạnh phát triển cây trồng chính là lúa, ngô đảm bảo an

12


ninh lương thực, huyện đã triển khai trồng các loại cây màu, cây công nghiệp
ngắn ngày đạt hiệu quả kinh tế cao và là thế mạnh của địa phương như mía,
lạc, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
- Về

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Thượng Lâm đã được đầu tư hơn


3,6 tỷ đồng xây dựng các mơ hình trình diễn, đào tạo nghề, tập huấn chuyển
giao khoa học kỹ thuật và cho người dân vay vốn ưu đãi. Hàng trăm lao động
có việc làm mới. Năm 2013, bình quân lương thực đạt 665 kg/người/năm. Tỷ
lệ hộ nghèo giảm từ 58,5% năm 2011 xuống còn 32,1% năm 2016.
-

Chăn ni-thú y và thủy sản

Chỉ đạo phịng chống đói, rét cho trâu, bị; tiến hành kiểm tra cơng tác
phịng chống đói, rét và chuẩn bị thức ăn dự trữ cho đàn gia súc trên địa bàn,
đặc biệt là trong các đợt rét đậm, rét hại kéo dài.
Trong quý những năm qua tình hình dịch bệnh trên địa bàn xảy ra khá
phức tạp, một số trâu, bò mắc các bệnh Tụ huyết trùng; Ủy ban nhân dân
huyện đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Ủy ban nhân dân xã
tổ chức tiêm phịng cho tồn bộ trâu, bị tại các thơn xảy ra dịch bệnh. Bên
cạnh đó, có khoảng 90 con lợn mắc các bệnh Tụ huyết trùng, viêm phổi, tiêu
chảy…, tuy nhiên đã được Nhân viên thú y xã phát hiện và điều trị kịp thời.
Cơng tác tiêm phịng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai thực
hiện theo quy định. Cơng tác kiểm sốt giết mổ và vệ sinh thú y và đóng
dấu kiểm sốt giết mổ được duy trì thực hiện thường xuyên tại các chợ trên
địa bàn.
Tiếp tục hướng dẫn các xã triển khai và đăng ký vay vốn theo Nghị
quyết số 10/2014/NQ-HĐND, Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày
22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại và hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây
trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Lâm nghiệp
Xây dựng kế hoạch trồng rừng và tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây
Xuân Bính Thân năm 2016 tới các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân xã trên

13


địa bàn huyện. Kết quả, đã trồng được trên 36.947 cây, quy diện tích đạt
51,53 ha với sự tham gia của hơn 6.030 người.
Chỉ đạo rà soát đất lâm nghiệp để trồng rừng, tính đến ngày 15/02/2016
là 586,8 ha, trong đó: Diện tích rà sốt trồng rừng sản xuất 486,8 ha; trồng
rừng phịng hộ 100 ha; diện tích trồng cây phân tán trên địa bàn huyện 50,4
ha, đạt 100,8% kế hoạch.
- Công tác thủy lợi: Chỉ đạo các Ban Quản lý cơng trình thủy lợi trên
địa bàn huyện tăng cường quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi, tiến hành
tổ chức nạo vét, phát dọn hệ thống kênh mương đảm bảo cung cấp nước tưới
đầy đủ, kịp thời phục vụ sản xuất . Sử dụng nước tưới tiêu tiết kiệm, hiệu quả,
chủ động thực hiện biện pháp để dự trữ nước tưới phịng, chống hạn.
- Cơng tác di dân và nơng thơn mới: Thực hiện việc rà sốt các hộ nằm
trong vùng thiên tai nguy hiểm. Kết quả rà sốt có 08 hộ nằm trong vùng
thiên tai nguy hiểm, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và
đôn đốc các hộ di chuyển đến nơi ở an toàn trước mùa mưa lũ.
Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
Nơng thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch năm 2016 trên địa bàn
huyện. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới,
huyện Lâm Bình dưới sự quản lý Nhà nước đã huy động mọi nguồn lực tham
gia với tổng kinh phí hơn 345 tỷ đồng. Trong đó, vốn lồng ghép 119,3 tỷ
đồng, vốn tín dụng 166,6 tỷ đồng, dân đóng góp trên 45,7 tỷ đồng, doanh
nghiệp đóng góp gần 6,9 triệu đồng; nguồn vốn khác trên 500 triệu đồng. Đến
nay, trung bình mỗi xã đạt từ 4 - 12 tiêu chí. Riêng xã điểm Thượng Lâm đã
hồn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới, góp phần đưa diện mạo
nơng thơn ở các vùng quê của huyện vùng cao thay đổi tích cực.
* Thương mại - dịch vụ, giao thông - vận tải:
-Thương mại - Dịch vụ

Thực hiện tốt việc phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn, chỉ đạo
các xã Lăng Can, Hồng Quang, Thượng Lâm quản lý và khai thác có hiệu
14


quả các chợ hiện có trên địa bàn; duy trì 25 điểm bán hàng chính sách xã
hội trên địa bàn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa đến nay đạt 207,91/800 tỷ đồng, đạt 33,9%
kế hoạch giao. Tổ chức trưng bày triển lãm gian hàng các xã, gian hàng ẩm
thực, tạp hóa tại Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập huyện Lâm Bình và Lễ hội Lồng
Tơng Xn Bính Thân năm 2016; triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch tổ
chức ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2016.
- Giao thông-vận tải
Thực hiện duy tu bảo dưỡng 5,95km đường Quốc lộ, 96,70km đường
tỉnh lộ, 36km đường huyện, đạt 100% kế hoạch; duy tu bảo dưỡng 05/12km
đường đô thị đạt 41,7% kế hoạch giao.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển, khối lượng hành khách
vận chuyển, luân chuyển đều đáp ứng được nhu cầu trên thị trường và tăng
khá so với những năm trước.
* Công tác quản lý tài nguyên, môi trường
Duy trì thực hiện tốt cơng tác quản lý nhà nước về tài nguyên trên từng
lĩnh vực; quản lý chặt chẽ tài ngun đất đai, giảm tình trạng chuyển mục
đích sử dụng đất trái phép. Thực hiện lập thủ tục chỉnh lý biến động cho các
chủ hộ sử dụng đất sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản gắn liền với đất cụ thể cho từng xã. Tăng cường cơng tác quản lý
nhà nước về đất đai, khống sản, khơng để xảy ra hoạt động khai thác khống
sản trái phép
*Tài chính - tín dụng:
Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra,

tổng thu ngân sách đến nay đạt 36.378,57/184.757 triệu đồng, đạt 23,05% kế
hoạch (trong đó: các khoản thuế, phí, lệ phí 2.865,68/9.510 triệu đồng, đạt
30,44%; thu từ ngân sách cấp trên 39.717,89/175.282 triệu đồng, đạt 22,66%).

15


Hoạt động tín dụng phát triển tốt, các ngân hàng mở rộng cho vay đối
với các thành phần kinh tế, tính đến nay, tổng dư nợ Ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn chi nhánh huyện Lâm Bình cho vay các thành phần
kinh tế đạt số dư 269,6 tỷ đồng, so với những năm trước tăng 7,0 tỷ đồng, nợ
xấu 3,4 tỷ đồng, so với đầu năm giảm 1,4 tỷ đồng.
2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
* Những hạn chế cịn tồn tại
-Địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi, song suối chia cắt nhiều, ruộng
đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nơng nghiệp hàng hóa nên sản
xuất nơng nghiệp của huyện Lâm Bình cịn mang tính nhỏ lẻ, việc đưa cơ giới
hóa vào sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn.
- Kết quả phát triển kinh tế ở địa bàn huyện còn thấp, có sự chênh lệch
giàu-nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là các xã
khó khăn. Số hộ nghèo của huyện vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, các chiến lược
kinh tế chưa thật sự đi sâu vào thực tế. Bên cạnh đó do trình độ văn hóa, việc
tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết các hộ kinh tế đều
thiếu lao động , thiếu vốn sản xuất,..
- Sự chồng chéo của các hệ thống chính sách kinh tế (chồng chéo về
nội dung, đối tượng, địa bàn…) là thực tế và đang trở thành một yếu tố cản
trở hiệu quả thực hiện các chính sách phát triển kinh tế
- Việc ban hành các chính sách hỗ trợ với định mức thấp khơng những
hạn chế đến hiệu quả của chính sách, mà dẫn đến tình trạng tạo sự ỷ lại,
khơng tạo ra động lực để đưa nền kinh tế huyện vươn lên.

- Việc phân cấp quản lý cho địa phương bố trí kế hoạch cụ thể nguồn
lực cho mục tiêu kinh tế là phù hợp, tuy nhiên hiện nay lại thiếu chế tài về cơ
chế quản lý, giám sát việc bó trí sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả.
- Chính sách cấp vốn tín dụng cho người dân bước đầu đã tạo điều kiên
cho các dân tộc vươn lên phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn là rất
lớn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người vay.
16


- Chính sách hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất chưa gắn với
chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư của địa phương, thời hạn
vay ngắn, thủ tục ở địa phương cịn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho
người dân trong việc vay vốn.
2.2.3 Nguyên nhân
* Nguyên nhân của thành tựu
- Công tác quản lý của nhà nước về kinh tế của Nhà nước có nhiều
thành tựu, bởi có sự quan tâm chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện triển khai các
quy định của Luật kinh tế, các chủ trương và chính sách kinh tế phù hợp với
thực tế địa phương.
- Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý kinh tế có trình độ chun môn
nhất định, được đào tạo, bồi dưỡng và được tham gia các lớp tập huấn về phát
triển kinh tế.
* Nguyên nhân của hạn chế
- Các cơ chế, chính sách và cơng tác quản lý của huyện cịn nhiều bất
cập chưa theo kịp các chuyển biến nhanh chóng của đời sống kinh tế- xã hội,
một số chính sách chưa thực sự đi sâu vào cuộc sống.
- Bộ máy làm công tác kinh tế cịn hạn chế, tính kiêm nhiệm cao( một
người phụ trách nhiều công tác khác nhau), thiếu cán bộ chuyên trách,…Một
số cán bộ làm công tác phát triển kinh tế chưa thật sự có nhận thức đúng đắn
về mục tiêu, tác dụng của việc đánh giá khách quan công tác kinh tế để tạo

động lực cho sự phát triển ổn định xã hội, nên việc quản lý các lĩnh vực kinh
tế huyện còn thấp chưa chặt chẽ.
- Mức đầu tư hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế; Việc phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội chưa thường xuyên, nhất
là trong xây dựng chính sách, việc chia sẻ thơng tin thực hiện trong kiểm tra,
đánhgiá kết quả thực hiện chính sách kinh tế.
- Cơng tác tun truyền, vận động, nâng cao nhận thức về phát triển
kinh tế chưa được tổ chức thường xuyên, còn bộ phận người dân, hộ gia đình
trơng chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.
17


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẰNG CƯỜNG SỰ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN
QUANG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.1 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế ở
huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Kinh tế là lĩnh vực trọng yếu của quản lý nhà nước. Trong điều kiện
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy nhà nước nhà nước về kinh tế đòi hỏi phải có sự
quản lý thật chặt chẽ.
Với những đặc điểm riêng của Lâm Bình, là một huyện nghèo của tỉnh
Tuyên Quang, mới thành lập… Để quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện đem
lại sự phát triển, tránh sự tụt hậu so với các huyện khác trong tỉnh nói riêng và
các vùng khác trong cả nước nói chung.
Một là, Kết hợp quản lý hành chính nhà nước với quản lý kinh tế, có
như vậy mới có thể tập trung nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của
địa phương, phát triển kinh gắn với giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Hai là, xác định rõ và phân cấp đúng quyền hạn, trách nhiệm quản
lý nhà nước về kinh tế giữa các cấp chính quyền ở huyện Lâm Bình quản lý
nhà nói chung, quản lý kinh tế nói riêng cần được xem xét như hình thức
hoạt động chuyên nghiệp của bộ máy Nhà nước. Cần có sự hợp lực mạnh
mẽ của UBND huyện, xã, các cơ quan quản lý, các cơ quan chuyên môn
trên địa bàn huyện.
Ba là, Tăng cường quyền lực quản lý, tạo cơ chế để huyện Lâm Bình
chủ động quyết định những giải pháp phát triển kinh tế-nội lực và tích lũy của
địa phương. Chứ không trông chờ vào sự phân bổ của Trung ương, đặc biệt
xóa bỏ cơ chế “xin-cho” trong cấp phát tài chính.
18


Bốn là, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác quản lý kinh tế, tăng
cường tập huấn, bổ sung thêm trình độ thực tiễn trong quản lý kinh tế. Cho
cán bộ đi học thêm các lớp tập huấn về kinh tế để nâng cao năng lực cũng như
công tác làm việc để đem lại kết quả, chất lượng trong quản lý kinh tế.
Năm là, hoàn thiện tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý kinh tế
trong thực hiện nhiệm vụ, có bố trí cán bộ chuyên trách về kinh tế.
3.2 Những giải pháp tăng cường sự quản lý Nhà nước về kinh tế ở
huyện Lâm Bình, tỉnh Tun Quang
Để có thể khắc phục được nhưng hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà
nước về kinh tế ở huyện Lâm Bình,với xuất phát điểm về kinh tế thấp, đồng
thời là một huyên mới vừa tách ra nên gặp nhiều khó khăn trong cơng tác
quản lý về các mặt và lĩnh vực. Việc có thể thực hiện được những nhiệm vụ,
mục tiêu về kinh tế của huyện đã đặt ra và đem lại một nền kinh tế phát triển
vững mạnh ở hun thì địi hỏi sự quản lý nhà nước cần phải có những giải
pháp đổi mới, sau đây là một số giải pháp:
3.2.1 Quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản; tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ xây dựng

nông thôn mới
Chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp đúng khung thời vụ và quy trình kỹ
thuật, đảm bảo đủ diện tích theo kế hoạch đề ra; thực hiện tốt cơng tác phịng,
trừ sâu bệnh, hạn hán, ngập úng; chủ động nắm bắt, phát hiện và xử lý kịp
thời, có hiệu quả khi có dịch bệnh; tăng cường công tác quản lý nhà nước về
sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông lâm nghiệp, đảm bảo cung ứng đầy
đủ về số lượng, chất lượng các loại giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật phục vụ sản xuất. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới năm 2016 theo đúng kế hoạch đề ra.
3.2.2 Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển cơng nghiệp,
xây dựng; tiếp tục triển khai xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng
trình trên địa bàn
19


Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản, quy
hoạch. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơng trình, nhất là các cơng trình
chuyển tiếp, cơng trình khởi cơng mới…; quản lý, giám sát chặt chẽ chất
lượng các cơng trình; thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng để xây dựng
các cơng trình trên địa bàn huyện... xây dựng Chương trình phát triển đơ thị
khu vực Trung tâm huyện lỵ Lâm Bình.
3.2.3 Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước trên địa bàn về tài nguyên
khoáng sản, lâm sản, đất đai
Thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến năm
2020; kế hoạch sử dụng đất đến năm 2016; thường xuyên thực hiện cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; lập và hồn thiện
hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai sau cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Thực hiện quy định về quản lý đô thị, quy định về xây dựng và thực
hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn huyện.
3.2.4 Thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; ưu

tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp,
nông thôn
Chỉ đạo thực hiện tốt dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Nâng cao
tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị dự tốn trong q
trình quản lý, sử dụng ngân sách đảm bảo đúng định mức, đúng chế độ, chính
sách hiện hành trong phạm vi dự tốn giao. Đẩy nhanh cơng tác giải ngân,
thanh, quyết tốn vốn đầu tư, hạn chế tối đa các khoản chi chuyển nguồn và
kết dư ngân sách.thực hiện tốt công tác quản lý, thu, chi ngân sách nhà nước.
3.2.5 Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan hành
chính Nhà nước; nâng cao chất lượng cải cách hành chính
Tăng cường hơn nữa chất lượng cải cách hành chính, nhất là cải cách
thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan,
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nâng cao trách nhiệm quản lý địa bàn.
Thực hiện tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công
chức, viên chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý công chức,
20


viên chức; chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính của các cấp chính quyền,
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị; chấn chỉnh và nâng cao chất
lượng công tác đánh giá phân loại cán bộ, nhất là người đứng đầu cơ quan,
đơn vị
3.2.6 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức đủ sức sử dụng hệ
thống công cụ mới nhằm thực hiện chức năng quyền hạn, nhiệm vụ theo yêu
cầu mới hiện nay.
Yêu cầu mới đối với công chức bao gồm chất lượng từng cán bộ, công
chức và chất lượng của tổ chức bộ máy nhà nước. Chất lượng từng cán bộ,
công chức là chất lượng về chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, văn hóa,
pháp luật, kỹ năng hành chính, phẩm chất đạo đức….địi hỏi đội ngũ cán bộ ở
huyện phải được nâng cao hơn nữa về trình độ. Chất lượng của tổ chức bộ

máy nhà nước phụ thuộc nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của
huyện.

21


KẾT LUẬN
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp tục thực hiện chủ
trương phát triển kinh tế là nhiện vụ trung tâm. Huyên Lâm Bình tuy còn là
một huyện nghèo nhưng với nguồn tài nguyên phong phú về rừng, đất,
khoáng sản,… Đảng bộ và Ủy ban nhân nhân huyện không chỉ trông chờ vào
sự giúp đỡ của cấp trên mà phải phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình.
Do đó, Ủy ban nhân dân huyện với tư cách là người quản lý kinh tế,
phải coi trọng hơn nữa về tăng cường sự quản lý nhà nước về kinh tế ở huyện
Lâm Bình. Qua đó xây dựng được những chính sách phát triển kinh tế và thực
hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra. Muốn xây dựng, đưa huyện phát triển
đi lên thì ủy ban nhân dân huyện Lâm bình phải khắc phục được những yếu
kém còn tồn tại. Để khắc phục và nâng cao sự quản lý nhà nước về kinh tế ở
Ủy ban nhân nhân huyện Lâm Bình hiện nay trước hết cần phải tăng cường sự
quản lý của nhà nước về chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiêp; về xây dựng và
quy hoạch; về tài nguyên khoáng sản, lâm sản, đất đai; thực hiện tốt công tác
quản lý, thu và chi ngân sách nhà nước; nâng cao tinh thần trách nhiệm của
các cấp, các ngành, các đơn vị trong quản lý kinh tế. Đồng thời tăng cường
hơn nữa chất lượng cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính
và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,công chức của huyện trong những năm
tới đây.
Dưới sự quản lý của Nhà nước, Ủy ban nhân dân huyện Lâm
Bình trong những năm qua đã từng bước vượt qua những khó khăn tiếp tục
thực hiện các chính sách về kinh tế của nhà nước. Tuy cịn nhiều khó khăn,
thách thức với một huyện mới nhưng với những thành tựu đã đạt được và

những hạn chế đó ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình tiếp tục quản lý tốt và
hoàn thành những nhiêm vụ đã đặt ra, sẽ giúp nền kinh tế huyện phát triển
vươn lên.

22


DANH MỤC TÀI KIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
3. Đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb
LĐXH
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghã Việt Nam (1980), Hiến
pháp 1980, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghã Việt Nam (1980), Hiến
pháp 2013, Hà Nội.
6. Khoa xây dựng Đảng, Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội
(2014), Tài liệu tham khảo Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu.
7. Trần Thị Hồng Trang, khóa luận tốt nghiệp ngành Xây dựng Đảng và
Chính quyền Nhà nước: “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo sự nghiệp phát
triển kinh tế trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay” (2007).
8. Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Bình (2015), Báo cáo tổng kết tình
hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ trọng
tâm 2016,Tuyên quang.
9. Các trang Wep:
WWW.google.com
Lambinh.tuyenquang.gov.vn
/>10. Các tạp chí trên các kênh thơng tin khác


23


MỤC LỤC

24



×