Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác THANH NIÊN ở các PHƯỜNG THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.93 KB, 98 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1

Chữ viết đầy đủ
Ban chấp hành
Cấp ủy
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công tác thanh niên
Đoàn thanh niên Cộng sản
Đoàn viên, thanh niên

Chữ viết tắt
BCH
CU
CNXH
CNH, HĐH
CTTN
ĐTNCS
ĐV,TN

Hệ thống chính trị
Hội đồng nhân dân
Mặt trận Tổ quốc
Thanh niên
Thanh niên cộng sản
Trật tự, an toàn xã hội
Trung ương
Trong sạch vững mạnh
Uỷ ban nhân dân


Văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao

HTCT
HĐND
MTTQ
TN
TNCS
TT,ATXH
TW
TSVM
UBND
VHVN- TDTT

1


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1

3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH
NIÊN Ở CÁC PHƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

13


1.1

Những vấn đề cơ bản về chất lượng, nâng cao chất lượng
13

1.2

công tác thanh niênở các phường thành phố Hà Nội
Thực trạng chất lượng và một số kinh nâng cao chất lượng
công tác thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội.

26

Chương 2

YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở CÁC
PHƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1.

50

Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao
chất lượng công tác thanh niên ở các phường thành phố Hà

2.2.

Nội giai đoạn hiện nay.
Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác thanh


50

niên ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.

56
84
86
90

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời kỳ nào cũng vậy, thanh niên (TN) luôn được xem là rường cột và
tương lai của đất nước. Thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong các
cuộc đấu tranh sinh tồn, cũng như trong các cuộc đấu tranh cách mạng, có vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia
dân tộc. Họ là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù tuổi từ 16 đến 30 (đối với Việt
Nam), có trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí
tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của

TN, xác định TN là lực lượng xung kích cách mạng, ĐTNCS Hồ Chí Minh là đội
dự bị tin cậy của Đảng. Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp
cách mạng của Đảng và dân tộc. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương
lần thứ 4 Khóa VII Đảng khẳng định “CTTN là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam”.[1,tr.2].
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Thành phố Hà
Nội CTTN ở các phường đã và đang có những chuyển biến tích cực, thanh
niên các phường đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng
Thủ đô văn minh hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và
khu vực. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở nhiều nơi trên
địa bàn thành phố cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo CTTN;
việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương,
nghị quyết của Đảng về CTTN không thường xuyên, kịp thời; công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi
3

3


trọng; chưa làm tốt công tác phát triển đảng trong TN. Trong khi đó nhiều
TN sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin và ít quan tâm đến tình hình đất
nước, thiếu ýthức chấp hành pháp luật, còn bị kích động, lôi kéo tham gia các
hoạt động trái phápluật, làm ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự an toàn
Thủ đô.
Nhiều nơi chính quyền còn chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện
các chủ trương, nghị quyết của Đảng về CTTN; thiếu những chính sách nhất
quán, đồng bộ, lâu dài đối vớiTN; chưa có chính sách cụ thể để bồi dưỡng,

đào tạo, sử dụng tài năng trẻ.
Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu “Nâng cao chất lượng công tác
thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” là vấn đề
có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam những năm qua, CTTN được Đảng, Nhà nước và các cơ quan
luôn được quan tâm chú trọng. Ngoài việc vấn đề CTTN được đề cập trong
nhiều nghị quyết của Đảng; văn bản, quyết định của Chính phủ. Đã có nhiều
công trình, bài viết nghiên cứu, đề cập đến đề tài này ở những góc độ, khía cạnh
khác nhau tập trung ở hướng nghiên cứu về CTTN nói chung và giáo dục tư
tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên về TN, CTTN với các công trình tiêu biểu
như:
Các đề tài khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn.
Sách: Phạm Gia Cư; Bàn về nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở đơn vị
cơ sở huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong quận đội hiện nay. Nxb QĐND,2008.
Nguyễn Văn Hùng , chủ biên Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động
thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ,
Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1997. Nguyễn Đức Minh, chủ biên Đổi mới sự lãnh
đạo của tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn Hà Nội, , Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội (1986), trong đó có phần bàn về tổ chức đảng lãnh đạo Đoàn Thanh niên.
4

4


"Phấn đấu vào Đảng để thực hiện lý tưởng cao đẹp của chúng ta", Kỷ yếu
Hội thảo khoa học, Nxb Thanh niên, Hà Nội, (2001); trong đó có một số bài
viết về tổ chức Đảng lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh 70 năm xây dựng và trưởng thành, Nhiều tác giả, Nxb Thanh niên,
Hà Nội, 2001. Một số vấn đề về công tác thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH

đất nước, Văn Tùng chủ biên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001.
Ở những góc độ tiếp cận khác nhau các công trình trên có điểm chung là từ
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trò của TN và CTTN các tác giả đã tiếp tục nghiên cứu, luận bàn về vai trò
củaTN và CTTN ngày nay, đề xuất kiến nghị những gải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng hiệu quả CTTN trước những yêu cầu ngày càng cao của hội nhập
quốc tế, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên chưa có công trình nào bàn đến nâng cao chất lượng CTTN ở các
phường, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Các bài báo khoa học.
Trần Lưu Hải ,Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Xây
dựng Đảng- 2008- số 7 Tr 5-7, 17.
Nguyễn Năng Nam, Thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Tạp chí Thanh niên -2008 Số 18- Tr 3-4
Minh Nhật ,Thanh niên ven đô trước “cơn lốc” đô thị hóa - Giaó dục
và thời đại chủ nhật -2008 - Số 33- Tr. 27.
Trương Tấn Sang, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí
Cộng sản Số 15 (159) năm 2008.
Sau khi nêu lên vị trí, tầm quan trọng của thanh niên CTTN trong hơn 20
năm đổi mới, hầu hết các tác giả, cho rằng thực tế vẫn còn một bộ phận TN sống
thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin và ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu
5

5


ýthức chấp hành pháp luật, dễ bị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động trái
phápluật; sống thực dụng, quá coi trọng vật chất, thiếu kính trọng người lớn tuổi,

ít quan tâm tới gia đình. Một bộ phận TN, nhất là TN các phường có trình độ học
vấn còn thấp; nhiều TN thiếu kiến thức, kỹ năng trong lao động và hội nhập quốc
tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của TN còn
yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa. Tình hình tội
phạm và tệ nạn xã hội trong TN, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm có chiều
hướng gia tăng. Những yếu kém trên có những nguyên nhân khách quan và chủ
quan như:
- Các vấn đề toàn cầu, những rủi ro, áp lực của kinh tế thị trường với
những khó khăn mới nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước; sự chống
phá quyết liệt của các thế lực thù địch,
- Nhận thức của không ít cán bộ, đảng viên, cấp ủy đảng về TN và
CTTN chưa đầy đủ, thiếu toàn diện, nhiều mặt còn khoán trắng cho Đoàn;
đánh giá TN còn theo kinh nghiệm, cảm tính, gia trưởng, thiếu tin tưởng vào
thanh niên; một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối
sống, không là tấm gương để TN học tập và noi theo; một bộ phận gia đình bỏ
mặc con cái, thiếu giáo dục và nêu gương. Hoạt động quản lý nhà nước về
CTTN còn nhiều bất cập, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về CTTN và cơ
chế phối hợp liên ngành thực hiện CTTN chưa đủ rõ. Công tác giáo dục - đào
tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội, hoạt động văn
hóa, thể thao, báo chí, xuất bản có nhiều thiếu sót, chậm được khắc phục. Nội
dung, phương thức hoạt động của ĐTNCS Hồ Chí Minh và các tổ chứcTN
chậm thích ứng trước sự biến động nhanh của tình hìnhTN; thiếu tầm chiến
lược trong tham mưu cho Đảng, chính quyền vềCTTN.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế, phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển,
cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTN thời kỳ đẩy mạnh công
6

6



nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải thể hiện được 5 quan điểm chỉ đạo xuyên suốt
sau đây:
- Chăm lo, phát triển TN vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm sự
ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
- Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục TN thành lớp người "vừa hồng, vừa
chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả HTCT dưới sự lãnh
đạo của Đảng, vai trò quan trọng của ĐTNCS Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường
và xã hội.
- Đảng lãnh đạo CTTN và trực tiếp lãnh đạo ĐTNCS Hồ Chí Minh
vững mạnh là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng
Đảng trước một bước. Đảng đề ra đường lối, chủ trương địnhhướng cho thanh
niên hành động; xác định các chuẩn mực cho TN phấn đấu; xây dựng các tấm
gương điển hình tiêu biểu cho TN học tập và noi theo.
- Nhà nước quản lý TNvàCTTN; thể chế hóa đường lối,chủ trương của
Đảng về thanh niên và CTTN thành pháp luật, chính sách,chiến lược, chương
trình, hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạchphát triển KTXH, bảo đảm QP-AN hằng năm của các cấp, các ngành.
- Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của TN theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ TN
thời kỳ mới. Không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp TN là nội dung
quan trọng của công tác Đoàn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên, phát huy vai
trò của TN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở đó tác giả nêu lên chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm
phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTN: Tăng cường công tác
giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để
hình thành thế hệ TN có những phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm
hành động thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH . Đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho TN được học tập, không ngừng nâng cao
7


7


trình độ, có tri thức và kỹ năng ngang tầm với TN các nước tiên tiến trên thế
giới. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
và cải thiện đời sống cho TN. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo
điều kiện cho TN nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, phát triển toàn diện.
Coi trọng hơn nữa việc trọng dụng nhân tài trẻ, tạo bước chuyển có tính đột
phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh vực. Xây dựng
ĐTNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, thực sự là trường học XHCN củaTN, là
đội dự bị tin cậy của Đảng. Tăng cường vai trò của MTTQ, các đoàn thể, tổ
chức kinh tế - xã hội và gia đình, phối hợp giáo dục, bồi dưỡng, phát huy tiềm
lực của TN. Phát huy sự nỗ lực phấn đấu của mỗi TN trong học tập, lao động
và cuộc sống; không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách,
trở thành công dân hữu ích, thành viên tốt trong gia đình, tích cực đóng góp
cho sự phát triển của đất nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về Tn và CTTN.
Nguyễn Đức Tiến, Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển lý tưởng xã hội
chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 14 (158) năm 2008.
Theo tác giả, giáo dục, phát triển lý tưởng XHCN cho TN là một trong
những nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và cả HTCT.Đó là
một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ, liên tục và cũng hết sức khó khăn. Từ thực
tiễn giáo dục, phát triển lý tưởng XHCN cho TN nước ta thời gian qua, tác giả đề
xuất một số vấn đề cần nghiên cứu và có giải pháp thiết thực như:
- Cần giáo dục cho TN hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa xã hội là một lý
tưởng, một ước mơ cao đẹp của con người hướng tới một chế độ xã hội bình
đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội với bản chất vốn có của nó
và xã hội xã hội chủ nghĩa hiện hữu trong quá trình xây dựng từ những bước
ban đầu có khoảng cách không nhỏ. Khoảng cách đó là tất yếu và cần phải có
thời gian để thu hẹp. Trong thời gian qua, chúng ta chưa làm rõ và chưa chỉ ra

được vấn đề này, vì thế đã làm cho một bộ phận TN , thế hệ trẻ nước ta nhầm
8

8


lẫn giữa lý tưởng và hiện thực. Từ đó, dẫn đến sự hiểu lầm, hoài nghi, thậm
chí phủ nhận cả một lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.Thanh niên cần
phải thấy: Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng sâu sắc, triệt để toàn diện
nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng cũng là cuộc cách mạng khó khăn, phức
tạp nhất. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, các mặt đối lập, các
mảng, các yếu tố xã hội khác nhau đang tồn tại đan xen, cọ sát và đấu tranh
quyết liệt với nhau trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong mọi giai tầng
và mỗi con người. Chiều tích cực và thuận lợi là, thông qua cuộc đấu tranh tư
tưởng, lý luận và những hành động thực tiễn, TN sẽ giác ngộ, trưởng thành và
lớn mạnh về mọi mặt, niềm tin vào công cuộc đổi mới có cơ sở vững chắc,
lòng kiên định vào con đường đi lên CNXH thêm vững vàng, lý tưởng XHCN
được khẳng định. Chủ nhân tương lai để hiện thực hóa lý tưởng XHCN không
ai khác ngoài thế hệ trẻ. Cuộc cách mạng này đòi hỏi những người chủ đó
phải có nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ và hành động cách mạng rất
cao, điều đó đòi hỏi TN phải không ngừng nâng cao, hoàn thiện mình trên
mọi lĩnh vực.
Trương Giang Long, Chủ động đổi mới, hội nhập trong xu thế toàn cầu
hoávà trọng trách của thanh niên, Tạp chí Cộng sản số 7 (151) năm 2008.
Trong bài viết của mình, các tác giả nêu lên thời cơ và khó khăn thách thức
đối với thanh niên trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới
của đất nước. Tác giả đặt vấn đề: Bằng cách nào để tuổi trẻ đáp ứng được yêu
cầu của lịch sử? Tác giả nhấn mạnh kỳ vọng và tin yêu lớp trẻ là "sợi chỉ đỏ"
xuyên suốt các chặng đường cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước hết
các ngành các cấp cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với tuổi trẻ trước

vận mệnh của đất nước. Trên cơ sở trọng trách lớn cần đặc biệt quan tâm đào
tạo một thế hệ TN mới hội tụ đủ các phẩm chất ưu tú nhất của dân tộc và tinh
hoa của thời đại. TN cần có trái tim quả cảm, trọng hòa hiếu nhân nghĩa, biết
bạn, biết thù nhưng dám đương đầu với mọi thách thức, dám làm, dám chịu
9

9


trách nhiệm không ngại khó, không ngại khổ, không run sợ và không chịu
khuất phục trước sức mạnh cường quyền, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. TN
cần làm việc bằng lòng tự trọng và ý chí tiến thủ, biết lấy hiệu quả công việc
của chính mình làm niềm vui, làm thước đo giá trị hành động. Sống có trách
nhiệm với bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Lớp TN thực sự là tấm
gương sáng, là mẫu người hội tụ đủ những chuẩn giá trị đáp ứng yêu cầu của
thời đại, xứng đáng là một thế hệ mẫu mực, sống làm gương, làm hình mẫu
cho các thế hệ tương lai.
Nguyễn Thị Kim Dung, Đồng chí Lê Duẩn với việc giáo dục, rèn
luyện, tu dưỡng đạọ đức cách mạng cho thanh niên, Tạp chí Cộng sản số 6
(126) năm 2007. Tác giả khái quát một số nội dung dung giáo dục, rèn luyện,
tu dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên của đồng chí Lê Duẩn:
- Thanh niên phải xác định cho mình lý tưởng cách mạng đúng đắn.
- Thanh niên phải có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc và
yêu thương nhân dân lao động.
- Thanh niên phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân; phải thường xuyên tu
dưỡng, rèn luyện bản thân.
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và đoàn thanh niên, Báo Điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 17/7/2008. Bài báo đã khái quát lịch sử
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm lãnh đạo, hướng dẫn thanh niên thông
qua các nghị quyết đại hội Đảng từ Đại hội I đến Đại hội X, các nghị quyết,

chỉ thị, các quan điểm cụ thể để khẳng định, bất kể giai đoạn nào Đảng đều
quan tâm lãnh đạo thanh niên, lãnh đạo Đoàn Thanh niên.
Đảng ta liên tục đổi mới để phù hợp với đối tượng tuổi trẻ qua từng
thời kỳ. Từ quan tâm lãnh đạo tổ chức thanh niên để tập hợp lực lượng tuổi
trẻ cho các phong trào Đoàn thành lực lượng xung kích, nòng cốt thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Đảng. Từ quan tâm, xây dựng đội ngũ đoàn viên, tổ
chức đoàn thể thực hiện “huy động, sử dụng'' đến quan tâm xây dựng, phát
10

10


triển toàn diện cho chính bản thân thế hệ trẻ thật sự ''bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau”. Không chỉ quan tâm định hướng tư tưởng nhân cách, giáo
dục thanh niên, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta còn
trực tiếp chỉ đạo, gần gũi, ân cần với thế hệ trẻ qua các Đại hội Đoàn, qua
tiếp xúc với tuổi trẻ cả nước.
Hoàng Đình Cúc, Xây dựng, củng cố thế giới quan khoa học cho thanh
niên, sinh viên nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2007. Theo tác
giả, con đường hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niên, sinh viên Việt
Nam hiện nay bao gồm: quá trình học tập; hoạt động lao động sản xuất; hoạt
động thẩm mỹ; thông qua môi trường xã hội, qua các phương tiện thông tin đại
chúng...
Như vây từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình trên đã
nghiên cứu khá toàn diện về TN,CTTN giai đoạn hiện nay, tuy nhiên chưa có
công trình nào bàn đến một cách cụ thể về chất lượng, lượng nâng cao chất
lượng CTTN ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu luận giảilàm rõ những vấn đề cơ
bản về lý luận, thực tiễn, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng

CTTN ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản vềchất lượng, nâng cao chất lượng CTTN ở các
phường thành phố Hà Nội.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm về
nâng cao chất lượng CTTN trên ở các phường thành phố Hà Nội.
Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTTN
trên ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

11

11


* Đối tượng nghiên cứu: TN, chất lượng CTTN ở các phường thành
phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình
CTTN, hoạt động nâng cao chất lượng CTTN ở các phường thành phố Hà
Nội, thời gian từ năm 2008 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống những quan
điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TN và CTTN.
* Cơ sở thực tiễn: là toàn bộ thực tiễn hoạt động nâng cao chất lượng
CTTN ở các phường thành phố Hà Nội, các báo cáo tổng kết có liên quan, số
liệu điều tra khảo sát của tác giả trong quá trình nghiên cứu làm luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các
khoa học chuyên ngành và liên ngành, tổng kết thực tiễn, kết hợp giữa lôgíc và

lịch sử, phân tích và tổng hợp thông qua điều tra xã hội học và phương pháp
chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ một số luận cứ
khoa học, làm cơ sở cho lãnh đạo và cấp ủy các cấp trong nâng cao chất
lượng nâng cao chất lượng CTTN các phường thành phố Hà Nội.
Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo giảng dạy về CTTN ở
Trường chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các quận thành phố Hà
Nội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

12

12


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH NIÊN
Ở CÁC PHƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng, nâng cao chất lượng công
tác thanh niên ở các phườngthành phố Hà Nội
1.1.1. Thanh niên, công tác thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội
* Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội được tổ chức thành 30 đơn vị hành chính bao gồm: thị
xã Sơn Tây, 12 quận gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng,
Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Các phường thành phố Hà Nội,

Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và 17 huyện gồm: Sóc Sơn, Đông
Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch
Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa,
Mỹ Đức, Mê Linh.
Là thủ đô một nước, Hà Nội có nhiều điều kiện để phát triển du lịch và
thực tế nơi đây đã là một trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều tiềm
năng về tự nhiên, văn hóa, xã hội lẫn chính trị, kinh tế, ngoại giao… Với 8
tuyến đường bộ, 6 tuyến đường sắt lại có cảng hàng không quốc tế và nội địa,
cách cảng Hải Phòng hơn 100km và cảng Cái Lân (Quảng Ninh) chừng
180km, Hà Nội là đầu mối quan trọng nối các tỉnh miền Bắc với nhau. Nhờ
vào lợi thế của các trục giao thông chính và quan trọng mà Hà Nội vừa là thị
trường tiếp nhận khách, thị trường trung chuyển khách của khu vực đồng thời
cũng là thị trường cung ứng khách cho du lịch cả nước.
Nếu Hà Nội đã từng được biết đến với thế mạnh về du lịch di tích, du
lịch hội nghị, hội thảo (MICE) thì nay với việc mở rộng thủ đô, Hà Nội đã
khắc phục được những điểm yếu cơ bản. Các cảnh quan kỳ thú như Hương
Sơn, Suối Hai, núi Ba Vì cùng hệ thống sinh thái trải dài như Ao Vua, Khoang
13

13


Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đồng Mô, Đầm Long - Bằng Tạ, hồ
Quan Sơn… đã giúp Hà Nội có đủ yếu tố để phát triển du lịch cả về di tích
lẫn sinh thái, nghĩ dưỡng cuối tuần hay vui chơi, giải trí. Với ưu thế gần 5.000
di tích hay danh thắng lịch sử trong đó có 2.104 di tích đã được xếp hạng gồm
765 di tích quốc gia như thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa
Hương, chùa Tây Phương, làng Việt cổ Đường Lâm… trong đó có ba di sản
thế giới (Bia đá Văn miếu Quốc tử giám, di tích Hoàng thành Thăng Long, lễ
hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc) là những tiềm năng được đánh giá

cao, cùng với hệ thống khách sạn đang ngày càng phát triển cả về chất lẫn
lượng, du lịch Hà Nội đã có những thuận lợi nhất định để sớm cất cánh, đáp
ứng niềm kỳ vọng của du khách và bạn bè khắp bốn phương.
* Thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội
- Quan niệm:
Quan niệm về TN có sự biến đổi theo quá trình phát triển xã hội - lịch
sử. Xã hội loài người càng phát triển thì quan niệm thanh niên càng phong
phú và hoàn thiện. Để có quan niệm về TN một cách tương đối toàn diện, có
thể rút ra một số nội dung tổng quát về quan niệm thanh niên như sau:
Thời kỳ nào cũng vậy, TN luôn được xem là rường cột của đất nước,
tương lai của dân tộc và hạnh phúc của gia đình. TN là người có thể lực
cường tráng, năng động sáng tạo, có ý chí kiên cường trong hoạt động lao
động sản xuất và đấu tranh cách mạng.
Ở khía cạnh khác, có thể hiểu TN là bộ phận quan trọng của xã hội, dân
tộc và vấn đề TN thường được đặt vào trung tâm của những bức xúc nhất
trong xã hội, cần phải quan tâm giải quyết.
Thanh niên cũng được hiểu là một nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù đan xen bởi cơ cấu xã hội, giai tầng, nghề nghiệp và các quan hệ xã hội thống
nhất. Đồng thời, TN cũng chịu sự tác động của các quan hệ KT-XH, và các

14

14


quan điểm chính trị, tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thường
chi phối bản tính của TN.
Thanh niên còn được hiểu là lực lượng lao động dự trữ, một tài nguyên
lớn của quốc gia, dân tộc. Do đó, có thể xem TN là động lực của sự nghiệp
CNH,HĐH.
Theo quan niệm chung ở nước ta hiện nay, lứa tuổi TN là lứa tuổi từ 16

- 30 tuổi. Ở lứa tuổi này, con người phát triển nhanh về thể chất và tâm, sinh
lý. Đó là tuổi trưởng thành về nhân cách, đạo đức và văn hoá, là độ tuổi
khẳng định tính sáng tạo, nuôi dưỡng mơ ước, hoài bão, khát vọng, ý chí
vươn lên, sống sôi nổi trong quan hệ tình bạn, tình yêu.
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu thanh niên là một nhóm người
trong xã hội - nhân khẩu đặc thù, với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 16 đến 32
tuổi, được gắn với mọi giai cấp, dân tộc, mọi tầng lớp xã hội và tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của từng quốc gia, từng dân tộc. Đây là
lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, phẩm chất, nhân cách của
một công dân, hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đức cuộc sống.
Hà Nội hiện nay được chia làm 12 quận với 168 phường. Số liệu thống
kê năm 2014, các phường Thành phố Hà Nội bao gồm 17.713 Thanh niên.
[Phụ lục 01]. Như vậy có thể hiểu: Thanh niên ở các phường thành phố Hà
Nội là những công dân nam, nữ có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi đang lao động, học
tập, công tác trên địa bàn thành phố, do chính quyền các phường quản lý về hộ
khẩu, nhân khẩu.
* Vai trò của thanh niên các phường trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội là lực lượng xã hội to lớn góp
phần quan trọng trong sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô và đất nước.
Trong lao động sản xuất, kinh doanh: Với ưu thế tuyệt đối là đông đảo,
trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo thanh niên các phường luôn là lực lượng lao
động giàu tiềm năng trên các lĩnh vực kinh tế, làm giàu cho Thủ đô, cho đất
15

15


nước.
Trong xây dựng Thủ đô văn hóa, văn minh:TN các phường luôn xung
kích đi đầu trong xây dựng đời sống văn hóa mới, trong giữ gìn, phát huy các

giá trị văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, bài trừ các tệ nạn xã hội.
Trong tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân,
TN thủ đô luôn là lực lượng đông đảo, nguồn bổ sung dồi dào cho lực lượng
dân quân tự vệ, cùng với các lực lượng vũ trang địa phương giữ
ANCT,TTATXH trên địa bàn.
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ với ưu thế là tré, khỏe, thông minh,
TN cá phường thành phố Hà Nội luôn là là lực lượng xung kích trong nghiên
cứu ứng dụng, phát triển khoa học tiến, thực hiện CNH-HĐH Thủ đô, đất
nước.
Trong xây dựng HTCT ở địa phương TN các phường còn là nguồn bổ
sung dồi dào nguồn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên với chất lượng cao cho hệ
thống chính trị trên địa bàn Thủ đô. Hàng năm có hàng ngàn TN được đứng
trong hàng ngũ của Đảng, được tuyển dụng vào các cơ quan dân chính đảng.
Trong phát triển khoa học công nghệ TN các phường, thành phố Hà
Nội luôn đi đầu trong tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất kinh doanh, góp phần làm giầu cho Thủ đô.
* Đặc điểm thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội
- Về mặt bằng học vấn, truyền thống văn hóa
Hiện tại, gần 100% TN có trình độ học vấn từ tốt nghiệp THPT trở
lên. Số lượng TN theo học tại các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học ngày
càng tăng. Nhiều học sinh, sinh viên ham học, ham hiểu biết, say mê nghiên
cứu khoa học, đạt giải cao trong các kỳ thi trong nước và quốc tế. Số TN có
học vị tiến sĩ, thạc sĩ, được tặng danh hiệu tài năng trẻ ngày càng tăng. Tuy
nhiên, bên cạnh số TN ham học vẫn còn một bộ phận TN ham chơi, lười học,
thiếu trung thực trong thi cử, sống tiêu cực, nghiện ngập.
16

16



Thanh niên tại các phường thành phố Hà Nội hiện nay có nhiều cơ hội
mở mang kiến thức, tiếp thu văn minh nhân loại (do sự phát triển của khoa
học công nghệ, do xu thế hội nhập quốc tế); nhu cầu học tập, hưởng thụ, sáng
tạo văn hoá tinh thần rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay vẵn còn một bộ phận không nhỏ TN thiếu hiểu biết
về văn hoá dân tộc, văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến, không thích các loại
hình nghệ thuật dân tộc truyền thống. Trong khi đó, cơ sở vật chất dành cho
sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh còn thiếu nghiêm
trọng; môi trường văn hoá bị ô nhiễm nặng; nguy cơ “ xâm lăng văn hoá” là
rất lớn.
- Về thành phần xuất thân: TN các phường thành phố Hà nội rất đa
dạng về thành phần xuất thân: bên cạnh đa phần là con em các gia đình công,
chức viên chức, công nhân lao động trong các nhà máy xí nghiệp cũng còn
không nhỏ TN vốn xuất thân từ nông thôn, lao động tự do, buôn bán nhỏ, thu
nhập thấp…
- Về sức khỏe, việc làm, thu nhập.
Khi đất nước ta chuyển đổi cơ chế, thái độ của TN tại các phường
thành phố Hà Nội đối với lao động và nghề nghiệp cũng có sự thay đổi. Họ
quan tâm đến cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, ý nghĩa xã hội của lao
động. Cách nhìn, cách nghĩ và hành động của TN các phườngthành phố Hà
Nội ngày nay thực tế, thiết thực; mạnh bạo và quyết liệt, hừng hực khát vọng
nồng cháy, đôi khi pha lẫn tính lãng mạn và cả sự phiêu lưu v.v...Nhiều TN có
ý thức tự giác chuẩn bị về tâm lý, trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ,
tin học... để sẵn sàng thích ứng với điều kiện nền kinh tế tri thức ngày càng
phát triển.Việc lựa chọn nghề nghiệp của TN ngày nay đã có sự thay đổi, vào
biên chế nhà nước không còn là hướng duy nhất hấp dẫn. Xu hướng đa dạng
về nghề nghiệp và việc làm trong sự lựa chọn của TN là một thực tế.

17


17


Do quá trình đô thị hoá và tác động của cơ chế thị trường, một bộ phận
TN những phường vốn và hiện tại còn sản xuất nông nghiệp có xu hướng xa
quê tìm kiếm việc làm và chuyển sang các nghề phụ. Nhiều TN các phường
chưa kịp chuẩn bị nghề nghiệp mới, không theo kịp sự phát triển của xã hội,
dẫn đến lúng túng, thiếu tự tin. Việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết, ngoại ngữ
cho số TN đi lao động ở nước ngoài còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng
lao động. Môi trường và điều kiện cho TN làm việc, cống hiến còn chưa đáp
ứng. Tình trạng “chảy chất xám” trong TN từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà
nước sang các cơ quan và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng.Vấn
đề lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đề bức xúc, là mối quan tâm
hàng đầu của TN hiện nay.
Những năm gần đây, sức khoẻ, thể lực của TN có sự phát triển tích cực,
các chỉ số cơ bản về thể lực đều tăng.Tuy nhiên, so với tầm vóc TN trong khu
vực thì TN tại xã phường, thị trấn vẫn thuộc loại trung bình thấp; lượng dinh
dưỡng trong bữa ăn hằng ngày tại các xã chưa đảm bảo; tình trạng rối nhiễu
tâm trí do yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội có chiều hướng phát triển; vấn đề
sức khoẻ sinh sản đang ở mức báo động, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn
nhân, nạo phá thai diễn ra nghiêm trọng.
- Về nhận thức chính trị, ý thức chính trị
Điểm nổi bật trong đa số TN các phường thành phố Hà Nội hiện nay
là tiếp nối truyền thống yêu nước của các thế hệ cha anh, đóng góp to lớn vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng vì lợi ích dân tộc và bảo vệ
chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng; sống có trách nhiệm với gia
đình, xã hội. Có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và công tác, mong
muốn đưa đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; muốn được cống hiến
nhiều cho chấn hưng đất nước; được làm giàu chính đáng cho bản thân, gia
đình; có việc làm, thu nhập ổn định; có đời sống văn hoá tinh thần phong phú,

môi trường sống an toàn; được tin tưởng. Bên cạnh đó, một bộ phận không
18

18


nhỏ TN bản lĩnh chính trị non kém, dao động về lập trường, thờ ơ trước
những vấn đề của đất nước; dễ bị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động
ảnh hưởng đến ANQG, TT,ATXH . Trước sự lôi kéo TN vào hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch tại các phường hiện nay thì đa số TN vẫn vững
vàng, tin tưởng vào Đảng và nhà nước, yên tâm học tập, công tác, không tham
gia các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo của chúng. Tuy nhiên, một bộ phận TN đã bị
tác động, lôi kéo vào các hoạt động liên quan đến ANTT. Hiện tượng tuyên
truyền phát triển đạo trái phép trong TN ở một số phườngtăng lên; công tác
quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài còn buông lỏng.
* Công tác thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội
- Quan niệm.
CTTN là toàn bộ hoạt động của Đảng tác động tới TN , nhằm tuyên
truyền, giáo dục, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị
cho TN; chăm lo đến sự phát triển,phát huy đội ngũ TN thành lực lượng
xung kích sáng tạo, đội dự bị tin cậy của Đảng; tập hợp, thu hút TN và tổ
chức các phong trào TN thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Nói một cách khác, CTTN là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội
vào một đối tượng cụ thể là TN theo một hướng nhất định.Nhiệm vụ hàng đầu
của CTTN là đoàn kết, tập hợp, tổ chức họ lại thành “đội ngũ những chiến sỹ
cách mạng kiên cường” như Bác Hồ đã dạy. Chưa đoàn kết, tập hợp được
CTTN, chưa thể nói đến giáo dục, cổ vũ TN hành động cách mạng. Chính vì
vậy, tập hợp, đoàn kết TN được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm. Tư tưởng chiến lược xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là thức tỉnh TN

để thức tỉnh cả dân tộc; xây dựng tổ chức TN để từ đó xây dựng Đảng; tập hợp,
đoàn kết TN để giáo dục, đào tạo giúp cho TN cống hiến, trưởng thành.
Từ những vấn đề cơ bản trên đây có thể quan niệm: CTTN ở các
phường thành phố Hà Nội là toàn bộ hoạt động của cấp ủy, chính quyền, tổ
19

19


chức CT-XH các cấp, của tổ chức đoàn phường trong nghiên cứu, phân tích,
đánh giá tình hình TN, thiếu niên tổ chức, quản lý giáo dục, chăm lo, bồi
dưỡng và phát huy mọi tiềm năng của TN, tạo điều kiện cho TN phát triển,
trưởng thành và cống hiến đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng Thủ đô
văn minh, giàu mạnh, góp phần thiết thực bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Quan niệm trên đây chỉ ra:
- Về mục đích
Thúc đẩy, hình thành phẩm chất tốt đẹp cho TN phát huy vai trò to lớn của
TN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô, góp phần tích cực vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chủ thể tiến hành CTTN ở các phường thành phố Hà Nội là cả HTCT
trên địa bàn phường, trong đó chủ thể trung tâm là Đảng ủy, ủy ban, BCH Đoàn,
phường. Lực lượng tham gia là các tổ chức CT-XH, đội ngũ cán bộ đảng viên,
các cơ quan ban ngành Trung ương, địa phương đứng chân trên địa bàn phường.
- Đối tượng CTTN ở các phường thành phố Hà Nội là mọi công dân của
các phường trong độ tuổi thanh, thiếu niên.
- Nội dung CTTN của các phường: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng
tình hình TN, CTTN các phường vớicả những yếu tố tác động tích cực thuận lợi và
tiêu cực khó khăn ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn, mỗi nhiệm vụ cách mạng của
Đảng; giáo dục, tuyên truyền, vận động, tập hợp TN, thường xuyên chăm lo
đến lợi ích, nhu cầu chính đáng của TN tạo điều kiện để TN phát triển lành

mạnh; tổ chức cho TN tham gia hoạt động cách mạng thực hiện chức năng
xung kích của mình;chăm lo xây dựng ĐTNCS Hồ Chí Minh vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động.
- Phương thức tiến hành.
CTTN ở các phường thành phố Hà Nội được tiến hành thông qua
nhiều hình thức, phương pháp phong phú sinh động: Hoạt động nghiên cứu
của các nhà khoa học , các chuyên gia về thanh niên các lãnh đạo quản lý,
20

20


các cơ quan, tổ chức như viện nghiên cứu thanh, thiếu niên nhi đồng, ban
chấp hành đoàn đội các cấp trên địa bàn thành phố, hoạt động của các trung
tâm văn hóa, thể thao thanh niên các quận, sự lãnh đạo của đảng ủy, quản
lý điều hành của chính quyền các phường, sự năng động sáng tạo của các
BCH đoàn cơ sở, sự tham gia tích cực của các tổ chức CT-XH, của gia
đình, của các nhà trường trong xây dựng, thực hiện các chương trình
hành động phong phú thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi mục đích, nội
dung CTTN.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng
công tác thanh niên ở các phường thành phố Hà Nội
* Những vấn đề cơ bản về chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng
công tác thanh niên các phường ở thành phố Hà Nội
- Chất lượng CTTN. Trong khoa học xã hội và nhân văn, khái niệm chất
lượng được hiểu là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự việc và gắn
chặt với lợi ích,với việc hoàn thành có hiệu quả rõ rệt những mục đích, mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể trong những điều kiện nhất định.
Mục tiêu của quá trình tiến hành CTTN ở các phường là làm cho TN
thực sự là lực lượng dự bị hùng hậu của Đảng, là lượng, xung kích trên mọi

mặt của xã hội, là trực tiếp xây dựng tổ chức cách mạng của quần chúng
thanh niên - ĐTNCS Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị là nâng cao chất lượng và sức mạnh chiến đấu của Đảng và Nhà
nước. Rèn luyện, bồi dưỡng, chăm lo, giáo dục TN, phát huy vai trò to lớn
của thanh niên là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong HTCT.
Từ góc độ tiếp cận vấn đề trên đây, có thể quan niệm: Chất lượng CTTN
ở các phường thành phố Hà Nội là tổng hòa những giá trị về mặt lợi ích mà
CTTN tạo nên thông qua từng mặt, từng công tác, từng nội dung , phương thức
hoạt động của CTTN trong việc xây dựng tổ chức cách mạng của quần chúng
thanh niên-ĐTNCS Hồ Chí Minh, trong tập hợp, giáo dục, chăm lo bồi dưỡng
21

21


và phát huy vai trò của TN thành những công dân ưu tú, thiết thực góp phần vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô văn minh, giàu mạnh, trực tiếp góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Các yếu tố qui định chất lượng CTTN ở các phường thành phố Hà Nội:
- Hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, UBND phường,sự tham gia của các tổ
chức chính trị xã hội, của quần chúng nhân dân trên địa bàn phường, sự vững
mạnh của tổ chức đoàn cơ sở.
- Sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; nội dung, hình thức
phương pháp hoạt động của BCH đoàn các phường.
- Vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các
phường cũng là một nhân tố góp phần không nhỏ tạo nên chất lượng CTTN ở
các phường.
- Chất lượng đội ngũ đoàn viên TN ở các phường.
- Điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của các phường.
Tiêu chí đánh giá chất lượng CTTNở các phường thành phố Hà Nội.

Đánh giá chất lượng CTTNở các phường thành phố Hà Nội cần dựa
vào các tiêu chí cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý CTTN của đảng bộ,
UBND các phường.
Với tiêu chí này cần xem xét ở việc xây dựng tổ chức thực hiện các
chương trình CTTN trong nhiệm kỳ đại hội của các đảng bộ; năng lực lãnh đạo,
quản lý các phong trào hành động cách mạng trong đoàn viên thanh niên, sự
quan tâm, tạo điều kiện cho TN rèn luyện phấn đấu trở thành đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam. Việc chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện chương trình
CTTN của các CU,UBND phường và lãnh đạo phát huy vai trò của mọi cán bộ,
đảng viên đối với CTTN. Đánh giá về phương thức lãnh đạo đối với CTTN cần
thông qua những nội dung như: Việc ra nghị quyết lãnh đạo phân công tổ chức

22

22


thực hiện CTTNcủa các cấp ủy đảng; việc quan tâm, chỉ đạo, quản lý điều hành
của chính quyền và các tổ chức CT-XH trên địa bàn phường
Thứ hai, sự vững mạnh về CT,TT,TC với những hoạt động thiết thực,
hiệu quả của tổ chức đoàn ở các phường.
Tiêu chí này đòi hỏi trong xem xét đánh giá tổ chức đoàn cần xem xét ở:
Đội ngũ cán bộ đoàn các cấp ở các phường có đủ về số lượng, chất lượng
và cơ cấu, khả năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phường về nội dung,
biện pháp lãnh đạo CTTN, khả năng tập hợp qui tụ TN trên địa bàn, khả năng
thiết kế và tổ chức thực hiện các phong trào thanh niên, khả năng trong nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng củaTN, sự đoàn kết thông nhất trong đội ngũ cán bộ đoàn.
Kết quả thực hiện chức năng là đội dự bị tin cậy của Đảng. Cần xem
xét kết quả hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở trong việc hướng phong trào TN

xung kích vào những nhiệm vụ mà CU,CQ phường giao cho như trong tham
gia giữ gìn AN,TT,ATXH, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, hướng về cội
nguồn, trong xây dựng phường văn hóa, văn minh, trong tham gia xây dựng
đảng bộ phườngTSVM.
Năng lực của tổ chức đoàn trong thực hiện vai trò là trường học
XHCN củaTN, là người đại diện cho quyền lợi của TN, là lực lượng chăm sóc
thiếu niên nhi đồng
Cần xem xét khả năng của tổ chức đoàn trong chăm lo đến sự tiến bộ
trưởng thành của mọi quần chúng TN; trong tổ chức học tập chính trị, giác ngộ
cách mạng cho TN, trong định hướng suy nghĩ và hành động cho TN trong hướng
tới những giá trị đích thực phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của của một Thủ đô văn
minh, giàu đẹp, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…,
trong đấu tranh, bảo vệ những quyền lợi chính đáng và hợp pháp củaTN.
Thứ ba, chất lượng đội ngũ ĐVTN theo mục tiêu yêu cầu của CTTN,
chất lượng hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh các
phường, các nhà trường tiểu học, trung học cơ sở.
23

23


Chất lượng đội ngũ ĐVTN theo những mục tiêu yêu cầu của CTTN là
một tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng CTTN. Với tiêu chí này cần xem xét cả
số lượng và chất lượng đội ngũ ĐVTN ở các phường, sự nhiệt tình, kết quả của
họ trong tham gia các phong trào do tổ chức đoàn phát động, đời sống văn hóa
tinh thần, khả năng của TN trong đấu tranh chống các hành động phi văn hóa
diễn ra trên địa bàn. Chất lượng hoạt động của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh trong các nhà trường tiểu học, phổ thông cơ sở
Thứ tư, chất lượng, hiệu quả các phong trào của ĐTN ở các phường.
Chất lượng, hiệu quả các phong trào của ĐTN ở các phường hiện nay là

một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng CTTN. Tiêu chí đó được
thể hiện thông qua sự đóng góp của các phong trào do TN tạo dựng dưới sự
định hướng của CU,CQ MTTQ các phường, trình độ tổ chức đoàn cơ sở. Mọi
phong trào, mọi hoạt động của TN có đem lại những giá trị thiết thực trong sự
trưởng thành của TN, thiếu niên nhi đồng trong xây dựng đảng bộ, xây dựng
các phường vững mạnh toàn diện, xây dựng môi trường văn hóa, tạo dựng
nên đời sống vật chất tinh thần cho chính TN. Cần xem xét phong trào trong
TN phải thực sự là doTN, của TN, và vì TN.
Trên đây là những tiêu chí biểu hiện tập trung nhất để xem xét đánh giá
chất lượng CTTN. ở các phường thành phố Hà Nội hiện nay. Các tiêu chí đó
luôn có mối quan hệ biện chứng thống nhất, trong đó xây dựng tổ chức đoàn là
điều kiện, là cơ sở để xây dựng đội ngũ ĐV,TN có chất lượng cao. Thông qua
những phong trào, những hoạt động cụ thể, theo chức năng nhiệm vụ của mình,
tổ chức đoàn có vai trò nâng cao trình độ nhận thức và năng lực hành động cho
TN, tạo cho TN một trình độ và năng lực mới, năng lực cộng thể, nâng sức
mạnh TN lên gấp bội, đi liền đó khắc phục được những hạn chế của TN.
* Quan niệm nâng cao chất lượng công tác thanh niên các phường ở
thành phố Hà Nội.
Theo Từ điển Tiếng Việt nâng cao được hiểu là: làm tăng thêm. Với
24

24


quan niệm như vậy và quan niệm chất lượng CTTN được luận giải phần trên;
từ thực tiễn hoạt động nâng cao chất lượng công tác thanh niên các phường ở
thành phố Hà Nội những năm qua có thể quan niệm: Nâng cao chất lượng
công tác thanh niên các phường ở thành phố Hà Nội là tổng thể các chủ
trương, biện pháp cách thức của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, ban
chấp hành đoàn các cấp trong trong tạo ra các giá trị mới cao hơn về chất

của công tác thanh niên ở các phường.
Quan niệm trên chỉ ra;
Về mục đích nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở các phường
thành phố Hà Nội là tạo nên một chất mới cao hơn về CTTN ở các phường, làm
cho CTTN thực sự đáp ứng mục tiêu yêu cầu CTTN theo quan điểm của Đảng,
pháp luật của nhà nước, thiết thực đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô van minh
giàu mạnh.
Chủ thể nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở các phường thành
phố Hà Nội là cả hệ thống chính trị, các nhà khoa học, các chuyên gia về TN,
các cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan, tổ chức như viện nghiên cứu thanh,
thiếu niên nhi đồng, ban chấp hành đoàn đội các cấp trên địa bàn thành phố,
trong đó chủ thể trung tâm, trực tiếp nhất là cấp ủy, chính quyền, MTTQ,
BCHĐ các phường.
Đối tượng nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở các phường
thành phố Hà Nội là TN và CTTN ở các phường
Nội dung nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở các phường thành
phố Hà Nội:
- Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá
tình hình TN, CTTN ở các phường, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân
về tình hình TN, CTTN ở các phường trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền, tập hợp TN ở các
phường, tạo ra được sức thu hút mọi đối tượng TN ở các phường vào hoạt
25

25


×