Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ PHƢỢNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM THỊ PHƢỢNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỊNH


Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cổ
phần Kinh Đơ” là cơng trình nghiên cứu của bản thân, đƣợc đúc kết từ quá trình
học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Văn Định. Số liệu trong luận văn đƣợc tác giả thu thập và tổng hợp là trung
thực, chƣa từng đƣợc ai công bố.


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ
kinh tế với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cổ phần Kinh Đơ”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Định đã quan tâm giúp
đỡ, chỉ bảo, hƣớng dẫn tận tình và đã đóng góp nhiều ý kiến q báu để tác giả
hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến:
Các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
giúp em hoàn thành tốt luận văn.
Các cán bộ lãnh đạo, cán bộ phịng kế tốn của Cơng ty Cổ phần Kinh Đô đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả tìm hiểu thực tế, học tập kinh nghiệm trong thời
gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 4
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp .......................... 5
1.2.1. Phân tích báo cáo tài chính doah nghiệp............................................... 5
1.2.2. Nguồn thơng tin phân tích ...................................................................... 8
1.2.3. Phương pháp phân tích ........................................................................ 15
1.2.4. Nội dung phân tích ............................................................................... 18
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 29
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................32
2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ................................................................ 32
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 32
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 32
2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 32
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 33
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................ 33
2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................. 34
2.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................... 36
2.4. Thiết kế các bƣớc nghiên cứu ...................................................................... 36
2.4.1. Nghiên cứu tại bàn ............................................................................... 36
2.4.2. Điều tra khảo sát .................................................................................. 37
2.4.3. Phương pháp tổng hợp ......................................................................... 37


2.5. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu................................................ 37
2.5.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 37
2.5.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 37

2.6. Phân tích kết quả.......................................................................................... 37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN KINH ĐƠ .........................................................................................38
3.1. Tổng quan về Cơng ty cổ phần Kinh Đơ ..................................................... 38
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 38
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................. 41
3.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý và Công ty con ............................................... 41
3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................... 44
3.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính cơng ty........................................... 46
3.2.1. Thực trạng cơng tác phân tích ............................................................. 46
3.2.2. Phân tích báo cáo tài chính Cơng ty .................................................... 47
3.3. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính và hoạt động cơng ty....... 65
3.3.1. Về cơng tác phân tích tài chính ............................................................ 65
3.3.2. Về kết quả phân tích ............................................................................. 66
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ HOẠT ĐỘNG CƠNG TY ..................................................................................71
4.1. Chiến lƣợc hoạt động Công ty thời gian tới ................................................ 71
4.2. Giải pháp hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty ...................... 72
4.2.1. Chú trọng công tác phân tích tài chính, nâng cao nhận thức của Ban
lãnh đạo về tầm quan trọng của phân tích tài chính ..................................... 72
4.2.2. Hồn thiện nội dung phân tích tài chính .............................................. 72
4.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ phân tích tài chính ......................................... 72
4.2.4. Thiết lập quy chế cho cơng tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp73
4.2.5. Hồn thiện hệ thống thơng tin phân tích .............................................. 73
4.3. Giải pháp cải thiện hoạt động cơng ty ......................................................... 73
4.3.1. Xác định chính sách tài trợ, sử dụng địn bẩy tài chính khoa học ....... 73


4.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động .............................................................. 74
4.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ....................................................... 75

4.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ........................................................... 75
4.3.5. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ..................................... 77
4.4. Đóng góp của đề tài nghiên cứu .................................................................. 78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................83
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

BCĐKT

Bảng cân đối kế tốn

3


BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

4

CTCP

Công ty cổ phần

5

CSH

Chủ sở hữu

6

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

7

EPS

Earnings per share – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

8

HĐQT


Hội đồng cổ đơng

9

KCN

Khu cơng nghiệp

10

TSNH

Tài sản ngắn hạn

11

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

12

TSDH

Tài sản dài hạn

13

LNTT


Lợi nhuận trƣớc thuế

14

LNST

Lợi nhuận sau thuế

15

P/E

Price-Earnings ratio – Giá thị trƣờng so với lợi tức mỗi cổ phiếu

16

ROA

Return on assets – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

17

ROE

Return on equity – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

18

ROS


Return on sales – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

19

SG&A

Selling, General and Administrative - Chi phí bán hàng, tổng
hợp và hành chính

20

SXKD

Sản xuât kinh doanh

21

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

22

TSCĐ

Tài sản cố định

23

TTS


Tổng tài sản

24

VCSH

Vốn chủ sở hữu

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT Bảng biểu

Nội dung

Trang

Khả năng thanh tốn lãi vay của CTCP Kinh Đơ

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2


3

Bảng 3.3

Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu

58

4

Bảng 3.4

Nhóm các chỉ tiêu về giá trị thị trƣờng

59

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

50

2011 - 2014
Tốc độ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận của
CTCP Kinh Đô 2011 - 2014


56

Bảng phân tích các nhân tố tác động đến doanh lợi
60

vốn tự có
Tổng hợp kết quả tính tốn các chỉ tiêu tài chính
của CTCP Kinh Đơ giai đoạn 2011 - 2014

ii

62


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT

Hình

Nội dung

1

Sơ đồ 1.1

Mơ hình phân tích tài chính Dupont

16


2

Sơ đồ 2.1

Quy trình nghiên cứu

32

3

Sơ đồ 3.1

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Kinh Đô

44

4

Biểu đồ 3.1

Kết quả hoạt động CTCP Kinh Đô 2011-2014

47

5

Biểu đồ 3.2

6


Biểu đồ 3.3

7

Biểu đồ 3.4

8

Biểu đồ 3.5

9

Biểu đồ 3.6

10

Biểu đồ 3.7

11

Biểu đồ 3.8

Trang

Các chỉ tiêu khả năng thanh tốn trong ngắn hạn
của CTCP Kinh Đơ 2011 – 2014

49

Vòng quay hàng tồn kho & vòng quay tổng tài

sản của CTCP Kinh Đơ 2011-2014

51

Vịng quay khoản phải thu & khoản phải trả
CTCP Kinh Đơ 2011 - 2014

52

Hệ số địn bẩy, hệ số tự tài trợ của CTCP Kinh
53

Đô 2011 – 2014
Hệ số thích ứng dài hạn & tỷ số nợ trên tài sản
của CTCP Kinh Đô 2011 – 2014

54

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu và tỷ suất
LNST trên doanh thu của CTCP Kinh Đô 2011-2014

55

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản và nguồn vốn
chủ sở hữu của CTCP Kinh Đô 2011 – 2014

iii

57



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hiện nay, những biến động của nền kinh tế thị trƣờng cùng
với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra rất nhiều những khó
khăn và thử thách cho doanh nghiệp. Đứng trƣớc tình hình đó, để có thể khẳng định
đƣợc mình doanh nghiệp cần nắm vững đƣợc tình hình cũng nhƣ kết quả sản xuất
kinh doanh. Để đạt đƣợc điều đó, các doanh nghiệp phải ln quan tâm đến phân
tích tình hình tài chính của mình. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân
tích tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất các chỉ tiêu tài
chính về tài sản, nguồn vốn cũng nhƣ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo tài chính hiện nay chƣa giải thích cho ngƣời quan
tâm biết rõ về hoạt động tài chính, những rủi ro, và xu hƣớng phát triển của doanh
nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính sẽ bổ sung khiếm khuyết này. Thêm vào đó, thị
trƣờng tài chính ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, chƣa phát huy hết hiệu quả
hoạt động của mình. Việc đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm,
rủi ro, địi hỏi các nhà đầu tƣ phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lƣỡng. Trƣớc khi ra
quyết định đầu tƣ bất kỳ một nhà đầu tƣ nào cũng phải đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Công cụ dễ dàng nhất để các nhà đầu tƣ, các nhà
quản trị doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhất thơng
qua các báo cáo tài chính của cơng ty. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là bức
tranh phản ánh rõ nét nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Liệu rằng doanh
nghiệp đó có đƣợc kỳ vọng là sẽ phát triển trong tƣơng lai hay sẽ xuống dốc...
Công ty cổ phần Kinh Đô là công ty đại chúng đã niêm yết trên thị trƣờng
chứng khốn, vì vậy u cầu cung cấp thơng tin và phân tích báo cáo tài chính
nhằm đƣa ra một cái nhìn khái qt, tồn diện về tình hình tài chính của Cơng ty là
một u cầu cấp thiết. Do đó để giúp các nhà đầu tƣ nắm bắt đƣợc xu hƣớng hoạt
động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tƣơng lai, tác giả lựa chọn đề tài
“Phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần Kinh Đơ”. Bên cạnh đó, tác giả


1


hy vọng có thể đƣa ra các giải pháp hợp lý hơn cho doanh nghiệp trong công tác
quản trị tài chính.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu và góp phần hồn thiện một số vấn đề lý
luận về phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính để xem xét và
đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính tại Công ty cổ phần
Kinh Đô thông qua việc việc phân tích báo cáo tài chính. Đồng thời, đề tài cũng đề
xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phân tích báo cáo tài chính và hoạt
động của Công ty cổ phần Kinh Đô.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài cần phải trả lời đƣợc các câu hỏi sau:
Câu hỏi tổng quát: Các giải pháp để hoàn thiện cơng tác phân tích báo cáo tài
chính và hoạt động của Cơng ty cổ phần Kinh Đơ là gì?
Câu hỏi cụ thể:
+ Những nội dung lý luận nào là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của đề tài?
+ Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô nhƣ
thế nào?
+ Giải pháp nào để hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần
Kinh Đô.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trên góc độ
là các bên liên quan nhƣ cổ đông, khách hàng của doanh nghiệp, nhân viên… ( hay
cịn gọi là stakeholder) thơng qua các hệ thống báo cáo tài chính của cơng ty cổ
phần Kinh Đơ.
Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2014 đã đƣợc
niêm yết của Công ty cổ phần Kinh Đô.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2


Luận văn góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến
phân tích báo cáo tài chính, đƣa ra cái nhìn chính xác về các phƣơng pháp phân tích
báo cáo tài chính.
Trên cơ sở tình hình thực tế của Cơng ty cổ phần Kinh Đơ, luận văn đề xuất những
quan điểm, giải pháp quan trọng để hồn thiện cơng tác phân tích báo cáo tài chính cho
doanh nghiệp.
Ngồi ra, luận văn là tài liệu hữu ích cho các doanh nghiệp khác tham khảo
về phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính, các cơ sở so sánh khi đánh giá các chỉ
số tài chính và định hƣớng giải pháp cho doanh nghiệp, là tài liệu cho các tác giả
khác tiếp tục phát triển sâu hơn nữa về phân tích tài chính đối với các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành thực phẩm ở Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, bảng
biểu, phụ lục, luận văn kết cấu gồm 4 chƣơng, cụ thể là:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích báo
cáo tài chính doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần Kinh Đơ
Chƣơng 4: Giải pháp hồn thiện phân tích báo cáo tài chính và hoạt động
cơng ty

3


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân tích báo cáo tài chính đƣợc nhiều tác giả đề cập với những nội dung
chuyên sâu nhất định. Có thể điểm qua một số tác giả với những đề tài có liên quan
trong thời gian qua. Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng (2005) với luận án tiến sỹ về “Hoàn
thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tài chính trong các doanh nghiệp
ngành điện phía Bắc”. Nghiên cứu này tập trung vào việc hồn thiện các báo cáo tài
chính nhằm cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác và tồn diện hơn cho phân tích tài
chính. Tác giả Nguyễn Thị Quyên (2013) với luận án tiến sỹ kinh tế về “Hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” chỉ ra thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các cơng
ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam, từ đó đƣa ra quan điểm và
giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các cơng ty cổ phần
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tác giả Hồ Thị Khánh Vân (2012) với
đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần PVI” đã đƣa ra những vấn đề lý
luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Đồng thời phân tích báo
cáo tài chính và đƣa ra các giải pháp hồn thiện thực trạng tài chính cho cơng ty. Tác
giả Vũ Thị Bích Hà (2012) với đề tài “ Phân tích tài chính Cơng ty cổ phần Kinh Đơ”
tập trung phân tích đối với 2 loại báo cáo tài chính là bảng cân đối kế tốn và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh để chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của Công ty. Tác
giả Phạm Thị Hồng Trang (2013) với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Cơng ty cổ
phần Du lịch – dịch vụ Hội An” nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các nhóm
chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp. Hay trong tài liệu nghiên cứu bài giảng số 6,
chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright của tác giả Nguyễn Minh Kiều (2007) về
“Phân tích báo cáo tài chính cơng ty” cũng đã trình bày sâu sắc về các chỉ số tài chính
từ cách thức đo lƣờng đến những phƣơng pháp đánh giá để có thể phân tích đƣợc báo

4



cáo tài chính của một doanh nghiệp. Tài liệu cũng trình bày nhiều ví dụ thực tế phản
ánh ý nghĩa của các chỉ số tài chính.
Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đã đề cập sâu đến các
phƣơng pháp cũng nhƣ các nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tuy
nhiên, theo tác giả thì các cơng trình nghiên cứu đi trƣớc cịn có điểm chƣa đầy đủ đó là:
Thiếu việc tham chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hoặc nhóm ngành. Việc
tính tốn kết quả các chỉ tiêu tài chính sẽ khơng cịn nhiều ý nghĩa nếu nhƣ khơng có
điểm mốc để so sánh các giá trị đó. Đa phần các cơng trình trƣớc đều so sánh chỉ tiêu tài
chính với một con số cụ thể áp dụng cho nhiều ngành (ví dụ nhƣ so sánh khả năng thanh
tốn với số 1) trong khi mỗi ngành với những đặc thù khác nhau sẽ có những tính chất
khác nhau. Khơng thể so sánh giá trị các chỉ tiêu của doanh nghiệp ngành này với các
doanh nghiệp trong ngành khác. Vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống các giá trị trung
bình của ngành, để từ đó có thể so sánh giá trị các chỉ tiêu tài chính mà ta tính đƣợc nhằm
đƣa ra nhận định doanh nghiệp phân tích có tốt hơn mức độ trung bình trong ngành đó
hay khơng và chỉ tiêu nào tốt hơn, chỉ tiêu nào chƣa tốt bằng.
Để có thể nghiên cứu đƣợc thành cơng đề tài đã chọn, Luận văn cần tập trung
thực hiện các nội dung: (i) Hệ thống hóa các lý luận về phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp, đề xuất bộ chỉ tiêu phân tích phù hợp; (ii) Xây dựng cơ sở so sánh
các chỉ tiêu tài chính nhằm đƣa ra những nhận định phù hợp hơn với các doanh
nghiệp khác cùng ngành; (iii) Áp dụng các phƣơng pháp phân tích tài chính đã trình
bày vào phân tích Cơng ty cổ phần (CTCP) Kinh Đô trong giai đoạn nghiên cứu.
(iv) Làm sáng tỏ những điểm tồn tại và nguyên nhân tồn tại đồng thời đƣa ra các
giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Cơng ty cổ phần Kinh Đơ.
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích báo cáo tài chính doah nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Nguyễn Năng Phúc (2014, trang 14) phát biểu rằng “Phân tích báo cáo tài
chính là q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính trong
kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua”.

5


Nguyễn Minh Kiều (2007, trang 340) phát biểu rằng “Phân tích các báo cáo
tài chính cơng ty là q trình sử dụng các báo cáo tài chính của cơng ty để phân tích
và đánh giá tình hình tài chính của cơng ty”.
Phân tích báo cáo tài chính là vận dụng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích vào
các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ƣớc tính và kết luận hữu
ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ sàng
lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tƣ hay sát nhập, và là công cụ dự báo các điều
kiện và hiệu quả về tài chính trong tƣơng lai. Phân tích báo cáo tài chính là một
cơng cụ chuẩn đốn bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tƣ tài chính và kinh
doanh và là cơng cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh
doanh khác.
Phân tích báo cáo tài chính khơng chỉ là một q trình tính tốn các tỷ số mà
cịn là q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện
hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp,
đánh giá những gì đã làm đƣợc, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra,
trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục
các điểm yếu.
Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên
báo cáo đó “biết nói” để những ngƣời sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài
chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phƣơng án hoạt động kinh doanh của
những nhà quản lý các doanh nghiệp đó.
1.2.1.2. Vai trị
Phân tích báo cáo tài chính có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác quản
lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự
quản lý của nhà nƣớc, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều
bình đẳng trƣớc pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do
vậy sẽ có nhiều đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣ:

Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… kể cả các cơ quan Nhà

6


nƣớc và ngƣời làm công, mỗi đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp trên các góc độ khác nhau, cụ thể là:
+ Đối với bản thân doanh nghiệp: Việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp
cho các nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy đƣợc tình hình tài
chính của đơn vị mình và chuẩn bị lập kế hoạch cho tƣơng lai cũng nhƣ đƣa ra các
kết quả đúng đắn kịp thời phục vụ quản lý. Qua phân tích, nhà lãnh đạo doanh
nghiệp thấy đƣợc một cách tồn diện tình hình tài chính trong doanh nghiệp trong
mối quan hệ nội bộ với mục đích lợi nhuận và khả năng thanh tốn để trên cơ sở đó
dẫn dắt doanh nghiệp theo một chiều hƣớng sao cho chỉ số của các chỉ tiêu tài chính
thoả mãn yêu cầu của chủ nợ cũng nhƣ của các chủ sở hữu.
+ Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Phân tích báo cáo
tài chính cho thấy khả năng thanh tốn của doanh nghiệp về các khoản nợ và lãi.
Đồng thời, họ quan tâm đến số lƣợng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời của
doanh nghiệp để đánh giá đơn vị có trả nợ đƣợc hay khơng trƣớc khi quyết định
cho vay.
+ Đối với nhà cung cấp: Doanh nghiệp là khách hàng của họ trong hiện tại và
tƣơng lai. Họ cần biết khả năng thanh tốn có đúng hạn và đầy đủ của doanh
nghiệp đối với món nợ hay khơng. Từ đó họ đặt ra vấn đề quan hệ lâu dài đối với
doanh nghiệp hay từ chối quan hệ kinh doanh.
+ Đối với các nhà đầu tƣ : Phân tích báo cáo tài chính giúp cho họ thấy khả
năng sinh lợi, mức độ rủi ro hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai của doanh nghiệp để
quyết định xem có nên đầu tƣ hay không.
+ Đối với công nhân viên trong doanh nghiệp: Nhóm ngƣời này cũng muốn
biết về thu nhập của mình có ổn định khơng và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
+ Đối với Nhà nƣớc: Cần thông tin cho việc áp dụng các chính sách quản lý

vĩ mơ, để điều tiết nền kinh tế.

7


1.2.2. Nguồn thơng tin phân tích
1.2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính
Ngơ Thế Chi & Nguyễn Trọng Cơ (2008, trang 45) phát biểu rằng “Hệ thống
báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm, các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát
bằng các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu,
kết quả hoạt động kinh doanh và lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tại một thời
điểm, thời kỳ nhất định”.
Nguyễn Năng Phúc (2014, trang 57) cho rằng “Báo cáo tài chính là những báo
cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình
tài chính cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp”.
Nói cách khác, báo cáo tài chính là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lợi
và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những ngƣời quan tâm.
Hệ thống báo cáo tài chính có những vai trò sau đây:
+ Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tích
một cách tổng hợp tồn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình
thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp.
+ Cung cấp thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch tốn kinh
doanh, tình hình chấp hành chính sách chế độ kế tốn - tài chính của doanh nghiệp.
+ Cung cấp thơng tin và số liệu để phân tích đánh giá tình hình, khả năng về
tài chính - kinh tế của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch tài
chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc lập với mục đích sau:
+ Tổng hợp và trình bày một cách tổng qt và tồn diện tình hình biến động
về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

+ Cung cấp các thơng tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá, phân tích
tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ
hoạt động vừa qua, làm cơ sở để đƣa ra các quyết định kinh tế trong tƣơng lai. Thông tin
của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc đề ra các quyết định về quản lý,
8


điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tƣ vào doanh nghiệp của chủ sở hữu,
các nhà đầu tƣ, các chủ nợ hiện tại và tƣơng lai của doanh nghiệp.
Nhìn chung, hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp ở bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới đều cũng phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau:
+ Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B02-DN.
+ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN.
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B04-DN.
Ngồi ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, u cầu chỉ đạo
mà các ngành, các cơng ty, các tập đồn sản xuất, các liên hiệp xí nghiệp, các cơng
ty liên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tài chính kế tốn khác. Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng ta sẽ đề cập đến các báo cáo cơ bản nhƣ đã
trình bày ở trên. (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
a) Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN)
Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng qt
tồn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định, theo hai cách phân loại là
kết cấu nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Số liệu trên bảng
cân đối kế tốn cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của
tài sản, nguồn vốn. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp. (Ngô Thế Chi & Nguyễn Trọng Cơ, 2008).
+ Về mặt kinh tế, qua xem xét phần tài sản, cho phép đánh giá tổng quát
năng lực và trình độ sử dụng vốn. Khi xem xét phần nguồn vốn, ngƣời sử dụng thấy

đƣợc thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
+ Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có
quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu đƣợc các khoản lợi ích trong
tƣơng lai. Phần nguồn vốn cho phép ngƣời sử dụng bảng cân đối kế toán thấy đƣợc
trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nƣớc,
về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tƣợng khác cũng
9


nhƣ trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với ngƣời lao động, với ngƣời cho
vay, với nhà cung cấp, với cổ đông, với ngân sách Nhà nƣớc…
Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán
Khi lập bảng cân đối kế toán, nguồn số liệu đƣợc lấy từ:
+ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trƣớc
+ Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có số dƣ
cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
Bảng cân đối kế toán đƣợc thể hiện dƣới dạng bảng cân đối số dƣ các tài
khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế
toán đƣợc chia làm 2 phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.
+ Phần “Tài sản” cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dƣới dạng các hình thái và trong tất cả các giai
đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Trên cơ sở tổng số tài sản và kết cấu tài
sản hiện có mà có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản năng lực và trình
độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tài sản đƣợc chia thành hai mục là:
A. Tài sản ngắn hạn
B. Tài sản dài hạn
+ Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn đƣợc sắp xếp theo

từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng…)
Nguồn vốn đƣợc chia thành hai mục:
A. Nợ phải trả
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
Tính chất cơ bản của Bảng cân đối kế tốn là tính cân đối giữa tài sản và
nguồn vốn, đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
10


Ngoài các chỉ tiêu phản ánh trong bảng cân đối kế tốn, cịn có các chỉ tiêu
ngồi Bảng cân đối kế tốn nhƣ: Tài sản th ngồi; vật tƣ, hàng hố nhận giữ hộ,
nhận gia cơng; hàng hố nhận bán hộ, nhận ký gửi; nợ khó địi đã xử lý; ngoại tệ
các loại; hạn mức kinh phí cịn lại.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Khái niệm và ý nghĩa:
Nguyễn Năng Phúc (2014, trang 68) phát biểu rằng “Báo cáo kết quả kinh
doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lƣợc các khoản doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một năm kế toán nhất định, bao gồm kết
quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ , hoạt động tài
chính) và hoạt động khác”.
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là tài liệu quan trọng cung cấp số
liệu cho ngƣời sử dụng thơng tin có thể kiểm tra phân tích và đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trƣớc và các doanh
nghiệp khác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh
nghiệp trong kỳ và xu hƣớng vận động nhằm đƣa ra các quyết định quản lý và quyết
định tài chính cho phù hợp.
- Nguồn số liệu để lập BCKQKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc lập dựa trên
nguồn số liệu sau:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trƣớc
+ Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
- Nguyên tắc lập BCKQKD
Việc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ 6
nguyên tắc đƣợc quy định tại chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính là: Hoạt
động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh.
Lấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng doanh thu hoạt
động tài chính trong kỳ trừ đi các khoản chi phí trong kỳ (kể cả chi phí hoạt động tài
chính) sẽ đƣợc lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong kỳ; lấy thu nhập khác trừ
chi phí khác sẽ đƣợc lợi nhuận từ hoạt động khác. Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh
11


doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác là tổng lợi nhuận trƣớc thuế trừ đi thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ đƣợc chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
c) Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Nguyễn Năng Phúc (2014, trang 70) cho rằng “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là
báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát
sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lƣu chuyển tiền tệ của doanh
nghiệp cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra
các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 “Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ”, tiền
tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn, cịn các khoản tƣơng
đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn (không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản
đầu tƣ đó), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lƣợng tiền xác định và khơng
có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền (kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,
chứng chỉ gửi tiền…). Doanh nghiệp đƣợc trình bày các luồng tiền từ các hoạt động
kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất
với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Có hai phƣơng pháp lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ: Phƣơng pháp gián
tiếp và phƣơng pháp trực tiếp. Hai phƣơng pháp này chỉ khác nhau trong phần I
“Lƣu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất – kinh doanh”, còn phần II “Lƣu chuyển
tiền từ hoạt động đầu tƣ” và phần III “Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính”
thì giống nhau.
+ Lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp trực tiếp:
Theo phƣơng pháp này, báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập bằng cách xác
định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, thực chi bằng tiền theo từng nội
dung thu, chi trên các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.
+ Lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp gián tiếp:
Theo phƣơng pháp gián tiếp, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập bằng cách
điều chỉnh lợi nhuận trƣớc thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinh
12


doanh khỏi ảnh hƣởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong
kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các
khoản mà ảnh hƣởng về tiền của chúng thuộc hoạt động đầu tƣ. Luồng tiền từ hoạt
động kinh doanh đƣợc tiếp tục điều chỉnh với sự thay đổi vốn lƣu động, chi phí trả
trƣớc dài hạn và các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh.
d) Thuyết minh báo cáo tài chính
Theo Nguyễn Năng Phúc (2014, trang 75) “Thuyết minh báo cáo tài chính là
báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế
- tài chính chƣa đƣợc thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh
này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp trong năm báo cáo đƣợc chính xác”.
Theo Ngơ Thế chi & Nguyễn Trọng cơ (2008, trang 81) “Thuyết minh báo
cáo tài chính là báo cáo tài chính trình bày những thơng tin trọng yếu mà các báo
cáo tài chính khác chƣa thể hiện đƣợc”.
Căn cứ chủ yếu để lập bản Thuyết minh báo cáo tài chính là:

+ Bảng cân đối kế toán của kỳ báo cáo (Mẫu B01 – DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu B02 – DN)
+ Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trƣớc
+ Tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan
Để bản thuyết minh báo cáo tài chính phát huy tác dụng cung cấp bổ sung,
thuyết minh thêm các tài liệu, chi tiết cụ thể cho các đối tƣợng sử dụng thông tin
khác nhau ra đƣợc quyết định phù hợp với mục đích sử dụng thơng tin của mình,
địi hỏi phải tuân thủ các quy định sau:
- Đƣa ra các thơng tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế
tốn cụ thể đƣợc chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
- Trình bày các thơng tin theo các quy định của các chuẩn mực kế toán mà
chƣa đƣợc trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
- Cung cấp thơng tin bổ sung chƣa đƣợc trình bày trong các báo cáo tài chính
khác nhƣng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
13


- Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày
bằng số liệu phải đảm bảo thống nhất với số liệu trên các báo cáo tài chính khác.
Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo
lƣu chuyển tiền tệ cần đƣợc đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản
thuyết minh báo cáo tài chính.
e) Các tài liệu khác
Các thơng tin trên hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp là các thơng
tin nội bộ nhƣng để phân tích báo cáo tài chính nhằm phản ánh một cách khách
quan và trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì ta cần phải thu thập
thêm các thơng tin bên ngồi làm căn cứ để đối chiếu so sánh hoặc các nhân tố ảnh
hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể:
+ Thông tin chung của nền kinh tế: Là các thơng tin có liên quan đến trạng
thái của nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, thị trƣờng tiêu thụ...

+ Thông tin về ngành kinh tế: Bao gồm các thơng tin liên quan đến vị trí
ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, số liệu trung bình ngành, sản phẩm ngành,
tình trạng cơng nghệ, thị phần.
+ Thơng tin về pháp lý kinh tế nhƣ cơ chế chính sách của Nhà nƣớc: Cơ chế
quản lý Nhà nƣớc, sở hữu, chính sách thuế, tín dụng tài chính, chế độ báo cáo, kiểm
soát doanh nghiệp của Nhà nƣớc.
1.2.2.2. Cơ sở so sánh
Phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn
tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình nhóm ngành, hay rộng hơn là chỉ tiêu trung bình
ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Ngƣời ta chỉ có
thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi
đem so sánh với các tỷ lệ tƣơng ứng của một doanh nghiệp khác có đặc điểm và
điều kiện sản xuất kinh doanh tƣơng tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình
ngành, nhóm ngành.
Để có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động và năng lực tài chính của
Cơng ty cổ phần Kinh Đơ, Luận văn đã thu thập nguồn thông tin từ các báo cáo tài
14


chính của một số doanh nghiệp cùng ngành và có quy mô tƣơng đồng đang hoạt
động trong lĩnh vực thực phẩm ở Việt Nam. Do đó, các chỉ tiêu tài chính của Kinh
Đơ đƣợc so sánh với nhóm ngành mà tác giả tự tính tốn dựa trên các báo cáo tài
chính đã đƣợc kiểm tốn và cơng bố của các cơng ty cùng nhóm ngành này. Bao
gồm các cơng ty sau: Công ty cổ phần sữa Việt Nam – VNM, CTCP Tập đồn
Masan – MSN, Cơng ty CP BiBiCa – BBC, CTCP bánh kẹo Hải Hà – HHC, Công
ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng – VDL, CTCP Đƣờng Biên Hịa – BHS, CTCP
Dầu thực vật Tƣờng An, CTCP Mía đƣờng Lam Sơn – LSS, Công ty cổ phần chế
biến hàng xuất khẩu Long An – LAF.
1.2.3. Phương pháp phân tích
1.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp truyền thống và hay
đƣợc sử dụng nhất trong phân tích kinh tế. Phƣơng pháp này đánh giá chỉ tiêu phân
tích trên cơ sở chỉ tiêu mẫu có tính thống nhất về nội dung kinh tế, cách tính và đơn
vị tính nhằm thấy đƣợc sự khác biệt của đối tƣợng phân tích.
Trong phân tích báo cáo tài chính, số liệu dùng làm căn cứ so sánh có thể là
từ số liệu kỳ trƣớc, các mục tiêu đã đặt ra hoặc chỉ tiêu tƣơng ứng của doanh nghiệp
cùng ngành, số liệu trung bình của ngành,… Kết quả của việc so sánh có thể đƣợc
thể hiện dƣới dạng số tuyệt đối, số tƣơng đối hay số trung bình. Khơng chỉ đơn
thuần so sánh các chỉ số trong báo cáo tài chính mà trƣớc khi so sánh, ngƣời ta
thƣờng tính tốn ra nhiều loại tỷ lệ để có thể thấy đƣợc nhiều sự khác nhau giúp
ngƣời quan tâm có đƣợc cái nhìn đúng đắn nhất.
Ƣu điểm của phƣơng pháp phân tích này là có thể so sánh đƣợc nhiều loại
chỉ tiêu khác nhau tùy theo mục đích của việc nghiên cứu.
Nhƣợc điểm là cần quan tâm nhiều tới các điều kiện của việc so sánh thì kết
luận đƣa ra mới có ý nghĩa, phản ánh trung thực. Việc so sánh chỉ tiêu khơng thống
nhất về nội dung kinh tế (ví dụ khơng đồng nhất về đơn vị, thời kỳ,…) thì không thể
phản ánh đúng đƣợc thực tế.

15


×