Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy luật tên riêng trong xây dựng nhãn hiệu trên Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.44 KB, 5 trang )

6. Quy luật tên riêng trong xây dựng nhãn hiệu trên Internet
"Nhãn hiệu của ta đứng độc lập trên Internet, vậy ta nên đặt cho nó
một cái tên ấn tượng"
Những nhãn hiệu với những cái tên thông dụng ồ ạt ra đời trên mạng là
bàn đạp cho những nhãn hiệu xuất hiện sau đó. Nếu bạn tạo lập một trang
web hay với một ý tưởng hay và một nhãn hiệu tốt, trang web của bạn sẽ
có tính cạnh tranh cao.
Nhãn hiệu của bạn đứng tách biệt trên mạng và là tài sản có giá trị nhất.
Chỉ khi nào truy cập vào trang web chúng ta mới biết được trang web đó
chứa nội dung gì. Đây là một trong những khác biệt cơ bản giữa thị
trường trực tuyến trên Internet và thị trường thực.
Khi phải lựa chọn một tên nhãn hiệu cho trang web của mình, điều đầu
tiên bạn phải tự hỏi xem danh từ chung thể hiện loại dịch vụ hay hàng hóa
trang web của bạn cung cấp thuộc chủng loại gì. Đó chính là từ mà bạn
không nên đặt cho trang web của mình.
Vậy tên của trang web cần "riêng" tới mức nào?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Thứ nhất và cũng là điều quan trọng nhất,
tên trang web của mình phải được coi là một tên riêng, Thứ hai, tên trang
web của bạn phải "riêng" hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng đồng thời
bạn cũng cần cân nhắc những yếu tố sau:
1. Tên nhãn hiệu cần ngắn gọn:
Trong kinh doanh trực tuyến, ngắn gọn là một nhân tố có khi còn quan
trọng hơn so với kinh doanh trên thị trường thực. Khách hàng của bạn cần
phải gõ tên trang web của bạn vào trình duyệt nên tên trang web cần ngắn
gọn và dễ đánh vần.
Hãy sử dụng một danh từ chung chỉ thể loại hàng hóa hay dịch vụ bạn
kinh doanh, sau đó cô đọng nó lại. Nhưng cũng cần lưu ý rằng cô đọng
mà phải đơn giản, dễ nhớ. Nếu bạn viết nhầm tên hay địa chỉ của người
nhận, chắc chắn dịch vụ bưu điện sẽ từ chối chuyển thư. Tuy nhiên, để
truy cập vào một trang web, anh phải gõ chính xác tuyệt đối. Không thể
thiết một dấu chấm hay bỏ qua một dấu gạch ngang.


Khi phải lựa chọn một nhãn hiệu trong số một vài nhãn hiệu đều có vẻ
hay, thì tốt nhất hãy chọn cho trang web của mình một tên lóng. Khách
hàng sẽ cảm thấy dễ gần với một nhãn hiệu khi họ có thể sử dụng tên hiệu
đó chứ không phải tên đầy đủ của nhãn hiệu đó.
2. Tên nhãn hiệu cần đơn giản:
Đơn giản không có nghĩa là ngắn gọn. Đơn giản hóa là việc thay đổi cấu
trúc từ ngữ của nhãn hiệu. Một từ đơn giản chỉ chứa vài chữ cái và lặp lại
nhiều lần.
Coca-Cola là một cái tên vừa ngắn vừa đơn giản. Mặc dù cái tên chứa tám
chữ cái, nhưng nó cũng chỉ sử dụng bốn chữ trong bảng chữ cái. Thêm
vào đó, cái tên lại có từ đồng âm "co". Ngược lại, Pepsi-Cola lại là một
cái tên phức tạp hơn Coca-Cola. Pepsi-Cola sử dụng tám chữ cái để tạo
thành một từ có chín chữ cái (lặp chữ "p").
Một số người chỉ trích quyết định của hãng Nissan khi thay đổi nhãn hiệu
trên thị trường Mỹ từ Datsun thành Nissan. Nhưng xét từ góc độ nhãn
hiệu, Nissan là một cái tên tuyệt vời. Mặc dù cả hai cái tên đều gồm sáu
chữ cái, nhưng Datsun cần sáu chữ cái khác nhau còn Nissan chỉ cần bốn.
(Ngày nay, hiếm khi bạn nghe thấy người nào đó sử dụng cái tên Datsun).

3. Nhãn hiệu phải thể hiện được loại hàng hóa/ dịch vụ:
Đây là một nghịch lý. Để có được một nhãn hiệu mạnh trên mạng, bạn
phải có một nhãn hiệu riêng. Mặt khác, nhãn hiệu phải thể hiện được loại
hàng hóa hay dịch vụ bạn cung cấp mà không mắc phải lỗi dùng từ thông
dụng.
Điều này quả thật không dễ dàng. Rút gọn từ thông dụng là một cách hay
để đạt được cả hai mục đích. Cách khác là thêm vào một từ "lạ hoắc"
hoặc riêng vào danh từ thông dụng.
4. Nhãn hiệu phải độc đáo:
Độc đáo chính là chìa khóa giúp nhãn hiệu dễ nhớ hơn. Về mặt lý thuyết,
một danh từ chung hay một từ thông dụng không phải là từ độc đáo.

Không thể sử dụng một danh từ chung để xác định một người, một vật
hay một nơi chốn cụ thể giống như chức năng của danh từ riêng. Vì thế,
nếu sử dụng một danh từ chung để đặt tên cho một trang web, chắc chắn
mọi người sẽ không ấn tượng với trang web đó.
5. Nhãn hiệu có âm điệu hoặc có từ láy:
Tâm trí làm việc nhờ vào âm thanh của các từ, chứ không phải hình ảnh
hay hình dạng của những từ đó. Nếu muốn ai đó ghi nhớ điều gì, hãy tạo
ra nhịp điệu. Ví dụ: "Càng ngắm càng yêu", "Luôn luôn lắng nghe, luôn
luôn thấu hiểu". Trang web của bạn sẽ dễ nhớ hơn khi tên của nó là một
từ láy hoặc dùng biện pháp lặp.
6. Nhãn hiệu phải dễ đọc:
Lần cuối cùng bạn mua một món hàng nào đó do đọc quảng cáo hay tin
tức về sản phẩm đó là khi nào? rất nhiều người không nhớ nổi mình đã
mua món đồ đó chỉ vì quảng cáo. Phải chăng điều này có nghĩa là quảng
cáo không có hiệu quả? Không phải vậy. Phần lớn mọi người mua sản
phẩm hay dịch vụ vì họ nghe từ bạn bè, hàng xóm hay người thân. Truyền
miệng là phương pháp hiệu quả nhất trong số các phương tiện truyền
thông. Nhưng làm thế nào để có được người đầu tiên truyền miệng thông
tin về sản phẩm của bạn? Tất nhiên phải nhờ vào quảng bá hay quảng cáo.
Chắc chắn rằng cứ mười lời quảng cáo truyền miệng thì sẽ có hiệu quả.
Tỷ lệ 1/10 này là giữ nguyên đối với nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ.
Tuy nhiên, có những công ty sử dụng những nhãn hiệu khó đọc và một số
công ty lại chọn những cái tên thông dụng - điều này tỏ ra không hiệu quả
với phương thức truyền miệng.
Không nên sử dụng một cái tên có cả số lẫn chữ cho nhãn hiệu, sẽ không
có hiệu quả vì khó nhớ.
7. Nhãn hiệu phải gây ấn tượng:
Nếu muốn khách hàng nhớ được nhãn hiệu Internet của mình, bạn cần
phải tạo ra một nhãn hiệu ấn tượng hoặc chứa đựng nhân tố gây bất ngờ.
Yếu tố "ấn tượng" làm cho nhãn hiệu trở nên dễ nhớ hơn, vì nó đã đưa

được yếu tố cảm xúc vào đó.
8. Nhãn hiệu cần phải được cá nhân hóa:
Hẳn nhiên là một nhãn hiệu không thể nào hội tụ đủ tám chiến lược đặt
tên nhãn hiệu này, bao gồm cả chiến lược cá nhân hóa. Nhưng khi điều
kiện cho phép, bạn nên đặt tên trang web của mình là tên cá nhân nào đó.
Chiến lược này có một số ưu điểm. Thứ nhất, nó đảm bảo trang web của
bạn là một danh từ riêng. Thứ hai, nó hỗ trợ cho việc quảng bá trang web
của bạn.

Nhãn hiệu là những cái tên không có sức sống, câm lặng và lạnh lẽo. Chỉ
có con người mới có thể tạo ra chiến lược, vị trí và mục tiêu cho nhãn
hiệu. Tất cả các nhãn hiệu đều bắt đầu với cái tên. Nếu bạn chọn cái tên
thỏa mãn cả tám chiến lược đặt tên trên thì bạn đang đi đúng hướng để
xây dựng một nhãn hiệu trực tuyến thành công rồi đấy.

×