Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Nghiên cứu văn bản ứng phó dư biên tổng tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 232 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC
(THÍCH MINH TRÍ)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN
ỨNG PHÓ DƯ BIÊN TỔNG TẬP

Hà Nội - Năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC
(THÍCH MINH TRÍ)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN
ỨNG PHĨ DƯ BIÊN TỔNG TẬP
Chun ngành: Hán Nơm
Mã số : 822010401

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hiền

Hà Nội - Năm 2020


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 5
3. Đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................ 7
5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................. 7
6. Kết cấu Luận văn ............................................................................................................ 8
CHƢƠNG 1 .......................................................................................................................... 9
KHẢO SÁT VĂN BẢN ....................................................................................................... 9
ỨNG PHÓ DƯ BIÊN TỔNG TẬP 應赴餘編總集 .............................................................. 9
1.1. Sự ra đời và phạm vi ứng dụng của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總
集....... ............................................................................................................................. 9
1.1.1. Sự ra đời của văn bản ............................................................................................... 9
1.1.2. Phạm vi ứng dụng của văn bản .............................................................................. 10
1.2. Giới thiệu các Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 hiện tồn............ 12
1.2.1. Nhóm Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 ở Viện nghiên cứu
Hán Nơm ……………………………………………………………………………….....12
1.2.1.1. Văn bản mang kí hiệu AB.568 ............................................................................... 12
1.2.1.2. Văn bản mang kí hiệu AB.21 ................................................................................. 15
1.2.2. Nhóm văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 tại Thư viện Quốc gia 16
1.2.2.1. Văn bản mang kí hiệu R.1048 ................................................................................ 16
1.2.2.2. Văn bản mang kí hiệu R.1995 ................................................................................ 17
1.2.3. Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 ở Thư viện Huệ Quang ....... 18
1.3. Thao tác chọn thiện bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集......................... 19
1.4. Kết cấu của văn bản Ứng phó dƣ biên tổng tập 應赴餘編總集.............................. 22
1.4.1. Phần tổng tập ............................................................................................................ 22
1.4.2. Phần biệt tập ............................................................................................................. 23


1


1.5. Vấn đề tác giả của Ứng phó dƣ biên tổng tập 應赴餘編總集 ................................. 25
Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................................. 34
CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................ 36
GIỚI THIỆU NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN .................................................................... 36
ỨNG PHÓ DƯ BIÊN TỔNG TẬP 應赴餘編總集 ............................................................ 36
2.1. Khoa giáo độ âm trong phần tổng tập của Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總
集............. ............................................................................................................................ 36
2.1.1. Các khoa nghi chữ Nơm trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 ........... 36
2.1.1.1. Bảo đường ca, Phóng xá bản và Chèo thuyền bản ............................................... 36
2.1.1.2. Triệu linh thán và phụ linh phan luyện văn ........................................................... 40
2.1.2. Các khoa nghi chữ Hán trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 ........... 49
2.1.2.1. Các nghi thức khai quang ...................................................................................... 49
2.1.2.2. Các bài tán............................................................................................................. 51
2.1.2.3. Các bản 又附別集目次 hựu phụ biệt tập mục thứ trong phần Biệt tập (Trai đàn
ban sắc xá cách, Chèo thuyền ca cách, Phụ cô hồn bảng) .................................................. 52
2.2. Chầu văn tín ngƣỡng thờ mẫu trong phần biệt tập của Ứng phó dư biên tổng tập
應赴餘編總集 ..................................................................................................................... 55
2.2.1. Thiên tiên Thánh Mẫu công đồng văn 天僊聖母公同文 ..................................... 56
2.2.2. Đệ nhị văn 第二文 .................................................................................................. 56
2.2.3. Cửu trùng văn 九重文 ............................................................................................ 57
2.2.4. Thủy tinh Công Chúa văn 水晶公主文 ................................................................. 57
2.2.5. Chầu Bát vị văn 朝八位文 ...................................................................................... 57
2.2.6. Liễu Hạnh công chúa văn 柳杏公主文 ................................................................. 57
2.3. Các tƣ liệu văn học và văn học Phật giáo trong phần biệt tập của Ứng phó dư
biên tổng tập 應赴餘編總集 ............................................................................................... 59
2.3.1. Các tư liệu văn học (Sai tiên dược văn, Bách hoa văn và Bồng lai văn, Phi lai tự
phú).......... ............................................................................................................................ 59

2.3.2. Các tư liệu văn học Phật giáo (Bản luyện Long thần văn, Ngự vấn) ........................... 63
Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................................. 66
CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................ 68
2


GIÁ TRỊ CỦA ỨNG PHÓ DƢ BIÊN TỔNG TẬP......................................................... 68
TRONG VĂN HĨA PHẬT GIÁO ................................................................................... 68
3.1. Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 và nghi lễ cầu siêu ................................... 68
3.1.1. Nghi lễ cầu siêu trong văn hóa Phật giáo .............................................................. 69
3.1.1.1. Pháp cầu siêu trong hệ thống kinh điển Phật giáo................................................ 69
3.1.1.2. Nghi lễ cầu siêu trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集......................... 72
3.2. Giá trị và ý nghĩa thực tiễn của Ứng phó dƣ biên tổng tập 應赴餘編總集 ........... 82
3.2.1. Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 thể hiện quyền nghi phương tiện Phật
giáo........... ........................................................................................................................... 82
3.2.2. Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 thể hiện sự dung hòa tín ngưỡng và
tinh thần tam giáo ............................................................................................................... 85
3.2.3. Âm nhạc diễn xướng được thể hiện trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總
集....... ........................................................................................................................... 87
3.2.4. Từ nghi lễ độ âm trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 đến thực tiễn
hành trì ngày nay ................................................................................................................ 89
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 95

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phật giáo từ khi du nhập vào nƣớc ta đã hịa cùng văn hóa, tín ngƣỡng phong

tục bản địa. Có thể nói, Phật giáo và dân tộc có sự liên hệ bất phân, gắn bó mật thiết
trên mọi lĩnh vực. Sự hịa nhập của đạo Phật không chỉ trên phƣơng diện nghiên cứu
về triết lí kinh Phật mà đƣợc thơng qua các phƣơng tiện, thể hiện trên mọi phƣơng
diện từ giáo lý, nghi lễ tới y học, đời sống... Giáo lý Phật giáo nhƣ dòng nƣớc thanh
lƣơng luồn chảy vào mọi ngõ ngách, mọi nơi chốn, nhằm khuyên ngƣời làm lành
tránh ác, tu học theo lời Phật dạy và đem lại an lạc hạnh phúc cho nhân sinh.
Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 là một tác phẩm biểu hiện rõ nét về
sự hòa quyện giáo lý Phật Đà với phong tục tín ngƣỡng dân gian việt Nam. Hơn thế,
tác phẩm còn thể hiện quyền nghi phƣơng tiện của Phật giáo trong công cuộc nhập
thế, hóa đạo. Tác phẩm này đƣợc hiệu đính, san khắc vào niên hiệu Thành Thái năm
thứ 7 (1895) do nhà sƣ Chính Đạị (? - ?) sao chép, đính chính và cho khắc ván.
Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 là văn bản bao gồm những khoa
cúng đƣợc trích trong sách Thủy lục chư khoa, Tạp tiếu khoa, các bài vịnh, ngự vấn,
phú, văn chầu của tín ngƣỡng thờ mẫu ở trong các sách khác đã đƣợc tập hợp lại,
sao chép nguyên bản hoặc đƣợc chuyển thể từ chính văn chữ Hán sang hình thức
thơ chữ Nơm lục bát. Những bài văn, khoa cúng có ngơn ngữ bình dị dễ học, dễ nhớ
lại truyền tải ý nghĩa sâu xa, triết lý nhân quả rõ ràng, nhằm khuyến thiện trừng ác.
Các khoa nghi trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 hiện nay vẫn đƣợc sử
dụng tại nhiều ngôi chùa, trong các khóa lễ cầu siêu độ hoặc nghi lễ tang ma đƣợc
thực hiện bởi các Già vãi. Chính vì thế, chúng tơi lựa chọn văn bản Ứng phó dư
biên tổng tập 應赴餘編總集 làm đối tƣợng nghiên cứu, nhằm tìm hiểu nghi lễ, văn
hóa Phật giáo đƣợc ghi chép từ hơn 100 năm trƣớc nhƣ thế nào và hiện giờ cịn lại
ra sao, tìm hiểu các khía cạnh văn hóa, tín ngƣỡng đƣợc ghi chép trong văn bản để
hiểu thêm và bổ sung những kiến thức cho bản thân về ngôn ngữ văn tự, về phƣơng
tiện của Phật giáo, ngõ hầu góp nhặt chút tƣ lƣơng trên con đƣờng tự lợi, lợi tha.
4


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集, khơng chỉ là những khoa cúng

mang tính chất hành chính đƣợc sử dụng bởi một số đối tƣợng chuyên môn nhƣ
thầy cúng, pháp sƣ..., cũng không phải là một văn bản thuần túy về một vấn đề triết
lý, một khía cạnh uyên áo của giáo lý Phật Đà, hay đơn thuần chỉ là những bản
khuyến thiện trừng ác, mà văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 nhƣ
một kho tàng chứa đựng đầy đủ những gì cần thiết cho cuộc sống thƣờng nhật tại
một ngôi chùa vùng Bắc Bộ. Đối tƣợng sử dụng nó khơng riêng một ai, trên từ Pháp
sƣ dùng làm quyền nghi phƣơng tiện độ sinh dƣới đến Già vãi đem ra diễn đọc để
răn nhắc thế nhân, tất cả đều có thể ứng dụng đƣợc và thuần túy dễ hiểu. Có thể nói,
văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 mang tính dân gian khá đậm nét,
và cũng in sâu trong lịng quần chúng một cách giản dị, từ hịa. Có thể gọi tác phẩm
này nhƣ một bài thuốc bách bệnh, có thể ứng dụng cho nhiều đối tƣợng khác nhau,
phù hợp với căn cơ của tầng lớp ngƣời dân.
Ứng phó dƣ biên tổng tập bao hàm 26 đơn vị tác phẩm và 1 bài mục lục, trong
đó một số ít các đơn vị tác phẩm trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập đã đƣợc
giới thiệu và nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Tác phẩm Truyện cụ Nguyễn Du của Lê Thƣớc, năm 1924, nhà in Mạc Đĩnh
Chi, Hà Nội, trong tác phẩm này có đề cập tới Thí thực cô hồn văn với tiêu đề Văn
chiêu hồn
Năm 1965 Xuân Diệu có bài Đọc văn chiêu hồn của Nguyễn Du in trên Tạp
chí Văn học số 11 đã bình luận và giảng giải về giá trị tác phẩm Văn chiêu hồn của
Nguyễn Du. Và còn nhiều nhà nghiên cứu khác đã giới thiệu và tìm hiểu về bài văn
Tế cơ hồn. Những nghiên cứu về các bài văn tế cô hồn có nội dung tƣơng tự 2 bài
Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm và Hựu quốc âm văn trong văn bản Ứng phó dư
biên tổng tập
Tuyển tập Thơ phú thời Mạc của tác giả Đinh Khắc Thuân và Lâm Tuyền kỳ
ngộ Nhà xuất bản văn học hà Nội, 1964 có giới thiệu và phiên dịch tác phẩm Phi
Lai tự phú trong phần Biệt tập của văn bản này.
5



Đó chỉ là 1 trong số các đơn vị tác phẩm tƣơng tự với các tác phẩm có trong
trong văn bản đã đƣợc dịch giải. Tuy nhiên, đến nay chƣa có cơng trình nào tiến
hành khảo cứu và dịch thuật và giới thiệu nội dung toàn bộ văn bản Ứng phó dư
biên tổng tập 應赴餘編總集 Đề tài luận văn của chúng tôi sẽ triển khai theo hƣớng
đi này, nhằm giới thiệu và cơng bố bản phiên âm chú thích văn bản, từ đó nhận định
về giá trị nội dung và tƣ tƣởng của tác phẩm.
3. Đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴
餘編總集.Hiện nay tìm đƣợc 05 văn bản, chia làm 3 nhóm dựa theo tiêu chí nơi
lƣu trữ, đó là: nhóm văn bản lƣu trữ tại Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nơm
(AB.568 và AB.21); nhóm văn bản lƣu trữ tại Thƣ viện Quốc Gia (R.1048 và
R.1995); văn bản lƣu trữ và phát hành tại Thƣ viện Huệ Quang (1 bản phục chế
mang kí hiệu 35).
Trong số 05 văn bản này, văn bản đƣợc chọn là thiện bản sẽ là đối tƣợng
nghiên cứu chính của đề tài, để thực hiện các thao tác phiên âm, dịch nghĩa, chú
thích và nghiên cứu nội dung, nhận định giá trị tác phẩm. Các văn bản còn lại sẽ là
những đối tƣợng để so sánh, đối chiếu
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Với đối tƣợng là văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集, chúng tơi
giới hạn phạm vi nghiên cứu là tập trung vào vấn đề văn bản học, sử dụng kết quả
của công tác minh giải văn bản (phiên dịch, chú thích) để giới thiệu nội dung của
các tác phẩm có trong văn bản, và nhận định giá trị tƣ tƣởng của văn bản trên góc
độ văn hóa Phật giáo. Hai đơn vị tác phẩm Ngự vấn và Phi lai tự phú nằm trong văn

bản nhƣng không đƣợc nêu trong phần Mục lục, nên chúng tôi chỉ tạm dịch và giới
thiệu sơ lƣợc, không đi sâu phân tích, chú thích.
Hai bài Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm và Hựu quốc âm văn có rất nhiều
bản mang nội dung tƣơng tự, và có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề nhƣng chúng

6


tôi giới thuyết chỉ giới thiệu và nghiên cứu về 2 tác phẩm có trong văn bản mà
khơng đi sâu và các tác phẩm có nội dung tƣơng tự.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm nhằm khảo cứu các đặc điểm văn bản học
của hệ văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 và lựa chọn ra thiện bản là
đối tƣợng nghiên cứu chính thức của đề tài;
Phƣơn pháp phiên dịch học để minh giải văn bản Hán Nơm nhằm phiên âm,
chú thích giới thiệu và công bố, ứng dụng trên phạm vi rộng rãi;
Phƣơng pháp phân tích, mơ tả nhằm làm sáng tỏ những giá trị và thông điệp
của văn bản;
Phƣơng pháp điền đã thực tế kết hợp phỏng vấn điều tra để tìm tƣ liệu khi
nghiên cứu vấn đề tác giả của văn bản;
Phƣơng pháp liên ngành để tìm hiểu giá trị văn hóa Phật giáo và phong tục độ
âm trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集.
5. Đóng góp mới của đề tài

Trƣớc hết, đề tài tiến hành khảo cứu các vấn đề văn bản học của văn bản Ứng
phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集, tìm ra thiện bản để phiên dịch và nghiên cứu,
làm rõ các thông tin về niên đại, tác giả, mô tả đặc điểm, kết cấu của văn bản góp
phần vào việc ứng dụng văn bản học Hán Nôm
Thứ đến, đề tài thông qua thao tác phiên dịch văn bản, giới thiệu nội dung cụ

thể của các đơn vị tác phẩm trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集
với ba nhóm đề tài: Các khoa nghi độ âm, các bài hát văn tín ngƣỡng thờ mẫu và
các tƣ liệu văn học Phật giáo ngõ hầu ứng dụng văn bản trong đời sống tín ngƣỡng
của ngƣời dân
Tiếp theo, đề tài tìm hiểu về giá trị nội dung, tƣ tƣởng của văn bản Ứng phó
dư biên tổng tập 應赴餘編總集 trên phƣơng diện chuyển tải thông điệp giáo lý
Phật Đà và giá trị thực tiễn của văn bản trên phƣơng diện hành trì nghi lễ độ âm góp

7


phần tìm hiểu và làm rõ giá trị của văn hóa Phật giáo với nền văn hóa tín ngƣỡng
Việt Nam
Luận văn cũng giới thiệu và công bố bản phiên âm, chú thích văn bản Ứng
phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集
6. Kết cấu Luận văn

Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo,
Phụ lục.
Phần Nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề văn bản học của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập
應赴餘編總集.Giới thiệu các dị bản của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘
編總集, so sánh đối chiếu để lựa chọn thiện bản. Tiếp theo tìm hiểu, đánh giá nhận
xét về thiện bản, đồng thời nghiên cứu vấn đề tác giả.
Chƣơng 2: Giới thiệu nội dung của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘
編總集. Giới thiệu sơ lƣợc những ý nghĩa, thông điệp truyền tải của các đơn vị tác
phẩm trong văn bản, khái qt nội dung, phƣơng thức hành trì và lợi ích trong đời
sống của các nghi lễ đƣợc ghi chép.
Chƣơng 3: văn bản Ứng Phó Dư Biên Tổng Tập 應赴餘編總集 nhìn từ góc độ
văn hóa Phật giáo. Tìm hiểu và đánh giá giá trị của tác phẩm Ứng phó dư biên tổng

tập 應赴餘編總集 trên phƣơng diện văn hóa Phật giáo, đồng thời liên hệ các nội
dung của văn bản với giáo lý và kinh điển Phật giáo.
Phụ lục: Giới thiệu bản dịch chú và đính kèm bản chụp văn bản Ứng phó dư
biên tổng tập 應赴餘編總集.

8


CHƢƠNG 1
KHẢO SÁT VĂN BẢN
ỨNG PHÓ DƯ BIÊN TỔNG TẬP 應赴餘編總集
Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 hiện tìm thấy 05 văn bản
đƣợc lƣu trữ tại Thƣ viện Quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm và Thƣ viện Huệ
Quang.
Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 trải qua thời gian dài lƣu
truyền trong nhân gian, đến nay những bản cịn tồn lại có nhiều sự khác biệt về hình
thức, có bản cịn đầy đủ, có bản bị rách thiếu, có bản mất chữ này, có bản thiếu chữ
kia... Chính vì vậy trong chƣơng 1, chúng tơi sẽ đối chiếu các văn bản hiện cịn để
tìm ra một thiện bản tốt nhất cho việc dịch chú và nghiên cứu của mình.
1.1.

Sự ra đời và phạm vi ứng dụng của văn bản Ứng phó dư biên tổng
tập 應赴餘編總集
1.1.1. Sự ra đời của văn bản

Theo lời tiểu dẫn trong bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 lƣu trữ
tại Viện nghiên cứu Hán Nơm kí hiệu AB.568 viết: 夫,應赴一事如,保塘,放赦,掉船,
召靈,附幡,請孤魂等..國音文.向來諸方建斎醮者,多為互用,文之句讀不明,詞章
鄙俗,意者前人著述有年未付之梓,三抄失本致,失其眞矣.
成泰,乙未閏,大力加訂正,滕寫成篇,用刊于板,已壽其來.云...

興福柱持正大謹識
Tạm dịch là: Ơi! Hết thảy các việc ứng phó như: Bảo đường, Phóng xá, Chèo
thuyền, Triệu linh, Phụ phan, Thỉnh cơ hồn... Quốc âm văn, cho đến các phương
tiện trong Tạp tiếu, phần nhiều là dùng lẫn nhau, câu cú trong văn chẳng rõ ràng,
ngôn từ rẻ mạt, những ý tứ của bậc tiền nhân trước thuật chưa được đem khắc in,
lâu dần dẫn đến tam sao thất bản, mất đi độ chân thực vậy.
Niên hiệu Thành Thái, tháng nhuận năm Ất Mùi, nỗ lực đính chính, sao chép
tập hợp thành thiên, cho khắc vào bản ván để giữ gìn đến đời sau.
Trụ trì Chùa Hưng Phúc, Chính Đại cẩn ghi.

9


Đại ý nói rằng các việc ứng phó nhƣ Bảo đường, Phóng xá, Chèo thuyền,
Triệu linh, Phụ phan, Thỉnh âm hồn... câu chữ đọc thì khơng tỏ, lời lẽ thì thô thiển,
không hiểu đƣợc ý của bậc tiền nhân, sao chép nhiều lần làm sai đi với bản gốc, nên
tháng nhuận năm Ất Mùi niên hiệu Thành Thái (năm 1895), (Chính) Đại (tơi) nỗ
lực đính chính lại, sao chép thành quyển, rồi cho in khắc để truyền lại cho đời sau....
Lời tiểu dẫn này cho thấy hiện thực về các bản khoa nghi bị sai lệch, không
thống nhất, sử dụng lẫn lộn nên tác giả đã đính chính lại, sau đó cho in thành bản
vào niên hiệu Thành Thái (tháng 5 nhuận năm 1895). Bản khắc ván này, theo văn
bản hiện tồn có ghi lại là lƣu trữ bản ván tại chùa Hƣng Phúc nhƣ hình ảnh sau:

Hình 1.1 AB.568- trang 02

Hình 1.2 AB.568- trang 01

1.1.2. Phạm vi ứng dụng của văn bản
Xét trên bình diện thực tế các chùa Bắc bộ nói riêng, cụ thể là vùng Kinh Bắc
và khu vực tỉnh Hà Tây cũ, các khoa nghi trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập

應赴餘編總集 hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi về mặt hình thức và các nội dung
tƣơng tự. Nhƣng vì một số lí do mà nội dung của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập
應赴餘編總集 bị mai một phần lớn. Tại nơi bản địa của văn bản là Chùa Hƣng
Phúc, thôn Ngƣ Đại, xã Xuân Lôi, huyện Quế Võ cũng không đƣợc phổ biến và duy
10


trì truyền thống. Khi đến tận chùa Hƣng Phúc khảo sát thực tế, chúng tơi gặp một
khóa lễ cầu siêu. Nhƣng nhà sƣ trụ trì chùa hiện nay khơng biết về khoa nghi độ âm
chữ Hán, mà sử dụng khoa cúng thông dụng đã đƣợc dịch nghĩa. Khi đƣợc hỏi, sƣ
thầy trụ trì cũng khơng biết về văn bản này. Ở các ngôi chùa khác trong vùng Kinh
Bắc và khu vực Bắc Bộ, một số khoa nghi đƣợc sử dụng phổ biến nhƣng tồn bộ
văn bản khơng đƣợc dùng rộng rãi. Những lý do dẫn đến hiện tƣợng này bao gồm:
Thứ nhất, văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 chủ yếu ghi chép
tóm tắt các khoa nghi trong Thủy lục chư khoa 水陸諸科 và Tạp tiếu khoa 雜醮科,
không có đầy đủ nội dung từ đầu tới cuối của một khoa cúng. Nếu một khóa lễ độ
âm thơng thƣờng bao gồm có khoa Tiếp linh 接靈, Cúng Phật 供佛, Triệu linh 召靈,
Qui vong 歸亡 và Chúc thực 祝食, Cúng cơ hồn 供孤魂(cúng cháo), thì trong văn
bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 lại chỉ có phần Triệu linh khoa 召靈
科, Chèo thuyền khoa 掉船科, cúng Cô hồn khoa 供孤魂科, và Khai quang tẩy uế
開光洗濊.... mà khơng thấy có xuất hiện các khoa cúng khác.
Thứ hai, các khoa nghi trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 nhƣ
Phóng xá 放赦, Tiếp linh 攝靈, Phụ cô hồn bảng 附孤魂榜 chỉ là bản đính chính
những phần nào hiện tại (năm 1895) bị sai sót so với những bản chính đƣợc thơng
hành thời đó nhƣ Tạp tiếu chư khoa 水陸諸科, Tam giáo chính độ tập yếu 三教正
度集要. Sau khi đính chính lại các bản bị sai lệch, tác giả nhận thấy một số bài hay,
ý nghĩa cần giữ gìn, lƣu truyền lại nhƣ Ngự vấn 御問, Phi lai tự phú 飛來寺賦 nên
đã chép cả vào. Văn bản còn ghi chép các tác phẩm do chính tác giả sáng tác Bồng
lai văn 蓬來文, Bảo đường ca 保塘歌, Bách hoa văn 百花文 để lƣu truyền.
Thứ ba, do thời gian lƣu truyền dài lâu cùng với sự biến thiên của lịch sử, để

phù hợp với xã hội ngày càng phát triển, có thể những khoa cúng đƣợc rút ngắn lại,
chỉ có phần khoa nghi do các vị Pháp sƣ hành lễ mà bỏ qua các bản phụ nhƣ Dâng
sớ, bản Nôm nhƣ Chèo thuyền, trai đần ban sắc ca cách... Chính vì thế, một vài bản
trong văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 không đƣợc phổ rộng.

11


1.2.

Giới thiệu các Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集
hiện tồn

Nhóm văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 bao gồm 05 dị bản
đƣợc lƣu trữ tại các Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện
Huệ Quang. Tất cả các dị bản này hồn tồn giống nhau, từ hình thức in khắc đến
nội dung, chỉ khác nhau ở dung lƣợng dài ngắn. Chúng tôi sẽ khảo sát, mô tả các
đặc điểm văn bản học của 5 văn bản theo ba nhóm theo tiêu chí nơi lƣu trữ.
1.2.1. Nhóm Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 ở Viện
nghiên cứu Hán Nôm
Viện Nghiên cứu Hán Nơm hiện lƣu trữ 02 bản Ứng phó dư biên tổng tập 應
赴餘編總集 mang ký hiệu AB.568 và AB.21.
1.2.1.1.

Văn bản mang kí hiệu AB.568

Văn bản gồm 128 trang (64 tờ), khổ sách 25x14cm. Văn bản gồm hai phần
tổng tập và biệt tập, hay cịn gọi là phần chính biên và phần phụ biên. Bản này ghi
chép đầy đủ các khoa nghi bằng chữ Hán và chữ Nơm. Ngồi ra phần biệt tập còn
chép những bài phú và văn sách (ngự vấn) bằng chữ Hán.

Dựa trên thông tin đƣợc in trên trang bìa trong của sách có ghi 成泰七年閏月
訂刊 Thành Thái thất niên nhuận nguyệt đính san cho thấy văn bản đƣợc đính
chính lại và cho san khắc vào niên hiệu Thành Thái năm thứ 7, tháng nhuận tức là
tháng 5 nhuận năm 1895.
Trang bìa phụ sách cung cấp các thông tin “總集 保塘歌, 攽赦本, 掉船本, 召
靈嘆, 附幡文, 開光式, 請孤魂文國音. 共二十七帋” (hàng phải); 又附別集目次
公同文, 弟二文, 九重文, 水晶文, 八位文, 柳仙文, 龍神文, 百花文, 蓬萊文. 共十
六帋. (hàng trái). Từ đó cho thấy kết cấu của văn bản gồm có 2 phần: Phần tổng tập
có các khoa Bảo đường ca, Phóng xá bản, Chèo thuyền bản, Triệu linh thán, Phụ
phan văn, Khai quang thức, Thỉnh cô hồn văn quốc âm, cộng lại là 27 tờ; Phần biệt
tập có Cơng đồng văn, Đệ nhị văn, Cửu trùng văn, Thủy tinh văn, Bát vị văn, Liễu
Hạnh văn, Long thần văn, Bách hoa văn, Bồng lai văn, gồm 16 tờ.
12


Phần mục lục của sách không ghi tên 02 bài Phi Lai tự phú và Ngự vấn, nhƣng
trong nội dung văn bản có chép 2 bài này.
Trang cuối cùng của sách có ghi: 成泰丙申年,中秋節,春雷興福寺,主人普齋
訂刊 Thành Thái Bính Thân niên, trung thu tiết; Xuân Lôi Hưng Phúc tự, chủ nhân
Phổ Trai đính san, nghĩa là sách đƣợc đính chính, san bổ xong vào tết trung thu
năm Bính Thân, niên hiệu Thành Thái, (tức là tháng 8 năm 1896) sau 01 năm so với
thời điểm đƣợc ghi ở lời tiểu dẫn (tháng 5 nhuận năm 1895); ngƣời đứng ra làm
việc này là chủ Chùa Hƣng Phúc, hiệu Phổ Trai.
Quá trình 01 năm 3 tháng sao chép, đính chính và cho in khắc, trụ trì chùa
Hƣng Phúc đã tập hợp các phần nội dung của văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應
赴餘編總集 thành 1 cuốn sách. Trang cuối sách ghi chép các thông tin về thời gian,
địa điểm và ngƣời đứng ra in khắc cùng ấn triện khẳng định sự chính thống và
nguồn gốc của văn bản này.
Dòng cuối cùng trên trang lạc khoản có hàng chữ: 道属河柳社阮熙光甫奉書
Đạo Chúc, Hà Liễu xã, Nguyễn Hi Quang phủ phụng thư.

Từ thông tin này cho thấy văn bản AB.568 đƣợc một vị tên Nguyễn Hy Quang
ở xã Hà Liễu (một xã cùng Tổng Bất Phí, huyện Võ Giàng) vâng mệnh viết. Có thể
trong q trình viết chữ, ơng Nguyễn Hy Quang đã tự ý chép thêm 02 bài Ngự vấn
và Phi lai tự phú vào văn bản; Hoặc có thể do chính tác giả trong quá trình in khắc
đã tự thêm vào hai bài này và ông Nguyễn Hy Quang chỉ vâng mệnh viết chữ vào
văn bản... Chƣa xác định đƣợc lí do thực sự của sự chênh lệch số bài và trang sách
tăng lên (128 trang) so với số trang sách đƣợc ghi tại phần mục lục (43 tờ - 86
trang)
Về mặt hình thức, văn bản AB.568 cịn khá tồn vẹn, khơng bị rách nát. Chữ
Nôm chiếm ƣu thế trong văn bản so với chữ Hán, đƣợc khắc ngay ngắn, dễ đọc,
mang dáng vẻ của chữ Nôm thời cận đại cuối thế kỉ XIX (1895), đa phần sử dụng
cấu trúc thanh phù và nghĩa phù. Hầu nhƣ không thấy hiện tƣợng kiêng húy.
Trang 3, dòng thứ 7, chữ thứ 7 của văn bản bị mờ, có sự tẩy xóa, và đƣợc

13


khắc chồng một chữ khác lên gần nhƣ chữ Chiếu 炤. Còn tại các văn bản AB.21 và
R.1048, R.1995 là chữ sơ sinh 初生 đƣợc khắc rõ ràng, sạch đẹp.
Hình 1.3. Trang 3, AB.568

Hình 1.4 Trang 3, AB.21

Bài Ngự vấn 御問 ngờ là đƣợc chép lại từ nơi khác đem vào phần biệt tập nên
có xuất hiện hiện tƣợng kiêng húy ở chữ Hoa

khắc bớt một nét, hiện tƣợng

kiêng húy bà Hồ Thị Hoa mẹ của Vua Thiệu Trị, (hiện tƣợng kiêng húy thời
Nguyễn). Chữ Hoa


xuất hiện 2 lần

Chữ Nhậm 任 viết bớt 1 nét sổ; chữ Nhậm

kiêng húy nhà vua Tự Đức

(Hồng Nhậm) xuất hiện 1 lần trong văn bản,
Văn bản Ứng phó dƣ biên tổng tập có hình thức trình bày trang in khắc khơng
đồng nhất. Cụ thể nhƣ sau:
+ Từ trang 1-12: Khắc theo hàng dọc từ trên
xuống dƣới, cách khoảng trống ở giữa trang (với ngụ ý
cách giữa câu 6 và câu 8 trong đôi câu lục bát). Mỗi
trang gồm có 8 hàng, mỗi hàng 14 chữ. Xem Hình 1.5.

Hình 1.5

14


+ Từ trang 13-30: khắc liền mạch, không
bỏ trống ở giữa trang, mỗi trang có 9 hàng, mỗi
hàng 16 chữ. Có hiện tƣợng chú thích bằng chữ
nhỏ nhƣng tần suất ít. Xem Hình 1.6.

Hình 1.6
+ Từ trang 31-128: mỗi trang có 8 hàng,
số chữ trong hàng khơng đồng nhất (do có chữ
nhỏ chú thích). Đan xen giữa chép liền mạch và
chép cách giữa. Xem Hình 1.7


Hình 1.7

1.2.1.2.

Văn bản mang kí hiệu AB.21

Bản thứ hai ở Viện nghiên cứu Hán Nôm mang kí hiệu AB.21 gồm 76 trang.
Về nội dung và chữ nghĩa, bản này khơng có gì khác so với bản AB.568, nhƣng về
dung lƣợng thì ít hơn. AB.21 chỉ đến hết phần Phụ cô hồn bảng 附孤魂榜, dừng lại
ở câu câu 各使週知,特榜,幽爽通知,歲次 các sứ tru tri, đặc bảng, u sảng thông
tri, tuế thứ (trang 76).
Trang mục lục đầu tiên có những chữ to nhịe hơn so với văn bản AB.568;
nhƣng những chữ nhỏ ghi tên các khoa cúng lại rõ ràng hơn so với văn bản AB.568.
Cụ thể trang mục lục của AB.568 bị mờ mất 4 chữ 龍神文仙 long thần văn, tiên,
nhƣng tại AB.21 thì 4 chữ này lại tỏ rõ. Nét chữ đƣợc in khắc hoàn toàn giống với
văn bản AB.568, có thể do q trình lƣu giữ hoặc đƣợc in ấn vào thời gian sau nên

15


hình thức và chất lƣợng của văn bản AB.21 tốt hơn. Trong văn bản khơng có hiện
tƣợng mờ chữ, hoặc tẩy xóa.
Lí do văn bản này ngắn hơn bản AB.568 (thiếu từ trang 77-128) chƣa đƣợc
xác định. Có thể phỏng đốn rằng trong q trình lƣu truyền nên văn bản bị rách
thiếu, hoặc do ngƣời in khắc chỉ in khắc những phần quan trọng còn bỏ lại những
phần biệt tập phía sau. Trực quan hình ảnh 1.8, 1.9 và 1.10 nhƣ sau:

Hình 1.8 Tr cuối AB.21


Hình 1.9 Liền tr cuối AB. 21 Hình 1.10 tr đầu AB.21

1.2.2. Nhóm văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 tại Thư
viện Quốc gia
Tại Thƣ viện Quốc qia có 02 bản: Ứng phó dƣ biên tổng tập 應赴餘編總集
mang kí hiệu R.1048 và R.1995. Hai văn bản này đều đƣợc số hóa với chất lƣợng
tốt, thuận tiện cho việc khảo sát.
1.2.2.1.

Văn bản mang kí hiệu R.1048

Văn bản Ứng Phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 R.1048 gồm có 25 tờ (50
trang), khổ 25x14cm, khơng có tờ bìa sách, chỉ có 1 bìa trong với mặt sau khắc lời
tiểu dẫn, khơng có dấu triện. Xem hình 1.11 và hình 1.12

16


Hình 1.11. trang đầu R.1048

Hình 1.12. trang cuối R.1048

Về nội dung, văn bản R.1048 hình thức trình bày hồn tồn giống với AB.568
và AB.21. Chữ viết ngay ngắn, rõ ràng, gáy sách đều có hàng chữ Ứng phó dư biên
應赴餘編
Kết cấu của văn bản R.1048 bắt đầu từ trang mục lục, gồm đủ các khoa nghi
nhƣ các bản AB. 568 và AB.21 nhƣng dừng lại ở giữa bản Hựu quốc âm văn 又國
音文 kết thúc ở câu 欺𠫾芒特沒同芾𠫾,哭 khi đi mang được một đồng nào đi,
khóc (tr.50) Lí do văn bản này độ dài số trang ít hơn, nội dung khơng tồn vẹn có
thể do q trình lƣu truyền hoặc rách, hoặc bị thất lạc.

1.2.2.2.

Văn bản mang kí hiệu R.1995

Văn bản mang kí hiệu R.1995 có 27 tờ (54 trang), giấy đã cũ rách, hoen ố,
khơng có trang bìa, khơng có trang mục lục, khắc tên sách 應赴餘編 và số trang ở
gáy sách xem hình 1.13 và 1.14

Hình 1.13 Trang đầu R.1995

hình 1.14 Trang cuối R.1995

Về quy cách trình bày, số dòng trên trang và số chữ trong một dòng của
R.1995 không khác so với R.1048.

17


Trang đầu tiên là Bảo đường ca 保塘歌, nội dung đến hết phần tổng tập và kết
thúc ở trang 54 với câu: 應赴餘編總集完 Ứng phó dư biên tổng tập hồn (Ứng phó
dư biên tổng tập đến đây là hết). Nhƣ vậy R.1995 chỉ chép nguyên phần tổng tập,
mà không chép phần biệt tập
1.2.3. Văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 ở Thư viện
Huệ Quang
Tại Thƣ viện Huệ Quang có phục chế 01 văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應
赴餘編總集 mang kí hiệu 35 (thứ tự 35 trong Huệ Quang Phật điển tùng san, tạm
gọi là bản HQ.35)
Dị bản HQ.35 gồm 45 tờ (90 trang), lề sách ghi
chữ 應赴餘編 Ứng phó dư biên. Trang bìa sách
có ghi 春雷寺新刊 Xuân Lôi tự tân san, bản

khác mới của chùa Xn Lơi. Chùa Hƣng phúc
cịn gọi là Chùa Xn Lơi, Chùa Ba thơn, vì vậy
tên Xn Lơi tự cũng chỉ cho chùa Hƣng Phúc,
đó là cùng một địa điểm. Có thể bản HQ. 35
đƣợc dập in sau, nên ghi tân san trực quan hình
1.15 trang bìa của HQ.35
Hình 1.15 trang bìa HQ.35
Nội dụng và hình trình bày phần tổng tập của HQ.35 hoàn toàn giống với 4
văn bản trên. Nhƣng sau phần tổng tập thì văn bản HQ.35 này có sự khác biệt.
Nếu nhóm R.1048 và R.1995 chỉ có phần tổng tập, khơng thấy có phần biệt
tập, nhóm AB.568, AB.21 có chép phần biệt tập, và bắt đầu của phần biệt tập là
khoa nghi Trai đàn ban sắc xá cách 齋壇頒勅赦格 thì trong dị bản HQ.35 lại bắt
đầu phần biệt tập bằng bài Thiên tiên thánh mẫu công đồng văn 天僊聖母公同文.
Nghĩa là bản HQ.35 khơng có 4 bài: Trai đàn ban sắc xá cách, Ban sắc tịnh cấp
thông hành phái, Chèo thuyền ca cách, và Phụ cô hồn bảng.

18


Khi đối chiếu bản HQ.35 và AB.568 cho thấy bài 差仙藥文 Sai tiên dược văn
của bản HQ.35 có tận 7 trang, có nhiều hơn 2 trang so với bản AB.568 (5 trang)
Nhƣ vậy, 差仙藥文 Sai tiên dược văn của AB.568 có thể bị rách hoặc bỏ sót.
Văn bản HQ.35 cũng chỉ kết thúc ở 蓬來文 Bồng lai văn, không thấy có ghi
chép phần 御問 Ngự vấn và 飛來寺賦 Phi lai tự phú. Trang cuối cùng của dị bản
HQ.35 bị mất chữ của hai hàng đầu tiên trên trang sách, có thể do ván khắc tại trang
đó, vị trí đố bị lỗi dẫn đến mờ mất nét. Dù đây là bản phục chế, nhƣng phần lỗi này
cũng không đƣợc sửa chữa mà giữ nguyên nhƣ vậy, trong khi các bản AB.568
nhƣng dịng chữ này lại rõ ràng bình thƣờng, khơng có hiện tƣợng rách thiếu.
Vậy bản HQ.35 của Thƣ viện Huệ Quang đã phục chế dựa trên bản cũ, (chƣa
xác minh đƣợc Thƣ viện lấy nguồn bản phục chế từ bản mang kí hiệu nào, lƣu trữ

tại đâu) nhƣng thơng qua tìm hiểu, xem xét và đối chiếu, nhận thấy văn bản HQ.35
có chung ván khắc với 04 văn bản trên. Nội dung giống nhau, chỉ vì lý do bị rách
thiếu, hoặc dụng tâm của ngƣời in ấn không in ấn các phần đó mà bản HQ.35 có
một số nội dung không đầy đủ so với các bản khác.
1.3.

Thao tác chọn thiện bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集

Trên cơ sở so sánh 5 văn bản chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất: Từ bình diện hình thức trình bày đến nội dung, cách thức khắc ván,
kiểu viết chữ, cách liệt kê các khoa cúng trên trang sách, vị trí các chữ trên trang, số
chữ trên hàng là hoàn toàn giống nhau. Từ điều này có thể khẳng định: tất cả các
văn bản AB.568, AB.21, R.1048, R.1995 và HQ.35 có nguồn gốc từ một ván khắc
duy nhất.
Thứ hai: Tuy 5 văn bản có chung một ván khắc nhƣng lại có dung lƣợng dài
ngắn khác nhau. Nhóm AB.568 và AB.21 gồm cả phần tổng tập và biệt tập, Nhƣng
AB.21 tuy có khắc phần biệt tập nhƣng lại chỉ đến phần 附孤魂榜 Phụ cô hồn bảng
còn AB.568, đầy đủ nhất 27 bài với hàm lƣợng dài nhất. Nhóm R.1048 và R.1995
khơng thấy sự xuất hiện của phần biệt tập. Trong đó, dị bản R.1995 đủ nội dung đến
hết phần tổng tập, còn R.1048 hiện tồn, nội dung chƣa hết phần tổng tập. Bản

19


HQ.35 đầy đủ nội dung phần tổng tập, có khắc phần biệt tập nhƣng lại thiếu 6 bản
(4 bài đầu của phần Biệt tập và 2 bài Ngự vấn và Phi Lai tự Phú phần cuối của Biệt
tập) so với bản AB.568.
Sự xuất nhập dung lƣợng của 5 dị bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總
集 thể hiện tại bảng sau:
Bảng 1.1: Đối chiếu 05 văn bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集

Stt

Tên bài

AB.568

AB.21

R.1048

1

目錄
Mục lục

Tr 1

Tr 1

Tờ 1

2

保塘歌
Bảo đường ca

Tr 3-12

Tr 3-12


Tờ 2-6

Tờ 1-5

Tr 3-12

3

放赦本
Phóng xá bản

Tr 13- 22

Tr 13-22

Tờ 7-11

Tờ 6-11

Tr 13-22

4

掉船本
Chèo thuyền bản

Tr 23-30

Tr 23-30


Tờ 12-15

Tờ 11-14

Tr 23-30

Tr 31-32

Tr 31-32

Tờ 16

Tờ 15

Tr 31-32

Tr 32-35

Tr 32-35

Tờ 16-18

Tờ 15-17

Tr 32-35

Tr 35-38

Tr 35-38


Tờ 18-19

Tờ 17-18

Tr 35-38

Tr 39-41

Tr 39-41

Tờ 20-21

Tờ 19- 20

Tr 39-41

Tr 41-42

Tr 41-42

Tờ 21

Tờ 20

Tr 41-42

Tr 43-47

Tr 43-47


Tờ 22-24

Tờ 21-23

Tr 43-47

Tr 47-56

Tr 47-56

Tờ 24 -25
Tr 48-50

Tờ 23-27
Tr 46-54

Tr 47-56

Tr 57-68

Tr 57-68

5
6
7
8

9

10

11
12

召靈嘆
Triệu linh thán
附靈幡練文
Phụ linh phan luyện
văn
開光洗穢儀
Khai quang tẩy uế nghi
開光亡靈儀
Khai quang vong linh
nghi
般若讚, 陸供讚,
安位讚
Bát nhã tán, Lục cúng
tán, An vị tán
請陰魂文用國音
Thỉnh âm hồn văn dụng
quốc âm
又國音文
Hựu quốc âm văn
齋壇頒勅赦格
Trai đàn ban sắc xá

20

R.1995

HQ.35

Tr 1


cách

13
14
15
16
17

頒勅并給通行派
Ban sắc tịnh cấp thông
hành phái
掉船歌格
Chèo thuyền ca cách
附孤魂榜
Phụ cô hồn bảng
天僊聖母公同文
Thiên tiên thánh mẫu
công đồng văn
弟二文
Đệ nhị văn

Tr 68-69

Tr 68-69

Tr 70-75


Tr 70-75

Tr 75-76

Tr 75-76

Tr 77-82

Tr 57-62

Tr 82-85

Tr 62-65

18

九重文
Cửu trùng văn

Tr 85-87

Tr 65-67

19

水晶文
Thủy tinh văn

Tr 87-89


Tr 67-69

Tr 89-91

Tr 69-71

Tr 92-94

Tr 72-74

Tr 94-98

Tr 74-78

Tr 98-103
(5 trang)

Tr 78-85
(7 trang)

20
21

22
23

朝八位文
Chầu bát vị văn
柳杏公主文
Liễu Hạnh công chúa

văn
八練龍神文
Bản luyện long thần
văn
差仙藥文
Sai tiên dược văn

24

百花文
Bách hoa văn

Tr 103-107

Tr 85-89

25

蓬萊文
Bồng lai văn

Tr 107-108

Tr 89-90

26

御題
Ngự đề


Tr 109-124

27

飛來寺賦
Phi lai tự phú

Tr 124-128

Tổng

27 bài
128 trang

15 bài
76 trang

21

11 bài
50 trang

10 bài
54 trang

21 bài
90 trang


Ghi chú: Cột 1: số thứ tự các dị bản trong Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集.

Cột 2: tên bài xuất hiện trong các dị bản Ứng phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集
Cột 3-6: số trang của các bài trong các dị bản, những ô bỏ trống đồng nghĩa là văn
bản đó khơng có các bài mà các dị bản khác đang có.

Thơng qua việc đối chiếu các văn bản, chúng tơi nhận thấy có sự khác nhau về
dung lƣợng: Văn bản AB.568 là văn bản dài nhất với 128 trang, 27 bài, gồm cả
phần tổng tập và biệt tập, chất lƣợng in ấn tốt, chữ nghĩa rõ ràng, khơng bị rách chữ
mất câu, có độ tồn vẹn cao. Tuy có một số chữ bị mờ, và 02 trang bị thiếu so với
văn bản khác, nhƣng có thể tham khảo ở các văn bản AB.21 và HQ.35 để bổ trợ.
Đứng thứ hai là văn bản HQ.35 với 90 trang, 21 bài, gồm cả 2 tập nhƣng lại thiếu
một số bài ở đầu và cuối cảu phần Biệt tập. Ở vị trí thứ ba, văn bản AB.21 có 76
trang 15 bài, chƣa khắc in hết phần biệt tập. Cuối cùng là nhóm văn bản R.1048 và
R.1995 chỉ có 11 bài và dừng lại ở 50 và 54 trang, không thấy sự xuất hiện của phần
biệt tập.
Vì những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn văn bản AB.568 làm thiện
bản để dịch chú và nghiên cứu.
1.4.

Kết cấu của văn bản Ứng phó dƣ biên tổng tập 應赴餘編總集

Văn bản Ứng Phó dư biên tổng tập 應赴餘編總集 gồm 02 phần tổng tập và
biệt tập.
1.4.1. Phần tổng tập
Tổng tập gồm các khoa nghi độ âm theo nghi lễ Phật giáo. Trong phần khoa
nghi lại chia làm 02 là phần chính: khoa nghi chữ Nôm và chữ Hán. Hai phần này
không chia một cách rõ ràng mà các khoa nghi chữ Nôm và chữ Hán đan xen nhau,
cứ 1 đến 2 khoa nghi chữ Nơm thì lại có các bản khoa nghi chữ Hán. Ngồi ra cịn
có 1 số khoa nghi là sự kết hợp nửa bài viết bằng chữ Hán, nửa bài viết bằng chữ
Nôm. Cụ thể nhƣ sau:
-Phần khoa nghi chữ Nơm đƣợc thể hiện với 03 hình thức trình bày văn bản:

+ Thứ nhất là khắc theo hàng dọc thơ lục bát, câu trên 6 chữ, cách ngang ở
giữa chép đến câu 8 chữ ở phần bên dƣới, gồm các bài là: Bảo đường ca 保塘歌(10

22


trang), Phụ linh phan luyện văn 附靈幡練文 (3 trang), Phụ cô hồn bảng 附孤魂榜 (1
trang).
+ Thứ hai là văn Nôm viết liền mạch kiểu văn xi: Phóng xá bản 放赦本 (18
trang), Triệu linh thán 召靈嘆(2 trang), Thỉnh âm hồn văn dụng quốc âm 請陰魂文
用國音(4 trang), Hựu quốc âm văn 又國音文 (10 trang), Trai đàn ban sắc xá cách

齋壇頒勅赦格 (12 trang).
+ Thứ ba là trình bày trên hình thức văn xi liền mạch, mỗi trang 9 hàng dọc,
mỗi hàng 16-18 chữ, là văn đối đáp, có kèm những chữ nhỏ ghi chú cách phân vai
ngƣời đọc: Chèo thuyền bản (5 trang).
- Phần khoa nghi chữ Hán gồm các bản:, Khai quang tẩy uế 開光洗穢儀, Khai
quang vong linh 開光亡靈儀, các bài tán (Bát nhã tán, Lục cúng tán, An vị tán)
-Các khoa nghi có sự kết hợp sử dụng cả chữ Hán và chữ Nơm gồm có Triệu
linh thán 召靈嘆, Phụ linh phan luyện văn 附靈幡練文
Mỗi khoa nghi này đều có phần chữ to ghi nội dung và phần chữ nhỏ ghi chú,
trình bày liền mạch trên hình thức văn xi.
1.4.2. Phần biệt tập
Phần biệt tập là một sự tập hợp các bản ở trong các tác phẩm khác nhau và đa
dạng về nội dung nhƣng tựu chung đều liên quan tới Phật giáo và văn hóa dân gian.
Đó là các bài phú, vịnh, ngự vấn, chầu văn... theo hình thức văn xi, viết liền mạch,
có cú đậu rõ ràng, những chữ kiêng húy cũng đƣợc khắc lại nguyên văn.
-Các khoa nghi đƣợc viết bằng chữ Hán: 附孤魂榜 Phụ cô hồn bảng (1,5 trang) 頒
勅并給通行派 Ban sắc tịnh cấp thông hành phái (01 trang)


-Các bản khoa nghi Phật giáo đƣợc chép bằng chữ Nơm và chữ Hán gồm có:
齋壇頒勅赦格 Trai đàn ban sắc xá cách (12 trang);掉船歌格 Chèo thuyền ca cách (5,5
trang)
-Các bản văn chầu của tín ngƣỡng thờ mẫu: 天僊聖母公同文 Thiên tiên thánh mẫu
cơng đồng văn (5 trang+3 dịng chữ)弟二文 Đệ nhị văn (3 trang) 九重文 Cửu trùng văn (2
trang) 水晶文 Thủy tinh văn (01 trang 4 dòng)朝八位文 Chầu bát vị văn (2 trang +5 dịng)
柳杏公主文 Liễu Hạnh cơng chúa văn (2 trang +4 dòng)

23


×