Tải bản đầy đủ (.docx) (213 trang)

luận án tiến sĩ hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 213 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ HƯỜNG

HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MƠI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ HƯỜNG

HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MƠI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 9 38 01 06

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS VŨ HỒNG ANH

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án

Đỗ Thị Hường


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG NƯỚC

8

1.1. Những cơng trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về môi trường nước
và bảo vệ mơi trường nước

8

1.2. Những cơng trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hoàn thiện
pháp luật bảo vệ môi trường nước

17


1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

26

1.4. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích lý thuyết

26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MƠI TRƯỜNG NƯỚC

29

2.1. Pháp luật và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường nước

29

2.2. Vai trị và tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật bảo vệ mơi
trường nước

43

2.3. Hồn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường nước ở một số quốc gia trên
thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam

50

Chương 3: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


65

3.1. Mơi trường nước và q trình xây dựng, hồn thiện pháp luật về bảo vệ
mơi trường nước ở Việt Nam

65

3.2. Đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở
Việt Nam hiện nay

76

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

129

4.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay

129

4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường nước

136

4.3. Giải pháp tiếp tục hồn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở
Việt Nam

142


KẾT LUẬN

163

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

167

PHỤ LỤC

181


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BL
HS

Bộ luật Hình
sự

BV
MT

Bảo vệ mơi

trường

BV
MT
N

Bảo vệ mơi
trường nước

KTXH
LVS
MT
N
ON
MT
ON
MT
N
TN
MT
TN
N

Kinh tế - xã
hội
Lưu vực sơng
Mơi trường
nước
Ơ nhiễm mơi
trường

Ơ nhiễm môi
trường nước
Tài nguyên và
môi trường
Tài nguyên
nước
Văn bản quy
phạm pháp luật

VB Vi phạm pháp
QPP luật
L
Xã hội chủ
VPP nghĩa
L
XH
CN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận
và lịch sử nhà nước và pháp luật xuất phát từ những yêu cầu sau:
Thứ nhất, yêu cầu về lý luận.
Nước là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Hiện nay,
môi trường nước (MTN) đang là vấn đề toàn cầu, hầu hết các nhà khoa học,
các nhà quản lý đều cho rằng: nước là tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ

XXI, an ninh nguồn nước sẽ còn quan trọng hơn cả an ninh lương thực, nước
có thể là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh tồn cầu. Vì vậy, bảo vệ mơi
trường nước (BVMTN) là nhiệm vụ cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới,
được đưa vào chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững
quốc gia.


Việt Nam, công tác BVMT nói chung, MTN nói riêng đã được Đảng, Nhà nước
đặc biệt quan tâm. Trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Đảng khẳng định “BVMT phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
của tồn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” [41, tr.42], nhằm “Hạn chế, tiến
tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) tại các làng nghề,
lưu vực sông (LVS), khu và cụm công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung
ở nông thôn” [42, tr.306], trong đó phải chú trọng “bảo vệ mơi trường” [40,
tr.194]. Trên tinh thần đó, nhiều văn bản pháp luật về BVMT cũng đã được ban
hành và tổ chức thực hiện như Luật BVMT năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm
2018 (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một
số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch)) (Luật BVMT năm 2014), Luật
Tài nguyên nước (TNN) năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Luật số
35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018


2
của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy
hoạch)) (Luật TNN năm 2012), Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Khống
sản năm 2010; Luật Thủy lợi năm 2017... Trong đó, quan điểm chỉ đạo xuyên
suốt là BVMTN gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), BVMTN để
phát triển bền vững; BVMTN là “quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia
đình và của mỗi người”. Thơng qua việc thực hiện những chủ trương của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước, công tác BVMTN đã có những chuyển

biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH bền vững.

Thứ hai, yêu cầu về thực tiễn.
Trong thời gian qua, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến hoạt động hoàn
thiện pháp luật về BVMTN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tuy nhiên, pháp luật về BVMTN ở Việt Nam vẫn bộc lộ ra những hạn chế, như:
sự thiếu thống nhất giữa quy định của Luật BVMT với Luật TNN, Luật Khoáng
sản; những bất cập trong các quy định pháp luật về điều tra, đánh giá hiện trạng
xả thải, khả năng tiếp nhận chất thải của các nguồn nước và khả năng phục hồi
của các nguồn nước; bất cập trong quy định về liên quan đến việc sử dụng các
công cụ kinh tế cho mục đích BVMTN như các quy định thuế, phí BVMT đối
với nước thải; bất cập trong quy định về các công cụ và biện pháp quản lý nhà
nước về BVMTN, các quy định về xả thải và xử lý chất thải đưa vào nguồn nước
chưa phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về BVMTN; Chức năng, nhiệm vụ
giữa các cơ quan, tổ chức trong BVMTN chưa được quy định rõ ràng, cịn có sự
chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, chế tài xử lý vi phạm pháp luật (VPPL) về
BVMTN còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, v.v.. Những lỗ hổng trong các quy định
pháp luật này là một trong những nguyên nhân khiến cho những vụ ô nhiễm
MTN vẫn diễn ra trong thực tế; các biện pháp khắc phục hậu quả của các vụ
ONMTN chưa được thực hiện triệt để gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng rất
lớn đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Ví dụ, vụ Cơng ty Vedan
xả thải ra sông Thị Vải, vụ nước nhiễm Asen ở một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng, vụ ô nhiễm gây chết cá hàng loạt ở


3
Miền Trung, v.v... Vì vậy, hiện nay và trong tương lai, Việt Nam hiện vẫn
đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về BVMTN, do đó, đáp ứng yêu cầu
phát triển KT-XH bền vững, pháp luật về BVMTN ở Việt Nam cần phải tiếp
tục được hồn thiện.

Chính vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay” thực sự có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án có mục tiêu là luận chứng khoa học cho việc đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận hồn thiện pháp luật về BVMTN. Trong đó, luận
án tập trung làm rõ: khái niệm, nội dung cũng như tiêu chí hồn thiện pháp
luật về BVMTN.

-

Nghiên cứu những quy định pháp luật về BVMTN ở một số nước trên thế
giới, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

-

Phân tích các dẫn chứng và số liệu để đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật
về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, luận án tập trung đánh
giá mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật về BVMTN so với yêu cầu
BVMTN hiện nay.

-

Xác lập quan điểm, đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về
BVMTN ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các quan điểm, lý thuyết về
BVMT, BVMTN; quy định của Hiến pháp và pháp luật về BVMT nói chung,
BVMTN nói riêng; các cơng trình nghiên cứu khoa học về BVMT, BVMTN
trong và ngồi nước; các số liệu, dẫn liệu, thơng tin của cơ quan quản lý nhà


4
nước về BVMT, các tổ chức xã hội, báo chí, cơ quan truyền thông về các vấn
đề liên quan đến MTN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
-

Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật
về BVMTN ở Việt Nam. Trong đó, luận án tập trung phân tích, đánh giá các
quy định pháp luật về BVMTN ở Việt Nam từ 2015 đến nay, chỉ ra những kết
quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
q trình hồn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam thời gian qua, làm cơ
sở đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam
trong thời gian tới.

-

Về không gian: Luận án chủ yếu đánh phân tích, đánh giá các quy định pháp
luật về BVMTN do Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành
và thực tiễn thực hiện pháp luật về BVMTN.

-


Về thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về
BVMTN từ ngày 01/01/2015 (từ khi Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực) đến
nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoàn thiện pháp luật về BVMTN cho
những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung
đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về BVMTN, các quan
điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện nay về BVMT nói chung và BVMTN nói riêng
và về hồn thiện pháp luật, cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện
pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sẽ sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:


5
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này
để giải quyết những nội dung sau:

+

Phân tích, đánh giá các cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hoàn thiện
pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ rõ những kết quả đã
nghiên cứu được, những khoảng trống luận án cần tiếp tục phải nghiên cứu và
làm rõ;


+

Phân tích, tổng hợp các quan điểm, các lý thuyết, các quy định pháp luật để
xây dựng cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay;

+

Phân tích, tổng hợp thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMT ở một số nước
trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

+

Phân tích các văn bản luật hiện hành về BVMTN ở Việt Nam để chỉ rõ những
hạn chế về nội dung và hình thức của các văn bản đó;

+

Phân tích, tổng hợp các số liệu, báo cáo, các cơng trình nghiên cứu, các quy
định pháp luật Việt Nam về BVMTN, để từ đó chỉ rõ những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong q trình hồn
thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam.

-

Phương pháp khái quát hoá: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để đề
xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam
trong thời gian tới.

-


Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được nghiên cứu sinh sử
dụng để so sánh thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở một số quốc gia
trên thế giới, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp này so sánh mức độ hoàn
thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam qua các thời kỳ để từ đó, thấy được sự
hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong suốt q trình xây dựng và
hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

-

Phương pháp logic-lịch sử: Phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng để
phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt


6
Nam theo tiến trình lịch sử xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam từ năm 1945 đến nay; đồng thời, phương pháp này được nghiên cứu sinh
sử dụng để chỉ rõ những yêu cầu hiện nay đối với hoàn thiện pháp luật về
BVMTN ở Việt Nam và đưa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về BVMTN ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trong thời
gian tới của nước ta.
-

Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này nhằm
phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay
trong mối tương quan với tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam, để từ đó chỉ
rõ tính thống nhất, tồn diện và hợp hiến, hợp pháp của các quy định này.
5.


Những điểm mới của luận án

So với các cơng trình nghiên cứu trước đây, luận án có những điểm mới:

Thứ nhất, luận án kế thừa, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học đã cơng bố, bổ sung vào hệ thống lý luận về BVMTN.
Thứ hai, luận án phân tích thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở
một số quốc gia trên thế giới và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.

Thứ ba, luận án phân tích, đánh giá thực trạng hồn thiện nội dung và
hình thức pháp luật về BVMTN tại Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ tư, luận án đề ra phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn
thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa các tài liệu đã có của Việt Nam và các
nước trên thế giới, luận án sẽ bổ sung thêm lý luận hoàn thiện pháp luật về
BVMTN, như: khái niệm, đặc điểm, nội dung hồn thiện pháp luật về
BVMTN và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần tổng kết thực tiễn, đánh giá
tồn diện và sâu sắc về BVMTN ở Việt Nam, đồng thời đánh giá đầy đủ mức


7
độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở nước ta trong thời gian qua, qua đó, chỉ
ra những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật về BVMTN ở nước ta, để từ đó
luận chứng các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BVMTN đáp ứng
yêu cầu phát triển KT-XH nhanh, bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để giúp Đảng và Nhà

nước hoạch định chủ trương, chính sách nhằm hồn thiện pháp luật về
BVMTN ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu nghiên cứu, tham
khảo về lĩnh vực BVMTN và pháp luật về BVMTN.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan cơng trình nghiên cứu liên quan đến hồn thiện
pháp luật về bảo vệ mơi trường nước
Chương 2: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường nước

Chương 3: Thực trạng hồn thiện pháp luận về bảo vệ môi trường nước


Việt Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi

trường nước ở Việt Nam hiện nay


8
Chương 1
TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về mơi trường nước trên thế
giới và ở Việt Nam
Nước là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con người sẽ không thể tồn tại

nếu các chức năng sống của cơ thể không thể điều hịa do thiếu nước. Do vậy,
“quyền có nước sạch” là quyền cơ bản của con người được hệ thống luật nhân
quyền quốc tế ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, các nhà nước có nghĩa vụ phải
thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra những điều kiện, quy tắc, dự án đầu tư
thích hợp cải thiện tình trạng cung cấp nước sạch cho người dân. Các cơng
trình đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận, khái niệm TNN được xác định là một khái niệm đa
chiều, “Nó khơng chỉ giới hạn ở các khía cạnh vật lý bao gồm các yếu tố thủy
văn; dòng chảy, tốc độ chảy của dòng nước mà cịn bao gồm các khía cạnh
liên quan đến chất lượng nguồn nước, các yếu tố liên quan đến môi trường,
kinh tế và xã hội khác” [164]. Khi đề cập đến TNN đa số các báo cáo, các
cơng trình nghiên cứu đều tập trung vào đánh giá các đặc trưng liên quan đến
yếu tố vật lý và định lượng của các nguồn nước. Theo đó các báo cáo của tổ
chức Lương thực thế giới FAO thường đề cập đến “TNN tái tạo” và “TNN
khơng tái tạo”. Trong đó “TNN tái tạo tự nhiên là tổng lượng TNN của một
quốc gia (tài nguyên bên trong và bên ngoài), cả nước mặt và nước ngầm,
được tạo ra thơng qua chu trình thủy văn” [164]. TNN tái tạo được tính tốn
trên cơ sở chu trình nước. Báo cáo của FAO về TNN tái tạo dựa trên dịng
chảy trung bình hàng năm của các con sông, các nguồn nước mặt và nước
ngầm [164]. TNN tái tạo lại được chia thành “tài nguyên tái tạo nội


9
bộ”, “tài nguyên tái tạo bên ngoài” hay “tài nguyên tái tạo tự nhiên” và “tài
nguyên tái tạo thực tế”. Tài ngun tái tạo bên ngồi dựa trên lượng dịng
chảy dành cho các quốc gia thượng nguồn và hạ nguồn thơng qua các hiệp
định hoặc hiệp ước chính thức hoặc khơng chính thức. Khác với TNN tái tạo
tự nhiên, TNN tái tạo thực tế thay đổi theo thời gian và mơ hình tiêu thụ do đó
phải tính trong khoảng thời gian nhất định thường là năm [164]. Không giống
với “TNN tái tạo”, “TNN không tái tạo” được hiểu là “các khối nước ngầm

(tầng ngậm nước sâu) có tỷ lệ nạp lại không đáng kể trên quy mô thời gian và
thường được coi là khơng thể tái tạo” [164].
Ngồi khái niệm về tài nguyên nước, khái niệm “Nước cho môi trường”
(Water for the environment/ environmental water) cũng thường được đề cập
trong pháp luật của các quốc gia hay trong các công trình nghiên cứu liên
quan đến nước. Khái niệm này thường được hiểu là “một phần của tổng TNN
trong một hệ thống nhất định duy trì tài sản hệ sinh thái phụ thuộc vào nước
và các quá trình sinh thái xác định sức khỏe của hệ thống đó” [159]. Khái
niệm nước cho môi trường không chỉ đề cập đến trữ lượng nước, tổng lượng
nước mà còn đề cập đến trữ lượng nước trong thời gian, chất lượng nước để
duy trì hệ sinh thái, sinh kế của con người phụ thuộc vào hệ sinh thái này.
Theo Tuyên bố Brisbane 2007:
Đối với hệ thống nước mặt, nước cho môi trường không chỉ đơn
giản là vấn đề số lượng; đó là một phạm trù được xác định bằng
chất lượng của các nguồn nước, thời gian và chất lượng nước cần
thiết để duy trì hệ sinh thái nước ngọt, cửa sông và sinh kế; hạnh
phúc của con người phụ thuộc vào các hệ sinh thái này…Trong các
hệ thống nước ngầm, nước cho môi trường thường ít được hiểu rõ,
tuy nhiên, nó thường được cơng nhận rằng sức khỏe của hệ thống
nước ngầm không chỉ phụ thuộc vào lượng nước mà còn phụ thuộc
vào thời gian, chất lượng và vị trí của nước [159].


10
Như vậy, khái niệm TNN, nước cho môi trường nhấn mạnh đến các đặc
trưng về dòng chảy, tổng lượng nước và chất lượng nguồn nước. Theo đó, các
biện pháp bảo vệ TNN, nước cho môi trường thường rất đa dạng nó phụ thuộc
vào từng quốc gia, khu vực do hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu
tố như nguồn lực tài chính, đặc trưng chính trị, nguồn nhân lực [159].
Khác với TNN hay nước cho môi trường, MTN là một khái niện có

phạm trù hẹp hơn. Các ngành khoa học nghiên cứu về MTN (Water
Environment) có đối tượng nghiên cứu là các lĩnh vực công nghệ liên quan
đến chất lượng nước và khả năng phục hồi của nguồn nước [176]. Ở Việt
Nam, theo Luật BVMT năm 2014 quy định: “Môi trường là hệ thống các yếu
tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành mơi
trường gồm đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình
thái vật chất khác” (Khoản 1,2 Điều 3). Do vậy, khái niệm MTN thường được
dùng để chỉ các yếu tố thành phần của nước bao gồm yếu tố vật lý, sinh học,
hóa học nhằm tạo ra một mơi trường phù hợp cho các lồi thủy sinh cũng như
phù hợp với từng mục đích sử dụng nước của con người. Khi đánh giá MTN,
các khái niệm thường được sử dụng là chất lượng nước, ô nhiễm môi trường
nước (ONMTN).
Khái niệm chất lượng nước thường được sử dụng để chỉ các đặc trưng
của nước thông qua các thơng số vật lý, sinh học và hóa học theo các tiêu
chuẩn chất lượng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. “Việc đánh giá chất
lượng nước địi hỏi phải sử dụng lưới chất lượng nước, xác định các lớp chất
lượng theo một số tiêu chí và biến số” [164].
Thông thường, các nhà quản lý sẽ dựa trên nghiên cứu khoa học để đặt
ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước nghĩa là đánh giá mức độ không
gây nguy hiểm cho cơ thể con người, các loài thủy sinh sinh sống trong môi
trường nước và/hoặc áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng


11
nước, theo mục đích sử dụng. Theo đó, có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh
giá chất lượng nước theo từng mục đích sử dụng như: mức độ an tồn với
nước uống, nước cho sử dụng công nghiệp như nước làm mát cho nồi hơi,
nước dùng cho nông nghiệp, nuôi cá, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tự nhiên
hệ sinh thái. Việc thiết lập tiêu chuẩn chất lượng nước phụ thuộc vào mục

đích sử dụng cũng như những cân nhắc về kỹ thuật và kinh tế. Bởi việc đánh
giá chất lượng nước thông qua việc ban hành một tiêu chuẩn đối với các
nguồn nước địi hỏi những cơng nghệ tương ứng để có thể đo nồng độ hoặc
xác định các thành phần khác [180]. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
nước thường xuyên thay đổi do các tiêu chuẩn sẽ có thể được đánh giá khoa
học định kỳ và có thể được sửa đổi nếu cần thiết [180].
Khái niệm ONMTN thường được hiểu “là sự thay đổi theo chiều xấu đi
các tính chất vật lý - hố học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ
ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước” [79]. Theo F.D., Owa (2013) nước
được cho là ô nhiễm khi các thành phần hoặc các điều kiện hiện tại của nước
ở mức độ mà nước không thể được sử dụng cho một mục đích nào đó [171],
cịn Olaniran (1995) định nghĩa “ơ nhiễm nước là sự hiện diện quá mức số
lượng của một mối nguy hiểm (chất ô nhiễm) trong nước theo cách mà nó
khơng cịn thích hợp để uống, tắm rửa, nấu ăn hoặc cho mục đích sử dụng
khác” [171]. Ở Việt Nam, Luật TNN năm 2012 quy định: “ONMT là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật” (Khoản 8, Điều 3). Tác giả P. K. Goel (2011) chỉ ra rằng nước có thể bị ơ
nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm nhiệt. Các nguồn gây ô nhiễm nước
như thuốc trừ sâu được sử dụng trong nơng nghiệp, kim loại nặng, Nuclide
phóng xạ và các chất độc hại, các loại tảo gây hại được sinh ra từ các nguồn
nước thải trong các ngành công nghiệp [172]. Tại


12
Việt Nam, Báo cáo môi trường Việt Nam từ năm 2018 đã chỉ ra rằng có 4
nguồn thải chính tác động đến MTN mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp,
công nghiệp, sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay
ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. MTN

mặt ở hầu hết các đô thị và ở nhiều lưu vực sông nước ta đều bị ô nhiễm các
chất hữu cơ… hàm lượng các chất ô nhiễm trên các dịng sơng khu vực nội thị
đều vượt chỉ số giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước loại B từ 2-6 lần.
Hàm lượng chất hữu cơ và Coliform ở hầu hết các sông chảy qua các đô thị và
các khu công nghiệp đều vượt giới hạn tối đa cho phép, nhiều nơi cao hơn tới
2-3 lần [15, tr.102]. Nhiều sự cố MTN đã xảy ra, như: Giai đoạn 2006-2008
sự cố MTN khiến hàng loạt cá trên sông Thị Vải chết do Công ty Vedan xả
trộm nước, chất thải chưa qua xử lý vào môi trường. Năm 2015 Nhà máy Yến
xào Khánh Hịa và Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Cam Ranh xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nặng nước sông
khiến thủy sản nuôi trồng tại thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đơng Khánh
Hịa chết hàng loạt. Năm 2016, Nhà máy Mía đường Hịa Bình (tỉnh Hịa
Bình, thượng nguồn sông Bưởi) xả thải gây ô nhiễm hạ lưu sơng Bưởi khiến
hàng loạt cá trên dịng sơng này bị chết. Cũng trong năm 2016 sự cố ONMT
biển do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà
Tĩnh thuộc khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) gây ra khiến ngư dân tại 4 tỉnh
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chịu thiệt hại nặng nề.
Không chỉ ô nhiễm nước tại các lưu vực sông, các sự cố tràn dầu tiếp tục xảy
ra phổ biến tại các khu vực ngoài khơi và ven biển. Hàng năm, trung bình có
khoảng 5-6 vụ tràn dầu lớn được ghi nhận, do đó ONMT biển cũng đang là
vấn đề đáng quan ngại hiện nay.
Ơ

nhiễm mơi trường nước đã và đang là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về
đường tiêu hóa như: tiêu chảy, lỵ và một số bệnh về máu, ung


13
thư, bệnh về da. Các nghiên cứu tại nước ta những năm qua cho thấy hậu quả
chung của tình trạng ô nhiễm nước là “tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan

đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên.
Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất
cao” [15, tr.70] và “80% trường hợp bệnh lỵ và tiêu chảy là do nguồn nước bị
ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Đã có những trường hợp bị
tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm (chủ yếu là trẻ em)” [15, tr.69].
Những nghiên cứu về MTN trong và ngồi nước đã cho thấy, MTN có
vai trị đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người; ONMTN đã và đang
tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về bảo vệ mơi trường nước trên
thế giới và ở Việt Nam
Bảo vệ môi trường nước là việc làm từ lâu đã được các quốc gia trên
thế giới quan tâm thực hiện. Cho đến nay, rất nhiều các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến việc BVMTN đã được công bố dưới nhiều cách tiếp cận khác
nhau.
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu về lý luận BVMTN.
Việc ô nhiễm các nguồn nước đã và đang khiến cho cuộc sống của các
loài thủy sinh cũng như là cuộc sống của con người ngày càng bị tác động
theo chiều hướng xấu đi. Do vậy các biện pháp quản lý môi trường, bảo vệ
các nguồn nước tránh bị ô nhiễm ngày càng được cộng đồng quốc tế và các
quốc gia quan tâm thực hiện. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thường đề
cập đến các biện pháp để quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước,
BVMTN. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu của Australia, các hoạt
động quản lý nước cho môi trường là những hoạt động hướng đến mục tiêu
“mang lại triển vọng dài hạn tốt nhất để duy trì tài sản hệ sinh thái phụ thuộc
vào nước cũng như mang lại kết quả tốt nhất cho các quá trình sinh thái, nền


14
kinh tế hay các giá trị văn hóa xã hội dựa vào sức khỏe của hệ thống” [159].
Tại Australia quản lý nước cho môi trường được thực hiện thông qua việc đặt

ra khuôn khổ cho việc quy hoạch tất cả các nguồn nước được sử dụng trong
một lưu vực, hoặc tầng chứa nước nhất định” [159].
Như vậy, khái niệm về bảo vệ tài nguyên nước hay bảo vệ nước cho
môi trường thường có nội hàm rộng lớn hơn rất nhiều so với BVMTN. Vì nó
khơng chỉ là các hoạt động bảo vệ chất lượng của các nguồn nước, khả năng
phục hồi của các nguồn nước theo một loại tiêu chuẩn nào đó mà cịn là các
hoạt động hướng đến bảo vệ khai thác, sử dụng hợp lý trữ lượng các nguồn
nước.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu hay các nhà quản lý chưa đưa ra một
khái niệm rõ ràng và thống nhất về BVMT. Thông thường, hoạt động được đề
cập là quản lý để phòng chống, khắc phục hiện tượng ONMTN. Theo Richard
Helmer and Ivanildo Hespanhol (1997), thì: Quản lý ô nhiễm nước đòi hỏi
một định nghĩa ngắn gọn về các hoạt động cũng như vấn đề cần quản lý trong
đó bao gồm việc: 1) Cơng nhận, đánh giá chất lượng nước; 2) Đảm bảo thu
được thơng tin hữu ích cho phép nhận dạng và đánh giá các vấn đề liên quan
đến chất lượng nước hiện tại và tiềm năng trong tương lai; 3) Các nhà quản lý
phải xác định các khu vực có vấn đề cần can thiệp liên quan đến chất lượng
nước hay đến lĩnh vực về nước mà họ đảm nhiệm; 4) Lựa chọn các giải pháp
theo hướng ưu tiên các hoạt động đảm bảo chất lượng nước đảm bảo nguồn
cung về nước để không bị thiếu cũng như tận dụng tốt nhất các nguồn lực để
giải quyết vấn đề về nước [173].
Tác giả Richard Helmer and Ivanildo Hespanhol (1998), chỉ ra rằng,
việc BVMT bao gồm việc “Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về
BVMT theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng cơng nghệ lạc hậu, có
nguy cơ cao gây ONMT. Theo đó, phải xây dựng hệ thống tiêu chí về môi
trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và cơng nghệ sản


15
xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư. Đồng thời,

việc quản lý ô nhiễm nước phải được tích hợp với quản lý TNN, trữ lượng
nước [173].
Tác giả Emmanuele Santi và Lucia Grenna đề cập đến vai trị của thơng
tin và giám sát BVMT của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực truyền thơng bảo
vệ mơi trường nước. Cịn Fiona Nunan, Adrian Campbell, Emma Foster
(2012) đề cập đến việc lồng ghép yếu tố mơi trường vào q trình chính sách.
Tác giả này chỉ ra rằng việc lồng ghép môi trường đã không được chú trọng
trong cấu trúc của tổ chức cũng như trong chính sách [165].
Như vậy, có thể thấy xét về mặt lý luận, cho đến nay, các nhà khoa học
và các nhà quản lý vẫn chưa đưa ra một khái niệm thống nhất liên quan đến
MTN và việc BVMTN. Phần lớn các học giả cũng như nhà quản lý mới đề
cập đến ô nhiễm MTN và các biện pháp ngăn chặn phịng ngừa ơ nhiễm
MTN. Theo Nguyễn Hồng Ánh và các cộng sự, cho đến nay, ở Việt Nam
“chưa có một Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nào đưa ra định nghĩa,
khái niệm, nội dung cũng như quy trình của kiểm soát ONMTN một cách đầy
đủ và thống nhất” [5, tr.5].
Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về thực trạng BVMTN.
Về mặt thực tiễn đã có những cơng trình nghiên cứu về việc thực hiện
các biện pháp nhằm phòng ngừa, kiểm sốt, ngăn chặn và phục hồi nguồn
nước bị ơ nhiễm. Nhóm tác giả của cuốn “Mississippi River Water Quality
and the Clean Water Act: Progress, Challenges, and Opportunities” (Chất
lượng nước của sông Mississippi và Đạo luật nước sạch: Tiến độ, thách thức
và cơ hội) đã chỉ ra rằng, tại Hoa Kỳ, nền tảng của việc bảo vệ chất lượng
nước mặt là việc sử dụng các biện pháp quản lý và phi quy định được thiết kế
để giảm lượng chất gây ô nhiễm trực tiếp xuống đường thủy. Tuy nhiên, do sự
thiếu phối hợp giữa 10 tiểu bang dọc theo con sông đã khiến sông Mississippi
phải đối mặt với nhiều vấn đề về ơ nhiễm. Do đó cần có sự lãnh


16

đạo mạnh mẽ hơn từ Cơ quan BVMT Hoa Kỳ (EPA) để giải quyết những vấn
đề này. Theo đó, EPA nên thiết lập một hệ thống chia sẻ dữ liệu chất lượng
nước cho chiều dài của sông và làm việc với các tiểu bang để thiết lập và đạt
được các tiêu chuẩn chất lượng nước. Như vậy, cơng trình này chỉ cho chúng
ta thấy rằng, việc thiết lập các quy định và biện pháp bảo vệ nguồn nước bằng
cách ngăn chặn việc đưa các chất gây ô nhiễm vào nguồn nước sẽ không thể
đạt được trong thực tiễn nếu thiếu sự phối hợp cần thiết của cơ quan chức
năng.


Việt Nam trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng
các nguồn nước cũng như phân tích nguyên nhân và chỉ ra các biện pháp
phòng tránh hay xử lý ô nhiễm nước. Tác giả Trần Đức Hạ và các cộng sự
(2008) đã phân tích, trình bày về nguồn nước, sự hình thành, tuần hồn và
phân bố nước trong tự nhiên. Theo đó, cơng trình này đã chỉ ra các biện pháp
làm giảm thiểu ONMTN thông qua việc sử dụng các biện pháp kĩ thuật bảo vệ
nguồn nước. Cũng theo hướng nghiên cứu này, nhóm tác giả Nguyễn Đức
Khiển, Phạm Văn Đức và Đồng Xuân Thụ (2014) chỉ ra các giải pháp mang
tính kỹ thuật để xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp.
Tác giả Đỗ Quyên trong bài viết “Bảo vệ môi trường nước ngầm ở Sóc
Trăng” đăng trên Tạp chí Tài ngun mơi trường (TNMT) số 7/2018, kỳ 1 chỉ
rõ, cần tăng cường sự tham gia của các cấp, ngành trong tỉnh trong việc quản
lý TNN ngầm; tiếp tục hoàn hiện quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ
TNN dưới đất trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về TNN trong nhân dân; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác,
sử dụng nước ngầm, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước
dưới đất định kỳ 2 lần/năm; v.v..
Các tác giả Nguyễn Đức Phong, Phạm Hồng Cường (2017) phân tích
thực tiễn ơ nhiễm nguồn nước mặt tại Cà Mau, qua đó chỉ ra rằng cần có



17
biện pháp thích hợp nhằm phịng ngừa, hạn chế ONMTN thông qua: (1) Đẩy
nhanh tiến độ di dời các cơ sở gây ONMT vào các khu công nghiệp, không
cấp phép xây dựng nhà máy cho các cơ sở không nằm trong khu công nghiệp
tập trung để thuận tiện trong quản lý và BVMT; (2) Tiếp tục thực hiện quy
hoạch đô thị, chỉnh trang nhà ở trên sông; (3) Phân loại và thu gom rác thải y
tế; (4) Ứng dụng mô hình cơng nghệ xử lý chất thải ni trồng thuỷ sản thích
hợp và áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ chăn nuôi; v.v.. [107,
tr.17].
Như vậy, các công trình nghiên cứu đã chỉ cho chúng ta thấy rằng việc
BVMTN hiện được thực hiện chủ yếu thông qua các biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý việc đưa các chất thải vào các nguồn nước. Theo đó, các
hoạt động chính trong BVMTN vẫn là tạo ra khung khổ pháp lý cho các hoạt
động của con người nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý việc làm gây ô
nhiễm MTN đồng thời thực hiện các biện pháp thực thi khung khổ pháp lý
này một cách hiệu quả.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM VỀ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG NƯỚC

Thiết lập khung khổ pháp lý cho việc bảo vệ chất lượng các nguồn
nước nhằm đảm bảo quyền có nước sạch cho người dân là việc làm được hầu
hết các quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, tại mỗi thời kỳ lại có
những nguyên tắc khác nhau trong việc đưa ra các quy định pháp luật nhằm
ngăn chặn việc gây ô nhiễm nguồn nước. Do vậy, khung khổ pháp luật liên
quan đến việc bảo vệ MTN ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lại có những điểm
khác nhau. Việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến
BVMTN là một chủ đề được nhiều học giả quan tâm. Các cơng trình thường
tìm hiểu về các ngun tắc, nội dung của các quy định pháp luật nhằm đánh
giá tính phù hợp, khả thi của chúng cũng như đánh giá tác động của các quy

định pháp luật đến việc bảo vệ chất lượng các nguồn nước.


18
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hồn thiện pháp
luật bảo vệ môi trường nước trên thế giới
Năm 2001, William Howarth và Donald McGillivray đã trình bày tổng
quan về các quy định pháp luật nhằm BVMTN của một số quốc gia Châu Âu
trong bối cảnh thiết lập và xây dựng Cộng đồng chung Châu Âu trong cuốn
“Water Pollution and Water Quality Law” (Ô nhiễm nguồn nước và pháp luật
về chất lượng nước). Tác giả của cuốn sách đã phân tích các quy định pháp
luật về BVMTN trong đó ông đòi hỏi phải tăng cường khuôn khổ pháp lý về
môi trường được thiết lập bởi các bên liên quan [177].
Năm 2005, cuốn sách “Vessel-Source Marine Pollution: The Law and
Politics of International Regulation” (Ô nhiễm đại dương từ tàu biển: luật
pháp và tính chính trị của các quy định quốc tế) của tác giả Alan Khee-Jin Tan
được xuất bản. Cuốn sách phân tích quy định pháp luật liên quan đến ô nhiễm
từ tàu biển với quan điểm về lợi ích chính trị của các cơng ty chủ chốt trong
ngành vận tải bằng tàu. Tác giả đã phân tích các quy định tại Tổ chức Hàng
hải Quốc tế (IMO) và đánh giá sự ảnh hưởng của các lực lượng chính trị, KTXH đến các hiệp ước của Tổ chức IMO. Như vậy, cơng trình này chỉ ra rằng,
lợi ích của các các quốc gia hàng hải, chủ tàu, chủ hàng, công ty dầu mỏ và
các nhóm mơi trường ln có tác động ảnh hưởng đến các luật và hiệp định
của tổ chức IMO. Điều đó có nghĩa là, luật pháp kể cả luật bảo vệ môi trường
biển luôn bị tác động bởi các lực lượng chính trị.
Bên cạnh hướng nghiên cứu đánh giá sự hình thành và tác động của các
lực lượng đến các quy định pháp luật, nhiều cơng trình nghiên cứu hướng đến
đánh giá nội dung của các quy định pháp luật về BVMTN hay vai trò của các
thiết chế trong việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn nước.
Năm 2008, Cuốn sách “Mississippi River Water Quality and the Clean Water
Act: Progress, Challenges, and Opportunities” (Chất lượng nước của sông

Mississippi và Đạo luật nước sạch: Tiến độ, thách thức và cơ


19
hội) được “Hội đồng nghiên cứu quốc gia, Phòng nghiên cứu về trái đất và
cuộc sống, Ủy ban khoa học và công nghệ nước, Ủy ban về sông Mississippi
và Đạo luật về nước sạch của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa kỳ công bố. Các tác
giả của cuốn sách đã chỉ ra các hoạt động BVMTN được quy định trong “Đạo
luật Nước sạch, được Quốc hội Hịa kỳ thơng qua năm 1972”. Theo đó, việc
BVMTN được thực hiện thơng qua hoạt động bảo vệ chất lượng nước mặt với
các biện pháp quản lý và quy định được thiết kế nhằm giảm lượng chất gây ô
nhiễm thải trực tiếp xuống nguồn nước. Theo nhóm tác giả, hiệu quả của việc
ban hành “Đạo luật nước sạch” đã giúp Hoa Kỳ giảm thiểu
ô

nhiễm ở sông Mississippi từ “nguồn điểm” do các ngành công nghiệp gây ra.
Tuy nhiên, đạo luật này chưa giải quyết được các vấn đề ơ nhiễm nước xuất
phát từ dịng chảy đô thị, nông nghiệp và các “nguồn phi điểm”. Cuốn sách
này cũng chỉ ra rằng: sự thiếu phối hợp giữa 10 tiểu bang dọc theo con sông
đã để lại cho sông Mississippi đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm, do đó cần
có sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn từ Cơ quan BVMT Hoa Kỳ (EPA) để giải quyết
những vấn đề này. Cụ thể, EPA nên thiết lập một hệ thống chia sẻ dữ liệu chất
lượng nước cho chiều dài của sông, và làm việc với các tiểu bang để thiết lập
và đạt được các tiêu chuẩn chất lượng nước. Các tiểu bang hành lang sông
Mississippi cũng nên chủ động hơn và hợp tác trong các chương trình chất
lượng nước của họ. Như vậy, cơng trình này chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, để
các quy định phát luật phát huy hiệu quả trên thực tế cần phải có sự phối hợp
của các cơ quan chức năng trong việc thực thi những quy định này. Theo đó,
pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Tiếp theo mạch nghiên cứu này, một số cơng trình đã đề cập đến trách

nhiệm pháp lý của các bên liên quan khi để xảy ra ô nhiễm nguồn nước. Cuốn
sách “Water Law and Policy Governance Without Frontiers” (Luật về nước và
quản trị chính sách khơng biên giới) của tác giả Elli Louka do


20
Oxford University Press ấn hành năm 2008. Cơng trình này đánh giá tổng thể
về sự phát triển của Luật và Chính sách Nước ở Châu Âu. Cuốn sách tập trung
vào phát triển thể chế, định mức và nguyên tắc hướng dẫn, chiến lược thực
hiện và cơ chế tham gia công ở cấp địa phương, cấp EU và trên toàn cầu. Tác
giả cuốn sách chỉ ra rằng, chính sách quản lý nước thất bại và các tổ chức
quản lý nước bị phân mảnh có thể dẫn đến kết quả thảm khốc, bao gồm cả lũ
lụt và khan hiếm nước. Cũng đề cập đến trách nhiệm pháp lý của các bên liên
quan, cuốn “Pollution at Sea: Law and Liability” (Ô nhiễm ở biển: luật và
trách nhiệm pháp lý) được tác giả Baris Soyer, Andrew Tettenborn do Taylor
& Francis công bố năm 2013 đã đưa ra một phân tích quan trọng về các khái
niệm luật công cộng mới nổi, chẳng hạn, vị thế pháp lý của thuyền viên từ
quan điểm của luật hình sự trong các trường hợp ô nhiễm và tác động của
kiểm soát nhà nước cảng như một cơ chế kiểm sốt ơ nhiễm. Ơ nhiễm tại biển
được chia thành ba phần: (1) Chế độ trách nhiệm pháp lý tư nhân; (2) Quyền
và nghĩa vụ của các Bên cụ thể; (3) Tác động của Luật cơng lên các chủ thể có
liên quan. Cuốn sách đã trình bày các chế độ trách nhiệm khác nhau được giải
thể, bao gồm cả các chế độ đã được chú ý trong những năm gần đây, bên cạnh
đó cuốn sách cũng chỉ ra tác động của ô nhiễm trên biển đối với bên thứ ba vì
vậy luật pháp cần quy định về tư cách pháp lý của các bên liên quan này. Theo
hướng tiếp cận này, một số cơng trình khác đã chú trọng đến đề cao vai trò
của nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong BVMTN, theo đó
pháp luật cần phải có những quy định cụ thể để các chủ thể này có nghĩa vụ
và trách nhiệm trong BVMTN, như: cuốn sách “Clean Air and Clean Water
Acts” (Luật về nước sách và khơng khí sạch) của Susan Dudley Gold do

Marshall Cavendish Benchmark ấn hành năm 2011; cuốn sách “Water
Pollution Laws and Their Enforcement in India” của tác giả Ali Mehdi do R.
Cambray ấn hành năm 2007; bài viết “Environment Law, Regulation and
Governance: Shifting Architectures”


×