Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ cao đẳng – trường cao đẳng nghề công nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Thanh

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Lê Thị Thanh

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Đức Ngọc

Hà Nội – Năm 2013



MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ……4
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................6
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................7
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 8
MỞ ĐẦU ................................................................................................................12
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 12
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .........................................................................13
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ..........................................................................13
4. Câu hỏi nghiên cứu/giả thuyết nghiên cứu ........................................................14
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................14
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................................15
6.1. Dạng thiết kế nghiên cứu .........................................................................15
6.2. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 15
6.3. Công cụ thu thập và xử lí thơng tin ..........................................................15
6.4. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu ............................................................... 15
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ................................................16
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................16
1.1.1. Lựa chọn ngành nghề học tập và tính chất của nó ............................... 16
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên Trường CĐN CN HN ......................................................................................17
1.1.2.1. Con người.......................................................................................17
1.1.2.2. Phương tiện thông tin đại chúng ....................................................19
1.1.2.3. Yếu tố xã hội ..................................................................................19
1.1.2.4. Các khái niệm ................................................................................23
1.1.2.4.1. Tính cách .................................................................23
1.1.2.4.2. Chọn ngành .............................................................. 23
1.1.2.4.3. Ngành học ................................................................ 23

1.1.2.4.4. Hướng nghiệp ..........................................................24
1.1.2.4.5. Tư vấn hướng nghiệp ..............................................25
1.2. TỔNG QUAN .................................................................................................26
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................26
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước...................................................................28


Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 32
2.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................32
2.1.1. Khó khăn của mẫu nghiên cứu đối với quá trình đánh giá ..................32
2.1.2. Biện pháp khắc phục .............................................................................33
2.2. MẪU NGHIÊN CỨU .....................................................................................34
2.2.1. Quy trình chọn mẫu...............................................................................34
2.2.2. Cách thức chọn mẫu .............................................................................34
2.2.3. Số lượng mẫu ........................................................................................35
2.3. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................37
2.3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................37
2.3.2. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................37
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................39
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..........................................................39
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................39
2.4.3. Phương pháp thống kê toán học và sử dụng các phần mềm phân tích số
liệu ...................................................................................................................39
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN .................................................40
2.6. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ...............................................................................40
2.6.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm .............................................................. 40
2.6.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha .......................................................40
2.6.1.2. Mơ hình Rasch ...............................................................................44
2.6.2. Giai đoạn điều tra chính thức ............................................................... 48
2.6.2.1. Số liệu tiến hành điều tra ............................................................... 48

2.6.2.2. Phân tích số liệu điều tra ................................................................ 48
Chương 3. CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN .......................58
3.1. BỨC TRANH CHUNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA
CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG CỦA TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ................................................58
3.1.1. Yếu tố con người ...................................................................................58
3.1.1.1. Bản thân .........................................................................................58
3.1.1.2. Người thân .....................................................................................60
3.1.1.3. Các mối quan hệ cộng đồng ngoài xã hội ......................................61
3.1.2. Yếu tố thông tin đại chúng ....................................................................62
3.1.3. Yếu tố xã hội ..........................................................................................64
3.1.3.1. Nghề nghiệp ...................................................................................65
3.1.3.2. Nhu cầu thị trường .........................................................................72
3.1.3.3. Nhà trường .....................................................................................67


3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN VIỆC
LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ..........................................68
3.2.1. Yếu tố con người ...................................................................................68
3.2.1.1. Bản thân .........................................................................................68
3.2.1.2. Người thân .....................................................................................73
3.2.1.3. Các mối quan hệ cộng đồng ngoài xã hội ......................................77
3.2.2. Yếu tố thông tin đại chúng ....................................................................81
3.2.3. Yếu tố xã hội ..........................................................................................84
3.2.3.1. Nghề nghiệp ...................................................................................84
3.2.3.2. Nhu cầu thị trường .........................................................................88
3.2.3.3. Nhà trường .....................................................................................91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................................98

1. Kết luận ..............................................................................................................98
2. Đề xuất ...............................................................................................................99
3. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………….........98
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................101
PHỤ LỤC 1 ..........................................................................................................103
PHỤ LỤC 2 ..........................................................................................................105
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 106
PHỤ LỤC 4 ......................................................................................................... 109


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG



Cao đẳng

CĐN CN HN

Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu


ĐBCL & QLKH

Đảm bảo chất lượng & Quản lý Khoa học

ĐH

Đại học

ĐT & QL HSSV

Đào tạo & Quản lý học sinh sinh viên

ĐTB

Điểm trung bình

HS

Học sinh

HSSV

Học sinh sinh viên

KHXH

Khoa học xã hội

SV


Sinh viên

SVTN

Sinh viên tốt nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

XH

Xã hội


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Tổng quan về hướng nghiệp


23

1.2

Mơ hình mã Holland

24

1.3

Tam giác hướng nghiệp của K. Platonov

25

2.1

Kết quả ước tính phù hợp thống kê thử nghiệm

43

2.2

Kết quả ước tính trường hợp thử nghiệm

43

2.3

Sự phù hợp của các câu hỏi trong bảng hỏi thử nghiệm


45

2.4

Kết quả ước tính phù hợp thống kê chính thức

52

2.5

Kết quả ước tính trường hợp chính thức

52

2.6

Sự phù hợp của các câu hỏi trong bảng hỏi chính thức

54

3.1

Điểm trung bình chung của các yếu tố con người
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố bản thân đối với
quyết định chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố người thân đối với quyết
định chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố các mối quan hệ cộng
đồng ngoài xã hội đối với quyết định chọn nghề của học

sinh

56

3.5

Điểm trung bình chung của các yếu tố thông tin đại chúng

61

3.6

Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố thông tin đại chúng đối
với quyết định chọn nghề của học sinh

61

3.7

Điểm trung bình chung của các yếu tố xã hội

62

3.8

Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp đối với
quyết định chọn nghề của học sinh

63


3.9

Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố nhu c u thị trường đối
với quyết định chọn nghề của học sinh

64

3.10

Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố nhà trường đối với quyết
định chọn nghề của học sinh

65

3.2
3.3
3.4

57
59
60


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Phân bố khách thể nghiên cứu theo đặc điểm khối ngành

33

2.2

Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới tính

34

2.3

Phân bố khách thể nghiên cứu theo năm sinh viên

34

2.4

Độ tin cậy của thang đo các thành ph n về yếu tố con người
trong bảng hỏi thử nghiệm

39

2.5

Độ tin cậy của thang đo các thành ph n về yếu tố thông tin đại
chúng trong bảng hỏi thử nghiệm


40

2.6

Độ tin cậy của thang đo các thành ph n về yếu tố xã hội trong
bảng hỏi thử nghiệm

41

2.7

Thống kê số lượng sinh viên điều tra chính thức

46

2.8

Độ tin cậy của thang đo các thành ph n về yếu tố con người
trong bảng hỏi chính thức

48

2.9

Độ tin cậy của thang đo các thành ph n về yếu tố thông tin đại
chúng trong bảng hỏi chính thức

49

2.10

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

Độ tin cậy của thang đo các thành ph n về yếu tố xã hội trong
bảng hỏi chính thức
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố bản thân đối với quyết định
chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố người thân đối với quyết
định chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố các mối quan hệ cộng đồng
ngoài xã hội đối với quyết định chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố thông tin đại chúng đối với
quyết định chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp đối với quyết
định chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố nhu c u thị trường đối với
quyết định chọn nghề của học sinh
Thống kê sự ảnh hưởng của yếu tố nhà trường đối với quyết
định chọn nghề của học sinh
Kết quả thống kê của yếu tố bản thân khi xét đến đặc điểm

ngành học
Kết quả thống kê của yếu tố bản thân khi xét đến năm sinh viên
Kết quả thống kê của yếu tố bản thân khi xét đến giới tính
Kết quả thống kê của yếu tố người thân khi xét đến đặc điểm
ngành học
Kết quả thống kê của yếu tố người thân khi xét đến năm sinh

50
106
106
107
107
108
108
109
66
68
70
71
73


Bảng
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19

3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28

Tên bảng
viên
Kết quả thống kê của yếu tố người thân khi xét đến giới tính
Kết quả thống kê của yếu tố các mối quan hệ cộng đồng ngoài
xã hội khi xét đến đặc điểm ngành học
Kết quả thống kê của yếu tố các mối quan hệ cộng đồng ngoài
xã hội khi xét đến năm sinh viên
Kết quả thống kê của yếu tố các mối quan hệ cộng đồng ngoài
xã hội khi xét đến giới tính
Kết quả thống kê của yếu tố thông tin đại chúng khi xét đến
đặc điểm ngành học
Kết quả thống kê của yếu tố thông tin đại chúng khi xét đến
năm sinh viên
Kết quả thống kê của yếu tố thơng tin đại chúng khi xét đến
giới tính
Kết quả thống kê của yếu tố nghề nghiệp khi xét đến đặc điểm
ngành học
Kết quả thống kê của yếu tố nghề nghiệpkhi xét đến năm sinh
viên
Kết quả thống kê của yếu tố nghề nghiệp khi xét đến giới tính

Kết quả thống kê của yếu tố nhu c u thị trường khi xét đến đặc
điểm ngành học
Kết quả thống kê của yếu tố nhu c u thị trường khi xét đến
năm sinh viên
Kết quả thống kê của yếu tố nhu c u thị trường khi xét đến giới
tính
Kết quả thống kê của yếu tố nhà trường khi xét đến đặc điểm
ngành học
Kết quả thống kê của yếu tố yếu tố nhà trường khi xét đến năm
sinh viên
Kết quả thống kê của yếu tố nhà trường khi xét đến giới tính

Trang
74
76
77
78
79
80
81
82
84
85
86
87
88
89
91
93



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển đất nước, là
tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực và là nền tảng để phát triển kinh tế nhanh
và bền vững. Giáo dục mang đến cho con người những tri thức vơ cùng hữu ích,
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giúp tăng thu nhập cho người lao động. Một thực tế
cho thấy, nền giáo dục của nước nhà đang gặp rất nhiều khó khăn bất cập chưa tìm
được hướng giải quyết. Chương trình giảng dạy ở các trường CĐ, ĐH đơi khi q
tải với HSSV, có một số mơn đào tạo chưa thích hợp với chương trình học, một số
ngành đào tạo xong SV tốt nghiệp ra trường khơng biết mình sẽ làm gì. Điều này
dẫn đến việc chương trình đào tạo cứ đào tạo, SVTN ra trường vẫn thất nghiệp
hoặc làm không đúng chuyên môn được đào tạo. Giáo dục chưa đi đôi với thực
tiễn. Kết quả cho thấy thực trạng thừa th y thiếu thợ và các ngành đào tạo chưa đáp
ứng được nhu c u lao động của xã hội. Một trong những nguyên nhân gây ra thực
trạng này là việc định hướng nghề nghiệp cho người học trước khi bước vào ĐH,
CĐ chưa được phổ biến rộng rãi. Việc chọn trường, chọn ngành thi tuyển vào Đại
học – Cao đẳng đang tồn tại vấn đề bất cập là làm sao nắm được các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường, chọn ngành của học sinh THPT lên đến CĐ và
ĐH, từ đó có các biện pháp tư vấn cho phù hợp để việc chọn trường, chọn ngành
của học sinh phù hợp với nhu c u lao động của xã hội.
Đứng trước ngưỡng cửa vào đại học, h u hết học sinh đều phân vân khi lựa
chọn trường và ngành nghề để học tập vì nghề nghiệp là yếu tố quan trọng quyết
định tương lai của mỗi người. Trong q trình chọn nghề có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng và tác động đến sự lựa chọn của học sinh sinh viên. Theo kết quả khảo sát
của Viện Tâm lý học cho thấy đa số các học sinh THPT đều đã có suy nghĩ về lựa
chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT. Một số học sinh sinh viên sẽ nhờ đến
các sự trợ giúp tư vấn của gia đình, th y cơ, bạn bè. Số khác lại theo ý kiến chủ
quan của cá nhân hoặc băn khoăn và không biết lựa chọn như thế nào nên nhiều


12


khi lựa chọn theo cảm tính… Với các kết quả nghiên cứu khảo sát khác cho thấy:
một số chọn theo sự phù hợp năng lực của cá nhân, sự hứng thú, say mê với nghề,
số khác lựa chọn theo mốt nghề và nhu c u của xã hội…
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội với tiền thân là trường Đào tạo
cơng nhân Kỹ thuật Cơ khí- Điện Hà Nội, qua nhiều l n thay đổi, sáp nhập, nâng
cấp trường được mang tên như hiện nay. Trường có nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo
lao động kỹ thuật, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu c u phát triển
kinh tế - xã hội của Thủ đơ nói riêng và cả nước nói chung. Đối với một trường
Cao đẳng như trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, việc học sinh sinh viên
lựa chọn để học tập còn là một vấn đề bởi yếu tố “nghề” luôn được đề cập đến
trong suốt quá trình học tập và cũng chính là yếu tố khiến cho nhiều sinh viên phải
băn khoăn khi chọn lựa để học tập. Thêm vào đó, việc các trường cao đẳng và đại
học tuyển sinh theo nguyện vọng cũng làm giảm tỷ lệ hồ sơ đăng ký của HSSV khi
chọn trường và ngành nghề học tập.
Vì những điều này, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng - Trường Cao
đẳng nghề Cơng nghiệp Hà Nội” để nghiên cứu, từ đó góp ph n cải thiện cơng tác
tuyển sinh của nhà trường trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự
lựa chọn ngành nghề học tập của sinh viên Trường Cao đẳng nghề cơng nghiệp Hà
Nội. Qua đó, cung cấp những kết luận có cơ sở khoa học về nhận định lựa chọn
ngành nghề của các sinh viên, đưa ra những kiến nghị góp ph n cải tiến cơng tác
tuyển sinh của nhà trường.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu này được tiến hành tại trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội.


13


- Hoạt động đánh giá được tiến hành ở 10 ngành nghề (5 khoa) của 3 khóa hệ Cao
đẳng: khóa 32-34.
4. Câu hỏi nghiên cứu/giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành nghề của các sinh
viên? Các yếu tố đã tác động đến sinh viên trong việc lựa chọn ngành nghề ở
những mức độ như thế nào? Yếu tố nào tác động nhiều nhất đối với sinh viên?
- Các yếu tố đó có mối liên hệ với nhau như thế nào? Đánh giá về mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đối với sinh viên giữa các khóa, các ngành, giới có sự khác
nhau?
Giả thuyết nghiên cứu:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành nghề của sinh viên gồm:
1. Bản thân sinh viên
2. Người thân: bố mẹ, anh chị, họ hàng
3. Các mối quan hệ cộng đồng ngồi xã hội: bạn bè, th y cơ, chun gia tư
vấn
4. Thơng tin đại chúng: truyền hình truyền thanh, báo chí, internet
5. Nghề nghiệp
6. Nhu c u thị trường
7. Trường mà các sinh viên đã chọn
- Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên ở nhiều mức độ
khác nhau.
- Có sự khác nhau trong đánh giá của sinh viên các ngành, các khóa, và giữa sinh
viên nam và sinh viên nữ.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên 10 ngành nghề (5 khoa) hệ Cao đẳng của khóa
32-34 trong trường Cao đẳng nghề Cơng nghiệp Hà Nội.


14


- Đối tượng nghiên cứu: các mức độ của yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành
nghề học tập của các sinh viên trong trường.
6. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
6.1. Dạng thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành theo chiến lược định lượng theo mơ hình diễn
dịch từ việc nêu ra giả thuyết và tiến hành thu thập thông tin, số liệu qua điều tra
khảo sát bằng bảng hỏi, phân tích số liệu để chứng minh giả thuyết là đúng.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin, lấy
ý kiến của sinh viên trong trường. Điều tra khảo sát tiến hành qua 2 bước là thử
nghiệm và chính thức.
Chọn mẫu: sinh viên các ngành của 3 khóa như trên.
6.3. Cơng cụ thu thập và xử lí thơng tin
Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn sinh viên
Sử dụng các ph n mềm SPSS, mơ hình Rash và phân tích dữ liệu bằng ph n mềm
QUEST.
6.4. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
Hiện nay, Trường CĐN CN Hà Nội có 10 ngành, chia thành 3 lĩnh vực như sau:
+ Nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp: Nguội sửa chữa máy cơng cụ, Nguội
chế tạo, Nguội lắp ráp cơ khí, Hàn, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Điện
công nghiệp, Điện dân dụng, Công nghệ ôtô, Kỹ thuật máy lạnh và điều hịa khơng
khí.
+ Nghề thuộc lĩnh vực CNTT: Quản trị CSDL, Quản trị mạng máy tính,
Thiết kế đồ họa.
+ Nghề thuộc lĩnh vực khác: Kế toán doanh nghiệp.
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và theo t ng.


15


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lựa chọn ngành nghề học tập và tính chất của nó
Việc lựa chọn ngành nghề của HSSV là một quá trình lâu dài, biểu hiện ở
nhiều mức độ khác nhau ngày từ những ngày đ u của trường THCS, được phát
triển lên tiếp và hoàn thiện trong cấp cuối THPT & đến đ u những năm CĐ, ĐH.
Bao gồm những tính chất cơ bản sau:
 Tính chất chủ thể:
Quá trình lựa chọn ngành nghề của HSSV đã diễn ra với sự chi phối của
những mối quan hệ xã hội (giữa bản thân HSSV với những người thân trong gia
đình; giữa HSSV với bạn bè trong lớp, trong trường; giữa HSSV với các th y cô
giáo...). Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu c u cá nhân, hứng
thú, sở thích nghề nghiệp của chủ thể. Bên cạnh những tác động của các mối quan
hệ còn có những tác động khác như: tác động bởi thơng tin truyền thông; tác động
bởi điều kiện vật chất; nhu c u xã hội … Tuy vậy, để ra được quyết định lựa chọn
ngành nghề học tại một trường nào đó thì đó là quyết định do chính chủ thể đưa ra
và khẳng định. Mức độ ảnh hưởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn
trên mỗi cá nhân là khác nhau, song việc quyết định cuối cùng cũng phụ thuộc vào
một cá nhân cụ thể. [6]
 Tính chất cá thể:
Việc lựa chọn ngành nghề diễn ra trong một quá trình kéo dài từ khi bản thân
cá thể hình thành ý nghĩ, sở thích về một ngành nghề nào đó trong tương lai mà
mình sẽ làm. Qua thời gian, bản thân cá thể đó có sự nhận thức rõ hơn về ngành
nghề và với năng lực học tập cùng với những điều kiện khác (sức khỏe, tài chính
gia đình…), cá thể đó sẽ d n định hướng lại để chọn lựa cho mình một ngành

nghề phù hợp.

16


Quá trình lựa chọn nghề là sự kết hợp giữa nhu c u, nguyện vọng cá nhân
với yêu c u của nghề và xã hội địi hỏi. Khơng phải bất kỳ nguyện vọng nào của
chủ thể chọn cũng được xã hội đáp ứng. Trong xã hội, mỗi cá nhân có một vị trí
nhất định được xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng những quyền lợi
đồng thời cũng c n có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.
Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn ngành nghề học
tập được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với đòi hỏi về số
lượng và chất lượng mà nhu c u tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH. [6]
 Tính mục đích:
Lựa chọn ngành nghề học là một hoạt động có đối tượng. Đối tượng ở đây
chính là những ngành học mà HSSV sẽ chọn. Ngành nghề được chọn trở thành
mục đích hoạt động của HSSV. Để đạt tới mục đích, HSSV c n phải tìm và hiểu
rõ đối tượng. Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn ngành nghề là rất đa dạng
và phức tạp. Muốn xác định được ngành học phù hợp với mình, ngồi việc hiểu
biết về ngành đó, HSSV phải tự hiểu chính bản thân mình. Trên cơ sở này, các em
mới đáp ứng được yêu c u của ngành học đó.[6]
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên Trường CĐN CN HN
1.1.2.1. Con người
* Bản thân
Bản thân SV cũng chính là một yếu tố mang tính quyết định lớn trong cuộc
đời của mình. Các em ln tự hiểu được những khả năng, năng lực, nhu c u,
nguyện vọng mong muốn, sở thích, hứng thú... của chính mình. Và cũng chính bản
thân các em là người đưa ra quyết định cuối cùng cho sự lựa chọn cho công cuộc
học hành của mình. Bản thân các em sau khi đã tìm hiểu thơng tin, tham khảo ý
kiến tư vấn một cách kỹ càng, cẩn thận sẽ tự đi đến quyết định.


17


* Người thân
Người thân với nghĩa hẹp bao gồm bố mẹ, anh chị là những người trong gia
đình của bản thân các sinh viên. Gia đình là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển
về mọi mặt của các em HSSV trong đó bao gồm cả việc định hướng và lựa chọn
ngành nghề cho các em. Cha mẹ, anh chị trong gia đình là những người ln g n
gũi, hiểu rõ các em nhất nên có thể biết được sở thích, hứng thú và năng lực của các
em. Hơn nữa, họ lại là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự
hiểu biết các em trong các lĩnh vực của xã hội. Bên cạnh đó, những người thân của
các em nếu đã và đang công tác trong một lĩnh vực nào đó cũng rất mong muốn con
cái sau này nối nghiệp. Vì vậy, các em bị sự ảnh hưởng lớn từ họ trong sự lựa chọn
ngành nghề học và nghề nghiệp tương lai. Thêm vào đó, vấn đề việc làm sau khi tốt
nghiệp ra trường còn phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ khác và điều kiện kinh tế
của gia đình. Điều này khẳng định vai trò to lớn của người thân đối với sự lựa chọn
ngành nghề học của các em.
* Các mối quan hệ cộng đồng ngoài xã hội
- Bạn bè là những người đồng trang lứa, dễ g n gũi và chia sẻ, tâm sự, giãi
bày nguyện vọng. Trong mối quan hệ bạn bè, các em có thể tự khẳng định được khả
năng được bản thân, được bạn bè giúp đỡ. Nhiều khi bạn bè là nơi các em nhận thấy
dễ dàng để trút b u tâm sự hơn là gia đình và th y cơ vì họ là những ngươi đồng
trang lứa nên cảm thấy dễ nói chuyện hơn. Chính vì vậy bạn bè cũng là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của HS.
- Giáo viên là những người dìu dắt, dạy dỗ các em trong những năm tháng ở
phổ thông, đem đến cho các em nền tảng kiến thức vô cùng quý báu để các em có
thể tự tin trong việc nhắm đến đích lựa chọn nghề cho tương lai. Những người th y
người cô là những người được các em luôn quý trọng và tin tưởng. Trong quá trình
học những năm cuối cấp họ cũng thường động viên và hiểu được năng lực khả năng

của học sinh của mình để đưa ra những lời khuyên cũng như những định hướng về
khối ngành mà các em sẽ bước tiếp trong sự nghiệp học tập ở bậc giáo dục cao hơn

18


và sự lựa chọn ngành nghề cho tương lai của các em. Vì vậy, họ cũng góp ph n
khơng nhỏ trong tác động đến sự lựa chọn ngành nghề của các em.
- Đội ngũ chuyên gia tư vấn: là yếu tố có tác động đáng kể đến việc lựa chọn
ngành nghề của em. Đội ngũ này cung cấp cho các em thông tin về nghề, yêu c u
của nghề và đưa ra cho các em nhưng lời khuyên, lời động viên hữu ích, giúp các
em yên tâm để đưa ra quyết định cuối cùng cho sự lựa chọn.
1.1.2.2. Phương tiện thơng tin đại chúng
Ngày nay chính là thời đại của thơng tin. Thơng tin đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong đời sống của con người. Thời đại bùng nổ của thông tin và các
phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa
chọn ngành nghề học tập, chọn trường của HS. Với những hỗ trợ của báo chi,
truyền thanh truyền hình và đặc biệt là internet, các em có thể dễ dàng nắm bắt, thu
nhận các thông tin đa dạng nhiều chiều về tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Hiện
nay, giáo dục định hướng nghề nghiệp trong trường học và gia đình vẫn cịn nhiều
bất cập thì phương tiện thơng tin đại chúng là một kênh hữu ích cung cấp cho các
em nguồn thông tin về các ngành nghề trong xã hội, các nhu c u và yêu c u của
nghề… giúp cho các em có thể tự định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề của
mình. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái đấy là quá nhiều nguồn tin cũng sẽ gây ra tác
động nhiễu thông tin khiến các em nhiều khi mất phương hướng không biết lựa
chọn như thế nào cho hợp lý.
1.1.2.3. Yếu tố xã hội
* Nghề nghiệp
Nghề là lĩnh vực hoạt động mà nhờ được đào tạo ở các cơ sở đào tạo giáo
dục, các HSSV có được tri thức và những kỹ năng để làm ra các sản phẩm vật chất

hoặc tinh th n để đáp ứng với nhu c u công việc.
Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công
lao động xã hội với những yêu c u về kiến thức và kỹ năng phù hợp đòi hỏi ở người

19


lao động để có khả năng thực hiện phải qua đào tạo hoặc tích lũy kinh nghiệm trong
cơng tác.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khái niệm nghề có ý nghĩa to lớn ảnh
hưởng trực tiếp đến bản chất và hình thức của việc làm. Đây cũng chính một trong
những yếu tố có sự tác động đến quyết định lựa chọn ngành nghề học tập và công
việc trong tương lai của HSSV.
* Nhu cầu thị trường lao động
Nhu c u thị trường chính là yếu tố bên ngồi xã hội về nguồn c u của công
việc mà các HSSV hướng tới, là nhu c u về nguồn lực lao động từ phía các doanh
nghiệp và các cơng ty.
Những năm g n đây do tình hình kinh tế khó khăn khiến cho nhiều công ty
và doanh nghiệp phải giải thể, đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự. Do vậy, nhu c u lao
động luôn biến động và phụ thuộc từng thời điểm kinh tế. Có những thời điểm
nguồn c u lớn hơn cung là khi nền kinh tế phát triển, các công ty và doanh nghiệp
phát triển cùng với sự mở rộng ngành nghề nên nhu c u tuyển dụng lao động tăng.
Tuy nhiên, cũng có những thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thu hẹp sản
xuất và hạn chế tuyển dụng lao động nên nguồn c u nhỏ đi. Mặc dù vậy nhưng
nguồn cung khơng vì thế mà suy giảm bởi các trường CĐ, ĐH vẫn luôn đào tạo và
hàng năm một lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường là rất lớn. Vì vậy, những thời
điểm này nguồn cung sẽ lớn hơn c u, dẫn đến tình trạng lao động thất nghiệp nhiều.
Nhiều sinh viên khi tốt nghiệp buộc phải làm trái ngành nghề hoặc phải chọn làm
những cơng việc mà mình khơng u thích.
* Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

 Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
Ra đời với tên gọi ban đ u là Trường Đào tạo Công nhân Kỹ thuật cơ khí Hà
Nội, sau khi sáp nhập và chuyển giao nhiệm vụ của 3 trường: Trường Dạy nghề
Công nghiệp số 2 (thành lập năm 1976); Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp
Hà Nội (thành lập năm 1961); Trường Thủ công mỹ nghệ (thành lập năm 1960),
đến nay Trường CĐN CN HN đã trải qua những chặng đường xây dựng và phát

20


triển sau vơ vàn khó khăn, thử thách. Dù khơng ít l n thay đổi tên nhưng Trường
CĐN CN HN vẫn luôn vận động mạnh mẽ theo xu hướng ngày một phát triển; luôn
là niềm tự hào không phai nhạt trong tâm khảm của bao thế hệ CB-GV, công nhân
viên và HSSV nhà trường.
Ngày nay, đất nước trên hành trình phát triển và hội nhập ln địi hỏi một
đội ngũ đơng đảo những người thợ có tay nghề, có sức khỏe, có phẩm chất chính trị
và ý chí vươn lên làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ mới. Để đáp ứng yêu c u to
lớn đó, các trường đào tạo nghề nói chung và Trường CĐN CN HN nói riêng có
một vai trị hết sức quan trọng. Hịa nhịp vào trong hành trình phát triển và hội
nhập, nhà trường đã và đang không ngừng đổi mới, không ngừng đ u tư nâng cao
năng lực và chất lượng đào tạo; đa dạng hóa loại hình đào tạo cũng như ngày càng
mở rộng quy mô ngành nghề trên cơ sở nắm bắt nhu c u thực tế xã hội. Hiện nay
nhà trường đang đào tạo hơn 20 ngành nghề với các trình độ khác nhau như: Cao
đẳng, Trung cấp, Sơ cấp; đáp ứng nhu c u của xã hội. Xây dựng, đào tạo và bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên luôn là vấn đề được nhà
trường đặc biệt quan tâm. Nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng đã được áp dụng; bao
gồm cả đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý thuyết và nâng cao tay nghề thực
hành trình độ sư phạm và đạo đức nhà giáo; đảm bảo giáo viên có thể truyền đạt
cho HSSV vừa kiến thức lý thuyết vừa tay nghề thực tế. Hiện này, 100% giáo viên
của trường đã đạt chuẩn về nghiệp vụ. Trường đã có 33 giảng viên có trình độ sau

đại học, 97 giáo viên có trình độ đại học; 5 năm g n đây nhà trường đã và đang có
chính sách khuyến khích giáo viên trẻ đi học nhằm nâng cao trình độ, chun mơn
& giúp nhà trường củng cố đội ngũ giáo viên mạnh kiến thức vững tay nghề. Bên
cạnh đó, là những giải pháp khơng ngừng đổi mới chương trình, đổi mới phương
pháp đào tạo và công tác quản lý…để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng
yêu c u ngày càng cao của xã hội. Nhà trường chú trọng đ u tư trang thiết bị hiện
đại cùng đội ngũ giảng viên có đủ trình độ giúp SV làm chủ về mặt kỹ thuật, có kỹ
năng thực hành tin học theo chuẩn quốc tế (ICDL), tiếng Anh theo chuẩn TOEIC và
kỹ năng làm việc cộng đồng. Tất cả các ngành đào tạo ở hệ trung cấp và cao đẳng

21


đều có chương trình liên thơng lên đại học. Điều này giúp HSSV khi đến với trường
đều yên tâm học tập nếu có nhu c u nâng cao trình độ.
Trường CĐN CN HN ngày càng trở thành một môi trường học tập và rèn
luyện tốt đối với thanh niên. Không chỉ quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, nhà
trường cịn rất coi trọng tới việc giúp HSSV tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Ngoài các kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, SV trường CĐN CN HN còn
được rèn luyện kỹ năng sống và làm việc cộng đồng. Đồng thời, nhà trường còn liên
hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo cơ hội
cho SV được thực hành thực tế. Nhờ đó SV trường CĐN CN HN sau khi tốt nghiệp
thường dễ được nhận vào làm tại các cơ sở liên doanh với nước ngoài. Theo thống
kê của Bộ GD-ĐT, trường CĐN CN HN là một trong số các trường nghề của Bộ có
tỉ lệ SV tốt nghiệp nhận được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo đạt trên
90%. Trường đã xác định gắn đào tạo với sản xuất, thông qua công tác đưa các SV
đến các doanh nghiệp thực tập. Thông qua đợt thực tập, các em đã trưởng thành
hơn, tự tin hơn và vững tâm hơn rất nhiều khi ra trường. HSSV được làm quen tác
phong cơng nghiệp, quy trình quy phạm trong sản xuất, đảm bảo độ chính xác, kỹ
mỹ thuật và thời gian làm ra sản phẩm nên khi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất không bị bỡ ngỡ.
Trường đã kết nghĩa với các trường của Ph n Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và
đã nhận được những viện trợ về trang thiết bị từ phía các trường bạn.
Sau 36 năm xây dựng và phát triển, Trường CĐN CN HN đã trở thành
thương hiệu có uy tín khơng chỉ ở thủ đơ mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả
nước. Nhà trường đã và đang thu hút ngày càng nhiều thí sinh ở HN và nhiều tỉnh
thành đăng ký vào học tại trường. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường tăng mạnh qua
từng năm. SV trường CĐN CN HN cịn có nhiều cơ hội được đi du học bởi nhà
trường có quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với nhiều trường trong nước và nước
ngoài, các tổ chức xã hội và kinh tế của các nước: Mỹ, Singapo, Hàn Quốc, Anh,
Trung Quốc…

22


Về chương trình đào tạo, trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD-ĐT và
Tổng Cục dạy nghề, nhà trường biên soạn chương trình chi tiết cho từng ngành và
từng nghề.
Những năm g n đây, nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh
trên các phương tiện truyền thanh truyền hình như: VOV, VTV6, VTV2… Bên
cạnh việc quảng bá hình ảnh, nhà trường cịn thực hiện các hoạt động tư vấn hướng
nghiệp, tổ chức ngày hội việc làm tại trường với rất nhiều sự tham gia của các
doanh nghiệp có nhu c u tuyển dụng. Nhà trường thực hiện thường kỳ đăng quảng
cáo tuyển dụng của các doanh nghiệp tại bảng tin để qua đó HSSV có thể nghiên
cứu, tìm hiểu và có thêm cơ hội việc làm.
1.1.2.4. Các khái niệm
1.1.2.4.1. Tính cách
Thuật ngữ “tính cách” là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người,
mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó.
1.1.2.4.2. Chọn ngành

Học sinh THPT có nhiều em khi bắt đ u vào cấp cuối các em đã có hướng
chọn lựa cho mình một khối học để sau khi tốt nghiệp các em sẽ chọn lựa một
ngành nghề, trường nào đó để thi tiếp vào bậc giáo dục cao hơn là các trường cao
đẳng, đại học.
Trong nghiên cứu này, khái niệm chọn ngành được hiểu là quyết định chọn
một ngành nào đó mà các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo để đăng ký dự thi và
theo học sau khi tốt nghiệp THPT. [6]
1.1.2.4.3. Ngành học
Trong thuật ngữ trường đại học các nước Xã hội chủ nghĩa của Ủy ban quốc
gia Liên Xô về giáo dục quốc dân năm 1998 thì “ngành là một lĩnh vực khoa học,
kỹ thuật cho phép người học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ
thống c n có để thực hiện các chức năng lao động trong khuôn khổ của nghề cụ thể.
Ngành phải được ghi trong văn bằng tốt nghiệp đại học”.

23


Theo “Bảng phân loại quốc gia của Cộng hòa Belarut – ngành đào tạo và
trình độ chun mơn” của Bộ đào tạo Belarut năm 2000 thì “ngành là một loại hình
hoạt động lao động địi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định được thu nhận
thông qua đào tạo hoặc kinh nghiệm thực tế”.
Theo Luật giáo dục Đại học năm 2012 của Việt Nam thì “ngành đào tạo là
một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động
nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào
tạo”. [8]
1.1.2.4.4. Hướng nghiệp
“Hướng nghiệp” là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường
và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị
cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang
c n phát triển đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân.

“Hướng nghiệp” là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát
triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời
thỏa mãn nhu c u nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thi trường lao động)
ở cấp độ địa phương và quốc gia.
Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring) được hiểu chính xác là sự kết
hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lý
nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career development)...
Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động
có định hướng rõ ràng, do học có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao
động, góp ph n cho sự phát triển về kinh tế xã hội một cách toàn diện:
 Về giáo dục: - Giúp học sinh có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp. Hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh. – Giáo dục thái độ
đúng đắn đối với lao động. – Tạo sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động
nghề nghiệp.

24


 Về kinh tế: - Góp ph n phân luồng học sinh phổ thơng tốt nghiệp các
cấp. – Góp ph n bố trí hợp lý 3 nguồn lao động dự trữ bảo đảm sự
phù hợp nghề. – Giảm tai nạn lao động. – Giảm sự thuyên chuyển
nghề, đổi nghề. – Là phương tiện quản lý cơng tác kế hoạch hóa phát
triển kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học.
 Về xã hội: - Giúp học sinh tự giác đi học nghề. – Khi có nghề sẽ tự
tìm việc làm. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội
phạm. Ổn định được xã hội. [14]
1.1.2.4.5. Tư vấn hướng nghiệp
“Tư vấn hướng nghiệp” là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực
chủ quan trong q trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang c n tư vấn hướng
nghiệp và cũng có lợi cho cả người c n dẫn dắt người khác hướng nghiệp (bố mẹ,
anh chị, giáo viên, bạn bè...)

“Tư vấn hướng nghiệp” là một hệ thống những biện pháp tâm lý – giáo dục
nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu
các năng lực đó với những yêu c u do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân
nhắc đến nhu c u nhân lực của địa phương và xã hội, trên cơ sở đó cho họ những lời
khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu
chín chắn trong khi chọn nghề. [15]
Định hướng nghề nghiệp (Orientation professionelle)

Tự định hướng
Counselling
(Tư vấn/tham vấn)

Được định hướng (xã hội)
Guidance

Phân cơng lao động

Đào tạo

Việc làm

(Chỉ dẫn)

Hình 1.1: Định hướng nghề nghiệp
Như vậy, tư vấn hướng nghiệp là một q trình hoạt động tích cực, tự giác
của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các

25



tổ chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được
ngành nghề phù hợp trong tương lai.
1.2. TỔNG QUAN
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, tác giả sẽ trình bày
tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về vấn đề hướng nghiệp và các
yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề học tập, chọn trường và chọn nơi làm
việc của các đối tượng học sinh sinh viên.
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ đã có từ lâu ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, nó có hình thái hình thức khác nhau ở mỗi giai đoạn mỗi thời kỳ và mỗi
quốc gia. Thời cổ đại, nó biểu hiện dưới dạng sơ khai thông qua sự phân chia giai
cấp và phân công lao động. Vào thế kỷ XIX, nền sản xuất phát triển cùng với sự cải
cách về tư tưởng tích cực giải phóng con người trên tồn thế giới thì khoa học
hướng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học mang tính độc lập.
Vào những năm 1940, tiến sĩ tâm lý học người Mỹ J.L Holland (1919-2008)
đã xây dựng và phát triển một bộ công cụ giúp mỗi người tự khám phá mình một
cách khoa học. Ông đã xây dựng một bộ test dành cho người muốn tự tìm hiểu
mình. Lý thuyết đó chia con người ra 6 loại cá tính và được viết tắt là RIASEC và
được gọi tắt là Mã Holland (Holland codes).
R: realistic (lĩnh vực kỹ thuật)
I: investigate (lĩnh vực nghiên cứu)
A: artistic (lĩnh vực nghệ thuật)
S: social (lĩnh vực xã hội)
E: enterprising (lĩnh vực mạnh bạo)
C: conventional (lĩnh vực tổ chức)
Hình 1.2: Mơ hình mã Holland

Qua nhiều năm phát triển, bộ trắc nghiệm này giúp cho người ta tự phát hiện
được con người trội nhất tiềm ẩn trong con người mình để tự định hướng khi lựa


26


chọn nghề. Song song đó, J.L Holland đã phân loại các nghề phổ biến ở Mỹ và xây
dựng thành bộ tự điển giúp người ta có thể dựa vào đó tra cứu một số nghề phù hợp
với mình hoặc mình quan tâm đến nghề nào. Hiện nay ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á
có rất nhiều trường đại học đã sử dụng cơng trình của J.H để xây dựng bộ test cho
học sinh quan tâm đến trường mình và cho sinh viên tìm việc làm phù hợp sau khi
tốt nghiệp.
Konstantin K. Platonov đưa ra tam giác hướng nghiệp gồm: đặc điểm cá
nhân, nhu c u xã hội và tính chất ngành để các cá nhân có thể xem xét, đánh giá và
đi đến lựa chọn quyết định nghề phù hợp cho mình.

Hình 1.3: Tam giác hướng nghiệp của K. Platonov
Nghiên cứu của Michael Borchert về “Các nhân tố lựa chọn nghề của các
học sinh trung học” (career choice factors of high school students) khảo sát 325 HS
trường Trung học Germantown ở bang Wisconsin của Mỹ đã chỉ ra 3 nhân tố chính
ảnh hưởng đến lựa chọn nghề của sinh viên đó là: mơi trường (environment), cơ hội
(opportunity) và đặc điểm cá nhân (personality). Trong đó nhóm nhân tố đặc điểm
cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự lựa chọn nghề của HS trung học.[10]
Trong nghiên cứu của D.W. Chapman in trên Tạp chí của trường ĐH bang
Ohio –Mỹ năm 1981 về “Kiểu lựa chọn trường của các sinh viên” thì cho rằng các
yếu tố cố định của trường đại học như: vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí ,
học phí, mơi trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS.
Ngoài ra Chapman nhấn mạnh đến ảnh hưởng của sự nỗ lực của các trường đến

27



×