Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả dạy học chương tích phân cho sinh viên các trường đại học khối kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐÀO THỊ KIM CÚC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
CHƢƠNG TÍCH PHÂN CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM TỐN

Hµ néi – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐÀO THỊ KIM CÚC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
CHƢƠNG TÍCH PHÂN CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM TOÁN
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ mơn Tốn)
Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Nghị

Hµ néi – 2010



LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tác giả xin chân thành cảm ơn PGS-TS
Bùi Văn nghị đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện đề tài.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ của trường Đại học giáo dụcĐại học Quốc gia Hà Nội cũng như các thầy giáo, cô giáo tham gia giảng
dạy tại Trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Tài chính, Bộ mơn
Tốn, Khoa Cơ bản đã tạo mọi điều kiện để tác giả có thời gian tập trung học
tập và hoàn thiện luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè
đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên để tác giả có được kết quả như
ngày hơm nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên luận văn chắc chắn không thể
tránh khỏi những sai sót, tác giả mong được lượng thứ và rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2010
Tác giả

Đào Thị Kim Cúc


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH

: Đại học


GD- ĐT

: Giáo dục- Đào tạo

GV

: Giảng viên

Nxb

: Nhà xuất bản

SV

: Sinh viên

THPT

: Trung học phổ thông



: Suy ra



: Tương đương




: Tích phân



: Tổng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................

1

2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. .

2

4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................

2

5. Mẫu khảo sát.................................................................................

3


6. Vấn đề nghiên cứu........................................................................

3

7. Giả thuyết khoa học......................................................................

3

8. Phương pháp chứng minh luận điểm ...........................................

3

9. Cấu trúc luận văn..........................................................................

4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................

5

1.1. Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ………………….……..

..

1.1.1. Sơ lược về đào tạo theo học chế tín chỉ……………………..

5
5

1.1.2. Vai trị của người dạy và người học trong phương thức đào tạo theo

học chế tín chỉ……………………………….......……..

6

1.1.3. Thực trạng đào tạo tín chỉ trong trường đại học ở Việt Nam

9

1.2. Phương pháp dạy học tích cực………………………………

12

1.2.1. Quan điểm về dạy học tích cực và phương pháp dạy học tích
cực…………………………………………………………………

13

1.2.2. Một số phương pháp dạy học tích cực …………………….

14

1.3.

Cơ sở thực tiễn……………………………………………

1.3.1. Chương Tích phân ở các trường Đại học khối kinh tế…….

23
23


1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy và nghiên cứu chương
Tích phân ………………………………………………

25

1.4. Tóm tắt chương 1…………………………………………...

26

Chƣơng 2: MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC HIẸU QUẢ CHƢƠNG TÍCH
PHÂN CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ
………………………………….

27

2.1. Xác định phương hướng.............................................................

27

2.2. Giáo án dạy học Tích phân bất định......................................

28

1


2.2.1. Phương pháp dạy học lý thuyết

........................................


28

2.2.2. Phương pháp dạy học bài tập ……………………….........

35

2.3. Giáo án dạy học Tích phân xác định……………………….

81

2.3.1. Phương pháp dạy học lý thuyết

82

…………………………

2.3.2. Phương pháp dạy học bài tập…………………………….

92

2.4. Giáo án dạy học Tích phân suy rộng……………………….

104

2.4.1. Phương pháp dạy học lý thuyết…………………………..

104

2.4.2. Phương pháp dạy học bài tập…………………………….


108

2.5. Kết luận chương 2………………………………………….

114

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM…………………….

115

3.1. Mục đích, tổ chức, kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư
phạm………………………………………………………………

115

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm……………………….

115

3.1.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm...........................................

115

3.1.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm…………………………….

116

3.1.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm.........................................

117


3.2.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm..................................

117

3.2.1. Bài kiểm tra đánh giá..........................................................

117

3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm……………………………

120

3.3.Kết luận chương 3...................................................................

126

KẾT LUẬN……………………………………………………

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………

129

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sau hai mươi năm đổi mới và năm năm thực hiện “Chiến lược phát triển
giáo dục năm 2006 - 2010”, giáo dục Đại học nước ta đã phát triển rõ rệt về
quy mô, đa dạng hố về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều
chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động
được nhiều nguồn lực xã hội.
Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, trên nhiều lĩnh vực khác
nhau đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ có trình độ ĐH và sau ĐH mà tuyệt đại đa số
được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp phần quan trọng vào
cơng cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, giáo dục ĐH chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống và cơ
bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế
trong giai đoạn mới. Những yếu kém, bất cập về cơ chế quản lí, cơ cấu hệ
thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH, quy trình đào tạo,
phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu
quả sử dụng nguồn lực và những tiêu cực trong thi cử, cấp bằng và một số
hoạt động giáo dục khác cần sớm được khắc phục. Giáo dục ĐH nước ta cần
phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện để nhanh chóng đáp ứng
yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới [23][24].
Đào tạo theo học chế tín chỉ chính là một trong bảy bước đi quan trọng
trong lộ trình đổi mới giáo dục Đại học giai đoạn 2006-2020. Đó là hình thức
đào tạo tiên tiến, phù hợp với đào tạo Đại học của các nước trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.

1


Thực tiễn cho thấy trong các trường ĐH hiện nay vẫn cịn nhiều khó
khăn khi bước đầu chuyển sang phương thức đào tạo tín chỉ, chưa thực sự

phát huy được những lợi thế của phương thức đào tạo này. Sinh viên vẫn còn
nhiều bỡ ngỡ (nhất là SV năm thứ nhất) khi phải nâng cao khả năng tự học
của mình. Giảng viên còn dè dặt khi chuyển từ phương pháp giảng dạy theo
phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ [25].
Nắm bắt được những vấn đề trên, để nâng cao hiệu quả dạy học mơn
Tốn cao cấp theo phương thức đào tạo tín chỉ cho sinh viên các trường Đại
học khối kinh tế, chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học chương
Tích phân cho sinh viên các trường Đại học khối kinh tế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một phương án dạy học chương “Tích phân” trong mơn Tốn
cao cấp theo phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học chủ đề này cho sinh viên các trường Đại học khối kinh tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực.
- Nghiên cứu về các nội dung thuộc chương Tích phân trong mơn Tốn cao
cấp dành cho sinh viên các trường Đại học khối kinh tế.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học chủ đề này trong một số trường Đại học.
- Đề xuất phương án dạy học chương Tích phân bằng phương pháp dạy học
tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong các trường Đại học khối
kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi của phương thức đào tạo theo tín chỉ.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với phương án đề ra.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi, nội dung nghiên cứu: Dạy học chương Tích phân trong các trường
Đại học khối kinh tế.
- Phạm vi thời gian, diễn biến của sự kiện để xem xét: thực hiện thực nghiệm

2


sư phạm trong vịng ba tuần. Trong q trình thực nghiệm sư phạm lấy ý kiến

phản hồi từ phía sinh viên và có thể chỉnh sửa khi cần thiết.
5. Mẫu khảo sát
- Sinh viên năm thứ nhất Học viện Tài chính, Hà Nội.
- Sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Công nghiệp, Hà Nội.
- Các giảng viên giảng dạy mơn Tốn cao cấp ở các trường nói trên.
6. Vấn đề nghiên cứu
Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương Tích phân cho sinh
viên các trường Đại học khối kinh tế.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và vận dụng phương pháp dạy học tích cực chương Tích
phân trong mơn Tốn cao cấp của trường Đại học khối kinh tế thì SV sẽ hứng
thú, tích cực học tập hơn và nâng cao được hiệu quả dạy học chủ đề này.
8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm
- Nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài: triết học, giáo dục
học, tâm lý học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, lý luận dạy học bộ
mơn Tốn... để làm rõ cơ sở lý luận của phương án đề xuất.
+ Nghiên cứu chương trình, giáo trình và các tài liệu khác có liên quan đến
chương Tích phân trong giáo trình Tốn cao cấp dành cho các trường Đại học
khối kinh tế để đánh giá tính thực tiễn của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm cho sinh viên năm thứ nhất của Học
viện Tài chính và Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội để đánh giá tính khả
thi và hiệu quả của phương án đề xuất.
+ Tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau khi tiến
hành dạy cùng một nội dung bằng hai phương pháp: phương pháp truyền
thống, phương pháp tích cực.

3



+ Gửi phiếu điều tra để thu thập thông tin từ sinh viên và đồng nghiệp.
- Phương pháp chuyên gia:
+ Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm việc dạy chủ đề này.
+ Điều tra, quan sát, thu thập ý kiến chuyên gia, giảng viên, sinh viên về thực
trạng dạy học chủ đề này ở trường Đại học; nhận thức về phương pháp dạy
học tích cực của giảng viên và kỹ năng vận dụng phương pháp này vào dạy
học.
+ Nghiên cứu các cơng trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số giáo án dạy học hiệu quả chương Tích phân cho sinh
viên các trường Đại học khối kinh tế
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

4


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ
Đề tài nghiên cứu này được đặt ra trong bối cảnh mới của giáo dục Đại
học là đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó cần phải có những thay đổi, đổi
mới phương pháp dạy học ở Đại học.
1.1.1. Sơ lược về đào tạo theo học chế tín chỉ
Đào tạo theo học chế tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường ĐH
Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới.
Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người
học là trung tâm của quá trình đào tạo”. Theo đánh giá của Tổ chức ngân

hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo học chế tín chỉ, khơng chỉ có
hiệu quả đối với các nước phát triển mà cịn rất hiệu quả đối với các nước
đang phát triển.
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một
môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định
thơng qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tập trong phịng thí
nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giáo
viên); và (3) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề
hoặc chuẩn bị bài v.v. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người
học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu
chuẩn. Người học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ được cấp bằng theo
hình thức tích lũy đủ tín chỉ.
Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên
lớp, thực hành, và tự học. Trong ba hình thức tổ chức dạy - học này, hai hình
thức đầu được tổ chức có sự tiếp xúc trực tiếp giữa GV và SV (GV giảng bài,
hướng dẫn, SV nghe giảng, thực hành, thực tập dưới sự hướng dẫn của GV,
v.v.), hình thức thứ ba khơng có sự tiếp xúc trực tiếp giữa GV và SV (GV
giao nội dung để SV tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành). Ba hình thức tổ

5


chức dạy - học này tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ
tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Theo đó, một giờ tín chỉ lên lớp bao
gồm 1 tiết GV giảng bài và 2 tiết SV tự học, tự nghiên cứu ở nhà; một giờ tín
chỉ thực hành bao gồm 2 tiết GV hướng dẫn, điều khiển và giúp đỡ SV thực
hành, thực tập và 1 tiết SV tự học, tự chuẩn bị; và một giờ tín chỉ tự học bao
gồm 3 tiết SV tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành theo những nội dung GV
giao và những gì SV thấy cần phải nghiên cứu hoặc thực hành thêm (những
hoạt động học tập này có thể được thực hiện ở nhà hoặc ở trong phịng thí

nghiệm, trong studio, v.v.) [26].
1.1.2. Vai trò của người dạy và người học trong phương thức đào tạo theo
học chế tín chỉ
1.1.2.1. Vai trị người dạy
Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có một số vai trị,
trong đó hai vai trị nổi bật nhất là “người tồn trí” (người biết mọi tri thức về
môn học liên quan) và “người quyết định mọi hoạt động dạy - học trong lớp
học”. Trong vai trò thứ nhất, người dạy được xem như là nguồn kiến thức duy
nhất, và người học chỉ cần tiếp thu được nguồn kiến thức này từ người dạy là
đủ. Trong vai trò thứ hai, người dạy được xem như là người có tồn quyền
quyết định dạy cái gì (nội dung) và dạy như thế nào (phương pháp); người
học được xem là những “con chiên” ngoan đạo, nghe giảng bài, ghi chép và
học thuộc những gì được dạy, khơng được phép can thiệp vào những công
việc của người dạy.
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hai vai trị đã nêu ở trên ở một
mức độ nào đó vẫn được duy trì. Tuy nhiên, người dạy phải đảm nhiệm thêm
ít nhất ba vai trị nữa; đó là (i) cố vấn cho q trình học tập; (ii) người tham
gia vào quá trình học tập; và (iii) người học và nhà nghiên cứu.
Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, khi giảng bài cũng như khi
hướng dẫn thảo luận, người dạy phải chọn những vấn đề cốt lõi, quan trọng để

6


7



×