Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động của trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa ở học viện chính trị công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG

QUẢN LÝ HOA ̣T ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU GIÁO KHOA
Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CÔNG AN NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG

QUẢN LÝ HOA ̣T ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU GIÁO KHOA
Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CÔNG AN NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trần Hữu Hoan

HÀ NỘI - 2015




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, cơng tác thơng tin nói chung và TT-TV nói
riêng có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực GD-ĐT. Việc khai thác hiệu quả thông tin
đã trở thành một trong những nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Thư viện là cầu nối giữa thông
tin và người sử dụng, là một trong những yếu tố căn bản và quan trọng, là
thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đào tạo của trường
ĐH và không thể tách rời trường ĐH.
Trong trường ĐH, thư viện góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tri thức
cho đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển sản xuất và các khoa học công
nghệ. Thư viện cung cấp cho xã hội những TTKH mới mẻ, đặc biệt là thành
quả của những cơng trình NCKH. Đây là dạng thơng tin mang tính đặc thù và
đôi khi là những thông tin duy nhất, khó tìm thấy ở nơi khác.
Thư viện bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp
giảng dạy tiên tiến làm cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp
dẫn. Thư viện mở rộng điều kiện học tập cho học viên cả về không gian, thời
gian và các lĩnh vực tri thức hơn so với khn khổ qui định về nội dung,
chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường.
Đặc biệt, quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy - học
tập, NCKH, thư viện trở thành những trung tâm thông tin thực sự, góp phần
đắc lực biến thơng tin thành tri thức bằng cách liên kết các nguồn tài nguyên
thông tin với nhau, đồng thời mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của mọi
đối tượng qua sự hợp tác liên thơng và chia sẻ NLTT một cách nhanh chóng,
thuận tiện, tiết kiệm cả thời gian và vật chất cho người sử dụng. Thư viện cịn
góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho CBTV, vấn đề này được thể hiện rõ nét
qua việc hướng dẫn, giảng dạy về các kỹ năng tìm kiếm, hỗ trợ cho người sử

dụng thơng tin khai thác hiệu quả nguồn thơng tin sẵn có.
1


Hiện nay, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đòi hỏi
các trường ĐH phải đổi mới cơ bản, tồn diện mục tiêu, nội dung chương
trình, phương pháp dạy - học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết
bị dạy học. Thư viện là một trong những yếu tố rất đáng được quan tâm vì đây
là trung tâm tri thức của một trường ĐH, là bộ phận không thể thiếu trong việc
cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát triển tồn diện, là nơi mà
thầy và trị cùng phát huy tinh thần "tự học, học liên tục, học suốt đời". Bởi
vậy, trước sự đổi mới của nền giáo dục ĐH buộc các nhà quản lý thư viện ĐH
phải nắm bắt và kịp thời tự điều chỉnh hoạt động quản lý của mình để nhanh
chóng đón nhận và đáp ứng với sự đổi mới đó.
Với hoạt động chuyển giao tri thức và NCKH, một trong những nhân tố
đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng chuyển giao tri thức và NCKH là
khả năng cung cấp nguồn tin để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu trước hết
của các nhà quản lý, giảng viên, học viên trong trường ĐH. Đây chính là sứ
mệnh của hoa ̣t đô ̣ng TT-TV trong các trường ĐH. Vì vậy quá trình đổi mới
giáo dục ĐH phải đồng nghĩa với quá trình đổi mới hoa ̣t đ ộng TT-TV ở
trường ĐH nhằm thoả mãn tốt nhất như cầu thông tin cho người sử dụng thông
tin ở mọi lúc, mọi nơi.
Đối với Học viện Chính trị Cơng an nhân dân - cơ sở giáo dục ĐH công
lập trực thuộc Bộ Công an, được thành lập theo Quyết định số 315/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tiếp nhận tồn
bộ đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ CAND;
đồng thời tiếp nhận nhiều cán bộ lãnh đạo chỉ huy và giảng viên từ các cơ sở
giáo dục ĐH trong và ngoài lực lượng CAND. Học viện Chính trị Cơng an
nhân dân có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ ĐH, sau ĐH và
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chỉ huy thuộc lĩnh vực xây dựng lực lượng

CAND; đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong lực
lượng CAND; thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các ngành về giáo dục, đào tạo;
là trung tâm NCKH của lực lượng CAND.
2


Đơn vị thực hiện chức năng TT-TV trong Học viện Chính trị CAND
được gọi là Trung tâm TTKH và TLGK với các chức năng cụ thể như sau:
Giúp Giám đốc Học viện quản lý, thực hiện các hoạt động về cơng tác TTKH;
quản lý, bổ sung, khai thác có hiệu quả hệ thống thư viện, TLGK; in sao, nhân
bản ấn phẩm phục vụ yêu cầu công tác, giảng dạy, NCKH, học tập và giải trí
cho cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên và học viên của Học viện.
Tuy mới được thành lập cùng với các đơn vị khác thuộc Học viện
nhưng với chức năng quan trọng nêu trên, Trung tâm TTKH và TLGK, luôn
được nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện
và xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, một cơng cụ đắc
lực khơng thể thiếu trong q trình GD-ĐT, NCKH.
Cùng với việc tiếp nhận lại cơ sở vật chất sẵn có của thư viện trường
Bồi dưỡng nghiệp vụ CAND, từ khi thành lập đến nay hoạt động c ủa Trung
tâm TTKH và TLGK đã hỗ trợ rất tốt cho quá trình học tập của học viên cũng
như nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, là đơn
vị mới nên trong hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ trong cơ chế
hoạt động và cơ sở vật chất, hạ tầng chưa được đầu tư nhiều. Trước yêu cầu
của thực tiễn, để cùng với các đơn vị thuộc Học viện chung tay, góp phần thực
hiện tốt các chức năng, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Học viện, Trung tâm
TTKH và TLGK cần phải được tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và không ngừng
đổi mới hoạt động, phát triển VTL thư viện đa dạng và phong phú, đặc biệt
phát triển dạng tài liệu điê ̣n t ử, cải tiến phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong tất cả các mặt hoạt động. Đó là những yêu cầu cấp bách trên
lĩnh vực này địi hỏi Học viện Chính trị CAND phải tìm ra các giải pháp và

hướng đi phù hợp đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Về mặt lý luận, quản lý hoạt động TT-TV thuộc một cơ sở giáo dục ĐH
đã có một số cơng trình nghiên cứu dưới những góc độ là một bộ phận của
biện pháp phát triển một cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên, chưa có cơng trình
nào nghiên cứu trực tiếp, cụ thể về quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH và
3


TLGK ở Học viện Chính trị CAND nói riêng và trong một trường ĐH thuộc
BCA nói chung.
Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Quản lý hoạt động của
Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa ở Học viện Chính tr ị
Cơng an nhân dân” làm luận văn thạc sĩ là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý TT - TV trong cơ sở giáo dục
đại học, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của trung tâm TTKH và TLGK
của Học viện Chính trị CAND, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động của Trung tâm TTKH và TLGK ở Học viện Chính trị CAND, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ của Trung tâm trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động của TT- TV
trong cơ sở giáo dục đại học nói chung.
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của Trung tâm Thông tin khoa
học và Tư liệu giáo khoa ở Học viện Chính trị Cơng an nhân dân
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm Thông tin khoa
học và Tư liệu giáo khoa ở Học viện Chính trị CAND.
- Tổ chức khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất trong luận văn
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động TT- TV của Trung tâm TTKH & TLGK trong các cơ sở giáo
dục đại học ngành Công an.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động ở Trung tâm Thông tin khoa h ọc và Tư
liệu giáo khoa ở Học viện Chính trị CAND.

4


5. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu hoạt động của Trung tâm TTKH và TLGK ở
Học viện Chính trị Công an nhân dân giai đoạn từ 2014 đến nay.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ lãnh đạo (CBLĐ): 30 người; Cán bộ
Trung tâm (CBTT): 26 người, giảng viên (GV): 40 người; Học viên (HV): 50
người với tổng số là 146 người
6. Giả thuyết khoa học
Thời gian qua, công tác quản lý hoa ̣t đô ̣ng c ủa Trung tâm Thông tin
khoa học và Tư liệu giáo khoa ở Học viện Chính tr ị Cơng an nhân dân đã đáp
ứng được nhiệm vụ phục vụ GD - ĐT và NCKH của Ho ̣c viê ̣n . Tuy nhiên,
đứng trước yêu cầu chức năng và nhiệm vụ của Học viện Chính trị CAND,
cơng tác quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH và TLGK còn nhiều hạn chế
và bất cập. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý một cách triệt để và
đồng bộ sẽ góp phần đổi mới hoạt động của trung tâm TTKH và TLGK, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện Chính trị CAND.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận như: Hệ thống
hóa, khái quát hóa những tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài như các văn
bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác TT TV trong trường Đại học nói chung.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp tư liệu, số liệu về công tác quản lý
hoạt động Trung tâm TTKH và TLGK; các tài liệu chỉ đạo, văn bản của Đảng
và Nhà nước và Bộ Công an... về công tác TT- TV ở các trường Đại học nói
chung và trường Đại học ngành Cơng an nói riêng.

5


7.2.2. Điều tra, khảo sát
Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giảng
viên và học viên bằng bảng hỏi về công tác quản lý hoạt động của Trung tâm
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT và NCKH. Mục đích điều tra khảo sát
bằng phiếu hỏi là thu thập các thông tin, thực trạng quản lý hoạt động Trung
tâm TTKH và TLGK thông qua các câu hỏi.
7.2.3. Phỏng vấn, trao đổi
Tác giả tiến hành phỏng vấn, trao đổi và tranh thủ ý kiến đóng góp của
lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về thực trạng trong công tác
quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH và TLGK, những thuận lợi và khó khăn,
những quan điểm của các nhà quản lý để bổ sung, hoàn thiện đề tài luận văn.
7.3. Phương pháp thống kê phân tích số liệu
Tác giả tiến hành thống kê bằng bảng biểu số liệu, sử dụng các cơng
thức tốn thống kê như trung bình cộng, hệ số tương quan, số trung vị, độ lệch
chuẩn để định lượng kết quả nghiên cứu cho đề tài luận văn.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày trong có 3 chương:
Chương l. Cơ sở lý luận về quản lý hoa ̣t đô ̣ng của Trung tâm TTKH &
TLGK ở trường đại học.

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH
& TLGK ở Học viện Chính trị Cơng an nhân dân
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH & TLGK
ở Học viện Chính trị CAND.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOA ̣T ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU GIÁO KHOA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổ ng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Cách đây vài thế kỷ, thư viện đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
đề cập và nghiên cứu đến. Qua khảo sát cho thấy có một số nghiên cứu tiêu
biểu sau:
Đầu thế kỷ XIX (vào khoảng từ 1808-1892), nhà thư viện học người
Đức M.Sretinge lần đầu tiên sử dụng từ “Thư viện học”.
Ở Liên Xô (trước đây), các nhà khoa học như A. Trernhiac, L.B.
Khapkina; Ia.V.Ripin; Parơxki… đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đưa ra
các khái niệm về “Thư viện”, “Thư viện học”, “Khách thể của thư viện học”,
“Đối tượng của thư viện học”, ...
Ở Mỹ có một số nhà khoa học đã nghiên cứu về sự hình thành và phát
triển cũng như nghiên cứu những khía cạnh hoạt động của hệ thống thư viện
đại học một cách công phu và nghiêm túc, đáng kể nhất là những tác phẩm
như The Academic Library (thư viện học tập) của John Budd; The University
Library in the United States (its Origins and Development) (Thư viện trường
đại học ở Mỹ, nguồn gốc và sự phát triển) của Arthur Hamlin; New history of
United State (Lịch sử mới của nước Mỹ) của Eric Foner.

Ở các nước Phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Anh có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu của các tác giả: Ch. Dane, Đ.G. Phoxkét, S.Simsova; M.Macki về
“thư viện so sánh”. Theo các tài liệu Anh, Mỹ thì khái niệm “Thư viện học so
sánh và quốc tế” gồm những công việc sau: Tập hợp tư liệu sự kiện; Hoạt
động thư mục và dịch thuật; Hoạt động trong phạm vi quốc tế; Hoạt động
nghiên cứu khoa học và xuất bản.

7


1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về thư viện, trong đó
có những cơng trình nghiên cứu, những bài báo của tác giả Lê Văn Viết đề cập
đến những vấn đề cơ bản của thư viện như: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các
yếu tố cấu thành thư viện, về cách tổ chức, vận hành các loại thư viện khác
nhau trên thế giới và trong nước.
Tác giả Nguyễn Huy Chương đã nghiên cứu “Lịch sử hình thành và
phát triển hệ thống TT - TV đại học Mỹ, định hướng vận dụng một số kinh
nghiệm vào thư viện đại học Việt Nam”. Trong công trình nghiên cứu này, tác
giả vận dụng một số kinh nghiệm của thư viện đại học Mỹ vào quá trình phát
triển và hoàn thiện hệ thống thư viện đại học Việt Nam. Đặc biệt tác giả đã
đưa ra một số giải pháp thúc đẩy và xây dựng mơ hình tổ chức hoạt động
thông tin thư viện ở các trường đại học. [2, tr.24]
Tác giả Nguyễn Văn Hành đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải
pháp hồn thiện mơ hình quản lý trung tâm TT - TV, Đại học Quốc gia Hà
Nội” đã đưa ra những phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới mơ hình
trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia. [9, tr.18]
Như vậy, ở Việt Nam công tác thư viện đã được các nhà khoa học
nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn thư viện ở Việt Nam. Những cơng trình
này đóng góp đáng kể cho sự hình thành và phát triển của thư viện trong nước,

nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả đối với sự phát triển giáo dục và đào
tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý và chức năng quản lý
+ Quản lý
Từ khi lồi người xuất hiện đã có sự phân cơng lao động, đây là dạng
lao động mang tính đặc thù bao gồm việc tổ chức, điều kiển các hoạt động của
con người, mọi hoạt động đều cần tới quản lý.

8


Theo từ điển Tiếng Việt “Quản lý là trông coi, gìn giữ theo những yêu cầu
nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định".
Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tổ chức, điều khiển, chỉ
huy của chủ thể quản lý đến khác thể quản lý một cách phù hợp nhằm làm cho
tổ chức vận hành đại hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra. Quá
trình Quản và Lý là hai q trình tích hợp, trong q trình Quản phải có Lý và
trong Lý phải có Quản để trạng thái của chúng ở thế cân bằng động và vận
động chúng một cách phù hợp và hiệu quả tùy thuộc vào người quản lý nó.
Theo quan niệm truyền thống: Quản lý là q trình tác động có ý thức
của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý bằng cách vạch ra mục tiêu, tìm ra
các biện pháp tác động để đạt được mục tiêu đã xác định.
Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong việc điều kiển hệ thống
xã hội cả ở tầm vĩ mơ và vi mơ. Quản lý là q trình tổ chức, điều khiển các
hoạt động lao động theo yêu cầu, mục đích của tổ chức đề ra.
Quản lý là hoạt động của con người tác động vào người khác để phối
hợp điều chỉnh, phân công thực hiện mục tiêu chung. Hơn nữa, con người
muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức,
phải chịu một sự quản lý chung để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Quản lý bao hàm nghĩa ý nghĩa rất rộng và phức tạp. Vì vậy, tùy theo
cách tiếp cận mà ta có các quan niệm khác nhau về Quản lý như:
- F.W. Taylor và Henri Fayol thường được xem như là cha đẻ của thuyết
quản lý khoa học. Các ông đã khẳng định “Hoạt động quản lý ở bất kì tổ chức
nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin”. [18,tr.32]
- H.Koontz (người Mỹ) cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu,
nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích
của nhóm (tổ chức). Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành mơi trường
mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian,
tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. [19, tr.33]
9


- Ở nước ta, tác giả Nguyễn Quốc Chí: “Quản lý giáo dục là được hiểu
như việc thực hành đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo,
kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và tất nhiên cả những phần tài
chính và vật chất của các hoạt động đó nữa”. [1, tr.16].
- Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [10, tr.16].
- Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh
công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”. ” [9, tr.15].
- Tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng: “Quản lý là sự tác động có mục đích
với tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và
mục đích đã định trước”.
- Tác giả Trần Kiểm lại cho rằng: “Quản lý là những tác động có định
hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ
chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”. [7, tr.74].

Như vậy, bản chất của quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các
cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. Quản lý có ý nghĩa quan trọng
trong sự phát triển hay trì trệ của tổ chức mặc dù quản lý vừa khó khăn lại vừa
phức tạp. Nếu quản lý một cách đúng đắn sẽ giúp cho các tổ chức có thể khắc
phục những hạn chế của mình, liên kế gắn bó mọi người trong tổ chức, tạo
niềm tin, sức mạnh của tổ chức.
+ Chức năng quản lý
Trong q trình quản lý, chức năng quản lý có vai trị và vị trí quan
trọng trong việc duy trì và phát triển của tổ chức. Có nhiều cách phân chia các
chức năng quản lý giáo dục đối với mỗi cấp độ khác nhau, vì vậy chức năng
quản lý giáo dục và tầm quan trọng của mỗi chức năng cũng không hoàn toàn
giống nhau bao gồm bốn chức năng chủ yếu, cơ bản sau: Kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo - lãnh đạo và kiểm tra.
10


- Kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là một trong những nội dung được quy định trong chức
năng quản lý, là khâu đầu tiên của một chu trình. Mọi hoạt động quản lý đều
được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch. “Kế hoạch hóa là xác định mục tiêu,
mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp,
cách thức để đại được mục tiêu, mục đích đó”.
Kế hoạch hóa là việc đưa tồn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế
hoạch và chỉ rõ các mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện để đảm bảo đạt
mục tiêu đã đề ra.
- Tổ chức
Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực hợp lý để đảm bảo thực
hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời tổ chức có nghĩa là tạo nên
mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm thực hiện thành công kế

hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nếu quá trình tổ chức có
hiệu quả, người quản lý có thể sử dụng, điều phối tốt các nguồn lực. Tổ chức
có nghĩa là phải xây dựng cơ cấu phù hợp, xác định nhiệm vụ cụ thể, những
quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức.
- Lãnh đạo - chỉ đạo
Sau khi đã xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã hình thành thì phải có
người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Lãnh đạo là quá trình tập hợp, liên
kết các thành viên, đồng thời phải điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh việc một
cách hợp lý, nhịp nhàng, động viên, khuyến khích các thành viên trong tổ
chức hồn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra.
- Kiểm tra
Kiểm tra là chức năng quản lý quan trọng trong quá trình quản lý. Sau
khi đã xác định được mục tiêu, quyết định những biện pháp tốt nhất để đạt tới
mục tiêu và triển khai các chức năng tổ chức, chỉ đạo để thực hiện kế hoạch
hóa các mục tiêu đó cần phải hoạt động kiểm tra để xem xét việc triển khai các
quyết định trong thực tiễn đồng thời xác định rõ việc nào làm tốt, việc nào
chưa làm tốt để kịp thời uốn nắn và sửa chữa để đạt được mục tiêu đã đề ra.
11


1.2.2. Khái niệm thông tin
Thông tin là một trong những khái niệm cơ bản của một ngành khoa
học, chuyên nghiên cứu các cách thức tổ chức, xử lý, lưu trữ, truyền tải thông
tin. Nhưng đến ngày nay, khái niệm thông tin vẫn chưa được thống nhất và là
quy chuẩn. Có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu, quan điểm khác nhau về thơng
tin, ví dụ:
Trong cuốn Oxford English Dictionary thì thơng tin được coi là tri
thức, tin tức.
Trong từ điển Random House Dictionary of English Language, thông
tin được định nghĩa là tri thức được giao lưu hoặc được thu nhận có liên quan

đến sự kiện hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
K.E.Shennon nhà tốn học người Mỹ định nghĩa thơng tin “Thơng tin là
quá trình liên hệ nhằm loại bỏ sự bất định”
Trong từ điển Bách khoa tồn thư Xơ Viết của Liên Xô trước đây, thông
tin được định nghĩa là “Tin tức được truyền từ người này qua người khác bằng
lời nói, chữ viết hay bằng một phương tiện nào đó”.
Đối với thông tin trong công tác thư viện được hiểu là công tác thông
tin - thư mục, là tổng hợp các q trình biên soạn thư mục và phục vụ thơng
tin - thư mục nghĩa là tạo ra và phổ biến các thông tin về tài liệu.
1.2.3. Khái niệm thư viê ̣n
Thư viện được xuất phát từ chữ Hy Lạp “bibliotheca” được cấu thành bởi
hai từ “Biblion – sách và “theca - nơi bảo quản”. Như vậy nghĩa ban đầu có
nghĩa là nơi bảo quản sách, là nơi tàng trữ sách. Trong từ điển Tiếng việt, thư
viện được định nghĩa là “nơi tàng trữ, giữ gìn sách báo, tài liệu và tổ chức cho
bạn đọc sử dụng”. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện:
Ở Liên Bang Nga, thư viện được định nghĩa như sau: “Thư viện là cơ quan
tư tưởng, văn hóa và TTKH, tổ chức việc sử dụng sách có tính chất xã hội”.
Ở Mỹ, thư viện được định nghĩa: “Thư viện - một sưu tập những tài liệu
đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của một nhóm người mà thư viện có bổn
12


phận phục vụ, để cho học có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư
tịch, cũng như trau dồi kiến thức của họ”.
UNESCO năm 1970 đã định nghĩa: “Thư viện khơng phụ thuộc vào tên
gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc
các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn và nhân viên phục vụ có trách
nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thơng tin,
NCKH, giáo dục hoặc giải trí”.
Ở nước ta khái niệm thư viện được định nghĩa như sau: Thư viện là nơi

thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc
đồng thời tiến hành tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu.
- Từ khái niệm đã nêu ra cho ta thấy, thư viện được hiểu là gồm có 04
thành phần cơ bản: Vốn tài liệu; Cán bộ thư viện; người sử dụng thư viện và
cơ sở vật chất - kỹ thuật. Cụ thể:
Vốn tài liệu: Là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với chức
năng, loại hình và đặc điểm của từng thư viện, được phản ánh trong bộ máy
tra cứu, cũng như để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian được người đọc
quan tâm.
Vốn tài liệu là tài sản quý giá, là tiềm lực và là sức mạnh, niềm tự hào
của thư viện. Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn
đọc và có sức lơi cuốn bạn đọc đến thư viện.
Vốn tài liệu cịn là di sản văn hóa của dân tộc, là nơi lưu giữ những giá
trị văn hóa của cả nhân loại, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của
mỗi nước, trên bình diện xã hội thì vốn tài liệu là bộ nhớ của toàn nhân loại.
Vốn tài liệu là những tài liệu mang tính chất tổng hợp, đa ngành và vốn
tài liệu chuyên biệt.
Cán bộ thư viện: Đây là linh hồn của thư viện, thực hiện nhiệm vụ quan
trọng và phức tạp. Đối với tài liệu, cán bộ thư viện phải chọn lựa, bảo quản và
sắp xếp chúng theo trật tự nhất định; đối với bạn đọc, CBTV khơng những
tun truyền tích cực cho tài liệu mà cịn nghiên cứu nhu cầu đọc, hướng dẫn
13


đọc phù hợp với nhu cầu, đồng thời tạo ra các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đọc;
với cơ sở vật chất - kỹ thuật, CBTV tiến hành trang bị chun biệt cho các
diện tích và ln được giữ gìn, bảo quản cơ sở vật chất - kỹ thuật trong tình
trạng tốt nhất.
Người sử dụng (bạn đọc, độc giả): Một thư viện mà khơng có bạn đọc
thì nó sẽ khơng bao giờ trở thành thư viện theo đúng nghĩa của nó, cho dù

chúng ta có VTL phong phú, có CBTV, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại,
cũng giống như trong nhà trường có thầy, có cơ sở trường học nhưng khơng
có học sinh thì cũng khơng thể được coi là trường học. Vì thế, bạn đọc, độc
giả có vị trí vơ cùng quan trọng, giúp cho mọi hoạt động trở nên hiệu quả,
khoa học hơn. Nói cách khác thì tất cả các yếu tố trên nhằm phục vụ nhu cầu
và lợi ích của bạn đọc. Chúng có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau để
tạo thành một thư viện hoàn chỉnh.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật: Là yếu tố vô cùng quan trọng của thư viện.
Đó là diện tích và những trang thiết bị phục vụ cơng tác thư viện. Đối với tài
liệu, nó là nơi chứa đựng, tàng trữ và bảo quản tài liệu; đối với bạn đọc, nó là
nơi bạn đọc có thể làm việc với tài liệu, tiếp xúc các nguồn thông tin ở khắp
mọi nơi; là nơi trao đổi, giao lưu, gặp gỡ về những vấn đề mà các bạn đọc
quan tâm; đối với CBTV, đây là ngôi nhà thứ hai của họ, là nơi họ thể hiện vai
trò CBTV, những ước mơ, hoài bão, những kiến thức đã học được trong
trường và trong thực tiễn, cơ sở vật chất - kỹ thuật khang trang thể hiện sức
mạnh của nhà trường và của tất cả con người trong đó, đồng thời cũng tạo
được uy tín, vị thế của nhà trường với xã hội.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện nhưng
tổng kết lại thì thư viện là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của
lồi người, là tịa lâu đài trí tuệ của nhân loại, được lưu giữ và truyền từ thế hệ
này sáng thế hệ khác, là kho tàng quý giá của dân tộc cần phải giữ gìn và phát
triển nó.

14


1.2.4. Khái niệm tư liệu giáo khoa
Là các nguồn sách giáo khoa được tổng hợp, chọn lọc đến người dùng
tin. Nó cũng là thơng tin về các tài liệu có trong chương trình giảng dạy, học
tập. Các tài liệu được tổng hợp lại qua chương trình sách giáo khoa và được

Bộ giáo dục xuất bản thành các tư liệu giáo khoa.
1.2.5. Quá trình phát triển của thư viện
1.2.5.1. Sự phát triển của thư viện trên thế giới
Lịch sử phát triển thư viện trên thế giới trải qua nhiều thời kỳ khác
nhau, mỗi thời kỳ là những bước phát triển vượt bậc. Khái niệm thư viện được
xuất hiện từ rất sớm khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên và
trải qua nhiều quá trình hình thành và phát triển.
+ Thời kỳ cổ đại
Qua quá trình khảo cổ, các nhà khảo cổ học, các nhà khoa học trên thế
giới đã phát hiện ra các ký hiệu được tạo nên bằng đất sét, mai rùa, gỗ, tre, da,
giấy... cho thấy thư viện đã xuất hiện từ 3000 năm trước Công nguyên ở vùng
Châu thổ Lưỡng Hà được phát hiện.
Vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên, thư viện của nhà vua
Atxuabanipan đã được thành lập với 20.000 cuốn sách được viết bằng đất sét.
Thư viện Pergam được hình thành từ thế kỷ III trước công nguyên và
thế kỷ I với 200.000 cuốn sách ghi chép bằng tay
Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, xuất hiện thư viện của đất nước
Ai Cập, thư viện mang tên là Alexcandria, đây là thư viện cơng cộng sớm nhất
của lồi người gồm có 700.000 bản sách Pariut gồm nhiều môn học khác
nhau.
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, khoảng 30 loại hình
thư viện cơng cộng đã xuất hiện ở Rôm để phục vụ cho tu sĩ, chủ nô.
+ Thời kỳ phong kiến
Đây là thời kỳ khó khăn của xã hội lồi người, các thế lực phong kiến
ln tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của con người, lợi dụng các vấn
15


đề về tôn giáo, dân tộc và sự hiểu biết của con người để chi phối, nhằm kìm
hãm sự phát triển của nó. Vì vậy thư viện trên thế giới trong giai đoạn này

phát triển chậm. Thư viện trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ trong các
trường học, chùa chiền, nhà thờ và các thế lực tôn giáo.
Ở thế kỷ VII, thư viện được xuất hiện đầu tiên ở các trường ĐH như: Thư
viện trường ĐH Tổng hợp Xoocbon-năm 1253, Thư viện ĐH Tổng hợp Pari năm 1150. Ở Đức, thế kỷ XV đã phát minh kỹ thuật in (tipo) của Gutenberg
lượng sách báo đã tăng nhanh chóng, vì vậy thư viện mới phát triển mạnh và có
những đóng góp tích cực, đem lại nhiều hữu ích cho xã hội.
+ Thời kỳ cận đại (Từ thế kỉ XVIII – sau Thế chiến II)
Thời kỳ này khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển như vũ bão, cùng
với sư phát triển của xã hội, kéo theo con người cũng phải được đào tạo và
nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khoa học, công
nghệ. Điều đó cũng tạo nên sự phát triển của giáo dục, thư viện góp phần làm
tốt vai trị giáo dục trong nhà trường và thư viện cũng đạt được những thành
tựu to lớn như:
Thời kỳ này đã xuất hiện các loại hình thư viện bao gồm: Thư viện cơng
cộng, Thư viện Quốc gia, thư viện chuyên ngành...
Xuất hiện nhiều văn bản mang tính pháp lý thư viện, trong Hiến pháp
bang Michigan 1835 có những thư viện khơng thu tiền. Năm 1845 bang
NewYork ban hành luật về thư viện công cộng.
Thế kỷ XIX thư viện được hình thành và phát triển như một mơn khoa
học, có đối tượng nghiên cứu, có hệ thống chương trình giáo dục riêng, CBTV
được đào tạo và phát triển mạnh ở một số nước điển hình như trường thư
viện đầu tiên được thành lập ở Mỹ vào năm 1887, tại trường ĐH Columbia
ban đầu chỉ có 20 sinh viên, sau đó có nhiều nước trên thế giới cũng mở các
trường thư viện như: Liên Xô, Mỹ... và đào tạo cả trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Năm 1892 lần đầu tiên thuật ngữ “Thư viện học” được nhà khoa học người
Đức là M.Sretinger nêu ra.
16


+ Thời kỳ hiện đại

Ở thời kỳ này, thư viện được phát triển một cách nhanh chóng, cùng với
xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và thời kỳ CNTT phát triển vượt bậc
thì thư viện được xây dựng hiện đại như thư viện điện tử, thư viện ảo, thư viện
số, thư viện đa phương tiện mới đáp ứng đầy đủ như cầu phát triển của xã hội
như: Liên Xơ có hơn 360.000 thư viện với nhiều loại hình khác nhau, thu hút
số lượng đông đảo người dân tham gia đọc sách, ở Mỹ có khoảng hơn 15.000
thư viện công cộng phục vụ khoảng hơn 80% người dân,...
Về cơ sở đào tạo nhân viên thư viện ở Mỹ có khoảng hơn 100 cơ sở đào
tạo, ở Liên Xơ có 27 cơ sở đào tạo nhân viên thư viện ở bậc ĐH, hàng năm
Liên Xô đào tạo hơn 12.000 nhân viên thư viện có trình độ chun mơn.
Như v ậy, sự hình thành và phát triển của thư viện trên thế giới trải qua
những thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ có những phát triển vượt bậc đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của khoa học, công nghệ thúc đẩy sự phát triển của xã
hội loài người.
1.2.5.2. Sự phát triển của thư viện ở Việt Nam
Sự hình thành và phát triển thư viện ở Việt Nam cũng trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau:
+ Giai đoạn từ thế kỷ XI đến năm 1858
Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều thư viện. Lúc này, Phật giáo là quốc
giáo nên phần lớn các thư viện có nhiều loại sách viết về Phật giáo. Ở thời nhà
Lý đã cho xây dựng các nhà như: Tàng kinh Trấn Phúc, Bắc Giáp, Trung
Hưng...
Thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông cho xây dựng “Lãn Kha thư viện” và
cử Trần Tông vừa dạy học vừa trông coi thư viện.
Thế kỷ XV, lúc này Nho giáo trở thành quốc giáo, vua Lê Thái Tổ sai
các quan đại thần sưu tập, thu thập các sách vở trong nhân dân để tổ chức thư
viện, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng lại Văn Miếu, lập Nha Thái học ở sau
Văn Miếu vừa là giảng đường, vừa là thư viện.
17



Thời Lê – Trịnh năm 1762, Quốc Tử Giám khôi phục lại và lấy tên là
“Thư viện Thái học” do nhà bác học Lê Quý Đôn phụ trách.
Vào thế kỷ XIX đã xây dựng “Tàng thư lầu” và “Từ khuê thư viện” bởi
nhà Nguyễn.
+ Giai đoạn từ 1858 đến 1954
Thời kỳ này nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, chữ quốc ngữ được sử
dụng chủ yếu, vì vậy thư viện đã bổ sung những cuốn được viết bằng chữ
quốc ngữ và chữ Pháp. Thời kỳ này thư viện đã được xây dựng như thư viện
trung ương xứ Đông Dương, Thư viện Hội nghiên cứu Đơng Dương... ví dụ
như “Bibliographie Annamte (1867), Bibliotheca Indosinica (1912-1915) của
Henri Cordier...
+ Giai đoạn từ 1954 đến nay
Từ năm 1954, sau khi miền Bắc hòa bình, sự nghiệp thư viện Việt Nam
mới có điều kiện phát triển, số lượng thư viện tăng lên đáng kể với nhiều loại
hình thư viện khác nhau như thư viện công cộng, hệ thống thư viện khoa học,
hệ thống thư viện trường học... và số lượng đội ngũ cán bộ tăng lên nhanh
chóng, nhiều cán bộ khơng những được đào tạo trong nước mà cịn ra cả nước
ngồi học tập về chuyên ngành thư viện.
Trong thời kỳ này, thư viện Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi thư viện
học Xô Viết và tiếp nhận những thành tựu đó vào thư viện của Việt Nam. Họ
đã cử cán bộ, chuyên gia về thư viện để hướng dẫn, chỉ đạo và xây dựng hệ
thống thư viện ở Việt Nam. Hiện nay, nước ta có khoảng 27.000 thư viện với
các loại hình khác nhau để phục vụ nhu cầu đọc, nghiên cứu của con người
1.3. Hoạt động Thông tin - Thƣ viện trong trƣờng đại học
1.3.1. Những quan điểm về hoạt động Thông tin - Thư viện
+ Quan điểm của V.I. Lênin
Hiện nay, chúng ta còn lưu giữ hơn 500 tác phẩm do Lê Nin viết về
công tác thư viện. Trong những tác phẩm này đã thể hiện đầy đủ các quan
điểm của ông về công tác thư viện.

18


Về vai trò của thư viện: Lê Nin đánh giá cao vai trị của thư viện, nó có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu về văn hóa, chỉ kém trường học. Ông cho rằng
mức độ phát triển của sự nghiệp thư viện là biểu hiện của trình độ văn hóa của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tri thức là sức mạnh khổng lồ và để tiếp thu được
tri thức của loài người thì phương tiện tốt nhất là sách và thư viện.
Trong bài báo: “Có thể làm gì cho nền giáo dục quốc dân” Lê Nin đã
viết: “Niềm hãnh diện và niềm tự hào của thư viện công cộng không phải ở
chỗ có bao nhiêu cuốn sách quý, có bao nhiêu bộ sách xuất bản hồi thế kỷ
XVI hay có bao nhiêu tác phẩm viết tay từ hồi thế kỷ X mà là ở chỗ sách được
chuyển đọc trong nhân dân rộng rãi đến mức nào, đã thu hút được bao nhiêu
bạn đọc mới, mọi việc hỏi mượn sách được giải quyết nhanh hay chậm, có bao
nhiêu sách cho mượn về nhà đọc, có bao nhiêu trẻ em được thu hút vào việc
đọc sách và sử dụng thư viện...”.
Thư viện trường học là một trong những yếu tố cơ sở vật chất quan
trọng của nhà trường, là phương tiện không thể thiếu được để phục vụ cho
việc dạy và học. Lê Nin đã chỉ rõ “sự nghiệp thư viện là một bộ phận quan
trọng của cách mạng văn hóa và tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân”.
Lê Nin cũng nói “Khơng có sách thì khơng có tri thức, khơng có tri thức
thì khơng có chủ nghĩa Cộng sản”.
Tính Đảng của cơng tác thư viện: Sự nghiệp thư viện là sự nghiệp của
Đảng, nên công tác thư viện phải mang tính Đảng được Lê Nin đề cập đến
trong tác phẩm “Tổ chức Đảng, tài liệu của Đảng” năm 1905. Hơn nữa, thư
viện phải tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đấu tranh chống mọi hệ tư
tưởng thù địch với chủ nghĩa Mác - Lê Nin, với đường lối của Đảng và Nhà
nước, phục vụ các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước.
Tính phổ cập của các thư viện: Thư viện xây dựng để phục vụ mọi tầng
lớp nhân dân, phải xây dựng thư viện rộng khắp, thống nhất và phát triển có

kế hoạch đồng thời yêu cầu nhân dân phải tham gia tích cực vào việc xây
dựng và phát triển của thư viện.
19


+ Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động thông tin - thư viện.
Ngay sau khi thành lập, Đảng ta rất quan tâm đến công tác sách báo, coi đó
là cơng cụ để giáo dục cách mạng cho người dân bằng những việc làm cụ thể như:
mua sách, phê bình sách, hướng dẫn đọc sách. Chỉ thị đầu tiên về công tác sách
báo, thư viện ngày 30/03/1937 của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Vấn đề tuyên
truyền cổ động, mỗi một chi bộ phải lập một chỗ “bình dân thư xã” hay một cơ
quan tương đương để mua sách báo công khai và làm tài liệu nghiên cứu...”.
Chỉ thị số 109-TT-TW ngày 21/10/1958 “Về tăng cường công tác văn hóa”
của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam nêu rõ: “Phải biết sử dụng
mọi hình thức, mọi phương pháp của cơng tác văn hóa như chú ý đến phong trào
sinh hoạt văn hóa quần chúng, đến nhà văn hóa... đến cơng tác đọc sách, cơng tác
thư viện” để đẩy mạnh văn hóa, hưởng thụ văn hóa trong nhân dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960
chỉ rõ: “Về công tác thư viện, cần mở rộng các thư viện hiện có, xây dựng
thêm một số thư viện ở các khu công nhân, các thị xã và mở rộng phong trào
quần chúng đọc sách”.
Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII: “Tích cực xây dựng trường sở,
tăng thêm các thiết bị và thư viện, tủ sách cho các trường bổ túc văn hóa và
trường phổ thơng”.
Nghị quyết Trung ương 2 – Khóa VIII: “Tất cả các trường phổ thơng
đều có tủ sách, thư viện và các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí
nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng “dạy chay”...”.
Điều 1- Quy chế thư viện kèm theo Quyết định 61/1998/QĐ-BGD&ĐT
ngày 6/11/1998 của Bộ GD& ĐT cũng đã xác định: “Thư viện trường phổ
thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và

khoa học của nhà trường. Thư viện trường phổ thông thuộc thư viện khoa học
chuyên ngành giáo dục và đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện chung và thực
hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện
của Nhà nước”.
20


Như vậy, ngay từ khi Đảng ra đời đã xác định đúng đắn việc giác ngộ
cách mạng cho quần chúng nhân dân thông qua công cụ là sách báo, sách báo
là phương tiện để truyền tải thông tin của Đảng và Nhà nước đến người dân
một cách nhanh chóng. Vì vậy, Đảng ta đề cao vai trò quan trọng của thư viện
và đầu tư để phát triển mạng lưới thư viện rộng khắp các tổ chức, cơ quan và
việc đọc sách trở thành một thói quen của mọi người dân, để từ đó các giá trị
văn hóa của nhân loại được phổ biến và tiếp thu rộng rãi.
1.3.2. Đặc điểm nguồn lực thông tin trong trường đại học
Nguồn lực thông tin trong trường đại học t ập trung chủ yếu trong thư
viê ̣n, Trung tâm Thông tin – Thư viện trường, còn được gọi là VTL thư viện.
VTL là nơi cung cấp thơng tin cần thiết và chúng có giá trị vô cùng to lớn đối
với sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như sự phát triển của xã hội.
Hiệu quả của hoạt động TT-TV phụ thuộc vào 4 yếu tố, chúng có mối
quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau trong q trình hoạt động
- Nguồn lực thơng tin;
- Cán bộ Thông tin – Thư viện;
- Người sử dụng thông tin;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện thông tin.
Trong 4 yếu tố trên , yếu tố nguồn lực thông tin là tài sản quý giá, là
tiềm lực của bất kỳ thư viện nào. Để đánh giá được thư viện của trường đó
mạnh hay yếu thì người ta đánh giá dựa trên NLTT. Nguồn lực thông tin càng
phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu tin càng lớn và do vậy càng có sức
lơi cuốn đối với người dùng tin.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức thể hiện thơng tin, người ta
phân chia NLTT thành 2 loại:
- Nguồn lực thông tin truyền thống (còn gọi là NLTT dạng in ấn) là các
dạng tài liệu in ấn như: sách, báo, tạp chí, sách chuyên khảo, đề tài, luận án,
luận văn, các văn bản... về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống, xã hội.

21


- Nguồn lực thơng tin điện tử (cịn gọi là NLTT số hố): Các sản phẩm
thơng tin được thể hiện nhờ vào ứng dụng CNTT như: tài liệu âm thanh, hình
ảnh, cơ sở dữ liệu mà người sử dụng thơng tin có thể tiếp cận thơng qua các
thiết bị tin học trong môi trường phát triển CNTT. Trong thời đại ngày nay,
NLTT điện tử là NLTT tích cực của xã hội hiện đại.
- Đối với thư viện trường ĐH, nguồn lực thông tin chủ yếu là các tài liệu
tham khảo, sách giáo trình, báo, tạp chí, CSDL về các lĩnh vực thuộc chuyên
ngành đào tạo của trường ĐH. Bên cạnh đó, NLTT cịn dưới dạng các đồ án,
luận văn tốt nghiệp, luận án tiến sỹ, các đề tài cấp Bộ, cơ sở, báo cáo khoa học,
các bài giảng, hội nghị, hội thảo khoa học, kỷ yếu... đây là NLLT phong phú, có
giá trị vơ cùng quan trọng, phản ánh sức mạnh của các trường ĐH.
1.3.3. Đặc điểm đối tượng sử dụng thông tin trong trường đại học
Trong trường đại học, với chức năng và nhiệm vụ là GD - ĐT và
NCKH, đây là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu thông tin cũng như người sử dụng
thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động đến sự phát triển và tồn tại
mọi hoạt động của thư viện. Vì vậy, thư viện thường xuyên phải có sự thay
đổi, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc để đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện trên cơ sở những đặc điểm
sau của người sử dụng thông tin:
Người sử dụng thông tin là người trực tiếp sử dụng nguồn thông tin và

các sản phẩm, dịch vụ thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu dùng tin của mình và
mỗi người có những cách tiếp cận thông tin khác nhau để sử dụng thông tin
hiệu quả nhất.
Người sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin trong trường ĐH chủ yếu
là giảng viên, cán bộ nghiên cứu và học viên. Đây là lực lượng đông đảo và có
vị trí quan trọng trong việc phát triển trung tâm, là thước đo để đánh giá những
mặt mạnh, mặt yếu trong tất cả mọi hoạt động. Nếu chúng ta có NLTT phong
phú mà người đọc khơng có nhu cầu sử dụng thông tin và không tiếp nhận
22


những thơng tin thì thơng tin đó cũng chỉ ở trong sách vở mà không được ứng
dụng vào cuộc sống.
- Đối với giáo viên: Đặc điểm người sử dụng thông tin trong trường ĐH
chiếm số lượng lớn nhất vẫn là giáo viên, họ là người truyền đạt kiến thức, kỹ
năng cho học viên, muốn đạt được hiệu quả trong quá trình giảng dạy, người
giáo viên phải nắm được nhiều thơng tin, hiểu và phân tích những thơng tin để
phục vụ cho cơng việc của mình. Những thơng tin của giáo viên phải được cập
nhật, phải chính thống thì mới thu hút được học viên tham gia.
- Đối với cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học: Nhu cầu tin của
CBQL, cán bộ nghiên cứu phục vụ cho việc quản lý và NCKH, những đề tài
cấp Bộ, cấp cơ sở cần phải thu thập nhiều thông tin, các thông tin đó phải liên
quan đến lĩnh vực họ phụ trách.
- Đối với học viên: Đây là lược lượng đông đảo nhất, chiếm khoảng 8085% trong nhà trường nên lượng thông tin mà học viên cần rất đa dạng và
phong phú được viết trong giáo trình, tài liệu tham khảo, và các tạp chí chuyên
ngành. Đối với những sinh viên năm cuối, học viên sau ĐH , nhu cầu dùng tin
rất nhiều để phục vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp, luận án, luận văn..... Ngồi
ra, thơng tin cịn được cập nhật trong các tạp chí, ấn phẩm trong và ngoài
nước, nhằm mở rộng kiến thức.
Như vậy, đặc điểm người sử dụng thơng tin trong trường ĐH được bó hẹp

trong khn khổ trường ĐH, nó khơng giống các thư viện cơng cộng là phục vụ tất
cả những ai có nhu cầu thơng tin. Vì thế, nghiên cứu người đặc điểm người sử
dụng thông tin để cung cấp nhu cầu thông tin một cách có hiệu quả và phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường, góp phần xây dựng thư viện ngày càng phát triển
hơn, lôi cuốn bạn đọc hứng thú vào hoạt động chung của thư viện.
1.3.4. Nguyên tắc quản lý hoạt động Thông tin - Thư viện
Nguyên tắc quản lý là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà
công tác quản lý bất kỳ cấp nào đều phải tuân theo khi thực hiện chỉ đạo và điều
hành cơng việc quản lý của mình. Các nguyên tắc quản lý một tổ chức gồm:
23


×