Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HOA

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO
HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
HUYỆN PHÚC THỌ - HÀ NỘI VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
PHẦN MỀM DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HOA

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO
HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
HUYỆN PHÚC THỌ - HÀ NỘI VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
PHẦN MỀM DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)


Mã số: 60.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thanh Tú

HÀ NỘI – 2014

2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới TS. Hồng Thanh Tú đã tận tình giúp đỡ em trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, cùng các thầy, cơ
và cán bộ các Phịng - Ban Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, học sinh trường
THPT Vân Cốc, trường THPT Ngọc Tảo, trường THPT Hồng Đức huyện
Phúc Thọ - Hà Nội đã cộng tác, giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em trong quá
trình phát phiếu khảo sát và thực nghiệm tại quý trường.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận
văn của mình.
Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều trong q trình học tập, nghiên cứu,
song cũng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong được
sự quan tâm, chỉ bảo của quý thầy, cô trường Đại học Giáo dục và các đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hoa

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CMTS

Cách mạng tư sản

DHLS

Dạy học lịch sử

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

LS

Lịch sử

LSTG

Lịch sử thế giới

PPDH

Phương pháp dạy học

PPDHLS

Phương pháp dạy học Lịch sử

PMDH

Phần mềm dạy học

PTL

Phim tư liệu


SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................ i
Danh mục viết tắt .........................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................iii
Danh mục các bảng ......................................................................................v
Danh mục các hình.......................................................................................vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
PHẦN MỀM DẠY HỌC................................................................................................12
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................
12
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ ...........................................................

12
1.1.2. Đặc điểm kiến thức môn LS ở trường THPT và việc tổ chức
hoạt động học tập cho học sinh với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học...........
17
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động học tập môn Lịch
sử với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học .......................................................
24
1.1.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử ở
trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học ................................ 27
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................
30
1.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động học tập môn LS ở trường THPT
với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học ...........................................................
30
1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động học tập môn LS ở trường THPT
huyện Phúc Thọ với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học ................................33
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN PHÚC THỌ VỚI SỰ HỖ TRỢ
47
CỦA PHẦN MỀM DẠY HỌC ...............................................................
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung phần các cuộc CMTS (Từ giữa thế kỷ
XVI đến cuối thế kỷ XVIII - LSTG cận đại lớp 10 chương trình chuẩn) ...........
47
2.1.1. Vị trí ................................................................................................47
2.1.2. Mục tiêu ............................................................................................
48
iii



2.1.3. Nội dung ...........................................................................................
51
2.1.4. Một số yêu cầu của việc tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử
ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học ................................ 53
2.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động học tập phần “Các cuộc
CMTS (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)” cho HS lớp 10
THPT ở huyện Phúc Thọ với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học ....................
57
2.2.1. Thiết kế thẻ nhớ với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft
Word/Microsoft Powerpoint ........................................................................
57
2.2.2. Xây dựng phim tái hiện LS với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow
64
Gold
2.2.3. Thiết kế bài thuyết trình hay các bộ sưu tập tranh ảnh với sự
hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint ................................................
69
2.3. Thực nghiệm sư phạm ...........................................................................
72
2.3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................
72
2.3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm......................................................
72
2.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ..............................................
73
2.3.4. Kết quả thực nghiệm .........................................................................
74
2.3.5. Một số kết luận về các biện pháp tổ chức hoạt động học tập
môn Lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học ................................ 78
83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................ 90

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Kết quả điều tra về các phương pháp giáo viên thường sử dụng...........
35
Bảng 1.2: Kết quả điều tra của giáo viên và học sinh về sự cần thiết
của việc tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH .......................37
Bảng 1.3: Kết quả điều tra về cách thức tổ chức của giáo viên .....................40
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp điểm kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng ...........
72

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ về cuộc CMTS Pháp năm 1789 ..........................................
19
Hình 1.2: Thẻ nhớ nhân vật Rơ-be-spie ........................................................
19
Hình 1.3: Tấn cơng ngục Ba-xti ................................................................ 20
Hình 1.4: Bác Hồ đọc Tun ngơn Độc lập .................................................
22

Hình 1.5: Vua Lu-I XVI bị xử chém ............................................................
23
Hình 1.6: Biểu đồ kết quả điều tra về quan niệm của giáo viên ...................
34
Hình 1.7: Biểu đồ kết quả điều tra về mức độ quan tâm của học sinh ...........
38
Hình 2.1. Thẻ nhớ hệ thống các sự kiện chính của các cuộc CMTS
60
( Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)………………………...
Hình 2.2. Thẻ nhớ nhân vật G. Oa-sinh-tơn..................................................
61
Hình 2.3. Thẻ nhớ khái niệm CMTS ............................................................
62
Hình 2.4: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng .....................
75

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ
thuật và đem lại thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Vì lẽ đó có thể nói
giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển và có thể khẳng định rằng khơng có
giáo dục thì khơng có bất kỳ sự phát triển nào đối với con người, kinh tế - văn
hố. Đảng và nhà nước ta ln đặt: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu"
để tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội. Do vậy, chất lượng
giáo dục phải được nâng cao đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước.
Ngày nay, CNTT đang diễn ra rất nhanh và mạnh, nó đã chứng tỏ được

vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Và đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nó đang ngày càng chứng tỏ ưu thế của
mình, CNTT đang trở thành một phương tiện phổ biến trong quá trình dạy
học nó có khả năng tích hợp cao một số chức năng của các phương tiện dạy
học truyền thống. Đối với bộ môn Lịch sử, CNTT trở thành một người bạn
đắc lực khơng chỉ với giáo viên mà cịn là người bạn đồng hành với học sinh
về trao đổi thông tin, tìm kiếm và xử lý dữ liệu. Trong nền giáo dục hiện đại,
CNTT là nhân tố có vai trị rất quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy
học nâng cao hiệu quả bài học và tạo hứng thú đam mê cho học sinh tích cực
chủ động. Cùng với các bộ môn khác, môn Lịch sử với chức năng và nhiệm
vụ của mình đã góp phần tích cực vào giáo dục con người trong cơng cuộc đổi
mới. Bởi vì tri thức lịch sử là một yếu tố của nền văn hố chung của lồi
người và khơng thể coi giáo dục con người hồn thành đầy đủ nếu khơng
trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về lịch sử. Nhiệm vụ của bộ
môn Lịch sử ở trường THPT nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức
cơ bản về tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người và
dân tộc, trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, góp phần phát triển toàn
diện học sinh. Tuy nhiên, do đặc trưng của môn Lịch sử, HS không thể trực
1


tiếp tri giác được các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện
lịch sử trong phịng thí nghiệm nên việc sử dụng CNTT hỗ trợ cho việc dạy và
học là một điều vô cùng cần thiết. Với việc sử dụng một số phần mềm hỗ trợ
quá trình dạy và học như: Microsoft Powerpoint, Microsoft Word, Proshow
Gold, HotPotatoes, E-Learing…, không chỉ giúp học sinh thu nhận kiến thức
mà còn phát triển tư duy và giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng như: đọc, suy
nghĩ, phân tích, thực hành…Thực tiễn trong những năm gần đây nền giáo dục
nước ta đang có những bước chuyển mình quan trọng. Cùng với quá trình đổi
mới phương pháp dạy học chúng ta đã mạnh dạn ứng dụng CNTT vào quá

trình giảng dạy. Hầu như ở mọi cấp học, mọi vùng miền phần lớn giáo viên
đều biết sử dụng CNTT, biết ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy nhằm
gây hứng thú cho học sinh, điều đó đã phần nào thay đổi chất lượng dạy và
học. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng CNTT phục vụ cho quá
trình giảng dạy của giáo viên và phần lớn là sử dụng để trình chiếu, chưa chú
trọng phục vụ quá trình học tập của học sinh. Đó là hạn chế chúng ta cần khắc
phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học. Thực tiễn, ở huyện Phúc ThọHà Nội việc sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy đã trở nên rất phổ biến.
Song nó cũng mới chỉ dừng lại ở việc giáo viên ứng dụng phục vụ bài giảng,
gần như chỉ sử dụng để trình chiếu, học sinh ít được tham gia vào việc sử
dụng CNTT phục vụ việc học của mình. Trong xu thế đổi mới hiện nay người
thầy khơng cịn là trung tâm nữa đang dần chuyển sang học trò là trung tâm,
giáo viên chỉ là người hướng dẫn điều khiển tổ chức các hoạt động cho học
sinh, còn học sinh được làm chủ việc học của mình. Bởi vậy, nếu việc ứng
dụng CNTT mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của giáo viên thì chúng
ta phải thay đổi quan điểm, CNTT không chỉ phục vụ bài giảng của giáo viên
mà quan trọng hơn phải phục vụ quá trình học tập của học sinh.
Thực tiễn việc dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng ở nước ta
hiện nay địi hỏi phải có những biện pháp tổ chức tốt thúc đẩy quá trình nhận
thức tư duy của học sinh để từng bước bắt nhịp vào sự phát triển của nền giáo
2


dục thế giới. Bởi vậy việc ứng dụng CNTT mà cụ thể là một số phần mềm
dạy học vào tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh là một điều vô cùng
quan trọng và cần thiết để học sinh chủ động tích cực chinh phục kiến thức và
rèn luyện kỹ năng.
Xuất phát từ những yêu cầu về thực tế dạy học nói chung và dạy học bộ
mơn Lịch sử nói riêng, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của
mình là: “Tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 10 trường
trung học phổ thông ở huyện Phúc Thọ - Hà Nội với sự hỗ trợ của phần mềm

dạy học” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào dạy học khơng cịn là vấn đề
mới mẻ nữa, từ những năm 80 của thế kỷ XX các nước Anh, Pháp, Mĩ đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong việc sử dụng CNTT phục vụ việc giảng
dạy của giáo viên và học tập của học sinh, máy vi tính được sử dụng phổ biến
ở mọi cấp học, CNTT là một yếu tố quan trọng trong hệ thống đồ dùng trực
quan dạy học. Như vậy, CNTT đã có mặt trong lĩnh vực giáo dục từ rất lâu
đời, vậy các nhà giáo dục đã nghiên cứu và đánh giá về nó như thế nào?
Trước hết phải nói tới hai cuốn sách: “Giáo dục học” tập 1 của T.A.Ilina
(NXBGD, Hà Nội, 1973), cuốn “Lý luận dạy học của nhà trường phổ thông”
của M.A.Đianilốp và M.N.Xcatkin (NXB Hà Nội, 1980). Các tác giả đã đề
cập khá chi tiết đến bài học, cấu trúc của bài học và đặc biệt nhấn mạnh đến
vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nó khơng
chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn tạo điều kiện cho học sinh chủ
động, tích cực trong q trình học tập.
Đặc biệt phải nói đến cuốn “Phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh
như thế nào” (NXBGD Hà Nội, 1970) của I.F.Kharlamop tác giả cũng đã
khẳng định vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông: “Việc dạy học trực quan khơng những làm cho q trình
học tập thêm sinh động, nó cịn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho
3


các em nhìn thấy bản chất của sự kiện ẩn sau các hình thức và biểu hiện bên
ngồi, kích thích tính ham hiểu biết cho các em” [17, tr. 105-106]. Hay trong
cuốn“ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973)
của N.G.Đai-ri đã nêu rõ vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học“ Sử dụng tài liệu trực quan như một nguồn nhận thức, đem lại tính cụ thể
và hình ảnh của sự kiện, có giá trị lớn lao, vì chúng cho phép học sinh hình

dung lại quá khứ” [ 25, tr.25].
Ở trong nước cũng có rất nhiều các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử đề
cập đến vấn đề sử dụng CNTT trong quá trình dạy học. Chúng ta có thể tìm
hiểu một số tài liệu sau:
Thứ nhất, là các giáo trình viết về PPDHLS như cuốn Đồ dùng trực quan
trong DHLS ở trường phổ thông cấp II” của Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá
(NXBGD, Hà Nội, 1975)); “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch
sử” của Nguyễn Thị Cơi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ
(NXBĐHQG, Hà Nội, 1995); “ Phương pháp dạy học LS” tập 1, 2 của Phan
Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Thị Cơi (NXB ĐHSP,
2002, 2009, 2010)…các tác giả đã trình bày một cách đầy đủ về các phương
pháp dạy học, đặc biệt nhấn mạnh coi trọng tính hình ảnh trực quan trong
DHLS và sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong DHLS ở trường phổ thông,
nhất là sử dụng một số phần mềm trong dạy học nó“ giữ một vai trị quan
trọng trong DHLS, làm cho việc DHLS được phong phú, sinh động, kích thích
hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng
cho học sinh” [10, tr. 85].
Hay trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” Phan Ngọc Liên (chủ biên) (NXB ĐHSP, 2008) Trần
Quốc Tuấn và Đoàn Văn Hưng trong bài viết“ Ứng dụng CNTT và truyền
thông –Một hướng tích cực trong đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ
thơng” đã khẳng định vai trị quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy
học sẽ làm cho kết quả học tập nâng cao, đặc biệt trong DHLS “Trong DHLS
4


ở trường phổ thông vấn đề làm chủ CNTT cần được đặc biệt quan tâm đúng
mức vì đảm bảo tốt yêu cầu sẽ giúp giáo viên và học sinh vừa có thể khai thác
tối ưu các ứng dụng của nó, đồng thời tránh được các biểu hiện lệ thuộc, lạm
dụng kỹ thuật, thậm chí phản tác dụng so với những u cầu giáo dục đặt ra

và thơng qua đó phát huy nội lực để vượt qua thách thức và nắm bắt những
thời cơ” [22, tr.465], và trong bài viết các tác giả đã nhắc lại câu nói của các
nhà giáo dục lịch sử nước ta đó là:“ Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật khơng
hạ thấp vai trị của người giáo viên mà cịn góp phần tăng hiệu quả bài học ở
các mặt: thu nhận thông tin, tư duy, ghi nhớ và vận dụng kiến thức” [22, tr. 477].
Nếu giáo viên biết tổ chức giờ học linh hoạt mềm dẻo kết hợp với ứng dụng
các chức năng của phương tiện kỹ thuật thì bài học sẽ thu hút sự chú ý của
học sinh và đem lại hiệu quả cao. Trong thực tế hầu hết giáo viên đã làm được
điều đó các giờ học có ứng dụng CNTT phần lớn làm cho bài học sinh động
và lôi kéo được học sinh tham gia vào bài học, đó là kết quả vơ cùng to lớn
chúng ta cần phát huy hơn nữa sức mạnh của CNTT để giúp cho quá trình dạy
và học đạt kết quả cao.
Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả
học tập lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thơng” Phan
Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị CôiNguyễn Xuân Trường (biên soạn-tuyển chọn) (Tài liệu lưu hành nội bộ),
trong bài viết “ Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT với sự hỗ
trợ của CNTT” Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Mạnh Hưởng có đề cập “ứng dụng
CNTT và truyền thơng (ICT) thật hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc
nâng cao hiệu quả bài học và đổi mới PPDHLS ở trường THPT” [23, tr.131],
cho chúng ta cái nhìn khái quát về những tồn tại trong vấn đề nâng cao hiệu
quả bài học LS ở trường THPT, nêu ra rất nhiều các biện pháp nâng cao hiệu
quả bài học Lịch sử trong đó có việc ứng dụng CNTT vào dạy học Lịch sử.
Craig. Barrett – Chủ tịch tập đoàn Intel cũng cho rằng: “Với sự hỗ trợ
của công nghệ, giáo viên sẽ trở thành những người mở đầu trong công cuộc
5


cải cách giáo dục trên toàn thế giới”. Trong các tài liệu, những cuốn sách mà
tập đoàn Intel cho xuất bản đều khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của
CNTT đối với q trình dạy học [41]. Cơng nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ

hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh.
Bởi sức mạnh của CNTT là: “đánh thức trí tưởng tượng của học sinh nhằm
hướng đến những mục tiêu học tập cao hơn” [40, tr.1].
Đặc biệt trong cuốn sách“ Phương pháp ôn tập lịch sử ở trường THPT
một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Hoàng Thanh Tú đã trình bày khá hệ
thống các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của DHLS ở trường phổ
thông, đặc biệt là nội dung ôn tập trong DHLS. Đồng thời, tác giả đã cho thấy
vai trò của việc sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học bộ môn Lịch sử
“ Việc dạy và học với sự hỗ trợ của phương tiện cơng nghệ có ưu thế hơn
nhiều so với cách dạy học truyền thống(trên lớp giáo viên giảng bài là chủ
yếu còn HS ghi chép” [36, tr. 60]. Quan trọng hơn tác giả còn nhấn mạnh đến
việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng một số phần mềm dạy học để hỗ
trợ cho việc học tập của học sinh, đây là một nội dung khá mới mẻ mà hầu
như ít có tài liệu đề cập đến. Đây cũng là một trong những điểm mới mà đề tài
của chúng tơi muốn đi sâu nghiên cứu.
Ngồi ra, chúng tơi cịn tham khảo một số bài viết trên các tạp chí về
vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thơng như:
- Hồng Thanh Tú với bài viết: “Vận dụng mơ hình tiếp cận công nghệ
(TAM) trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT” (Tạp chí khoa học
ĐHQGHN, khoa học xã hội và nhân văn tập 25, số 1S, 2009, tr 155-160), tác
giả đã khẳng định một hướng đi khá mới mẻ so với trước:“ Giáo viên là người
thiết kế nguồn tài liệu hỗ trợ, thiết kế câu hỏi, bài tập tương tác vào bài giảng
để tổ chức dạy học trên lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ , thiết kế
thẻ nhớ nhân vật, sự kiện, khái niệm lịch sử và tạo ra sản phẩm học tập với sự
hỗ trợ của phần mềm thơng dụng”, điều đó hồn tồn đi đúng với quan điểm
“lấy người học làm trung tâm” của ngành giáo dục trong những năm gần
6


đây, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn cịn học sinh phải trực tiếp

tham gia vào q trình học như vậy mới phát huy được tính chủ động tích
cực của các em.
- Trịnh Đình Tùng: “Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục qua
một bài học lịch sử”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tháng 5-1998.
- Nguyễn Thị Cơi: “Kênh hình-một nguồn cung cấp kiến thức quan
trọng trong DHLS”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2, 2002.
- Nguyễn Mạnh Hưởng: “Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS ở
trường phổ thơng”, Tạp chí giáo dục, số 133, tr 26-28, 2006.
- Nguyễn Mạnh Hưởng: “CNTT và truyền thông với vấn đề đổi mới
phương pháp DHLS ở trường phổ thơng”, Tạp chí giáo dục, số 185, tr41-43,
2008. Và: “Đặc trưng của việc dạy – học LS và con đường hình thành kiến
thức cho HS với sự hỗ trợ của CNTT”, Tạp chí giáo dục, số 235, tr41-44,
2010. Hầu hết các bài viết trên đều đề cập tới vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng
đồ dùng trực quan nói chung và ứng dụng CNTT nói riêng trong DHLS nhằm
nâng cao hiệu quả bài học.
Ngồi ra, chúng tơi cịn tham khảo một số luận án, luận văn có liên quan
đến ứng dụng CNTT và sử dụng một số phần mềm trong DHLS như:
Luận án tiến sĩ giáo dục học: “Nâng cao chất lượng DH môn LS ở trường
THPT với sự hỗ trợ của CNTT”, (Nguyễn Mạnh Hưởng, ĐHSP, 2011), đã đi
sâu nghiên cứu một cách đầy đủ về vai trò ý nghĩa của vấn đề ứng dụng CNTT
vào dạy học. Đặc biệt tác giả đã đề xuất khá nhiều các biện pháp ứng dụng
CNTT trong DHLS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả DHLS.
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục: “Hướng dẫn học sinh học tập môn
lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm Mindmap”, (Hà Minh Đức, ĐHSP, 2012),
tác giả đã phân tích khá chi tiết về thực tiễn ứng dụng CNTT trong DHLS ở
trường phổ thông và đề xuất một số biện pháp cho GV khi sử dụng phần mềm
Mindmap trong DHLS.

7



Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục: “Củng cố kiến thức cho học sinh với
sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học trong dạy học lịch sử thế giới (19171945) lớp 11 THPT- chương trình chuẩn”, (Nguyễn Thị Xuân Mùi, ĐHSP,
2013), đã trình bày khái quát về vai trị, vị trí, ý nghĩa của một số PMDH trong
DHLS ở trường THPT. Ngồi ra, tác giả cịn đưa ra một số biện pháp sử dụng
một số PMDH để củng cố kiến thức cho HS trong DHLS.
Như vậy, hầu hết các tài liệu trên đều khẳng định vai trò quan trọng của
việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và một số phầm mềm dạy học nói
riêng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Hơn
nữa các tác giả còn cho thấy ý nghĩa vơ cùng quan trọng của nó trong q
trình dạy học là phát triển tư duy và tính tích cực chủ động của học sinh. Bởi
vậy, các cơng trình nghiên cứu trên là một nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi.
Tuy nhiên, các cơng trình này mới đề cập tới việc ứng dụng CNTT vào
dạy học, chủ yếu là phục vụ bài giảng của giáo viên, mặc dù đã đạt được rất
nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhưng dường như chưa có cơng trình nào đề
cập sâu tới việc sử dụng CNTT làm công cụ học tập phù hợp cho học sinh
Phúc Thọ cũng như cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng CNTT
để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy, chúng tơi chọn hướng
nghiên cứu đề tài:
“ Tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 10 trường
trung học phổ thông ở huyện Phúc Thọ-Hà Nôị với sự hỗ trợ của phần mềm
dạy học”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình tổ chức
các hoạt động học tập nội dung phần Các cuộc CMTS (từ giữa thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVIII) Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) với sự hỗ trợ của phần
mềm dạy học.

8



3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, đề tài tập trung tìm hiểu việc tổ chức
các hoạt động học tập cho học sinh lớp 10 với sự hỗ trợ của phần mềm dạy
học (phần Các cuộc CMTS (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII).
Về hình thức tổ chức dạy học: tập trung vào bài học nội khóa.
Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: tiến hành tại 3
trường THPT trên địa bàn huyện Phúc Thọ gồm: THPT Ngọc Tảo, THPT Vân
Cốc, THPT Hồng Đức.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động
học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 10 nói chung, đề tài đề xuất một số hình
thức, biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho HS lớp 10 THPT trên địa bàn
huyện Phúc Thọ với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học theo hướng dạy học tích
cực, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường
trung học phổ thông hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận việc tổ chức các hoạt động học tập môn Lịch sử
cho HS ở trường phổ thông.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học LS nói chung, thực trạng tổ chức
hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học nói riêng.
- Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 và đề xuất
một số biện pháp tổ chức hoạt động học tập môn LS cho HS với sự hỗ trợ của
phần mềm dạy học.
- Thực nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của đề tài
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận: dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta
về lịch sử, giáo dục.


9


5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu sách báo, tạp
chí, internet… về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học LS; phân
tích nội dung chương trình, SGK lớp 10 và các tài liệu phục vụ cho dạy học
phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn. Nghiên cứu việc ứng
dụng các phần mềm dạy học trong q trình tổ chức các hoạt động học tập
mơn Lịch sử cho học sinh ở trường THPT.
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh,
điều tra xã hội học để đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT nói chung và
việc tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học trong dạy
học Lịch sử ở trường THPT; Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng
kết quả nghiên cứu của luận văn, đánh giá tính khả thi của việc tổ chức hoạt
động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học nhằm phát huy
tính chủ động tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả bài học.
6. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học lịch sử nếu giáo viên tiến hành tổ chức hoạt
động học tập cho học sinh với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học theo những
biện pháp luận văn nghiên cứu và đề xuất sẽ góp phần phát huy tính chủ động
tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn LS ở trường THPT.
7. Đóng góp của đề tài
Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của vấn đề tổ chức hoạt động
học tập cho học sinh với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học trong môn Lịch sử ở
trường THPT
- Đánh giá được thực trạng dạy học LS nói chung, thực trạng tổ chức
hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm trong dạy học LS nói riêng.

- Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh với sự
hỗ trợ của phần mềm dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học cũng
10


như chất lượng dạy học bộ môn qua phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10
(Chương trình chuẩn, phần Các cuộc CMTS từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XVIII).
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lý luận PPDHLS nói chung và
vấn đề tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học trong
mơn Lịch sử ở trường THPT nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường
Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục; GV môn LS và bản thân tác
giả luận văn vận dụng trong quá trình DHLS ở trường THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Phương pháp ôn tập lịch sử ở trường
THPT một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
37. Trịnh Đình Tùng (5/1998), “Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
qua một bài học lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
38. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. T.A.Ilina (1973), Giáo dục học tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Viện cơng nghệ máy tính, (2007, 2008), Giáo trình Chương trình dạy
học của Intel-Khóa học cơ bản (Intel Essential Course), phiên bản 10.0,
10.1, Tập đồn Intel
41. Viện cơng nghệ máy tính, (2005), Giáo trình Dạy học cho tương lai của
Intel (Intel Teach to the Future) , Tập đoàn Intel.

42.

87


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA GV VÀ HS

PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính thưa các thầy cơ giáo!
Để góp phần thực hiện thành cơng đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hoạt
động học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông
ở huyện Phúc Thọ-Hà Nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học”. Chúng tôi
rất mong thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách
đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời mà thầy (cô) cho là phù hợp nhất.
Thơng tin thu thập được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.
Thơng tin cá nhân (khơng bắt buộc):
Họ và tên:……………………………………………………..
Trường:………………………………………………………..
Câu 1: Thầy (Cô) quan niệm như thế nào về tổ chức hoạt động học tập
môn Lịch sử cho học sinh với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học?
□ Là đổi mới phương pháp dạy học.
□ Là công cụ, phương tiện để giáo viên dạy học bộ mơn.
□ Là phương pháp giúp học sinh tích cực hứng thú học tập.
□ Là việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập và hướng dẫn học sinh thực
hiện với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học.
Câu 2: Theo Thầy (Cô) việc tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ
của phần mềm dạy học có cần thiết khơng?
□ Rất cần thiết


□ Cần thiết

□ Bình thường

□ Khơng cần thiết

88


Câu 3: Các phương pháp mà Thầy (Cô) thường sử dụng trong giờ học
Lịch sử là:
Mức độ

Phương pháp

Thường

Thỉnh

Hiếm

Khơng

xun

thoảng

khi

bao giờ


Thuyết trình
Vấn đáp
Làm việc nhóm
Sử dụng đồ dùng trực quan
(tranh ảnh, phim tư liệu,…)
Hướng dẫn học sinh tự học, tự
nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh sử dụng các
phần mềm tạo ra sản phẩm học tập
Các phương pháp khác
Câu 4: Thầy ( Cô) thường tổ chức các hoạt động nào khi ứng dụng các
phần mềm dạy học vào quá trình giảng dạy?
□ Hướng dẫn học sinh làm phim với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold
□ Hướng dẫn học sinh thiết kế các bộ sưu tập tranh ảnh, bài thuyết trình với sự
hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint
□ Hướng dẫn học sinh thiết kế thẻ nhớ (sự kiện, nhân vật, khái niệm lịch sử)
với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Word
□ Các hoạt động khác:………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
Câu 5: Trong quá trình dạy học Thầy (Cơ ) có thường xun tổ chức các
hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học không?
□ Thường xuyên

□ Các tiết dự giờ

□ Thỉnh thoảng

□ Không bao giờ


89


Câu 6: Khi Thầy (Cô) tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của
phần mềm dạy học thì mức độ hứng thú của học sinh là:
□ Rất hứng thú

□ Hứng thú

□ Bình thường

□ Khơng hứng thú

Câu 7: Khi Thầy (Cô) tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của
phần mềm dạy học thì học sinh thể hiện sự quan tâm của mình như thế
nào?
□ Học sinh rất quan tâm tìm kiếm tài liệu, tham gia hoạt động
□ Phần lớn học sinh có quan tâm đến các nhiệm vụ học tập
□ Bình thường
□ Học sinh không quan tâm và không tập trung tham gia vào giờ học
Câu 8: Khi tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm
dạy học Thầy (Cơ) có gặp khó khăn khơng?
□ Khơng có máy chiếu phịng học bộ mơn
□ Khả năng ứng dụng các phần mềm cịn hạn chế
□ Trình độ CNTT của học sinh cịn thấp
□ Học sinh khơng có máy tính
Câu 9: Thầy (Cơ) có những đề xuất gì để việc tổ chức hoạt động học tập
với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học đạt hiệu quả?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Xin chân thành cảm ơn!

90


PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Các em thân mến!
Để góp phần thực hiện thành cơng đề tài nghiên cứu: “Tổ chức hoạt
động học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông
ở huyện Phúc Thọ-Hà Nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học”. Chúng tôi
rất mong các em cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách
đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời các em cho là phù hợp nhất. Thông
tin thu thập được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.
Thông tin cá nhân (không bắt buộc):
Họ và tên:……………………………………………………..
Lớp:…………………………………………………………...
Trường:………………………………………………………..
Câu 1: Theo bạn hiểu việc tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của
phần mềm dạy học là:
□ Là đổi mới phương pháp dạy học.
□ Là công cụ, phương tiện để giáo viên dạy học bộ môn.
□ Là phương pháp giúp học sinh tích cực hứng thú học tập.
□ Là việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập và hướng dẫn học sinh thực
hiện với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học.
Câu 2: Theo bạn việc tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của
phần mềm dạy học là:
□ Rất cần thiết


□ Cần thiết

□ Bình thường

□ Khơng cần thiết

91


Câu 3: Các phương pháp giáo viên của bạn thường sử dụng trong giờ học
Lịch sử là:
Mức độ

Phương pháp

Thường

Thỉnh

Hiếm

Không

Xuyên

Thoảng

khi


bao giờ

Thuyết trình
Vấn đáp
Làm việc nhóm
Sử dụng đồ dùng trực quan
(tranh ảnh, phim tư liệu,…)
Hướng dẫn học sinh sử dụng các
phần mềm tạo ra sản phẩm học
tập
Các phương pháp khác
Câu 4: Giáo viên của bạn thường tổ chức các hoạt động nào khi ứng dụng
các phần mềm dạy học vào giờ học:
□ Hướng dẫn học sinh làm phim với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold
□ Hướng dẫn học sinh thiết kế các bộ sưu tập tranh ảnh, bài thuyết trình với sự
hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint
□ Hướng dẫn học sinh thiết kế thẻ nhớ (sự kiện, nhân vật, khái niệm lịch sử)
với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Word
□ Các hoạt động khác:……………………………………………………......
………………………………………………………………………………...
Câu 5: Trong quá trình dạy học Thầy (Cơ ) của bạn có thường xun ứng
dụng các phần mềm dạy học vào tổ chức các hoạt động học tập không?
□ Thường xuyên

□ Các tiết dự giờ

□ Thỉnh thoảng

□ Không bao giờ


92


Câu 6: Mức độ hứng thú của bạn khi giáo viên tổ chức các hoạt động học
tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học là:
□ Rất hứng thú

□ Hứng thú

□ Bình thường

□ Khơng hứng thú

Câu 7: Trong q trình học tập em thể hiện sự quan tâm của mình với
việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm
dạy học như thế nào?
□ Rất quan tâm tìm kiếm tài liệu, tham gia hoạt động
□ Có quan tâm đến các nhiệm vụ học tập
□ Bình thường
□ Khơng quan tâm và khơng tập trung tham gia vào giờ học
Câu 8: Bạn gặp những khó khăn gì khi giáo viên tiến hành tổ chức các
hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học?
□ Khơng có máy vi tính
□ Khơng biết sử dụng các phần mềm
□ Bố mẹ không cho sử dụng máy vi tính
□ Khơng có mạng internet
Câu 9: Bạn có những đề xuất gì để việc tổ chức hoạt động học tập với sự
hỗ trợ của phần mềm dạy học đạt hiệu quả?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn!

93


×