ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VƢƠNG THỊ THU TRÀ
XÂY DỰNG WEBSITE HỌC TRỰC TUYẾN
ĐỂ TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO MƠ HÌNH HỌC TẬP ĐẢO NGƢỢC
CHƢƠNG II - CẤU TRÖC CỦA TẾ BÀO, SINH HỌC 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
HÀ NỘI – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VƢƠNG THỊ THU TRÀ
XÂY DỰNG WEBSITE HỌC TRỰC TUYẾN
ĐỂ TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO MƠ HÌNH HỌC TẬP ĐẢO NGƢỢC
CHƢƠNG II - CẤU TRÖC CỦA TẾ BÀO, SINH HỌC 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(Bộ môn Sinh Học)
Mã số: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Tiến Sỹ
HÀ NỘI – 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn, chúng tôi đã nhận đƣợc sự
ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt thành từ tập thể, gia đình, cá nhân và bè bạn.
Trƣớc hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể Thầy, Cô
trƣờng Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, phòng Quản lý đào tạo và
nghiên cứu khoa học, phòng tƣ liệu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Bằng lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Dƣơng Tiến Sỹ - Giảng viên Cao cấp trƣờng ĐHSP Hà Nội, đã dành
nhiều thời gian, cơng sức tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng tôi trong
mọi mặt để chúng tôi thực hiện tốt luận văn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy, Cô giáo cùng các
em học sinh trƣờng THPT Chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ chúng tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bè bạn đã ln động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho chúng tơi trong thời gian nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2017
Tác giả
VƢƠNG THỊ THU TRÀ
i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGĐPT
Bài giảng đa phƣơng tiện
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
DH
Dạy học
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
PM
Phần mềm
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
QTDH
Quá trình dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thơng
TN
Thực nghiệm
TNSP
Thực nghiệm sƣ phạm
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................6
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................................. 8
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................................14
1.2.1. Khái niệm Học tập đảo ngƣợc .................................................................................14
1.2.2. Bản chất của Học tập đảo ngƣợc............................................................................17
1.2.3. Các giai đoạn tổ chức học tập theo mơ hình Học tập đảo ngƣợc ..........................18
1.2.4. Những ƣu điểm, khó khăn và những lƣu ý khi sử dụng Mơ hình học tập đảo
ngƣợc trong DH ..........................................................................................................19
1.2.5. Vai trò của Website học trực tuyến nâng cao hiệu quả của mơ hình học tập đảo
ngƣợc ...........................................................................................................................21
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..........................................................................................23
1.3.1. Tình hình xây dựng và sử dụng website học trực tuyến môn Sinh học ở Việt
Nam .............................................................................................................................23
1.3.2. Tình hình khai thác và sử dụng Internet, website học trực tuyến trong DH Sinh
học ở trƣờng THPT ....................................................................................................28
1.3.3. Tình hình sử dụng mơ hình học tập đảo ngƣợc trong DH Sinh học THPT .........32
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG WEBSITE HỌC TRỰC TUYẾN ĐỂ TỔ CHỨC
HỌC TẬP THEO MƠ HÌNH HỌC TẬP ĐẢO NGƢỢC CHƢƠNG II – CẤU
TRÖC CỦA TẾ BÀO, SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................34
2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẢO
NGƢỢC ................................................................................................................34
2.1.1. Nguyên tắc quán triệt mục tiêu DH ........................................................................34
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác khoa học của nội dung DH ..........................36
iii
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan và tính sƣ phạm ............................................37
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự tƣơng tác tối đa trong quá trình DH theo quan điểm lấy
ngƣời học làm trung tâm. ...........................................................................................38
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển năng lực tự học của HS...................................41
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng đặc trƣng của CNTT. ..41
2.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO MƠ HÌNH HỌC TẬP ĐẢO
NGƢỢC ................................................................................................................43
2.2.1. Quy trình Xây dựng website để tổ chức học tập theo mơ hình học tập đảo ngƣợc
.....................................................................................................................................43
2.2.2. Quy trình sử dụng mơ hình học tập đảo ngƣợc để tổ chức học t Chƣơng II - Cấu
trúc của tế bào, Sinh học 10 THPT ...........................................................................61
2.3. VÍ DỤ MINH HỌA SỬ DỤNG MƠ HÌNH HỌC TẬP ĐẢO NGƢỢC ĐỂ TỔ
CHỨC HỌC TẬP CHƢƠNG II - CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO, SINH HỌC 10
THPT.....................................................................................................................64
2.3.1. Ví dụ 1.......................................................................................................................64
2.3.2. Ví dụ 2.......................................................................................................................67
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................72
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ...........................................................................72
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ...........................................................................72
3.3. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ..................................................................72
3.3.1. Chọn trƣờng thực nghiệm ........................................................................................72
3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm ..................................................................72
3.3.3. Bố trí thực nghiệm ...................................................................................................73
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................................................................73
3.4.1. Kết quả phân tích định lƣợng ..................................................................................73
3.4.2. Kiểm tra giả thuyết ...................................................................................................77
3.4.3. Kết quả phân tích định tính......................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85
PHỤ LỤC .................................................................................................................87
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. 1. So sánh lớp học truyền thống và lớp học theo mơ hình học tập đảo ngƣợc
...................................................................................................................................17
Bảng 1. 2. Tần suất sử dụng mạng Internet của HS THPT trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn.............................................................................................................................28
Bảng 1. 3. Tần suất truy cập mạng Internet để tìm kiếm thơng tin cho bài học .......29
Bảng 1. 4. Những khó khăn gặp phải khi tìm kiếm thơng tin trên mạng và tham gia
các khóa học trực tuyến của HS ................................................................................30
Bảng 1. 5. Tần suất truy cập mạng Internet để phục vụ công tác giảng dạy môn Sinh
học của GV THPT .....................................................................................................30
Bảng 1. 6. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của GV .........................31
Bảng 1. 7. Tần suất truy cập các website của GV .....................................................31
Bảng 2. 1. Bảng tổng kết hệ thống PTDH kĩ thuật số đã xây dựng ..........................46
Bảng 2. 2. Thống kê tình hình sử dụng moodle trên thế giới [15]. .........................48
Bảng 2. 3. Tổng quan các chủ đề của một bài học lớp học đệm ...............................54
Bảng 2. 4. Quy trình sử dụng tổ hợp đa phƣơng tiện để tổ chức hoạt động nhận thức
cho HS .......................................................................................................................63
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. 1. Lớp học đảo ngƣợc đƣợc triển khai trên website Moon.vn .......................9
Hình 1. 2. Lớp học đảo ngƣợc đƣợc giới thiệu trên website zuni.vn ..........................9
Hình 1. 3. Chuyên đề về lớp học đảo ngƣợc trên website hoclaitudau.com ............10
Hình 1. 4. Dạy học Sinh học 12 theo lớp học đảo ngƣợc .........................................11
Hình 1. 5.So sánh các mức độ tƣ duy trong lớp học truyền thống và lớp học tổ chức
theo mơ hình học tập đảo ngƣợc. ..............................................................................18
Hình 1. 6. Dạy trực tuyến mơn Sinh học ở Việt Nam trên youtube . .......................23
Hình 1. 7. Dạy học trực tuyến mơn Sinh học trên website ...24
Hình 1. 8. Nội dung bài giảng môn Sinh học trên website ...24
Hình 1. 9. Cấu trúc bài giảng mơn Sinh học trên website />Hình 1. 10. Cấu trúc một chuyên đề trong khóa học Luyện thi đảm bảo .................25
Hình 1. 11. Tƣ liệu một bài giảng môn Sinh học trên website />...................................................................................................................................25
Hình 1. 12. Bài tập củng cố trong một bài học trên website ........26
Hình 1. 13. Lỗi trên website .........................................................26
Hình 2. 1. Ví dụ minh họa ngun tắc đảm bảo tính chính xác khoa học của nội
dung DH ....................................................................................................................36
Hình 2. 2. Ví dụ minh họa ngun tắc đảm bảo tính trực quan ...............................38
Hình 2. 3. Ví dụ minh họa nguyên tắc đảm bảo tính tƣơng tác giữa ngƣời học với
máy ............................................................................................................................40
Hình 2. 4. Ví dụ minh họa ngun tắc đảm bảo tính tƣơng tác giữa GV-HS, HS-HS
...................................................................................................................................40
Hình 2. 5. Ví dụ minh họa nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng
đặc trƣng của CNTT ..................................................................................................42
Hình 2. 6. Ví dụ minh họa ngun tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng
đặc trƣng của CNTT ..................................................................................................42
Hình 2. 7. Giao diện trang chủ của website - phần đăng nhập .................................49
Hình 2. 8. Bật chế độ chỉnh sửa ................................................................................50
vi
Hình 2. 9. Thiết lập phần Tóm tắt hệ thống ..............................................................50
Hình 2. 10. Kết quả của phần thiết lập tóm tắt hệ thống ...........................................51
Hình 2. 11. Giao diện hồn thiện của trang chủ .......................................................51
Hình 2. 12. Thêm khóa học mới................................................................................52
Hình 2. 13. Thiết lập Danh mục khóa học ................................................................52
Hình 2. 14. Danh mục khóa học ................................................................................52
Hình 2. 15. Thiết lập chung cho khóa học ................................................................53
Hình 2. 16. Thiết lập nội dung của khóa học ............................................................53
Hình 2. 17. Hiển thị của Danh mục khóa học tại trang chủ ......................................54
Hình 2. 18. Các hoạt động, tài nguyên để tạo nội dung cho các chủ đề ...................56
Hình 2. 19. Kết quả thiết lập nội dung của khóa học ................................................56
Hình 2. 20. Kết quả thiết lập nội dung của khóa học ................................................57
Hình 2. 21. Thiết lập chung cho đề thi trực tuyến.....................................................57
Hình 2. 22. Các dạng câu hỏi tạo đề thi trực tuyến ...................................................58
Hình 2. 23. Đề thi trực tuyến tạo trên Moodle .........................................................59
Hình 2. 24. Câu hỏi tƣơng tác dạng điền khuyết (nhập đáp án) ...............................59
Hình 2. 25. Câu hỏi tƣơng tác dạng điền khuyết (chọn đáp án) ...............................60
Hình 2. 26. Câu hỏi tƣơng tác dạng đúng - sai / có - khơng .....................................60
Hình 2. 27. Câu hỏi tƣơng tác dạng kéo thả -ghép nối .............................................60
Hình 2. 28. Câu hỏi tƣơng tác dạng bảng - điền khuyết ...........................................61
Hình 2. 29. Qui trình sử dụng mơ hình học tập đảo ngƣợc.......................................62
Hình 3. 1. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN .......................................75
Hình 3. 2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến trong TN .........................................................76
vii
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo và các văn bản có tính pháp lý về giáo dục
- đào tạo và yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng, Nhà nƣớc
Giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết
định thành công của công cuộc xây dựng đất nƣớc. Đại hội XI của Đảng đã xác
định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam” [1].
Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ƣơng ngày 4/11/2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo “Giáo dục đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng” [2, Tr. 2] và nhấn mạnh “Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học” [2, Tr. 2]. Đồng thời nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ giải
pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong các nhiệm vụ,
giải pháp trọng tâm là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ hội để người học tự cập
nhật để đổi mới tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các họat động ngoại khóa, xã
hội, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và
học” [2, Tr. 5].
Quan điểm xây dựng Chƣơng trình giáo dục phổ thơng sau 2015 theo tinh
thần nghị quyết 29-NQ/TW cũng tiếp tục đề cập đến việc tiếp tục đổi mới PPDH, đa
dạng hóa hình thức tổ chức học tập và đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong các
họat động giáo dục. Chƣơng trình cũng đã cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt năng lực
chung của HS trong đó có năng lực tự học, năng lực CNTT&TT
1
1.2. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu đổi mới PPDH và hình thức tổ chức DH; từ
những triển vọng và xu thế phát triển của mơ hình học tập đảo ngƣợc
Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc đƣợc thể hiện đầy đủ trong
Chƣơng trình Giáo dục phổ thông tổng thể sau 2015. Những đổi mới trong Chƣơng
trình giáo dục, đặc biệt với việc đƣợc lựa chọn các mơn học (ngồi các mơn học bắt
buộc) đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời học, tạo điều kiện cho ngƣời
học có thể học tập chuyên sâu các mơn học theo nguyện vọng, sở thích hay định
hƣớng nghề nghiệp của bản thân. Do vậy đổi mới PPDH và hình thức tổ chức DH là
yêu cầu tất yếu của QTDH.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT đã mở ra triển vọng to lớn
trong việc đổi mới PPDH và hình thức tổ chức DH góp phần nâng cao hiệu quả DH.
Đồng thời tạo điều kiện phát triển năng lực cho ngƣời học nhƣ năng lực tự học,
năng lực CNTT&TT... Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và mạng
internet, học tập trực tuyến (E-learning) đã và đang thu hút đƣợc đông đảo ngƣời
học. Học tập trực tuyến đƣợc biết đến là phƣơng thức đào tạo mới, có nhiều ƣu
điểm nổi bật với ngƣời học nhƣ: có thể học bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu; có thể tự
quyết định việc học của bản thân; website có tính tƣơng tác cao sẽ góp phần phát
triển năng lực của ngƣời học…Tuy nhiên thực tế cũng đã chứng minh học tập trực
tuyến cũng chƣa thể thay thế hồn tồn hình thức học tập trên lớp, máy tính cũng
khơng thể thay thế hồn tồn GV, bạn học.
Mơ hình học tập đảo ngƣợc là một mơ hình DH kết hợp trực tiếp và trực
tuyến, đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết Học tập đảo ngƣợc với quan điểm
DH lấy ngƣời học làm trung tâm và đảm bảo các yếu tố của lý thuyết học tập đảo
ngƣợc. Mơ hình học tập đảo ngƣợc tạo mơi trƣờng khuyến khích tính tự chủ trong
học tập của ngƣời học, tạo điều kiện tăng hiệu quả sự tƣơng tác giữa ngƣời học –
máy tính, ngƣời học – GV, ngƣời học - ngƣời học, từ đó giúp ngƣời học phát triển
nhận thức.
Nhƣ vậy, mơ hình học tập đảo ngƣợc có nhiều triển vọng với việc kết hợp
các ƣu điểm của hình thức học tập trực tuyến và học tập trực tiếp trên lớp, tạo ra
mơi trƣờng học tập tích cực, chủ động, tƣơng tác cao nhƣng không kém phần thú vị
với HS.
2
1.3. Xuất phát từ nội dung kiến thức Chƣơng II - Cấu trúc của tế bào
Kiến thức về sinh học tế bào nói chung và cấu trúc của tế bào nói riêng có
vai trị quan trọng, là kiến thức nền tảng giúp HS tiếp thu tốt các nội dung kiến thức
khác trong chƣơng trình Sinh học THPT. Trên thực tế, đây cũng là nội dung kiến
thức thu hút và hấp dẫn nhƣng cũng khó nhớ, dễ nhầm lẫn với HS vì có nhiều thành
phần cấu trúc phức tạp và đặc biệt, SGK rất ít các hình ảnh mơ phỏng nên kiến thức
trở nên trừu tƣợng. Chủ yếu bao gồm kiến thức về cấu trúc, Chƣơng II - Cấu trúc
của tế bào có những đặc điểm phù hợp, thuận lợi cho việc thiết kế website học trực
tuyến để tổ chức học tập theo mơ hình học tập đảo ngƣợc, đƣa HS tiếp cận với một
hình thức học tập mới mà HS hầu nhƣ chƣa đƣợc tiếp cận trƣớc đó.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng website học trực tuyến để tổ chức
học tập theo mơ hình học tập đảo ngược Chương II - Cấu trúc của tế bào, Sinh
học 10 trung học phổ thơng”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng website học trực tuyến có tính tƣơng tác cao và tổ
chức học tập theo mơ hình học tập đảo ngƣợc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
DH chƣơng II - Cấu trúc của tế bào, Sinh học 10 THPT.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mơ hình học tập đảo ngƣợc trong DH Chƣơng II - Cấu trúc của tế bào, Sinh
học 10 THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình DH chƣơng II - Cấu trúc của tế bào, phần Sinh học tế bào, Sinh
học 10 THPT.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng đƣợc website học trực tuyến có tính tƣơng tác cao và tổ chức
học tập theo mơ hình học tập đảo ngƣợc sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và
học Chƣơng II - Cấu trúc của tế bào, Sinh học 10 THPT.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: tổng quan lịch sử vấn đề nghiên
cứu, học tập đảo ngƣợc (flipped learning).
3
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài: tình hình xây dựng và sử dụng
các website học trực tuyến nói chung và mơn Sinh học nói riêng ở Việt Nam; thực
trạng khai thác và sử dụng Internet, website học trực tuyến ở trƣờng THPT, tình
hình sử dụng mơ hình học tập đảo ngƣợc trong DH Sinh học.
5.3. Xây dựng đƣợc website học trực tuyến chƣơng II - Cấu trúc của tế bào, Sinh
học 10 THPT bằng PM Moodle và kết hợp sử dụng một số PM khác để tạo lớp học
đệm trên website.
5.4. Nghiên cứu xác định các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng mô hình học tập đảo
ngƣợc.
5.5. Nghiên cứu xây dựng quy trình sử dụng mơ hình học tập đảo ngƣợc để tổ chức
DH Chƣơng II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10.
5.6. TNSP để khẳng định tính đúng đắn mà giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hoá, khái quát hoá...trong nghiên cứu các tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan
đến đề tài để:
Nghiên cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà nƣớc về chủ trƣơng
chính sách với giáo dục và đào tạo.
Nghiên cứu tài liệu hƣớng dẫn sử dụng PM để thiết kế website DH; các PM,
công cụ để xây dựng bài giảng đa phƣơng tiện.
Nghiên cứu nội dung Phần Sinh học tế bào và nội dung chƣơng II - Cấu trúc
của tế bào, phần Sinh học tế bào.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra thực trạng khai thác và sử dụng internet; xây dựng website DH trực
tuyến ở trƣờng THPT hiện nay.
Điều tra tình hình sử dụng mơ hình DH đảo ngƣợc trong DH Sinh học.
6.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến chuyên gia trong quá trình định hƣớng đề tài và triển
khai thực hiện đề tài.
6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
4
Thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
6.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phƣơng pháp thống kê, từ đó rút ra kết luận
của đề tài.
7. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
7.1.Về cơ sở lí luận: bƣớc đầu hệ thống hóa, xây dựng đƣợc cơ sở lí luận về mơ
hình học tập đảo ngƣợc.
7.2. Điều tra thực trạng vận dụng mơ hình học tập đảo ngƣợc ở Việt Nam từ đó có
định hƣớng xây dựng website có tính tƣơng tác cao sử dụng để tổ chức hiệu quả mơ
hình học tập đảo ngƣợc.
7.3. Phối hợp sử dụng một số PM xây dựng đƣợc website học trực tuyến chƣơng II Cấu trúc của tế bào, Sinh học 10 THPT tạo môi trƣờng học tập linh hoạt thuận lợi
cho việc tổ chức học tập theo mô hình học tập đảo ngƣợc.
7.4. Xây dựng đƣợc quy trình tổ chức học tập theo mơ hình học tập đảo ngƣợc
chƣơng II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 THPT.
7.5. Thiết kế đƣợc một số giáo án minh họa sử dụng mơ hình học tập đảo ngƣợc và
đƣa vào TNSP để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
8. CẤU TRƯC LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Xây dựng website học trực tuyến để tổ chức học tập theo mơ hình học
tập đảo ngƣợc Chƣơng II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 trung học phổ thông.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Học tập đảo ngƣợc (Flipped learning) là một phƣơng thức thiết kế DH đã và
đang đƣợc phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Học tập đảo ngƣợc đƣợc
nghiên cứu và là cơ sở lý thuyết để tổ chức một mơ hình học tập đã đƣợc áp dụng
rộng rãi là lớp học đảo ngƣợc (Flipped classroom).
Phƣơng thức DH theo lý thuyết học tập đảo ngƣợc bắt nguồn từ ý tƣởng độc
lập của một số tác giả về phƣơng thức dạy học mới đem lại hiệu quả học tập và kích
thích việc học tập chủ động. Theo những cách khác nhau nhƣng họ cùng đề xuất
chia quá trình dạy học thành 2 giai đoạn: giai đoạn tự học trƣớc khi tới lớp và giai
đoạn học trên lớp.
Hai tác giả Barbara Walvoord và Virginia Johnson Anderson trong quyển
sách có tên “Effective Reading: a tool for learning and assessment” xuất bản năm
1998 đã đề xuất cách đánh giá việc học sao cho đem lại hiệu quả học tập và kích
thích việc học tập chủ động. Trên cơ sở đó họ đã đề xuất sử dụng các hình thức nhƣ
đọc và tóm tắt tài liệu về bài học mới, trả lời câu hỏi hoặc hoàn thành phiếu bài tập
để kiểm tra sự hiểu của ngƣời học.
Vào thập niên 1990, tại Khoa công nghệ và Khoa học Ứng dụng của Đại học
Harvard, ông Trƣởng Khoa Eric Mazur và giáo sƣ Vật lý và Vật lý ứng dụng
Balkanski (NewsRx Health, 2012) đã sử dụng mơ hình với tên gọi là Peer
Instruction (học lẫn nhau) sau khi giáo sƣ này thấy rằng mặc dù bài giảng của ông
đƣợc đánh giá cao, nhiều sinh viên vẫn chƣa thật sự hiểu các khái niệm Vật lý trong
bài giảng của mình. Theo cách dạy và học mới, ngƣời học nghe những bài giảng
ngắn qua các đoạn băng video và sau đó tất cả phải trả lời câu hỏi kiểm tra khái
niệm trên hệ thống quản lý học. Kế đến ngƣời học tham gia vào các hoạt động thảo
luận nhóm trên lớp học và GV sẽ phản hồi để điều chỉnh những câu trả lời sai [10].
Trên những cơ sở đó, các lớp học đảo ngƣợc đƣợc hình thành với tƣ tuởng
chung là tổ chức dạy học theo 2 giai đoạn: tổ chức cho học sinh tự học kiến thức cơ
bản trƣớc khi tới lớp với sự hỗ trợ của CNTT&TT và tổ chức học trên lớp để thảo
6
luận, luyện tập, vận dụng kiến thức.
Tiếp sau đó, học tập đảo ngƣợc hay cụ thể là mơ hình lớp học đảo ngƣợc
đƣợc trình bày trong nhiều hội thảo, hội nghị khoa học nhƣ hội thảo dạy và học của
Hiệp hội khoa học chính trị Mỹ (2007), hội nghị khoa học về lớp học đảo ngƣợc
Bergmann et al. (2012) [10].
Với cách học tích cực và kết hợp với sự hỗ trợ của cơng nghệ, mơ hình lớp
học đảo ngƣợc nhanh chóng thu hút các nhà giáo dục ở Mỹ và một số quốc gia
khác. Khan Academy là một tổ chức phi lợi nhuận đƣợc thành lập với mục đích cải
tiến cách học. Trang web của tổ chức này cung cấp trên 3.250 bài giảng miễn phí
bằng băng ghi hình về các mơn học khác nhau nhƣ Tốn, Khoa học, Chính trị,...
Đây đƣợc xem là một lớp học toàn cầu; HS, sinh viên và GV có thể sử dụng kho tƣ
liệu này miễn phí. Thơng qua trang web này nhiều GV đã khai thác nguồn tài liệu
phong phú để ứng dụng mơ hình lớp học đảo ngƣợc [10].
Mơ hình lớp học đảo ngƣợc đƣợc triển khai đầu tiên ở Mỹ trong nhiều
trƣờng đại học và THPT. Hiện nay, mơ hình lớp học đảo ngƣợc đang ngày càng
đƣợc sử dụng rộng rãi và đã đạt đƣợc những thành công nhất định ở nhiều nƣớc trên
thế giới.
Ở Mỹ, theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped Learning
Network tiến hành hồi tháng 5 năm 2014, số lƣợng GV áp dụng mơ hình lớp học
đảo ngƣợc trong giảng dạy ở Mỹ tăng lên 78% trong năm 2014, so với chỉ 48% vào
năm 2012. Trong đó, các GV tham gia khảo sát đều đồng ý rằng mơ hình này giúp
thái độ học tập trong lớp đƣợc cải thiện rất nhiều và điểm số của HS tăng lên 67%
so với cách học truyền thống [19]. Ngoài ra, 3/4 trong tổng số 180.000 HS trung
học tham gia cuộc khảo sát Speak Up năm 2013 cũng đồng ý rằng mơ hình lớp học
đảo ngƣợc mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với bình thƣờng. Với những ƣu
điểm trên, mơ hình lớp học đảo ngƣợc đƣợc nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ áp dụng
trong giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học và đại học.
Ngoài ra, nhiều quốc gia khác nhƣ Anh, Úc, Singapo, Việt Nam… cũng đã
triển khai mơ hình lớp học đảo ngƣợc.
Nhƣng cũng nhƣ các mơ hình học tập khác, mơ hình học tập đƣợc tổ chức
dựa trên lý thuyết Học tập đảo ngƣợc khơng phải là mơ hình học tập tuyệt đối cho
7
mọi đối tƣợng ngƣời học, mọi bài học. Học tập đảo ngƣợc cũng yêu cầu đƣợc triển
khai đúng cách. Chính vì vậy, trong q trình thực hiện cũng có những mơ hình đã
thất bại. Bên cạnh đó “lớp học đảo ngƣợc” là thuật ngữ sử dụng phổ biến chỉ các
cách đã triển khai DH của các tổ chức và cá nhân khác nhau dựa trên tƣ tƣởng của
lý thuyết học tập đảo ngƣợc, chứ chƣa có các nghiên cứu cụ thể để xây dựng mơ
hình DH đáp ứng các yếu tố của lý thuyết học tập đảo ngƣợc. Vì vậy, trong phạm vi
luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm “lớp học đảo ngƣợc” để đề cập đến các cách
triển khai DH đã đƣợc các tổ chức, cá nhân đã tự áp dụng trên tƣ tƣởng của lý
thuyết học tập đảo ngƣợc và khái niệm “mơ hình học tập đảo ngƣợc” để đề cập đến
mơ hình học sẽ nghiên cứu và xây dựng trong đề tài trên cơ sở áp dụng lý thuyết
học tập đảo ngƣợc và đảm bảo các yếu tố của học tập đảo ngƣợc theo Flipped
Learning Network.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình áp dụng DH theo lý thuyết học tập đảo ngược ở Việt Nam
Ở Việt Nam, học tập đảo ngƣợc đang đƣợc chú ý và đã có những bƣớc đi đầu
tiên. Lý thuyết học tập đảo ngƣợc chủ yếu đƣợc các cơ sở giáo dục và các cá nhân
triển khai dƣới dạng lớp học đảo ngƣợc.
Hiện nay lớp học đảo ngƣợc đã đƣợc sử dụng trong giảng dạy ở một số cơ sở
giáo dục nhƣ Đại học FPT, Trung tâm Anh ngữ quốc tế Apollo, Trung tâm Anh ngữ
Việt Mỹ VATC… và một số trang web học trực tuyến nhƣ Zuni.vn, Moon.vn,
hoclaitudau.com… Bên cạnh đó cũng đã có một số thầy cơ giáo đã tìm hiểu, mạnh
dạn áp dụng và đạt những kết quả bƣớc đầu nhƣ cơ giáo Tơ Thụy Diễm Qun,
giảng viên Chƣơng trình ứng dụng CNTT vào DH của Bộ GD&ĐT, thầy Ngô Trần
Định Công – GV môn Sinh học,…
Trƣờng Đại học FPT đã triển khai lớp học đảo ngƣợc trên 4 lớp với 100 sinh
viên. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sinh viên đỗ thực hành tại đại học FPT đã tăng từ 30%
ở các lớp thông thƣờng lên 53% ở các lớp áp dụng mơ hình [9].
Website học trực tuyến Moon.vn, một website có uy tín với HS Việt Nam đã
triển khai lớp học đảo ngƣợc từ năm 2014.
8
Hình 1. 1. Lớp học đảo ngược được triển khai trên website Moon.vn
Website Zuni.vn cũng đã giới thiệu về lớp học đảo ngƣợc và khuyến khích,
tạo điều kiện cho các GV áp dụng mơ hình này trên website.
Hình 1. 2. Lớp học đảo ngược được giới thiệu trên website zuni.vn
Nhiều thầy cô giáo đã tập trung nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng lớp học
đảo ngƣợc.
Website học trực tuyến hoclaitudau.com của thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn
chính thức mở các lớp ôn luyện thi môn Toán áp dụng lớp học đảo ngƣợc từ năm
2016. Để triển khai đƣợc mơ hình học tập mới này, thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn đã
thực hiện một chuyên đề giới thiệu về lớp học đảo ngƣợc đến các phụ huynh và HS.
9
Hình 1. 3. Chuyên đề về lớp học đảo ngược trên website hoclaitudau.com
Cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên, giảng viên Chƣơng trình ứng dụng CNTT
vào DH của Bộ Giáo dục và đào tạo, đã áp dụng thử nghiệm lớp học đảo ngƣợc
trong DH Hóa học 9 tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua thử nghiệm cho thấy HS tích
cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà và tích cực, hứng thú, tham gia có
hiệu quả hoạt động thảo luận, luyện tập tại lớp.
Trong bộ môn Sinh học, Thầy Ngô Trần Định Công đã áp dụng lớp học đảo
ngƣợc trong lớp luyện thi đại học và nhận thấy những biến đổi lớn: HS hiểu nhanh
và cặn kẽ những nội dung thầy giảng lại trên lớp và đặt câu hỏi rất sâu sắc, điều đó
có đƣợc là do HS đã đƣợc tiếp cận nội dung học từ ở nhà, nắm vững các nội dung
cơ bản và xác định đƣợc các nội dung cịn gây khó khăn với bản thân, từ đó các
hoạt động trên lớp đạt hiệu quả cao hơn.
10
Hình 1. 4. Dạy học Sinh học 12 theo lớp học đảo ngược
Ngồi ra cịn các thầy cơ giáo ở bậc đại học và THPT đã thử nghiệm lớp học
đảo ngƣợc và nhận đƣợc những phản hồi tích cực từ HS.
Hạn chế của việc áp dụng DH theo lý thuyết học tập đảo ngược ở Việt Nam.
Bản thân lý thuyết học tập đảo ngƣợc có nhiều ƣu điểm nổi bật. Tuy nhiên
việc áp dụng DH theo lý thuyết học tập đảo ngƣợc ở Việt Nam còn tồn tại một số
hạn chế.
Chúng tôi nhận thấy các lớp học đảo ngƣợc đã triển khai dựa trên tƣ tƣởng
chung của Học tập đảo ngƣợc là tổ chức DH theo 2 giai đoạn: tự học kiến thức cơ
bản trƣớc khi tới lớp với sự hỗ trợ của CNTT&TT và thời gian trên lớp dành chủ
yếu cho hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức. Tuy nhiên hầu hết lớp học đảo
ngƣợc đƣợc triển khai mang tính chủ quan: khơng có các yếu tố nền tảng để xây
dựng mơ hình lớp học, quy trình sử dụng khơng thống nhất do đó chƣa đáp ứng
đƣợc đầy đủ các yếu tố của học tập đảo ngƣợc, có thể kể đến các hạn chế nhƣ:
- Giai đoạn tự học ở nhà, chỉ tổ chức đƣợc khâu Học bài mới của QTDH.
- Các bài giảng thu thành video hay là các powerpoint đƣợc đƣa lên mạng để
HS xem trƣớc khi tới lớp. HS ít có cơ hội tƣơng tác với bài học, GV và bạn học nên
chƣa đáp ứng văn hóa DH với quan điểm DH lấy ngƣời học làm trung tâm.
- Chƣa có cơng cụ quản lý lớp học hiệu quả. GV khó quản lý lớp học, tình
trạng học tập của HS và không tƣơng tác đƣợc với HS trong giai đoạn học tập trƣớc
khi tới lớp. Cũng đã có những giải phải pháp đƣợc đề xuất nhƣ cô giáo Tô Thụy
Diễm Quyên đã thiết kế bài giảng Elearning gửi lên facebook cho HS học và kiểm
tra kết quả học tập của HS tại trang . Tuy nhiên giải
pháp trên tƣơng đối phức tạp với GV và khó tạo mơi trƣờng học tập linh hoạt với
HS. Cịn hầu hết các mơ hình đã triển khai khơng thực hiện đƣợc các yêu cầu này.
11
Nguyên nhân của thực trạng trên là ở Việt Nam, học tập đảo ngƣợc mới đƣợc
giới thiệu khái quát trên một số trang web và một số ít bài báo khoa học mà chƣa có
các cơng trình nghiên cứu chun sâu. Do vậy GV cịn thiếu về lí luận khi triển khai
học tập đảo ngƣợc trong thực tế.
Thực tế triển khai ở thế giới và Việt Nam cho thấy lý thuyết học tập đảo
ngƣợc đã đƣợc áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều mơ hình lớp học đảo ngƣợc triển
khai chƣa hiệu quả, nhiều trƣờng hợp thực tế GV mới chỉ “lật lớp học” của mình
chứ chƣa thực sự triển khai lớp học đảo ngƣợc. Để khắc phục các hạn chế, việc
nghiên cứu lí luận về học tập đảo ngƣợc, xây dựng mơ hình học tập đảo ngƣợc trên
cơ sở vận dụng đầy đủ lý thuyết học tập đảo ngƣợc là yêu cầu cấp thiết. Đồng thời
để tổ chức học tập theo mơ hình học tập đảo ngƣợc hiệu quả, cần xây dựng đƣợc
cơng cụ tiện ích để tổ chức giai đoạn học tập trƣớc khi tới lớp của HS. Website học
trực tuyến có tính tƣơng tác cao, có tính năng quản lí hiệu quả là giải pháp.
1.1.2.2 . Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế của các website học
trực tuyến hiện nay
a. Ưu điểm
- Về tính đa dạng của nội dung và hình thức:
Hiện nay phần lớn các website học trực tuyến gồm tổng hợp nhiều môn học
và cấp học, một số website học trực tuyến các môn học riêng biệt. Tuy nhiên các
website đều hƣớng đến sự đa dạng, phong phú thành phần kiến thức và học liệu; sự
sinh động, hấp dẫn về hình thức và thuận tiện cho việc nghiên cứu và trao đổi.
- Về hiệu quả huy động nhân lực:
Có sự tham gia và cơ hội tham gia của những GV giỏi, những chuyên gia
hàng đầu thuộc các môn học khác nhau cũng nhƣ các HS giỏi.
- Về tiện ích và hiệu quả hỗ trợ của công nghệ:
Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các website học trực tuyến đƣợc xây
dựng ngày càng chun nghiệp, có nhiều tính năng mới mang đến nhiều tiện ích và
hỗ trợ hiệu quả cho ngƣời sử dụng.
- Về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ DH:
Tăng tính tƣơng tác, tính đa lựa chọn, tính linh hoạt và tính mở. Tạo ra đƣợc
những thay đổi tích cực về mặt nội dung và phƣơng pháp so với học truyền thống
12
góp phần đem lại những hiệu quả và hứng thú học tập nhất định đối với nhiều môn
học nhƣ ngoại ngữ, vật lý, tốn học, hóa học, sinh học…
- Về hiệu quả quản lý hoạt động và chất lƣợng học tập:
Các website học trực tuyến hiện nay có các tính năng quản lí hoạt động học
tập và chất lƣợng học tập của ngƣời học thƣờng xuyên, liên tục dƣới nhiều hình
thức. Từ đó, nhanh chóng phân loại, nắm bắt tình hình HS, thu nhận thơng tin
ngƣợc để có những điều chỉnh sao cho phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện
học của từng cá nhân HS.
b. Nhược điểm
Ngoài những ƣu điểm nhƣ trên, Website học trực tuyến hiện nay còn tồn tại
một số hạn chế.
ThS Trƣơng Tinh Hà, nguyên giám đốc điều hành mạng giaovien.net
(http:/www.giaovien.net/) đã chỉ ra năm nhƣợc điểm ở Website giáo dục Việt Nam,
đó là: chƣa nhận định rõ trình độ và chƣa xác định đúng đối tƣợng; chƣa chuẩn bị
tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy; Website mắc nhiều lỗi thiết kế; thiếu
tính tƣơng tác; thiếu tính cập nhật [13].
Đánh giá một cách tồn diện, chúng tơi nhận thấy một số nhƣợc điểm của
Website DH qua mạng là:
- Về QTDH:
QTDH đòi hỏi phải đƣợc thực hiện theo một trình tự là: kiểm tra kiến thức đầu
vào → học kiến thức mới → ôn tập củng cố → kiểm tra đánh giá. Việc DH qua
mạng hiện nay mới chỉ thực sự tập trung và tiến hành hiệu quả ở một số khâu riêng
biệt của QTDH (thƣờng gặp là học kiến thức mới và kiểm tra đánh giá).
- Về PPDH:
Vận dụng PPDH chƣa đƣợc linh hoạt, ít sử dụng các PPDH tích cực. Phần
lớn Website đƣa lên những đoạn video quay lại bài giảng trên lớp, HS mở ra và xem
giống nhƣ ngồi học trên lớp. Với phƣơng pháp nhƣ vậy, HS vẫn phải học một cách
thụ động và dễ gây ra sự nhàm chán, thiếu tập trung. Chƣa nhiều website tạo đƣợc
sự tƣơng tác giữa HS với máy tính, HS với HS và HS với GV.
- Về phƣơng tiện DH kỹ thuật số:
Chất lƣợng phƣơng tiện DH kỹ thuật số chƣa cao, số lƣợng chƣa đủ đáp ứng
13
nhu cầu sử dụng, tính cập nhật và phù hợp với nội dung học tập còn thấp. Đây là
một trở ngại không nhỏ khi tiến hành DH qua mạng.
Một số Website thiên về biểu diễn, cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết
cho HS dẫn đến tình trạng ỷ lại, kiến thức trùng lặp nhiều với SGK, chƣa tận dụng
hết nguồn học liệu ngoài mạng, chƣa rèn luyện đƣợc cho HS tƣ duy làm việc độc
lập với máy tính và Internet.
- Về cấu trúc các khóa học:
Cấu trúc các khóa học đơi khi cịn chƣa hợp lý để phù hợp với đặc thù môn
học, từng bài học, khả năng và điều kiện học tập của các nhóm đối tƣợng khác
nhau.
c. Nguyên nhân hạn chế
- Về điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống các PM
Cơ sở vật chất cịn thiếu, hệ thống PM hỗ trợ đƣợc Việt hóa cịn ít. Do vậy,
gây khó khăn cho việc tiếp cận và sử dụng của ngƣời dạy và ngƣời học.
- Về nguồn nhân lực tham gia lĩnh vực đào tạo trực tuyến
Thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống đào tạo trực
tuyến. Mặc dù chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt trong
thời gian gần đây, tuy nhiên, DH qua mạng vẫn rất cần sự quan tâm tham gia xây
dựng từ các cá nhân, tập thể hay công ty lớn đặc biệt là đội ngũ chuyên gia có kinh
nghiệm trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó hầu hết GV chƣa đáp ứng về trình độ CNTT hay cịn tâm lý
“ngại khó” trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến hay kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
- Quan điểm hiện tại về dạy và học qua mạng chƣa khuyến khích đƣợc sự
phát triển của những hình thức đào tạo trực tuyến xuất phát từ những lo ngại điều
kiện triển khai và chất lƣợng đào tạo.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Khái niệm Học tập đảo ngược
1.2.1.1. Định nghĩa
Hiện nay lý thuyết học tập đảo ngƣợc đã đƣợc áp dụng rộng rãi nhƣng rất ít
định nghĩa về học tập đảo ngƣợc.
14
Nguyễn Văn Lợi định nghĩa dƣới dạng mơ hình lớp học: “Lớp học nghịch
đảo - mơ hình DH kết hợp trực tiếp và trực tuyến”[10]. Định nghĩa mới phản ánh ở
phƣơng diện hình thức tổ chức DH của một mơ hình đƣợc tổ chức trên cơ sở lý
thuyết của học tập đảo ngƣợc, chƣa phản ánh đƣợc bản chất của học tập đảo ngƣợc.
Phân tích quan điểm Flipped learning Network, chúng tôi đồng ý và sử dụng
định nghĩa: Học tập đảo ngƣợc là một tiếp cận về phƣơng pháp sƣ phạm, trong đó
việc hƣớng dẫn trực tiếp chuyển từ khơng gian học tập theo nhóm sang khơng gian
học tập cá nhân và do đó khơng gian học tập theo nhóm trở thành môi trƣờng học
tập động và tƣơng tác mới mà nhà giáo dục hƣớng dẫn ngƣời học khi họ áp dụng
khái niệm và tham gia một cách sáng tạo vào các vấn đề [21].
Định nghĩa trên phản ánh học tập đảo ngƣợc ở phƣơng diện bản chất. Theo
đó, học tập đảo ngƣợc đề xuất một mơ hình học tập có những khác biệt trong các
khâu trong q trình DH so với lớp học truyền thống: việc nghe giảng, học nội dung
kiến thức cơ bản đƣợc thực hiện trƣớc khi tới lớp (hƣớng dẫn trực tiếp theo không
gian học tập nhóm trong lớp học truyền thống sang khơng gian học tập cá nhân);
việc luyện tập, thảo luận, vận dụng và mở rộng kiến thức đƣợc thực hiện trên lớp
(không gian học tập theo nhóm trên lớp trở thành mơi trƣờng học tập và tƣơng tác
mới).
Flipped learning Network cũng đã đặt ra yêu cầu không đồng nhất khái niệm
học tập đảo ngƣợc với lớp học đảo ngƣợc. Học tập đảo ngƣợc là lý thuyết để xây
dựng lớp học đảo ngƣợc. Một nhà giáo dục có thể “lật lớp học” của mình nhƣng
không phải cứ “lật lớp học” là tạo ra lớp học đảo ngƣợc nếu không trên quan điểm
“DH lấy ngƣời học làm trung tâm” và đáp ứng các yếu tố của học tập đảo ngƣợc.
Trong phạm vi luận văn chúng tơi định hƣớng xây dựng mơ hình học tập đảo
ngƣợc với công cụ là website học trực tuyến. Nhƣ vậy, mơ hình học tập đảo ngƣợc
là mơ hình học tập kết hợp học trực tuyến trên website và học trực tiếp, đƣợc xây
dựng trên cơ sở lý thuyết học tập đảo ngƣợc với quan điểm “DH lấy ngƣời học làm
trung tâm” và đáp ứng các yếu tố của học tập đảo ngƣợc.
1.2.1.2. Các yếu tố của học tập đảo ngược
Các yếu tố của học tập đảo ngƣợc có thể khái qt gồm mơi trƣờng linh hoạt,
văn hóa dạy và học, nội dung có chủ ý, nhà giáo dục chuyên nghiệp [23].
15
- Môi trƣờng học tập linh hoạt:
Học tập đảo ngƣợc cho phép các nhà giáo dục thực hiện các chế độ học tập
khác nhau. Họ tạo ra không gian học tập linh hoạt cho phép ngƣời học chủ động lựa
chọn thời gian và địa điểm học, lựa chọn hình thức học phù hợp với trình độ của
mình. Trong khơng gian học tập linh hoạt đó, ngƣời học có thể tƣơng tác với máy
tính, tƣơng tác với nhau, với GV khi cần thiết và GV có thể tạo mối liên kết tốt với
ngƣời học, theo dõi tiến độ và kết quả học tập của HS để có các điều chỉnh phù hợp.
- Văn hóa dạy và học:
Học tập đảo ngƣợc tiếp cận theo quan điểm DH lấy ngƣời học làm trung tâm.
Quá trình học tập trƣớc khi đến lớp tạo cơ hội phát triển khả năng tự học, tính tích
cực chủ động học tập của ngƣời học. Thời gian học tập trên lớp dành để luyện tập,
thảo luận và tạo cơ hội học tập phong phú cho ngƣời học. Nhƣ vậy nhận thức đƣợc
điều này HS sẽ có thái độ và kỷ luật học tập tốt hơn. Với vai trò là ngƣời hƣớng
dẫn, GV có thể nhận biết rõ các vấn đề mà HS đang gặp phải, có nhiều thời gian
giúp đỡ HS thảo luận, luyện tập và có thể điều chỉnh để nâng cao chất lƣợng bài
giảng thông qua các đóng góp của HS.
- Nội dung có chủ ý:
Giáo viên xác định nội dung DH, hoạt động học tập và PPDH để đạt hiệu quả
tối ƣu trong quá trình DH lấy ngƣời học làm trung tâm và chiến lƣợc học tập tích
cực.
HS cũng có thể xác định đƣợc các nội dung dễ hoặc khó với bản thân để điều
chỉnh thời gian học hợp lý cho từng nội dung, có cách học phù hợp với trình độ của
bản thân và sẽ có định hƣớng về các vấn đề chƣa thức sự nắm vững, cần thảo luận,
giải đáp khi tới lớp.
- Nhà giáo dục chuyên nghiệp:
Trong học tập đảo ngƣợc, nhà giáo dục khơng thể hiện vai trị nổi bật nhƣ
trong lớp học truyền thống nhƣng là thành phần không thể thiếu trong sự thành
cơng của mơ hình. Nhà giáo dục trong mơ hình học tập đảo ngƣợc u cầu phải có
năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm, năng lực CNTT. Do đó thể hiện sự chuyên
nghiệp trong thiết kế bài giảng cho HS trong quá trình học trƣớc khi tới lớp, tổ chức
các hoạt động học tập trên lớp một cách hiệu quả, thu nhận và phản hồi thông tin
16