Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ XUYÊN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG
VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BAN

HÀ NỘI – 2013

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc đến Tiến sĩ
Nguyễn Thị Ban đã tận tâm hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các Thầy cô trong tổ bộ môn Lý luận và phƣơng pháp
dạy học môn Ngữ Văn, phòng Đào tạo, trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên
tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn tại trƣờng.


Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2013

Lê Thị Xuyên

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thống kê tiết học văn miêu tả trong SGK Tiếng Việt 5………….26
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Trung Văn, Hà Nội …..86

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Phân loại bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa... 41
Sơ đồ 2.2. Hệ thống bài tập rèn kỹ năng nhận diện và phân tích giá trị của
biện pháp tu từ nhân hóa trong bài văn miêu tả………………………….. .... 42
Sơ đồ 2.3. Hệ thống bài tập rèn kỹ năng tạo lập tu từ nhân hóa trong bài văn
miêu tả……………………………………………………............................. 54
Sơ đồ 2.4. Hệ thống bài tập rèn kỹ năng chữa lỗi tu từ nhân hóa trong bài văn
miêu tả……………………………………………………………………. ... 66

iii


MỤC LỤC
Trang


Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Danh mục các bảng ............................................................................................ii
Danh mục các sơ đồ ......................................................................................... iii
Mục lục ..............................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 12
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 12
1.1.1. Văn miêu tả và biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả ................ 12
1.1.2. Đặc điểm nhận thức và việc hình thành kỹ năng của học sinh lớp 5 .......... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 25
1.2.1. Phân tích phần văn miêu tả trong chƣơng trình Tiếng Việt 5 ............... 26
1.2.2. Thực tế rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và việc sử dụng
biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả của học sinh lớp 5 .............. 31
Chƣơng 2: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG SỬ
DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA ................................................... 37
2.1. Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập ......................................... 37
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học Tập làm văn: rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản . 37
2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, đa dạng, hấp dẫn ............................................. 37
2.1.3. Đảm bảo tính vừa sức, tạo sức cho học sinh ......................................... 38
2.1.4. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh lớp 5 ....... 38
2.2. Mô tả hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
trong viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ....................................................... 39
2.2.1. Bài tập rèn kỹ năng nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ nhân
hóa trong bài văn miêu tả ................................................................................ 42
2.2.2. Bài tập rèn kỹ năng tạo lập tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả ....... 54
2.2.3. Bài tập rèn kỹ năng chữa lỗi tu từ nhân hóa trong bài văn miêu tả .............. 66

iv



2.3. Sử dụng hệ thống bài tập để rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa cho học sinh lớp 5..................................................................................... 73
2.3.1. Quy trình tổ chức thực hành bài tập ...................................................... 73
2.3.2. Một số hình thức tổ chức thực hành bài tập .......................................... 74
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 79
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 79
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 80
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 80
3.3.1. Nội dung dạy học thực nghiệm ............................................................. 82
3.3.2. Phiếu bài tập thực hành ở nhà ............................................................... 85
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 86
3.5. Nhận xét, đánh giá từ kết quả thực nghiệm ............................................. 88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 93
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 95

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho
học sinh tiểu học
Bàn về vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với trẻ em, nhà giáo dục ngƣời Nga
K.A.Usinxki chỉ rõ “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi ngƣời
xung quanh nó duy nhất thơng qua phƣơng tiện tiếng mẹ đẻ và ngƣợc lại, thế
giới bao quanh đứa trẻ đƣợc phản ánh trong nó chỉ thơng qua chính cơng cụ
này” [Sđd.32]. Đối với ngƣời Việt, tiếng Việt là tiếng nói phổ thơng, tiếng
nói dùng trong giao tiếp chính thức của dân tộc Việt Nam, nhận thức sâu sắc

vai trò quan trọng của tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt đối với trẻ em, trong chƣơng
trình giáo dục tiểu học bên cạnh việc cung cấp những kiến thức cơ bản nhằm
trang bị một hệ thống kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, chƣơng trình cịn
ln coi trọng nhiệm vụ bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn chƣơng cho học
sinh. Hai nhiệm vụ quan trọng này đƣợc cụ thể hóa qua bốn kĩ năng: nghe,
nói, đọc viết. Trong đó, nghe và đọc thuộc loại kỹ năng tiếp nhận ngôn bản,
nói và viết thuộc loại kỹ năng sản sinh ngơn bản. Nội dung dạy học Tập làm
văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát
triển loại kỹ năng sản sinh ngơn bản, có thể xem đây là môn học cần đƣợc chú
trọng hơn cả, vì Tập làm văn cũng chính là thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan
trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ đó là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để
giao tiếp, tƣ duy. Thơng qua đó, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách
tổng hợp những kiến thức, kỹ năng đã đƣợc học để tạo lập nên những bài văn
hay, giàu tính nghệ thuật của chính các em.
1.2. Xuất phát từ vị trí, vai trị của văn miêu tả và biện pháp tu từ nhân hóa
ở tiểu học
Nội dung dạy học Tập làm văn trong chƣơng trình tiểu học tập trung
vào một số thể loại nhƣ văn kể chuyện, văn miêu tả, viết thƣ, ... Trong đó, thể
loại văn miêu tả chiếm thời lƣợng nhiều nhất, xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 5.

1


Bắt đầu từ lớp 2, học sinh đƣợc làm quen một số kỹ năng đơn giản nhƣ: quan
sát tranh trả lời câu hỏi, tả ngắn về cây cối, con vật, con người, quang cảnh,
nói và viết về cảnh đẹp của đất nước,… Đến lớp 4, học sinh đƣợc rèn luyện
kỹ năng viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả ở một số kiểu bài nhƣ: tả đồ vật, cây
cối, con vật. Lên lớp 5, văn miêu tả là thể loại chính trong chƣơng trình, với
mục đích giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện và nâng cao kỹ năng viết bài văn
miêu tả hoàn chỉnh ở lớp 4, nhƣng ở 2 kiểu bài mới là văn tả cảnh, tả người.

Nhƣ vậy, việc tìm hiểu việc viết văn miêu tả của học sinh ở cấp tiểu học nói
chung và lớp 5 nói riêng, chính là tìm hiểu kiến thức và kỹ năng sử dụng
tiếng việt mà các em tiếp nhận và rèn luyện trong suốt 5 năm học.
Văn miêu tả với đặc trƣng là thể văn có tác dụng lớn trong việc tái hiện
đời sống, giúp hình thành và phát triển trí tƣởng tƣợng, óc quan sát và khả
năng đánh giá, nhận xét. Qua văn miêu tả giúp ta có thể cảm nhận văn học và
cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn, làm cho tâm hồn, trí tuệ của chúng ta
thêm phong phú. Để văn miêu tả truyền đạt trọn vẹn ý nghĩa đó, một trong
những cách thức hỗ trợ hữu hiệu, đó là sự có mặt của các biện pháp tu từ,
thông qua những cách phối hợp sử dụng khéo léo các đơn vị từ vựng (trong
phạm vi một câu hay một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu
từ, do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng. Việc
dạy học các biện pháp tu từ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, bởi nó giúp ngƣời
học biết cách sử dụng ngôn từ hiệu quả, ngôn từ ở đây khơng chỉ đảm bảo
tính thơng báo, thơng tin mà cịn mang tính thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm.
Một trong những biện pháp tu từ đƣợc sử dụng nhiều nhất trong văn miêu tả
đó là nhân hóa, khi học sinh có kĩ năng sử dụng biện pháp này các em sẽ
nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách nhân hóa một sự vật. Từ
đó, các em sẽ biết sử dụng sao cho đúng, hay để bài văn miêu tả gợi hình, gợi cảm
và sinh động hơn.

2


1.3. Xuất phát từ những bất cập trong dạy học văn miêu tả, đặc biệt là việc
hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp tu từ
Thực tế hiệu quả dạy học văn miêu tả ở tiểu học trong nhiều năm nay
vẫn chƣa cao. Điều này thể hiện ở nhiều phƣơng diện, trong đó cách hành
văn thiếu sự sáng tạo và tính biểu cảm trong bài văn của các em cũng là một
vấn đề đáng quan tâm. Trƣớc hết ở tính sáng tạo, học sinh mặc dù đã biết kết

hợp sử dụng các biện pháp tu từ nhằm tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho bài
văn nhƣng hiệu quả rất thấp, có những bài văn sử dụng khá thành cơng các
biện pháp tu từ nhƣng hầu nhƣ cũng chỉ là sự bắt chƣớc trong các bài văn
mẫu có sẵn chứ khơng hồn tồn là sự liên tƣởng, cảm nhận của chính các
em. Thậm chí nhiều khi chúng ta cịn bắt gặp những cách miêu tả sai về mặt
nghĩa. Từ việc không biết cách sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào bài
viết nên cảm xúc trong các bài văn thƣờng hời hợt, thiếu độ chân thành. Với
chất lƣợng của việc học văn ở cấp học dƣới nhƣ thế, phần nào khiến cho học
sinh chƣa thực sự cảm thấy u thích, cảm hứng với mơn Ngữ văn khi lên
học ở các cấp học cao hơn. Vì vậy, trên cơ sở tác dụng quan trọng của các
biện pháp tu từ, việc giúp các em viết đƣợc những bài văn hay là rất cần thiết.
Dạy học sinh lớp 5 viết đƣợc một bài văn miêu tả có sự sáng tạo và
biểu cảm cao, cho đến nay vẫn còn là một thách thức lớn đối với giáo viên
tiểu học. Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa về cơ bản là hoàn toàn phù
hợp và đáp ứng khả năng tiếp nhận của học sinh, mang đến hiệu quả nhất
định để viết đƣợc một bài văn đạt yêu cầu trở lên. Tuy nhiên, vấn đề về
phƣơng pháp, cách tổ chức để giúp cho tất cả các học sinh trong lớp có khả
năng viết đƣợc bài văn miêu tả hay và ý nghĩa không phải cơng việc dễ dàng.
Có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản nhƣ tập làm văn là một nội dung
khó, địi hỏi khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh phải tốt, có sự tinh tế,
nhạy cảm khi quan sát các đối tƣợng miêu tả. Mặt khác các tƣ liệu về phƣơng
pháp dạy học một kiểu bài cụ thể nhằm nâng cao, bồi dƣỡng cho học sinh xây
dựng một bài văn miêu tả hay cho từng lớp học cịn rất ít, chƣa đƣợc tập
3


trung. Vì vậy, việc tìm hiểu sâu về các kỹ năng luyện viết một bài văn miêu
tả giàu hình ảnh, có sự sáng tạo, biểu cảm cao với các quy trình và biện pháp
tổ chức dạy học cụ thể giúp cho giáo viên có thể vận dụng vào dạy học trong
các kiểu bài cụ thể, nhằm cải thiện chất lƣợng viết văn miêu tả của học sinh

là vấn đề hết sức ý nghĩa, đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, đặc biệt là vấn đề sử
dụng các biện pháp tu từ.
Với vai trò quan trọng nhƣ vậy, việc dạy và học văn miêu tả ở chƣơng
trình tiểu học nói chung, lớp 5 nói riêng cần quan tâm chú trọng đến các biện
pháp rèn luyện phù hợp với đặc trƣng của thể loại để giúp học sinh có thể làm
đƣợc bài văn miêu tả biểu cảm, giàu tính nghệ thuật. Một trong những biện
pháp gần gũi nhất với đặc trƣng thể loại, góp phần làm tăng tính biểu cảm của
bài văn miêu tả đó là cách sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện và biện pháp tu
từ, trong đó có biện pháp tu từ nhân hóa. Đã có nhiều bài viết, cơng trình đề
cập đến vấn đề về kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả, tuy
nhiên việc rèn luyện biện pháp này đƣợc thực hiện ở một khối lớp gắn với
các dạng bài cụ thể thì chƣa có. Đặc biệt, việc rèn cho học sinh kỹ năng sử
dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5
gắn với dạng bài cụ thể: tả cảnh vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Với mong muốn
thực sự cải thiện tình hình dạy học Tập làm văn của học sinh lớp 5 đặc biệt là
trong dạy học phần văn miêu tả, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây
dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết
văn miêu tả cho học sinh lớp 5”. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ phần nào hỗ
trợ hữu ích việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn
miêu tả cho học sinh lớp 5, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả,
tạo một tiếng nói tích cực cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp
tu từ nhân hóa cho học sinh khối lớp 5 trong dạy học văn miêu tả hiện nay
vẫn chƣa có đề tài chuyên biệt nào. Song dƣới góc độ tìm hiểu về văn miêu tả

4


ở tiểu học, vận dụng các phƣơng tiện, biện pháp tu từ vào dạy học văn miêu

tả là vấn đề đã đƣợc quan tâm từ rất lâu. Trên cơ sở đó, có thể khái lƣợc lịch
sử nghiên cứu các vấn đề liên quan trên đây dƣới hai góc độ: 1) Về văn miêu
tả; 2) Văn miêu tả trong nhà trƣờng và việc rèn luyện kỹ năng viết văn miêu
tả cho học sinh tiểu học dƣới góc độ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
2.1. Những nghiên cứu về văn miêu tả
Văn miêu tả là một thể loại đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm chú
trọng từ cách đây gần một thế kỷ, năm 1918 trong cuốn “Việt Hán văn khảo”,
cách hiểu của Phan Kế Bính cũng khá gần với cách hiểu trong quan niệm
hiện đại “Cảnh tƣợng của tạo hóa hiện ra trƣớc mắt ta, chạm đến tai ta, nghìn
hình mn trạng, làm cho ta phải nhìn phải ngắm, phải nghĩ ngợi ngẩn ngơ.
Ta cứ theo cái cảnh tƣợng ấy mà tả ra thì ta gọi là văn chƣơng tả cảnh” [3].
Năm 1935, cuốn sách đầu tiên viết về chƣơng trình giáo dục mơn Văn
nƣớc ta “Quốc văn giáo khoa thư” của tập thể các tác giả Trần Trọng Kim,
Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận biên soạn, trong cách chọn lọc
nội dung đề tài đƣa vào các đoạn văn, bài văn miêu tả, đã cho thấy các đề tài
gần gũi với đời sống ngƣời Việt, nhƣ về con vật, đồ vật, ngƣời thân, cảnh
vật…[12]. Những nội dung đề tài này rất gần với các kiểu bài văn miêu tả
đƣợc dạy trong chƣơng trình hiện nay.
Năm 1960, bằng những kinh nghiệm viết văn trong cuộc đời cầm bút của
mình, nhà văn Tơ Hồi đã mang đến bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh những
cuốn sách giúp ích rất nhiều cho việc viết văn miêu tả, nhƣ: “Một số kinh
nghiệm viết văn của tôi” (1960), “Sổ tay viết văn” (1967), về sau này, năm 1997
nội dung của hai cuốn sách này đã đƣợc biên soạn lại trong cuốn “Một số kinh
nghiệm viết văn miêu tả”, đây là cuốn sách đƣợc đông đảo bạn đọc biết đến hiện
nay. Trong đó tác giả chỉ rõ các bƣớc để viết đƣợc bài văn miêu tả hay, bắt đầu
từ việc quan sát, ghi chép, tích tũy vốn sống, vốn ngơn ngữ, vận dụng vào viết
bài văn [8].

5



Đến năm 1995, tập thể các nhà văn nhƣ Vũ Tú Nam, Bùi Hiển,
Nguyễn Quang Sáng, Phạm Hổ cũng dành cho bạn đọc những trang viết bổ
ích về kinh nghiệm viết một bài văn miêu tả, văn kể chuyện hay trong cuốn
“Văn miêu tả và kể chuyện”. Mặc dù những ý kiến của các nhà văn trong
cuốn sách này chỉ mới là những phát biểu lẻ tẻ đó đây, chƣa phải là kết luận
khoa học, nhƣng hết sức có giá trị trong việc luyện viết văn miêu tả vì đƣợc
chắt lọc từ những kinh nghiệm, tri thức, những khả năng mà họ tích lũy đƣợc
từ trong cuộc sống và cuộc đời sáng tác của mình. Họ đã chỉ ra: Về cách thức
miêu tả, “Ngƣời viết phải nhìn bằng con mắt bên trong mới thấy rõ đƣợc đối
tƣợng. Mình có thấy rõ mới làm đƣợc ngƣời đọc thấy rõ. Mình có thấy rõ mới
làm lẩy ra đƣợc những cái chủ yếu để làm nổi bật trong mấy nét bút gọn và sắc
khơng tỉa tót, tỉ mỉ rƣờm rà. Đơi ba nét phác gây đƣợc ấn tƣợng có thể thay
đƣợc đoạn văn tả dài. Vậy phải chọn chữ và biết dùng khéo hình dung từ, biết
cách làm văn sao cho khớp với nhịp điệu của ý nghĩ, tình cảm, cử chỉ, hành
động” (nhà văn Bùi Hiển), “Quan sát bằng tấm lòng trƣớc khi tơi viết tơi
khơng có ý thức gì cả! Điều tơi viết là điều tơi thuộc lịng, là điều đã chín trong
tâm tơi. Tơi ghi nhận bằng cái tình của tôi” (nhà văn Nguyễn Quang Sáng),
“Sự quan sát trực tiếp, cảm nhận trực tiếp và cụ thể mới giúp cho mình miêu tả
đúng và cụ thể tạo điều kiện cho trí tƣởng tƣợng đƣợc sáng tạo thêm ra”; Về
tiêu chí đánh giá, “Miêu tả giỏi là những gì chúng ta viết, ngƣời đọc nhƣ nhìn
thấy cái đó hiện ra trƣớc mắt mình: một con ngƣời, một con vật, một dịng
sơng ngƣời đọc nghe đƣợc cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nƣớc chảy. Thậm chí
cịn ngửi thấy đƣợc mùi mồ hơi, mùi sữa, mùi hƣơng hoa hay mùi rêu, mùi ẩm
mốc,… Nhƣng đó mới chỉ là miêu tả bên ngồi. Cịn có sự miêu tả bên trong
nữa, nghĩa là miêu tả về tâm trạng buồn, vui, yêu ghét của con ngƣời, con vật
và cả cỏ cây” (Phạm Hổ); hay nhận diện tính chân thực trong miêu tả,.. [9]
Các nhà văn, nhà nghiên cứu dù dƣới góc độ nào cũng đã nhìn nhận
văn miêu tả nhƣ một phƣơng tiện để thể hiện nội dung cuộc sống. Với các
nhà nghiên cứu phê bình văn học, thì miêu tả theo đúng vai trị của nó là một

6


phƣơng tiện thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Tất cả những nghiên cứu
trên đây chính là những gợi ý giá trị, giúp chúng tôi xác định cơ sở lý luận
cho luận văn.
2.2. Những nghiên cứu về văn miêu tả và việc dạy học văn miêu tả trong
nhà trường tiểu học
Từ sau cách mạng tháng tám (1945), văn miêu tả chính thức đƣợc đƣa
vào nhà trƣờng với tƣ cách là một thể loại văn học dành cho học sinh tiểu
học. Nhƣng phải đến năm 1981 khi chƣơng trình cải cách giáo dục đầu tiên
thực hiện ở nƣớc ta thì các cơng trình nghiên cứu về văn miêu tả và phƣơng
pháp dạy văn miêu tả mới đƣợc chú trọng với vị trí xứng đáng của nó. Văn
miêu tả đƣợc đƣa vào dạy học từ lớp 2, lớp 3 của chƣơng trình tiểu học, số
tiết đƣợc nâng dần đến lớp 4, lớp 5 chủ yếu học viết văn miêu tả với các dạng
bài khác nhau. Mỗi dạng đều thực hiện theo quy trình: Quan sát tìm ý, lập
dàn ý, làm bài miệng, làm bài viết, trả bài. Cùng với việc đổi mới chƣơng
trình phổ thơng, các sách và tài liệu tham khảo về phƣơng pháp dạy văn miêu
tả trong nhà trƣờng cũng trở nên phong phú hơn.
Cuốn sách đầu tiên có thể kể đến là “Văn miêu tả và phương pháp dạy
văn miêu tả ở tiểu học” (năm 1993) của tác giả Nguyễn Trí, cuốn sách đã
từng đƣợc coi nhƣ một cẩm nang về phƣơng pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học.
Tác giả đã chỉ rõ bản chất, đặc điểm của văn miêu tả nói chung, các kiểu bài
văn miêu tả nói riêng, phƣơng pháp dạy mỗi kiểu bài văn miêu tả. Trong
phần ngôn ngữ miêu tả, tác giả cũng đề cập đến khi nào vận dụng các phƣơng
tiện, biện pháp tu từ trong mỗi kiểu bài văn miêu tả để mang đến sự sinh
động, cảm xúc cho bài viết. Nhƣng cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê phƣơng
tiện, biện pháp nào đƣợc sử dụng trong bài chứ chƣa nói tới vấn đề các biện
pháp đó đƣợc sử dụng trong từng kiểu bài nhƣ thế nào.
Năm 1996, các tác giả Nguyễn Quang Ninh và Đào Ngọc trong cuốn

“Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt” dành cho chƣơng trình đào tạo giáo viên tiểu
học đã đƣa ra cái nhìn tổng quát về văn miêu tả. Sự phân biệt văn miêu tả với
7


việc miêu tả lạnh lùng, chính xác (trong khoa học) “Văn miêu tả khơng phải là
sự sao chép máy móc thực tế khách quan, mà đó là kết quả của sự nhận xét,
đánh giá, tƣởng tƣởng,.. hết sức phong phú của ngƣời viết” [18]. Các tác giả
cũng đã chú trọng đến vai trò của các biện pháp tu từ trong ngơn ngữ miêu tả,
trong đó có các biện pháp tu từ nhƣ so sánh, phƣơng tiện tu từ nhƣ nhân hóa, ẩn
dụ,… Ngồi ra, cuốn sách cịn cung cấp những đoạn văn miêu tả hay và điển
hình về nhiều phƣơng diện.
Một số cuốn sách khác cũng góp phần hữu ích cho việc dạy và học văn
miêu tả nhƣ “Đọc và luyện văn” (1995) của Trịnh Mạnh, Nguyễn Huy Đàn;
“Văn miêu tả tuyển chọn” (1997) của tập thể tác giả Nguyễn Nghiệp, Nguyễn
Giá, Nguyễn Trí, Trần Hịa Bình; “Dạy văn miêu tả cho học sinh tiểu học”
(1999) của Hồng Hịa Bình; “Vẻ đẹp của ngôn ngữ qua các bài tập đọc lớp
4 – 5” (2000) của Đinh Trọng Lạc,... Bên cạnh đó cũng phải kể đến các bài
viết, cơng trình nghiên cứu về việc dạy văn miêu tả ở tiểu học nhƣ “Kỹ năng
quan sát trong văn miêu tả ở tiểu học”, “Văn miêu tả trong chương trình tập
làm văn ở tiểu học”, “Một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4 và 5 cải
cách giáo dục”, “Dạy học sinh lớp 5 quan sát đối tượng khi làm văn miêu
tả”, “Tìm hiểu giá trị của từ láy, tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh, nhân
hố trong viết văn mô tả”,… Những cuốn sách và tài liệu này đã mang đến
cho ngƣời đọc nguồn tƣ liệu phong phú phục vụ cho việc dạy và học văn
miêu tả.
Trong chƣơng trình tiểu học hiện hành, văn miêu tả chiếm thời lƣợng
nội dung đáng kể so với các thể loại khác nhƣ kể chuyện, viết thƣ,.., xuyên
suốt từ lớp 2 đến lớp 5. Cùng với đó, sách giáo khoa tiếng Việt 5 đƣợc biên
soạn theo quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực

hóa hoạt động học tập của học sinh. Từ việc đổi mới trong quan điểm biên
soạn nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa này dẫn tới sự ra đời của hàng
loạt các sách tham khảo. Có thể kể đến một số cuốn tiêu biểu nhƣ “Bài tập
luyện viết văn miêu tả” của Vũ Khắc Tuân, “Văn miêu tả trong nhà trường
8


phổ thông” của Đỗ Ngọc Thống và Phạm Minh Diệu, “Phương pháp dạy học
tiếng Việt ở tiểu học” của tác giả Lê Phƣơng Nga và Nguyễn Trí,… những
cuốn sách này đã trở thành tài liệu tham khảo hữu ích về mặt nội dung,
phƣơng pháp dạy học đối với việc dạy học văn miêu tả hiện nay.
Việc sử dụng các phƣơng tiện, biện pháp tu từ trong dạy học nhƣ một
cách thức hữu hiệu nhằm tăng cƣờng tính hình ảnh, biểu cảm cho bài văn nói
chung và văn miêu tả nói riêng đã đƣợc khá nhiều ngƣời quan tâm, tìm hiểu.
Nhƣ đề tài luận văn thạc sĩ của Lí Thị Sơn “Xây dựng hệ thống bài tập rèn
cách sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong dạy học văn miêu tả ở lớp
4” [23], đề tài luận văn thạc sĩ Lê Thị Thu Trang “Rèn luyện cho học sinh
THCS kỹ năng sử dụng phép so sánh và nhân hóa trong văn bản thuyết
minh”, hoặc “Rèn luyện cho học sinh Trung học phổ thông sử dụng biện pháp
so sánh nhằm tăng tính biểu cảm cho bài văn nghị luận văn học” của Đinh
Thị Thu Hằng,… Các cơng trình này đã cho thấy các biện pháp tu từ so sánh,
nhân hóa có tác dụng rất lớn đối với việc viết văn nói chung và văn miêu tả
nói riêng.
Vấn đề xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa cho học sinh lớp 5 trong dạy học văn miêu tả chƣa từng xuất hiện
trong công trình chuyên biệt nào. Vì vậy, lựa chọn đề tài này chúng tơi mong
muốn đóng góp một tƣ liệu hữu ích phục vụ cho việc dạy và học văn miêu tả
cho học sinh lớp 5.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp
tu từ nhân hóa và hƣớng dẫn sử dụng hệ thống bài tập này trong dạy học văn
miêu tả nhằm củng cố kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa. Đồng thời giúp
các em có kỹ năng sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ này trong viết văn tả
cảnh nói riêng, viết văn miêu tả nói chung. Từ đó, nâng cao chất lƣợng dạy
học Tiếng Việt trong nhà trƣờng tiểu học.
9


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
nhƣ: văn miêu tả và đặc trƣng cơ bản của văn miêu tả; Biện pháp tu từ nhân
hóa và ý nghĩa của biện pháp tu từ này trong biểu đạt nội dung bài văn tả
cảnh; Đặc điểm nhận thức và việc hình thành kỹ năng của học sinh lớp 5;
Nghiên cứu, khảo sát mục tiêu, nội dung dạy học văn miêu tả trong chƣơng
trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5; Thực tế rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu
từ nhân hóa và việc sử dụng biện pháp này của học sinh tiểu học hiện nay.
(2) Đề xuất hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa cho học sinh lớp 5 trong dạy học văn miêu tả và hƣớng dẫn sử dụng hệ
thống bài tập trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
(3) Thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả và khả năng thực thi hệ
thống bài tập và quy trình rèn luyện các kỹ năng mà luận văn đề xuất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là biện pháp tu từ nhân hóa trong văn
miêu tả và hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa cho
học sinh lớp 5 trong dạy học văn miêu tả.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phần văn miêu tả ở các nội dung Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,

Tập làm văn trong chƣơng trình Tiếng Việt 5 bậc tiểu học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra khảo sát
Trong q trình thu thập thơng tin về tình hình thực tế rèn kỹ năng sử
dụng biện pháp tu từ nhân hóa của giáo viên, sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa của học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 5, phƣơng pháp này giúp
chúng tôi xác định đƣợc mức độ sử dụng biện pháp này nhƣ thế nào. Từ đó
có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm giúp học sinh sử dụng tốt biện pháp tu từ
nhân hóa vào viết văn miêu tả.
10


5.2. Phương pháp thống kê – phân loại
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để xử lí các số liệu đã thu thập đƣợc
trong quá trình điều tra, thực nghiệm, để đi tới kết luận chính xác, tin cậy về tính
hiệu quả, khả thi của quy trình rèn kỹ năng mà luận văn đề xuất.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Là ứng dụng những đề xuất của luận văn vào thực tiễn dạy học để soi
chiếu tính khả thi của nó.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn đƣợc dự kiến
chia thành 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chƣơng 2: Đề xuất hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu
từ nhân hóa trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

11



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Văn miêu tả và biện pháp tu từ nhân hóa trong văn miêu tả
1.1.1.1. Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của văn miêu tả
- Khái niệm văn miêu tả
Là thể văn ra đời từ rất lâu, sự tồn tại của khái niệm văn miêu tả gắn
với những cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau. Vì vậy, việc đi
đến một khái niệm chung nhất không phải là công việc dễ dàng.
Trƣớc hết, ở thuật ngữ “miêu tả” nói chung, tác giả Đào Duy Anh
trong “Hán Việt Tự điển” đã giải nghĩa: “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu văn
để biểu hiện cái chân tƣớng của sự vật ra” [2]. Cụ thể hơn, khái niệm “miêu
tả” hiểu theo nghĩa từ vựng trong “Từ điển tiếng Việt” do Hồng Phê chủ biên
là: “Dùng ngơn ngữ hoặc một phƣơng tiện nghệ thuật nào đó làm cho ngƣời
khác có thể hình dung đƣợc tồn thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của
con ngƣời” [20]. Những khái niệm về “miêu tả” đƣợc ghi trong từ điển nhƣ
trên là những khái niệm sử dụng chung cho các loại hình nghệ thuật đƣợc bộc
lộ thơng qua nghệ thuật miêu tả. Còn trong một văn bản nghệ thuật, miêu tả
lại có những đặc điểm riêng và đƣợc quan niệm theo nhiều cách khác nhau.
Các nhà phê bình lý luận văn học thì định nghĩa: “Miêu tả bao gồm những
đoạn văn, đoạn thơ tái hiện sự việc, cảnh vật, con ngƣời và hành động của
nhân vật đƣợc hình thành trực tiếp nhất thông qua một khối lƣợng chi tiết
phong phú. Miêu tả là biện pháp nghệ thuật giúp nhà văn làm hiện lên một
cách cụ thể, dựng lên trƣớc mặt ngƣời đọc một cách sinh động sự việc, cảnh
vật, con ngƣời trong một khung cảnh và thời điểm nhất định” [6]. Tuy nhiên,
định nghĩa này mới chỉ đề cập nội dung miêu tả mà chƣa chú ý đến ngôn ngữ
sử dụng trong miêu tả. Bàn về vấn đề này, trong cuốn “Nghệ thuật làm văn”, các
học giả Pháp cho rằng “Miêu tả là biến thành cái mà giác quan có thể xúc cảm
12



đƣợc, là hình dung bằng miệng hay bằng viết một đối tƣợng vật chất, nói cách
khác, là bộc lộ bằng từ mà các họa sỹ phác họa bằng màu sắc”.
Nhìn chung, các quan niệm về miêu tả ở trên đã đề cập tới nhiều
phƣơng diện khác nhau của thuật ngữ “miêu tả” sử dụng trong văn bản nghệ
thuật (văn miêu tả).
Dƣới góc độ ngơn ngữ học, và trong vai trị là thể văn trong nhà trƣờng, GS
Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra khái niệm về văn miêu tả nhƣ sau: “Miêu tả là một loại văn
trong đó ngƣời viết (ngƣời nói) nêu lên các đặc điểm vốn có của sự vật, nhân vật
trong thực tế đã đƣợc sàng lọc qua chủ quan của ngƣời viết (ngƣời nói)” [4].
Hay trong Sách giáo khoa “Tiếng Việt 4” do GS. Nguyễn Minh Thuyết
chủ biên cho rằng “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của
cảnh, của ngƣời, của vật, giúp ngƣời nghe, ngƣời đọc hình dung đƣợc các đối
tƣợng ấy” [27]. Gần với quan niệm này, tác giả Xuân Thị Nguyệt Hà trong
cơng trình Luận án Tiến sĩ “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết
văn miêu tả cho học sinh tiểu học” cho rằng: “Văn miêu tả là một loại văn
dùng trong các phƣơng tiện ngôn ngữ để vẽ lại những đặc điểm nổi bật của
các khách thể trong hiện thực khách quan (cảnh vật, sự vật, con ngƣời) một
cách cụ thể, sinh động, gợi hình, gợi cảm, tạo hiệu quả nhƣ thật với ngƣời
đọc, ngƣời nghe” [5].
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về văn miêu tả trong trƣờng tiểu học,
chúng tôi lấy quan niệm của tác giả Xuân Thị Nguyệt Hà làm điểm tựa cho
việc triển khai nghiên cứu, cụ thể là: “Văn miêu tả là một loại văn dùng trong
các phƣơng tiện ngôn ngữ để vẽ lại những đặc điểm nổi bật của khách thể
trong hiện thực khách quan (cảnh vật, sự vật, con ngƣời) một cách cụ thể, sinh
động, gợi hình, gợi cảm, tạo hiệu quả nhƣ thật với ngƣời đọc, ngƣời nghe”.
Nhƣ vậy, theo khái niệm này, xét về mục đích của văn miêu tả chính là
để vẽ lại những đặc điểm nổi bật của khác thể thông qua quan sát, khơi gợi trí
tƣởng tƣợng và đồng thời có yếu tố tình cảm, sự đánh giá của ngƣời viết, làm
cho đối tƣợng tiếp nhận văn bản cảm động, say mê. Xét về đối tƣợng của văn

13


miêu tả là khơng giới hạn, hầu nhƣ bất kì sự vật, sự việc nào trong cuộc sống
cũng có thể trở thành phạm vi miêu tả. Tuy nhiên, không phải sự miêu tả nào
cũng trở thành văn miêu tả. Bởi miêu tả không đơn giản chỉ dừng lại ở việc
giúp cho ngƣời đọc thấy rõ nét đặc trƣng, đặc điểm, tính chất,.. càng khơng
phải là việc sao chép một cách máy móc các sự vật, sự việc, mà đó phải là sự
thể hiện đƣợc những nét tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngơn ngữ, bày
tỏ tình cảm, cảm xúc trong quá trình quan sát thực tế cuộc sống. Và hơn thế
miêu tả phải là “bằng những ngôn ngữ sinh động đã khắc họa lên bức tranh
đó, sự vật đó khiến cho ngƣời đọc, ngƣời nghe nhƣ cảm thấy mình đang đứng
trƣớc sự vật, hiện tƣợng ấy và cảm thấy nhƣ đƣợc nghe, sờ những gì mà nhà
văn nói đến”.
Nói đến văn miêu tả chúng ta cũng đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ của thể
văn này. Trong văn miêu tả, việc miêu tả lại các sự vật, sự việc qua ngôn ngữ
không đơn thuần là công việc ghi chép hay còn gọi là trần thuật lại sự vật, sự
việc mà đó phải là thứ văn chƣơng bóng bẩy, sinh động, gợi hình, và cách
hành văn trong kiểu miêu tả này thuộc vào phong cách ngôn ngữ văn chƣơng.
- Một số đặc trưng cơ bản của văn miêu tả
Mỗi thể loại văn học khác nhau thƣờng có những đặc trƣng, đặc điểm
riêng biệt. Việc khái quát đặc điểm của thể văn miêu tả đã đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy
văn miêu tả ở tiểu học”, tác giả Nguyễn Trí đã nêu rõ ba đặc điểm, đó là: văn
miêu tả mang tính thơng báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của ngƣời viết;
văn miêu tả mang tính sinh động tạo hình; ngơn ngữ văn miêu tả giàu cảm
xúc hình ảnh.
Thứ nhất, văn miêu tả mang tính thơng báo thẩm mĩ, chứa đựng tình
cảm của người viết:
Đối tƣợng của văn miêu tả hƣớng đến vô cùng đa dạng, nhƣ tả đồ vật,

con vật, thiên nhiên, con ngƣời,… và bằng ngịi bút miêu tả của mình, tác giả
bao giờ cũng đánh giá những đối tƣợng này theo một quan điểm thẩm mĩ
14


nhất định. Do vậy từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang ấn tƣợng cảm
xúc chủ quan của ngƣời viết. Đặc điểm này làm cho văn miêu tả trong văn
học khác hẳn miêu tả trong khoa học (nhƣ trong sinh học, địa lí học, khảo cổ
học,…). Miêu tả trong nội dung dạy học Tập làm văn cũng khác hẳn trong
các môn khoa học tự nhiên và xã hội ở tiểu học. Hãy so sánh hai đoạn miêu tả
cùng hƣớng đến một đối tƣợng là tả cảnh bến cảng.
Đoạn 1: “Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy
mặt nƣớc. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận
rộn” (Phong Thu).
Đoạn 2: “Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt
nƣớc. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục”.
Ở đoạn thứ hai, không tồn tại cảm xúc của ngƣời viết, các chi tiết của cảnh
vật hiện ra một cách chính xác nhƣng thật lạnh lùng. Còn ở đoạn thứ nhất, trích từ
văn bản văn học của nhà văn Phong Thu, nên ngay trong từng câu miêu tả, ngƣời
đọc đã thấy rõ cảm xúc của tác giả hịa vào khơng khí đơng vui, nhộn nhịp của
bến cảng. Qua đó ngƣời đọc cũng cảm nhận đƣợc niềm vui của chính tác giả.
Thứ hai, văn miêu tả có tính sinh động và tính tạo hình:
Có thể nói, một bài văn miêu tả có hay, hấp dẫn ngƣời đọc hay khơng
chính là nhờ vào đặc điểm này. Vậy thế nào là tính sinh động, tạo hình trong
bài văn miêu tả? Đó là khi các sự vật, đồ vật, phong cảnh, con ngƣời,… đƣợc
miêu tả hiện lên qua từng câu, từng dòng chữ nhƣ trong cuộc sống thực. Đối
tƣợng tiếp nhận tƣởng nhƣ có thể cầm nắm đƣợc, có thể nhìn ngắm đƣợc
hoặc nói nhƣ M.Gooc-Ky có thể “sờ mó” đƣợc. Là bậc thầy về ngôn ngữ
trong văn học Việt Nam, những đoạn văn miêu tả mang đặc điểm này xuất
hiện nhiều trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân, nhƣ trong truyện

ngắn “Những chiếc ấm đất” khi miêu tả cảnh ngƣời đầy tớ già gánh nƣớc từ
trên chùa về làng là một đoạn miêu tả giàu chất tạo hình “Trên con đƣờng đất
cát khơ, nồi nƣớc trịng trành theo bƣớc chân mau của ngƣời đầy tớ già đánh
rỏ xuống mặt đƣờng những hình ngơi sao ƣớt và thẫm màu. Những hình sao
15


ƣớt nối nhau trên một quãng đƣờng dài ngoằn ngoèo nhƣ lối đi của lồi bị
sát. Ví buổi trƣa hè này là một đêm bóng trăng dãi, và ví cổng chùa Đồi Mai
là một cửa non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu
con đƣờng về của khách tục trở lại trần”. Nhƣ vậy làm nên sự sinh động, tạo
hình của văn miêu tả chính là những chi tiết sống gây ấn tƣợng, nếu tƣớc bỏ
chúng đi bài văn miêu tả sẽ mờ nhạt, thiếu độ sáng.
Thứ ba, ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh:
Nhƣ trên đã khẳng định, văn miêu tả cho phép bộc lộ cảm xúc của tác
giả, ghi dấu ấn của tác giả, đối tƣợng đƣợc miêu tả phải hiện lên một cách
sinh động, tạo hình. Do vậy, lẽ dĩ nhiên ngôn ngữ trong văn miêu tả phải giàu
cảm xúc và hình ảnh. Quan sát các bài văn miêu tả chúng ta thấy ngôn ngữ
miêu tả trong đó thƣờng giàu các tính từ, động từ. Đặc biệt khơng thể khơng
kể đến sự có mặt các biện pháp tu từ nhƣ nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, so
sánh,… Nhờ có sự phối hợp các tính từ chỉ màu sắc, phẩm chất, động từ và
các biện pháp tu từ mà ngôn ngữ miêu tả luôn tỏa sáng lung linh trong lòng
ngƣời đọc, gợi lên trong lòng ngƣời đọc những ấn tƣợng, hình ảnh về sự vật
đƣợc miêu tả. Nhƣ đoạn văn của Đỗ Chu sau đây: “Đó là một buổi chiều mùa
hạ có mây trắng xơ đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim Sơn
ca cất tiếng hót tự do, tha thiết, đến nỗi khiến ngƣời ta phải ao ƣớc giá mình
có một đơi cánh. Trái khắp cánh đồng là nắng chiều vàng lịm và thơm hơi
đất, làn gió đƣa thoang thoảng lúa ngậm địng và hƣơng sen”.
Từ những đặc điểm mà chúng tôi vừa phân tích trên đây đã thể hiện rõ
những nét riêng của văn miêu tả. Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập

rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong viết văn miêu tả cho học
sinh lớp 5, chúng tơi cũng hồn tồn căn cứ vào những đặc điểm này.
1.1.1.2. Biện pháp tu từ nhân hóa và ý nghĩa của biện pháp tu từ nhân hóa
trong bài văn miêu tả
- Khái niệm biện pháp tu từ nhân hóa:

16


Để hiểu một cách chính xác, đầy đủ về biện pháp tu từ nhân hóa, trƣớc
tiên cần lí giải từ thuật ngữ “tu từ”, theo cuốn “Từ điển tiếng Việt” do tác giả
Văn Tân làm chủ biên, in lần thứ hai, xuất bản năm 1977 cho rằng: “tu từ là
sửa sang câu văn cho hay, cho đẹp” [24].
Trên trang định nghĩa một
cách đầy đủ hơn: “Phép tu từ là biện pháp làm cho câu văn, từ ngữ trở nên
bóng bẩy, dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu khơng nhàm chán, không chỉ
khi viết văn mà trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng thường dùng biện
pháp tu từ để giao tiếp tốt hơn”; “Trong phép tu từ thì có tu từ so sánh ẩn dụ,
nhân hóa, hốn dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. Tu từ là
sửa sang cho câu văn hay và đẹp hơn”; “Tu từ là cách sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn”.
Những cách hiểu trên đây đã đề cập đến giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật về
mặt ngôn ngữ của tu từ. Xét về giá trị quan trọng của nó, nói nhƣ nhà nghiên
cứu Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” tu từ
chính là “Cái làm nên sự kỳ diệu của ngơn ngữ”. Đặc biệt, các nhà nghiên
cứu trong cuốn sách này cũng chỉ ra: biện pháp tu từ không tồn tại ở dạng độc
lập, mà tùy theo sự kết hợp với các phƣơng tiện ngôn ngữ khác nhau, tu từ
đƣợc chia ra các kiểu, nhƣ: tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng ngữ nghĩa, tu từ cú
pháp, tu từ văn bản.
Đi từ nội hàm khái niệm “nhân hóa”, trong cuốn “Từ điển tiếng Việt’

của Hoàng Phê (chủ biên) cho rằng, đó là: “Gán cho lồi vật hoặc vật vơ tri
hình dáng, tính cách hoặc ngơn ngữ của con người” [20].
Về biện pháp tu từ nhân hóa, theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn
“99 phương tiện và biện pháp tu từ” quan niệm: “Tu từ nhân hóa là một biến
thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu
hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng khơng phải
con người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu
hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ,
17


tình cảm của mình” [13]. Một cách hiểu khác khá phổ biến trong sách giáo
khoa Ngữ Văn phổ thông hiện nay, cho thấy việc giải thích biện pháp tu từ
này cũng gần với quan điểm trong những cuốn “Từ điển” mà chúng tôi kể
trên, chẳng hạn nhƣ sách giáo khoa “Ngữ Văn 6” do Giáo sƣ Nguyễn Khắc
Phi chủ biên khẳng định: “Nhân hóa là gọi hoặc tả một con vật, cây cối, đồ
vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho
thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị
được những suy nghĩ, tình cảm của con người” [21].
Mặc dù tồn tại nhiều cách hiểu về biện pháp tu từ nhân hóa, nhƣng về
cơ bản nội dung của các khái niệm đều có sự tƣơng đồng. Tuy nhiên, xét
trong phạm vi đề tài, chúng tơi có sự quan tâm nhất định về mặt nội dung và
hình thức thể hiện của biện pháp. Do vậy, ở đây chúng tôi xin chọn quan
điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp
tu từ” làm cơ sở lí luận cho đề tài, đó là: “Tu từ nhân hóa là một biến thể của
ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của
con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng khơng phải con
người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn,
đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ, tình
cảm của mình”. Có thể lí giải sự lựa chọn của chúng tôi bằng cách chứng

minh sự phù hợp của khái niệm tu từ nhân hóa trên qua một ví dụ có sử dụng
biện pháp tu từ này:“Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy
người thương”(Ca dao). Ở câu ca dao trên, ta thấy những từ ngữ vốn biểu thị
thuộc tính, dấu hiệu thể hiện sự trị chuyện, tâm tình, thân mật của con ngƣời
nhƣ: “ơi”, “che”, “thấy”, đã đƣợc sử dụng để biểu thị thuộc tính của sự vật
“núi” trong bài ca dao có nội dung về một sự vật khơng phải con ngƣời. Từ
đó làm cho sự vật ấy trở nên gần gũi, có tâm trạng, tình cảm nhƣ con ngƣời,
đồng thời cũng là cách thức bày tỏ tình cảm thƣơng mến của ngƣời viết đối
với sự vật.

18


- Một số dạng thức thể hiện của tu từ nhân hóa
Xét về mặt hình thức, tu từ nhân hóa có thể đƣợc cấu tạo theo hai cách sau:
*Cách 1: Nhân hóa để tả đặc điểm, tính chất, hoạt động bên ngồi:
Nghĩa là dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để biểu thị tính
chất, hoạt động khơng phải của con ngƣời, ví dụ: “ Đang bới đất bắt trùng,
bắt dế và ve vãn mấy chị gà mái xinh tươi sau vườn, bỗng nhiên con gà trống
Cồ đứng sững lại. Lơng cổ nó xù lên. Mồng dựng đứng. Mặt đỏ như cục máu.
Nó lắc lắc cái đầu nghe ngóng. Phía cuối vườn bên cạnh, một chuỗi âm
thanh là lạ vừa mới cất lên: Ĩ...ọ...o...ị..ị...” (trích Chuyện xóm gà – Trần
Nhật Trƣờng). Ở ví dụ này cho thấy, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nhƣ: ve
vãn, mặt đỏ, lắc lắc cái đầu,… là từ ngữ chỉ tính chất, hành động thuộc về
con ngƣời để biểu thị hoạt động, tính chất của con gà.
*Cách 2: Nhân hóa để tả tâm trạng: Nghĩa là coi đối tƣợng không phải
là con ngƣời tâm tình và trị chuyện với nhau nhƣ con ngƣời, ví dụ: “Một
hơm, qua một vũng cỏ xước xanh dài, chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Tơi lắng tai,
đốn ra tiếng khóc quanh quẩn đâu đây. Vài bước nữa tơi gặp chị Nhà Trị
ngồi gục đầu bên một tảng đá cuộị. Chị Nhà Trò này đã bé nhỏ lại gầy guộc,

yếu đuối quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi
chỗ chấm điểm vàng, hai cánh cô nàng mỏng như cánh bướm non, lại ngắn
chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng
chẳng bay được xa. Các chị Nhà Trò vốn họ bướm, cả đời chỉ biết vởn vơ
quanh quẩn trong bờ bụi mà thôi, Nhà Trị đương khóc.
Nghe như có điều oan trái chi đây, tơi bèn hỏi:
- Làm sao mà khóc đường khóc chợ thế kia, em?
Chị chàng ngẩng lên, nước mắt đầm đìa rồi cúi chào, lễ phép - các cơ
Nhà Trị bao giờ cũng lịch sự và mềm mại.
- Em chào anh, mời anh ngồi chơi!
Tơi nói ngay:
- Có gì mà ngồi! làm sao khóc nào?
19


×