Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tuyển chọn và sử dụng các bài tập hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn tại hải phòng trong chương trình hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 120 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTT

Bài tập thực tiễn

BTHH

Bài tập hóa học

Dd

Dung dịch

GS

Giáo sư

GV

Giáo viên

HCVC

Hợp chất hữu cơ

Hh

Hỗn hợp

HS


Học sinh

Kk

Khơng khí

LT

Lý thuyết

Nxb

Nhà xuất bản

OXH-K

Oxi hóa – khử

PGS

Phó giáo sư

PTPƯ

Phương trình phản ứng

p/ư

Phản ứng


Tnc

Nhiệt độ nóng chảy

TL

Tự luận

TN

Trắc nghiệm

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

TS

Tiến sĩ

VSV

Vi sinh vật

4


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1


Kết quả điều tra tần suất sử dụng bài tập hóa học có nợi dung

Bảng 1.2

liên quan đến thực tiễn đối với giáo viên THPT ................................................
14
Kết quả điều tra về việc sử dụng những nội dung hóa học có

Bảng 1.3

liên quan đến thực tiễn .....................................................................................
14
Kết quả về sử dụng dạng bài tập có nội dung liên quan đến thực

Bảng 1.4

tiễn ...................................................................................................................
15
Kết quả về ý kiến sử dụng bài tập hóa học có nội dung liên
quan đến thực tiễn đối với giáo viên THPT .......................................................
15

Bảng 1.5

Kết quả điều tra về hứng thú khi học về những bài học có nội

Bảng 1.7

dung liên quan đến thực tiễn .............................................................................

15
Kết quả về điều tra thái độ của học sinh đối với bài tập có nội
dung liên quan đến thực tiễn .............................................................................
15
Kết quả điều tra về nội dung liên quan đến thực tiễn , học sinh

Bảng 1.8

thích ................................................................................................................
15
Kết quả về ý kiến của học sinh về sự cần thiết của bài tập hóa

Bảng 3.1
Bảng 3.2

học có nội dung liên quan đến thực tiễn ...........................................................
16
Bảng thống kê điểm bài kiểm tra trước tác động ...............................................
85
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích trường Lý

Bảng 3.3

Thường Kiệt ....................................................................................................
88
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích trường

Bảng 3.4

Thủy Sơn ..........................................................................................................

89
Phân loại kết quả học tập của HS(%) ................................................................
90

Bảng 1.6

Bảng 3.5
Bảng 3.6

Bảng các tham số đặc trưng ..............................................................................
91
Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của 2 nhóm
(TN-ĐC) ...........................................................................................................
93

5


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1

Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra trường Lý Thường Kiệt

Hình 3.2

Đường lũy tích biểu diễn kết quả bài kiểm tra trường Thủy Sơn .......................................
89

Hình 3.3


Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra trường Lý Thường Kiệt............................
90

Hình 3.4

Đồ thị cột biểu diễn kết quả kiểm tra trường Thủy Sơn ......................................
90

6

88


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................
i
Danh mục các từ viết tắt ...................................................................................
Danh mục bảng ................................................................................................

ii
iii

Danh mục hình .................................................................................................
Mục lục ............................................................................................................

iv
v


MỞ ĐẦU..........................................................................................................
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .........................................................................

1
4
4

1.2. Cơ sở lí luận về bài tập hóa học .................................................................

4

1.2.1. Khái niệm về bài tập hóa học ..................................................................
1.2.2. Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học .......................................................

4
4

1.2.3. Phân loại bài tập hóa học .........................................................................
1.2.4. Bài tập trắc nghiệm khách quan ...............................................................

5
5

1.2.5. Tuyển chọn và xây dựng bài tập hóa học .................................................

6

1.3. Cơ sở lí luận của bài tập hóa học thực tiễn .................................................
1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học thực tiễn ........................................................

1.3.2. Vai trò chức năng của bài tập hóa học thực tiễn ......................................
1.3.3. Phân loại bài tập hóa học thực tiễn ..........................................................

7
7
8
9

1.4. Năng lực và phát triển năng lực sáng tạo ...................................................

12

1.4.1. Khái niệm năng lực ................................................................................
1.4.2. Phát triển năng lực ...................................................................................
1.4.3. Năng lực sáng tạo ...................................................................................

12
12
12

1.5. Đặc điểm tình hình kinh tế –xã hội của Hải Phòng ....................................
1.6. Điều tra thực trạng sử dụng bài tập hóa học có nội dung liên quan đến
thực tiễn ở các trường THPT tại Hải Phòng ......................................................
1.6.1. Mục đích điều tra.....................................................................................

13

1.6.2. Nợi dung điều tra .....................................................................................
1.6.3. Đối tượng điều tra ...................................................................................
1.6.4. Phương pháp điều tra ...............................................................................

1.6.5. Kết quả điều tra .......................................................................................
1.6.6. Đánh giá kết quả điều tra .........................................................................

13
14
14
14
16

Tiểu kết chương 1 .............................................................................................

16

Chƣơng 2: TUYỂN CHỌN VÀ SƢ̉ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN
VÔ CƠ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN THƢ̣C TIỄN TẠI HẢI
7

13
13


PHỊNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ....................................
2.1. Ngun tắc ,quy trì nh lựa chọn bài tập hóa học có nội dung thực tiễn ........
2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn bài tập hóa học có nội dung thực tiễn......................
2.1.2. Quy trì nh lựa chọn bài tập hóa học có nội dung thực tiễn ........................
2.2. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học ở các trường THPT .........
2.2.1. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới .............................................
2.2.2. Sử dụng bài tập khi luyện tập và ôn tập ...................................................
2.2.3. Sử dụng bài tập trong tiết kiểm tra, đánh giá ............................................
2.2.4. Sử dụng bài tập trong tiết thực hành .......................................................

2.3. Cách giải bài tập thực tiễn .........................................................................
2.4. Hệ thống câu hỏi lý thuy
ết và bài tập thực tiễn hóa học phần vô cơ ở THPT
.....
2.4.1. Chương halogen ......................................................................................
2.4.2. Chương oxi-lưu huỳnh ............................................................................
2.4.3. Chương nitơ – photpho ............................................................................
2.4.4. Chươngcacbon – silic ..............................................................................
2.4.5. Chương kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ và nhôm ...............................
2.4.6. Chương sắt và một số kim loại quan trọng ..............................................
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ..............................................................
3.2. Đối tượng và địa bàn TNSP ........................................................................
3.3. Thiết kế chương trình TNSP .......................................................................
3.4. Kết quả TN và xử lý kết quả TN .................................................................
3.4.1. Xử lí theo thống kê tốn học ....................................................................
3.4.2. Xử lí theo tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ......................
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................
1. Kết luận ........................................................................................................
2. Khuyến nghị ..................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
PHỤ LỤC ........................................................................................................

8

17

17
17
18
20
20
22
23
23
24
26
26
36
48
56
65
75
83
84
84
84
84
84
85
86
86
91
94
95
95
95

97
99


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hố học là một môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm . Việc dạy và học phải
gắn lý thuyết với thực hành , thực tiễn đời sống và sản xuất . Sử dụng bài tập trong các
khâu của quá trì nh dạy học hóa học là rất cần thiết .Việc sử dụng câu hỏi và bài tập có
liên quan thực tiễn sẽ thường xuyên kí ch thí ch tí nh năng động sáng tạo của học sinh
(HS) .Khi đó học sinh sẽ cảm thấy vai trò thiết thực của khoa học hóa học với đời sống,
sản xuất .Sau khi giải một bài tập hóa học (BTHH) mà HS có thể giải đáp được những
tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống , trong lao động sản xuất thì sẽ l àm tăng
lòng say mê học hỏi , phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề . Đó có thể là
những bài tập (BT) có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễ n (bài tập
thực tiễn) như: bài tập về cách sử dụng hóa chất; đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn
do hóa chất; bảo vệ mơi trường; sản xuất hóa học; xử lí và tận dụng các chất thải …
Tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong d ạy và học hóa học sẽ góp phần thực
hiện nguyên lí giáo dục : học đi đôi với hành , giáo dục đi đơi với sản xuất ,lí luận gắn
liền với thực tiễn .Bằng những kiến thức hóa học , trước tiên HS có thể giải đáp những
câu hỏ i “Tại sao ” nảy sinh từ thực tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra những giải pháp tối
ưu có tì nh huống có vấn đề nảy sinh từ chí nh thực tiễn đó
Hiện nay trong chương trình SGK Hố học 12 đã đưa ra chương 9 (Hoá học và
vần đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường) ở cuối sách. Song thực tế giảng dạy tôi
thấy rằng những bài tập hố học liên quan đến thực tiễn hồn tồn có thể đưa vào lồng
ghép ở mỗi bài dạy cho phù hợp. Như vậy, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
một cách chủ động, sáng tạo mà còn tăng thêm hứng thú cho học sinh đối với bộ mơn,
góp phần phát triển khả năng tư duy và hình thành thế giới quan cho học sinh.
Đó là lí do tôi đã chọn đề tài : “Tuyển chọn và sử dụng các bài tập hố học có
nội dung liên quan đến thực tiễn tại Hải Phòng trong chƣơng trình hóa vơ cơ ở

trƣờng trung học phổ thơng ”
2. Mục đích , nhiệm vụ nghiên cƣ́u
Tuyển chọn và sử dụng bài tập hố học có nội dung liên quan đến thực tiễn tại Hải
Phịng phần vơ cơ ở trung học phở thông (THPT)

9


Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đề tài cần phải thực hiện những “nhiệm vụ
nghiên cứu” cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của bài tập hóa học thực tiễn
- Nghiên cứu nội dung ,cấu trúc chương trì nh và sách giáo khoa (SGK) hóa học phổ
thông để tuyển chọn ,xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập hóa học có liên quan
đến thực tiễn tại Hải Phòng phần vô cơ ở THPT để áp dụng giảng dạy ở các trường
THPT
- Đề xuất việc sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học
- Thực nghiệm sư phạm nhằm xác đị nh tí nh khả thi
,tính phù hợp và hiệu quả của đề tài
3. Phạm vi nghiên cứu
Với mục đí ch , yêu cầu và nội dung luận văn t hạc sĩ sư phạm hóa học tơi nghiên
cứu các bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận có nội dung gắn với thực tiễn
và thử nghiệm kiểm chứng trên đối tượng là học sinh THPT Lý Thường Kiệt

–huyện

Thủy Nguyên ,THPT Thủy Sơn – Thủy Nguyên –Hải Phòng
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học hóa học ở trường THPT tại Hải Phòng
4.2. Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống bài tập hóa học có nội dung liên quan đến thực
tiễn tại Hải Phịng phần hóa học vơ cơ ở THPT

5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu tuyển chọn và sử dụng tốt hệ thống câu hỏi và bài tập có nội dung liên quan đến
thực tiễn trong dạy học hóa học thì sẽ góp phần rè n luyện kĩ năng vận dụng kiến thức lí
thuyết vào thực tiễn ,phát triển năng lực sáng tạo và tư duy của học sinh qua đó n

âng

cao chất lượng dạy và học hóa học ở các trường THPT
6. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài , trong quá trì nh nghiên cứu tôi đã sử
dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau :
- Nhóm các phươn g pháp nghiên cứu lí thuyết : phân tí ch, tổng hợp, các nguồn tài liệu
có liên quan đến đề tài
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễ

n: phương pháp quan sát khoa học

,phương pháp chuyên gia ,phương pháp thực nghiệm sư phạm

10


- Nhóm các phương pháp xử lí thơng tin : Xử lí trên phần mềm excel ,sử dụng thớng kê
tốn học, khoa học giáo dục để xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm đa dạng hóa về bài tập hóa học. Cụ thể trong luận văn tơi nghiên cứu
một cách có hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực tiễn phần vơ cơ
- Tuyển chọn và xây dựng được một hệ thống bài tập có nội dung liên quan đến thực
tiễn tại Hải Phịng, phần vơ cơ mơn hóa học THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học hóa học ở các trường THPT

- Đề xuất những biện pháp sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực tiễn trong dạy học
hóa học ở các trường THPT tại Hải Phòng
8.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị , tài liệu tham khảo, phụ lục, nợi dung
chính cuả luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cở sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2 : Tuyển chọn và sử dụng các bài tập hố học phần vơ cơ có nội dung
liên quan đến thực tiễn tại Hải Phòng ở trường trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về bài tập hóa học (BTHH) từ trước đến nay đã có nhiều
cơng trình của các nhà hóa học và đã viết thành sách tham khảo cho các giáo viên (GV)
và học sinh (HS) như: GS.TS.Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về bài toán;
11


PGS.TS.Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về bài tập thực nghiệm định lượng; PGS.TS
Lê Xuân Trọng; PGS.TSĐào Hữu Vinh; PGS.TS Cao Cự Giác và nhiều tác giả đã quan
tâm đến nội dung và phương pháp giải tốn hóa học ,câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa
học ...Mợt sớ ḷn văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống BTHH

.Tuy

nhiên trong các nghiên cứ u hệ thống bài tập gần đây , đa số í t đề cập đến các dạng bài
tập theo đị nh hướng đổi mới như : Bài tập thực nghiệm ,thực tiễn ,bài tập có hì nh vẽ ,đồ
thị, bài tập sử dụng dụng cụ thực hành hóa học ,bài tập bảo vệ mơi trường .....có thể sử
dụng phù hợp với các tỉnh miền núi ,các vùng miền còn khó khăn về mọi mặt

việc sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy nhằm khai thác vớn hiểu biết

.Vì vậy
, kinh

nghiệm của học sinh cũng chưa được quan tâm một cách đúng mức .
1.2. Cơ sở lí luận về bài tập hóa học
1.2.1. Khái niệm về bài tập hóa học
Bài tập hoá học là nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra cho người học, buộc người
học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các
hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó, nhằm chiếm
lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo.
1.2.2. Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học
1.2.2.1. Ý nghĩa trí dục
- Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức
một cách sinh động, phong phú hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được các kiến thức vào việc
giải bài tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
- Ơn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ơn tập, học sinh sẽ buồn
chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ thích giải bài
tập trong giờ ôn tập.
-Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng,
tính tốn theo cơng thức hóa học và phương trình hóa học...
-Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và
bảo vệ môi trường.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.

12


1.2.2.2. Ý nghĩa phát triển

Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát độc lập, thông
minh và sáng tạo
1.2.2.3. Ý nghĩa giáo dục
Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học
Hóa học. Bài tập thực tiễn, thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao
động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc)
1.2.3. Phân loại bài tập hóa học
- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập : bài tập lí thuyết và bài tập
thực nghiệm.
- Dựa vào tính chất của bài tập: bài tập định tính và bài tập định lượng.
- Dựa vào kiểu bài hay dạng bài: bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất, tính
phần trăm hỗn hợp, nhận biết, tách, điều chế ….
- Dựa vào nội dung:
+bài tập nồng độ, điện phân, áp suất….
+bài tập có nội dung thuần t hố học, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
- Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh : bài tập kiểm tra sự nhớ lại, hiểu, vận dụng
và sáng tạo.
- Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức tạp: bài tập cơ bản, bài
tập tổng hợp.
- Dựa vào cách học sinh trình bày lời giải của mình: bài tập trắc nghiệm, bài tập trắc
nghiệm khách quan.
1.2.4. Bài tập trắc nghiệm khách quan
1.2.4.1. Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

.Gọi là “khách quan” vì cách

cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm .
1.2.4.2. Phân loại câu trắc nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan chia làm 4 loại chính:
a.Câu trắc nghiệm “Đúng -Sai”
Đây là loại câu hỏi được trì nh bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời bằng
cách lựa chọn một trong hai phương án “Đúng” hoặc “ Sai”
13


b. Câu trắc nghiệm “Nhiều lựa chọn”
Đây là loại câu hỏi thơng dụng nhất .Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu
dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn trong đó chỉ có một câu trả lời đúng
nhất còn lại đều là sai ,là câu mồi hay câu nhiễu .
c. Câu trắc nghiệm“Ghép đôi”
Đây là loại hì nh đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn trong đó học sinh tì m cách
ghép câu trả lời ở cột này với câu trả lời ở cột khác cho phù hợp
d. Câu trắc nghiệm“Điền khuyết ”
Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng có câu trả lời tự do .Học sinh viết câu trả
lời bằng một vài từ hoặc câu ngắn
1.2.5. Tuyển chọn và xây dựng bài tập hóa học
Thực tế cho thấy có nhiều BTHH cịn q nặng nề về thuật tốn , nghèo nàn về
kiến thức hóa học và khơng có liên hệ với thực tế hoặc mơ tả khơng đúng với quy trình
hóa học .Khi giải các bài tập này thường mất thời gian tính tốn tốn học ,kiến thức hóa
học lĩnh hội được khơng nhiều và hạn chế khẳ năng sáng tạo nghiên cứa khoa học hóa
học của HS .Các bài tập này dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức
tạp với HS làm cho các em thiếu tự tin vào bản thân dẫn đến học kém , chán học.
Định hướng xây dựng chương trình SGK THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(năm 2002) có chú trọng đến tính thực tiễn và đặc thù của môn học trong lựa chọn nội
dung kiến thức SGK. Quan điểm thực tiễn và đặc thù của mơn học cần được hiểu ở các
góc độ sau đây :
-


Loại bỏ những nội dung trong hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật
toán phức tạp để giải

-

Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối ,phức tạp ,xa rời hoặc
phi thực tiễn hóa học.

-

Xây dựng nhiều bài tập có nội dung liên quan đến thực tiễn ở nhiều lĩnh vực (
môi trường, sức khỏe, lao động sản xuất ……)

-

Đa dạng hóa các dạng bài tập như : Vẽ hình , vẽ đồ thị, sơ đồ , lắp dụng cụ thí
nghiệm ….Nội dung kiến thức phải gắn với thực hành, thí nghiệm hóa học và
tăng cường thí nghiệm hóa học .

14


-

BTHH phải đa dạng phải có nội dung thiết thực trên cơ sở của định hướng xây
dựng chương trình hóa học phổ thơng. Do đó BTHH trong giai đoạn hiện nay cần
đảm bảo các yêu cầu :
+ Nội dung BTHH phải ngắn gọn, xúc tích, khơng q nặng về tính toán

mà chú ý tập trung về rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy hóa học và

hành động cho HS .
+ BTHH cần chú ý đến mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụng của
hóa học trong thực tiễn thơng qua BTHH này HS thấy được việc học hóa học có ý
nghĩa.
+ BTHH định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa
bởi các thuật tốn mà chú trọng đến nội dung hóa học và các phép tính được sử dụng
nhiều trong tính tốn hóa học.
+ Cần sử dụng bài tập TNKQ , chuyển hóa một số dạng BT tự luận , tính
tốn sang dạng bài TNKQ.
-

Xây dựng và tăng cường sủ dụng bài tập thực nghiệm định lượng
Như vậy xu hướng phát triển của BTHH hiện nay hướng đến rèn luyện khẳ năng

vận dụng kiến thức, phát triển khẳ năng tư duy hóa học cho HS ở các tiết lí thuyết, thực
hành và ứng dụng .Những dạng bài tập có tính chất học thuộc trong các bài tập lí thyết
sẽ giảm dần mà được thay thế bằng các dạng BT đòi hỏi sự tư duy, tìm tịi .
1.3. Cơ sở lí luận của bài tập hóa học thực tiễn
1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học thực tiễn
Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung ( những điều kiện và yêu cầu)
xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc
sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
1.3.2. Vai trò chức năng của bài tập hóa học thực tiễn
1.3.2.1. Về kiến thức
- Thông qua bài tập thực tiễn HS hiểu kĩ hơn các khái niệm , tính chất hóa học , củng cố
kiến thúc một cách thường xuyên và hệ thống h óa kiến thức , mở rộng sự hiểu biết một
cách sinh động, phong phú mà không làm cho HS tiếp thu kiến thức một cách nặng nề .
- Giúp HS hiểu thêm về thiên nhiên , môi trường sống xung quan h, ngành sản xuất hóa
học, những vấn đề mang tí nh thời sự trong nước và quốc tế
15



- Bước đầu giúp học sinh vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống.
1.3.2.2. Về kĩ năng
- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhậ n thức ,năng lực thí ch ứng, năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm
- Rèn luyện và phát tri ển các kĩ năng học tập như : Kĩ năng thu thập thông tin , vận dụng
kiến thức để giải quyết tí nh huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học
- Bời dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tí ch,suy đoán, tổng
hợp…
1.3.2.3. Về giáo dục tư tưởng
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn ,tự giác ,chủ động ,chính xác ,sáng tạo trong học tập và
quá trính giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Thông qua nội dung các bài tập thưc tiễn giúp HS thấy rõ lợi í ch của việc học mơn
hóa học từ đó tạ o động cơ học tậ p tí ch cực , kích thích trí tò mò , óc quan sát , sự hiểu
biết, làm tăng hứng thú học mơn hóa học từ đó giúp HS say mê nghiên cứu khoa học và
công nghệ giúp HS có những đị nh hướng nghề nghiệp tương lai .
1.3.2.4. Về giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Bộ môn hóa học có nhiệm vụ giáo dụ c kĩ thuật tổng hợp cho HS , BTHH tạo điều
kiện tốt cho HS làm việc này . Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản xuất yêu cầu được
biến thành nội dung của các BTHH , lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật
BTHH còn cung cấp cho HS những số

.

liệu lý thú của kĩ thuật , những số liệu mới về

phát minh, về năng suất lao động… giúp HS hòa nhập với sự phát triển của khoa học, kĩ

thuật thời đại mình đang sống .
1.3.3. Phân loại bài tập hóa học thực tiễn
Từ cơ sở phân loại bài tập hố học nói chung, chúng ta có thể phân chia bài
tập hố học thực tiễn như sau:
1.3.3.1. Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập
+ Bài tập lý thuyết
+ Bài tập thực nghiệm.

16


1.3.3.2. Dựa vào tính chất của bài tập .
+ Bài tập định tính: giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn;
lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tách, làm
khô, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn….
VD: Trong các nhà máy nước ở Hải Phòng người ta thường dùng clo để khử trùng nước
sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên
kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho
con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iôtua và
hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình phản
ứng xảy ra (nếu có).
+ Bài tập định lượng: tính lượng hố chất cần dùng, pha chế dung dịch….
VD: Theo tính toán của các nhà khoa học mỗi ngày cở thể người cần được cung cấp
1,5.10-4g nguyên tố iot .Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho
mỗi người trong một ngày là bao nhiêu ?
+ Bài tập tổng hợp : bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng.
1.3.3.3. Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập.
+ Bài tập về sản xuất hoá học :
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất vơi xảy ra phản ứng sau :
CaCO3  CaO + CO2 – Q.

a.Làm cách nào để thu được nhiều vôi. Trong sản xuất người ta giải quyết như thế nào?
b.Nung 1 tấn đá vôi chứa 8% tạp chất. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất
phản ứng là 95%.
+ Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất:
* Giải quyết các tình huống có vấn đề trong q trình làm thực hành, thí nghiệm: sử
dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hố chất hợp lí; xử lí tai nạn xảy ra, phòng chống độc
hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…
Ví dụ: Trong khi làm thí nghiệm chẳng may em bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào tay.
Lúc đó em sẽ xử lí tai nạn này như thế nào một cách có hiệu quả nhất ? Biết rằng trong
phịng thí nghiệm có đầy đủ các loại hoá chất .

17


* Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt
giũ, tẩy rửa….
VD:Trong vùng Lưu Kiếm –Thủy Ngun –Hải Phịng có trồng rất nhiều sắn .Sắn có
chứa hiđroxianua (HCN) là một chất lỏng không màu, rất dễ bay hơi và cực độc. Hàm
lượng giới hạn cho phép trong không khí là 3.10-4 mg/lít. Những trường hợp bị say hay
chết vì ăn sắn là do trong sắn có một lượng nhỏ HCN. Lượng hiđroxianua còn tập trung
khá nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc xianua do ăn sắn , theo em khi luộc
sắn cần phải làm gì ?
* Sơ cứu tai nạn do hố chất.
* An tồn trong lao động sản xuất, an toàn thực phẩm.
VD: Trong cuốn sách “ Những điều cần biết và nên tránh trong cuộc sống hiện đại” có
viết rằng: Đồ ăn uống có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà
nên đựng trong đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ. Nếu ăn uống đồ ăn có chất chua đựng
trong đồ dùng bằng kim loại thì có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Em hãy giải thích vì
sao?
* Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động sản

xuất.
VD : Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4 và hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi
Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao ) đều bị mất đạm
+Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ mơi trường
* Tìm hiểu ngun nhân gây ơ nhiễm.
VD: Để kiểm tra tình trạng gây ô nhiễm môi trường của một nhà máy sản xuất supe
phôtphat, người ta đã lấy mẫu đất xung quanh nhà máy để phân tích. Kết quả phân tích
cho thấy đất đó có pH = 2,5. Như vậy là đất đó đã bị quá chua (đất có pH < 6,5 gọi là
đất chua). Vậy ta phải xử lí như thế nào để cho đất đỡ chua? Theo em, nguyên nhân nào
làm cho đất bị chua?
Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định
lượng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành.
1.3.3.4. Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh
+ Mức 1: Chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.

18


VD: Xi măng Hải Phịng có thành phần hóa học chính là gì và được sản xuất như thế
nào?
+ Mức 2: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện
tượng của câu hỏi lí thuyết.
VD: Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát
trong khơng khí thì bề mặt đó khơng cịn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích nguyên
nhân và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có
+ Mức 3: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống
xảy ra trong thực tiễn.
VD : Khi làm bánh từ bột mì khơng có bột nở thì bánh khơng xốp nhưng nếu trộn thêm
vào bột mì một ít nước phèn nhơm – kali { K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O} và xơđa
(Na2CO3. 10H2O ) thì bánh nở phồng, xốp sau khi nướng

a.Hãy giải thích hiện tượng trên.
b.Cần cho phèn và xơđa theo tỉ lệ khối lượng nào thì hợp lí?
c.Nếu ta thay phèn bằng một lượng dung dịch axit clohiđric vừa đủ vào hỗn hợp bột
trên có được khơng? Vì sao?
+ Mức 4: u cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những
tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một cơng trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn
giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.
Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp
với trình độ của học sinh đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá học sinh trong cùng một
bài, trong hệ thống bài tập thực tiễn.
Trên đây là một số cách phân loại bài tập thực tiễn. Tuy nhiên, có nhiều bài tập
thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài.
1.4. Năng lƣ̣c và phát triển năng lƣ̣c sáng tạo
1.4.1. Khái niệm năng lực
- Có nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề liên quan đến năng lực như :
Năng lực là tổ hợp các thuộc tí nh tâm lý cu
ả cá nhân phù hợp với những yêu cầu của
một hoạt động nhất đị nh, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả
Theo Weinert “Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của
cá thể nhằm giải quyết c ác tì nh huống xác đị nh , cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã
19


hội và khẳ năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu
quả trong các tình huống linh hoạt”
1.4.2. Phát triển năng lực
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý đến
việc tí ch cực hóa HS về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giả

i quyết vấn đề


gắn với nh ững cuộc sống và nghề nghiệp đồng thời gắn với hoạ t động trí tu ệ với hoạt
động thực hành, thực tiễn
Trong học tập hóa học, việc gải các BTHH là một trong những hoạt động chủ yếu
để phát triển năng lực nhận thức .Mặt khác tăng cường việc hoạt đợng trong nhóm, đổi
mới quan hệ HS -GV theo hướng cộng tác có ý nghĩ a quan trọng trong việc phát triển
năng lực xã hội .Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn
học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp n hằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp
1.4.3. Năng lực sáng tạo
1.4.3.1. Khái niệm sáng tạo
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô

–tập 42: “Sáng tạo là mợt hoạt đợng

mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tí nh cá ch tân, có ý nghĩa xã
hợi, có giá trị thực tiễn ”
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Sáng tạo là tạo ra giá trị mới, giá trị có ích hay
có hại tùy theo quan điểm của người sử dụ
ng và đối tượng nhận hiệu quả dùng”
1.4.3.2. Những quan điểm về năng lực sáng tạo của học sinh
- Năng lực tự chuyển tải tri thức và kĩ năng từ lĩ nh vực quen thuộc sang tì nh huống mới
- Năng lực nhận thấy vấn đề mới trong điều kiện quen biết
- Năng lực nhận thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu
-Năng lực biết đề xuất các giải pháp khác nhau
-Năng lực xác nhận bằng lí thuyết và thực hành các giả thuyết
- Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới những góc độ khác nhau
1.5. Đặc điểm tì nh hì nh kinh tế –xã hội của Hải Phòng
Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh,
quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển


20


phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một
trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Là nơi có ưu thế về tình hình kinh tế, xã hội, tuy nhiên với đại đa số học sinh khi
học, yêu cầu các em giải thích các hiện tượng trong thưc tế, liên quan nhiều đến cuộc
sống, nhiều em khơng giải thích được. Chẳng hạn: tại Thủy Ngun Hải Phòng có nhiều
cơ sở đúc ở xã Chính Mĩ khi hỏi “quy trình đúc đồng hay nguyên liệu để sản xuất đồng
là gì ?”, “Nhà máy hóa chất đất đèn dùng để sản xuất ra những nguồn nhiên liệu nào và
tại sao khi cho đất đèn xuống ao thì cá bị chết?”, để tiêu diệt chuột người ta dùng chất gì
?...Đó là các kiến thức mà đòi hỏi khi ra cc sống các em cần phải biết .Thậm chí nhiều
học sinh con nhà nông nghiệp cũng không biết tại sao phải bón phân cho cây theo đúng
thời kì và đúng loại hay tại sao trước khi bón phân phải khử chua trước và khử chua
bằng cách nào?.....Vì vậy các dạng bài tập thực tiễn lồng ghép trong các tiết học giải
thích các hiện tượng tự nhiên, liên quan trực tiếp đến đời sống các em, làm giờ học hóa
trở nên sơi nổi, HS hào hứng khi tự mình có thể giải thích được các vấn đề trong cuộc
sống, từ đó HS thêm tin tưởng vào khoa học và biết sống, làm việc, lao động, sản xuất
có trách nhiệm với bản thân , gia đình và xã hội hơn
1.6. Điều tra thƣ̣c trạng sƣ̉ dụng bài tập hóa học có nội dung

liên quan đến thƣ̣c

tiễn ở các trƣờng THPT tại Hải Phòng
1.6.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học hóa học ở các trường THPT
- Tìm hiểu hứng thú của học sinh với bộ mơn hóa học
- Cách sử dụng BTHH có nội dung liên quan đến thực tiễn
1.6.2. Nội dung điều tra

- Điều tra về hứng thú của học sinh về hóa học ở trường THPT
- Điều tra về chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT
- Điều tra việc sử dụng các bài tập hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn ở trường
THPT
1.6.3. Đối tượng điều tra
- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn hóa học ở các trường THPT tại Hải Phòng
-Học sinh các trường THPT tại thành phố Hải Phòng

21


1.6.4. Phương pháp điều tra
- Gặp gỡ trực tiếp giáo viên và học sinh một số trường THPT
- Gửi và thu phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh
1.6.5. Kết quả điều tra
- Tôi gửi phiếu điều tra tại 2 trường : THPT Lý Thường Kiệt , THPT Thủy Sơn với
tổng số giáo viên 20 và tổng số học sinh 150( với HS gửi 2 phiếu điều tra trước và sau
thực nghiệm )
- Tham gia dự giờ một số giáo viên dạy hóa tại các trường này
1.6.5.1. Trước khi thực nghiệm
- Thích học hóa : 120/150
- Lí do thích học hóa : vì hóa gắn liền với thực tiễn 100/150
1.6.5.2. Sau khi thực nghiệm
Bảng 1.1. Kết quả điều tra tần suất sử dụng bài tập hóa học có nợi dung liên quan
đến thực tiễn đối với giáo viên THPT
Thường xun

Thỉnh thoảng

Ít khi


Khơng bao giờ

Kết quả

0/20

10/20

8/20

2/20

Phần trăm

0%

50%

40%

10%

Bảng 1.2. Kết quả điều tra về việc sử dụng những nội dung hóa học có liên quan
đến thực tiễn
Ơn tập ,luyện

Kiểm tra ,

tập


đánh giá

5/20

4/20

2/20

25%

20%

10%

Học lí thuyết

Thực hành

Kết quả

9/20

Phần trăm

45%

Bảng 1.3. Kết quả về sử dụng dạng bài tập có nội dung liên quan đến thực tiễn
Câu hỏi lí


Bài tập tính

thuyết

tốn

Kết quả

12/20

6/20

2/20

Phần trăm

60%

30%

10%

22

Cả hai


Bảng 1.4. Kết quả về ý kiến sử dụng bài tập hóa học có nội dung liên quan đến
thực tiễn đối với giáo viên THPT
Cần thiết


Không cần thiết

Ý kiến khác

Kết quả

20/20

0

0

Phần trăm

100%

0%

0%

Bảng 1.5.Kết quả điều tra về hứng thú khi học về những bài học có
nội dung liên quan đến thực tiễn
Thích thú

Bình thường

Khơng thích

Kết quả


125/150

25/150

10/120

Phần trăm

83,33%

16,67%

8,3%

Bảng 1.6. Kết quả về điều tra thái độ của học sinh đối với bài tập có
nội dung liên quan đến thực tiễn


Khơng

Kết quả

140/150

10/150

Phần trăm

93,33%


6,67%

Bảng 1.7. Kết quả điều tra về nội dung liên quan đến thực tiễn , học sinh thích

Kết quả
Phần trăm

Sản xuất
cơng
nghiệp và
nơng
nghiệp
20/150
13,33%

Mơi trường

Sức khỏe
con
ngừời

Du lịch
quốc
phịng

Trong dời
sống hàng
ngày


25/150

45/150

30/150

30/150

16,67%

30%

20%

20%

Bảng 1.8. Kết quả về ý kiến của học sinh về sự cần thiết của bài tập hóa học có nội
dung liên quan đến thực tiễn
Cần thiết
Kết quả

Không cần
thiết

150/150

0

23


Ý kiến khác
0


Phần trăm

100%

0%

0%

1.6.6. Đánh giá kết quả điều tra
Qua số liệu có ở các bảng thu được ,chúng tơi nhận thấy :
-

Đối với giáo viên, việc sử dụng bài tập có nội dung liên quan đến thực tế còn hạn
chế nếu có thì ở mức độ trung bình

-

Hầu hết các ý kiến giáo viên và học sinh cho rằng cần thiết phải có BTHH thực
tiễn trong khi giảng dạy ở các trường THPT

-

Hầu hết học sinh đều hứng thú với những bài học hoặc bài tập có nội dung liên
quan đến thực tiễn
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1 chúng tôi đã đề cập đến: Cơ sở lí luận và thực tiễn của BTHH có


nội dung liên quan đến thực tiễn trong dạy học hóa học ở các trường THPT tại Hải
Phịng, cụ thể là: Lịch sử vấn đề nghiên cứu , Cơ sở lí luận về bài tập hóa họ c ,Cơ sở lí
luận về bài tập hóa học thực tiễn , Năng lực và phát triển năng lực sáng tạo , Đặc điểm
tình hình kinh tế –xã hội của Hải Phòng , Điều tra thực trạng sử dụng bài tập hóa học có
nội dung liên quan đến vi ệc dạy và học hóa học của GV và HS ở các trường THPT tại
Hải Phòng

24


CHƢƠNG 2
TUYỂN CHỌN VÀ SƢ̉ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN VÔ CƠ CÓ
NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN THƢ̣C TIỄN TẠI HẢI PHỊNG Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Ngun tắc ,quy trình lựa chọn bài tập hóa học có nội dung thực tiễn
2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn bài tập hóa học có nội dung thực tiễn
a/ Bài tập thực tiễn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung học tập
Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học .Nếu
bài tập thực tiễn có nội dung hồn tồn mới về kiến thức hóa học thì sẽ khơng tạo được
động lực cho HS để giải bài tập đó.
b/ Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại.
+ trong một bài tập hóa học thực tiễn, bên cạnh nội dung hóa học nó còn có những dữ
liệu thực tiễn. những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác khơng tùy
tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính tốn được.
+ Trong một số bài tập về sản xuất hóa học nên đưa vào các dây chuyền công nghệ
đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công nghệ đã quá
cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng.
c/ Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS.
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu bài

tập hóa học thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời
sống và mơi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ
khi giải bài tập.
Các em HS ở Hải Phòng có thể giải thích được câu hỏi: Quy trình đúc đồng diễn
ra như thế nào? hay đất đèn dùng để làm gì ? hay để sản xuất xi măng Hải Phòng cần
những nguồn nguyên liệu nào?
HS với kinh nghiệm có được trong quá trình tham gia sản xuất và kiến thức hóa
học đã có sẽ lựa chon phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. HS sẽ có sự
háo hứng chờ đợi GV đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình. Trong bài tập này khi HS
giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau:
+ HS lựa chọn và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với HS vì kiến
thức của mình rất đúng theo khoa học.
25


+ HS lựa chọn đúng nhưng khơng giải thích được hoặc giải thích chưa đúng.
+ HS lựa chọn và giải thích chưa đúng.
Trong trường hợp 2,3 HS sẽ cảm thấy tiếc nuối vì mình đã gần tìm ra câu trả lời từ
đó có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hóa học một cách linh hoạt
hơn để giải thích thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học
của mình vì những kinh nghiệm đúng thường có gắn với sự chính xác khoa học.
d/ Phải đảm bảo logic sư phạm
Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hóa học phổ
thơng trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho HS cần phải có bước
xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải bài tập tình huống
thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ và khả năng của HS.
e/ Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic.
+ Các bài tập thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài,
theo mức độ phát triển của HS. Trong mỗi chương bài cần có các loại, dạng bài tập thực
tiễn.

+ Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng
những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ so với mức độ
nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS.
+ Biến hóa nội dung bài tập thực tiễn theo tiếp cận mođun. Xây dựng một số bài
tập thực tiễn điển hình (Xây dựng theo tiếp cận mođun) và từ đó có thể lắp ráp chúng
vào các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức
tạp thành những bài toán đơn giản, tạo ra những bài tập mới.
2.1.2. Quy trì nh lựa chọn bài tập hóa học có nội dung thực tiễn
Khi xây dựng bài tập thực tiễn GV cần lưu ý các vấn đề sau:
Bước 1:
+ Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập.
+ Nghiên cứu kỹ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung
hóa học và các ứng dụng hóa học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các cơng nghệ,
nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung của bài.

26


+ Nghiên cứu đặc điểm trình độ nhận thức của HS, kinh nghiệm sống của HS để
thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho HS khi giải các bài tập thực tiễn
đó.
Bước 2:
+ Thiết kế bài tập thực tiễn phù hợp với những yêu cầu ở bước 1.
+ Giải và kiểm tra lại bài tập thực tiễn.
Dự kiến các cách giải của từng bài tập, dự kiến các cách giải của HS, dự kiến
những sai lầm dễ mắc của HS trong quá trình giải và đưa ra cách khắc phục.
Bước 3: Dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 4:Triển khai sử dụng BTTT trong dạy học hóa học
Bước 5: Chỉnh lý hoàn thiện BTTT
VD: Khi học bài “ các hợp chất của cacbon” GV có thể đưa hiện tượng tự nhiên cho HS

giải thích
a. Giải thích câu nói “Nước chảy đá mòn”
b. Giải thích sự hình thành nhũ đá, măng đá trong các hang động ở Thủy Nguyên
Đây là hiện tượng tự nhiên và câu nói quen thuộc mà HS đã biết trong cuộc sống (HS có
thể dựa vào kiến thức đã học ở bài hợp chất của cacbon để giải thích các vấn đề trên)
Bước 1:
-

Mục tiêu của bài: các hợp chất của cacbon không phải là mới đối với HS vì
vậy mục tiêu của bài này là tìm hiểu các hợp chất này dưới ánh sáng của lý
thuyết về cấu tạo chất, sự điện li, thuyết cân bằng hóa học, lý thuyết về p/ư
OXH – K … từ đó phải vận dụng những kiến thức đã biết để giải thích những
hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống, cải tạo thiên nhiên, nâng cao
hiệu suất lao động, bài trừ mê tín dị đoan, nâng cao chất lượng cuộc sống…

-

Tham khảo tài liệu về các vấn đề thực tiễn có liên quan đến các hợp chất của
cacbon như: sản xuất vôi; tài liệu natri hidrocacbonat, đá vôi, thạch nhũ trong
các hang động….

-

Các hợp chất của cacbon rất quen thuộc đối với HS.Nhiều HS đã từng tham
gia sử dụng chúng trong nông nghiệp, xây dựng, thuốc uống, phụ gia, thực
phẩm…

Bước 2: Thiết kế bài tập: xây dựng bài tập ở hai mức 3,4.
27



VD: Giải thích sự hình thành nhũ đá, măng đá trong các hang động ở Hang Lương Thủy Nguyên - Hải Phòng
Dự kiến cách giải: Trên đỉnh các hang động, núi đá vơi có các kẽ nứt rất nhỏ khiến
nước mưa thấm dần xuống kết hợp với đá vôi và khí cacbonic trong khơng khí tạo thành
muối canxi hidrocacbonat tan chảy xuống:
CaCO3 + CO2 +H2O

Ca(HCO3)2

Một phần muối canxi hidrocacbonat rơi xuống đất rồi mới chuyển thành đá vôi,
qua nhiều năm tháng tạo thành măng đá.
Ca(HCO3)2

CaCO3 + CO2 + H2O

Dự kiến những sai lầm của HS:
-

HS có thể khó hiểu khái niệm măng đá nên cần có hình ảnh minh họa.

-

HS viết được PTHH nhưng giải thích có thể khơng mạch lạc.

GV cần hướng dẫn các em cách trình bày ý nghĩ, lập luận của mình một cách có khoa
học.
Bước 3: Bài tập này nên sử dụng để luyện tập hoặc giao bài tập về nhà.
Bước 4: Triển khai sử dụng BTTT trong dạy học hóa học
Bước 5: Chỉnh lý hồn thiện BTTT
2.2. Sƣ̉ dụng bài tập thƣ̣c tiễn trong dạy học hóa học ở các trƣờng THPT

2.2.1. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới
Trong giảng dạy chúng ta thường phải hướng dẫn học sinh nghiên cứu những vấn
đề mà học sinh chưa được học từ trước hoặc chưa biết một cách rõ ràng, chính xác. Ở
những tiết học này học sinh tiếp thu nội dung kiến thức mới về khái niệm, định luật, tính
chất lí hóa, ứng dụng của các chất, các phản ứng hóa học...hoặc có cách hiểu biết mới về
kiến thức đã học, hoặc thấy rõ phạm vi giới hạn áp dụng kiến thức đã biết.
a) Sử dụng bài tập hóa học nêu và giải quyết vấn đề
Hiện nay dạy học nêu vấn đề đang là một phương pháp dạy học tích cực có hiệu
quả rất cao trong việc hoạt động hóa người học, phát triển con người tự chủ sáng tạo, để
giải quyết tốt các tình huống có vấn đề thì một trong những phương pháp tối ưu nhất là
sử dụng bài tập.
VD: Khi tiến hành điều chế clo khan trong phòng thí nghiệm bằng dd HCl đặc và
KMnO4 học sinh quan sát sơ đồ thí nghiệm nhận xét.
28


×