Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật biển việt nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGƠ THỊ NHUNG

PH¸P LT BIểN VIệT NAM VớI LUậT BIểN QUốC Tế
Và PHáP LUậT BIểN NƯớC NGOàI
Chuyờn ngnh: Lut quc t
Mó s: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Ngô Thị Nhung



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
BIỂN VIỆT NAM, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
BIỂN NƯỚC NGOÀI .................................................................................7
1.1.

TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM ...................................7

1.1.1.

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển Việt Nam..........7

1.1.2.

Khái niệm và q trình hình thành, phát triển pháp luật biển Việt Nam ......9

1.1.3.

Nguồn pháp luật biển Việt Nam..................................................................14

1.2.

TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BIỂN QUỐC TẾ ...................................16


1.2.1.

Khái niệm và đặc điểm luật biển quốc tế ....................................................16

1.2.2.

Nguồn luật biển quốc tế ..............................................................................18

1.3.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BIỂN NƢỚC NGOÀI.........23

1.3.1.

Khái quát chung về các hệ thống pháp luật biển trên thế giới ....................23

1.3.2.

Hệ thống pháp luật biển một số nƣớc điển hình .........................................24

Chương 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM VỚI LUẬT BIỂN
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT BIỂN NƯỚC NGOÀI .............................35
2.1.

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM VỚI LUẬT
BIỂN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT BIỂN NƢỚC NGOÀI .......................35

2.1.1.


Mối quan hệ giữa pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế ..................35

2.1.2.

Mối quan hệ giữa pháp luật biển Việt Nam với pháp luật biển nƣớc ngoài....38

2.2.

SO SÁNH PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM VỚI LUẬT BIỂN QUỐC
TẾ VÀ PHÁP LUẬT BIỂN NƢỚC NGOÀI TRONG MỘT SỐ VẤN
ĐỀ CƠ BẢN................................................................................................39


2.2.1.

Đƣờng cơ sở để xác định chiều rộng lãnh hải của Việt Nam......................39

2.2.2.

Xác định và chế độ pháp lý các vùng biển Việt Nam .................................43

2.2.3.

Các quy định về các hoạt động trong vùng biển Việt Nam ........................68

2.2.4.

Quy chế các đảo, quần đảo ..........................................................................77

2.2.5.


Nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển;
nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát
trên biển .......................................................................................................79

2.2.6.

Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hồ bình....................................84

Chương 3: ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM ...................................88
3.1.

MỘT SỐ ƢU ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM ....................89

3.1.1.

Việt Nam đã có một văn bản pháp luật bao trùm có tính thống nhất
quản lý trong lĩnh vực luật biển ..................................................................89

3.1.2.

Luật biển Việt Nam phù hợp với Công ƣớc luật biển 1982 ........................91

3.1.3.

Luật biển Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền trên các
vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa, Trƣờng Sa ..................................................................................93

3.2.


NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM.....96

3.2.1.

Đƣờng cơ sở của Việt Nam .........................................................................96

3.2.2.

Vấn đề phân định biển .................................................................................97

3.2.3.

Một số vấn đề khác....................................................................................103

3.3.

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT BIỂN
VIỆT NAM ...............................................................................................104

3.3.1.

Giải quyết vấn đề đƣờng cơ sở xác định lãnh hải của Việt Nam..................104

3.3.2.

Giải quyết các vấn đề liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa ...108

3.3.3.


Giải quyết vấn đề phân định biển với các quốc gia trong khu vực .................112

3.3.4.

Một số vấn đề khác....................................................................................115

KẾT LUẬN ............................................................................................................117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................119


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các
nƣớc có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Thế kỷ XXI đƣợc các nhà
chiến lƣợc xem là ''Thế kỷ của đại dƣơng'', bởi cùng với tốc độ tăng trƣởng
kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên
không tái tạo đƣợc trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong
bối cảnh đó, các nƣớc có biển, nhất là các nƣớc lớn đều vƣơn ra biển, xây
dựng chiến lƣợc biển, tăng cƣờng tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế
biển. Trong khi đó, trên bình diện quốc tế, Cơng ƣớc của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đƣợc coi nhƣ một bản “Hiến pháp đại
dƣơng” của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý quốc tế tổng hợp toàn diện, đề
cập những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dƣơng;
quy định rõ các quyền lợi và nghĩa vụ trên biển quốc tế. Cũng nhƣ với Hiến
chƣơng Liên hợp quốc, UNCLOS 1982 đƣợc coi là văn kiện pháp lý đa
phƣơng quan trọng nhất trong lịch sử Liên hợp quốc. Kể từ khi UNCLOS
1982 chính thức có hiệu lực trong đời sống quốc tế ngày 16/11/1994, thì Việt
Nam là nƣớc thứ 64 phê chuẩn Cơng ƣớc theo Nghị quyết phê chuẩn ngày
23/6/1994 của Quốc hội và Việt Nam đã nộp lƣu chiểu Liên hợp quốc sau đó
1 tháng (25/7/1994) trƣớc ngày Cơng ƣớc có hiệu lực.

Tuy nhiên, dù đã tham gia UNCLOS 1982 từ năm 1994 nhƣng trong
một thời gian dài, Việt Nam vẫn chƣa có một văn bản luật về biển mà chỉ
mới có các quy định trong một số văn bản đề cập đến một số khía cạnh cụ
thể có liên quan. Trên thực tế, các nƣớc ven biển đều ban hành các luật về
biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,
thềm lục địa... Vì vậy để vận dụng hiệu quả, nhất quán những nguyên tắc,

1


quy định trong UNCLOS đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn trên
biển Đơng của Việt Nam, u cầu bức thiết ở Việt Nam là cần xây dựng
một bộ luật tổng quát về biển.
Cho đến ngày 21/6/2012, Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam mới thơng qua Luật Biển Việt Nam và luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2013. Bộ trƣởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã khẳng
định trƣớc cơng luận việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam
là "một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện nhằm khuôn khổ
pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển,
đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hịa bình, ổn
định trong khu vực và trên thế giới. Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam,
lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của
các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo
đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta".
Bên cạnh đó, việc Quốc hội nƣớc ta thơng qua Luật Biển Việt Nam đã
chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế, là: Việt Nam là một
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tơn trọng và tuân thủ luật
pháp quốc tế, nhất là Công ƣớc Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn

đấu vì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, với luật biển Việt Nam chúng ta đã chính thức tuyên bố với
thế giới về chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đây là cơ
sở để bảo vệ, hợp tác và đàm phán giải quyết các xung đột, bất đồng về biển
đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta, tiếp tục khẳng định rõ
Hoàng Sa, Trƣờng Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Trên cơ sở
đó giúp Việt Nam tự tin làm chủ vùng biển của mình, khơng xâm phạm đến
vùng biển của các nƣớc khác trong khu vực.

2


Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung cơ bản của luật biển Việt Nam
trong tƣơng quan so sánh với các nguyên tắc, quy phạm của luật biển quốc tế
hiện đại và pháp luật một số nƣớc trên thế giới là một việc làm có tầm đặc
biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Từ những phân tích trên đây, Học viên đã chọn đề tài: "Pháp luật biển
Việt Nam với luật biển quốc tế và pháp luật biển nước ngoài" cho luận văn
Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một quốc gia ven biển và là thành viên của UNCLOS từ lâu, Việt
Nam đã sớm có ý định xây dựng và ban hành một văn bản luật về biển. Bên
cạnh đó, tình hình tranh chấp biển Đơng đang diễn ra ngày một căng thẳng.
Chính vì vậy, trong lĩnh vực này đã từng có rất nhiều những cơng trình nghiên
cứu nhƣ sách chuyên khảo, các bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học nổi
tiếng, có vị thế trong ngành luật quốc tế trong nƣớc và nƣớc ngoài viết về các
vấn đề khác nhau về những quy phạm của luật biển quốc tế hiện đại, quan
điểm, lập trƣờng và hành động mà cụ thể là pháp luật của bên có liên quan.
Có thể kể ra đây một số những cuốn sách và các bài viết nhƣ: “Chính sách,
pháp luật biển của Việt Nam và chiến lƣợc phát triển bền vững” (PGS.TS.

Nguyễn Bá Diến chủ biên, NXB Tƣ pháp năm 2006); “Thềm lục địa trong
pháp luật quốc tế” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, ThS. Nguyễn Hùng cƣờng,
xuất bản năm 2012); “Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế, những
vấn đề lý luận và thực tiễn” (PGS.TS.Nguyễn Bá Diến chủ biên, NXB Tƣ
pháp năm 2009); “Chủ quyền trên hai quần đảo Hồng Sa và Trƣờng Sa”
(Monique-Cheillier Gendreau, NXB Chính trị quốc gia năm 2008); “Vấn đề
phân định biển trong Luật biển quốc tế hiện đại” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế-Luật, số 1/2007).
Tuy nhiên, vì Luật Biển 2012 mới ra đời nên hệ thống các tài liệu

3


nghiên cứu tổng thể về luật biển Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế. Ngay cả
đối với học viên, đây cũng là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những quy định của Luật biển
Việt Nam 2012 và các quy định liên quan trƣớc đó của Việt Nam đồng thời là
hệ thống các quy phạm của luật biển quốc tế hiện đại và pháp luật một số
nƣớc nhƣ Trung Quốc, Philippin và Canada. Hệ thống những quy phạm này
sẽ đƣợc đặt trong sự tƣơng quan so sánh với nhau.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất của luật biển
Việt Nam, UNCLOS 1982 và pháp luật nƣớc ngoài bao gồm các quy định
chung; các vùng biển, cách xác định, các hoạt động và chế độ pháp lý các vùng
biển; khai thác và quản lý biển và giải quyết tranh chấp trên biển. Đặc biệt, mỗi
hệ thống quy phạm là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn lại có những đặc
trƣng riêng, luận văn còn nghiên cứu, làm rõ và giải thích các quy định này.
Ngồi ra, luận văn cịn tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình biển

Đơng cũng nhƣ động thái của các quốc gia có liên quan. Từ đó để thấy đƣợc sự
ra đời của luật biển Việt Nam có những tác động gì trong bối cảnh hiện nay.
4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật biển
Việt Nam trong sự phù hợp với những quy phạm của luật biển quốc tế hiện đại,
đồng thời thể hiện sự tƣơng quan so sánh với luật biển của một số quốc gia
khác trên thế giới. Trên cơ sở đó để đƣa ra những nhận định về tính hợp pháp,
hợp lý và tính khả thi của các quy định pháp luật biển Việt Nam. Đặc biệt là
cho thấy quan điểm và cách giải quyết của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

4


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của Triết học Mác – Leenin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận văn còn dựa trên sự kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu từ cái
chung đến cái riêng, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp loogic
và lịch sử, phân tích và so sánh, đặc biệt là phƣơng pháp so sánh luật học.
Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá
trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Tính mới của đề tài
Ngày 21/6/2012, Quốc hội đã thơng qua Luật Biển Việt Nam. Ngày
16/7/2012, Văn phịng Chủ tịch nƣớc đã họp báo về lệnh của Chủ tịch nƣớc
công bố Luật Biển Việt Nam vừa đƣợc Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 3
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Gồm 55 điều, 7 chƣơng, Luật
Biển Việt Nam quy định về đƣờng cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Trƣờng Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ

quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển
Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Nhƣ vậy, dù vấn đề về biển đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc
ban hành một đạo luật biển ở Việt Nam có rất nhiều những cơng trình khoa
học nhƣng có thể nói, luận văn là một trong những cơng trình đầu tiên nghiên
cứu về Luật biển Việt Nam khi nó vừa mới đƣợc ban hành.
Luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản của luật biển Việt Nam và
các quy định của luật biển quốc tế hiện đại đồng thời chỉ ra sự tƣơng thích với
giữa hệ thống pháp luật biển Việt Nam với quy định của luật biển quốc tế.
Bên cạnh đó cịn là mối tƣơng quan với pháp luật các nƣớc trên thế giới nhằm
có cái nhìn tồn diện, tất yếu. Từ đó thấy đƣợc tính hợp pháp, tính hợp lý và
tính khả thi của luật biển.

5


Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu để thấy rõ quan điểm Luật Biển
Việt Nam là một bƣớc tiến pháp lý lớn và là cơ sở vững chắc để bảo vệ chủ
quyền và lợi ích quốc gia trên biển Đông, cũng nhƣ thể hiện sự chuẩn bị kỹ
lƣỡng cho việc bảo vệ và quản lý biển, cũng nhƣ cho việc giải quyết tranh
chấp trên biển hiện nay.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bài luận
văn đƣợc bố trí kết cấu thành ba phần nhƣ sau:
Chương 1. Tổng quan những vấn đề lý luận về pháp luật biển Việt
Nam, luật biển quốc tế và pháp luật biển nƣớc ngoài
Chương 2. So sánh pháp luật biển Việt Nam với luật biển quốc tế và
pháp luật biển nƣớc ngoài
Chương 3. Đánh giá pháp luật biển Việt Nam.


6


Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM, LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT BIỂN NƯỚC NGOÀI

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BIỂN VIỆT NAM
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển
Việt Nam
Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến:
8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dƣơng. Diện tích
phần đất liền khoảng 331.698 km². Việt Nam nằm bên bờ Biển Đơng có vùng
biển rộng trên 1 triệu km2 chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đơng, gấp hơn 3
lần diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260km ở cả 3 hƣớng:
Đông, Nam và Tây Nam, trung bình khoảng 100km2 đất liền có 1km bờ biển
(cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đất nƣớc ta lại
cách xa biển hơn 500km. Ven bờ có khoảng 3.000 hịn đảo lớn, nhỏ các loại,
chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng l.700km2, trong đó, có 3
đảo có diện tích lớn hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10km2, 82 đảo
có diện tích lớn hơn l km2 và khoảng trên l.400 đảo chƣa có tên [34]. Về kinh
tế, chính trị - xã hội, biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc
biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu chiến lƣợc khác, đảm bảo cho an
ninh năng lƣợng quốc gia, cho đất nƣớc tự chủ hơn trong phát triển kinh tế
trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đất liền, vùng biển nƣớc ta nằm ở Biển
Đông, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trƣờng có sức mua
khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Vùng biển và
ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết


7


mạch thơng thƣơng giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, giữa châu Âu,
Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc trong khu vực. Biển
Đơng đóng vai trò là chiếc ''cầu nối'' cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận
lợi để giao lƣu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế
giới, đặc biệt là với các nƣớc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, khu
vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế
giới. Ngồi ra, nƣớc ta cịn có rất nhiều lợi thế về du lịch biển. Với nhiều
trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du
lịch quốc tế Đông Nam Á nhƣ Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải
Phịng, Quảng Ninh... có đủ các điều kiện và khả năng để trở thành những tụ
điểm về du lịch biển. Về quốc phòng - an ninh, biển nƣớc ta là một không
gian chiến lƣợc đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng - an ninh của đất
nƣớc. Với một vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co,
khúc khuỷu, có nhiều dãy núi chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có nơi chỉ
rộng khoảng 50km (tỉnh Quảng Bình), nên việc phịng thủ từ hƣớng biển ln
mang tính chiến lƣợc. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nƣớc ta cùng
với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự,
điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phịng thủ nhiều tầng,
nhiều lớp, với thế bố trí chiến lƣợc hợp thế trên bờ, dƣới nƣớc, tạo điều kiện
thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển của nƣớc ta.
Biển có ý nghĩa to lớn để nƣớc ta phát triển, mở cửa giao lƣu với quốc
tế và ngày càng có vai trị lớn trong tƣơng lai. Biển, đảo là một bộ phận cấu
thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra
môi trƣờng sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Chính vì vậy, pháp
luật điều chỉnh các khu vực và các hoạt động trên biển đã đƣợc ra đời, phát
triển từ rất sớm và ngày càng đƣợc chú trọng hơn. Đặc biệt trong bối cảnh
hiện nay, những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cạn đang dần khan hiếm


8


thì mối quan tâm của các quốc gia đƣợc dịch chuyển sang nguồn tài nguyên
trên biển vốn vô cùng dồi dào. Bên cạnh đó, q trình tồn cầu hố đang diễn
ra một cách mạnh mẽ kéo theo sự liên kết ngày càng gần gũi của các quốc gia
đã làm cho các mâu thuẫn, bất đồng hình thành ngày càng nhiều và sâu sắc,
điển hình là các tranh chấp ở Biển Đông của Việt Nam. Điều này làm cho hệ
thống pháp luật biển Việt Nam có tầm quan trọng lớn hơn bao giờ hết.
1.1.2. Khái niệm và quá trình hình thành, phát triển pháp luật biển
Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm pháp luật biển Việt Nam
Luật biển là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận dùng để điều chỉnh các quan hệ
pháp luật phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng các vùng biển.
Về mặt cấu trúc thì luật biển Việt Nam là một ngành luật độc lập thuộc
hệ thống pháp luật Việt Nam, có đối tƣợng điều chỉnh là các quan hệ pháp
luật phát sinh trong quá trình xác định các vùng biển cũng nhƣ quá trình khai
thác và sử dụng biển.
1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật biển Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển, biển gắn liền với đất nƣớc và con
ngƣời Việt Nam trong tất cả quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Chính
vì tầm quan trọng to lớn của biển nên luật biển Việt Nam càng ngày càng
đƣợc quan tâm hơn. Sự hình thành và phát triển luật biển Việt Nam có thể
chia thành các thời kỳ sau:
* Pháp luật biển Việt Nam giai đoạn trước năm 1954
Giai đoạn trƣớc năm 1945 là thời kỳ các nhà nƣớc phong kiến vẫn còn
thống trị ở Việt Nam. Trong thời kỳ này, pháp luật biển, đảo cũng đã đƣợc
quan tâm một cách toàn diện. Các nhà nƣớc phong kiến đã xác định hải giới

và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển. Bên cạnh đó, việc khai thác, xác lập

9


chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên biển Đông cũng đƣợc cha ông ta tiến hành
từ lâu đời. Trong sách Đại Nam nhất thống chí đời Nguyễn đã viết: “Phía
Đơng có dải đảo cát nằm ngang (Hồng Sa đảo) liền với biển xanh làm hào
che, phía Tây khống chế vùng Sơn Man có luỹ đá dài chồng chất giữ cho
vững vàng, phía Nam bên tỉnh Bình Định, có sƣờn núi Bến Đá làm mũi chặn
ngang, phía Bắc tỉnh giáp tỉnh quảng Nam, có ghềnh sa có thể làm giới hạn”.
Sau đó, thời kỳ Pháp xâm lƣợc Việt Nam đã cai quản toàn bộ vùng lãnh
thổ, vùng biển, hải đảo; thực hiện và củng cố chủ quyền trên biển của Việt
Nam. Thời kỳ này, Pháp áp dụng luật biển của chính quốc đối với thuộc địa
để khai thác các nguồn lợi trên biển của Việt Nam. Pháp ban hành Nghị định
này 09/12/1926 tuyên bố lãnh hải Việt Nam rộng 03 hải lý rồi sau đó mở rộng
ra 10 hải lý trong Nghị định ngày 22/9/1936. Đến năm 1948, chính quyền
Pháp quy định lãnh hải của Việt Nam rộng 03 hải lý, vùng đánh cá rộng 20km
và vùng tiếp giáp lãnh hải 20km tính từ ngấn nƣớc triều thấp nhất. Nhƣ vậy,
cho đến thời điểm 1954, Việt Nam đã mở rộng chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của mình trên tất cả các vùng biển mà luật quốc tế về biển
công nhận, trừ vùng thềm lục địa.
* Pháp luật biển, đảo Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
Trong giai đoạn này, do hoàn cảnh chiến tranh và đất nƣớc bị chia cắt,
nhìn chung Việt Nam chƣa có đƣợc một khung pháp lý đầy đủ, phù hợp với
xu hƣớng chung của luật biển quốc tế, do đó đã hạn chế một phần sự mở rộng
ra hƣớng biển của Việt Nam. Hoạt động đáng chú ý nhất là ở miền Nam,
chính quyền Sài Gòn tham dụ Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật
biển tại Geneva và đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng các
khái niệm nghề cá và thềm lục địa. Chính quyền Sài Gịn lúc này cũng duy trì

lãnh hải rộng 03 hải lý theo Tuyên bố ngày 27/4/1965 về các biện pháp bảo vệ
lãnh hải; vùng đánh cá đƣợc mở rộng đến 50 hải lý trong Tuyên bố ngày

10


01/4/1972; đặc biệt đã phân thềm lục địa của Việt Nam thành 33 lô theo Nghị
định ngày 09/6/1971 và tiến hành đấu thầu một số lô cho các công ty dầu mỏ
nƣớc ngồi khai thác, thăm dị. Bên cạnh đó, chính quyền Sài Gịn cũng trực
tiếp quản lý và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam.
* Pháp luật biển, đảo Việt Nam từ giai đoạn 1975 đến nay
Từ năm 1977, sau khi thống nhất đất nƣớc và trở thành thành viên Liên
Hợp quốc, Việt Nam bắt đầu tham gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc
về Luật biển. Việt Nam cũng là một trong 130 nƣớc bỏ phiếu thơng qua và
sau đó cùng 118 nƣớc khác ký Công ƣớc Luật biển 1982 vào tháng 12/1982
tại Montego Bay (Jamaica). Ngày 23/6/1994 Quốc hội Việt Nam đã chính
thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của Công ƣớc. Bên cạnh việc
đƣợc hƣởng các quyền lợi, Việt Nam cịn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa
vụ cụ thể mà Công ƣớc này mang lại. Cụ thể, Việt Nam có quyền xác định
các vùng biển và thềm lục địa theo Công ƣớc nhƣng đồng thời cũng có nghĩa
vụ tiến hành phân định các vùng biển và thềm lục địa ở những khu vực chồng
lấn với các nƣớc láng giềng.
Ngay từ khi Công ƣớc Luật biển 1982 cịn đang đƣợc thƣơng lƣợng,
Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp
giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phạm vi các vùng biển của Việt
Nam theo Tuyên bố này hoàn toàn phù hợp với các quy định sau này của
Công ƣớc Luật biển năm 1982. Liên quan đến phân định các vùng biển và
thềm lục địa chồng lấn giữa Việt nam với các quốc gia láng giềng, Tuyên bố
năm 1977 đã quy định rõ nhƣ sau:“Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ

sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán
quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.
Quan điểm này tiếp tục đƣợc khẳng định lại trong Tuyên bố của Chính

11


phủ Việt Nam về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ngày
12/11/1982 cũng nhƣ Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội Việt Nam khi
phê chuẩn Công ƣớc Luật biển năm 1982. Việt Nam đã chính thức hóa cơ sở
pháp lý quốc tế về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa,
bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo. Đồng thời, thể hiện quyết tâm
của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng
bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Nghị quyết phê chuẩn Công ƣớc luật biển 1982 của Quốc hội Việt Nam
đã xác định: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc
tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp
tác phát triển”. Kể từ trƣớc đó đến nay, Việt Nam luôn kề vai, hợp tác cùng
với cộng đồng quốc tế tích cực triển khai thực hiện từng bƣớc có hiệu quả các
quy định của Cơng ƣớc luật biển 1982:
Thứ nhất, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, xây
dựng mới những văn bản pháp luật trong lĩnh vực biển và quản lý biển hoặc
có liên quan đến biển nhƣ: Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Thuỷ
sản năm 2003; Nghị định số 160 về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển
và khu vực hàng hải năm 2003; Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 (sửa
đổi, bổ sung năm 2005); đặc biệt Việt Nam đang gấp rút soạn thảo, chỉnh lý
trình Quốc hội thơng qua Luật về các vùng biển Việt Nam, Pháp lệnh bắt giữ
tàu biển, v.v…

Thứ hai, Việt Nam ln là thành viên chủ động và có những hƣởng ứng,
đóng góp tích cực trong việc đề xuất những sáng kiến nhằm thực thi hiệu quả
Công ƣớc luật biển 1982. Trong quá trình đàm phán, giải quyết tranh chấp, bất
đồng trên biển, nguyên tắc tự kiềm chế đã đƣợc Việt Nam sáng kiến đƣa ra từ

12


những năm 1988, đến ngày 20/4/1995, nguyên tắc này đã đƣợc Tổng Bí thƣ
Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mƣời phát biểu chính thức tại Tokyo: “Chính
sách của Việt Nam là giữ ngun trạng hiện nay để duy trì hồ bình và sự ổn
định trong khu vực và tìm kiếm một giải pháp hồ bình cho vấn đề này mà
khơng sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực”; Hội nghị thƣợng đỉnh
ASEAN lần thứ sáu (1998), đƣợc tổ chức tại Hà Nội, đã có sáng kiến: “kêu gọi
các nước ASEAN đẩy mạnh nỗ lực xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trong biển
đông giữa các bên liên quan” (khoản 7.16); ngày 04/11/2002 trong khuôn khổ
cuộc họp cấp cao ASEAN VIII tại Phnom-Pênh (Campuchia), các nhà lãnh đạo
ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển
Đông (DOC). Tuyên bố DOC là bƣớc đi đầu tiên trong việc thông qua một bộ
quy tắc ứng xử Biển Đông giữa các bên liên quan...
Thứ ba, trong khuôn khổ hợp tác quốc tế về biển, hàng hải và nhằm
triển khai thực thi có hiệu quả Công ƣớc luật biển năm 1982, gần đây Việt
Nam đã lần lƣợt ký các Hiệp định song phƣơng về hàng hải với các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới nhƣ Việt Nam - Rumani năm 1994; Việt Nam Ba Lan năm 1995; Việt Nam - Hàn Quốc năm 1995, v.v… đồng thời Việt
Nam tích cực nghiên cứu, gia nhập các Công ƣớc quốc tế về biển, hàng hải
nhƣ: Cơng ƣớc quốc tế về an tồn sinh mạng trên biển năm 1974 (Việt Nam
gia nhập năm 1990); Cơng ƣớc quốc tế về phịng ngừa ơ nhiễm dầu từ tàu
biển năm 1973, Nghị định thƣ sửa đổi năm 1978 (Việt Nam gia nhập năm
1990); Công ƣớc quốc tế về thơng tin tồn cầu (Việt Nam gia nhập năm
1999); Biên bản ghi nhớ về kiểm tra của quốc gia có cảng biển trong khu vực

châu Á - Thái Bình Dƣơng (Việt Nam gia nhập năm 1999); Hiệp định khung
ASEAN về tìm kiếm cứu nạn trên biển (Việt Nam ký năm 1998), v.v…
Với những việc làm cụ thể và thiết thực nhƣ trên, Việt Nam cùng với
các nƣớc thành viên của Liên hợp quốc về luật biển, ngày càng khẳng định

13


vai trò, ý nghĩa và giá trị to lớn mà Công ƣớc luật biển 1982 đem lại và khẳng
định nỗ lực, quyết tâm của mình cùng cộng đồng quốc tế góp sức hồn thiện
hơn nữa các quy định của Cơng ƣớc luật biển 1982 phục vụ cho việc khai
thác, bảo vệ hữu hiệu tài nguyên biển - tài sản chung của nhân loại.
1.1.3. Nguồn pháp luật biển Việt Nam
Viê ̣t Nam là quố c gia ven biể n có nhƣ̃ng ƣu thế và vi ̣trí chiế n lƣơ ̣c
quan tro ̣ng đố i với khu vƣ̣c và trên thế giới . Tuy nhiên do hoàn cảnh chiế n
tranh, hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t về biể n của Viê ̣t Nâm hầ u nhƣ không phá

t triể n

trong giai đoa ̣n trƣớc năm 1975. Viê ̣t Nam chỉ thƣ̣c sƣ̣ có điề u kiê ̣n ban hành
quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về biể n tƣ̀ năm 1977. Với tuyên bố của Chiń h phủ ngày
12/5/1977 về lañ h hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa,
Viê ̣t Nam trở thành nƣớc đầ u tiên trong khu vƣ̣c thiế t lâ ̣p vùng đă ̣c quyề n kinh
tế 200 hải lý. Viê ̣t Nam cũng là mô ̣t trong nhƣ̃ng nƣớc đầ u tiên ở Đông Nam
Á, bao gồ m cả 2 quố c gia quầ n đảo là Indonesia và Philippin p hê chuẩ n Công
ƣớc luật biển 1982 trƣớc khi Công ƣớc có hiê ̣u lƣ̣c . Các văn bản pháp lý cơ
bản về biển đảo của Việt Nam gồm:
- Tuyên bố của Chính phủ nƣớc Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam
ngày 12/5/1977 về lañ h hải , vùng tiế p giáp , vùng đặc quyền kinh tế và

thề m lu ̣c điạ .
- Tuyên bố của Chính phủ nƣớc Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam
ngày 12/11/1982 về đƣờng cơ sở dùng để tính chiề u rô ̣ng lañ h hải Viê ̣t Nam;
- Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội khóa IX phê chuẩn Công
ƣớc Luật biển.
- Luâ ̣t Biên giới quố c gia gồ m 6 chƣơng và 41 điề u đƣơ ̣c Quố c hô ̣i
nƣớc CHXHCN Viê ̣t Nam khóa XI kỳ ho ̣p thƣ́ 3 thông qua ngày 17/6/2003,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004.
- Các bộ luật nhƣ Bộ Luật hàng hải , Luâ ̣t Dầ u khí , các nghị định của

14


Chính phủ quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong các hoạt động
liên quan đế n biể n nhƣ môi trƣờng , thủy sản, hàng hải, dầ u khí , bảo đảm an
ninh quố c phòng trên các vùng biể n Viê ̣t Nam.
- Luật Biển Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012.
Trong những văn bản trên, Luật Biển 2012 đóng vai trị quan trọng nhất
trong việc điều chỉnh các lĩnh vực thuộc luật biển. Bằ ng viê ̣c thông qua Nghi ̣
quyế t phê chuẩ n Công ƣớc luâ ̣t biể n năm1982 vào ngày 23/6/1994, Viê ̣t Nam đã
tỏ rõ ý chí thực hiện các quyền trong giới hạn cho phép của Công ƣớc , có tính
đến quyền tự do của các quốc gia khác . Trong nghi ̣quyế t này, Quố c hô ̣i đồ ng
thời giao cho “Ủy ban thƣờng vu ̣ Quố c hô ̣i và Chiń h phủ nghiên cƣ́u để có
nhƣ̃ng sƣ̉a đổ i, bổ sung cầ n thiế t đố i với các quy đinh
̣ liên quan của pháp luâ ̣t
quố c gia cho phù hơ ̣p với CƢ, bảo đảm lợi ích của Việt Nam. Dƣ̣ án luâ ̣t về các
vùng biển của Việt Nam đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình xây dựng luật
, pháp lệnh
của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI , Nghị quyết về Chƣơng trình xây dựng luật ,
pháp lệnh năm 2009 và bổ sung chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc

hơ ̣i nhiê ̣m kỳ khóa XII. Sau nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, đến nhiệm kỳ Quốc
hội khóa XIII, dự thảo Luật Biển Việt Nam đã hoàn thiện và đủ điều kiện để
xem xét thông qua. Tại phiên họp ngày 21/6/2012, Quốc hội đã thông
qua Luật Biển Việt Nam với số phiếu tán thành gần nhƣ tuyệt đối (99,8%).
Luật Biển Việt Nam đƣợc ban hành đã góp phần quan trọng trong việc
hồn thiện khn khổ pháp lý, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các
vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cƣờng hiệp tác với các nƣớc, vì hịa
bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Với việc thông qua Luật Biển Việt
Nam, lần đầu tiên nƣớc ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý
của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam
theo đúng Công ƣớc Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Luật Biển Việt
Nam gồm 7 chƣơng, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

15


1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm luật biển quốc tế
1.2.1.1. Khái niệm
Luật biển quốc tế từng bƣớc phát triển, nhằm mục đích chủ yếu là phân
định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia trên biển,
việc sử dụng, khai thác biển, bảo vệ môi trƣờng biển và hợp tác giữa các quốc
gia trong các lĩnh vực này. Cho đến thế kỷ XV nguyên tắc tự do biển cả vẫn
đƣợc áp dụng.
Một trong những văn bản phân chia các vùng biển đầu tiên trên thế giới
là Hiệp ƣớc Tordesillas đƣợc ký giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dựa trên
Sắc chỉ của Giáo hoàng ngày 04/5/1493 về phân chia khu vực ảnh hƣởng của
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đƣờng phân chia theo Hiệp ƣớc này cách
đƣờng của Giáo hồng 100 hải lý về phía ngồi của đảo Cap Verde và quy

định các khu vực độc quyền của hai cƣờng quốc biển vào thời kỳ đó trong
giao thƣơng hàng hải.
Luật biển quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế,
đƣợc thiết lập bởi các quốc gia, trên cơ sở thoả thuận hoặc thơng qua thực tiễn
có tính tập qn, điều chỉnh quy chế pháp lý các vùng biển và các hoạt động
sử dụng, khai thác, bảo vệ môi trƣờng biển cũng nhƣ quan hệ hợp tác của các
quốc gia trong lĩnh vực này.
Về cấu trúc và vị trí pháp luật thì luật biển quốc tế là ngành luật độc lập
thuộc hệ thống luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm điều
chỉnh quan hệ quốc tế phát sinh trong lĩnh vực sử dụng và khai thác biển vì
mục đích hồ bình và lợi ích thiết thực của các chủ thể khác nhau.
Ở góc độ khoa học luật quốc tế, luật biển quốc tế là một môn khoa học
pháp lý chuyên ngành, nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra
trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và thực thể khác, liên quan đến việc

16


thiết lập, thực thi chủ quyền, các quyền chủ quyền và hợp tác quốc tế của
quốc gia đối với sử dụng và khai thác biển.
1.2.1.2. Đặc điểm
Luật biển quốc tế mang đầy đủ đặc điểm của luật quốc tế bên cạnh
những đặc thù của một ngành luật độc lập.
- Về chủ thể: Chủ thể tham gia quan hệ luật biển quốc tế trƣớc hết là
các quốc gia. Đây là chủ thể cơ bản và phổ biến của quan hệ pháp luật biển
quốc tế. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế liên chính phủ hoạt động trong lĩnh vực
luật biển đƣợc xác định là chủ thể phái sinh của quan hệ luật biển quốc tế.
Hiện nay, trên thế giới có các tổ chức quốc tế về biển nhƣ Tổ chức hàng hải
quốc tế (IMO), Tổ chức khí tƣợng quốc tế (IHO)…
- Về quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật biển quốc tế: Luật biển

quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế phát sinh
trong quá trình khai thác và sử dụng biển. Các quy phạm của luật biển quốc tế
quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luật biển quốc tế khi các chủ thể
này tham gia vào các quan hệ về khai thác, sử dụng biển.
- Về việc hình thành và thực thi luật biển quốc tế: Luật biển quốc tế
đƣợc hình thành dựa trên sự tự nguyện của các chủ thể luật quốc tế, thể hiện ở
sự tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành theo phƣơng
thức thoả thuận bằng quan hệ điều ƣớc hoặc mặc nhiên thừa nhận những quy
tắc xử sự theo tập quán quốc tế.
Vấn đề thực thi luật biển quốc tế khơng nằm ngồi cơ chế chung của
việc thực thi luật quốc tế. Đó là quá trinh các chủ thể luật biển áp dụng các
cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật biển quốc tế
đƣợc thi hành và đƣợc tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế. Theo
UNCLOS 1982, các quốc gia có chủ quyền đối với các vùng biển thuộc lãnh
thổ quốc gia và quyền chủ quyền đối với các vùng biển quốc gia do chủ

17


quyền đem lại. Tại những vùng biển này, quốc gia ven biển có quyền thiết
lập một trật tự pháp lý quốc gia phù hợp với quy định của luật biển quốc tế
để đảm bảo quyền lợi quốc gia trong tiến hành các hoạt động sử dụng biển.
Trên biển cả và vùng, quốc gia phải tôn trọng các quy định của luật biển
quốc tế khi tham gia các hoạt động hợp tác trong sử dụng biển và hoạt động
về giao lƣu hàng hoá quốc tế.
1.2.2. Nguồn luật biển quốc tế
Nguồn của luật biển quốc tế là các hình thức chứa đựng các nguyên tắc
và quy phạm luật biển quốc tế. Tƣơng tự nhƣ nguồn của luật quốc tế, nguồn
của luật biển quốc tế đƣợc xác định, phân loại và viện dẫn dựa trên khoản 1
Điều 38 Quy chế Tồ án cơng lý quốc tế.

1.2.2.1. Điều ước quốc tế
Điều ƣớc quốc tế đƣợc coi là nguồn phổ biến, chứa đựng các thoả thuận
quốc tế đƣợc ký kết bởi các chủ thể luật biển quốc tế điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong quá trình xác định, sử dụng và khai thác các vùng biển; các
vấn đề về quản lý, bảo vệ và gìn giữ mơi trƣờng biển.
Bên cạnh bốn Cơng ƣớc quốc tế về luật biển năm 1958, Công ƣớc Liên
hợp quốc về Luật biển 1982 là điều ƣớc quốc tế đƣợc coi là bản “Hiến pháp
đại dƣơng”. Công ƣớc 1982 về Luật biển đƣợc thông qua tại Hội nghị quốc tế
lần thứ 3 về biển, là một văn kiện toàn diện về biển. Cơng ƣớc khơng chỉ
đƣợc các quốc gia có biển mà ngay cả các quốc gia khơng có biển cũng rất
quan tâm. Nó khơng chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ƣớc mà cịn
là văn bản pháp điển hố các quy định mang tính tập qn. Chính điều này đã
giải thích vì sao Cơng ƣớc 1982 đƣợc các quốc gia viện dẫn và áp dụng một
cách rộng rãi ngay cả khi nó cịn chƣa có hiệu lực. Nó cũng giúp cho Cơng
ƣớc 1982 nhanh chóng đạt đƣợc sự thừa nhận và tham gia rộng rãi trên trƣờng
quốc tế mặc dù đây là một văn bản luật lớn, mang tính cả gói và khơng chấp

18


nhận bảo lƣu. Với 320 điều khoản chứa đựng trong 17 phần và 9 phụ lục,
Công ƣớc 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế
và là một trong những thành tựu có ý nghĩa trong lĩnh vực luật quốc tế của thế
ký XX. Cơng ƣớc luật biển 1982 có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994, tức là sau
12 tháng kể từ ngày nƣớc Guyana (nƣớc thứ 60) phê chuẩn Công ƣớc vào
ngày 16/11/1993. Tính đến năm 2013 đã có 166 quốc gia thành viên
UNCLOS [43]. Công ƣớc luật biển 1982 vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan
trọng giúp các quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển cả vừa là cơ sở pháp lý cho
các quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ biển cả.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ƣớc 1982 đƣa ra các quy định tổng thể
có tính chất bao trùm trong hầu hết các lĩnh vực biển: cách xác định các vùng
biển, chế độ pháp lý của các vùng biển; các quy định về hàng hải và hàng
không; sử dụng, khai thác và quản lý các tài nguyên biển, sinh vật và không
sinh vật; bảo vệ môi trƣờng biển; nghiên cứu khoa học biển; an ninh trật tự
trên biển, đấu tranh chống các tội phạm trên biển; vấn đề phân định biển và
giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến biển. Theo đánh giá của nhiều
chuyên gia thì Cơng ƣớc 1982 là một cơng ƣớc tƣơng đối bình đẳng và tiến
bộ, thể hiện quá trình đầu tranh và nhƣợng bộ giữa hai trƣờng phái: tự do biển
cả và chủ quyền quốc gia. Công ƣớc Luật biển vừa là cơ sở pháp lý quốc tế
quan trọng giúp các quốc gia trong việc quản lý, khai thác và sử dụng biển có
hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên biển vừa là cơ sở pháp lý cho các quốc
gia giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến biển. Công ƣớc 1982 đã
thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển tƣơng đối công bằng và đƣợc thừa
nhận rộng rãi.
Trong thời gian tồn tại của Công ƣớc 1982, vẫn ln có những phát
triển, thay đổi, bổ sung và hồn thiện khung pháp lý biển mà Cơng ƣớc đã

19


thiết lập. Hàng loạt các công ƣớc mới đã đƣợc bổ sung nhƣ: Thoả thuận ngày
29/7/1994 về thực hiện phần XI của Công ƣớc 1982 (Thoả thuận 1994) (4);
Công ƣớc áp dụng các điều khoản của Công ƣớc 1982 liên quan đến bảo tồn
và quản lý các đàn cá xuyên biên giới và các đàn cá di cƣ xa (Công ƣớc của
LHQ về các đàn cá di cƣ) năm 1995; Công ƣớc về trấn áp các hành động
không hợp pháp chống lại an toàn hàng hải và Nghị định thƣ về trấn áp các
hành động không hợp pháp chống lại an toàn của các dàn khoan cố định trong
thềm lục địa năm 1999.
1.2.2.2. Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế là quy tắc đƣợc áp dụng trong những điều kiện nhƣ
nhau đối với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế và không bị phụ
thuộc và quyền loại bỏ hay đƣợc thực hiện một cách đơn phƣơng bởi một
quốc gia bất kỳ. Các quy tắc này có thể đƣợc hình thành từ nhiều con đƣờng
khác nhau nhƣ từ thực tiễn sinh hoạt quốc tế, thực tiễn ký kết điều ƣớc quốc
tế về biển, thực tiễn xét xử của Tồ án cơng lý quốc tế hay thực tiễn thực hiện
nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
Một số tập quán quốc tế thƣờng xuyên đƣợc viện dẫn áp dụng trong
việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật biển quốc tế nhƣ nguyên tắc estoppel,
nguyên tắc uti possidetis…
Ngoài hai nguồn cơ bản trên, nguồn của luật biển quốc tế còn bao gồm
các phƣơng tiện bổ trợ nguồn bao gồm các học thuyết về luật biển, phán quyết
của Tồ án cơng lý quốc tế, hành vi pháp lý đơn phƣơng của các chủ thể luật
biển quốc tế và các văn kiện quốc tế đƣợc hình thành trong khn khổ các tổ
chức quốc tế liên chính phủ trong lĩnh vực biển.
1.2.2.3. Các nguyên tắc cơ bản luật quốc tế
Nguyên tắc cơ bản luật quốc tế là những tƣ tƣởng chính trị, pháp lý
mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể

20


luật quốc tế. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản luật quốc tế là những nguyên tắc
thể hiện tập trung nhất các quan điểm chính trị - pháp lý và cách xử sự của
các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản của đời sống quốc tế.
Nguyên tắc cơ bản luật quốc tế mang tính mệnh lệnh, tính bao trùm và tính hệ
thống, nghĩa là mọi chủ thể đều phải tuân thủ nguyên tắc này. Nguyên tắc cơ
bản luật quốc tế chính là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của tồn bộ hệ
thống các quy phạm pháp lý quốc tế. Hiện nay, cộng đồng quốc tế ghi nhận
bảy nguyên tắc cơ bản luật quốc tế trong đó những nguyên tắc có ảnh hƣởng

lớn đối với lĩnh vực luật biển quốc tế nhƣ:
- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia
- Nguyên tắc cấm đe doạ sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực
- Nguyên tắc hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế
- Ngun tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế
- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
Các nguyên tắc cơ bản luật quốc tế có vai trị quan trọng trong q trình
hình thành và phát triển luật quốc tế nói chung, luật biển quốc tế nói riêng.
1.2.2.4. Phán quyết của Tồ án cơng lý quốc tế
Điều 38 Quy chế Tồ án cơng lý quốc tế quy định phán quyết của toà
án đƣợc coi là phƣơng tiện bổ trợ để xác định các quy phạm pháp luật.
Trong lịch sử thực thi tài phán của Toà án cơng lú có nhiều tranh chấp về
biển đƣợc đƣa ra giải quyết ở toà này. Phán quyết của toà án đóng vai trị
quan trọng trong việc giải thích, viện dẫn áp dụng và hình thành các quy
phạm của luật này. Điều này có nghĩa là kết quả xét xử của toà án ngoài giá
trị pháp lý ràng buộc các bên liên quan đối với các chủ thể luật biển khác, có
giá trị tham khảo trong q trình thực thi các quy định của luật biển. Bên
cạnh đó, một số phán quyết quan trọng mà tồ án đƣa ra cịn có thể đƣa đến
sự hình thành của các quy phạm mới trong luật biển quốc tế. Thực tế, trong

21


×