Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ PHƢƠNG THỦY

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN
BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở VIỆT NAM

Cơng trình đƣợc hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy

Phản biện 1:

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Phản biện 2:

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 20…

Có thể tìm hiểu luận văn tại
Trung tâm tƣ liệu - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội


Trung tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
HÀ NỘI - 2011

1

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các sơ đồ
1

MỞ ĐẦU

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI

6

QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1.

Một số vấn đề lý luận về thanh tốn tín dụng chứng từ


6

1.1.1.

Khái niệm thanh tốn và dịch vụ thanh tốn

6

1.1.2.

Thư tín dụng

7

1.1.2.1. Khái niệm thư tín dụng

7

1.1.2.2. Nội dung của thư tín dụng

8

1.1.2.

9

Phương thức thanh tốn bằng tín dụng chứng từ

1.1.2.1. Khái niệm


9

1.1.2.2. Đặc điểm

10

1.2.

Hệ thống quy phạm điều chỉnh hoạt động thanh tốn
bằng tín dụng chứng từ

12

1.2.1.

Thơng lệ quốc tế

13

1.2.2.

Pháp luật quốc gia

16

1.2.2.1. Vai trị của pháp luật quốc gia đối với hoạt động thanh tốn
bằng tín dụng chứng từ

16


1.2.2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về thanh tốn tín
dụng chứng từ

17

1.3.

23

Tranh chấp trong thanh tốn bằng tín dụng chứng từ
4


1.3.1.

Tính tất yếu của các tranh chấp trong thanh tốn bằng tín
dụng chứng từ

23

1.3.2.

Nguyên nhân của các tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thanh tốn bằng tín dụng chứng từ

24

1.3.2.1. Tính phức tạp của quy trình thanh tốn bằng L/C


24

1.3.2.2. Sự đa dạng của luật điều chỉnh

27

1.3.2.3. Sự thiếu chặt chẽ trong xây dựng nội dung hợp đồng ngoại
thương và thư tín dụng

28

1.4.

Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thanh tốn bằng tín dụng chứng từ

28

1.4.1.

Phương thức thương lượng

29

1.4.2.

Phương thức hòa giải

30


1.4.3.

Phương thức trọng tài

31

1.4.3.

Phương thức khởi kiện tại Tòa án

32

Chương 2:

34

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN

2.1.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thanh tốn quốc tế bằng tín dụng chứng từ ở
Việt Nam

34


2.1.1.

Thực tiễn các quy định của pháp luật Việt Nam về các
phương thức giải quyết tranh chấp

34

2.1.1.1. Phương thức khởi kiện tại Tòa án

34

2.1.1.2. Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài

40

2.1.2.

44

Các tranh chấp phổ biến trong hoạt động thanh tốn bằng
tín dụng chứng từ ở Việt Nam và thực tiễn giải quyết

2.1.2.1. Tranh chấp trong quá trình phát hành L/C

45

2.1.2.2. Tranh chấp trong q trình thơng báo L/C

48


5


2.1.2.3. Các tranh chấp liên quan đến hàng hóa

60

2.1.2.4. Tranh chấp liên quan đến thời hạn xuất trình chứng từ

62

2.1.3.

Nhận xét về thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động tín dụng chứng từ ở Việt Nam

65

2.1.3.1. Thiếu quy định pháp luật nội dung để làm cơ sở giải quyết
tranh chấp

65

2.1.3.2. Xung đột giữa pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế

67

2.1.3.3. Xu hướng lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng các phương
thức phi Tòa án


69

2.2.

Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh tốn bằng
tín dụng chứng từ

71

2.2.1.

Hồn thiện pháp luật về thanh tốn tín dụng chứng từ

71

2.2.1.1. Ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh
tốn tín dụng chứng từ

72

2.2.1.2. Xây dựng cơ chế giải quyết đặc thù cho các tranh chấp phát
sinh trong phương thức tín dụng chứng từ

77

2.2.2.

Tăng cường hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh
chấp đối với tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh

tốn tín dụng chứng từ

79

2.2.3.

Một số kiến nghị cụ thể đối với các bên tham gia thanh
tốn tín dụng chứng từ

81

KẾT LUẬN

84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

6


Danh mục các sơ đồ

Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang


sơ đồ
1.1

Quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ

7

25


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động
ngoại thương đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng khơng ngừng. Các
quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế cũng nhờ thế mà gia tăng với số lượng và
quy mô ngày một lớn, kéo theo sự phát triển của hoạt động thanh toán. Trải
qua những tiến bộ về kỹ thuật, từ chỗ chỉ đơn thuần là sự giao nhận trực tiếp
giữa người giao tiền và người nhận tiền, việc thanh tốn ngày nay đã được
thực hiện thơng qua hệ thống thanh toán điện tử với thời gian lưu chuyển tiền
tính bằng phút. Từ chỗ việc thanh tốn diễn ra đồng thời với chuyển giao
hàng hóa và tiềm ẩn đầy bất trắc, ngày nay sự ra đời của những phương thức
thanh toán hiện đại đã tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm các bên, giúp giảm
thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua cũng như người bán.
Trong những hình thức thanh tốn, đặc biệt là thanh tốn quốc tế
thơng dụng hiện nay, thanh tốn bằng tín dụng chứng từ được sử dụng phổ
biến hơn cả. Với sự đảm bảo một cách hợp lý quyền lợi chính đáng của hai
bên: người bán chỉ nhận được tiền sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng,
người mua chỉ thanh tốn khi n tâm là hàng hóa đã được giao, phương thức
thanh tốn thanh tốn tín dụng chứng từ giúp cho các doanh nghiệp bất kỳ ở

các nước khác nhau dù chưa hiểu biết về nhau nhưng vẫn có thể tham gia giao
dịch. Đối với các doanh nghiệp của một nền kinh tế mới mở cửa, vẫn đang
trong quá trình tìm kiếm đối tác và gây dựng quan hệ ngoại thương như các
doanh nghiệp Việt Nam thì những đảm bảo của thanh tốn bằng tín dụng
chứng từ càng tỏ ra ưu việt. Điều này đã lý giải vì sao tín dụng chứng từ là
phương thức có sử dụng tỷ lệ cao nhất trong tổng số các giao dịch thanh toán
ở Việt Nam hiện nay.

8


Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng do sự đa dạng của các chủ thể tham gia
quan hệ thanh toán bằng tín dụng chứng từ cùng những khác biệt về tập qn
kinh doanh, ngơn ngữ, đặc điểm văn hóa, pháp lý… và bản thân sự phức tạp
trong quy trình nghiệp vụ của phương thức này đã làm nảy sinh trên thực tế
một số lượng không nhỏ các vụ tranh chấp. Các tranh chấp phát sinh trong
giao dịch bằng tín dụng chứng từ thường liên quan đến các chủ thể không
cùng quốc tịch và chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau,
giải quyết tranh chấp phát sinh trong phương thức này cũng vì thế mà trở nên
phức tạp. Ở Việt Nam các tranh chấp trong hoạt động thanh tốn bằng tín
dụng chứng từ diễn ra rất phổ biến song việc giải quyết tranh chấp còn nhiều
bất cập và chưa đáp ứng được đòi hỏi của các quan hệ kinh tế. Có nhiều
ngun nhân dẫn đến tình trạng này nhưng lý do chủ yếu nhất là do các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động chứng từ
còn chưa rõ ràng và đầy đủ.
Nghiên cứu thực trạng các quy phạm được sử dụng để giải quyết tranh
chấp và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn của
tranh chấp cũng như giải quyết hiệu quả các tranh chấp từ phương thức thanh
tốn tín dụng chứng từ đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết mà thực tế đang
đặt ra. Vì lý do đó tơi đã chọn: "Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh

trong hoạt động thanh tốn bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam" làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam cho đến nay thanh tốn bằng thư tín dụng là một đề tài
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, bên cạnh các bài viết, bài
phân tích trên các tạp chí, có thể kể ra ở đây một số cơng trình nghiên cứu:
- "Vận dụng UCP 500 để giải quyết các tranh chấp trong thanh toán
xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ", Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Xuân Thu, 1998, Trường Đại học Ngoại thương. Với đề tài này, tác
9


giả đi sâu vào phân tích những tranh chấp có thể có trong hoạt động thanh
tốn quốc tế bằng tín dụng chứng từ theo UCP và vận dụng những quy định
của UCP để giải quyết những tranh chấp đó.
- "Pháp luật về thanh tốn bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn
áp dụng", Luận văn thạc sĩ của Đỗ Văn Sử, 2004, Khoa luật Đại học Quốc gia
Hà Nội. Trong đề tài này tác giả đã tìm hiểu các quy định hiện hành về thanh
tốn bằng thư tín dụng, so sánh đối chiếu với thông lệ quốc tế và tìm kiếm
giải pháp cho việc hồn thiện pháp luật Việt Nam về thanh tốn bằng tín dụng
chứng từ.
- "Pháp luật về thanh tốn bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế", Luận văn thạc sĩ của Cao Xuân Quảng, 2008,
Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây tác giả đã nghiên cứu bản chất
của thư tín dụng, thực tiễn các tranh chấp phát sinh phổ biến từ đó đề ra
phương hướng về việc xây dựng một văn bản có tính pháp lý cao điều chỉnh
hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ.
Các đề tài trên đã đóng góp những kết luận khoa học có giá trị trong
q trình tìm hiểu phương thức thanh toán thú vị này, tuy nhiên vẫn chưa đi
sâu nghiên cứu những đặc trưng của tranh chấp trong thanh tốn tín dụng chứng

từ cũng như thực trạng pháp luật giải quyết các tranh chấp này ở Việt Nam.
Vì thế tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu của mình là hồn tồn cần thiết,
phù hợp với xu thế chung và khơng có sự trùng lặp trong q trình nghiên cứu
so với những đề tài khác đã được đưa ra cho tới thời điểm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khẳng định vai trò của phương
thức thanh tốn tín dụng chứng từ trong đời sống kinh doanh cũng như sự
tồn tại phổ biến của các tranh chấp về phương thức này trên thực tế, đồng
thời luận văn cũng chứng minh sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống quy
phạm pháp luật để giảm thiểu rủi ro xảy ra tranh chấp và giải quyết hiệu quả
10


các tranh chấp đã phát sinh. Trên cơ sở đó, luận văn tìm kiếm các giải pháp
trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật về thanh tốn bằng tín dụng
chứng từ.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả đã xác định cho mình
những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phương thức thanh tốn tín dụng
chứng từ và hệ thống quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thanh
toán tín dụng chứng từ.
- Phân tích các tranh chấp phổ biến trong thanh tốn bằng tín dụng
chứng từ tại Việt Nam và cách giải quyết, đánh giá thực thực trạng pháp luật
về giải quyết tranh chấp.
- Đưa ra các kiến nghị trong việc hồn thiện pháp luật về thanh tốn
bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam và các kiến nghị nhằm tăng cường tính
hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thanh tốn bằng tín dụng chứng từ. Các tranh chấp có thể

phát sinh trong một quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ rất đa dạng, trong
khả năng cịn hạn chế của mình, tác giả chỉ có tham vọng tìm hiểu chủ yếu
nhóm tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa bên mua (người yêu cầu mở
thư tín dụng) với bên bán (người thụ hưởng), bên mua với ngân hàng phát
hành tín dụng thư, quan hệ giữa bên bán với ngân hàng thông báo. Các tranh
chấp phát sinh giữa các ngân hàng với nhau trong q trình thanh tốn và
cách giải quyết, phần nhiều có liên quan đến kỹ thuật chun mơn đặc thù của
ngành ngân hàng, sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này.

11


5. Đóng góp khoa học của đề tài
Luận văn đã làm sáng tỏ hơn nữa các vấn đề lý luận về thanh tốn
quốc tế bằng tín dụng chứng từ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp
trong phương thức này.
Luận văn hệ thống lại các quy phạm pháp luật hiện điều chỉnh các
hoạt động thanh tốn bằng tín dụng chứng từ, đánh giá thực tiễn pháp luật về
giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thanh tốn tín dụng chứng từ ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó, luận văn bổ sung những vấn đề trong thanh tốn bằng tín
dụng chứng từ cần được điều chỉnh bởi pháp luật, nêu các kiến nghị liên quan
đến quy trình giải quyết tranh chấp đặc thù đối với các tranh chấp về thanh
toán tín dụng chứng từ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trong nghiên
cứu luận văn này. Đồng thời, luận văn còn thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa
phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, logic và so sánh luật học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về pháp luật giải quyết tranh chấp
phát sinh trong hoạt động thanh tốn quốc tế bằng tín dụng chứng từ.
Chương 2: Thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam và các
kiến nghị hoàn thiện.

12


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG
THANH TỐN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1. Một số vấn đề lý luận về thanh tốn tín dụng chứng từ
1.1.1. Khái niệm thanh tốn và dịch vụ thanh toán
Theo nghĩa chung nhất, thanh toán là hoạt động trả tiền của một chủ
thể đối với một chủ thể khác trong quan hệ dân sự, thương mại. Hành vi thanh
tốn có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng tiền mặt,
chuyển khoản hay thơng qua các giấy tờ có giá. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của giao thương quốc tế, các quan hệ thương mại được thiết lập với quy
mô và phạm vi rộng lớn, việc thanh toán trực tiếp ngày nay trở nên khó khăn
hơn do những cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, thời gian, đồng tiền… Người thụ
hưởng các khoản tiền phải thu trong hoạt động xuất nhập khẩu khơng thể tự
mình đứng ra thu tiền từ người mua nước ngồi, thay vào đó họ ủy thác cho một
bên thứ ba có đủ năng lực thu hộ. Những người nhập khẩu cũng khơng thể tự
mình đứng ra thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà cung cấp ở nước
ngồi, vì vậy, họ phải ủy thác cho một bên thứ ba thay mặt họ thực hiện nghĩa vụ
thanh toán. Tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia cụ thể mà mỗi quốc gia
có những quy định riêng về những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán như yêu

cầu về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương
thức địi hoặc chi trả tiền tệ. Dịch vụ thanh tốn theo luật Việt Nam được hiểu là:
"việc ung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong
nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân
hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo
yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh tốn" [1, khoản 5 Điều 3]. Hiện nay
có ba loại tổ chức được đứng ra thực hiện chức năng trung gian thanh toán là
13


Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại và các Tổ chức khác được Ngân
hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán. Pháp luật Việt Nam
hiện hành ghi nhận 5 loại dịch vụ thanh toán chủ yếu được thực hiện bởi các
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm:
- Thanh toán bằng séc
- Thanh toán bằng lệnh chi/ ủy nhiệm chi
- Thanh toán bằng thu/ủy nhiệm thu
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
- Thanh toán bằng thư tín dụng
1.1.2. Thư tín dụng
1.1.2.1. Khái niệm thư tín dụng
Thư tín dụng hay tín dụng thư, tín dụng chứng từ (tiếng Việt), Letter
of Credit (L/C hoặc LC); Credit; Documentary Credit (DC hoặc D/C) (tiếng
Anh) là một công cụ trong thanh toán, được định nghĩa như "một sự thỏa
thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên thế nào, thể hiện một cam kết
chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh tốn
khi xuất trình phù hợp" [43, Điều 3].
Luật Việt Nam định nghĩa về thư tín dụng:
Là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở
theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở

thư tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện u cầu của người sử
dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) để:
- Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay
theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất
trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc
- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác
trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định
14


trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với
các điều kiện thanh tốn của thư tín dụng [12, Điều 16].
Cả hai định nghĩa đều nhấn mạnh đến tính chắc chắn của nghĩa vụ
thanh tốn mà thư tín dụng đưa ra đối với người thụ hưởng khi người này xuất
trình bộ chứng từ thỏa mãn những điều kiện được quy định tại thư tín dụng.
Như vậy, hiểu theo một cách đơn giản nhất thư tín dụng chính là một văn bản
cam kết thanh tốn của ngân hàng đối với đích danh một chủ thể trong một
thương vụ cụ thể, trong nội dung thư tín dụng thể hiện những yêu cầu mà nếu
tuân thủ những yêu cầu đó, người thụ hưởng sẽ được ngân hàng thanh tốn.
1.1.2.2. Nội dung của thư tín dụng
Tùy vào từng ngân hàng cũng như tùy loại thư tín dụng mà các điều
khoản trong thư tín dụng được sắp xếp khác nhau, nhưng về cơ bản một thư
tín dụng phải có các nội dung sau:
A, Các điều khoản chung
- Số hiệu
- Loại thư tín dụng
- Ngày phát hành
- Địa điểm và ngày hết hạn
- Quy tắc áp dụng (dẫn chiếu áp dụng UCP)
B, Các bên tham gia

- Người yêu cầu phát hành (tên và địa chỉ)
- Người thụ hưởng (tên và địa chỉ)
- Ngân hàng phát hành
- Ngân hàng trả tiền
- Ngân hàng thông báo
- Ngân hàng chiết khấu
- Điều kiện xác nhận
15


C, Nội dung về vận tải
- Tên cảng xếp hàng
- Tên cảng giao hàng
- Thời hạn giao hàng
- Điều kiện giao hàng từng phần
- Điều kiện chuyển tải
D, Nội dung về hàng hóa
- Mơ tả hàng hóa (thường bao gồm điều kiện giao hàng)
E, Nội dung về chứng từ
- Các chứng từ xuất trình (loại chứng từ, quy cách, số bản)
- Thời hạn xuất trình chứng từ
G, Các nội dung khác
- Cam kết của ngân hàng phát hành
- Điều khoản phạt đối với trường hợp chứng từ có sai sót
- Hướng dẫn đối với ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu, ngân
hàng thông báo
- Chữ ký, dấu của ngân hàng phát hành
1.1.2. Phương thức thanh tốn bằng tín dụng chứng từ
1.1.2.1. Khái niệm
Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một phương thức thanh

tốn khơng dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế,
theo đó, các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa thỏa thuận sử dụng thư tín
dụng làm cơng cụ để thực hiện việc chi trả cho các nghĩa vụ tài chính phát
sinh từ giao dịch mua bán.
Các bên tham gia trong giao dịch thanh tốn bằng tín dụng chứng từ:

16


- Người yêu cầu/người mở/người xin mở (Applicant): Là bên yêu cầu
mở L/C, đây thường là người mua (người nhập khẩu).
- Người thụ hưởng/người hưởng/người hưởng lợi (Beneficiary): Là
bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh
tốn của L/C, đây có thể là người bán, người xuất khẩu, người ký phát hối phiếu.
- Ngân hàng phát hành (Issueing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát
hành L/C theo yêu cầu của người yêu cầu, đây chính là ngân hàng cấp tín
dụng cho người yêu cầu và đưa ra lời hứa trả tiền cho người thụ hưởng.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện
thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
Ngân hàng thông báo thường là đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát
hành ở nước nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận (Comfirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự
xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân
hàng phát hành.
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại
đó L/C có giá trị thanh tốn hoặc chiết khấu, hoặc có thể là bất cứ ngân hàng
nào nếu L/C có giá trị. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được
chỉ định giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của nhà
nhập khẩu gửi đến.
1.1.2.2. Đặc điểm

Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ mang một số đặc điểm cơ
bản sau đây:
- Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành cam kết
thanh toán đối với người thụ hưởng thư tín dụng.
Trong các bản UCP được ban hành trước năm 2006, thì cam kết của
ngân hàng phát hành có thể là hủy ngang hoặc không thể hủy ngang tùy thuộc
vào yêu cầu của người mua (người yêu cầu phát hành thư tín dụng). Tuy
17


nhiên, từ UCP 600 thì thư tín dụng chỉ có thể là khơng hủy ngang mà thơi,
điều này có nghĩa là khi thư tín dụng đã được phát hành và có hiệu lực thì nó
sẽ là sự ràng buộc khơng thể hủy bỏ của ngân hàng phát hành đối với người
thụ hưởng. Có ý kiến cho rằng thuật ngữ "tín dụng" trong phương thức tín
dụng chứng từ "thể hiện việc ngân hàng cho người mua vay sự tín nhiệm của
mình bằng lời hứa trả tiền của mình đối với người bán thay cho lời hứa trả
tiền của người mua" [31, tr. 159].
Tuy thư tín dụng là một cam kết thanh tốn khơng thể hủy bỏ của ngân
hàng phát hành đối với người thụ hưởng song cam kết chỉ có hiệu lực khi các
điều kiện của thư tín dụng được người thụ hưởng thực hiện đúng và đầy đủ.
- Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với hợp đồng cơ sở.
Mặc dù L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại nhưng
sau khi được thiết lập, hiệu lực của nó lại hồn tồn độc lập với hợp đồng
ngay cả khi hợp đồng được L/C dẫn chiếu đến. Điều đó có nghĩa là ngân hàng
khơng bị ràng buộc vào hợp đồng giữa bên mua và bên bán. Người bán chỉ
cần thực hiện đúng các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng là có thể
được ngân hàng trả tiền mà khơng cần biết trên thực tế có vi phạm các thỏa
thuận với người mua hay không.
- Các giao dịch trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ chỉ
dựa trên cơ sở chứng từ.

Các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt. Lập
được bộ chứng từ hoàn hảo coi như nhà nhập khẩu đã hoàn tất được nghĩa vụ
mà L/C yêu cầu, đồng thời, ngân hàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất
trình hội tụ đầy đủ các yêu cầu của L/C mà khơng chịu trách nhiệm về sự thật
của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện. Vì vậy, có thể người mua một
mặt phải thanh tốn đầy đủ đúng hạn nhưng vẫn không nhận được hàng theo
đúng như yêu cầu về chất lượng, số lượng và tiến độ. Đối với người bán, mặc
dù đã giao hàng theo đúng thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng mua bán,
nhưng vì lý do nào đó khơng lập được chứng từ theo yêu cầu thì nguy cơ
18


khơng nhận được tiền vẫn xảy ra.
- Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán giảm thiểu tối đa rủi ro
cho người mua và người bán trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không đơn thuần chỉ
thực hiện chức năng thu hộ, chi hộ mà còn là người đại diện cho người mua
thanh toán tiền hàng cho người bán đồng thời là người đảm bảo cho người
mua được nhận hàng như các chứng từ đã xác nhận. Người mua chỉ có thể
nhận hàng khi đã thực hiện nghĩa vụ thanh tốn cho người bán và người bán
cũng chỉ có thể được trả tiền sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho
người mua. Điều này được xem xét trong mơi trường thơng thường, khơng có
sự lừa dối về sự giả mạo chứng từ. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng UCP - quy
tắc chi phối giao dịch tín dụng chứng từ - do Ủy ban Ngân hàng của Phòng
Thương mại quốc tế phát hành và do đó chủ yếu bảo vệ cho quyền lợi của các
ngân hàng có liên quan mà ít đề cập tới góc độ lợi ích doanh nghiệp. Theo
quy định của UCP, các ngân hàng thường được hưởng quyền miễn trừ khi rủi
ro tổn thất có liên quan đến thư tín dụng xảy ra.
1.2. Hệ thống quy phạm điều chỉnh hoạt động thanh tốn bằng tín
dụng chứng từ

Thanh toán bằng L/C trong hoạt động mua bán ngoại thương làm phát
sinh quan hệ giữa các chủ thể không trong phạm vi một lãnh thổ và chịu sự
tác động của một hệ thống quy phạm đa dạng bao gồm pháp luật quốc gia và
tập quán quốc tế. Đồng thời những quan hệ thanh tốn mang tính kỹ thuật nghiệp vụ cao từ L/C cũng chịu sử điều chỉnh của các tiêu chuẩn thuộc chuyên
môn nghiệp vụ ngân hàng. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ đề cập chủ
yếu đến các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quan hệ mua
bán hàng hóa với các ngân hàng phục vụ thanh toán bằng phương thức L/C.
1.2.1. Thông lệ quốc tế
Thông lệ quốc tế, hay tập quán quốc tế là "những quy tắc xử sự phổ
19


biến được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở một khu vực nhất định (tập quán
khu vực) hoặc trên phạm vi toàn cầu (tập quán toàn cầu)" [4, tr. 34].
Hiện nay, thông lệ quốc tế phổ biến nhất điều chỉnh các quan hệ thuộc
phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là bộ Quy tắc và thực hành thống
nhất về Tín dụng chứng từ - UCP.
UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng
thương mại quốc tế (International Chamber of Commercial - ICC) soạn thảo
và ban hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong
giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu việc tuân
thủ UCP.
Được nghiên cứu bởi Ủy ban Kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng (Commision
on Banking Technique and Practice) thuộc Phòng thương mại quốc tế nhằm
thống nhất khái niệm, đơn giản hóa và tập hợp các tập quán, kỹ thuật nghiệp
vụ áp dụng trong L/C, ngay từ khi ra đời, UCP đã được thừa nhận và áp dụng
rộng rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho thanh toán bằng L/C trong thương
mại quốc tế.
Từ khi được ban hành lần đầu tiên đến nay, UCP đã trải qua 06 lần
sửa đổi để theo kịp với thực tiễn phát triển của các quan hệ thương mại quốc

tế, bao gồm:
- Phát hành lần đầu

: 1933

- Sửa đổi lần thứ nhất : 1951
- Sửa đổi lần thứ hai : 1962 (UCP 222)
- Sửa đổi lần thứ ba

: 1974 (UCP 290)

- Sửa đổi lần thứ tư

: 1983 (UCP 400)

- Sửa đổi lần thứ năm : 1993 (UCP 500)
- Sửa đổi lần thứ sáu : 2007 (UCP 600)
Về nguyên tắc, việc sửa đổi UCP không tiến hành định kỳ mà căn cứ
20


vào nhu cầu thực tế của giao dịch L/C, phù hợp với các lĩnh vực liên quan
như: công nghệ thông tin, công nghệ vận tải, công nghệ ngân hàng, công nghệ
thương mại... Lần sửa đổi gần đây nhất (UCP 600) nhằm đáp ứng sự thay đổi
về chiều sâu trong công nghệ tin học, công nghệ vận tải và nhằm mục đích
giảm thiểu các trường hợp bộ chứng từ bị từ chối thanh toán cũng như các
tranh chấp liên quan đến L/C.
Bản quy tắc UCP 600 có tổng cộng 39 quy tắc được sắp xếp một cách
khoa học. Tại đây các nguyên tắc áp dụng, mối quan hệ giữa thư tín dụng và
hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng liên quan trong các giao dịch

thư tín dụng, trách nhiệm của ngân hàng đối với việc tạo lập, thông báo, sửa
đồi thư tín dụng được đề cập một cách cụ thể. Một nội dung quan trọng khác
của UCP là các quy định liên quan đến chứng từ, bao gồm cách thức tạo lập
một chứng từ cho phù hợp với phương thức tín dụng chứng từ, quy tắc kiểm
tra chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, cơ sở để khẳng định một bộ chứng
từ là phù hợp hay không phù hợp và trách nhiệm của ngân hàng sau khi xác
định bộ chứng từ là phù hợp hay không phù hợp. Ngồi ra bộ quy tắc cịn có
các quy định liên quan đến gia hạn, dung sai cho phép, cách thức giao hàng và
thanh toán từng phần hay việc chuyển nhượng thư tín dụng và chuyển nhượng
số tiền thu được từ thư tín dụng.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tín dụng chứng từ,
tránh việc lý giải và vận dụng không thống nhất giữa các ngân hàng cũng như
để phù hợp với sự phát triển của thương mại điện tử, ICC đã ban hành Tập
quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng, số
ấn phẩm 681 năm 2007 - viết tắt là ISBP 681 và bản phụ trương điện tử UCP
600, phiên bản 1.1 năm 2007 - viết tắt là eUCP 1.1.
Sự ra đời của bản ISBP 681 là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho
UCP, là sự cụ thể hóa Quy tắc 14 của UCP 600 - Quy tắc kiểm tra chứng từ.
ISBP 681 không phải là một bản sửa đổi của UCP mà chỉ giải thích chi tiết và
rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch tín dụng chứng
21


từ. Nhờ đó, ISBP đã làm cho những quy tắc chung quy định trong UCP, cách
hiểu và vận dụng UCP trở nên thống nhất trên toàn thế giới.
Bản quy tắc ISBP 681 có 185 điểm được chia làm ba phần chính:
Phần 1 - Mở đầu: Đề cập tới các nội dung trong yêu cầu phát hành thư
tín dụng và việc phát hành thư tín dụng (từ điểm số 1 đến điểm số 5).
Phần 2 - Những nguyên tắc chung: Quy định nguyên tắc chung trong
việc lập chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng (từ điểm số 6 đến điểm số 42).

Phần 3 - Các quy định về một số loại chứng từ cơ bản được sử dụng
trong thư tín dụng: Tập trung vào những quy tắc cơ bản khi tạo lập chứng từ
như: Hối phiếu, hóa đơn thương mại; Chứng từ vận tải; Chứng nhận bảo
hiểm; Chứng nhận xuất xứ (từ điểm số 43 đến điểm số 85).
+ Bản eUCP 1.1 là một bản phụ trương của UCP 600, gồm 12 quy tắc, tập
trung chủ yếu vào những vấn đề tác nghiệp của ngân hàng khi sử dụng các chứng
từ điện tử như về cách thức áp dụng, phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ giữa
eUCP và UCP, cách thức xuất trình và kiểm tra chứng từ điện tử… Một thư tín
dụng có dẫn chiếu đến việc áp dụng phiên bản xuất trình chứng từ điện tử eUCP
thì đương nhiên UCP sẽ được áp dụng song không đúng với điều ngược lại.
Bộ ba tập quán UCP 600, eUCP 1.1, ISBP 681 là những tập quán quốc
tế thống nhất và đang được các ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử
dụng chủ yếu trong phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ trên phạm vi
toàn thế giới, tuy đây không phải là những tập quán duy nhất được sử dụng
trong tín dụng chứng từ.
Tính chất pháp lý đặc trưng nhất của UCP là tính tùy ý trong áp dụng,
thể hiện ở các điểm:
- Chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới trở nên có
hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia.
- Các bên có thể thỏa thuận khơng thực hiện hoặc thực hiện khác đi
một hoặc một số điều khoản quy định trong UCP hoặc bổ sung trong L/C
22


những điều khoản UCP không đề cập.
Do nội dung chủ yếu xoay quanh thao tác nghiệp vụ của ngân hàng và
các bên trong một phạm vi hẹp nên bộ quy tắc UCP khơng đủ để điều chỉnh
tồn bộ các quan hệ phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ. Để có cơ
sở pháp lý cho sự vận hành của phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ vẫn
cần đến một hệ thống các quy phạm quốc gia bổ sung cho quy định tại UCP.

Vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia về thanh tốn tín dụng chứng từ
sẽ được đề cập sâu hơn tại các phần sau của luận văn này.
1.2.2. Pháp luật quốc gia
1.2.2.1. Vai trò của pháp luật quốc gia đối với hoạt động thanh tốn
bằng tín dụng chứng từ
Nếu như UCP là tập qn được áp dụng tồn cầu thì luật quốc gia chỉ
có giá trị trong phạm vi một nước. Tuy phạm vi điều chỉnh hẹp nhưng vai trò
của luật quốc gia đối với hoạt động thanh tốn bằng tín dụng chứng từ là
không thể phủ nhận được. Các giao dịch trong thanh tốn bằng L/C khơng chỉ
là cơng cụ thanh tốn quốc tế mà còn là giao dịch trong nước xét về mối quan
hệ giữa ngân hàng phát hành với người mua và giữa ngân hàng thông báo với
người bán và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia. Trên khía cạnh
nghiệp vụ, thanh tốn bằng tín dụng chứng từ là một dịch vụ thanh toán do
ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp, do đó hoạt động này phải tuân
theo quy định về quản lý ngoại hối, điều kiện đối với chủ thể được phép giao
dịch, những hành vi bị cấm… được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của
quốc gia mà tại đó hoạt động thanh tốn diễn ra. Ngồi ra, thanh tốn bằng
phương thức tín dụng chứng từ gắn bó mật thiết với các nghiệp vụ kinh tế
khác như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm… địi hỏi phải vận dụng đến
nhiều luật lệ, tập quán đặc thù của các nghiệp vụ này ở hai hay nhiều nước
khác nhau khi giải quyết các tranh chấp và do vậy thường nảy sinh sự xung
đột giữa các nguồn luật. Khi đó việc lựa chọn luật để áp dụng được thực hiện
theo các nguyên tắc về xung đột pháp luật quy định tại các hệ thống pháp luật
23


quốc gia, và những nguyên tắc này có sự khác nhau tùy theo từng nước. Như
vậy, cùng với các thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia là một nguồn quan
trọng để điều chỉnh các hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
1.2.2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về thanh tốn tín dụng

chứng từ
Với tư cách là một dịch vụ thanh toán thường được sử dụng trong
thương mại quốc tế, thanh tốn bằng tín dụng chứng từ chịu sự điều chỉnh của
các quy định thuộc quản lý ngoại hối, thanh toán và thanh toán quốc tế, cụ thể:
- Luật các tổ chức tín dụng 2010
- Pháp lệnh Ngoại hối 2005
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động
của ngân hàng thương mại
- Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh
toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
- Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định thủ tục thanh toán qua
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 về ban hành
Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/08/2003 về việc ban hành
Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.
- Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 về việc ban
hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm (sửa đổi, bổ sung ngày
26/09/2001)
Cho đến nay, mới chỉ có bốn văn bản pháp luật là Nghị định số
24


64/2001/NĐ-CP; Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN, Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN;
Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN, Việt Nam có các quy định trực tiếp về
thanh tốn bằng tín dụng chứng từ song mới chỉ đề cập tới thanh tốn bằng tín
dụng chứng từ tại ở những khía cạnh hết sức sơ khai.

Khái niệm thư tín dụng được đưa ra tại Điều 16 Quyết định số
226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2011:
Là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở
theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh tốn (người xin mở
thư tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử
dụng dịch vụ thanh tốn (người xin mở thư tín dụng) để:
- Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay
theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất
trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc
- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác
trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định
trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với
các điều kiện thanh tốn của thư tín dụng [12].
Về cơ bản, khái niệm này có sự tương thích với khái niệm của UCP về
thanh tốn tín dụng chứng từ.
Thủ tục mở thư tín dụng và thủ tục thanh tốn thư tín dụng cũng như
quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quy trình được quy định chủ yếu
trong Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002.
Thủ tục mở thư tín dụng được quy định tại Điều 7:
Khi có nhu cầu thanh tốn bằng thư tín dụng, người trả tiền
lập giấy mở thư tín dụng nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Mẫu
giấy mở thư tín dụng, số liên lập giấy mở thư tín dụng, phương thức
giao nhận, xử lý giấy mở thư tín dụng do ngân hàng phục vụ người
trả tiền quy định nhưng phải đảm bảo phù hợp với các quy định về
25


lập, kiểm soát, xử lý chứng từ kế toán ngân hàng, tổ chức tín dụng
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành [13].
Điều 7 quy định về nghĩa vụ của ngân hàng phát hành như sau:

Khi nhận được giấy xin mở thư tín dụng của khách hàng,
ngân hàng phục vụ người trả tiền xử lý:
Kiểm tra giấy thủ tục lập giấy xin mở tín dụng, đảm bảo
tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ.
Ký tên và đóng dấu ngân hàng mình lên 2 liên đầu giấy mở
thư tín dụng.
Ghi ký hiệu mật lên các liên giấy mở thư tín dụng [13].
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín
dụng có nghĩa vụ "tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của giấy mở thư tín dụng (…)
sau đó ghi ngày nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị trên các liên giấy mở thư tín
dụng và gửi 1 liên giấy mở thư tín dụng cho người thụ hưởng để làm căn cứ
giao hàng, còn 1 liên lưu lại và mở sổ theo dõi giấy mở thư tín dụng đến" [13].
Về nghĩa vụ đối với người thụ hưởng, Điều 7 quy định:
Sau khi nhận giấy mở thư tín dụng của người trả tiền do
ngân hàng phục vụ mình gửi đến, người thụ hưởng phải đối chiếu
với hợp đồng hay đơn đặt hàng, kiểm soát giấy ủy nhiệm nhận
hàng, giấy chứng minh nhân dân của người nhận hàng nếu đúng thì
giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hóa đơn hay chứng
từ giao hàng [13].
Việc yêu cầu người nhận hàng ký vào hóa đơn hay chứng từ giao hàng
đã trở nên lỗi thời với thực tiễn thanh toán bằng chứng từ, bởi lẽ việc giao
nhận hàng hóa khơng diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán mà thông
qua người trung gian là các hãng vận tải và thông thường người mua cũng
không chỉ định đích danh một hãng vận tải mà người bán buộc phải sử dụng.
Nói cách khác, người mua chỉ có nghĩa vụ chứng minh đã giao hàng lên
26


phương tiện vận tải bất kỳ có đích đến là cảng/sân bay được thư tín dụng chỉ ra.
Quy định tại Điều 7 về nghĩa vụ của ngân hàng phục vụ người trả tiền

trong thanh tốn thư tín dụng cũng hết sức đơn giản, chỉ đề cập đến những
thao tác cần thực hiện của ngân hàng trong trường hợp khơng có sai sót trong
chứng từ.
Nhìn chung, những quy định của Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN
chưa phản ánh được những đặc trưng của quy trình thanh tốn tín dụng chứng
từ, quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng từ những giao dịch thanh toán cũng
như mối quan hệ của ngân hàng với các bên. Những nội dung về tính chất pháp
lý của chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, quy tắc kiểm tra chứng từ, cơ sở
để khẳng định một bộ chứng từ là phù hợp hay khơng phù hợp hồn tồn bị
bỏ ngỏ. Tất nhiên chúng ta không thể kỳ vọng vào việc có thể chuyển tải được
các vấn đề cần điều chỉnh đối với một phương thức thanh toán phức tạp như
tín dụng chứng từ chỉ thơng qua một điều khoản trong một văn bản quản lý
ngành. Bởi lẽ những quan hệ và nghĩa vụ phát sinh trong thanh toán bằng tín
dụng chứng từ quá đa dạng trong khi Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN chỉ
là một văn bản pháp luật về "thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán" áp dụng chung cho 05 loại dịch vụ thanh tốn thơng dụng
trong đó có tín dụng chứng từ. Thực chất những quy định này chỉ gói gọn
trong phạm vi thủ tục "lập, kiểm soát, luân chuyển, xử lý chứng từ và hạch
toán các giao dịch thanh toán" [13, Điều 3] mà thôi.
Để lấp khoảng trống về pháp luật đối với thanh tốn bằng thanh tốn tín
dụng chứng từ, Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002
đã mở đường cho việc áp dụng UCP:
Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra
chứng từ thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong
thanh tốn bằng tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín
dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, do các
bên tham gia thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy định hiện
27



×