ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HOA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HOA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Duyên Thảo
HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Hoa
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa các thầy cơ trong Hội đờng khoa học
Kính thưa các thầy giáo, cơ giáo, các quý vị đại biểu cùng tồn thể các bạn
Trong ś t hai năm ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu có đươ ̣c kế t quả hơm nay
,
ngồi sự nỡ lực của bản thân, em còn đươ ̣c sự quan tâm giúp đỡ của quý thầ y ,
cô Khoa Luâ ̣t, ĐHQG Hà Nô ̣i; đă ̣c biê ̣t là sự hướng dẫn tâ ̣n tâm và đầ y trách
nhiê ̣m của TS Pha ̣m Thi ̣Duyên Thảo ; sự nhâ ̣n xét , đóng góp vô cùng quý báu
của các nhà khoa học trong Hội đồng; Sự giúp đỡ, tạo điều kiện của giáo viên
chủ nhiệm lớp; cùng sự giúp đỡ, cổ vũ, đô ̣ng viên của ba ̣n bè, anh, chị, em lớp
Lý luận khóa 19. Bên ca ̣nh đó , em còn nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm giúp đỡ , đô ̣ng
viên từ phiá Ban giám hiệu , anh, chị, em đồ ng nghiê ̣p ta ̣i Trường cao đẳ ng
Thương Ma ̣i và Du lich,
̣ nơi em công tác.
Nhân buổ i bảo vê ̣ luâ ̣n văn hôm nay , cho phép em đươ ̣c bày tỏ lòng
biế t ơn các nhà khoa ho ̣c , các thầy cô Khoa Luật , ĐHQG Hà Nô ̣i , Ban giám
hiê ̣u cùng toàn thể đồ ng nghiê ̣p Trường cao đẳ ng Thương Ma ̣i và Du lich
̣
.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c nhấ t đế n TS Pha ̣m Thi ̣Duyên Thảo
người đã trực tiế p hướng dẫn khoa ho ̣c để em bảo vê ̣ hoàn thành luâ ̣n văn thạc
sỹ Luật học của mình . Em cũng xin gửi lời cảm ơn những người thân trong
gia đình cùng toàn thể ba ̣n bè luôn đô ̣ng viên và ta ̣o điề u kiê ̣n để em hoàn
thành khóa đào tạo . Em tin rằ ng , tấ t cả những tình cảm mà em có đươ ̣c sẽ là
sự đô ̣ng viên , tiế p thêm sức ma ̣nh để em tiế p tu ̣c vững bước trên con đường
học tập, nghiên cứu và công tác sau này.
Cuố i cùng em xin kính chúc các nhà khoa ho ̣c , các thầy cô , quý vị đại
biể u cùng toàn thể anh chi ̣em, bạn bè sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin trân tro ̣ng cảm ơn.
BẢNG VIẾT TẮT
Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN
Trơ ̣ cấ p thấ t nghiê ̣p
TCTN
Người thấ t nghiê ̣p
NTN
Người lao đô ̣ng
NLĐ
Người sử du ̣ng lao đô ̣ng
NSDLĐ
An sinh xã hô ̣i
ASXH
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................1
CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀPHÁP
LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP......................................................................................6
1.1. Bảo hiểm thất nghiệp ............................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp ........................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp ...................................................... 8
1.2. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ....................................................... 10
1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.......................................... 10
1.2.2 Nội dung của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ................................ 13
1.3. Vai trò, mục đích của pháp luật BHTN ............................................... 22
1.4. Các yếu tố tác động đến pháp luật bảo hiểm thất nghiệp .................. 25
1.4.1. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng , ban hành pháp luật bảo hiểm
thấ t nghiê ̣p ...................................................................................................... 25
1.4.2. Các yếu tố tác động đến việc thực hiê ̣n pháp luật BHTN.................. 27
1.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật về bảo hiểm
thất nghiệp ..................................................................................................... 28
1.6. Khái lƣợc lịch sử phát triển của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam......................................................................................................... 32
1.6.1. Giai đoaṇ từ năm 1945 đến năm 1985 ................................................ 32
1.6.2. Giai đoaṇ từ năm 1986 đến năm 1994 ................................................ 33
1.6.3. Giai đoaṇ từ năm 1994 đến năm 2006 ................................................ 35
1.6.4. Giai đoaṇ từ năm 2006 đến nay .......................................................... 38
1.7. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới, kinh
nghiệm với Việt Nam .................................................................................... 40
1.7.1. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc .............................. 40
1.7.2. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Nga............................................ 42
1.7.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Thụy Điển ................................. 43
Kế t luâ ̣n chƣơng
1 .................................................................................................................................. 45
̀ HIỂM THẤ
CHƢƠNG2: THƢ̣C TRẠNG PHÁP LUẬT VÊ
BẢO
T NGHIỆP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
..................................................................................................................... 47
2.1. Hê ̣thố ng các văn bản pháp luâ ̣t điều chỉnh vấ n đề bảo hiể m thấ t
nghiêp̣ ở Viêṭ Nam hiêṇ nay ......................................................................... 47
2.1.1. Các Điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ việc làm và chống thất
nghiê ̣p mà Viê ̣t Nam đã gia nhập .................................................................. 47
2.1.2. Hê ̣ thố ng các văn bản quy pham
̣ do Nhà nước ban hành liên quan
đến bảo hiểm thất nghiệp............................................................................... 47
2.2. Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp trong pháp luật bảo hiểm thất
nghiệp Việt Nam ............................................................................................ 49
2.2.1. Bảo hiểm thất nghiệp phải gắn liền TCTN với giải quyết việc làm cho
người thấ t nghiê ̣p ........................................................................................... 49
2.2.2. Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo khuyến khích ngườ i thấ t
nghiê ̣p chủ động tìm kiếm việc làm............................................................... 50
2.2.3. Mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và
có sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN .............................. 51
2.2.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải có sự hỗ trợ của nhà nước .............. 52
2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về BHTN ở Việt Nam ................ 52
2.3.1. Về đố i tượng tham gia BHTN.............................................................. 52
2.3.2. Về điều kiê ̣n hưởng BHTN .................................................................. 55
2.3.3. Về các chế độ bảo hiểm thấ t nghiê ̣p.................................................... 60
2.3.4. Về quỹ bảo hiểm thất nghiệp ............................................................... 70
2.4. Thành tựu của hê ̣thố ng pháp luâ ̣t về BHTN ở Việt Nam.................. 73
2.4.1. Thành tựu ở góc độ các quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm
thất nghiệp ..................................................................................................... 73
2.4.2. Thành tựu từ thực tiễn điều chỉnh của pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp.............................................................................................................. 77
2.5. Hạn chế và những vấn đề đang đặt ra của pháp luật về bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam ......................................................................................... 83
2.5.1. Những hạn chế của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ........................ 83
2.5.2. Những vấn đề đang tồn tại đối với pháp luật và quá trình vận hành
pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ..................................................................... 86
2.6. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế của pháp luật về bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam ................................................................................. 90
2.6.1. Nguyên nhân của những thành tựu ................................................... 90
2.6.2. Nguyên nhân của những haṇ chế ....................................................... 91
Kế t luâ ̣n chƣơng
2 .................................................................................................................................. 94
CHƢƠNG3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTBẢO
VỀ HIỂM THẤT
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
..................................................................................................................... 97
3.1. Các phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam......................................................................................................... 97
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam ............................................................................................................... 101
3.2.1. Mở rộng đối tượng có thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo
công bằng xã hội và đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế ......... 101
3.2.2. Quy định hợp lý, linh hoạt hơn về điều kiện tham gia bảo hiểm thất
nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. ..................................... 102
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ học nghề, hỗ trợ
tìm việc làm, quỹ bảo hiểm thất nghiệp ....................................................... 103
3.2.4. Bổ sung quy chế đảm bảo, ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng
lao động, của nhà nước trong các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất
nghiệp............................................................................................................ 104
3.2.5. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp cần phải đảm bảo hơn nữa mức độ
tương thích với các quy định trong các điều ước quốc tế liên quan ......... 105
3.2.6. Đảm bảo sự tham gia thực sự của những người lao động, của các tổ
chức xã hội nghề nghiệp trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật
bảo hiểm thất nghiệp .................................................................................... 106
3.2.7. Cần tăng cường công tác hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành, giải
thích pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ..................................................... 107
3.2.8. Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình xây dựng, thực hiện
pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp .............................................................. 107
3.3. Các giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của pháp luật về bảo hiể m
thấ t nghiêp̣ trong thực tiễn ......................................................................... 108
3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biế n giáo dục pháp luật BHTN
cho NLĐ ........................................................................................................ 108
3.3.2. Tiế p tục kiê ̣n toàn tổ chức , bô ̣ máy cơ quan quản lý nhà nước về
BHTN; Nâng cao chấ t lượng dich
̣ vụ và công tác thực hiê ̣ n chế độ BHTN
....................................................................................................................... 109
3.3.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế
đô ̣ BHTN, có cơ chế xử lý đủ mạnh để xử lý vi phạm , giải quyết tranh chấp
về BHTN ....................................................................................................... 111
3.3.4. Kiê ̣n toàn công tác quản lý lao đôṇ g thấ t nghiê ̣p , chi trả quyền lợi
bảo hiểm thất nghiệp.................................................................................... 112
Kết luận chƣơng
3 ................................................................................................................................112
KẾT LUẬN............................................................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mất việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội
không chỉ ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới. Sự suy thoái của nền kinh tế,
kinh doanh thua lỗ, nợ đọng kéo dài là những nguyên nhân có thể khiến nhiề u
doanh nghiệp phá sản , góp phần gia tăng tình trạng thất nghiệp hàng loạt đối
với người lao động. Thất nghiệp làm người lao động mất đi khoản thu nhập
vốn để nuôi sống bản thân và gia đình ho ̣. Tình trạng thất nghiệp kéo dài cùng
với chất lượng cuộc sống không được đảm bảo sẽ làm suy giảm niềm tin của
người lao động đến những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
thậm chí có thể gây ra biến động khơng tốt về chính trị.
Như khơng ít quốc gia trên thế giới, trước những biến động của bối cảnh
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng là quốc gia đã và đang chịu
những ảnh hưởng nhất định của khủng hoảng kinh tế thế giới, trong đó có sự
gia tăng số lượng người lao động mất việc làm. Là một nước đang phát triển,
với mức sống của người dân cịn nhiều khó khăn, việc những người lao động
bị thất nghiệp đã tác động không nhỏ đến đời sống gia đình và xã hội của Việt
Nam. Do đó, việc hạn chế thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao
động trong trường hợp bị thất nghiệp là yêu cầ u và cũng là mục tiêu quan
trọng của nhà nước ta.
Nhâ ̣n thức đươ ̣c điề u này , Đảng ta đã xác định: “Từng bước hình thành
quỹ bảo trợ thất nghiệp ở thành thị, đảm bảo công ăn việc làm cho dân là mục
tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên” [15]. Chính
sách này đã được đề cập và khẳng định lại trong nhiều văn kiện . Đặc biệt, Bộ
luật lao động năm 2013, Luật bảo hiểm xã hội ngày 29/6/2006 và Luật việc
làm ngày 16/11/2013 là những văn bản pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm
quyền được BHTN cho NLĐ bị thất nghiệp.
Là một trong những chính sách về ASXH, quyền được BHTN đã được
quan tâm song, thực tế cho thấy cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập
trong q trình thực hiện như: đối tượng tham gia BHTN cịn hạn chế dẫn tới
một bộ phận không nhỏ NLĐ chưa được bảo đảm quyền lợi khi họ bị mất
việc làm; tình trạng NSDLĐ nợ đóng BHTN; sự lợi dụng của NLĐ đối với
1
việc chi trả BHTN, …Do vậy, việc tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm
khắc phục tình trạng trên là hết sức cần thiết để bảo đảm quyền được BHTN
cho người bị mất việc, góp phần củng cố niềm tin của NLĐ đối với chính
sách, pháp luật của nhà nước, ổn định đời sống xã hội. Hơn nữa, Điều 22 của
Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người, như một thành
viên của xã hội, có quyền ASXH và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực
quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi
quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khơng thể thiếu cho nhân phẩm
của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình”.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về Bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình
với mong muốn tìm ra những vướng mắc, tờn tại trong q trình thực hiện
chính sách, pháp luật về BHTN, từ đó làm cơ sở để tìm ra những giải pháp
nhằm bảo đảm quyền được BHTN.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam về ASXH, tuy mới thực thi được sáu năm song BHTN đã phát huy
vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế,
trong thời gian qua đã thu hút nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực
này, trong số đó cần phải kể đến các cơng trình:
Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu những nội dung cơ bản
của BHTN hiện đại, vấn đề lựa chọn hình thức thất nghiệp tại Việt Nam”
(2004) của TS. Nguyễn Huy Ban đã nêu lên vấn đề thất nghiệp và BHTN,
cũng như yêu cầ u xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ BHTN trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam” (2005) của NCS. Lê Thị Hoài Thu đã đi sâu nghiên cứu, trình bày
một cách hệ thống những nội dung chủ yếu của chế độ BHTN, những yêu cầu
đặt ra đối với việc xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam, đờng thời có sự so
sánh với quy định của Tổ chức lao động quốc tế và một số nước trên thế giới.
Luận văn thạc sĩ luật học “BHTN trong luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
– Thực trạng và giải pháp” (2014) của Ngô Thu Phương (2014) đã nêu ra một
2
số nội dung cơ bản của BHTN cũng như thực trạng áp dụng BHTN ở Việt
Nam sau 5 năm thực hiện.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý
như: “BHTN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ”; “Những bất cập trong thi hành
pháp luật về BHTN”; “Kế t quả 6 năm thực hiê ̣n BHTN theo quy đinh
̣ của
Luâ ̣t bảo hiể m xã hô ̣i”; “Những điể m mới về chiń h sách BHTN” …
Qua các cơng trình nghiên cứu trên cho thấ y , những vấn đề liên quan
đến nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp đã được giải quyết. Song,
những cơ chế để giải quyế t các vấ n đề liên quan đến pháp luật bảo hiểm thất
nghiệp vẫn chưa thực sự đầ y đủ , thâ ̣m chí còn yế u dẫn đế n viê ̣c giải quyế t hâ ̣u
quả của tình trạng thất nghiệp mang lại hiệu quả không cao . Điề u này đòi hỏi
cầ n phải có công trình nghiên cứu bở sung , góp phần hồn thiện hệ thớ ng
pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Hơn nữa , các công trình trên đã đi sâu vào nghiên cứu về những nô ̣i
dung cơ bản của pháp luâ ̣t BHTN, đã chỉ ra thực tra ̣ng và giải pháp cho viê ̣c
hoàn thiện pháp luật BHTN nhưng đó là những nghiên cứu trước khi chiń h
sách BHTN ở Việt Nam chính thức ban hành , hay sau thời điể m chính sách
ban hành nhưng chỉ tâ ̣p trung nghiên cứu theo từng mảng nơ ̣i dung mà chưa
đánh giá tồn diện về thực trạng pháp luật BHTN ở Việt Nam từ khi thực hiện
cho đến nay. Chính vì vậy, đề tài “Pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay ”
sẽ làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về BHTN cũng như thực trạng
BHTN ở nước ta từ khi có hiệu lực cho đến nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là tập trung nghiên cứu phân tích chính sách, pháp
luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay, qua đó tìm ra những giải pháp nhằm
hồn thiện pháp luật về BHTN.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, các khái niệm có liên quan, nghiên cứu
việc thu thập số liệu, căn cứ và o thực tra ̣ng của quá triǹ h thực hiê ̣n chiń h
sách, pháp luật BHTN ở việt Nam hiện nay , đề tài sẽ đưa ra những giải pháp
góp phần hồn thiện pháp luật về BHTN.
3
4. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành
về BHTN và thực tiễn áp dụng các quy định đó, đề tài đã chỉ ra những vướng
mắc, khó khăn cịn tờn tại và đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung
những điểm cịn chưa hợp lý, góp phần hồn thiện hơn nữa các quy định của
pháp luật BHTN, nâng cao hiệu quả áp dụng của BHTN trong đời sống xã hội
hiện nay nhằm bảo đảm quyền được BHTN. Những đóng góp có thể kể đế n
như: So sánh những ưu điể m , hạn chế của quy định cũ với quy định mới ; So
sánh mức độ tương thích của pháp luâ ̣t BHTN của Việt Nam với các quy định
của điều ước quốc tế ; Kinh nghiê ̣m cho viê ̣c xây dựng và thực hiê ̣n pháp luâ ̣t
BHTN ở Việt Nam từ thực tiễn áp dụng pháp luật BHTN của Trung Quốc ,
Nga, Thụy Điển; Mô ̣t số giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật BHTN.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nơ ̣i dung , vai trò , mục đích của pháp
luâ ̣t về BHTN ở Việt Nam hiện nay; Các yếu tố tác động đến pháp luật
BHTN; Lịch sử h ình thành và phát triển của pháp luật BHTN ở Việt Nam ;
Pháp luật BHTN của Nga, Trung Quố c, Thụy Điển; Những thành tựu, hạn chế
của pháp luật BHTN ở Việt Nam , từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiê ̣n pháp
luâ ̣t BHTN ở Việt Nam.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá
thực trạng pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay.
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hờ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, cũng như quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung và về pháp luật
BHTN nói riêng. Nội dung nghiên cứu bám sát đường lối, chủ trương của
Đảng về vấn đề an sinh xã hội, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa gắn với việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong đó có
quyền được BHTN.
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, quan điểm tiếp cận các vấn đề thuộc
phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn gờm: phương
pháp lơgíc, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp quy nạp - diễn dịch...
7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn của
pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay; Nâng cao nhận thức của người dân
đối với chính sách BHTN; Thực hiện pháp luật về BHTN của các cơ quan, tổ
chức liên quan đến quyền được BHTN. Luận văn cũng nêu ra những yêu cầu
khách quan của nhiệm vụ hồn thiện pháp luật về BHTN, qua đó đề ra những
quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm quyền được BHTN trong tiến trình xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trên cơ sở phân tích thự c tra ̣ng pháp luâ ̣t BHTN ở Việt nam hiện nay ,
luâ ̣n văn đã chỉ ra những bấ t câ ̣p , khó khăn trong cơng tác áp dụng , thực thi
pháp luật BHTN. Bên ca ̣nh đó , luâ ̣n văn cũng đề ra mô ̣t số giải pháp nhằ m
hoàn thiện hệ thống pháp luật BHTN. Điề u này góp phần bổ khuyết cho
những thiế u sót của những quy đinh
̣ trong pháp luật BHTN hiê ̣n ta ̣i, đồ ng thời
là cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về BHTN trong thời gian tới.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung vào lí luận về
BHTN, làm phong phú thêm lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Luận
văn có thể là tài liệu tham khảo của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
BHTN, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục nghiên cứu về BHTN.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật về bảo
hiểm thất nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam.
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. Bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Khái niệm BHTN là một vấn đề lí luận cơ bản có ý nghĩa quyết định đối
với tồn bộ các vấn đề liên quan tới chế định BHTN. Việc xác định khái niệm
BHTN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện
pháp luật về BHTN; kiến tạo, thực thi quy trình, thủ tục giải quyết chế độ
BHTN; xác định đối tượng của BHTN sao cho phát huy được cao nhất vị trí,
vai trị của BHTN trong đời sống xã hội cũng như việc xác định vị trí, vai trị
của cơ quan quản lý nhà nước về BHTN. Tùy thuộc vào từng khía cạnh của
đời sống xã hội, BHTN được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế - xã hội, BHTN được hiểu là giải pháp nhằm khắc
phục hậu quả của tình trạng thất nghiệp, giúp NTN tạm thời đảm bảo đươ ̣c
cuộc sống và tìm kiếm việc làm thơng qua việc tạo lập và sử dụng một quỹ
tiền tệ tập trung. Quỹ này được hình thành qua sự đóng góp của NLĐ và
NSDLĐ có sự hỗ trợ của nhà nước, được sử dụng để trả TCTN, cũng như tiến
hành các biện pháp nhằm nhanh chóng giúp NTN cải thiện cơ hội việc làm,
sớm trở lại với thị trường lao động.
Dưới góc độ pháp lý, BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật quy
định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả cho TCTN để bù đắp thu
nhập cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa NTN trở lại
làm việc. BHTN vì thế thường được hiểu là một chế độ trong hệ thống các
chế độ bảo hiểm xã hội, có mục đích hỡ trợ thu nhập cho NLĐ bị mất thu
nhập do thất nghiệp [10].
Theo Công ước số 102 năm 1952 của ILO, BHTN là một trong chín
nhánh của bảo hiểm xã hội, là một biện pháp hỡ trợ thiết thực về mặt tài chính
cho NLĐ trong lúc mất việc làm nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định
6
cuộc sống. Ngồi ra, cơ chế pháp lý này cịn tạo dựng hệ thống các giải pháp
như: hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm góp phần ổn định tâm lý, tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động bị mất việc có cơ hội tìm kiếm, thích
ứng với cơng việc mới.
Ở nước ta , trong tiến trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Đảng và nhà
nước đã nhận thức rõ ASXH là một trong những vấn đề cần phải được lưu
xét. Vì thế, lần sửa đổi này đã mở rộng hơn đối tượng có quyền được bảo trợ.
Cụ thể, tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơng dân có quyền được
bảo đảm ASXH”. Hơn nữa , ASXH là mục tiêu, chính sách phát triển của mỗi
quốc gia nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ
trợ đảm bảo quyền tiếp cận các ng̀n lực đầy đủ trong đó có quyền được
BHTN. Do đó, dưới góc độ nhân quyền, quyền được BHTN là quyền con
người cần được quan tâm, bảo đảm, bảo vệ. Thực chất, đây là quyền lợi riêng
nhưng được toàn thể xã hội chung tay bù đắp.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là cách nhiǹ nhâ ̣n về BHTN ở từng khía cạnh của
đời sớ ng xã hơ ̣i . Ở Việt Nam, tính đến thời điểm trước ngày Luật việc làm ra
đời 16/11/2013, chưa có một định nghĩa chính thức nào về
BHTN được ghi
nhận trong hệ thống các văn bản pháp quy. Mặc dù, Luật số 71/2006/QH11
ngày 29/6/2006 của Quốc hội về Bảo hiểm xã hội là văn bản pháp lý có giá trị
cao nhất về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, trong đó có chế định BHTN song cũng
chỉ đưa ra các nội dung cơ bản liên quan đến BHTN chứ khơng có điều nào
định nghĩa cụ thể về BHTN. Do đó , chúng ta chưa có một khái niệm chính
thức về BHTN. Cịn nay, theo L ̣t viê ̣c làm thì : BHTN là chế độ nhằ m bù
đắ p một phầ n thu nhập của
NLĐ khi bi ̣mấ t viê ̣c làm , hỗ trợ NLĐ học
nghề, duy trì viê ̣c làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN.
Với khái niê ̣m trên cho thấ y , BHTN là chế độ nhằm đảm bảo quyền lợi
cho NLĐ bị thất nghiệp. So với tiêu chuẩ n của công ước 102 về Quy pha ̣m tớ i
thiể u về ASXH, 1952 của ILO thì Luật việc làm đã đưa ra
7
khái niệm về
BHTN tương đố i toàn diê ̣n , đã thể hiê ̣n đươ ̣c bản chấ t của BHTN. Sự ra đời
của Luật việc làm là một bước tiến mới của BHTN ở Việt Nam.
Như vậy, xét về bản chất, BHTN chính là sự bù đắp những tổn thất về
thu nhập cho NLĐ thất nghiệp giúp họ duy trì sinh hoạt trong thời gian mất
việc, tạo điều kiện tái tạo việc làm; là một biện pháp mang tính cấp thiết, bảo
đảm cho sự sinh tồn của người mất việc. Đồng thời, giúp NTN né tránh rủi ro
thông qua việc tạo lập quỹ BHTN. Do đó, NTN từ chỡ bị mất thu nhập do thất
nghiệp lại vẫn nhận được tiền TCTN do có tham gia đóng BHTN.
1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp
BHTN bảo đảm cho quá trình tái tạo việc làm và đời sống của NTN
được diễn ra bình thường. Vì vậy, ngồi hỡ trợ về vật chất, BHTN cịn hỡ trợ
về mặt tinh thần cho họ. Là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã
hội nên BHTN cũng có các đặc điểm chung giống bảo hiểm xã hội như:
Về đối tượng hưởng: Là NLĐ thuộc trường hợp được tham gia đóng bảo
hiểm và thân nhân của họ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Về điều kiện hưởng chế độ: Phải là NLĐ được tham gia đóng bảo hiểm
thuộc các trường hợp được hưởng chế độ.
Về ng̀n hình thành quỹ: Dựa vào sự đóng góp bằng một tỷ lệ phần
trăm nhất định căn cứ trên mức tiền lương của người tham gia đóng bảo hiểm.
Ngồi ra, quỹ bảo hiểm cịn được hình thành từ sự hỡ trợ của nhà nước, tiền
sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ, sự đóng góp của NSDLĐ (trừ trường
hợp thuộc diện tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện) và các nguồn thu
hợp pháp khác.
Về nguồn bảo đảm chi trả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam – cơ quan thuộc
Chính Phủ sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm chi trả quyền lợi bảo hiểm cho những
trường hợp được hưởng chế độ bảo hiểm.
Về căn cứ chi trả quyền lợi bảo hiểm: Phụ thuộc vào thời gian tham gia
bảo hiểm mà NLĐ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm.
8
Với năm tiêu chí nêu trên cho thấy, BHTN là lựa chọn thích hợp, đảm
bảo độ tin cậy cho người tham gia, giảm thiểu sự mất cân bằng thu nhập cho
NTN trong thời gian bị mất việc làm. Tuy nhiên, bên ca ̣nh những đă ̣c điể m
chung, BHTN cũng có những đặc điểm riêng nhất định.
Mợt là, NTN nhâ ̣n trơ ̣ cấ p trên cơ sở đóng phí BHTN. Với mu ̣c đić h hỗ
trơ ̣ NLĐ khi bi ̣thấ t nghiê ̣p, để giải quyết tình trạng thất nghiệp , góp phần cải
thiê ̣n đời sớ ng của NLĐ sau khi mấ t viê ̣c làm , Nhà nước đã ban hành chiń h
sách nhằ m giúp NTN thốt khỏi khó khăn, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, phụ
thuộc vào mức đóng góp, thời gian tham gia bảo hiểm mà NLĐ được hưởng
các quyền lợi bảo hiểm khác nhau theo nguyên tắc có đóng, có hưởng. Song
mức đóng góp chỉ là mô ̣t tỉ lê ̣ phầ n trăm rấ t nhỏ trên mức lương của NLĐ và
mức hỗ trơ ̣ không cao hơn lương tháng họ đang hưởng trong thời gian nhấ t
đinh
̣ chứ không giố ng như quyề n lơ ̣i đươ ̣c hưởng nế u tham gia bảo hiể m xã
hô ̣i. Hơn nữa , trong suố t quá trình tham gia BHTN mà NLĐ không bi ̣mấ t
viê ̣c làm thì chẳ ng đươ ̣c hưởng chế đô ̣ gì , coi như ho ̣ bị mất toàn bộ số tiền đã
đóng góp , còn nếu họ tham gia bảo hiểm xã hội thì đương nhiên họ sẽ được
hưởng quyề n lơ ̣i do chế đô ̣ đó mang la ̣i , nhưng phu ̣ thuô ̣c vào mức đóng và
thời gian mà ho ̣ đã tham gia.
Hai là, đố i tươṇ g tham gia và hưởng BHTN. Cùng xuất phát từ quan hệ
lao động, nhưng đối tượng hưởng BHTN là những NLĐ, có khả năng lao
động bị chấm dứt quan hệ lao động do khơng có việc làm, hay có việc làm
nhưng không đáp ứng được yêu cầu của NSDLĐ và họ ln sẵn sàng trở lại
làm việc. Cịn đối tượng của các chế độ bảo hiểm khác là những NLĐ vẫn
đang tồn tại quan hệ lao động nhưng do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; hoặc đã chấm dứt quan hệ lao động như hết tuổi lao động
hay chết. Do đó, kể cả có việc làm phù hợp cũng khơng thể chắc chắn ai trong
số đó sẵn sàng quay trở lại thị trường lao động.
Ba là, trong chế độ BHTN, bên ca ̣nh việc bù đắp thu nhập bị mất do mất
việc làm cịn có những giải pháp tình thế hữu ích giúp NTN cải thiện tình
9
trạng thất nghiệp như hỡ trợ chi phí học nghề, giới thiệu việc làm. Điều này
cho thấy, chính sách này không chỉ cải thiện điều kiện sống cho NLĐ trong
lúc mất việc mà cịn tạo động lực, khuyến khích NTN tìm việc, hạn chế sự gia
tăng số lượng lao động thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Như
vâ ̣y, chính sách này khơng chỉ bảo đảm quyền lợi vật chất cho người mất việc
mà cịn hỡ trợ về tinh thần cho họ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm . Cịn ở chính
sách bảo hiểm xã hội chỉ hỗ trợ
thu nhâ ̣p cho NLĐ chứ không giúp ho ̣ cải
thiê ̣n cơ hô ̣i viê ̣c làm cũng như nâng cao triǹ h đô ̣, tay nghề .
1.2. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Cùng với sự khủng hoảng kinh tế thế giới, thất nghiệp đã trở thành vấn
đề khơng cịn xa lạ ở nhiều nước. Đặc biệt, với những quốc gia có dân số dời
dào trong độ tuổi lao động, nếu khơng có một kế hoạch quản lý, sử dụng lao
động tốt, sẽ không thể phát huy tối đa được ng̀n nhân lực này. Có nhiều
ngun nhân, trong đó phải kể đến: trình độ nhận thức cịn hạn chế, thiếu
chuyên nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao, việc giải quyết tranh chấp lao động
chưa hiệu quả, thu nhập thấp; diện tích đất canh tác bị thu hẹp; sự di dân tự do
giữa các vùng miền; cơ cấu ngành kinh tế chưa hợp lý... đều có thể dẫn đến
gia tăng tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, một thực tế là, nguồn nhân công
lao động nhiều nhưng không phải ai trong số đó cũng có khả năng đáp ứng
nhu cầu cơng việc. Vì thế, thị trường lao động tờn tại thực trạng mất cân đối
giữa cung và cầu, đòi hỏi các nhà nước cần có những giải pháp đủ mạnh để
cải thiện thị trường lao động vốn hùng hậu về số lượng nhưng đang ngày càng
xấu đi về chất lượng.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, các quốc gia đều đang phải nỗ lực phát
triển kinh tế, bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững khác,
trong đó có bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, coi con người là trung tâm
của mọi sự phát triển. Trách nhiệm của các nhà nước được đề cao hơn bao giờ
10
hết, trong đó có trách nhiệm giải quyết các vấn đề xã hội; tránh nguy cơ bùng
phát tràn lan nạn thất nghiệp; bảo vệ người mất việc làm; ổn định trật tự xã
hội; hạn chế hậu quả do thất nghiệp mang lại; tránh lãng phí ng̀n nhân lực.
Pháp luật BHTN, do vậy đã được hình thành, ngày càng phát triển với mục
tiêu nhằm bảo trợ, bù đắp sự mất thu nhập tạm thời trong thời gian NLĐ bị
mất việc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho NTN có cơ hội tiếp cận việc
làm mới, góp phần điều chỉnh các quan hê ̣ liên quan đến thất nghiệp, BHTN.
Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước theo hệ thống pháp luật
Anh-Mĩ, nguồn pháp luật BHTN khá rộng. Hệ thống ng̀n pháp luật ở các
nước này ngồi các văn bản quy phạm do nhà nước ban hành, các án lệ của
tòa án và tập quán quốc tế liên quan đến BHTN cũng có vai trị quan trọng.
Ở các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, nguồn pháp luật
BHTN trước đây chủ yếu là các văn bản quy phạm do cơ quan có thẩm quyền
ban hành. Án lệ, tập qn và các ng̀n khác khơng hoặc ít được xem là
ng̀n chính thức. Tuy nhiên, hiện nay, do sự phát triển của các giao lưu
thương mại, dịch vụ, sự dịch chuyển của các ng̀n nhân lực mang tính quốc
tế, ng̀n pháp luật của khơng ít quốc gia thuộc hệ thống pháp luật này đã có
sự linh hoạt, mở rộng hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn cơ bản của hệ thống pháp luật BHTN là
các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và các điều ước quốc
tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. Án lệ về BHTN chưa được xem là
một ng̀n chính thức ở Việt Nam, tuy nhiên, trong thực tế, hàng năm, Tịa án
Nhân dân Tối cao vẫn làm cơng tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
và tổng kết kinh nghiệm xét xử, theo đó, những vấn đề liên quan đến BHTN
vẫn được xem xét dưới góc độ định hướng, tham khảo từ "ng̀n pháp luật
khơng chính thức này". Với sự ra đời của Nghị quyết 49 năm 2005 của Bộ
Chính trị về Cải cách tư pháp đến năm 2020, từ quy định: giao cho Tòa án
Nhân dân tối cao cơng tác "phát triển án lệ", có lẽ trong tương lai, dù còn rất
11
nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam có thể sẽ có sự bổ sung về loại ng̀n pháp
luật này nói chung và cho hệ thống pháp luật BHTN nói riêng.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam được xem là một
ng̀n chính thức, quan trọng nhất, bao gờm các quy định trong các văn bản
như Hiến pháp, luật Lao động, luật Việc làm, luật Bảo hiểm xã hội cùng các
văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết liên quan như các Nghị định của Chính
phủ, Thơng tư của các Bộ trưởng... Các văn bản này điề u chin̉ h mố i quan hê ̣
giữa NLĐ thấ t nghiê ̣p với cơ quan quản lý về BHTN; giữa NLĐ thấ t nghiê ̣p
với NSDLĐ có NLĐ mấ t viê ̣c và các mố i quan hê ̣ khác có liên quan đế n
BHTN. Tuy nhiên, ở Việt Nam, BHTN đươ ̣c coi là mô ̣t chế đô ̣ trong hê ̣ thố ng
các chế độ của bảo hiểm xã hội
, nên các quy phạm pháp luật
BHTN điều
chỉnh các quan hệ về BHTN cũng có sự tương tự như các quy định pháp luật
bảo hiểm xã hội trong quá trình điều chỉnh các quan hệ của bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh các văn bản quy phạm do cơ quan có thẩm quyền ban hành,
điều ước quôc tế tương ứng mà Việt Nam đã tham gia cũng được xem là một
nguồ n pháp luật quan trọng về BHTN ở Việt Nam. Tính đến tháng 12/2010,
Viê ̣t Nam đã phê chuẩ n 17 Công ước của Tổ chức Lao đô ̣ng quố c tế
(ILO),
trong đó có 2 Công ước ưu tiên đó là Công ước số 81 về Thanh tra lao đô ̣ng
trong công nghiê ̣p và thương ma ̣i , 1947 và Công ước 144 về Sự tham khảo ý
kiế n ba bên nhằ m xúc tiế n viê ̣c thi hành các quy pha ̣m quố c tế về lao đơ ̣ng
,
1976 [39]. Các cơng ước này, trong q trình nội luật hóa, sẽ được cụ thể, quy
định tương thích trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam ban hành. Việt Nam là nước ít áp dụng trực tiếp các điều
ước quốc tế trong quá trình thực thi các vấn đề liên quan trong thực tế. Cho
nên, hoạt động xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước cho phù hợp
và tương thích với pháp luật quốc tế; hoặc ngược lại, pháp luật trong nước sẽ
được sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với công ước quốc tế mà Việt
Nam sẽ tham gia là hoạt động cũng thường diễn ra.
12
Như vậy, cho thấy, pháp luật về BHTN ở Việt Nam được tiếp cận theo
góc độ hẹp. Ở khía cạnh tích cực, góc độ hẹp này sẽ cho phép tiếp cận được
dễ dàng, tổng thể tất cả các vấn đề về BHTN.
Từ những phân tích trên đây, cùng với bản chất của hoạt động BHTN,
có thể đưa ra một khái niệm về pháp luật BHTN ở Việt Nam như sau:
Pháp luật về BHTN là một chế định trong hê ̣ thố ng các chế định bảo
hiểm xã hộ i, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan
hệ giữa NSDLĐ với NLĐ bị mất việc; giữa NLĐ thấ t nghiê ̣p với cơ quan quản
lý BHTN và các mớ i quan hê ̣ khác có liên quan đến BHTN; được hình thành
do sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ dưới sự bảo trợ của nhà nước. Theo đó,
chế đợ này quy định mức đóng góp, điều kiện hưởng, cách thức chi trả quyền
lợi bảo hiểm và các giải pháp nhằm hỗ trợ cho NLĐ mất việc khắc phục khó
khăn, sớm có cơ hợi tiếp cận việc làm mới.
1.2.2 Nội dung của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Thất nghiệp là rủi ro ngoài ý muốn của NLĐ, hậu quả mà NTN phải
gánh chịu bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Vì thế,
mặc dù khơng mong muốn song nó vẫn xảy ra, mang theo gánh nặng tâm lý
bất an không chỉ với người mất việc mà còn đối với quốc gia nơi có NTN. Do
vậy, việc kiến tạo quy chế về BHTN mang ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần
giải quyết tình trạng thất nghiệp. Với mu ̣c tiêu hỡ trơ ,̣ bảo vệ vị trí việc làm
của NLĐ cũng như phịng ngừa rủi ro có thể xảy đến cho họ khi bị mất việc.
Nội dung của pháp luật về BHTN là những khía cạnh nhất định của bảo
hiểm thất nghiệp, bao gồm: đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, điề u kiê ̣n
giải quyết bảo hiểm thất nghiệp và quy trình giải quyết bảo hiểm thất nghiệp
.
1.2.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia BHTN là những người làm công ăn lương theo mô ̣t
thời ha ̣n nhấ t đinh
̣ trong các doanh nghiê ̣p
. Về cơ bản, đối tượng này bao
gồm: NLĐ và NSDLĐ. Tuy nhiên, quy định pháp lý cụ thể với từng nhóm đối
13
tượng này lại khơng hồn tồn giống nhau ở pháp luật mỗi quốc gia và ở bản
thân các điều ước quốc tế được ban hành theo những thời điểm khác nhau.
- Nhóm đối tượng thứ nhất là người lao động:
Theo Công ước số 44 ngày 04/6/1934 “về bảo đảm tiền trợ cấp cho
những NTN khơng tự nguyện”, thì BHTN áp dụng cho tất cả những người
làm việc được trả tiền công hoặc tiền lương. Khi cần thiết pháp luật của mỡi
quốc gia có thể quy định những ngoại lệ đối với những người giúp việc gia
đình, làm việc tại nhà, những người làm công ăn lương trong các hệ thống
dịch vụ cơng ích của Nhà nước, những NLĐ chưa đến tuổi quy định, những
người đã đến tuổi nghỉ hưu, chưa có thu nhập đủ đảm bảo tham gia BHTN
(Điều 2) 12, tr96-98]. Tức là, đối tượng tham gia BHTN phải là những người
đang làm việc dù thuộc biên chế nhà nước hay không (ngoại trừ những trường
hợp không đủ điều kiện tham gia). Như vậy, với công ước 44, NLĐ đang làm
việc mà bị mất việc làm sẽ được hưởng TCTN. Quy định này nhằm bảo đảm
cho NTN né tránh rủi ro tài chính trong thời gian chưa kiếm được việc làm.
Trong khi đó, theo Cơng ước số 102 của Tổ chức Lao đô ̣ng qu ốc tế về
Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, 1952, Điều 21, thì đối tượng nhận
TCTN phải thuộc trường hợp những người được bảo vệ, đó là: Những người
làm cơng ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% tồn bộ những
người làm công ăn lương; Hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh
sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định
theo Điều 67; Hoặc, nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, bao gồm
những người làm công ăn lương mà tổng số ít nhất chiếm 50% tồn bộ những
người làm công ăn lương làm việc trong các cơ sở công nghiệp đang sử dụng
20 người trở lên. Và, "Trường hợp bảo vệ phải bao gờm tình trạng gián đoạn
thu nhập như pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định, và xảy ra do khơng
thể có được một cơng việc thích hợp, trong tình hình người được bảo vệ có
khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc” (Điều 20) [7].
14
Liên quan đến chế định BHTN, cịn có hàng loạt các văn kiện pháp lý
quốc tế như: Công ước và Khuyến nghị về Thất nghiệp, 1934; Khuyến nghị
về Thất nghiệp, (lao động trẻ em), 1935; Khuyến nghị về đảm bảo thu nhập,
1944; Cơng ước về an tồn xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu), 1952; Cơng ước và
Khuyến nghị về chính sách việc làm, 1964;...
Đặc biệt, ngày 1/6/1988, Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO), đã thông qua Công ước về xúc tiến việc làm và Bảo vệ chống thất
nghiệp, 1988 (Công ước 168) với mong muốn bổ sung, hồn thiện những quy
định trước đó nhằm bảo vệ NLĐ bị mất việc tránh khỏi tình trạng thất nghiệp.
Theo đó, “Những người được bảo vệ sẽ bao gờm những người làm cơng ăn
lương theo quy định khơng ít hơn 85% tồn bộ những người làm cơng ăn
lương, kể cả người làm công ăn lương khu vực công cộng và những người
học nghề” (Khoản 1 Điều 11). Và cũng vẫn “có thể loại trừ việc bảo vệ đối
với những NLĐ làm công ăn lương mà pháp luật hoặc quy định bảo đảm có
việc làm đến tuổi nghỉ hưu bình thường” (Khoản 2 Điều 11). Như vậy, quy
định mới này đã góp phần mở rộng đối tượng được bảo vệ, đó là người làm
cơng ăn lương khu vực cơng cộng và những người học nghề.
Quan niệm về thất nghiệp cũng được Công ước chỉ ra rất cụ thể, làm căn
cứ cho việc xác định đối tượng tham gia BHTN. Theo Điều 10, những trường
hợp thất nghiệp bao gồm: thất nghiệp tồn phần là trường hợp được xác định
bị mất ng̀n sống do khơng có khả năng đạt được việc làm phù hợp (do ảnh
hưởng bởi các yếu tố như độ tuổi, thời gian làm việc trước đó, kinh nghiệm
làm việc, tình hình của thị trường lao động,...(Khoản 2 Điều 21)), nếu là
người có khả năng lao động, có thể được làm việc và tìm kiếm việc làm hơn
thế; thất nghiệp từng phần là trường hợp được xác định bị mất tiền lương do
tạm thời giảm bớt cơng việc bình thường tại nhà hoặc do pháp luật quy định;
hay được xác định bởi sự đình chỉ hoặc sự giảm bớt thu nhập do đình chỉ
cơng việc tạm thời mà khơng có bất cứ sự gián đoạn nào trong mối quan hệ
15
việc làm bởi những lý do, đặc biệt là kinh tế, công nghệ, cơ cấu hoặc nhu cầu
tự nhiên tương tự.
Công ước 168 cũng khuyến cáo, mỗi nước thành viên cố gắng mở rộng
các trường hợp được bảo vệ thuộc diện thất nghiệp từng phần, khuyến khích
việc trả thêm trợ cấp làm việc không trọn giờ cho những NLĐ đang tìm kiếm
việc làm đầy đủ. Đờng thời, trừ phi có quy định khác với Công ước 168, mỗi
nước thành viên sẽ có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp bảo vệ dù có
hay khơng có hệ thống đóng góp, hoặc bằng sự kết hợp giữa các hệ thống đó
(Điều 12). Tuy nhiên, sự bảo vệ đó có thể được giới hạn, tùy thuộc vào ng̀n
trợ cấp, hồn cảnh của người được trợ cấp và gia đình họ. Hơn nữa, để được
hưởng TCTN, NTN phải hoàn thành một thời gian làm việc nhưng không
được vượt quá mức cần thiết để tránh sự lạm dụng. Khoảng thời gian làm việc
cần thiết đối với từng nghề nghiệp phải được xem xét, cân đối với những
NLĐ thời vụ (Điều 17). Những quy định này không chỉ bảo đảm bù đắp thu
nhập bị mất do gián đoạn cơng việc của NLĐ mà cịn là sự bảo đảm, bảo vệ
cho quyền lợi của người mất việc, góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH
của mỡi quốc gia nơi có NTN.
Điều 26 Cơng ước 168 cịn đề ra những quy định đặc biệt cho người mới
xin việc trong trường hợp chưa bao giờ hoặc không được xem là thất nghiệp,
hoặc chưa bao giờ hoặc không được tham gia chương trình bảo vệ NTN như:
những thiếu niên đã hồn thành chương trình học, thanh niên đã hồn thành
nghĩa vụ quân sự bắt buộc, người mãn hạn tù...và yêu cầu mỗi nước thành
viên phải xác định rõ trong báo cáo theo Điều 22, Điều lệ của Tổ chức lao
động quốc tế những trường hợp cụ thể nào trong số đó được bảo vệ.
Như vậy, theo tinh thần các Công ước quốc tế liên quan đến bảo hiểm
thất nghiệp, đối tượng tham gia BHTN không chỉ thuộc trường hợp thất
nghiệp tồn phần mà cịn cả trường hợp thất nghiệp từng phần. Để hạn chế
xung đột xảy ra trong xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, Công
16