Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật một số nước châu á về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG MAI ANH

SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT
MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG MAI ANH

SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT
MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Dung

Hà Nội – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực.
NGƢỜI CAM ĐOAN

Hoàng Mai Anh

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƢỜI CAO TUỔI VÀ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƢỜI CAO TUỔI ............................................................................. 11
1.1. Người cao tuổi và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi........................ 11
1.1.1. Người cao tuổi ....................................................................................... 11
1.1.2. Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ................................................. 14
1.2. Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ..................................... 20
1.2.1. Khái niệm pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ................. 20
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.21
1.2.3. Nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi .............. 25
1.3. Vai trò của pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 33
CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO
TUỔI CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC DƢỚI GÓC ĐỘ

SO SÁNH ........................................................................................................ 34
2.1. Đối tượng người cao tuổi được trợ giúp xã hội ....................................... 39
2.1.1. Việt Nam ............................................................................................... 39
2.1.2. Việt Nam và Nhật Bản dưới góc nhìn so sánh ...................................... 42
2.1.3. Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh ................................. 43
2.2. Các chế độ trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi................................... 44
2.2.1. Việt Nam ............................................................................................... 44
2.2.2. Việt Nam và Nhật Bản dưới góc nhìn so sánh ...................................... 53
2.2.3. Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh ................................. 56
2.3. Nguồn tài chính thực hiện trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi........... 59

ii


2.3.1. Việt Nam ............................................................................................... 59
2.3.2. Việt Nam và Nhật Bản dưới góc nhìn so sánh ...................................... 61
2.3.3. Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh ................................. 62
2.4. Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ................... 62
2.4.1. Việt Nam ............................................................................................... 62
2.4.2. Việt Nam và Nhật Bản dưới góc nhìn so sánh ...................................... 64
2.4.3. Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh ................................. 65
2.5. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với
người cao tuổi .................................................................................................. 67
2.5.1. Việt Nam ............................................................................................... 67
2.5.2. Việt Nam và Nhật Bản dưới góc nhìn so sánh ...................................... 68
2.5.3. Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh ................................. 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 72
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ VIỆC SO SÁNH VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ............................................................ 74

3.1. Một số vấn đề rút ra từ việc so sánh pháp luật trợ giúp xã hội đối với
người cao tuổi của Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc................................ 74
3.1.1. Những ưu điểm trong quy định của pháp luật trợ giúp xã hội đối với
người cao tuổi của Nhật Bản, Trung Quốc ..................................................... 74
3.1.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật trợ giúp xã hội đối với
người cao tuổi của Việt Nam .......................................................................... 75
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở
Việt Nam ......................................................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề già hoá dân số đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới nhiều mặt
của sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, đã và đang trở thành một
vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của Chính phủ các nước, các tổ chức
trong khu vực, quốc tế cũng như các tổ chức Liên hợp quốc. Liên hợp quốc đã
ban hành nhiều điều ước quốc tế và khung hành động liên quan đến người cao
tuổi cũng như thiết lập một số cơ chế quốc tế nhằm giám sát việc đảm bảo và
thúc đẩy quyền của người cao tuổi cũng như trợ giúp người cao tuổi trên toàn
thế giới. Ở cấp khu vực, ASEAN cũng đã có các văn bản chung về vấn đề già
hoá và người cao tuổi.
Theo quy luật tự nhiên, đến độ tuổi nhất định, do q trình lão hóa nên
con người sẽ già yếu, tâm sinh lý rối loạn, sức khỏe suy giảm, bệnh tật phát
sinh... dẫn đến mất dần khả năng lao động và thu nhập. Trong khi đó, nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở,… khơng giảm, thậm chí cịn tăng cao do

phải chi trả chi phí khám chữa bệnh khi thường xun bị ốm đau, bệnh tật.
Nếu khơng có tiền bạc, của cải tích luỹ từ khi cịn trẻ hoặc không được trợ
giúp từ nhà nước và cộng đồng, con cái, thì họ khó bảo đảm và duy trì được
đời sống hàng ngày. Bởi thế, người cao tuổi được là một trong những nhóm
người yếu thế trong xã hội.
Trước tình hình đó, các nước trên thế giới nói chung đã đưa ra những
chính sách pháp luật trợ giúp xã hội đối với nhóm người yếu thế trong xã hội
nói chung, trong đó có người cao tuổi. Ở Nhật Bản từ những năm 1960, Chính
phủ đã ban hành các văn bản pháp luật về người cao tuổi nói chung và trợ
giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng. Hệ thống pháp luật trợ giúp xã
hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản tương đối tiên tiến, hoàn chỉnh và là

1


một trong những hệ thống pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi lớn
trên thế giới. Mặt khác, cùng trong khu vực Châu Á, Trung Quốc có thể chế
chính trị tương đối giống với nước ta, cũng đã xây dựng hệ thống pháp luật về
trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi từ những năm 1996. So hai nước trên,
hệ thống pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi của Việt Nam được
xây dựng khá muộn. Mặc dù từ Hiến pháp năm 1946 của nước ta đã có những
quy định về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nhưng phải đến năm 2013,
sau 67 năm, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã
hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người cao tuổi, được thơng
qua và chính thức có hiệu lực thi hành.
Việt Nam đã khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật và thực thi
các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người cao tuổi,
để họ có cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần,
Đảng và Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ
người cao tuổi mà cịn làm hết sức mình để bảo đảm và thực hiện trợ giúp xã

hội đối với người cao tuổi trong thực tế. Dưới góc nhìn so sánh với hai hệ
thống pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi của Nhật Bản và Trung
Quốc, chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt để từ đó rút ra ưu điểm, điểm bất cập
và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao
tuổi ở Việt Nam.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "So sánh pháp luật Việt Nam
và pháp luật một số nước Châu Á về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi"
để làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay có khá nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về trợ giúp xã
hội đối với người cao tuổi nói chung dưới góc độ xã hội học, tâm lý học, y
học, kinh tế học, luật học,...

2


Những năm gần đây, trước tình trạng già hố dân số nhanh diễn ra ở
mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, đã đặt ra nhiều thách thức về
vấn đề trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, thì từ đó các cơng trình nghiên
cứu về vấn đề này mới bắt đầu được quan tâm. Tuy nhiên, có thể thấy rằng,
các cơng trình nghiên cứu chủ yếu về trợ giúp xã hội, pháp luật trợ giúp xã hội
đối với người cao tuổi dưới góc nhìn các khác nhau dựa trên nền tảng pháp luật
người cao tuổi hiện hành. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Báo cáo "Tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với
thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam" của Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên hợp quốc,
năm 2009;
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Cơ sở lý luận và thực tiễn chăm sóc người
cao tuổi ở Việt Nam", Nxb Lao Động, năm 2016;
- Tài liệu “Hội thảo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về người cao
tuổi của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc

(UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi quốc tế (HelpAge International)
tổ chức tại Hà Nội, ngày 6-8/9/2016;
- Hội thảo “Chính sách, pháp luật Asean về lao động và các vấn đề xã
hội - tính tương thích của pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội
và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 12/2016;
- Báo cáo nghiên cứu "Rà sốt các quy định pháp luật và chính sách
liên quan đến người cao tuổi" của Nhóm chuyên gia bao gồm Ths. Lê Minh
Giang, Ths. Dương Việt Anh và Ths. Uông Sỹ Tuyền, năm 2017;
- Báo cáo "Đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội ở Việt
Nam" của Giang Thanh Long, Nguyễn Thị Nga và Lê Minh Giang; năm 2011;
- Báo cáo "Đánh giá triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi ở Việt
Nam năm 2010 - 2012" của Nhóm chuyên gia, năm 2013;
- Bài viết “Chăm sóc người cao tuổi ở một số nước Châu Á” đăng trên

3


Tạp chí Cộng sản số 56/2011 của tác giả Bùi Thị Hương Trầm, năm 2011;
- Tài liệu "Công tác xã hội trợ giúp người cao tuổi 2013" của tác giả
Nguyễn Thị Kim Hoa, NXB Lao động - Xã hội, năm 2013;
- Báo cáo "Già hoá dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng,
dự báo và một sô khuyến nghị chính sách", Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(UNFPA), Nghiên cứu Gia đình và Giới số 4, năm 2012;
- Bài viết "Chính sách người cao tuổi - tiếp cận từ quyền cơ bản của
công dân trong các Hiến pháp Việt Nam" của tác giả Bùi Nghĩa, Tạp chí
Khoa học Đại học mở Thành phố Hồi Chí Minh, năm 2017;
- Bài viết "Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay" của tác giả
Lê Văn Khảm Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 7, năm 2014;
- Bài viết "Một số sơ sở thực tiễn cần quan tâm trong xây dựng, điều
chỉnh chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam" của tác giả Lê Ngọc

Lân Nghiên cứu Gia đình và Giới số 5, năm 2011;
- Báo cáo chuyên đề "Thực trạng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta
năm 2007 và khuyến nghị tới năm 2015" của Nguyễn Hải Hữu, năm 2007;
- Bài viết "Tổng quan hoạt động xây dựng, thực thi chính sách và cơng
trình nghiên cứu khoa học về người cao tuổi Việt Nam" của các tác giả Lê Vũ
Anh, Đặng Huy Hồng, Trần Vũ, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tiến Thắng
Tạp chí Y tế Cơng cộng số 33, tháng 9/2014;
- Luận văn Thạc sỹ "Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng
đồng" của tác giả Đồng Thị Minh Phúc, năm 2014;
- Luận văn Thạc sỹ "Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Bùi Thị Thanh Thuý, Học viện khoa học xã
hội năm 2017;...
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu khoa học trong nước cịn có một
số cơng trình nghiên cứu khoa học ở nước ngồi khác nhau, có đề cập đến trợ

4


giúp xã hội nói chung và pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói
riêng như:
- "Social Protection: Theories and evidences in Vietnam" (Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn bảo trợ xã hội ở Việt Nam) của Nguyễn Trọng Hà, Đại
học quốc gia Australia, NXB Canberra, 2009.
- "Social protection for older persons: Key policy trends and statistics"
(Bảo đảm xã hội cho người cao tuổi: Thống kê và xu hướng chính sách cơ
bản) do Tổ chức lao động quốc tế ILO xuất bản năm 2014.
Có thể thấy rằng, cho tới thời điểm này, các cơng trình nghiên cứu ở
nước ngoài chủ yếu đi sâu nghiên cứu về trợ giúp, bảo đảm xã hội cho người
cao tuổi, trực tiếp đề cập và nghiên cứu vấn đề này dưới góc nhìn pháp luật
rất ít. Ở Việt Nam có một số cơng trình nghiên cứu về pháp luật trợ giúp xã

hội đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu dưới
góc độ so sánh pháp luật để từ đó rút ra những ưu điểm, bất cập, nhằm đưa ra
những giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật trợ giúp xã hội đối
với người cao tuổi ở Việt Nam cũng như những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật này trong bối cảnh già hố dân số nhanh chóng ở Việt
Nam hiện này. Vì vậy, đây là cơng trình khoa học nghiên cứu đầu tiên có tính so
sánh về pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu dưới góc nhìn so sánh pháp
luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam và một số nước Châu
Á (Nhật Bản, Trung Quốc). Dựa trên cơ sở nghiên cứu hệ thống pháp luật,
luận văn tập trung phân tích, đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt
giữa hệ thống pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam và
một số nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc). Thông qua việc chỉ ra những

5


điểm bất cập của pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam
hiện hành so với một số nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc), luận văn đề
xuất phương hướng hoàn thiện bằng các kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số
quy định về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về người cao
tuổi, trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và pháp luật trợ giúp xã hội đối
với người cao tuổi. Cụ thể là vấn đề lý khái niệm, đặc điểm của người cao
tuổi; khái niệm và sự cần thiết phải bảo đảm trợ giúp xã hội đối với người cao
tuổi; khái niệm, nguyên tắc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh và vai trò của
pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.

Thứ hai, so sánh pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt
Nam và một số nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc).
Thứ ba, rút ra những nhận xét về ưu điểm của pháp luật trợ giúp xã hội
đối với người cao tuổi ở một số nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc), và
những vấn đề còn bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về trợ
giúp xã hội đối với người cao tuổi trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số
nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc).
Thứ tư, từ những vấn đề nghiên cứu trên, luận văn đề xuất phương
hướng hoàn thiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam
hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam theo quy
định tại Luật người cao tuổi năm 2009, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP. Pháp
luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản theo quy định tại Luật
phúc lợi dành cho người cao tuổi năm 1963. Pháp luật trợ giúp xã hội đối với

6


người cao tuổi ở Trung Quốc theo quy định tại Luật đảm bảo quyền lợi người
cao tuổi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi các
quy định của pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam,
Nhật Bản và Trung Quốc.
- Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật
hiện hành, song tùy từng nội dung mà có thể so sánh với quy định trong các
giai đoạn trước đây về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.
Do vấn đề già hoá dân số và người cao tuổi Việt Nam hiện nay là vấn

đề "nóng" được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức quan tâm, nên nguồn
số liệu, thông tin được cung cấp trên các phương tiện thông tin rất đa dạng và
có thể khác nhau. Vì vậy, luận văn cố gắng sử dụng số liệu có tính đại diện
quốc gia, ví dụ số liệu từ Báo cáo điều tra, Báo cáo tổng quan,… của Quỹ
Dân số Liên hiệp quốc, Uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội, Ủy ban về
người cao tuổi Việt Nam, Tổng cục thống kê, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội,… Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số thông tin từ các cuộc hội
thảo chuyên ngành về người cao tuổi, về trợ giúp xã hội đối với người cao
tuổi, thông tin từ các cuộc điều tra quy mô nhỏ để minh hoạ cho một số nội
dung phân tích.
- Phạm vi nội dung: Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
bao gồm tổng hợp các quy định của nhà nước về đối tượng hưởng, các chế độ,
nguồn tài chính thực hiện, quản lý nhà nước, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi của Việt Nam, Nhật Bản và
Trung Quốc.
Luận văn không nghiên cứu các vấn đề về thủ tục thực hiện và giải
quyết tranh chấp trong việc thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với người

7


cao tuổi. Bởi, thủ tục thực hiện, về cơ bản, mang tính hành chính và giải quyết
tranh chấp liên quan đến nhiều ngành luật (luật hành chính, luật dân sự, luật
hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính,…).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của học thuyết
Mác-Lenin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp duy vật lịch
sử. Theo đó, vấn đề pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi được
nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ không
tách rời với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống, đạo đức. Trong

quá trình nghiên cứu, đề tài cịn ln dựa trên cơ sở các quan điểm, định
hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách trợ giúp xã hội nói chung, trợ
giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng trong các giai đoạn phát triển,
nhất là trong bối cảnh già hoá dân số ở Việt Nam đang tăng nhanh hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong đề tài bao gồm
phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, so sánh luật học, chứng minh, tổng
hợp, dự báo khoa học. Cụ thể:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng ở hầu hết các chuyên đề nhằm
khảo cứu các tài liệu trước đây đã đề cập đến trợ giúp xã hội đối với người
cao tuổi và pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, cũng như các quy
định của Tổ chức quốc tế (ILO, UN, Help Age international,...), của các quốc
gia trên thế giới (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,...).
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chuyên đề nhằm
phân tách và tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu để thực hiện mục đích và nhiệm
vụ đã đặt ra của luận văn.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng ở tất cả các chương nhằm
đưa ra các dẫn chứng (các quy định, số liệu, tài liệu, vụ việc thực tiễn,…) làm
rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung lý luận, thực trạng quy định của

8


pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật trợ giúp xã
hội đối với người cao tuổi.
- Phương pháp so sánh, phương pháp so sánh luật học được sử dụng ở
hầu hết các chương, để đối chiếu, đánh giá các điểm giống và khác nhau của
Việt Nam và một số nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc) về pháp luật trợ
giúp xã hội đối với người cao tuổi.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng ở tất cả các chương chủ yếu
nhằm rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng

luận cứ, từng luận điểm, đặc biệt được sử dụng để đưa ra những kết luận của
từng chương và kết luận chung.
- Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong các chương, đặc
biệt là Chương 3, rút ra một số vấn đề từ việc so sánh, nhằm đoán trước về
những ý kiến, nhận định, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật
trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam.
Trong quá trình triển khai thực hiện luận văn, tuỳ từng yêu cầu nội dung
vấn đề đặt ra mà có thể kết hợp đan xen các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm mới hơn một số khái niệm về người cao tuổi,
trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, pháp luật trợ giúp xã hội đối với người
cao tuổi, chỉ rõ điểm tương đồng và khác biệt trong quan điểm của pháp luật
Nhật Bản, Trung Quốc và rút ra kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật trợ giúp xã
hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo tốt đối với
cơ quan có liên quan đến hoạch định chính sách, pháp luật trợ giúp xã hội đối
với người cao tuổi; là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy trong các trường đào tạo Luật học trên phạm vi cả nước.

9


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người cao
tuổi và pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi;
Chương 2: Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi của Việt
Nam và Nhật Bản, Trung Quốc dưới góc độ so sánh;
Chương 3: Một số vấn đề rút ra từ việc so sánh và giải pháp hoàn thiện

pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay.

10


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAO TUỔI VÀ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƢỜI CAO TUỔI
1.1. Ngƣời cao tuổi và trợ giúp xã hội đối với ngƣời cao tuổi
1.1.1. Người cao tuổi
1.1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ để chỉ người cao tuổi như: Người cao
tuổi (older persons), người già (the aged), người cao niên (the ageing),…
trong đó thuật ngữ người cao tuổi (older persons) chính thức được sử dụng
trong các Nghị quyết 47/5 và 48/98 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc [26,
Tr.172], và trở thành phổ biến trong các văn kiện của các tổ chức quốc tế
cũng như các quốc gia. Khái niệm người cao tuổi được nghiên cứu dưới
những góc độ sau đây:
Dưới góc độ y học, người cao tuổi là người ở giai đoạn gắn liền với sự
suy giảm các chức năng của cơ thể. Khi đó, con người xuất hiện các biểu hiện
suy giảm các chức năng tâm lý, sinh lý và các chức năng lao động. Quá trình
đồng hóa giảm đi, q trình dị hóa tăng lên theo tuổi tác, quá trình trao đổi
chất giảm. Dựa vào những đặc điểm này, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho
rằng người cao tuổi là người từ 65 tuổi trở lên [46].
Dưới góc độ kinh tế - xã hội, người cao tuổi là người về cơ bản đã hết
khả năng lao động và cần được nghỉ ngơi. Theo ILO, trong Công ước số 128
về chế độ mất sức lao động, tuổi già và tử tuất (năm 1967), tại Điều 15 quy
định độ tuổi được coi là tuổi già hưởng chế độ hưu trí là “độ tuổi khơng q
65 tuổi hoặc cao hơn nhưng có thể được ấn định bởi cơ quan có thẩm quyền

liên quan đến nhân khẩu học, các tiêu chuẩn về kinh tế và xã hội, sẽ được thể
hiện qua thống kê của các quốc gia”.
11


Dưới góc độ pháp lý, người cao tuổi là người trong độ tuổi mà pháp
luật về người cao tuổi xác định. Quy định độ tuổi người cao tuổi phụ thuộc rất
lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội, tình trạng dân số và tuổi thọ trung bình của
các quốc gia, vì thế khái niệm này có thể thay đổi tùy từng thời kỳ và khác
nhau ở các quốc gia. Ở các nước có hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ tốt, điều
kiện kinh tế - xã hội phát triển thì sức khoẻ người dân tốt hơn, tuổi thọ cao
hơn, biểu hiện của sự lão hoá đến muộn hơn nên xác định người cao tuổi ở độ
tuổi cao hơn. Ví dụ, các quốc gia như Bỉ, Na Uy, Ai Len,… quy định người
cao tuổi là người trên 67 tuổi. Các nước như Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ,… quy
định người cao tuổi là người từ đủ 65 tuổi trở lên. Ở các nước đang phát
triển như Việt Nam, Trung Quốc,… quy định người cao tuổi là người từ đủ
60 tuổi trở lên,...
Ở phạm vi quốc tế, cho đến thời điểm này vẫn chưa có tiêu chuẩn thống
nhất về xác định người cao tuổi cho các quốc gia. Tuy nhiên Tổ chức Liên
hợp quốc chấp nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên, trong đó
phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (từ 60 đến 69 tuổi), trung lão (từ 70 đến 79 tuổi)
và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) [39, Tr.1].
Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý, khái niệm người cao tuổi được sử
dụng và hiểu khác nhau giữa các ngành. Cụ thể, theo Điều 166 và Điều 187
Bộ luật lao động năm 2012 sử dụng thuật ngữ “người lao động cao tuổi”, theo
đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi 60 đối với
nam, sau 55 tuổi đối với nữ. Bộ luật Hình sự năm 2015 theo Điều 124, 140, 157,
thuật ngữ “người già yếu” được hiểu là người từ 70 tuổi trở lên [30], theo Điều 64
“người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người 60 tuổi trở lên nhưng
thường xuyên đau ốm. Ở phạm vi luật chuyên ngành về người cao tuổi, khái niệm

người cao tuổi được quy định trại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009. Theo đó
“Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.

12


Như vậy, người cao tuổi Việt Nam là người có quốc tịch theo Luật
quốc tịch Việt Nam, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tơn
giáo, nơi sinh sống,… từ đủ 60 tuổi trở lên. Với việc sử dụng thuật ngữ và xác
định mốc tuổi này, Luật Người cao tuổi năm 2009 về cơ bản phù hợp với quy
định của Tổ chức Liên hợp quốc và đặc điểm sinh học, q trình lão hố, tuổi
thọ và đời sống của người Việt Nam hiện nay, từ đó tạo cơ sở về mặt lý luận
để Đảng và Nhà nước hoạch định các chính sách pháp luật trợ giúp xã hội đối
với người cao tuổi.
1.1.1.2. Đặc điểm của người cao tuổi
Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên có sức khoẻ về mặt thể chất
và tinh thần ngày càng suy giảm. Sự lão hoá của các bộ phận, chức năng trong
cơ thể là điều kiện để bệnh tật dễ phát sinh và phát triển nên người cao tuổi có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là các bệnh mãn tính, như: bệnh về tim
mạch và huyết áp; bệnh về xương khớp; các bệnh về hô hấp; các bệnh về răng
miệng; các bệnh về dinh dưỡng và đường tiêu hóa [27]. Ngồi ra, người cao
tuổi có thể mắc nhiều bệnh trong cùng một thời điểm, và khi mắc bệnh, việc
điều trị cũng lâu hơn các nhóm tuổi khác.
Người cao tuổi là người có tâm lý ln thay đổi. Theo các nghiên cứu
về tâm lý học, người cao tuổi cịn có đặc điểm về tâm lý thường thấy là họ có
triệu chứng của bệnh trầm cảm, mất trí nhớ, trở thành người trái tính,… Tâm
lý của người cao tuổi lúc này sẽ trở nên giống với tâm lý của một đứa trẻ, rất
muốn được nhiều người quan tâm tới mình.
Người cao tuổi có thu nhập ngày càng thấp do bị suy giảm dần khả
năng lao động. Thể lực và trí lực giảm sút khiến họ khó khăn trong thực hiện

các công việc lao động sản xuất kinh doanh. Theo đó, khi tuổi càng tăng, thì
thu nhập của người cao tuổi càng thấp hoặc khơng có thu nhập. Vì thế, người
cao tuổi hiện nay thuộc nhóm cư dân nghèo nhất trong các nhóm nghèo và

13


đây là vấn đề thách thức rất lớn đối với người cao tuổi [28, tr.6].
Người cao tuổi hạn chế tham gia các hoạt động xã hội do tuổi cao, sức
yếu. Các cơ quan vận động, cơ quan thị giác, thính giác bị lão hoá sâu nên
người cao tuổi dần hạn chế khả năng đi lại, giao tiếp và thụ hưởng những
thành quả của sự phát triển văn hoá xã hội. Ngoài ra, việc tham gia hoạt động
xã hội của người cao tuổi còn tuỳ thuộc vào sự phát triển về đời sống văn hoá
xã hội, truyền thống của từng quốc gia và từng vùng/miền/địa phương.
Như vậy, do quá trình lão hoá, tâm sinh lý thay đổi nên đa số người cao
tuổi đều có sức khoẻ yếu, thường xuyên ốm đau, bệnh tật và khơng cịn tham
gia lao động sản xuất kinh doanh hoặc có tham gia nhưng thu nhập thấp. Nếu
khơng có nguồn tích luỹ, khơng có lương hưu, trợ cấp xã hội thì người cao
tuổi sẽ vơ cùng khó khăn trong bảo đảm đời sống hàng ngày và chăm sóc sức
khoẻ khi bị ốm đau, bệnh tật.
1.1.2. Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
1.1.2.1. Khái niệm trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
Trợ giúp xã hội là một trong ba trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội,
thực hiện chức năng trợ giúp bộ phận dân cư yếu thế tồn tại, vươn lên thốt
khó khăn để có thể hịa nhập, tái hịa nhập đời sống xã hội. Tùy từng quốc gia
khác nhau và trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau mà các quốc gia quy
định nhóm các đối tượng yếu thế thuộc diện điều chỉnh của hệ thống chính
sách trợ giúp xã hội, do vậy mà cũng đưa ra các khái niệm, thuật ngữ khác
nhau về trợ giúp xã hội.
Theo tổ chức lao động quốc tế (International labour Orgarnisation ILO), trợ giúp xã hội là những chính sách, các chế độ trợ giúp của nhà nước

và do ngân sách nhà nước đảm bảo để duy trì thu nhập của những người
khơng có nguồn thu nhập từ Quỹ bảo hiểm, cũng như nâng mức thu nhập của
những người đã có thu nhập từ Quỹ bảo hiểm nhưng tổng thu nhập cá nhân
vẫn chưa đạt mức sống tối thiểu đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người [47].

14


Khái niệm theo Tổ chức lao động quốc tế chỉ đề cập đến một chủ thể
Nhà nước trong việc đảm bảo các chính sách trợ giúp xã hội, chưa đề cập đến
trợ giúp xã hội phi chính thức hay trợ giúp xã hội truyền thống và sự tham gia
của các đối tác xã hội (cộng đồng, cá nhân, các tổ chức chính trị xã hội
khác,...). Đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội khơng chỉ là những cá nhân
khơng có nguồn thu nhập ổn định, không thuộc diện điều chỉnh của các quỹ
bảo hiểm mà còn đề cập đến các cá nhân có nguồn thu nhập ổn định thuộc
diện điều chỉnh của các quỹ bảo hiểm nhưng chưa đạt được mức sống tối
thiểu căn cứ cứ xác định mức trợ giúp. Căn cứ xác định mức trợ giúp theo
quan điểm của tổ chức lao động quốc tế là mức sống tối thiểu, theo đó, nhà
nước sẽ thực hiện các biện pháp trợ giúp xã hội khác nhau căn cứ vào mức
thiếu hụt thực tế so với mức sống tối thiểu của các nhóm đối tượng xã hội
khác nhau.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ASIAN Development bank - ADB),
trợ giúp xã hội là các chương trình được thiết kế để giúp cho các cá nhân gia
đình cộng đồng dễ bị tổn thương có thể duy trì được mức sống tối thiểu và cải
thiện đời sống. [34]
Theo đó, quan điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á cho rằng trợ giúp
xã hội là tập hợp các chương trình được thiết kế theo từng giai đoạn, phù hợp
với từng nhóm đối tượng xã hội nhất định như cá nhân gia đình hoặc cộng
đồng. Đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chương trình trợ giúp xã hội là
những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc của đời sống xã hội (ốm đau,

bệnh tật, thu nhập bấp bênh). Căn cứ xác định mức trợ giúp xã hội cho các
nhóm đối tượng xã hội là mức sống tối thiểu và hướng tới việc nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Orgarnisation for
Economic Co-operation and Development - OECD), trợ giúp xã hội là sự hỗ

15


trợ nhằm vào các hộ gia đình trong nhóm dân cư có thu nhập thấp, được cung
cấp để ngăn chặn tình trạng q khốn khó đối với những người khơng có
nguồn thu nhập nào khác, giảm rủi ro loại trừ xã hội, giảm thiểu tình trạng bất
động cơ do làm việc trả lương và đề cao tinh thần độc lập. [58]
Theo đó, quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cho thấy
các hoạt động trợ giúp xã hội đều hướng tới các hộ gia đình có mức thu nhập
thấp của xã hội nhằm giúp họ vượt qua tình trạng khó khăn đang gặp phải; các
hoạt động trợ giúp xã hội nhằm giúp cho một bộ phận dân cư tránh được nguy
cơ bị gạt ra bên lề xã hội, tạo động lực hòa nhập, tái hòa nhập cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), trợ
giúp xã hội là sự trợ giúp bằng tiền tệ hoặc phi tiền tệ của Chính phủ, khơng
phụ thuộc vào quan hệ đóng - hưởng, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu theo
luật định hoặc theo chuẩn mực tối thiểu của một xã hội nào đó cho người
hưởng thụ người thụ hưởng thơng qua hình thức đánh giá tài sản hoặc thu
nhập. Theo đó, trợ giúp xã hội bao gồm ba loại hình: hỗ trợ thu nhập, phúc lợi
gia đình và dịch vụ xã hội.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, trợ giúp xã hội là sự giúp
đỡ bằng tiền mặt hoặc điều kiện sinh sống thích hợp để đối tượng được trợ
giúp và có thể phát huy khả năng, tự lo liệu cuộc sống của mình hoặc gia
đình, sớm hồ nhập với cộng đồng.
Theo những quan điểm trên, có thể thấy, trợ giúp xã hội hướng đến

những đối tượng lâm vào hồn cảnh khó khăn, nghèo đói, ốm đau, bệnh tật,
khơng thể tự lo liệu cuộc sống hàng ngày để họ có thể vượt qua hồn cảnh
khó khăn, tái hồ nhập cộng đồng. Con người theo quy luật tự nhiên, đến một
độ tuổi nhất định sẽ càng ngày càng trở nên già yếu, mất dần khả năng lao
động, tạo thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày. Nếu khơng có nguồn
tích luỹ, khơng có lương hưu, trợ cấp xã hội thì người cao tuổi sẽ vơ cùng khó

16


khăn trong bảo đảm đời sống hàng ngày và chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau,
bệnh tật. Bởi vậy, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng của trợ giúp xã hội.
Từ những quan điểm trên, trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi có thể
được hiểu như sau: Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi là các chính sách,
chương trình trợ giúp chính thức của Nhà nước; các chương trình trợ giúp
phi chính thức của cộng đồng xã hội nhằm mục đích trợ người cao tuổi có
hồn cảnh khó khăn, có mức sống dưới mức tối thiểu có khả năng tồn tại, hồ
nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo ổn định và công bằng xã hội.
1.1.2.2. Sự cần thiết phải trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
Theo báo cáo Triển vọng Dân số thế giới 2019 của Liên Hợp Quốc
(UN), dân số thế giới hiện tại là khoảng 7,7 tỷ người và được dự báo sẽ tăng
thêm 2 tỷ người vào năm 2050. Tuy nhiên, trong đó, tỷ lệ sinh giảm mạnh,
các quốc gia trước đó đang ở giai đoạn dân số vàng trực tiếp bước chân vào
hàng ngũ có tốc độ già hố dân số cao nhất thế giới. Năm 2018, lần đầu tiên
trong lịch sử số lượng người từ 65 tuổi trở lên toàn cầu vượt quá số lượng trẻ
em dưới 5 tuổi. Số lượng người từ 80 tuổi trở lên được dự báo sẽ tăng gấp 3
lần từ 143 triệu người vào năm 2019 lên 426 triệu người vào năm 2050.
Tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng, dân số thế giới ngày càng già hoá. Thực
trạng này đã đặt ra những yêu cầu lớn đối với cả cộng đồng quốc tế. Đó là
làm thế nào để bảo đảm đời sống và chăm sóc sức khoẻ cho bộ phận cư dân

này? Đây là câu hỏi dành chung cho mọi quốc gia trên thế giới, khơng có
ngoại lệ.
- Xuất phát từ thực tế đời sống và nhu cầu của người cao tuổi
Theo số liệu thống kê, nhóm người cao tuổi tăng nhanh nhất là nhóm từ
80 tuổi trở lên. Một phần lớn dân số già sống trong cảnh nghèo, đặc biệt
người cao tuổi là nữ chiếm 60% số người cao tuổi trên 60 tuổi có tỷ lệ nghèo
cao hơn. Đây là nhóm đối tượng có sức lao động hạn chế, mất sức lao động,

17


khả năng tự lo đời sống cá nhân thấp. Nhóm đối tượng này có nhu cầu phần lớn
về chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng và trợ giúp đời sống sinh hoạt. [48]
Bên cạnh đó, nhiều người cao tuổi vẫn làm việc để có thể chăm sóc bản
thân họ: khoảng 70% người cao tuổi trong dộ tuổi từ 60 đến 64 vẫn tham gia
lao động, tỷ lệ này ở nhóm từ 70 đến 74 tuổi giảm xuống cịn khoảng 40% và
ở nhóm từ 80 đến 84 tuổi là khoảng 20% [48]. Tuy nhiên, trên thực tế, thị
trường việc làm hiện nay rất ít cơ hội cho nhóm đối tượng này. Người sử
dụng lao động hầu như rất hiếm khi lựa chọn sử dụng người lao động cao tuổi
vì vấn đề sức khoẻ cũng như năng suất cơng việc. Chính vì vậy, những cơng
việc mà người cao tuổi tham gia thường là những công việc nhỏ lẻ, thủ công,
mức thu nhập thấp, không đảm bảo trang trải cho cuộc sống của họ.
Trên thế giới hiện nay, trong số khoảng 809 triệu người cao tuổi (năm
2012), thì có 2/3 người cao tuổi sống ở các nước nghèo, có 3/4 số người cao
tuổi sống trong các khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai và biến đổi khí hậu, 2/3
số người cao tuổi bị bệnh kinh niên sống ở các nước trung bình và kém phát
triển và có khoảng 180 triệu người cao tuổi sống trong cảnh nghèo khó [32].
Với mức thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như vậy thì
đương nhiên người cao tuổi khơng có tích luỹ, dẫn đến khi khơng cịn làm
việc được nữa họ sẽ khơng có của cải, tiền bạc để chi dùng. Trong khi đó, tỷ

lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm hưu trí ở các quốc gia đang phát triển,
trong đó có Việt Nam, chiếm tỷ lệ rất thấp.
Theo Báo cáo An sinh xã hội thế giới 2017-2019 của ILO, ở Việt Nam
hiện nay, trong số hơn 11 triệu người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), có 2,3 triệu
người đang hưởng chế độ hưu trí, 1,3 triệu người hưởng trợ cấp xã hội, còn
khoảng 6 đến 7 triệu người cao tuổi khơng có thu nhập. Trong đó phần lớn
người cao tuổi ở Việt Nam sống ở nông thôn. Ngồi ra, cịn nhiều người cao
tuổi từ 70 - 80 tuổi từng tham gia kháng chiến, phục vụ cách mạng nên không

18


có thời gian tích lũy tiền bạc, chuẩn bị cuộc sống về già. Thực tế rất nhiều
người trong số họ khá khó khăn về kinh tế, trong khi đó lại thường xuyên bị
ốm đau, bệnh tật. Bởi vậy, thách thức trong giải quyết đời sống của người
cao tuổi sẽ rất lớn khi Việt Nam rơi vào tình trạng “già trước khi giàu” như
hiện nay.
- Xuất phát từ quyền con người
Ngày 10/12/1948, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Tuyên ngôn này đã đặt cơ sở cho việc
đảm bảo, thúc đẩy quyền con người toàn trên thế giới trong hơn 70 năm qua.
Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập và ký kết 7/9 công ước cơ bản và hàng
chục điều ước quốc tế khác liên quan đến quyền con người.
Người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, họ bị suy giảm
sức khoẻ, khơng có sức lao động, lâm vào hồn cảnh bệnh tật, nghèo đói. Thực
trạng trên sẽ kéo theo việc quyền lợi của người cao tuổi bị xâm phạm. Vì vậy, trợ
giúp xã hội sẽ phần nào giúp người cao tuổi được chăm sóc tốt về sức khoẻ, tinh
thần, được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trong xã hội hiện đại, số lượng tài sản, mức thu nhập của mỗi người
khác nhau, khả năng lao động và cơ hội việc làm của họ cũng khác nhau, một

số thành viên trong xã hội sẽ khơng thể có được thu nhập cần thiết để tồn tại
vì nhiều lý do khác nhau và quyền sống sẽ không được đảm bảo. Thông quan
trợ giúp xã hội, nhà nước và xã hội bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho những
thành viên có thu nhập thấp, giảm thiểu khó khăn trong cuộc sống, đảm bảo
quyền con người của họ.
- Xuất phát từ mục đích an sinh xã hội của mỗi quốc gia
Hiện nay, nội hàm của khái niệm an sinh xã hội được hiểu rộng hơn, đó
là sự bảo vệ mà nhà nước và xã hội cung cấp cho các thành viên của mình
khơng may lâm vào hồn cảnh khó khăn trong xã hội thơng qua biện pháp cân

19


đối lại tiền bạc và của cải xã hội. Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra mạng
lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong trường
hợp bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc khi gặp rủi ro xã hội khác. Chính sách an
sinh xã hội là chính sách cơ bản của các quốc gia nhằm thực hiện chức năng
phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc
sống cho các thành viên trong xã hội.
An sinh xã hội được thực hiện với mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt
những người yếu thế trong xã hội như trẻ em, người cao tuổi, người nghèo,
người khuyết tật,… Trong đó, người cao tuổi là một bộ phận dân cư có những
đặc điểm riêng về suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng thu nhập, thường
xuyên bị ốm đau, bệnh tật,… Bởi vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có
chính sách chăm sóc, bảo vệ, trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, nhất là trong
bối cảnh số lượng người cao tuổi đang gia tăng nhanh chóng như hiện nay.
1.2. Pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời cao tuổi
1.2.1. Khái niệm pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của trợ giúp xã hội, hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội bằng cách xây

dựng pháp luật và tổ chức thực hiện phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, phong tục, tập quán,… của đất nước mình mình. Theo thống kê
của ILO trong các tài liệu về an sinh xã hội, trong số 172 nước thiết lập hệ
thống an sinh xã hội thì chế độ trợ giúp xã hội đều được quan tâm thực hiện
ngay từ đầu. Ở Việt Nam, mặc dù trợ giúp xã hội đã được thực hiện từ rất lâu
với vai trò quan trọng của Nhà nước nhưng cho đến nay vẫn chưa có định
nghĩa chính thức về trợ giúp xã hội trong các văn bản pháp luật. Theo cách
hiểu thơng thường thì đó là “sự giúp đỡ cho qua khỏi cơn nguy khốn” hay
“giúp cho qua khỏi cơn nghèo ngặt”. Về ngữ nghĩa, đa số các nhà khoa học
cho rằng cụm từ này gồm hai nhóm từ ghép là “cứu trợ xã hội” và “trợ giúp
xã hội”.

20


×