A.
PHẦN DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tỉ lệ sinh đẻ giảm, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt,
tuổi thọ trung bình kéo dài, cùng với những nguyên nhân chính trị - xã hội khác khiến
cho tỉ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng. Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng “kỉ nguyên
của người cao tuổi” sẽ nổi lên trong thế kỉ 21. Những dự báo trên đã thành hiện thực
khi nhóm người cao tuổi nhất thế giới tại thời điểm năm 2005 chiếm 18% tổng dân số
toàn thế giới, 24% tại các quốc gia phát triển và 15% tại các quốc gia kém phát triển.
Dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt tới 1,2 tỷ người cao tuổi chiếm khoảng 20% dân số thế
giới.
Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số với tốc độ ngày càng
nhanh. Theo kết quả sơ bộ Tốc độ tăng dân số 2009, tỷ lệ người cao tuổi hơn 9%. Tuổi
thọ bình quân chung là 72,8 tuổi. Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đang tăng nhanh
so sánh giữa hai cuộc Tốc độ tăng dân số 1999 và 2009, tuổi thọ bình quân của nam
tăng 3,7 tuổi từ 66,5 tuổi lên 70,2 tuổi. Nữ tăng 5,5 tuổi từ 70,1 tuổi lên 75,6 tuổi. Số
cụ hơn 100 tuổi tăng gấp 2 lần so với Tốc độ tăng dân số 1999 (khoảng 7.200 cụ).
Theo dự báo nước ta bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2015 nhưng thực tế
hiện nay là ngay từ những năm 2010. Theo phân tich và nhận định của các nhà nhân
khẩu học kinh tế trong nước và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt Nam đã bước vào giai
đoạn “Cơ cấu dân số vàng” hay “cửa sổ cơ hội dân số” hoặc “dư lợi dân số”. Thông
thường cơ cấu dân số của một quốc gia sẽ chuyển đổi từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu
dân số “Dư lợi nhân khẩu học” rồi tiếp đến cơ cấu dân số già. Dân số Việt Nam có sự
chuyển đổi đặc biệt tức là vừa bước vào giai đoạn nhiều người trong tuổi lao động
nhưng đồng thời cũng già hóa. Chỉ tiêu về chất lượng dân số tuy đạt mục tiêu Chiến
lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đề ra, nhưng mức xuất phát điểm còn
thấp về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần. Mặc dù tuổi thọ bình quân đạt 72,8 tuổi vào
năm 2009, song tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và đứng thứ 116/182 nước trên thế
giới. Người cao tuổi là mối quan tâm không chỉ của cá nhân, gia đình mà cả xã hội vì
đây là nhóm đối tượng đặc thù – những người không còn làm việc một cách chính thức
trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Chuyển sang hoạt động trong môi trường mới với
1
nhiều thay đổi đòi hỏi bản thân người cao tuổi phải thích nghi, hòa nhập với gia đình,
cộng đồng và xã hội.
Người cao tuổi có những ưu thế về đóng góp của họ với gia đình, xã hội, về kinh
nghiệp sống và khả năng tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển. Tuy nhiên, với đặc
điểm tâm lí nổi bật của người cao tuổi là nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài cổ. Họ thường
nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, rất tự hào với kinh nghiệm sống đã qua của
mình. Họ nhạy bén với cái mới, cái hiện đại, với sự biến động của lịch sử, các sự kiện
diễn ra hàng ngày. Nhiều cán bộ viên chức sau khi về hưu, từ chỗ hết sức bận rộn với
công việc nay lại rỗi rãi, không có việc gì làm, bị hụt hẫng, đồng thời lại thấy mình
mất vị trí, quyền lực trong xã hội. Họ cảm thấy không còn được kính nể, trong vọng
như trước đây, từ đó nảy sinh stress tâm lí. Cùng với sự suy giảm về sức khỏe, người
cao tuổi nghĩ mình trở thành người thừa đối với gia đình và xã hội, mình không còn
vai trò hữu ích nữa, không ai cần mình nữa. Vì vậy họ cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn nên
sinh tủi phận, buồn bã. Do đó, tính tình người cao tuổi cũng thay đổi, họ trở lên cố
chấp, bảo thủ, hay bám lấy cái cũ và bị gánh nặng quá khứ đè nén. Chính vì những tâm
sinh lí đó mà người cao tuổi cần được sự trợ giúp, quan tâm không những từ gia đình
mà cần thiết phải có sự hỗ trợ từ xã hội, chính quyền địa phương, Đảng và Nhà nước.
Nhận thấy việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi hiện nay đang là vấn đề bức
thiết và cân được quan tâm nên em đã chọn đề tài “Hỗ trợ xã hội đối với người cao
tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn (khảo sát tại Phường Nguyễn Văn Cừ - TP. Quy
Nhơn)”.Trên cơ sở khảo sát và tìm hiểu, đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ xã hội
cho người cao tuổi tại Quy Nhơn nói riêng và người cao tuổi Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Quy
Nhơn.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu các đặc trưng về hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi (sức khỏe – y tế,
tinh thần, vật chất) ở Thành phố Quy Nhơn.
Tìm hiểu những yếu tố xã hội – văn hóa của người cao tuổi như về giới tính, độ
tuổi, nghề nghiệp trước đây, thu nhập, …
2
Làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi thông qua sự giúp đỡ về: chăm
sóc sức khỏe, trò chuyện thăm hỏi, sinh hoạt hàng ngày, tiền/vật dụng lớn, thực
phẩm/vật dụng nhỏ, việc làm/ sản xuất kinh doanh.
Đưa ra các giải pháp và định hướng đối với việc hỗ trợ xã hội cho người cao
tuổi.
Cuối cùng, trên cơ sở phân tích và nhận định về vấn đề, luận văn đưa ra kết
luận và một số kiến nghị đối với việc hỗ trợ xã hội cho người cao tuổi, nhằm nâng cao
sự trợ giúp của cộng đồng và xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe, tinh thần cũng
như vật chất cho người cao tuổi.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là việc hỗ trợ xã hội đối với người cao
tuổi,. Khách thể nghiên cứu là quá trình sống của người cao tuổi (có độ tuổi từ 60 trở
lên). Phạm vi nghiên cứu là khảo sát tại Phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Quy
Nhơn, Tỉnh Bình Định.
5. Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và những lí thuyết tiếp cận đã trình bày ở trên, tác giả đưa ra
các giả thuyết mà luận văn phải kiểm chứng:
- Giả thuyết thứ nhất: Người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn đã thiết lập cho
mình một mạng lưới xã hội ở mức độ rộng hẹp nhất định, giúp họ giải quyết những
khó khăn cả về vật chất và tinh thần trong cuộc sống.
- Giả thuyết thứ hai: Sự hỗ trợ xã hội của người cao tuổi có sự khác nhau tùy
thuộc vào: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập.
+ Về giới tính: có sự hỗ trợ xã hội khác nhau giữa cụ ông và cụ bà.
+ Về độ tuổi : người cao tuổi càng cao thì sự hỗ trợ xã hội tăng so với những
người cao tuổi trong độ tuổi “trẻ” hơn.
+ Về nghề nghiệp: Người cao tuổi là hưu trí có xu hướng nhận được sự hỗ trợ
xã hội nhiều hơn so với người cao tuổi thuộc nhóm nghề khác.
+ Về thu nhập: Người cao tuổi có thu nhập thấp nhận được sự hỗ trợ xã hội ít
hơn so với những người cao tuổi có thu nhập cao.
- Giả thuyết thứ ba: Người cao tuổi sống bằng lao động hiện tại được hưởng trợ
cấp xã hội hàng tháng nhưng quy định độ tuổi được nhận trợ cấp xã hội.
3
- Giả thuyết thứ tư: Người cao tuổi ở những điều kiện sống, hoàn cảnh sống
khác nhau có sự hỗ trợ xã hội khác nhau.
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lí luận
Với mục đích tìm hiểu thực tế để nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Những thông tin thực nghiệm thu được từ thực tế sẽ đóng góp thêm vào
nguồn tham khảo cho việc phân tich và nghiên cứu lí luận của xã hội học người cao
tuổi ở khía cạnh hỗ trợ xã hội.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu sau về
lĩnh vực này.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Ngày nay, người cao tuổi trở thành vấn đề toàn cầu và đang là mối quan tâm
của cộng đồng quốc tế bởi người cao tuổi đang ngày càng gia tăng về số lượng và
đang có xu hướng tăng nhanh do tác động của 2 yếu tố: tuổi thọ bình quân tăng cũng
với tiến bộ của y học và tăng trưởng kinh tế. Kéo theo đó là những vấn đề về chăm sóc
sức khỏe, vấn đề tinh thần, giao thông, y tế, vui chơi – giải trí,… đối với người già
cũng được quan tâm một cách toàn diện. Chăm lo cho cuộc sống người cao tuổi là một
trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ của cá nhân, gia đình mà toàn xã hội. Vì
vậy, kết quả nghiên cứu sẽ là một gợi ý để nhận thức rõ hơn về người cao tuổi hiện
nay trên mọi mặt đời sống: tinh thần, vật chất, sức khỏe – y tế.Thấy được tầm quan
trọng của việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi, để từ đó phát huy hơn nữa việc trợ
giúp vật chất và tinh thần cho họ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận trong nghiên cứu luận văn này là phương pháp duy vật biện
chứng.
Phương pháp điều tra xã hội học cụ thể.
Một số phương pháp chung: diễn dịch, quan sát, lắng nghe, phân tich, tổng
hợp.
7.2 Phương pháp cụ thể và kĩ thuật điều tra
7.2.1 Thu thập thông tin
4
7.2.1.1 Thu thập thông tin tư liệu
Thu thập những luận văn, khóa luận, sách, bài báo, bài viết trích trên các tạp
chí, phương tiện truyền thông, … về vấn đề hỗ trợ xã hội và người cao tuổi.
7.2.1.2 Thu thập thông tin định lượng
Phỏng vấn dựa trên phiếu thu thập ý kiến. Phiếu điều tra gồm tất cả 26 câu hỏi.
Bảng hỏi được chia làm ba phần: Phần một với 5 câu hỏi về đặc điểm nhân
khẩu – xã hội của đối tượng dùng để mô tả đặc điểm mẫu điều tra, đồng thời cũng là
những phân tổ chính khi xử lý thông tin định lượng. Phần hai gồm 19 câu hỏi mô tả về
đặc trưng hỗ trợ xã hội của người cao tuổi về mọi mặt: vật chất, tinh thần, sức khỏe – y
tế. Phần ba gồm 2 câu hỏi khảo sát thêm về hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi.
7.2.1.3 Thu thập thông tin định tính
Nhằm làm rõ hơn những nội dung liên quan tới việc hỗ trợ xã hội đối với người
cao tuổi, tôi tiến hành phương pháp thu thập thông tin định tính thông qua phỏng vấn
sâu. Cụ thể là phỏng vấn sâu 6 người cao tuổi trong mẫu dựa vào những đặc điểm giới
tính và nghề nghiệp: 3 cụ ông/ cụ bà là hưu trí, 3 cụ ông/ cụ bà là dân thường.
Bên cạnh đó, phương pháp quan sát cũng được thực hiện nhằm tìm hiểu trực
tiếp sinh hoạt và các mối quan hệ diễn ra trong gia đình và cộng đồng của người cao
tuổi.
7.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Trong điều kiện hạn chế trước số lượng người cao tuổi khá lớn trên địa bàn
thành phố, trước tiên áp dụng phương pháp chọn mẫu điển hình. Phường Nguyễn Văn
Cừ với đặc trưng có dân số đông nhất so với các phường với diện tich 143 ha có 2.667
hộ với 12.105 nhân khẩu, dân tộc Kinh chiếm trên 11.000, có 587 tín đồ tôn giáo. Đi
vào cụ thể trong phường, mẫu điều tra lại một lần nữa ấn định theo mẫu điển hình. Cụ
thể, chon 3 khu vực 1, 3, 8. Trong mỗi khu vực chọn người cao tuổi theo mẫu ngẫu
nhiên. Tổng số mẫu được chọn là 130 người, trong đó khu vực 1 là 35 người, khu vực
3 là 40 người và khu vực 8 là 55 người.
7.2.3 Phương pháp xử lí thông tin
7.2.3.1 Tư liệu thu thập được
Về thông tin tư liệu: Tất cả những thông tin thu thập được, tổng thuật hoặc lược
thuật theo những chu đề: Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác lập một số lí thuyết,
khái niệm làm cơ sở lí luận, xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo, mô tả bối cảnh
kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố Quy Nhơn, mô tả chân dung người cao tuổi trong
mẫu nghiên cứu, mở đầu cho nghiên cứu thực nghiệm, nối tiếp xử lí thông tin định
tính, định lượng.
5
7.2.3.2 Thông tin định lượng
Sau khi thu thập thông tin, xử lí bảng hỏi bằng cách thống kê, xét mối tương
quan trong các câu hỏi, để từ đó có một kết luận chính xác nhất.
7.2.3.3 Thông tin định tính
Các thông tin thu được tôi phân loại, chọn lọc dưới dạng trích dẫn từ các biên
bản gỡ băng hay báo cáo quan sát kết hợp với những thông tin định lượng số liệu
thồng kê để dẫn giải và phân tich vấn đề.
6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ HỖ TRỢ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.Khái quát tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1 Người cao tuổi trên thế giới
Theo thống kê, thế giới hiện có 497 triệu, chiếm gần 2/3 NCT sống ở các nước
nghèo và khoảng hơn 180 triệu người sống trong cảnh nghèo khó. Theo dự báo, đến
năm 2045, số người trên 60 tuổi trên thế giới sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi. Ở
các nước trung bình và kém phát triển, hơn 50% người trên 60 tuổi vẫn làm việc, chủ
yếu ở các thành phần phi chính thức. Thế giới cũng đang chứng kiến ¾ người cao tuổi
sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu; 2/3 số NCT bị
bệnh kinh niên sống ở các nước tủng binh và kém phát triển.
Ở nhiều nước Châu Phi, NCT là người chăm sóc chủ yếu đối với 40% người bị
HIV/AIDS hoặc trẻ em bị mồ côi do AIDS. Trong những thế kỷ qua, sự gia tăng người
cao tuổi trong tổng số dân số toàn cầu là vấn đề đáng quan tâm. Trong thế kỷ này, nó
đặt ra những thách thức lớn nhưng cũng không ít cơ hội. Hàng triệu người cao tuổi ở
các nước phát triển trung bình và thu nhập thấp đang đối mặt với những vấn đề về
nghèo đói và bệnh tật.
Tuy vậy, các chính sách phát triển quốc tế và các hoạt động thường không bao
gồm người cao tuổi. Chương trình phát triển Thiên niên kỷ không trực tiếp liên quan
đến tuổi già. Trong khi cam kết giảm tỷ lệ người cực nghèo xuống 50% vào năm 2015,
người cao tuổi hầu như dùng lại ở nửa còn lại của người nghèo. Khi nói về chăm sóc
sức khoẻ, người cao tuổi vừa là người tự chăm sóc mình, lại vừa là những người chăm
sóc người khác. Sự gia tăng “người cao tuổi già” là thách thức lớn, đặc biệt đối với gia
đình và cộng đồng. Đồng thời, nhiều người cao tuổi phải chăm sóc cháu do bố mẹ các
em ra thành thị làm việc kiếm tiền hoăc bệnh tật-chết do HIV/AIDS hay các bệnh liên
quan.
Ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, hàng triệu người cao tuổi sống dưới
mức nghèo đói, phần lớn họ không có nghỉ hưu. Họ không có cả lương hưu tối thiểu,
phải làm việc để đảm bảo cuộc sống và thường làm những công việc không an toàn,
7
được trả công thấp đến khi họ không thể làm việc được nữa hoặc bệnh tật, ốm đau.
Những người không làm việc được phải sống trong cảnh bần cùng. Khủng hoảng kinh
tế thế giới, dẫn đến sự tăng giá cả sinh hoạt, thức ăn, giao thông và nhà ở…làm tồi tệ
thêm cuộc sống của họ. Các hộ gia đình nghèo ảnh hưởng nhiều nhất đến người già và
trẻ em trong gia đình. Những người cao tuổi trong gia đình phải chăm sóc trẻ em mà
cha mẹ các em di cư ra thành thị kiếm tiền. Những người cao tuổi ở các nước có thu
nhập trung bình và thấp không có cơ hội cải thiện cuộc sống. Vai trò của họ đối với
gia đình và cộng đồng thường không được biết đến và đánh giá đúng mức. Đặc biệt,
đối với những người sống ở các địa phương nghèo hoặc bị tác động xấu của môi
trường thường có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của các cuộc xung đột hoặc các nguyên
nhân khác về chính trị, môi trường không ổn định tạo ra sự thiếu an toàn cho họ.
Tuy vậy, người cao tuổi toàn cầu vẫn đang thể hiện các cơ hội về tiềm
năng,kinh nghiệm, khả năng sâu rộng của họ. Thu nhập và sức khoẻ ở tuổi già là mục
tiêu, kể cả đối với các nước nghèo, để đảm bảo cho sự tham gia của người cao tuổi đối
với xã hội. Đây cũng là một trong những lý do mà HAI đặt chủ đề cho chiến lược hành
động đến năm 2015 là: “Khi người cao tuổi nói, chúng ta lắng nghe”. Đối phó với
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự gia tăng tỷ lệ người cao tuổi, đại dịch HIV/AIDS, sự
kỳ thị và bạo lực đối với người cao tuổi, Tổ chức Người cao tuổi quốc tế sẽ đáp ứng
với những nhu cầu và khả năng của người cao tuổi cũng như nâng cao nhận thức của
các cơ quan, tổ chức cũng như của toàn xã hội về những vấn đề sau:
1. Nâng cao năng lực người cao tuổi trong đảm bảo an sinh thu nhập.
2. Nâng cao khả năng người cao tuổi và những người trợ giúp họ trong chăm
sóc sức khoẻ, các dịch vụ hỗ trợ.
3. Nâng cao khả năng để người cao tuổi tham gia tích cực vào giải quyết các
trường hợp khẩn cấp và hồi phục.
4. Tạo ra các phong trào mang tính quốc tế và quốc gia trợ giúp NCT vượt qua
sự kỳ thị và bảo đảm các quyền của họ.
5. Hỗ trợ mạng lưới toàn cầu của các tổ chức để các tổ chức của NCT và làm
việc cho NCT có hiệu quả.
Để làm được điều này, trong thời gian tới, Tổ chức NCT quốc tế dự kiến sẽ
tăng 2/3 các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ NCT và gia đình họ. Đồng thời tăng cường các
8
hoạt động thúc đẩy cải thiện cách nhìn nhận về chế độ lương hưu, dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ, tăng thêm sự đáp ứng phù hợp trong những trường hợp khẩn cấp để đem lại
lợi ích cho nhiều triệu người cao tuổi và tăng cường mở rộng chính sách, công tác vận
động cùng với các hoạt động hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp. HAI cũng đã đặt ra
15 chỉ tiêu cụ thể trong những năm tới là:
- Trợ giúp để 20% NCT ở 30 nước có thu nhập trung bình và thấp được nhận
trợ cấp của Chính phủ.
- Các hộ gia đình có NCT ở 25 nước cải thiện được thu nhập và an ninh lương
thực.
- Người cao tuổi ở 15 nước có khả năng có khả năng phòng ngừa và quản lý
bệnh mãn tính.
- Người cao tuổi ở 20 nước có khả năng đảm bảo tiếp cận miễn phí các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ thân thiện.
- Các dịch vụ phù hợp phòng chống HIV/AIDS được cấp cho NCT ở 12 nước.
- Người cao tuổi ở 25 nước được nhận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu
phù hợp.
- Người cao tuổi được nhận các dịch vụ trực tiếp của HAI và các tổ chức đối tác
để phòng ngừa, đối phó và phục hồi với các tình trạng khẩn cấp.
- Sẽ có 10 tổ chức nhân đạo được công nhận và đáp ứng nhu cầu trong phòng
ngừa, đối phó và phục hồi với các tình trạng khẩn cấp của NCT.
- Người cao tuổi tổ chức các hoạt động để thực hiện quyền nhận dịch vụ, được
trợ giúp ở 25 nước.
- Người cao tuổi ở 15 nước được trợ giúp để ngăn chặn và giảm thiểu sự kỳ thị
liên quan đến tuổi già.
- Các tổ chức chủ chốt của HAI sẽ phát triển liên minh toàn cầu gồm hàng triệu
các tổ chức, cá nhân trợ giúp NCT.
- 120 tổ chức, công nhận giá trị và tiêu chuẩn của HAI, hình thành mạng lưới
toàn cầu chia sẻ và thừa nhận chương trình, các sáng kiến mang tính quốc gia, khu vực
và quốc tế.
- Hoạt động ở 50 nước thể hiện sự thay đổi về luật pháp, chính sách đáp ứng
quyền của NCT.
9
- Nhận thức của Anh và 5 nước OECD về Chương trình quốc tế về NCT sẽ
được truyền thông qua các cuọc vận động và chương trình đào tạo.
- Tập huấn, chia sẻ thông tin và cơ hội hợp tác là những dịch vụ cơ bản của
mạng lưới hỗ trợ NCT quốc tế do Ban thư ký quốc tế cung cấp.
1.2 Người cao tuổi Việt Nam
Theo Bùi Thế Cường trong cuốn sách “ Trong miền an sinh xã hội – những
nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam” xuất bản năm 2005, nghiên cứu người cao
tuổi trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa
là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về người cao tuổi. Năm
1970, thành lập chương trình Nghiên cứu Y học Tuổi già và mười năm sau trở thành
đơn vị nghiên cứu Y học Tuổi già của Bộ Y tế.
Năm 1977, chương trình nghiên cứu y học người cao tuổi do Phạm Khuê chỉ
đạo thực hiện cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe người cao tuổi trên một mẫu gồm
13.399 người từ 60 tuổi trở lên ở phía Bắc. Cuộc khảo sát tập trung cung cấp một bức
tranh dịch tễ học về bệnh tật và sức khỏe của người cao tuổi miền Bắc. Tháng 9 năm
1984, Bệnh viện Việt Xô đã tiếp tục tìm hiểu sức khỏe và đời sống của người cao tuổi
thông qua khảo sát các cụ nghỉ hưu Hà Nội. Vào thời điểm giữa hai thập niên 1980 và
1990, các bác sĩ lão khoa tiến hành một cuộc khảo cứu với bảng hỏi có tham khảo
chương trình nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành ở vùng Tây Thái Bình
Dương, đánh dấu bước tiến về nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam trong lỗ lực hội
nhập thế giới. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người cao tuổi có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, phải làm thêm nhiều việc để tăng thu nhập.
Năm 1989, những nghiên cứu dân số và lao động về tuổi già bắt đầu với một
báo cáo quan trọng về người cao tuổi theo yêu cầu của ESCAP được hoàn thành. Đây
là báo cáo dân số học đầu tiên về tuổi già Việt Nam được giới thiệu ra quốc tế. Tiếp
sau đó là những khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về người cao tuổi,
những khảo sát là công cụ quan trọng của quá trình làm chính sách. Có thể kể đến
nghiên cứu của Trịnh Văn Lễ về người nghỉ hưu, tác giả chỉ ra chế độ bảo hiểm xã hội
đối với người nghỉ hưu hình thành rất sớm từ 1950. Đến đầu năm 1991, Viện bảo vệ
sức khỏe người cao tuổi có chủ trì một hội thảo lớn về lão khoa xã hội. Các công trình
10
giới thiệu và được xuất bản. Đây là mốc quan trọng cho nghiên cứu xã hội học người
cao tuổi.
Năm 1983, trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu quốc gia về nhà ở,
một nhóm nhà xã hội học tiến hành khảo sát thực nghiệm về đời sống người nghỉ hưu
nội thành Hà Nội về các vấn đề như: Trách nhiệm gia đình, Làm thêm, Giúp đỡ gia
đình, con cái, Uy tín trong gia đình, … Tiếp đó là nghiên cứu thực nghiệm về người
cao tuổi tại làng An Điền (Hải Hưng) giữa năm 1991 với nhiều phát hiện mới về người
cao tuổi dùng làm chỉ dẫn cho những nghiên cứu tiếp theo. Giữa năm 1993, một khảo
sát trong khuôn khổ dự án của ESCAP “Phát triển chính sách cấp địa phương để
người cao tuổi tham gia vào quá trình phát triển” mở ra hướng nghiên cứu xã hội học
tham gia.
Trong những năm 1990, chương trình nghiên cứu người cao tuổi ở Viện xã hội
học đưa ra một dự kiến khá tổng quát, muốn tìm hiểu vấn đề từ các góc độ nghiên cứu
lịch sử và thực nghiệm đối với hoàn cảnh sống cũng như thể chế an sinh xã hội của
người cao tuổi. Chương trình được biết đến với tên gọi “ Nghiên cứu tuổi già và người
cao tuổi” (Aging and Adults Reseach, IOS – AAR).
Đầu năm 1990, nhóm người về hưu từ khu vực nhà nước chiếm khoảng ¼ tổng
số người cao tuổi. Vì vậy, để tài về hưu một lần nữa được quan tâm. Một phân tich
thống kê về nhóm người về hưu được thực hiện vào năm 1992 với sự giúp đỡ của Vụ
Bảo trợ Xã hội. Phân tich chủ yếu nhấn mạnh đến cơ cấu nhóm hưu trí, những phân bố
không đồng đều và tuổi về hưu. Sau những nghiên cứu thăm dò ở Hải Hưng và Hà
Nội, năm 1993, một cuộc khảo sát đã được thực hiện tại Hải Hưng nhằm thu thập dữ
liệu về đời sống người cao tuổi.
Như vậy trong thập niên 1980 người cao tuổi ở Hà Nội đã được các nhà y khoa
và xã hội học nghiên cứu khá nhiều. Mười năm sau, AAR tiến hành hai cuộc điều tra
định lượng ở Hà Nội vào các năm 1993 và 1994 nhằm tìm hiểu các vấn đề giúp đỡ gia
đình người cao tuổi như: mạng lưới thân thuộc, được lắng nghe, giúp đỡ tài chính, khi
đau ốm, …. Có thể thấy vấn đề trợ giúp người cao tuổi đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm nhưng chỉ mới ở cấp độ gia đình mà thôi.
Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về người cao tuổi do các
nhà khoa học xã hội tiến hành. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của các tác giả
11
như Nguyễn Phương Lan “Tìm hiểu đời sống văn hóa người cao tuổi” dưới góc độ
văn hóa học, Nguyễn Trung Nghĩa với khóa luận Xã hội học “ Tìm hiểu đời sống văn
hóa tinh thần của cán bộ công nhân viên hưu trí” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả các nghiên cứu cho thấy, tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần là nhu cầu cấp
thiết đối với người cao tuổi.
Như vậy, qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu về người cao tuổi từ trước tới
nay, xét về phạm vi nghiên cứu cho thấy, phần nhiều những cuộc nghiên cứu người
cao tuổi tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận khác. Cuộc
khảo sát đầu tiên được thực hiện ở phía Nam do Trương Sỹ Ánh và cộng sự tiến hành
vào năm 1997 với cỡ mầu 840 người từ 60 tuổi trở lên tại 28 điểm nghiên cứu ở Thành
phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh xung quanh. Trong khi đó người cao tuổi miền Trung lại ít
được chú ý, có chăng là nghiên cứu về “ Người cao tuổi ở miền Trung và Nam Bộ Việt
Nam năm 2000 – phác thảo về một số kết quả nghiên cứu định tính” của Bế Quỳnh
Nga đề cập đến vấn đề lao động và sắp xếp gia đình người cao tuổi. Luận văn nghiên
cứu về vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi ở Thành phố Quy Nhơn sẽ bổ xung
thêm vào nghiên cứu người cao tuổi tai khu vực miền Trung.
2. Các khái niệm liên quan tới đề tài
2.1 Hỗ trợ xã hội
Đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống
thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi
ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia
đình.
Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc
bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát
huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc
sống của cộng đồng.
Trợ giúp xã hội có đặc điểm:
- Thuế được dùng để tài trợ cho các chương trình xã hội đa dạng để chi trả trợ
cấp.
- Trợ cấp được chi trả khi các điều kiện theo quy định được đáp ứng.
12
- Thẩm tra tài sản (thu nhập, tài sản và vốn) thường dùng được xác định mức
hưởng trợ cấp.
2.2 Phúc lợi xã hội
Thuật ngữ phúc lợi xã hội sử dụng vài chục năm qua ở nước ta với những phạm
vị khác nhau. Là một mảng hiện thực xã hội, phúc lợi xã hội có thể được xem xét như
là một hế thống hay một thiết chế mà chức năng xã hội của nó là đảm bảo những nhu
cầu xã hội thiết yếu của các tầng lớp dân cư theo những điều kiện của cấu trúc xã hội.
Đồng thời việc xác định nhu cầu này là do cấu trúc xã hội quy định. Thông thường,
phạm vi các nhu cầu cơ bản này liên quan tới nhu cầu về lương thực, thực phẩm, việc
làm, thu nhập, …
Nhìn từ góc độ cơ cấu xã hội, hệ thống phúc lợi xã hội tác động vào các điều
kiện an sinh xã hội của các nhóm xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, đặc
biệt chú trọng các nhóm xã hội yếu thế. Trong ý nghĩa đó, phúc lợi xã hội cho người
cao tuổi là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Chăm lo phúc lợi cho người cao
tuổi giúp họ đảm nhận những vai trò xã hội mới, đó là công việc có ý nghĩa to lớn đối
với việc phát triển xã hội. Vì không chỉ trong xã hội truyền thống, nơi mà người cao
tuổi được tôn kính do họ nắm vững kho tri thức kinh nghiệm sản xuất, lịch sử và
truyền bá những kinh nghiệm có ý nghĩa, mà ngay cả trong xã hội hiện đại, người cao
tuổi vẫn là một lớp người không thể thiếu trong việc truyền đạt các di sản văn hóa, chủ
trì những lễ nghi, hòa giải những tranh chấp trong cộng đồng, … Người cao tuổi cần
thiết cho gia đình và xã hội, là tài nguyên có giá trị chứ không phải gáng nặng như
trong suy nghĩ của chúng ta.
Phúc lợi xã hội có quan hệ mật thiết với hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi.
2.3 Người cao tuổi
Người cao tuổi hay người già là một thuật ngữ dùng để chỉ những người nhìn
chung đã có nhiều tuổi. Lâu nay ta vẫn quen dùng khái niệm “người già”. Theo từ điển
tiếng Việt, già tức là “ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần trong gia
đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên”. Như vậy, về mặt thuật ngữ “người già” hoặc
“người cao tuổi” cũng chỉ là hai cách gọi khác nhau mang cùng một nội dung chỉ
“người đã nhiều tuổi so với tuổi đời trung bình”. Theo quy đinh hành chính quốc tế,
13
người từ 60 tuổi trở lên gọi là người cao tuổi. Luận văn sử dụng thuật ngữ “người cao
tuổi”.
3. Cơ sở lí luận của vấn đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi
Người phương Đông từ lâu đã rất quen thuộc với hình ảnh về cái lưới trời lồng
lộng bao bọc lấy con người, quy định danh phận của con người. Trong khoa học xã
hội, C.Mác đã đưa ra quan niêm gốc về mối quan hệ giữa con người và xã hội nói
chung và quan hệ sản xuất nói riêng. Mác viết “Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất
hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội”. Theo Mác, bản
chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt mà
“Trong tính hiện thực cố hữu, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã
hội”. Con người sống thành xã hội, tồn tại và phát triển như một thực thể xã hội, vì thế
liên hệ xã hội là một nền tảng của cuộc sống. Mọi cá nhân đều có liên hệ với người
khác (bố mẹ, anh em, họ hàng, xóm giềng, bạn bè, thể chế xã hội, …) bằng cách nào
đó, nằm trong một cấu trúc xã hội phức tạp bao quanh mình. Liên hệ xã hội phát triển
và thay đổi của cá nhân và bối cảnh sống.
Như vậy, mỗi cá nhân để tồn tại và phát triển, phải tham gia vào các mối quan
hệ xã hội, thực hiện những tương tác và những sự trợ giúp của các cá nhân khác trong
xã hội, qua đó, vai trò và vị trí của cá nhân sẽ được thể hiện.
Tuổi già trong xã hội được xem xét ở ba cấp độ với những đặc điểm chung
được chia sẻ: Ở cấp độ cá nhân, tuổi già được đánh dấu bởi sự suy giảm sự sắc bén của
các giác quan, sự nhanh nhạy của các dây thần kinh vận động và sự suy giảm các dây
thần kinh nhận thức. Đó là những yếu tố nền quan trọng trong quá trình tham gia vào
xã hội của người cao tuổi cũng suy giảm, thậm chí mất đi. Ở cấp độ gia đình, tuổi già
được đặc trưng bởi sự tương tác liên thế hệ, về các vai trò cũng như sự thay đổi khả
năng và trách nhiệm trong gia đình. Ở cấp độ mạng lưới xã hội, những đặc trưng là sự
tiêu hao liên tục những mối rang buộc xã hội, sự gia tăng những khó khăn của người
cao tuổi trong việc thực hiện những hoạt động xã hội để duy trì những mối liên kết xã
hội, sự suy giảm cơ hội phục hồi các quan hệ xã hội và thiết lập các quan hệ mới. Hơn
nữa, tuổi già thường đi theo nó là những nhược điểm yếu đuối về thể chất. Kết quả là
khó khăn cho người cao tuổi duy trì sự chủ động cá nhân của họ trong cuộc sống hàng
ngày, chính vì những lí do đó mà người cao tuổi cần được quan tâm và trợ giúp từ gia
14
đình và xã hội, để họ có thể có được tâm trang vui vẻ thoải mái, không mặc cảm vì
tuổi già sức yếu, giúp người già sống vui, sống khỏe và sống có ích.
Trong mỗi hành động xã hội có nhiều nhân tố bên ngoài chi phối. Những tác
động đó là các điều kiện khách quan như các thiết chế kinh tế, xã hội, văn hóa, chính
trị. Ngoài ra, còn chịu sự chi phối bởi tính chủ quan của mỗi cá nhân. Trong luận văn,
nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi ở
Thành phố Quy Nhơn là quá trình biến đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa
phương nhưng năm gần đây. Đồng thời, những nhân tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu –
xã hội của người cao tuổi như giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, … cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến việc hỗ trợ xã hội đối với họ. Bởi vì các thiết chế trong xã hội tác
động đến người cao tuổi không phải lúc nào cũng giống nhau cũng như người cao tuổi
có những đặc điểm nhân khẩu khác nhau có những hỗ trợ xã hội khác nhau. Điều này
giải thích vì sao trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, người cao tuổi lại có những
hành động xã hội khác nhau và khác với sự mong đợi của xã hội. Từ cơ sở trên thấy
rằng, nghiên cứu người cao tuổi nói chung và hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi nói
riêng nên dựa trên quan điểm duy vật biện chứng sẽ cho ta cái nhin toàn diện về vấn
đề.
4. Cách tiếp cận luận văn
Việt Nam là một nước đang phát triển, số người cao tuổi đang có xu hướng
tăng nhanh. Theo dự báo, Việt Nam sẽ chính thức trở thành một quốc gia có dân số già
vào năm 2014 (tỉ lệ người trên 60 tuổi lớn hơn 10% dân số). Như vậy, chỉ trong vòng 3
năm nữa nước ta sẽ phải đối mặt với các khó khăn do việc “già hóa dân số” mang lại.
Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và mặt bằng kinh tế chưa cao. Nếu ta không chuẩn bị
tốt ngay từ bây giờ thì trong những năm tới đây áp lực của việc “già hóa dân số” sẽ
ngày càng đè nặng lên xã hội. Hậu quả là việc chăm sóc mang tính toàn diện đối với
người cao tuổi ở nước ta khó có thể thực hiện tốt được.
Chính vì vậy, trong luận văn này, đối tượng tác giả chọn để nghiên cứu như tên
đề tài đã dẫn, đó là hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi. Vấn đề chăm sóc sức khỏe – y
tế, tinh thần, vật chất cho người cao tuổi là vấn đề rất được quan tâm không chỉ ở mức
độ gia đình mà còn ngoài xã hội. Tác giả sử dụng một số cách tiếp cân như hỗ trợ xã
hội (bao gồm hỗ trợ về sức khỏe – y tế, tinh thần, vật chất), lí thuyết tương tác xã hội,
15
cách tiếp cận “chiến lược sống” hay “sinh kế bền vững”, các lí thuyết nghiên cứu
người cao tuổi như lí thuyết gỡ bỏ, lí thuyết hoạt động. Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn
tình hình người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn, thu thập các thông tin cần thiết của
địa phương liên quan tới người cao tuổi, sử dụng các thông tin thực nghiệm thực hiện
bằng bảng hỏi, một số thông tin từ phỏng vấn sâu các đối tượng để giải quyết nhiệm
vụ để tài đặt ra.
Tuy nhiên, góc tiếp cận của đề tài không chỉ dừng lại ở việc xem xét các thực
trạng hỗ trợ xã hội mà còn tập trung vào vai trò của nó đối với người cao tuổi. Trên cơ
sở đó có thể đưa ra một số những giải pháp hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi của
nhóm xã hội này. Hơn thế nữa, đề tài tìm hiểu việc hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi
đặt trong bối cảnh môi trường xã hội tại Thành phố Quy Nhơn, tức là bối cảnh của cơ
cấu kinh tế xã hội mà người cao tuổi phụ thuộc đang có những biến đổi sâu sắc về mọi
mặt, ví dụ như nghề nghiệp, thu nhập, tuổi tác, giới tính, … ảnh hưởng ra sao tới hỗ
trợ xã hội đối với người cao tuổi. Cuối cùng, luận văn đưa ra một vài nhận định về vấn
đề hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi để có những kiến nghi, đề xuất hơn nữa trong
việc trợ giúp mọi mặt cho người cao tuổi,về chăm sóc sức khỏe – y tế, cũng như về
mặt tinh thần, vật chất, trên cơ sở đó phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ xã hội đối với
người cao tuổi tại Thành phố Quy Nhơn hiện nay.
5. Các lí thuyết tiếp cận
5.1 Lí thuyết tương tác xã hội
Tương tác xã hội là những hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất hai
chủ thể hành động. Tương tác xã hội được quy từ hai khái niệm: quan hệ xã hội và
hành động xã hội, nó được coi là quá trình hành động và hành động đáp trả lại của một
chủ thể này với một chủ thể khác. Các kiểu tương tác xã hội này không phải chỉ xem
xét theo kiểu mặt đối mặt mà quan hệ tương tác đó chỉ có ý nghĩa khi đặt chúng trong
các hành động xã hội và quan hệ xã hội.
Như vậy, các hành động xã hội là cơ sở, tiền để của tương tác xã hội. Bất cứ hành
động nào của con người khi đặt trong tương quan với các chủ thể khác đều trở thành
tương tác xã hội. Trong đời sống xã hội, con người tham gia rất nhiều các hoạt động
khác nhau, tùy theo ý muốn cũng như hoàn cảnh mà cá nhân đó có thể tham gia một số
hoạt động nào đó.
16
Lí thuyết tương tác xã hội đã cho thấy sự đa dạng của các mối tương tác diễn ra
trong xã hội. Các dạng hoạt động đó xét cho cùng chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách
quan của con người như ăn uống, sinh hoạt, nơi ở, sinh hoạt văn hóa tinh thần, … Vận
dụng lí thuyết tương tác xã hội vào nghiên cứu người cao tuổi giúp làm sáng tỏ nội
dung vấn đề ở chỗ: chỉ ra được phương thức tồn tại của chủ thể trong xã hội. Người
cao tuổi là một nhóm xã hội đặc thù tiêu biểu cho một lối sống đặc thù. Là sự tổng hòa
các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, do đó phương thức sống của họ vừa
phản ánh dấu ấn xã hội vừa mang nét đặc thù của nhóm xã hội riêng biệt. Ngoài ra,
tương tác xã hội còn là cơ sở để tìm hiểu nội dung và bản chất các hoạt động đang diễn
ra của người cao tuổi.
Lí thuyết tương tác còn cho rằng, người cao tuổi nếu vẫn tiếp tục tich cực tham
gia vào xã hội thì sẽ được điều chỉnh tốt nhất. Người cao tuổi nên giữ vai trò tich cực
trong xã hội bằng cách thay những hoạt động đã mất bằng những hoạt động mới. Thực
chất người cao tuổi cũng có nhu cầu tương tác xã hội không kém các nhóm khác trong
xã hội. Nói cách khác, quá trình tương tác xã hội của người cao tuổi ít hay nhiều đều
thể hiện tính tich cực chính trị, xã hội. Vì vậy, phát huy được sự chủ động tich cực,
sáng tạo của người cao tuổi trong công cuộc xây dựng gia đình, cộng đồng là những
đóng góp quý báu từ nhóm xã hội này.
5.2 Cách tiếp cận “chiến lược sống” hay “sinh kế bền vững”
“Chiến lược sống” (livelihood strategy) hay “sinh kế bền vững” (sustainable
livelihood) là các khái niệm mới còn chưa có sự thống nhất. Các khái niệm này được
sử dụng đầu tiên như một khái niệm phát triển vào những năm 1990. Chambers và
Conway (1991) đã có những ý tưởng đầu tiên về khái niệm này như sau: “Sinh kế”
được cấu thành bởi con người và khả năng của họ; những ý nghĩa trong cuộc sống bao
gồm thức ăn, thu nhập và tài sản có giá trị (tài sản có giá trị hữu hình như các nguồn
tài nguyên … và tài sản có giá trị vô hình như phương tiện để tiếp cận nguồn tài
nguyên đó). Một “sinh kế” được xem là bền vững về mặt xã hội khi nó có thể ngăn
chặn cũng như phục hội việc suy sụp và những cú sốc trong cuộc sống của mỗi cá
nhân và mở ra những triển vọng mới cho tương lai của họ và các thế hệ sau.
Nhìn chung, “livelihood” hay “sinh kế” nhấn mạnh tới những đặc điểm sau đây
của cuộc sống con người: (1) mối tương tác giữa phương kế sinh nhai của con người
17
tới môi trường (nhấn mạnh tới tính thích nghi với môi trường và sự hòa hợp với môi
trương); (2) mối quan hệ với mạng lưới xã hội; (3) cách hiểu toàn diện về khả năng
của con người; (4) tính bền vững của phương kế sinh nhai.
Cách tiếp cân “chiến lược sống” hay “sinh kế bền vững” cung cấp khung phân
tich rộng cho phần lớn các nghiên cứu phát triển. Là phương pháp nhìn nhận sự phức
tạp trong sinh kế bền vững của con người và vô số chiến lược sống đã được con người
chấp nhận để làm thay đổi cuộc sống của họ. Chiến lược và năng lực con người phụ
thuộc vào sự rủi ro, tài sản gia đình và cấu trúc xã hội, chính sách cũng như quá trình
đề xuất hoạt động sinh kế cho con người.
Như vậy, cách tiếp cận “chiến lược sống” hay “sinh kế bền vững” tập trung vào
con người và các phương kế sinh sống của họ. Đối tượng tiếp cận trực tiếp của nó là
những nhóm được coi là yếu thế trong xã hội như phụ nữ nghèo, trẻ em lang thang,
người cao tuổi, … Đó là những nhóm đối tượng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro
trong cuộc sống. Trong những hoàn cảnh sống khác nhau họ sẽ chọn cho mình một
“chiến lược sống” hay “phương kế” thích hợp nhất. Và cũng chính “chiến lược sống”
đó cũng giúp cho cá nhân thích nghi cũng như vượt qua được những rủi ro, khó khăn
trong cuộc sống.
Áp dụng cách tiếp cận “chiến lược sống” trong luận văn nhằm xem xét, tìm
hiểu người cao tuổi đã có những chiến lược trong cuộc sống hàng ngày như thế nào,
hoàn cảnh sống ra sao. Và với mỗi hoàn cảnh sống khác nhau, người cao tuổi chọn cho
mình “chiến lược sống” riêng. Và cũng dựa vào từng hoàn cảnh sống đó lại có biện
pháp hỗ trợ xã hội khác nhau đối với người cao tuổi.
5.3 Các lí thuyết nghiên cứu người cao tuổi
5.3.1 Lí thuyết gỡ bỏ
Lí thuyết gỡ bỏ liên quan tới việc gỡ bỏ người cao tuổi khỏi vị trí trách nhiệm
xã hội trong hoạt động có thứ tự của xã hội. Lí thuyết gỡ bỏ là nỗ lực ban đầu nhằm
giải thích bằng cách nào, tại sao xã hội định nghĩa người cao tuổi khác với lớp trẻ. Áp
dụng quan điểm của Talcott Parsons, Elane Cumming và William Henry (1961) đặt lí
thuyết gỡ bỏ trên thực tế sinh học của con người dần tàn tạ và sau cùng là chết, xã hội
phải tìm ra một số biện pháp. Quá trình này được thực hiện bằng sự chuyển giao có
thứ tự nhiều vai trò và địa vị khác nhau từ người lớn tuổi sang những người trẻ hơn.
18
Như thế, các mẫu địa vị và vai trò vẫn còn ổn định mặc dù con người đảm nhận nhiều
địa vị và vai trò phải được chuyển giao cho lớp trẻ trong khi người lớn vẫn còn hoạt
động chức năng hiệu quả.
5.3.2 Lí thuyết hoạt động
Lí thuyết hoạt động (lí thuyết thay thế) liên quan đến mức độ hoạt động xã hội
cao đối với sự thỏa mãn cá nhân ở tuổi già. Lí thuyết phần lớn được phát triển nhằm
đáp lại lí thuyết gỡ bỏ. Lí thuyết hoạt động gợi đến mô hình tương tác xã hội. Tiếp cận
này nhấn mạnh cá nhân xây dựng thế giới bản ngã và nhận dạng xã hội trên cơ sở địa
vị và vai trò của họ trong xã hội.
Lí thuyết hàm ý người cao tuổi nên cố gắng giữ vai trò trong xã hội bằng cách
thay thế những hoạt động đã mất bằng những hoạt động mới. Vì thế lí thuyết hoạt
động ám chỉ tuổi già phải được xem là giai đoạn cuối đời sống mà cá nhân có nhiều
khả năng thay đổi, phản ánh nhu cầu và khả năng của từng cá nhân.
Như vậy, lí thuyết hoạt động là phản ứng quan trọng với lí thuyết gỡ bỏ vì nó
tập trung sự chú ý đến chính bản thân người cao tuổi hơn nhu cầu xã hội.
Tiểu kết: Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, em đã tìm hiểu được một
số những lí thuyết cùng như các vấn đề có liên quan tới đề tài. Trong chương 1 này,
em đã nêu ra cơ sở lí luận cho đề tài, cách tiếp cận luận văn, các lí thuyết tiếp cận, các
lí thuyết nghiên cứu người cao tuổi cũng như những khái niệm liên quan tới vấn đề
nhằm làm rõ hơn đề tài nghiên cứu đó là “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa
bàn Thành phố Quy Nhơn”. Ngoài ra, e đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, là những
hướng nghiên cứu và những giả thuyết này sẽ được chứng mình qua quá trình khảo sát
thực trạng hỗ trợ xã hội tại thành phố Quy Nhơn.
19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN
2.1 Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định. Phía Đông là
biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp Tuy Phước và Phù Cát,
phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn nằm trong pham vi tọa
độ từ 13o 36’ đến 13o 54’ vĩ Bắc, từ 109.22’ kinh Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 400 dặm về phía Nam, cách thành phố Pleku (Tây
Nguyên) 105 dặm. Với tổng diện tich là 284,28 km2 , dân số khoảng 284.000 người,
có 16 phường và 5 xã. Ngày nay, Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I với ưu thế
về vị trí địa lí, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển. Quy Nhơn được Thủ
tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng
duyên hải Nam Trung Bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang). Quy Nhơn đang từng
bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm
chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội và du lịch, là đô thị lớn nằm trong chuỗi đô thị
của các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (nguồn: theo Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia).
Sự biến đổi về kinh tế: Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ lệ ngành
nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Tỉ trọng nông, lâm, thủy sản – công nghiệp và xây
dựng – dịch vụ trung GDP năm 2006 đạt: 36,7% - 28% - 35,3% (kế hoạch: 35% - 30%
- 35%; năm 2005: 38,4% - 26,7% - 34,9%). Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm
2006 là 12% (ước tăng cao hơn tốc độ tăng năm 2005 là 0,9%), trong đó, giá trị tăng
thêm của các ngành nông, lâm, thủy sản tăng 8,21%. Riêng nông nghiệp tăng 10,54%.
Công nghiệp, xây dựng tăng 17,94%. Riêng công nghiệp tăng 17,53%. Dịch vụ tăng
12,32%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 1255 USD/người (nguồn: theo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Sự biến đổi cơ cấu dân cư, lao động và lành nghề: Thành phố Quy Nhơn là nơi
hội tụ khá đông đảo cư dân ở khắp nơi trên đất nước. Ngoài người dân bản địa còn có
người Bắc di cư và người dân các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, đặc biệt là
20
vùng Tây Nguyên, trong đó có cả bốn dân tộc anh em: Bana, Chăm, Hrê và người
Kinh. Sự biến đổi kinh tế và dân cư cũng đồng thời tạo ra sự chuyển dịch lao động và
ngành nghề giữa các khu vực kinh tế, tạo nên thị trường lao động sôi động và cạnh
tranh mạnh mẽ, và làm giảm tỉ lệ gia tăng thất nghiệp hiện nay là 5,1% (năm 2004 là
5,24%). Theo Niên giám thống kê năm 2005, số người được sắp xếp làm việc tính theo
đơn vị người: dân số trong độ tuổi lao động là 150.468 người, trong đó số người có
khả năng lao động là 148.598 người và số người ngoài độ tuổi lao động có việc làm là
6.878 người( nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2005).
Sự biến đổi văn hóa: Những năm gần đây thành phố Quy Nhơn rất chú trọng tới
việc giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng
dụng văn hóa ngày càng cao của cư dân thành phố. Nhiều hoạt động văn hóa, thông
tin, thể thao được tổ chức chào mừng kỉ niệm ngày lễ lớn, những ngày lễ kỉ niệm
truyền thống của các ngành nghề … Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ V giai
đoạn 2001 - 2005, thi đấu võ thuật cổ truyền toàn quốc năm 2005, triển lãm Mĩ thuật
khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần thứ X năm 2005, … Đặc biệt, một số hoạt
động văn hóa, văn nghệ hướng đến riêng đối tượng người cao tuổi như tổ chức các
cuộc thi “Về nguồn”, “Sống vui, khỏe, có ích”, thi giao lưu ca hát giữa các hội Người
cao tuổi, các Câu lạc bộ dưỡng sinh, … thu hút sự quan tâm và sự tham gia đông đảo
của người cao tuổi (nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm
2005).
Sự biến đổi trong chính sách xã hội và phúc lợi xã hội: Qua hơn 20 năm đổi
mới, thành phố đã tiến hành thực hiện chi trả cho các đối tượng chính sách kịp thời,
chu đáo, lập quỹ phúc lợi để giúp đỡ người nghèo, người cao tuổi. Thành phố đã đưa
ra nhiều cuộc vận động chăm lo cho đời sống người cao tuổi đặc biệt là người cao tuổi
nghèo, cô đơn nhằm giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần cho họ. Có thể kể đến các
cuộc vận động của Hội người cao tuổi thành phố chăm lo Tết cho người cao tuổi, cuộc
“Chạy bộ vì người cao tuổi”, phong trào “Ông bà con cháu hiếu thảo”, hay “Người con
hiếu thảo” được nhân rộng để tạo nên sự gắn kết về tình cảm giữa người cao tuổi với
con cháu. Hội người cao tuổi cũng luôn kêu gọi sự đóng góp của các thành viên trong
Hội về tiền bạc. tấm áo, miếng ăn cho một số người cao tuổi nghèo, cô đơn, không nơi
nương tựa. Kêu gọi các cụ tham gia vào hội Người cao tuổi để có nơi sinh hoạt tinh
21
thần cũng như giúp đỡ về vật chất trong cuộc sống, cống hiến sức lực của mình, trở
thành người có ích cho gia đình và xã hội (nguồn: theo Niên giám thống kê thành phố
Quy Nhơn năm 2005).
2.2 Chân dung của người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu
2.2.1 Giới tính và độ tuổi
Tổng cộng có 130 phiếu điều tra được chia cho 3 khu vực của phường Nguyễn
Văn Cừ là khu vực 1, khu vực 3 và khu vực 8. Kết quả về khảo sat giới tính người cao
tuổi cho thấy, có sự phân chia tương đối giữa cụ ông và cụ bà, cụ thể là cụ ông chiếm
41,5% và cụ bà chiếm 58,5%. Về tuổi tác, người cao tuổi có độ tuổi từ 60 – 69 tuổi
chiếm 42,3 % trong tổng số người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu và chiếm tỉ lệ cao
nhất (trong đó cụ bà có tỉ lệ cao hơn cụ ông, cụ thể là 47,9% so với 33,3%), đây được
xem là nhóm “trẻ” của lớp người cao tuổi. Nhóm 70 – 79 tuổi chiếm 33,8% (tỉ lệ cụ
ông cao hơn cụ bà là 35,1 so với 32,9). Nhóm 80 – 89 tuổi chiếm 27,0%(tỉ lệ cụ ông
cao hơn cụ bà là 24,6 so với 16,4), nhóm trên 90 tuổi chiếm 3,1% (tỉ lệ cụ ông cũng
cao hơn cụ bà là 7,0 và 2,7).
2.2.2 Trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân
Theo số liệu tìm hiểu về trình độ học vấn của người cao tuổi cho thấy, phần lớn
người cao tuổi có mức học vấn phổ cập (hết Tiểu học là 36,2%; THCS là 23,8%;
THPT là 20,8), tỉ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn ở bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại
học là 16,9%, không có người cao tuổi có học vấn trên ĐH. Có thể thấy mức học vấn
của người cao tuổi như trên ở mức tương đối khá. Kết quả này được lí giải từ phong
trào bình dân học vụ nở rộ trong cả nước và tại Tỉnh Bình Định nói riêng sau Cách
mạng tháng Tám và phong trao bổ túc văn hóa sau ngày thống nhất đất nước. Tuy
nhiên, tỉ lệ người mù chữ cũng chiếm 2,3%. Với các kết quả thu được về trình độ học
vấn của người cao tuổi ở trên ta cũng dễ có thể hiểu được lớp người cao tuổi càng cao
sẽ tương ứng với hoàn cảnh lịch sử của đất nước và trong số đó nhiều người không có
điều kiện để học tâp.
Cụ ông có trình độ học vấn cao hơn cụ bà, ở đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp tỉ lệ cụ ông là 24,5% tương ứng với cụ bà là 9,1%; Ở trung học phổ
thông cụ ông là 24,5 tương ứng với cụ bà là 20,7%. Tỉ lệ cụ bà có trình độ học vấn tiểu
học và trung học cơ sở cao hơn cụ ông, cụ thể ở bậc tiểu học tỉ lệ cụ bà là 36,4% tương
22
ứng với cụ ông là 32,1%, ở bậc THCS tỉ lệ cụ bà là 29,9% còn cụ ông là 16,9%. Tỉ lệ
mù chữ ở cụ bà cũng cao hơn cụ ông là 3,9% tương ứng với 1,9%.
Kết quả khảo sát tình trạng hôn nhân của người cao tuổi cho thấy, 42,3% người
cao tuổi đang sống với vợ hoặc chồng, trong đó tỉ lệ cụ ông đang sống cùng vợ cao
hơn cụ bà đang sống cùng chồng (48,1% so với 41,0%) và phần lớn thuộc nhóm tuổi
từ 70 tới 79 tuổi (chiếm 53,2%). Trong khi đó người cao tuổi sống một mình chiếm tỉ
lệ khá cao, nguyên nhân lớn nhất đó là góa vợ/chồng chiếm 50,8% (cụ bà cao hơn cụ
ông là 56,4 so với 40,7 và tập trung ở độ tuổi 80 – 89 là 69,3%). Nguyên nhân do
người cao tuổi li thân, li hôn chiếm 3,8% (trong đó cụ ông chiếm tỉ lệ cao hơn cụ bà là
3,8% so với 1,3%). Nguyên nhân do người cao tuổi chưa từng kết hôn chiếm 1,5%
(tập trung ở cụ ông chiếm 3,8%). Đây là những con số cho ta thấy người cao tuổi
không chỉ thiệt thòi về hạnh phúc tuổi già mà còn phải chịu cảnh hiu quạnh cô đơn. Và
đối với tỉ lệ người cao tuổi tái hôn chiếm 1,5%, bằng với tỉ lệ người cao tuổi chưa từng
kết hôn (cụ ông là 1,9% và ở cụ bà là 1,3%, ở độ tuổi 70 – 79 tuổi là 2,1%).
2.2.3 Nghề nghiệp trước đây
Phần lớn những người trong mẫu khảo sát từng là cán bộ công nhân viên chức
nhà nước trước đây (bao gồm hưu trí công nhân viên chức và hưu trí quân đội) chiếm
44,6%, trong đó cụ ông chiếm tỉ lệ cao hơn cụ bà là 52,8% so với 45,5%. Người cao
tuổi thuộc nhóm nghề công nhân và nông dân có tỉ lệ bằng nhau, đều là 20,8%. Tuy
nhiên, đối với nhóm hoạt động nông nghiệp tỉ lệ cụ ông cao hơn cụ bà là 22,6% so với
19,5%; đối với nhóm nghề công nhân tỉ lệ cụ bà cao hơn cụ ông là 20,8% so với
16,9%. Nhóm nghề buôn bán nhỏ chiếm 10,8% trong đó tỉ lệ cụ bà cao hơn cụ ông là
10,4% so với 5,7%. Chỉ có 3,1% tỉ lệ người cao tuổi từng làm kinh tế hộ gia đình và tỉ
lệ cụ bà cao hơn cụ ông trong nhóm nghề này, cụ thể là 3,9% so với 1,9%. Và qua
khảo sát thực tế cho thấy phần lớn người cao tuổi sống ở ngoại thành hoặc ở một vùng
miền khác chuyển vào thành phố vì nhiều lí do khác nhau và sau đó, gia đình định cư
tại thành phố.
Có thể nhận thấy phần nghề nghiệp trước đây của người cao tuổi khá đa dạng.
2.2.4 Thu nhập và lao động hiện nay
Nguồn thu nhập của người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu cũng khá đa dạng,
tùy vào từng hoàn cảnh và công việc của người cao tuổi trước đây cung như hiện tại.
23
Nguồn thu nhập chính trong mẫu khảo sát được thể hiện theo trật tự sắp xếp như sau:
Người cao tuổi được hưởng lương hưu chiếm 49,3% (trong đó cụ ông ông cao hơn cụ
bà là 55,2% so với 48,3% thuộc độ tuổi 60 – 69 là 42,6%, 70 – 79 là 42,3%, 80 – 89 là
70,0% và trên 90 tuổi là 80%). Thu nhập từ lao động hiện tại chiếm 19,6% (tỉ lệ cụ bà
cao hơn cụ ông là 19,8% so với 17,2% thuộc độ tuổi 60 – 69 là 18,0%, 70 – 79 là
28,8%, 80 – 89 là 10,0% và trên 90 tuổi là 0,0%). Đầu tư, lãi suất, cho thuê chiếm
12,2% (trong đó tỉ lệ cụ ông cao hơn cụ bà là 13,8% so với 9,3% thuộc độ tuổi 60 – 69
là 18,0%, 70 – 79 là 9,6%). Kinh tế hộ gia đình chiếm 9,5% (tỉ lệ cụ bà cao hơn cụ ông
là 10,5 so với 6,9 thuộc độ tuổi 60 – 69 là 16,4%, 70 – 79 là 9,6%, 80 – 89 là 0,0% và
trên 90 tuổi là 20, 0%). Có 8,1% người được con cháu giúp đỡ (tỉ lệ cụ bà cao hơn cụ
ông là 9,3% so với 5,2% thuộc độ tuổi 60 – 69 là 4,9%, 70 – 79 là 9,6%, 80 – 89 là
10,0%). Tỉ lệ người cao tuổi được trợ cấp xã hội chỉ chiếm 1,4% (cụ bà cao hơn cụ
ông là 2,3% so với 1,7%) và người khác giúp đỡ là 0,0%.
Về bình quân thu nhập, người cao tuổi có thu nhập thấp nhất là 500 ngàn đồng
và cao nhất là 3 triệu 8 trăm nghìn đồng. Nguồn thu nhập này dao động trong khoảng
từ 1 triệu đồng tới 2 triệu đồng chiếm cao nhất là 43,1%, từ 2 triệu đồng tới 3 triệu
đồng chiếm 36,2%, trên 3 triệu đồng chiếm 13,8% và thấp nhất là từ 500 ngàn đồng
tới 1 triệu chiếm 6,9%.
Cụ bà có thu nhập dưới 1 triệu đồng cao hơn cụ ông (5,3% so với 1,8%) và cụ
bà cũng có thu nhập từ 1 triệu đồng tới 2 triệu cao hơn cụ ông (54,7 so với 32,7%).
Tuy nhiên, ở mức thu nhập cao hơn là từ 2 triệu đồng tới 3 triệu đồng và trên 3 triệu
đồng thì cụ ông có mức thu nhập cao hơn cụ bà (45,4% so với 32,0% và 20,0% so với
8,0%).
Người trong nhóm tuổi từ 60 – 69 có thu nhập cao hơn ngoài 70 tuổi.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rõ qua các con số ở trên, người cao tuổi có
mức thu nhập trung bình so với mặt bằng thu nhập chung. Và với mức thu nhập đó đối
với người cao tuổi chỉ đủ chi trả cuộc sống khá đắt đỏ nơi đô thị, nhiều người cao tuổi
phải tìm đến sự trợ giúp của con cháu hoặc dù đã già vẫn phải làm việc để có thể đủ
chi trả cuộc sống hàng ngày cho gia đình và bản thân. Đây có thể được coi là một
trong những khó khăn của người cao tuổi tại Quy Nhơn nói riêng và người cao tuổi nói
chung.
24
Và trong mẫu khảo sát có tới 41,5% người cao tuổi hiện vẫn đang tham gia lao
động trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như buôn bán tạp hóa, bán quán ăn,
giữ trẻ, bán vé số, … hay những công việc nặng nhọc hơn là đạp xích lô, thợ hồ, chạy
xe ôm, xe ba gác, … Trong số những người cao tuổi này có sự tham gia của cụ bà
nhiều hơn cụ ông (46,1% so với 42,6%) và phần lớn trong độ tuổi còn sức lao động từ
60 – 69 tuổi (chiếm 58,5%). Những công việc này tạo thêm thu nhập cho người cao
tuổi những cũng có những công việc vất vả và nặng nhọc gây ảnh hưởng không nhỏ
tới sức khỏe vì phải lao động cực nhọc. Một thực tế ở đô thị nhỏ như Quy Nhơn tìm
được việc khi về già không đơn giản. Xét về khía cạnh nào đó, việc làm đối với người
cao tuổi không chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt tâm lý,
đối với người cao tuổi, tâm lý tự ti, mặc cảm rằng mình không còn có ích, không thể
tham gia làm việc được sẽ gây cho người cao tuổi một cảm giác chán trường và mặc
cảm trong cuộc sống, vì thế công việc tạo nên niềm vui, nhiều người thấy được mình
có ích, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe hơn.
Từ những phân tich trên có thể đưa ra một chân dung tổng quát nhất về người
cao tuổi trong mẫu nghiên cứu như sau:
Về giới tính, cụ bà có tỉ lệ cao hơn cụ ông. Đại đa số người cao tuổi có độ tuổi
từ 60 – 69 tuổi. Mặt bằng trình độ học vấn của người cao tuổi tương đối khá, hầu hết
đạt mức phổ cập giáo dục, một bộ phận người cao tuổi có trình độ trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học. Một bộ phận khác, do điều kiện, hoàn cảnh không được học
hành nên không biết chữ. Phần lớn người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu đang sống
một mình, nguyên nhân do: góa vợ/chồng, li hôn/li thân, chưa kết hôn. Tỉ lệ người cao
tuổi đang sống với vợ/chồng cũng khá cao. Thành phần nghề nghiệp của người cao
tuổi trước đây cũng khá đa dạng, trong đó cán bộ công nhân viên chức chiếm phần
đông, tiếp theo là khối nông dân, khối công nhân, khối buôn bán nhỏ và cuối cũng là
khối kinh tế hộ gia đình. Người cao tuổi chủ yếu dựa vào 3 nguồn thu nhập chính là từ
lương hưu, lao động hiện tại và đầu tư, lãi suất, cho thuê với mức thu nhập bình quân
một tháng từ 500 ngàn đồng tới 3 triêu 8 trăm ngàn đồng. Hiện nay, có một bộ phận
người cao tuổi vẫn tham gia lao động ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, từ lao
động chân tay đến lao động trí óc.
25