UBND XÃ HƯƠNG VĨNH
BAN CHỈ ĐẠO PCGD TH ĐĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Số: 01/BC-BCĐ PCGDTH Hương Vĩnh, ngày 25 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC
TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI GIAI ĐOẠN 2000-2010
Phần thứ nhất
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI
Thực hiện Quyết định số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT, ngày 23/6/1999 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về ban hành quy định, tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân
huyện Hương Khê về việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi giai đoạn 2001-2006.
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục TH báo cáo quá trình thực hiện các mục tiêu Phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2000 đến năm 2010 như sau:
1. Đặc điểm tình hình:
1.1- Đặc điểm tình hình địa lý – kinh tế xã hội:
Hương Vĩnh là một xã vùng sâu, vùng biên giới thuộc huyện miền núi Hương
Khê. Phía Tây Nam là biên giới Việt - Lào với chiều dài 7.9 km, có tổng diện tích tự
nhiên là: 641787 ha, bao gồm: Đất dân cư:35.67 ha; đất nông nghiệp là:720.0 ha; đất
rừng là: 5179.36 ha. Toàn xã có 1147 hộ với 4741 nhân khẩu. Trong đó có 2230 nhân
khẩu trong độ tuổi lao động được chia làm 13 xóm và 1 bản. Dân số chủ yếu là dân tộc
Kinh, toàn xã có 7 hộ với 27 nhân khẩu là đân tộc Chứt, 108 hộ với 544 nhân khẩu là
giáo dân sinh hoạt ở nhà thờ Vĩnh Phúc và Vĩnh Thành.
Người dân Hương Vĩnh sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, dàn trải
trên địa bàn rộng. Đất đai tuy rộng nhưng đa phần là trồng cây nông nghiệp chưa có các
giống cây chủ lực nên hiệu quả kinh tế mang lại còn chưa cao, số hộ dân kinh tế nghèo
còn đông. Tuy vậy, nhờ sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, Chính quyền địa phương, các
ban ngành đoàn thể đặc biệt quan tâm nên trong những năm qua đã tập trung chuyển đổi
cây trồng, mùa vụ, cơ cấu cây trồng thâm canh tăng năng suất, phát triển các giống cây
công nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất phát triển chăn nuôi,
trồng trọt, trồng rừng khuyến khích các ngành nghề. Tranh thủ sự đầu tư của nhà nước
và các tập thể cá nhân. Đặc biệt là đã huy động được nội lực, sự ủng hộ của các nhà hảo
tâm, các doanh nghiệp để tập trung xây dựng cơ sở vật chất như điện , đường, trường,
trạm. Đến nay toàn xã đã có 3 trường của 3 cấp học đạt chuẩn quốc gia và một trạm y tế
đạt chuẩn, giao thông đi lại tương đối thuận lơi. Bộ mặt nông thôn được khởi sắc, đời
sống tinh thần lẫn vật chất của nhân dân đã phần nào được nâng lên, nên ý thức của đại
đa số người dân đã có sự quan tâm hơn đến việc học của con cái họ.
1.2- Đặc điểm về văn hoá - xã hội:
Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển về số
lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn quốc
1
gia. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đầu cấp cao: trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Dự án giáo dục trẻ có hoàn cảnh
khó khăn có tác dụng tích cực đến việc duy trì sĩ số học sinh tiểu học. Tỷ lệ đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hàng năm có tăng
và từng bước đạt được vững chắc.
1.3- Thuận lợi – khó khăn:
1.3.1- Thuận lợi:
Địa bàn dân cư Trường tiểu học Hương Vĩnh 1 gồm 13 xóm, 1 bản Giàng , có 775 hộ
với 3.544 dân ; chủ yếu sống bằng nông nghiệp . Hệ thống giao thông trên địa bàn trong
những năm gần đây cơ bản phát triển phần lớn đường bê tông và đường nhựa, nối liền
giữa các xóm .
Cấp uỷ, uỷ ban nhân dân xác định phổ cập giáo dục là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến
lược quan trọng nhằm nâng cao dân trí, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, góp phần đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là nền tảng vững chắc thực hiện phổ cập giáo dục
trung học cơ sở.
Được sự chỉ đạo sâu sát và đồng bộ của cấp uỷ, uỷ ban nhân dân xã, sự phối hợp
giữa các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội đã tạo sự nhất quán trong tổ chức
thực hiện.
Xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học năm 2001 là điều kiện thuận lợi để triển
khai thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Ngành giáo dục xã đóng vai trò nòng cốt trong việc tham mưu với Đảng uỷ, Uỷ ban
nhân dân triển khai thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
BGH trường , giáo viên, CNV đều quan tâm và chăm lo đến công tác PCGD của
nhà trường, GV tích cực tham gia điều tra, tổng hợp các số liệu, cập nhật thông tin
kịp thời …
GV nhiệt tình, tự giác, ý thức tốt tham gia huy động học sinh đến trường nên không
có tình trạng HS bỏ học.
Phụ huynh quan tâm đến việc học tập , trang bị đầu tư ĐDHT của con em khi đến
trường , đưa con em ra lớp đúng độ tuổi hàng năm , khai báo ngày tháng năm sinh
chính xác, ít thay đổi giấy khai sinh của con em như trước đây .
BĐD CMHS tích cực ủng hộ và tạo mọi điều kiện có được trong huy động , ủng hộ
XHHGD cho các hoạt động giáo dục của nhà trường trong từng năm học được hoàn
thiện .
Học sinh phần lớn trong các năm gần đây đều ham học, chăm ngoan, có ý thức
tự giác , thi đua vươn lên trong học tập và mọi lĩnh vực hoạt động giáo dục khác
1.3.2- Khó khăn:
- Địa bàn dân cư rộng, số dân đông là vùng nông thôn của xã biên giới nên kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn , chưa phát triển bền vững , còn nhiều hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá
cao. . Mặt bằng trình độ dân trí còn chênh lệch chưa đồng đều .
- Một số hộ thường xuyên vắng địa phương , di chuyển liên tục cho nên việc
chuyển HS đi, chuyển đến rất bất thường . Số học sinh chuyển đi chuyển đến không ổn
định , làm khó khăn trong việc điều tra cập nhật thông tin vào sổ của nhà trường gặp rất
nhiều hạn chế.
2
- Có một số gia đình thiếu quan tâm đến việc học hành của con cái có hoàn cảnh
khó khăn chưa hỗ trợ mua sắm ĐDHT cho con em , còn trông chờ ỷ lại vào nhà trường ,
thiếu quản lý HS ngoài giờ học , ngoài cộng đồng .
- Trình độ dân trí không đồng đều, trong địa bàn điều tra vẫn còn có một số nhân
dân trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn chỉ quan tâm đến việc mưu sinh ,
làm kinh tế kiếm sống không thiết tha đến việc học tập của con em chưa được quan tâm
coi trọng
- Về chất lượng văn hoá vẫn còn học sinh yếu do nhiều nguyên nhân: lười học,
gia đình khó khăn, khuyết tật , tiếp thu bài chậm , một số HS là cá biệt hư hỏng do gia
đình nuông chiều thiếu ý thức giáo dục nên các em thường xuyên có tư tưởng trốn , bỏ
học , thích lêu lỏng ham chơi … cho nên ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo sau 5 năm và
PCGDTH đúng độ tuổi .
- Những năm bắt tay vào thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cũng là
những năm ngành giáo dục dốc sức tập huấn giảng dạy theo sách giáo khoa mới và tất
nhiên còn nhiều lúng túng khi tổ chức thực hiện cũng như trình độ người triển khai và
người tiếp thu, do đó cũng còn một số học sinh chưa đạt mức chất lượng tối thiểu.
2. Quá trình thực hiện:
2.1- Công tác chỉ đạo của cấp ủy đảng, HĐND, UBND:
Cấp ủy, Ủy ban nhân dân lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời công tác Phổ cập giáo
dục, tạo điều kiện cho cho công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi thực hiện đúng tiến
độ. Cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã quán triệt Nghị quyết số
03/2001/NQ-HĐ, ngày 07/06/2001 của Hội đồng Nhân dân xã Khóa XVII, kỳ họp thứ
ba về việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi giai đoạn 2001-2006.
Uỷ ban nhân dân xã triển khai Kế hoạch số 08/KH-UB, ngày 25/06/2001 về việc
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đến năm 2006.
Chỉ đạo kịp thời củng cố kiện toàn ban chỉ đạo với đầy đủ thành phần để hoạt
động có hiệu quả, phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên. Phát huy tốt vai trò các
thành viên trong ban chỉ đạo. Các cơ sở tổ chức triển khai quán triệt chủ trương của
Đảng và Nhà nước về thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đến các cấp uỷ
đảng, các ban ngành, tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân, từ đó nâng cao nhận
thức của nhân dân về ý nghĩa và sự cần thiết phải phổ cập giáo dục.
2.1.1- Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục:
UBND Xã ban hành Quyết định số 11-QĐ/ĐU, ngày 16/08/2000 về việc thành
lập ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, phân công ông Trần Bá Minh Chủ tịch UBND xã làm
Trưởng ban, ông Trần Văn Hảo Hiệu trưởng TH làm phó ban.
Ngày 23/10/2003 UBND xã ban hành Quyết định số 22/2003/QĐ-UBND về việc
kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục. Phân công ông Phan Văn Đồng chủ tịch UBND
xã làm trưởng ban và ông Trần Văn Hảo Hiệu trưởng trường TH làm Phó ban.
Ngày 09/03/2004UBND xã ban hành Quyết định số 16/2004/QĐ-UBND về việc
kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục. Phân công ông Đậu Văn Sửu chủ tịch UBND
xã làm trưởng ban và ông Lưu Văn Minh Hiệu trưởng trường THCS làm Phó ban.
Ngày 24/10/2004UBND xã ban hành Quyết định số 16/2004/QĐ-UBND về việc
kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục. Phân công ông Trần Văn Thanh chủ tịch
UBND xã làm trưởng ban và ông Lưu Văn Minh Hiệu trưởng trường THCS làm Phó
ban.
3
Ngày 18/10/2005UBND xã ban hành Quyết định số 19/2005/QĐ-UBND về việc
kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục. Phân công ông Trần Văn Thanh chủ tịch
UBND xã làm trưởng ban và ông Dương Văn Nghiêm Hiệu trưởng trường THCS làm
Phó ban.
2.1.2- Phân công trách nhiệm Ban chỉ đạo:
Ban chỉ đạo xã phân công trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo
dục ở cấp xã.
Ban chỉ đạo cấp xã có nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch phổ cập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của đơn vị.
+ Hướng dẫn Ban chỉ đạo làm công tác điều tra cơ bản, tập huấn Cán bộ giáo
viên thống kê, lập kế hoạch phổ cập giáo dục.
+ Tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể tham gia công tác phổ cập.
+ Tự kiểm tra và đề nghị cấp trên công nhận.
+ Thanh toán các khoản kinh phí phổ cập.
Ban Văn hoá – Thể dục thể thao, Đài Phát thanh xã: Tổ chức các hoạt động
thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của công tác phổ cập giáo dục trong
việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, phục vụ cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của xã.
Mặt trận Tổ quốc: Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền, vận động nhân dân tích cực
hưởng ứng, huy động thanh thiếu niên trong độ tuổi phổ cập giáo dục đến lớp , không để
em nào bị thất học, góp phần tổ chức thực hiện thành công công tác phổ cập giáo dục.
Đoàn TNCSHCM: Thường xuyên phát động trong thanh niên ra sức phấn đấu
học tập và 100% các cháu trong độ tuổi phổ cập giáo dục đều được đi học.
Hằng năm, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục thành lập Đoàn Kiểm tra để kiểm tra
tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục trong toàn xã. Ngoài việc kiểm tra tiến độ thực hiện
PCGD, Ban chỉ đạo còn đi kiểm tra thực tế ở một số gia đình có đối tượng phổ cập
giáo dục để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới.
Ban chỉ đạo cấp xã:
Giao Thường vụ Đảng ủy Xã, ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Phổ cập Giáo
dục - CMC, thành phần gồm :
+ Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã.
+ Phó trưởng ban: Phó Chủ tịch Xã, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở và
Hiệu trưởng trường tiểu học.
+ Đại diện các ngành đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh, trưởng ban lãnh đạo các
thôn làm thành viên, cử một tổ thư ký gồm giáo viên Trung học cơ sở và giáo viên Tiểu
học.
Chức năng và nhiệm vụ:
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
+ Tổ chức điều tra, cập nhật các đối tượng phổ cập.
+ Lập các biểu mẫu thống kê báo cáo theo quy định.
+ Vận động các đối tượng trong độ tuổi ra lớp.
+ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phân phối tài liệu, sách giáo khoa.
+ Kiểm tra hoạt động của các lớp phổ cập và tự kiểm tra theo tiêu chuẩn.
+ Đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận.
Các ban chỉ đạo cơ sở kịp thời bổ sung thành viên khi có sự thay đổi nhân sự. Chỉ
đạo hiệu trưởng các trường học trên địa bàn nâng cao chất lượng dạy học, hạn chế lưu
4
ban, bỏ học. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng
trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Các trường phân công giáo viên phụ trách địa bàn làm nhiệm vụ phúc tra trình
độ học vấn trong dân, theo dõi đối tượng phổ cập trên địa bàn dân cư, tham mưu với
lãnh đạo các cấp có liên quan giúp đỡ đối tượng bỏ học ra lớp học lại.
2.2- Hoạt động về giáo dục:
Chịu trách nhiệm quản lí và chủ trì thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, hướng
dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch,
theo dõi tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục, kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm, tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc. Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan quy hoạch
mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; từng
bước xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo tiêu chuẩn phổ cập giáo dục.
Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên của cấp học, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
Tích cực giảm lưu ban, chống bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo. Phối hợp với các tổ
chức chính trị- xã hội của huyện, xã, thị trấn động viên nhân dân tích cực chủ động tham
gia vào công tác phổ cập giáo dục. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và tổng kết phổ cập
giáo dục của xã hàng năm.
Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền về việc từng bước xây dựng cơ sở vật
chất để dần dần ổn định về mạng lưới trường lớp.
Kịp thời báo cáo với Phòng Giáo dục để Phòng nắm số liệu và trình độ học vấn
của đối tượng phổ cập, theo dõi tiến độ mở lớp cũng như việc giảng dạy, duy trì sĩ số
học sinh các lớp phục vụ công tác phổ cập giáo dục.
2.3- Công tác xã hội hóa giáo dục:
Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng có trách nhiệm vận động cha
mẹ, người đỡ đầu đảm bảo cho trẻ em hoàn thành GDTH. Phối hợp với các cơ quan
giáo dục, chính quyền địa phương và gia đình trong việc giáo dục trẻ em. Công nhận đạt
chuẩn 828 hộ gia đình văn hoá , tỉ lệ 70%. Khen thưởng và tuyên dương kịp thời đối với
những cá nhân và tập thể có thành tích trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học.
2.4- Kinh phí thực hiện công tác phổ cập giáo dục:
Hằng năm xã trích ngân sách từ 1.000.000đ đến 1.500.000 đ chi cho công tác
phổ cập trong đó bao gồm công tác làm hồ sơ sổ sách và kinh phí chi cho gười làm phổ
cập, mua tài liệu, khen thưởng,...
3. Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
3.1- Phát triển mạng lưới trường, lớp:
Trường hiện có 15 phòng học. Trong đó có 6 phòng học kiên cố và 9 phòng học
bán kiên cố; có 1 phòng giáo dục nghệ thuật; 1 phòng thư viện; 1 phòng thiết bị 1
phòng truyền thống và hoạt động Đội; 1 văn phòng nhà trường; 1 phòng hiệu trưởng và
1 phòng hiệu phó.
Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường.
Trường có nhà vệ sinh, sân chơi. Thư viện, thiết bị được đưa vào sử dụng thường xuyên,
có hiệu quả.
3.2- Đội ngũ giáo viên :
Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 25, tỷ lệ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn
76%. Cụ thể:
Giáo viên có trình độ đại học : 10
Giáo viên có trình độ cao đẳng: 9
5