Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THANH HÀ

TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THANH HÀ

TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÍCH THẢO

Hà Nội – 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tơi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn bảo
đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP
LÝ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ .................................................................... 8
1.1. Khát quát về trợ giúp pháp lý ..................................................................... 8
1.2. Quy định về Trợ giúp viên pháp lý tại một số nƣớc và khái niệm, lịch sử
hình thành của Trợ giúp viên pháp lý tại Việt Nam........................................ 14
1.3. Đặc điểm của Trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng dân sự ...................... 21
1.4. Sự cần thiết quy định về sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý trong tố
tụng dân sự ...................................................................................................... 25
1.5. Các điều kiện đảm bảo cho sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý trong
tố tụng dân sự .................................................................................................. 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 43
CHƢƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRỢ GIÚP
VIÊN PHÁP LÝ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ............................................ 44
2.1. Các nguyên tắc của tố tụng dân sự có liên quan trực tiếp đến Trợ giúp

viên pháp lý ..................................................................................................... 44
2.2. Tƣ cách tham gia tố tụng dân sự của Trợ giúp viên pháp lý.................... 45
2.3. Quy định về Trợ giúp viên pháp lý với vai trò là ngƣời đại diện trong tố
tụng dân sự ...................................................................................................... 46
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA TRỢ
GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THAM
GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ ...................... 63


3.1. Thực trạng tham gia tố tụng dân sự của Trợ giúp viên pháp lý ở Việt Nam
......................................................................................................................... 63
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia tố tụng dân sự của Trợ giúp
viên pháp lý ..................................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TGPL

:

trợ giúp pháp lý

BLTTDS :

Bộ luật tố tụng dân sự

BLDS


:

Bộ luật Dân sự

TTDS

:

tố tụng dân sự

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết của Bộ Chính trị số 48 –NQ/TW ngày 24/05/2005 về Chiến
lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hƣớng đến năm 2020 đã chỉ rõ “Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý
cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách theo hƣớng xã hội hoá”. Hiến
pháp năm 2013 đã ghi nhận “Ngƣời bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sƣ hoặc ngƣời khác bào
chữa” (khoản 4 Điều 31 Hiến pháp) và “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
đƣợc bảo đảm” (khoản 5 Điều 103 Hiến pháp). Thế chế hóa những quy định
trên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo tranh tụng trong xét xử là
một trong những quyền dân sự của công dân đã đƣợc pháp luật xác định thành

một nguyên tắc cơ bản trong TTDS. Những ngƣời thuộc diện đƣợc TGPL
(ngƣời nghèo, ngƣời khuyết tật, trẻ em….) khi tham gia TTDS với tƣ cách là
đƣơng sự có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ Trợ
giúp viên pháp lý bảo vệ (miễn phí).
Trợ giúp viên pháp lý là một chức danh trong ngành Tƣ pháp thể hiện
sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời nghèo và đối tƣợng
chính sách trên phƣơng diện pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cơng dân, tạo điều kiện cho ngƣời chịu thiệt thòi trong xã hội đƣợc bình
đẳng tiếp cận với pháp luật, cơng bằng trƣớc pháp luật.
Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù có kiến thức,
kỹ năng và kinh nghiệm để tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời thuộc diện đƣợc TGPL, có vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm quyền con ngƣời trong hoạt động tố tụng, góp phần thực hiện mục tiêu
cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân,
xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
1


nay, đất nƣớc ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hồ mình
vào dịng chảy chung của xu thế tồn cầu hố, vai trị của Trợ giúp viên pháp
lý trong các lĩnh vực pháp luật nói chung cũng nhƣ vai trò của Trợ giúp viên
pháp lý trong TTDS là không thể thiếu đƣợc trong xã hội và ngày càng trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Chức danh Trợ giúp viên pháp lý đƣợc thể chế hóa chính thức tại Luật
TGPL 2006, và tiếp tục đƣợc ghi nhận tại Luật TGPL (sửa đổi) đƣợc Quốc
hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 20/6/2017. Trợ giúp viên pháp
lý đƣợc thực hiện đầy đủ các hình thức TGPL, trong đó có tham gia TTDS để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách và
ngƣời có hồn cảnh khó khăn, đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của
ngƣời dân về pháp luật.

Trong pháp luật tố tụng dân sự, chức danh Trợ giúp viên pháp lý đƣợc
ghi nhận lần đầu tiên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm
2011 với tƣ cách là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và
đƣợc tiếp tục ghi nhận trong BLTTDS 2015.
Trong thời gian gần đây, số lƣợng vụ việc TTDS có sự tham gia của
Trợ giúp viên pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự ngày
một nhiều hơn. Với sự am hiểu pháp luật, với kinh nghiệm và kỹ năng nghề
nghiệp, Trợ giúp viên pháp lý đã góp phần không nhỏ vào việc làm sáng tỏ sự
thật khách quan, giúp Tòa án giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, bảo vệ
hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, góp phần bảo vệ pháp chế
XHCN. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động của Trợ
giúp viên pháp lý trong TTDS vẫn cịn gặp khó khăn, bất cập nhƣ: một số quy
định trong pháp luật TGPL và pháp luật TTDS chƣa tạo điều kiện thuận lợi để
Trợ giúp viên pháp lý thực hiện tốt vai trị của mình; nhận thức về vai trò của
Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS chƣa thống nhất; chất lƣợng đội ngũ Trợ
2


giúp viên pháp lý trong TTDS chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp.
Xuất phát từ những đòi hỏi của việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
Việt Nam, thực hiện cải cách tƣ pháp và việc đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao
về đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, đảm bảo
tranh tụng trong TTDS thì việc nghiên cứu đề tài: "Trợ giúp viên pháp lý
trong tố tụng dân sự" là yêu cầu khách quan, cần thiết cả về phƣơng diện lý
luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trợ giúp viên pháp
lý trong TTDS, góp phần xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và một số bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên

cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan về Trợ giúp viên
pháp lý cho ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách.
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động TGPL nói
chung, chẳng hạn: Luận án Tiến sĩ “Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý
ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới” của Tạ Thị Minh Lý (2013); Luận văn
Thạc sĩ "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở" của tác giả Đặng Thị Loan
(2009); Luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý” của tác giả
Phan Thị Thu Hà (2010); Luận văn Thạc sĩ “Hoạt động trợ giúp pháp lý
trong các chương trình giảm nghèo” của tác giả Lê Thị Thúy (2012) ; đề tài
cấp Bộ: "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực
hiện trong điều kiện hiện nay” và “Luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng
Pháp lệnh trợ giúp pháp lý” (2004) do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp
chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm Đề tài: Tạ Thị Minh Lý, đề tài cấp Bộ: “Luận cứ
khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Trợ giúp pháp lý” (2016), do
Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm Đề tài:
3


Nguyễn Thị Minh.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về ngƣời thực hiện TGPL, trong đó
có Trợ giúp viên pháp lý, chẳng hạn: Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện pháp
luật về người thực hiện TGPL ở Việt Nam” của tác giả Vũ Hồng Tuyến
(2004); Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện chế định về người thực hiện TGPL ở
Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Văn Tùy (2014), bài viết “Cần tăng
cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ người thực hiện TGPL” của Đỗ
Xuân Lân, Phạm Thị Bích Ngọc, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Số
chuyên đề 11/2008. Tuy nhiên, các cơng trình này nghiên cứu về ngƣời thực
hiện TGPL nói chung, chứ khơng đi sâu vào vấn đề Trợ giúp viên pháp lý
trong TTDS.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về TGPL trong hoạt động tố tụng,

chẳng hạn, một số bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý có liên quan đến
Trợ giúp viên pháp lý nhƣ: “Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt
động tố tụng” của Nguyễn Thị Minh và Trịnh Thị Thanh, Số chuyên đề tháng
6/2014 về “TGPL trong hoạt động tố tụng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;
“Tham gia hoạt động tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý” của Nguyễn Minh
Chánh, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Số 9/2015, “Công tác phối
hợp về TGPL trong hoạt động tố tụng của ngành tòa án” của Nguyễn Hải
An, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Số chuyên đề tháng 6/2014.;
Nhƣ vậy, về vấn đề Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS, đến nay chƣa
có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu, tồn diện và có hệ thống về lý luận
và thực tiễn, đặc biệt chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này trên cơ
sở quy định mới của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015. Vì vậy, với đề tài " Trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng dân
sự", tác giả Luận văn sẽ đi sâu phân tích làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan
cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra giải pháp khoa học nâng cao
4


hiệu quả hoạt động của Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS để ngƣời nghèo,
ngƣời dân tộc, ngƣời đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi và ngƣời có hồn cảnh
đặc biệt khác khi tham gia TTDS đƣợc TGPL khi có yêu cầu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu luận văn:
Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động của Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS ở Việt Nam, trên cơ sở đó
đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia TTDS của Trợ giúp
viên pháp lý trong thời gian tới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hố, phân tích, khái qt làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực trạng quy định pháp luật về sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý

trong TTDS.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Trợ giúp viên pháp lý
trong TTDS trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vƣớng
mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện.
- Đề xuất, luận chứng các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động TGPL của Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật TGPL
và pháp luật TTDS Việt Nam về Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS. Hiện
nay, ngoài chế định TGPL đƣợc quy định ở Luật TGPL thì thuật ngữ TGPL
cũng đƣợc sử dụng tại Luật Luật sƣ nhƣ là một nghĩa vụ xã hội của luật sƣ và
cịn có một số hình thức tƣơng tự, chẳng hạn “án chỉ định” và “pro bono” là
5


thực hiện TGPL tự nguyện của luật sƣ. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn
này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về TGPL với tƣ cách là hoạt động cung
cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của tổ chức thực hiện TGPL nhà nƣớc để làm
nổi bật vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS.
- Nghiên cứu quy định của một số nƣớc trên thế giới về vai trò của Trợ
giúp viên pháp lý trong TTDS;
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Trợ giúp viên pháp lý trong
TTDS, kiến nghị các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trợ
giúp viên pháp lý trong TTDS.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm của
Đảng về hoạt động tƣ pháp nói chung và hoạt động TGPL nói riêng.
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của triết học Mác - Lênin là phép

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, khảo sát thực tiễn.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống về Trợ giúp viên
pháp lý trong TTDS, góp phần luận chứng cho sự cần thiết quy định Trợ giúp
viên pháp lý tham gia TTDS, xây dựng mơ hình lý luận về các quy định pháp
luật nhằm đảm bảo cho Trợ giúp viên pháp lý tham gia TTDS và các điều
kiện đảm bảo khác. Luận văn đánh giá sâu sát, tồn diện tình hình thực hiện
các quy định pháp luật về TTDS và TGPL, phân tích các yêu cầu đặt ra về
mặt pháp lý để phục vụ cho việc nâng cao hoạt động tham gia TTDS của Trợ
giúp viên pháp lý; đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự và
6


trợ giúp pháp lý.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận,
pháp lý và thực tiễn về hoạt động của Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS.
Trên cơ sở đó đƣa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS
và TGPL trong thời gian tới, phục vụ có hiệu quả cho việc nâng cao hiệu quả
hoạt động của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS. Kết quả nghiên cứu
của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong cơng tác cơng tác
nghiên cứu xây dựng, hồn thiện pháp luật và công tác quản lý nhà nƣớc về
TGPL.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về Trợ giúp viên pháp lý trong TTDS
Chƣơng 2: Các quy định pháp luật Việt Nam về Trợ giúp viên pháp lý

trong TTDS
Chƣơng 3: Thực trạng tham gia TTDS của Trợ giúp viên pháp lý và
giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia TTDS của Trợ giúp viên pháp lý

7


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP
LÝ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khát quát về trợ giúp pháp lý
1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý
Xuất phát ban đầu, trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động phúc lợi xã hội
đã có lịch sử lâu đời và đƣợc bắt nguồn tại nƣớc Anh từ thế kỷ XV – XVI và
xuất hiện trong một số đạo luật đƣợc ban hành tại Pháp vào khoảng năm
1851. Cùng với xu hƣớng phát triển của nhiều quốc gia châu Âu, tƣ duy về
quyền đƣợc trợ giúp pháp lý trở thành trào lƣu chung với khái niệm “luật cho
ngƣời nghèo”. Thuật ngữ “trợ giúp pháp lý”(“Legal aid”) đƣợc sử dụng phổ
biến từ giữa thế kỷ 19. Từ điển Anh – Anh của Collins (1979) định nghĩa
“Legal aid” là: “financial assistance available to person unable to meet the full
cost of legal proceedings”, có nghĩa là “hỗ trợ tài chính cho những ngƣời
không đủ khả năng chi trả đầy đủ chi phí tố tụng pháp lý”. Ở mỗi quốc gia,
quan niệm trợ giúp pháp lý cũng có sự khác biệt, phụ thuộc vào chế độ chính
trị, điều kiện kinh tế - xã hội của từng nƣớc.
Tại Anh, đạo luật về trợ giúp pháp lý năm 1998 của Vƣơng quốc Anh định
nghĩa “trợ giúp pháp lý” là sự trợ giúp trong việc sử dụng bất kỳ biện pháp
nào mà một ngƣời có thể sử dụng, gồm cả các biện pháp đối với thủ tục tố
tụng, liên quan đến việc áp dụng pháp luật Anh quốc trong các trƣờng hợp cụ
thể phát sinh có liên quan đến ngƣời đó, bằng cách hoặc nhân danh ngƣời này
để thực hiện các biện pháp đó (bao gồm cả việc trợ giúp bằng hình thức đại
diện) hoặc giúp đỡ anh ta tự thực hiện các biện pháp đó [22].

Luật TGPL tại Phần Lan định nghĩa: “trợ giúp pháp lý bao gồm quy định
về tƣ vấn pháp luật, các biện pháp cần thiết, việc đại diện trƣớc Toà án và cơ
quan có thẩm quyền khác và việc miễn trừ các chi phí giải quyết vụ việc cụ
thể theo quy định của Luật này” [22].
8


Luật TGPL 1993 tại Hà Lan định nghĩa: “trợ giúp pháp lý là hỗ trợ về
pháp luật cho một đối tƣợng đang có một vấn đề pháp lý ảnh hƣởng trực tiếp
đến cá nhân ngƣời đó nhƣ đƣợc quy định trong Luật TGPL và các quy định
khác dựa trên Luật này” [22].
Luật TGPL năm 1995 của Hàn Quốc quy định tại Điều 1 nhƣ sau: “Mục
đích của Đạo luật này là nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con ngƣời và tăng
số ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ hệ thống pháp luật bằng cách trợ giúp pháp lý cho
những ngƣời gặp khó khăn về kinh tế hoặc những ngƣời khơng đƣợc pháp
luật bảo vệ một cách đầy đủ do những sơ hở trong pháp luật.” Theo đó, “trợ
giúp pháp lý” đƣợc hiểu là việc một Luật sƣ hoặc một cán bộ pháp lý Nhà
nƣớc cung cấp dịch vụ tƣ vấn pháp luật, đại diện hoặc các dịch vụ trợ giúp
khác có liên quan đến pháp luật để đạt đƣợc mục đích nêu tại Điều 1 [22].
Theo Điều 5 Luật TGPL tại Bang Queensland, Úc thì trợ giúp pháp lý có
nghĩa là cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm tƣ vấn pháp lý, đại diện, bào chữa
miễn phí hoặc cho thu phí nhƣng với mức thấp hơn giá trị thực tế của dịch vụ
[22].
Điều 2 Luật TGPL của Nhà nƣớc Litva 2005 quy định: “1. Trợ giúp pháp
lý của Nhà nƣớc có nghĩa là TGPL sơ cấp và TGPL thứ cấp. 2. Trợ giúp
pháp lý sơ cấp - cung cấp thông tin pháp lý, tƣ vấn pháp luật và soạn thảo các
văn bản phục vụ cho các thiết chế của Nhà nƣớc và thành phố, loại trừ các
văn bản về thủ tục, theo các thủ tục quy định tại Luật này. Bên cạnh đó, loại
trợ giúp pháp lý này cũng bao gồm cả việc tƣ vấn giải quyết tranh chấp ngồi
Tịa án, các hành vi giải quyết tranh chấp trên cơ sở hòa giải và soạn thảo các

thỏa thuận hòa giải. 3. Trợ giúp pháp lý thứ cấp có nghĩa là soạn thảo các văn
bản, bào chữa và đại diện trong các vụ việc, bao gồm cả quá trình thi hành,
đại diện trong các vụ việc” [22].

9


Theo nghĩa tiếng Việt, Từ điển Anh – Anh – Việt của của Ban Biên soạn
từ điển New era, Nxb Văn hóa Thơng tin thì “Legal aid” có nghĩa là “Trợ cấp
pháp lý (trích từ quỹ phúc lợi cơng cộng)”. Trong một số tài liệu khác dịch
"Legal aid" là “hỗ trợ pháp luật”, “hỗ trợ pháp lý” hoặc “hỗ trợ tƣ pháp” [34].
Nhƣ vậy, tại Việt Nam có nhiều cách gọi khác nhau về thuật ngữ này.
Từ năm 1986 khi nƣớc ta chính thức tiến hành sự nghiệp đổi mới tồn
diện đất nƣớc, Nhà nƣớc Việt Nam đã thơng qua Chiến lƣợc tồn diện về tăng
trƣởng và xóa đói giảm nghèo (Chiến lược xóa đói giảm nghèo), trong đó có
chính sách TGPL cho ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách. Đảng Cộng sản
Việt Nam chủ trƣơng “thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền
làm chủ của nhân dân”, “vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,
dân chủ, văn minh” [28]. Để góp phần thực hiện các mục tiêu trên, Đảng và
Nhà nƣớc đã quan tâm chỉ đạo “cần phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật
phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân...
cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng
dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật” [28]. Thực hiện các quan
điểm nêu trên, ngày 06/9/1997, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và đối
tƣợng chính sách. Nhƣ vậy, thuật ngữ “trợ giúp pháp lý” đƣợc chính thức sử
dụng trong hệ thống văn bản pháp luật.
Ngày 29/6/2006, Quốc hội thơng qua Luật TGPL, có hiệu lực thi hành từ
01/01/2007. Điều 3 Luật TGPL nêu khái niệm TGPL: “Trợ giúp pháp lý là
việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL giúp họ bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ cơng lý, bảo đảm cơng bằng xã hội, phịng ngừa, hạn chế tranh
chấp và vi phạm pháp luật”. Ngày 20/6/2017, Quốc hội thông qua Luật
10


TGPL thay thế Luật TGPL năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo
đó, định nghĩa trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho
ngƣời đƣợc TGPL trong vụ việc TGPL theo quy định của Luật TGPL, góp
phần bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơng dân trong tiếp cận cơng lý và
bình đẳng trƣớc pháp luật. Khái niệm trợ giúp pháp lý theo Luật TGPL năm
2017 đã thể hiện những thuộc tính chung, bản chất và cả mục đích, ý nghĩa
của hoạt động TGPL ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, thuật ngữ trợ giúp pháp lý cũng đƣợc sử dụng tại Luật Luật
sƣ nhƣ là một nghĩa vụ xã hội của luật sƣ. Điều 21 Luật Luật sƣ 2006 quy
định về quyền, nghĩa vụ của luật sƣ, trong đó luật sƣ có nghĩa vụ thực hiện
trợ giúp pháp lý miễn phí. Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sƣ
đƣợc thực hiện theo Điều lệ của luật sƣ. Theo quy định hiện nay, luật sƣ thực
hiện nghĩa vụ xã hội TGPL của mình là 8h/ngày/năm. Tuy nhiên, lĩnh vực,
đối tƣợng, phạm vi TGPL này khơng hồn tồn trùng với hoạt động TGPL
theo quy định của Luật TGPL 2006. Ngoài trợ giúp pháp lý theo hệ thống của
nhà nƣớc cung cấp và nghĩa vụ của luật sƣ, cịn có một số hình thức tƣơng tự.
Chẳng hạn “án chỉ định” theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và “pro
bono” là thực hiện TGPL tự nguyện của luật sƣ.
Có thể thấy, trên thế giới và ở Việt Nam, mặc dù có nhiều định nghĩa khác
nhau về TGPL, nhƣng nhìn chung đều thống nhất ở chỗ “trợ giúp pháp lý” là
hoạt động mang cả hai tính chất: pháp lý và nhân đạo. Tính pháp lý thể hiện
thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích trƣớc
Tịa án và các dịch vụ pháp lý khác (nhƣ hòa giải, đại diện ngoài tố tụng) của

đội ngũ ngƣời thực hiện TGPL đƣợc pháp luật quy định. Tính nhân đạo thể
hiện ở chỗ hoạt động này nhằm giúp đỡ cho những đối tƣợng khơng có khả
năng tài chính hay để chi trả cho các chi phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp
lý và họ đƣợc giảm hoặc miễn phí dịch vụ pháp lý này.
11


1.1.2. Đặc điểm của trợ giúp pháp lý
Thứ nhất, TGPL đƣợc coi là một loại hình dịch vụ pháp lý bởi hình thức
và phƣơng thức thực hiện tƣơng tự nhƣ dịch vụ pháp lý nói chung. Điểm khác
biệt ở đây là TGPL có đối tƣợng, phạm vi, lĩnh vực trợ giúp, tổ chức, ngƣời
thực hiện hẹp hơn; TGPL của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo một trình tự, thủ
tục khác so với trình tự thủ tục thực hiện dịch vụ pháp lý chung do tổ chức và
cá nhân khác thực hiện.
Thứ hai, đối tƣợng hƣởng TGPL là những ngƣời có hồn cảnh đặc biệt,
có khó khăn về tài chính, khơng đủ điều kiện tiếp cận với các loại dịch vụ
pháp lý có thu. Ngƣời thụ hƣởng TGPL khơng phải trả bất kỳ một khoản lệ
phí nào. TGPL chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, bởi mục tiêu hƣớng tới đối
tƣợng phục vụ là những ngƣời có hồn cảnh đặc biệt cần phải đƣợc Nhà nƣớc
và xã hội quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ. Sự hỗ trợ này sẽ làm giảm bớt những khó
khăn của nhóm đối tƣợng yếu thế, góp phần tạo sự công bằng trong xã hội;
Thứ ba, TGPL do những ngƣời có trình độ am hiểu pháp luật thực hiện
trên trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Những ngƣời thực hiện
TGPL có thể là ngƣời đƣợc tuyển dụng vào làm việc trong hệ thống nhà nƣớc,
cũng có thể là luật sƣ hoạt động độc lập. Tuy nhiên, họ đều là những ngƣời có
trình độ pháp luật.
Thứ tƣ, TGPL là một trong các biện pháp thực thi pháp luật, đƣa pháp
luật vào cuộc sống bởi nhà nƣớc phải có trách nhiệm tạo ra các cơ chế để giúp
ngƣời dân biết các quy định pháp luật để thực hiện, sử dụng, tuân thủ trong
cuộc sống để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ năm, TGPL là một loại dịch vụ công trong lĩnh vực tƣ pháp, là hoạt
động vì lợi ích chung do Nhà nƣớc đảm nhiệm. Đối tƣợng đƣợc hƣởng TGPL
là những ngƣời khơng có khả năng tài chính, có hồn cảnh đặc biệt, khơng có

12


đủ điều kiện tiếp cận với các loại dịch vụ pháp lý có thu, cần có sự trợ giúp
của Nhà nƣớc để có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Thứ sáu, TGPL thể hiện tính chính trị - xã hội. TGPL đƣợc xác định là
trách nhiệm của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt, hoạt động TGPL
thuộc chức năng xã hội của Nhà nƣớc nhằm góp phần khắc phục sự bất bình
đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thiết lập sự ổn định chính trị và các
quan hệ xã hội. TGPL là một trong những phƣơng thức có hiệu quả để Nhà
nƣớc giải quyết các mối quan hệ xã hội đang có sự bất ổn, giữ đoàn kết cộng
đồng, bảo đảm ổn định trật tự và an toàn xã hội.
1.1.3. Ý nghĩa của trợ giúp pháp lý
Một là, TGPL bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơng dân trong tiếp cận
cơng lý và bình đẳng trƣớc pháp luật. Nhà nƣớc và xã hội cung cấp dịch vụ
pháp lý miễn phí cho ngƣời đƣợc TGPL nhằm giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình. Thơng qua việc tƣ vấn pháp luật giúp họ có kiến thức
pháp luật để tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ đƣợc pháp luật quy định
hoặc thông qua việc cử ngƣời tham gia tố tụng thay họ sử dụng pháp luật để
thực hiện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hai là, TGPL thể hiện trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với công dân, trách
nhiệm của xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng, nhất là là nhóm các
đối tƣợng khơng có khả năng tự mình thực hiện hoặc khơng có điều kiện tiếp
cận với pháp luật. Riêng tại Việt Nam, TGPL còn thể hiện chính sách đãi ngộ
của Nhà nƣớc đối với ngƣời có cơng với nhà nƣớc.
Nhƣ một tất yếu khách quan của kinh tế thị trƣờng, sự phân hoá giàu

nghèo đã dẫn đến sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội:
kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và trong đó có cả việc tiếp cận với pháp luật.
Ngƣời nghèo và những đối tƣợng có hồn cảnh đặc biệt thƣờng khơng có điều
kiện để đến với các dịch vụ pháp lý có thu phí. Với tƣ cách là cơng cụ duy trì
13


trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, đại diện cho toàn
thể dân cƣ trong lãnh thổ quốc gia, Nhà nƣớc phải có trách nhiệm giúp đỡ, tạo
lập những cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tƣợng đó.
Đây là cơ sở cho sự ra đời của tổ chức TGPL.
Chế độ TGPL là một loại trợ giúp tƣ pháp đƣợc đại đa số các nƣớc trên
thế giới áp dụng. Nó là kết quả tất yếu của sự phát triển trong xã hội, là công
cụ để Nhà nƣớc thực hiện nghĩa vụ đối với cơng dân của mình. Hệ thống pháp
luật ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng tăng, nhiều ngƣời đƣợc
đào tạo về pháp luật cũng không hiểu hết các quy định của pháp luật và khi có
vƣớng mắc pháp luật hay phải đứng trƣớc tồ án cũng khơng chắc chắn có thể
bảo vệ thành cơng quyền lợi của mình. Vì vậy, một cơng dân khơng có kiến
thức pháp luật và khơng có kỹ năng thì khó có thể bảo vệ đƣợc quyền lợi của
mình trƣớc tịa án. Do đó, Nhà nƣớc phải có cơ chế bảo đảm để tất cả mọi
ngƣời không phân biệt điều kiện kinh tế, khả năng tài chính đều có thể tiếp
cận các dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của họ, nhất là
khi họ đang là bị can, bị cáo hoặc đƣơng sự trong tố tụng.
1.2. Quy định về Trợ giúp viên pháp lý tại một số nƣớc và khái niệm,
lịch sử hình thành của Trợ giúp viên pháp lý tại Việt Nam
1.2.1. Quy định về Trợ giúp viên pháp lý tại một số nước
Trên thế giới, tùy thuộc mơ hình TGPL, thể chế kinh tế, chính trị, xã hội
mà mỗi nƣớc quy định chức danh ngƣời thực hiện TGPL khác nhau. Nghiên
cứu pháp luật các nƣớc có thể khái quát những chủ thể sau đƣợc thực hiện
TGPL:

- Luật sƣ công/Luật sƣ Nhà nƣớc/Luật sƣ TGPL: Là công chức Nhà
nƣớc hoặc đƣợc Nhà nƣớc tuyển dụng vào làm việc tại tổ chức TGPL để trực
tiếp thực hiện TGPL, hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc và thực hiện vụ
việc theo sự phân công của tổ chức TGPL. Các chức danh này đƣợc nhiều
14


nƣớc áp dụng nhƣ: Anh và xứ Wales, Philippine, Hà Lan, Mỹ, Litva, Israel,
Hàn Quốc, Canada, Bang New South Wales của Úc, Phần Lan…. [22]
- Luật sƣ hành nghề tự do theo pháp luật về luật sƣ: Các luật sƣ này là
thành viên của Hiệp hội luật sƣ (hoặc Đoàn Luật sƣ), tự nguyện tham gia thực
hiện TGPL theo yêu cầu của khách hàng hoặc thực hiện TGPL theo yêu cầu
của Chính phủ và đƣợc Chính phủ chi trả thù lao. Chức danh này đƣợc sử
dụng ở hầu hết các nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Mỹ, Nêpal, Thụy Điển, Hà Lan, Mỹ,
Singapore, Malaysia, Ailen, Thái Lan, Trung Quốc, Đức…. [22]. Những luật
sƣ này sẽ ký hợp đồng với tổ chức TGPL và thực hiện các vụ việc theo sự
phân công của tổ chức đó, khi thực hiện TGPL, luật sƣ sẽ chịu trách nhiệm về
cơng việc chun mơn của mình. Thơng thƣờng luật sƣ tƣ sẽ đƣợc trả thù lao
theo vụ việc và mức quy định cho mỗi vụ việc ở các nƣớc là khác nhau.
Ngoài ra, pháp luật một số nƣớc quy định luật sƣ có nghĩa vụ thực hiện TGPL
miễn phí và nếu luật sƣ khơng thể trực tiếp thực hiện các vụ việc TGPL thì có
thể đóng góp bằng tiền và kinh phí này sẽ là một nguồn ngân sách cho hoạt
động của các tổ chức TGPL (ví dụ: Malaysia, Nhật Bản).
- Các cán bộ nhà nƣớc không phải là luật sƣ nhƣng có trình độ pháp
luật tƣơng đƣơng luật sƣ, họ là viên chức Nhà nƣớc, hƣởng lƣơng từ ngân
sách Nhà nƣớc và chủ yếu làm tƣ vấn pháp luật theo phân công của tổ chức,
không tham gia tranh tụng, không đƣợc tự do lựa chọn khách hàng và thực
hiện TGPL đối với các vụ việc TGPL đơn giản, mang tính hành chính (ví dụ
ở Nam Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nêpal, bang Ontario của Canada…) [49].
Ngoài ra, ở một số nƣớc, ngoài các chủ thể nêu trên, cịn có các chủ thể

khác tham gia thực hiện TGPL nhƣ sinh viên luật, ngƣời làm việc trong các
cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật (Trung Quốc, Hà Lan, Canada...); ngƣời tự
nguyện làm việc trong các tổ chức đoàn thể xã hội để thực hiện TGPL (Trung

15


Quốc); thành viên của tổ chức TGPL cộng đồng (Úc, Hà Lan, Philippine, Hàn
Quốc, Mỹ); công chứng viên (Nhật Bản).
Từ những tổng hợp về ngƣời thực hiện TGPL trên thế giới ở trên, có thể
thấy, chức danh Trợ giúp viên pháp lý ở nƣớc ta tƣơng đƣơng với chức danh
Luật sƣ công/Luật sƣ Nhà nƣớc/Luật sƣ TGPL trong pháp luật các nƣớc.
1.2.2. Khái niệm và lịch sử hình thành của Trợ giúp viên pháp lý tại
Việt Nam
a) Giai đoạn từ 1945 đến năm 1996
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà
ra đời (2/9/1945), Nhà nƣớc ta đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống pháp
luật để quản lý, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng.
Thời kỳ này đã có những hoạt động mang tính TGPL đã tồn tại và từng
bƣớc phát triển, thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định, nhƣ: Văn phòng hoặc Trung tâm tƣ vấn pháp luật của các tổ
chức chính trị - xã hội nhƣ Liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ƣơng Hội
liên hiệp phụ nữ; Uỷ ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam v.v... Đáng
chú ý là mơ hình Đồn bào chữa viên nhân dân đƣợc quy định trong Sắc lệnh
số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành. Theo đó,
quy định về chế định bào chữa viên nhân dân nhƣ sau: “Điều 1: Từ nay đến
khi nào có thể lệ khác, trước các Tịa án thường và Tịa án đặc biệt xử việc
tiểu hình và đại hình, trừ Tịa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một
cơng dân khơng phải là luật sư, bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự chọn
để bênh vực mình phải được ơng Chánh án thừa nhận. Điều 2: Nếu bị can

khơng có ai bênh vực, ơng Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của
bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can. Người đứng ra bênh vực không
được nhận tiền thù lao của bị can hay của thân nhân bị can. Người nào phạm
vào điều này sẽ bị truy tố và trừng phạt như tội lừa đảo.” Nhƣ vậy, bào chữa
16


viên thực hiện các công việc bào chữa cho đƣơng sự mà khơng thu phí. Tuy
nhiên, các hoạt động này chƣa phải là hoạt động TGPL chính thức, chƣa có
cơ chế bảo đảm nên chỉ mang tính chất trợ giúp để phục vụ nhiệm vụ chính trị
- xã hội hoặc mang tính tự nguyện, từ thiện và nhân đạo. Các hoạt động này
của các luật sƣ, bào chữa viên thực hiện chủ yếu là bào chữa cho bị cáo trong
các vụ án hình sự theo chỉ định của Tồ án, các lĩnh vực nhƣ hành chính, lao
động, việc làm và một số lĩnh vực pháp luật khác ít đƣợc đề cập đến.
Có thể nói, pháp luật về TGPL ở giai đoạn này chƣa có văn bản pháp luật
nào chính thức ghi nhận hoạt động TGPL, chƣa có tính hệ thống, hoạt động giúp
đỡ pháp lý cho nhân dân đƣợc điều chỉnh trong các văn bản pháp luật khác
nhau. Vì vậy, chức danh Trợ giúp viên pháp lý chƣa đƣợc hình thành trong giai
đoạn này.
b) Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006
Để phù hợp với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị và hồn thiện bộ
máy Nhà nƣớc, ngày 31/5/1995 Văn phịng Trung ƣơng Đảng ra Thơng báo số
485/ CV-VPTW, trong đó chủ trƣơng “cần mở rộng loại hình tư vấn pháp luật
phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhằm
góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong
quan hệ đời sống hàng ngày... cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp
luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật”;
ngày 18/6/1997, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng
Đảng (khố VIII), đã chỉ rõ “tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ
quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ

tư vấn pháp luật miễn phí”.
Thể chế hố chủ trƣơng của Đảng, ngày 6/9/1997 Thủ tƣớng Chính phủ
ban hành Quyết định số 734/TTg về thành lập tổ chức TGPL cho ngƣời nghèo
và đối tƣợng chính sách. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, là căn cứ pháp lý
17


cho sự ra đời, phát triển của hệ thống tổ chức TGPL. Theo Quyết định này, hệ
thống tổ chức TGPL đã đƣợc thành lập từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, bao gồm
Cục TGPL thuộc Bộ Tƣ pháp và các Trung tâm TGPL thuộc Sở Tƣ pháp. Quyết
định cũng quy định cụ thể vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các tổ chức TGPL. Trên cơ sở đó, Cục TGPL đƣợc hình thành (Quyết định số
752/QĐ-TCCB ngày 24/10/1997) và tổ chức TGPL cho ngƣời nghèo và đối
tƣợng chính sách đƣợc thành lập (Thông tƣ liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCPLĐTBXH ngày 14/01/1998 của Bộ Tƣ pháp, Tài chính, Tổ chức cán bộ Chính
phủ (nay là Bộ Nội vụ)). Thơng tƣ liên tịch xác định rõ diện đối tƣợng đƣợc
hƣởng TGPL miễn phí; phạm vi, phƣơng thức TGPL; kinh phí hoạt động của
các tổ chức TGPL. Điều đáng lƣu ý là Thông tƣ đã phân định thẩm quyền thực
hiện TGPL, xác định rõ các vụ việc TGPL do Cục TGPL trực tiếp thực hiện và
quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế của tổ chức TGPL ở địa
phƣơng. Văn bản cũng quy định cụ thể các chức danh quản lý trong các tổ chức
TGPL của Nhà nƣớc và ngƣời thực hiện TGPL, theo đó ngồi đội ngũ chuyên
viên TGPL của Nhà nƣớc, các tổ chức TGPL từ Trung ƣơng đến địa phƣơng
đều đƣợc sử dụng đội ngũ cộng tác viên. Cũng tại văn bản pháp luật này, lần
đầu tiên tổ chức TGPL thuộc Sở Tƣ pháp có tên gọi chính thức là Trung tâm
TGPL của Nhà nƣớc kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Nhƣ vậy, trong giai đoạn này, hệ thống TGPL đã đƣợc hình thành. Tuy
nhiên, ngƣời thực hiện TGPL trong giai đoạn này là đội ngũ chuyên viên TGPL
của Nhà nƣớc và đội ngũ cộng tác viên, chƣa quy định về chức danh Trợ giúp
viên pháp lý. Theo quy định, các chuyên viên TGPL là cán bộ, công chức nhà
nƣớc công tác tại tổ chức TGPL, đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện trợ giúp, có tiêu

chuẩn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và phải qua lớp bồi dƣỡng nghiệp
vụ TGPL do Bộ Tƣ pháp tổ chức (Thông tƣ 07/1998 ngày 5/12/1997 của Bộ Tƣ
pháp hƣớng dẫn về công tác quản lý và thực hiện TGPL). Chuyên viên trợ giúp
pháp lý chủ yếu thực hiện việc tƣ vấn, kiến nghị, đại diện miễn phí cho các đối
18


tƣợng là ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách nhƣ thƣơng binh, bệnh binh, bố mẹ,
vợ, chồng của liệt sỹ… Việc tham gia TTDS của chuyên viên TGPL còn rất hạn
chế, hầu hết là do luật sƣ thực hiện. Giai đoạn này thiếu văn bản pháp luật có
hiệu lực cao điều chỉnh một cách tồn diện về cơng tác TGPL nói chung và
ngƣời thực hiện TGPL nói riêng, chƣa đƣợc thể chế hóa thành Luật nên chƣa
điều chỉnh các vấn đề về tham gia tố tụng của ngƣời thực hiện TGPL.
c) Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Nhằm kịp thời thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đƣờng lối, chính sách của
Đảng về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, giúp đỡ pháp luật cho Nhân dân theo tinh thần, nội
dung nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và các
Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 29/6/2006, Quốc hội khố XI kỳ họp thứ 9
đã thơng qua Luật TGPL, có hiệu lực (ngày 01/01/2007). Sự ra đời của Đạo
luật này đánh dấu bƣớc chuyển về chất và đƣa công tác TGPL lên một tầm
cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nƣớc, thể hiện sự
nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giúp đỡ pháp luật, hỗ
trợ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Nhân dân đặc biệt là
ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách.
Theo đó, chức danh ngƣời thực hiện TGPL đã đƣợc thể chế hóa chính
thức trong Luật với chức danh mới là Trợ giúp viên pháp lý. Họ đƣợc thực
hiện đầy đủ các dịch vụ pháp lý (hay cịn gọi là các hình thức TGPL). Khoản
3, Điều 21 Luật TGPL quy định: “Trợ giúp viên pháp lý thực hiện TGPL
bằng các hình thức sau đây: (a) Tư vấn pháp luật; (b) Tham gia tố tụng với tư

cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực
hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình
sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính; (c) Đại diện ngồi tố tụng cho
19


×