Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) sự phát triển từ tư tưởng thân dân của nguyễn trãi đến tư tưởng dân chủ của hồ chí minh luận văn ths việt nam học 60 31 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-------------

CAO PHAN GIANG

SỰ PHÁT TRIỂN TỪ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN
TRÃI ĐẾN TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành
Mã số

: Việt Nam học
: 60 31 60

Luận văn thạc sĩ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HỒNG CHÍ BẢO

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THÂN DÂN VÀ DÂN CHỦ; SỰ
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN
TRÃI VÀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH


1.1. Khái luận chung về thân dân và dân chủ

8
8

1.2. Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân
chủ của Hồ Chí Minh

13

Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI
VÀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH

38

2.1. Nội dung tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

38

2.2. Nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh

63

Chương 3: MỐI LIÊN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG DÂN
CHỦ HỒ CHÍ MINH SO VỚI TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA
NGUYỄN TRÃI

104

3.1. Hoàn cảnh lịch sử


104

3.2. Bài học dựng nước và giữ nước

108

3.3. Về ý thức hệ

110

3.4. Phạm vi quan niệm về dân và mức độ quyền lực của dân

114

3.5. Mơ hình xã hội lý tưởng

120

KẾT LUẬN

124


TÀI LIỆU THAM KHẢO

126


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh là
những danh nhân tiêu biểu. Trí tuệ, đạo đức và thành tựu tư tưởng của họ đã
vượt ra ngoài bờ cõi quốc gia, được nhân loại tơn vinh là những danh nhân
văn hố thế giới. Nguyễn Trãi sống ở thế kỷ XV, song là tác giả hội tụ thành
tựu tư tưởng của cả thời kỳ phong kiến Đại Việt. Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại
của cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX, là sự kết tinh cho những tinh hoa tư
tưởng và các giá trị văn hoá của Việt Nam. Cả hai vĩ nhân đã đi trọn cuộc
hành trình tư tưởng của mình, đã thuộc về lịch sử, nhưng họ để lại những di
sản tư tưởng có giá trị to lớn, định hướng cho sự phát triển ở nước ta hiện nay
và mai sau.
Tuy ở hai thời đại lịch sử khác nhau, song tư tưởng nói chung và tư
tưởng văn hố chính trị nói riêng của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều có
một điểm chung, đó là chữ “dân”. Cả cuộc đời, sự nghiệp của họ đều thể hiện
tư tưởng yêu dân, thân dân, vì dân…Có thể nói, họ là những đại diện tiêu biểu
cho dịng tư tưởng vì dân ở Việt Nam, tạo nên sự kết nối liên tục của dòng tư
tưởng này trong di sản văn hoá tư tưởng dân tộc.
Dân chủ là một hằ ng sớ văn hóa của nhân loa ̣i . Đây là giá trị có tính
phở quát đố i với mỗi quố c gia dân tô ̣c . Tuy nhiên, truyền thống tư tưởng vì
dân, dân chủ ở Việt Nam vẫn tiềm tàng nhiều giá trị khoa học lý luận cần
được quan tâm nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt là tư tưởng của Nguyễn Trãi và
Hồ Chí Minh cùng với mối quan hệ của hai nhà tư tưởng kiệt suất này. Vì vậy,
những nội dung về tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và dân chủ của Hồ Chí
Minh là định hướng, là bài học vơ cùng quý giá trong kho tàng lý luận của
dân tộc để xây dựng một đất nước, một chế độ chính trị dân chủ và tiến bộ mà
ta cần phải nghiên cứu một cách hệ thống làm cơ sở để vận dụng và sáng tạo
đúng đắn vào quá trình dân chủ hoá ở nước ta hiện nay.



2
1.2. Về mặt thực tiễn
Ngày nay, nước ta đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa,
nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội - chế độ xã hội hướng đến sự giải phóng và
phát triển tồn diện con người. Theo đó, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động
lực phát triển của xã hội Việt Nam.
Quá trình xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước đã và đang đặt ra cho
chúng ta nhiều vấn đề cần phải được giải quyết: giữ vững độc lập dân tộc và
chủ quyền quốc gia; xây dựng Đảng cầm quyền thực sự là một Đảng chân
chính, cách mạng, là đạo đức, là văn minh; xây dựng bộ máy Nhà nước trong
sạch vững mạnh, thực sự là của dân, do dân và vì dân; đảm bảo quyền làm
chủ của nhân dân; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,… Hàng loạt những
vấn đề đó đều liên quan mật thiết đến dân và dân chủ.
Vì lẽ đó, việc đi sâu tìm hiểu tư tưởng chính trị về dân, thân dân và dân
chủ trong lịch sử tư tưởng văn hố chính trị Việt Nam nói chung, tư tưởng của
hai nhà tư tưởng đại biểu cho hai thời đại, hai giai đoạn lịch sử truyền thống
và hiện đại nói riêng là cần thiết. Ngồi ra, cần phải nghiên cứu mối liên hệ,
thể hiện sự phát triển tư tưởng giữa tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư
tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh để từ đó rút ra bài học về nhận thức tư tưởng,
về nhân sinh và hành động làm cơ sở cho những hoạch định chính sách của
Đảng và Nhà nước ta.
Cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề:
“Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ
của Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Việt Nam học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thân dân và dân chủ là vấn đề rộng lớn, bức xúc, nên từ lâu đã thu hút
nhiều nhà hoạt động chính trị, cũng như các học giả, các nhà khoa học ở
nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong nước và trên thế giới nghiên
cứu từ những góc độ, cấp độ khác nhau. Điều đó được ghi nhận ở nhiều cơng

trình, bài viết của nhiều tác giả và tập thể tác giả.


3
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
- Nhóm đề tài, cơng trình khoa học liên quan: TS. Nguyễn Hoài Văn
(chủ nhiệm đề tài), năm 2007: “Sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam
từ thế kỷ X đến thế kỷ XV”. Đề tài này đã nghiên cứu sự phát triển của tư
tưởng chính trị Việt Nam qua các thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, trong đó
có nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Trãi - được xem là tập đại thành của tư
tưởng chính trị Việt Nam truyền thống. Tác giả đã nghiên cứu khái quát về
thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đồng thời đi sâu tìm hiểu giá trị tư tưởng
nhân nghĩa của ông;
- Một số sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể kể đến là: Uỷ ban
khoa học xã hội Việt Nam: “Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi”, Nxb khoa
học xã hội Hà Nội, H, 1982; Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp: “Nguyễn Trãi
- người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt suất”, Nxb Sự thật, H, 1882;
- Cùng với những cơng trình khoa học nêu trên, cịn có một số luận án
nghiên cứu vấn đề này là: Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị của Phạm
Ngọc Quang năm 1999 - 2000 với đề tài “Tìm hiểu giá trị nhân văn trong tư
tưởng Nguyễn Trãi” (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Bản luận văn
này đã đi sâu phân tích tư tưởng yêu nước, thương dân từ tác phẩm trong sự
nghiệp anh hùng và bi tráng của Nguyễn Trãi - nhà nhân văn chủ nghĩa lỗi lạc
của Việt Nam thế kỷ XV;

Luận văn tốt nghiệp đại học năm 2004 của

Nguyễn Hữu Nhạc: “Tư tưởng nhân dân của Nguyễn Trãi”. Luận văn này đã
đề cập một cách khái quát tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi trên cương vị là
một nhà chính trị, nhà quân sự.

2.2. Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
- Nhóm đề tài, cơng trình khoa học liên quan: PGS.TS. Phạm Hồng
Chương (chủ nhiệm), năm 2004: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự
vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”. Cơng trình này đã khái quát về
tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, phân tích nội dung dân chủ trong các lĩnh vực


4
cụ thể và làm rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục ý
thức dân chủ cho người dân trong xã hội; GS.TS. Mạch Quang Thắng (chủ
nhiệm), năm 1999: “Đảm bảo và phát huy dân chủ trong chế độ một Đảng
cầm quyền ở nước ta hiện nay”. Trong cơng trình, tác giả đã khái qt về lý
luận về dân chủ, đưa ra một số đề xuất để thực hiện cũng như phát huy vai trò
của dân chủ trong điều kiện nước ta, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm dân chủ
và cơ chế một Đảng cầm quyền ở Việt Nam;
- Một số sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể kể đến là: Phạm
Thành, Nguyễn Khắc Mai: “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh”, Nxb Sự thật,
H, 1991; Nguyễn Khắc Mai: “Dân chủ - di sản văn hóa của Hồ Chí Minh”,
Nxb Lao động, H, 1997; Phạm Hồng Chương: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ”, Nxb Lý luận chính trị, H, 2004; Phạm Văn Bính: “Phương pháp dân chủ
Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2007; Hồng Chí Bảo: “Tìm hiểu
phương pháp Hồ Chí Minh”, Nxb Lý luận chính trị, H, 2004;
- Một số luận án nghiên cứu vấn đề này là: Luận án tiến sĩ bảo vệ năm
2003 của Phạm Văn Bính: “ Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ
Chí Minh trong q trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Luận án này đã
nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh tập trung ở mặt phương pháp thực
hành dân chủ của Người, biểu hiện trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống chính
trị - xã hội; Luận văn thạc sĩ bảo vệ năm 2008 của Nguyễn Thế Phúc: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị - giá trị lý luận và thực tiễn. Qua luận
văn này, tác giả làm rõ giá trị tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực

chính trị với những mặt dân chủ trong chính trị, kinh tế và văn hố - xã hội.
2.3. Những nghiên cứu liên quan đến dân chủ trong đổi mới
- Các ấn phẩm sách: Hồng Chí Bảo: “Xây dựng cơ chế dân chủ trong
nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc
gia, H, 2006; Hồng Chí Bảo: “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong
tiến trình đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2007; Vũ Hồng Cơng (chủ


5
biên): “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nxb Chính trị - hành chính, H, 2008;
- Luận án: Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học, 1991 của tác giả Hồ
Tấn Sáng: “Dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”;
Luận án tiến sĩ, 2005, tác giả Nguyễn Thị Hiền Oanh: “Vai trò của Mặt trận tổ
quốc Việt Nam đối với việc hình thành quyền làm chủ của nhân dân”; Luận án
tiến sĩ bảo vệ năm 2007 của Nguyễn Thị Tâm: “Dân chủ ở cơ sở và vấn đề thực
hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay”.
Ngồi ra, cịn rất nhiều các bài báo đã đăng tải trên các tạp chí khoa học
liên quan đến tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ Hồ Chí
Minh, về dân chủ và dân chủ hóa ở nước ta trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua.
Có thể nhìn nhận một cách tổng qt, các cơng trình nêu trên đã tiếp
cận và nghiên cứu từ nhiều chiều cạnh về vấn đề thân dân, dân chủ nói chung,
tư tưởng của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh nói riêng. Những kết quả nghiên
cứu đó là tiền đề, cơ sở, đã gợi mở quan trọng cho tác giả triển khai đề tài này.
Tuy vậy, các cơng trình trên mới chỉ nghiên cứu tư tưởng thân dân và dân chủ
dưới góc độ triết học, Hồ Chí Minh học, chính trị học… chưa có cơng trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư
tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, đặc biệt là thấy được mạch nguồn văn hoá dân
chủ trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, làm rõ sự phát triển từ tư tưởng
thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng
dân chủ Hồ Chí Minh, luận văn làm rõ nét khác biệt, chỉ ra sự kế thừa và phát
triển sáng tạo của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh từ những giá trị tư tưởng
thân dân truyền thống mà đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trãi, thấy rõ mạch
nguồn sáng tạo của tư tưởng vì dân trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam.


6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau đây:
- Khái luận chung về thân dân và dân chủ, sự hình thành tư tưởng thân
dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh;
- Làm rõ những nội dung tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng
dân chủ Hồ Chí Minh;
- Phân tích mối liên hệ và sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn
Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Những tư tưởng, quan niệm của Nguyễn Trãi về thái bình, thịnh trị,
hạnh phúc của nhân dân, về một Nhà nước phong kiến vững mạnh, về tề gia,
trị quốc, bình thiên hạ và quan niệm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về Nhà nước
và vai trò của Đảng, vị trí, vai trị, quyền lực của nhân dân;
- Thực tiễn tổ chức và xây dựng nghĩa quân, xây dựng Nhà nước phong
kiến đương thời, Nhà nước Việt Nam, q trình dân chủ hóa ở nước ta hiện
nay;
- Các hoạt động, hành động, ứng xử của Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh
trong cuộc đời và sự nghiệp của mình.

5. Phương pháp luâ ̣n và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
các quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ trong đất nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu khoa học cụ thể sau:
- Phương pháp lôgic - lịch sử


7
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp liên ngành giữa văn hố học, sử học và chính trị học.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Phân tích, hệ thống hố nội dung tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
- Luận chứng sự phát triển của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh so với tư
tưởng thân dân của Nguyễn Trãi trong mối liên hệ lơgíc và lịch sử.
7. Kế t cấ u của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.


8
Chương 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THÂN DÂN VÀ DÂN CHỦ;
SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI

VÀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái luận chung về thân dân và dân chủ
Thân dân và dân chủ là hai khái niệm khác nhau, biểu hiện tính chất,
mức độ khác nhau trong hệ tư tưởng chính trị vì dân. Thân dân và dân chủ
đều là những giá trị cơ bản của văn hố chính trị Việt Nam truyền thống, là
những hằng số văn hóa của nhân loa ̣i . Chiều sâu của giá trị tư tưởng này
chính là ở chỗ, nó đề cao vai trị và những khả năng sáng tạo đích thực của
con người, là thước đo cho sự tiến bộ của một xã hội.
Để làm rõ hai khái niệm này, cần phải thấy được những điểm giống và
khác nhau giữa chúng.
1.1.1. Khái niệm thân dân
Thân dân là một khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo: “Đại học chi đạo,
tại minh minh đức, tại thân dân".
Theo nghĩa gốc của từ, thân dân có nghĩa là gần dân. Ta có thể hiểu
thân dân là đi vào đời sống của nhân dân, hiểu dân cần gì, muốn gì.
Mượn lời Khổng Tử, Hồ Chí Minh giải thích khái niệm “thân dân” theo
một cách hiểu mới: “Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân
dân lên trên hết. Nói một cách khác, tức là “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu
thiên hạ chi lạc nhi lạc " (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ).
Như vậy, thân dân là khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo. Thân dân có
thể được hiểu là thái độ gần dân, chăm lo đến lợi ích và đời sống nhân dân
của người lãnh đạo, cầm quyền.
1.1.2. Khái niệm dân chủ
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI trước Công
nguyên. Theo nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aristote (384 - 322 trước Công


9
ngun) thì Solon (khoảng 638 - 559 trước Cơng ngun) là người đầu tiên
đặt nền tảng cho khái niệm dân chủ. Solon cho rằng, muốn xây dựng một nhà

nước trên cơ sở một nền dân chủ phải thông qua tuyển cử và hòa nhập sức
mạnh với pháp luật.
Dân chủ hiểu theo từ nguyên, bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ đại:
“Demokratia”. Demokratia được ghép từ hai từ, Demos: là nhân dân; Kratia:
là chính quyền hay quyền lực. Như vậy, theo nguyên nghĩa của nó, dân chủ có
nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Nó nói lên rằng nhân dân là chủ thể của
quyền lực. Đến thế kỷ XVIII, người Anh đã dựa vào ngôn ngữ Hi Lạp cổ để đưa ra
thuật ngữ “democracy”, có nghĩa là “chính thể dân chủ”, một trong những hình thức
chính quyền với đặc trưng là: chính quyền nhà nước phải thừa nhận quyền tự do và
bình đẳng của cơng dân.
Từ “dân chủ” xuất hiện vào cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, đầu
chiếm hữu nô lệ, được ghi bằng tiếng Hy Lạp với nghĩa quyền lực thuộc về
nhân dân. Nhưng nhân dân là ai? Nhân dân là số nhiều, hay số ít sẽ ảnh
hưởng và quy định phạm vi, mức độ của nền dân chủ. Theo lý luận, “nhân
dân” thường được hiểu là số đông, là đại đa số quần chúng lao động. Tuy
nhiên, trong thực tế lịch sử, trong các xã hội có mâu thuẫn đối kháng về giai
cấp, nhân dân lại thường là số ít, đó là những người cầm quyền. Xã hội có
giai cấp, mặc dù địa vị pháp lý quyền lực thuộc về đa số, nhưng trên thực tế,
quyền lực lại chỉ nằm trong tay những kẻ có quyền, có tiền, những kẻ thống
trị xã hội. Hay nói cách khác, trong xã hội ấy, quyền lực chỉ thuộc về số ít
những kẻ bóc lột. Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ chiếm
tới 95% dân số, nhưng quyền lực không thuộc về họ. Họ chỉ đuợc xem là
“cơng cụ biết nói”. Trong khi đó, tầng lớp chủ nô, tăng lữ chỉ chiếm 5% dân
số lại là chủ thể của quyền lực. Trong xã hội phong kiến, nhân dân là đại đa
số, nhưng quyền lực lại không thuộc về họ mà chỉ tập trung trong tay một ông
vua, với quyền năng tối thượng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền lực lại


10
thuộc về bộ phận những người có của, giai cấp tư sản - bộ phận chiếm số ít

trong xã hội. Theo sự phát triển của lịch sử xã hội, chủ nghĩa cộng sản sẽ là
một chế độ dân chủ thực sự, quyền lực thuộc về nhân dân là số đông. Điều
này, chỉ thực hiện được khi giai cấp lãnh đạo xã hội thực hiện được sự thắng
lợi về kinh tế, chính trị làm cho nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
một đời sống chính trị văn minh. Hay, ở Việt Nam, mục tiêu tổng quát của
Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản được cụ thể hóa là:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nếu không thực
hiện được những mục tiêu trên, thì xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ
là hình thức.
Dân chủ là một khái niệm bao quát nội dung rộng lớn. Người ta thường
tiếp cận dân chủ trên những bình diện sau:
+ Dân chủ là một phạm trù chính trị: Dân chủ biểu hiện như một chế độ
chính trị trong một xã hội có giai cấp. Ở phương diện này, tính chất của dân
chủ tùy thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về giai cấp nào. Thực chất đó là
sự tập trung quyền lực vào tay giai cấp cầm quyền. Chính vì vậy, đã từng xuất
hiện dân chủ chủ nơ bảo vệ quyền lực cho giai cấp chủ nô, dân chủ tư sản bảo vệ
quyền lực cho giai cấp tư sản, dân chủ vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo vệ
quyền lực cho giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
Theo cách tiếp cận này, dân chủ là một phạm trù lịch sử: theo nghĩa dân
chủ xuất hiện cùng với giai cấp và Nhà nước (đó là dân chủ chính trị) và dân
chủ chính trị sẽ không tồn tại mãi mãi. Dân chủ được hiểu là một chế độ nhà
nước, một hình thái nhà nước, một chế độ xã hội. Khi đó, tư tưởng về dân chủ,
ý thức về dân chủ phải được đẩy đến hành vi dân chủ. Nó được thể hiện qua
tổ chức bộ máy Nhà nước, trong khuôn khổ một thể chế nhất định, trước hết
là thể chế chính trị pháp lý, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật những quyền
tự do, dân chủ, bình đẳng của cơng dân. Ví dụ: pháp luật thừa nhận các quyền
tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử…Dân chủ được cụ thể


11

hóa thành các cơ chế để thực thi trong đời sống. Dân chủ được quy định thành
nghĩa vụ của công dân với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước với công
dân. Với cách tiếp cận dân chủ theo phạm trù chính trị, phạm trù lịch sử,
thì dân chủ tồn tại với tư cách là một chế độ, một nền dân chủ được biểu
hiện thông qua các đặc điểm rõ ràng như: nội dung của dân chủ được cụ thể
hóa qua những quy định chính thống của hiến pháp và pháp luật; nội dung
của dân chủ được thực thi bằng sức mạnh bộ máy Nhà nước; nó được
cưỡng chế, áp đặt thực hiện với tồn xã hội bằng chính sức mạnh và quyền
uy của bộ máy đó.
+ Dân chủ là một giá trị văn hóa: Dân chủ chỉ trạng thái, tính chất và
mức độ giải phóng con người, là khái niệm biểu đạt thành quả đấu tranh địi
giải phóng của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, địi quyền tự do,
quyền làm chủ của mình. Đây là cách tiếp cận dân chủ dưới góc độ giá trị,
biểu hiện giá trị nhân văn của xã hội, của dân chủ. Dân chủ với ý nghĩa là giá
trị văn hóa thì vẫn cịn tồn tại mãi mãi. Dưới góc độ này, dân chủ là phạm trù
vĩnh viễn.
+ Dân chủ là một nguyên tắc, phương thức hoạt động của một tổ chức
chính trị - xã hội: Nguyên tắc, phương thức này bao hàm một số nội dung,
như: cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số…Ví dụ: nguyên tắc
tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt đảng, ở đây là Đảng Cộng sản.
Tập trung dân chủ (mà Hồ Chí Minh thường gọi là: dân chủ tập trung) còn là
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước; các tổ chức chính trị và chính trị xã hội ở nước ta.
Các hướng tiếp cận trên làm phong phú nội hàm khái niệm dân chủ, tùy
từng bối cảnh cụ thể mà người ta nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh
khác tương ứng với các cách tiếp cận đó. Ta cần thấy rõ tính liên kết, xâu
chuỗi của các các quan niệm này trong khái niệm lý luận về dân chủ và trong
thực tiễn dân chủ.


12

Khi vẫn tồn tại nhà nước, dân chủ thường được tiếp cận là một phạm
trù chính trị, được xem xét với tư cách là một nền chính trị, một chế độ chính
trị. Với tư cách là một chế độ chính trị, lịch sử phát triển chế độ dân chủ là lịch sử
lâu dài, quanh co và phức tạp. Cho đến nay, tương ứng với các hình thái kinh
tế - xã hội, loài người đã và đang thực hiện các chế độ dân chủ sau: Dân chủ
nguyên thủy; Dân chủ chủ nô; Dân chủ tư sản; Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, dân chủ xuất hiện từ cơ sở chín muồi của kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và luôn phát triển trên cơ sở các điều kiện về kinh tế, chính trị,
xã hội. Mỗi bước ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội đều dẫn đến
sự phát triển tương ứng của tiến trình dân chủ. Dân chủ chính là thành quả đấu
tranh của nhân dân lao động đối với giai cấp bóc lột, để tự giải phóng bản thân mình
và khẳng định vị thế, vai trị của người chủ trong xã hội.
Thân dân và dân chủ là những khái niệm tư tưởng vì dân, cùng ghi nhận
quyền lợi của nhân dân. Nó đều thể hiện thái độ gần gũi, trân trọng dân, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của dân. Tuy vậy, hai khái niệm này thể hiện những
nội hàm khác nhau:
Thân dân với ý nghĩa là gần dân thì khái niệm này thường được sử dụng
trong xã hội phong kiến, khi chế độ dân chủ không tồn tại trên thực tế cho đa
số người dân. Thời kỳ này, dân chủ chỉ xuất hiện dưới dạng là một giá trị tư
tưởng, khơng có thể chế, thiết chế để thực hiện. Vì vậy, tư tưởng vì dân của
một số nhà tư tưởng thể hiện dưới dạng tư tưởng gần gũi, thấu hiểu, u
thương, trọng dân, kính dân, đó là những biểu hiện của tư tưởng thân dân. Nó
diễn tả thái độ của những người làm chủ của dân. Thân dân thể hiện rõ thái
độ tình cảm của những người cầm quyền có lịng u dân, thương dân, nhưng
vẫn bao chứa “tính chất trên - dưới” trong một xã hội đẳng cấp mà người dân
chưa được làm chủ. Trong chế độ phong kiến, nhân dân chỉ là những thần dân
dưới quyền uy tối thượng của vua. Chỉ trong xã hội (như xã hội tư sản chẳng
hạn) tồn tại phạm trù cơng dân thì dân chủ mới xuất hiện.



13
Xét dước góc độ quyền lực, mức độ quyền của người dân trong tư tưởng
thân dân và dân chủ cũng khác nhau. Thân dân thì sự làm chủ của người dân
mới chỉ được ghi nhận ở mức độ “dân bản” (dân là gốc, là nền tảng của xã
hội), chứ chưa đạt trình độ “dân chủ”, quyền làm chủ xã hội của người dân
chưa khẳng định. Trong các hình thái kinh tế xã hội nô lệ, tư bản và chủ nghĩa
xã hội, khi dân chủ được xác lập với tư cách là một chế độ xã hội thì khái
niệm dân chủ mới được sử dụng. Như vậy, thân dân và dân chủ là hai khái
niệm được sử dụng ở những chế độ xã hội khác nhau, để chỉ phạm vi và mức
độ làm chủ không giống nhau của người dân.
1.2. Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng
dân chủ của Hồ Chí Minh
Xét về nguồn gốc, bất cứ tư tưởng nào ra đời cũng là một quá trình tác
động biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nó ra
đời từ những chất liệu tư tưởng có sẵn trước đó, phản ánh nhu cầu của thực
tiễn xã hội đương thời và mang dấu ấn cá nhân của người sáng lập. Tư tưởng
thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh cũng vậy.
1.2.1. Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi.
Tư tưởng nào cũng ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, thể hiện bản
lĩnh, trí tuệ cá nhân và bóng dáng của thời đại. Tư tưởng của Nguyễn Trãi nói
chung và tư tưởng thân dân nói riêng ra đời trong bối cảnh của thời kỳ Đại Việt.
1.2.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, sống và hoạt động trong thời
kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Về mặt chính trị
- xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần, thời kỳ mà quyền lực
truyền thống đã bị sa đoạ và gần như đã nằm trong tay khống chế của Lê Quý Ly;
7 năm dưới triều Hồ, một quyền lực đang xây dựng dở dang; 20 năm có thời
thuộc Minh và chống Minh thuộc, một thời kỳ đầy bão táp của bạo lực bành
trướng và đô hộ Trung Quốc, đầy bão táp của bạo lực quần chúng, của toàn thể



14
dân tộc được tổ chức vùng dậy đấu tranh chống bành trướng và đơ hộ của Trung
Quốc, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do và 15 năm đầu triều Lê, với
những lộn xộn sau chiến tranh cũng như đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của
một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam. Về mặt văn hoá, sống trong thời kỳ quá
độ của hai giai đoạn lịch sử văn hoá Việt Nam: thời kỳ văn hố Đại Việt được
cấu trúc theo mơ hình Phật giáo và thời kỳ Đại Việt được cấu trúc theo mô hình
Nho giáo và những “tràn bờ” của tư tưởng văn hố Việt Nam. Giai đoạn đó cũng
là buổi giao thời của hai xu hướng Trung Quốc hoá nền văn hoá Việt Nam với
20 năm thuộc Minh và giải Trung Quốc hoá (dân tộc hoá) nhằm xây dựng nền
văn hoá dân tộc của dân gian và những tư tưởng theo trường phái dân tộc.
Trong bối cảnh chính trị - xã hội, văn hoá ấy, một vấn đề nổi lên mà lịch
sử đặt ra, đó là cứu nước, giúp dân. Bằng cách thức nào, con đường nào để
tạo nên sức mạnh giải phóng đất nước, đem lại n bình cho trăm họ?
Dẫu biết rằng những biến động, phức tạp, giao thời luôn là sóng gió để
thử thách mỗi con người, đặc biệt là những con người chính trị, song từ đó lại
hình thành, tôi luyện lên những nhân cách lớn, tư tưởng lớn. Hồn cảnh lịch
sử đương thời có thể xem là mảnh đất tốt, đồng thời cũng là ngọn lửa thử
vàng cho sự ra đời tư tưởng mang tầm thời đại. Người ta sẽ thấy được ở đó
ánh sáng của những ngôi sao. Nguyễn Trãi là con đẻ của thời đại ấy, đồng
thời cũng là sao Khuê, sao Đẩu trong bối cảnh đất nước buổi đương thời. Tư
tưởng thân dân của ông cũng sinh ra, lớn lên và hoàn thiện những giá trị vượt
thời đại trong thực tiễn ấy.
Tham gia vào sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi có nhiều
nhân tố tác động khác nhau nhưng yếu tố thời đại, lịch sử là nhân tố đầu tiên,
làm cơ sở nền tảng cho sự ra đời tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi.
1.2.1.2. Những giá trị truyền thống dân tộc về thân dân
Mỗi con người đều được sinh ra từ một mơi trường văn hóa truyền thống
của dân tộc và tư tưởng của mỗi cá nhân bao giờ cũng bắt nguồn từ những

mạch nguồn sâu xa và căn bản ấy.


15
* Chủ nghĩa yêu nước
Do hình thành sớm và tồn tại trong hoàn cảnh phải liên tục chiến đấu với
nhiều kẻ thù hùng mạnh hơn mình rất nhiều lần để bảo tồn dân tộc và lãnh thổ,
cho nên, chủ nghĩa yêu nước sớm hình thành và phát triển ở nước ta như một tất
yếu - tự nhiên. Từ thế kỷ III trước Công Nguyên, đến đầu thế kỷ XV, dân tộc ta
có gần mười tám thế kỷ kiên cường trong quá trình dựng nước và giữ nước. Sau
những thử thách đấu tranh, chủ nghĩa yêu nước ngày càng bền vững và trở thành
sức mạnh tinh thần của dân tộc, là giá trị cao quý, thiêng liêng nhất, là tài sản, cơ
sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đất nước, đưa Đại Việt tiến lên
những nấc thang phát triển mới trong xu thế chung của thời đại lúc bấy giờ.
Không chỉ thể hiện trong kháng chiến chống xâm lược, chủ nghĩa yêu nước còn
biểu hiện trong nhiều lĩnh vực khác như xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội…
Sau những thử thách và đấu tranh, chủ nghĩa yêu nước ngày càng bền
vững và trở thành sức mạnh tinh thần của dân tộc. Nguyễn Trãi đã rất tự hào
về những truyền thống anh hùng của Đại Việt. Ông nói về dân tộc, về đất
nước đầy khí phách trong “Bình Ngơ đại cáo”:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Vậy nên:
Lưu Cung tham cơng nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô


16
Sơng Bạch Đằng giết tươi Ơ Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi…”
Nguyễn Trãi lại được may mắn sinh ra và trưởng thành trong một gia
đình nho giáo yêu nước và chí lớn, cho nên, ơng khơng chỉ sớm kế thừa được
truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc, mà cịn có một tấm lịng u nước,
thương dân sâu sắc, được ông và cha truyền lại. Tất cả truyền thống yêu nước
đó đã chảy sâu vào trong mạch máu của người anh hùng Nguyễn Trãi, nó là
nền tảng để cho tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi hình thành và phát triển.
Tinh thần ấy được gắn với thời đại dân tộc ta đang bị quân Minh xâm lược lại
càng thơi thúc ý chí chiến đấu, là tiền đề cho tư tưởng thân dân bén rễ và đơm
hoa kết trái. Chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã đưa Nguyễn Trãi đến
với nhà Hồ rồi đi theo Lê Lợi, tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn. Đó là những
ngày tháng có ý nghĩa nhất đối với ơng. Ơng đã đem sức mình phục vụ dân
tộc, phục vụ đất nước, dĩ nhiên là ông bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến.
Cũng chính lịng u nước và chủ nghĩa u nước truyền thống đã giúp
Nguyễn Trãi có thêm sức mạnh và lịng quyết tâm trả nợ nước, thù nhà. Chính
chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc đã tạo cho Nguyễn Trãi một sức
mạnh vượt qua giới hạn của thời đại, của giai cấp, làm nên những giá trị sống
mãi với thời gian.
* Tinh thần nhân văn, nhân nghĩa, đoàn kết, “tương thân, tương ái”, tư
tưởng thân dân trong các triều đại phong kiến trước đó cũng là giá trị truyền
thống dân tộc tốt đẹp, góp phần hun đúc, hình thành tư tưởng thân dân của
Nguyễn Trãi. Đất nước ta với hàng ngàn năm lịch sử, trải qua nhiều triều đại
phong kiến nối tiếp nhau. Hàng ngàn năm Bắc thuộc và nguy cơ xâm lược

ln rình rập với biết bao đau thương bởi hoạ xâm lược mà nhân dân ta từng
nếm trải đã hình thành trong các triều đại Đại Việt tư tưởng tích cực về dân,


17
để lại cho hậu thế những di sản tư tưởng tiến bộ. Những tư tưởng đó đã phát
triển đến đỉnh cao và mang tính nhân văn sâu sắc.
Mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển Nhà nước phong kiến độc lập
trước thời Nguyễn Trãi (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), “tư tưởng về dân” được
phát triển trên cơ sở những giá trị nhân đạo trong truyền thống của dân tộc,
với tinh thần từ bi, bác ái của đạo Phật và tư tưởng thân dân tiến bộ trong học
thuyết của đạo Nho. Những tư tưởng đó du nhập vào Đại Việt, được phát triển
trên nền tảng ý thức về chủ quyền dân tộc, tư tưởng đề cao dân, thương dân,
khoan dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, tư tưởng về cố kết dân tộc tạo thành
sức mạnh đoàn kết toàn dân trong dựng nước và giữ nước. Sự hòa nhập và kết
tinh này thể hiện đậm nét qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, là cơ sở quan
trọng để hình thành nên tư tưởng thân dân ở Nguyễn Trãi.
Các vương triều phong kiến đều rút ra bài học quý báu về giữ nước,
dựng nước và xây dựng chế độ cường thịnh, đó là: phải dựa vào dân. Để
thành cơng, họ phải giữ lịng dân và phải áp dụng một hình thức thân dân. Ở
triều đại nhà Lý, những đại biểu tư tưởng của giai cấp phong kiến thời kỳ này
có ý thức rất sâu sắc về vai trò, sức mạnh của dân, coi “ý dân”, “lòng dân” là
điều cần quan tâm trong nghiệp trị nước, an dân. Việc dời đô, kế vị, thay đổi
vương triều và phát động chiến tranh là những việc hệ trọng của triều chính
cũng đều có một căn cứ, mục đích quan trọng là “ý dân”, “lòng dân”. Xuất
phát từ quan điểm tiến bộ về dân của vua quan triều Lý, ngay từ đầu, nhà Lý
đã rất quan tâm đến đời sống của nhân dân. Họ đặt lầu chuông trong thành
Thăng Long để “dân chúng ai có việc kiện tụng thì đánh chng lên”. Họ có
những chính sách như nhu viễn, ngự binh ư nông. Điều này chứng tỏ trong tư
tưởng của vua quan thời này đã nhìn nhận nhân dân như là một lực lượng xã

hội quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập
cũng chính là bảo vệ chế độ quân chủ tập quyền của vương triều. Lịch sử dân
tộc đã ghi nhận công lao to lớn của các vua triều Lý và đây cũng là bài học


18
quý báu trong việc cai trị đất nước, an dân và khuyến dân mà Nguyễn Trãi đã
học hỏi, kế thừa rất nhiều sau này.
Đến thời Trần, một triều đại phong kiến lớn của Việt Nam đã để lại
nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc trị nước, an dân mà nổi bật là tư tưởng
chính trị “khoan dân” của Trần Quốc Tuấn. Khái niệm “dân” dưới triều Trần
đã được mở rộng, không chỉ bao hàm địa chủ, quý tộc, thương nhân mà cịn
bao hàm cả những nơng nơ, những nơng dân làng xã. Đó là những người gắn
bó chặt chẽ với chính quyền. Họ được nhìn nhận như một lực lượng xã hội
cần thiết phải quan tâm khi duy trì trật tự xã hội, tiến hành những cuộc đấu
tranh giữ nước, nhằm đem lại sự ổn định lâu dài. Tư tưởng dựa vào dân được
Trần Quốc Tuấn khái quát trong kế sách “khoan dân”: “khoan thư sức dân để
làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước”. Ông đã coi “chúng
chí thành thành” (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước) là việc hệ trọng
của việc cầm quyền. Những tư tưởng đó đã được phát huy trên thực tế, được
coi là điều kiện hàng đầu để giữ nước vào thế kỷ XIII thể hiện một nhận thức
sáng suốt trong tư tưởng chính trị Việt Nam thời phong kiến. Hội nghị Diên
Hồng ở bến Bình Than là hình ảnh đẹp đẽ của sự đồn kết vua tôi, của sự tôn
trọng và tin tưởng ở sức mạnh của dân, là biểu hiện sơ khai của ý thức dân
chủ: dân chủ làng xã. Nhìn chung, từ các triều đại phong kiến Đại Việt,
những yếu tố thân dân gắn liền với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc đương
thời. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, một phong trào dân tộc bao giờ cũng chứa
đựng những yếu tố thân dân, dân chủ nhất định.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, lại luôn
phải đương đầu với kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, do đó khơng dựa vào

dân thì khơng thể chiến thắng. Đó là bài học về xây dựng một chế độ chính trị
bền vững có sự gắn kết giữa xây dựng với bảo vệ, sự cường thịnh của đất
nước với thân dân. Các nhà chính trị mẫn cảm ở Việt Nam không thể không
nhận thức được chân lý của sự thành công này, nên đã tạo thành một truyền
thống thân dân, là cơ sở cho tinh thần, ý thức, tư tưởng dân chủ sau này.


19
Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi được hình thành từ những cội
nguồn lịch sử đó. Chính truyền thống “u nước thương nòi”, “tương thân
tương ái”, nhân văn, nhân đạo, nhân nghĩa và những tư tưởng “trọng dân”,
“lấy dân làm gốc” của những vương triều phong kiến tiến bộ trước đó đã đặt
nền móng, cơ sở, nguồn gốc cho tư tưởng thân dân của ơng. Những truyền
thống đó như một dòng chảy xuyên suốt lịch sử và đọng lại ở từng chặng
đường trong sự nghiệp của nhà chính trị vì dân - Nguyễn Trãi.
1.2.1.3. Những giá trị tích cực của Nho giáo về dân
Nói đến Nguyễn Trãi là ta nói về một nhà Nho. Nho giáo, nền tảng tư
tưởng của xã hội lúc đó đã thấm đẫm vào con người ông từ khi sinh ra, lớn
lên, cả đến cuối đời và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng về dân và thân dân
của ông.
Nho giáo được xem là học thuyết nhập thế và tích cực với triết lý nhân
sinh “tu thân, dưỡng tính”; “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của người
quân tử. Nguyễn Trãi cũng tiếp thu tư tưởng về một xã hội đại đồng, trong đó
coi trọng dân “dân vi bang bản” (dân là gốc của nước); hay “dĩ dân vi bản”
(lấy dân làm gốc).
Theo quan niệm của niệm của Nho giáo, “dân” là tứ dân, bao gồm: sỹ,
nông, công, thương. Sự phân chia xã hội này không dựa trên tiêu chuẩn sở
hữu mà theo nghề nghiệp. Đây cũng là những bậc thang giá trị xã hội, phản
ánh một nền kinh tế phong kiến tiểu nông, khép kín, tự túc, tự cấp, cơng
thương nghiệp khơng phát triển. Nguyễn Trãi cũng kế thừa trong kinh điển

Nho giáo những khái niệm như “thứ dân”, “lê dân”, “thảo dân”, “xích tử”,
“thương sinh” để chỉ đơng đảo người dân lao động mà sau này ông gọi là
“dân đen, con đỏ”.
Tư tưởng về dân của Nho giáo có sự biến đổi và phát triển qua các thời
kỳ khác nhau. Khổng Tử, ông tổ của Nho giáo, người sáng lập ra đạo Nho đã
sớm nhận thức được vị trí, vai trị của nhân dân, nhất là đối với sự hưng thịnh


20
của một vương triều. Vì thế, ơng coi “dân tín” là yếu tố quan trọng nhất trong
ba điều cần thiết của phép trị nước: “túc thực, túc binh, dân tín” (nghĩa là
lương thực phải đủ nuôi dân, binh lực phải mạnh đủ bảo vệ dân, trong đó lịng
tin của dân là điều quyết định nhất). Bởi vì, dân khơng tín thì chính quyền sẽ
đổ. “Dân tín” tạo nên sức mạnh vật chất, sức mạnh chính trị to lớn, góp phần
quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của một triều đại. Sang đến Mạnh Tử,
“dân” tiếp tục được chú trọng. Ông khẳng định “dân vi quý, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh” (lợi ích của dân trước hết, sau đó đến lợi ích của nhà nước, lợi
ích của vua khơng đáng kể). Ông yêu cầu những người cầm quyền phải biết lo
đến hạnh phúc của dân, cùng dân hưởng phú quý, cùng lo lắng với dân, như
thế dân sẽ một lòng một dạ đi theo: “người vui cái vui của dân, thì dân cũng
vui cái vui của mình, người lo cái lo của dân, thì dân cũng lo cái lo của mình.
Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo, thế mà khơng làm vương thì chưa có
vậy” [23; tr.225]. Từ đó, trong quan điểm trị nước ơng chủ trương phải “nhân
nghĩa”, “bảo dân”, “giáo hóa dân”. Bảo dân để lấy lòng dân: “người làm vua
lúc nào cũng lo đến hạnh phúc của nhân dân: cùng vui với dân mà hưởng phú
quý, cùng với dân mà chịu sự lo sợ thì khơng bao giờ dân bỏ mình được” [23;
tr.225]. “Giáo dân” cũng là nhiệm vụ quan trọng của phép trị nước: “muốn trị
nước, vua nên thi hành một cách nhân huệ chế độ điền địa và chế độ “giáo
hóa” dân, dẫu sau này bậc vương giả ra đời mà gồm thấu hiểu thiên hạ, ắt
cũng giữ theo hai phép ấy” [10; tr.26]. Cịn tới Tn Tử thì tư tưởng về dân

lại được diễn tả cụ thể và sâu sắc hơn nữa: “quân tử là thuyền, thứ dân là nước.
Nước chở thuyền, nhưng nước lại đánh đắm thuyền”. Đây là hình ảnh so sánh
sinh động về mối quan hệ quân - dân. Do vậy, nhà cầm quyền phải biết coi
trọng dân, tập hợp dân, lấy nhân nghĩa mà trị thiên hạ thì yên, lấy tàn bạo mà
trị thiên hạ thì nguy.
Có thể nói, trong quan niệm Nho giáo, tư tưởng về dân và chính sách
thân dân là một nguyên tắc quan trọng của đạo “an dân, trị quốc, bình thiên
hạ”. Các nhà tư tưởng Nho giáo đã coi việc quan tâm đến đời sống, nguyện vọng


21
của dân chúng là cơ sở để ổn định xã hội và xây dựng quốc gia thái bình thịnh trị.
Trong học thuyết này, cách “sử dân”, “dưỡng dân” cũng được đề cập đến khá
sâu sắc. Sử dụng dân phải theo thời, sai khiến dân có mức độ, chứ khơng được
tùy tiện. Dù giữa hình thức và bản chất nội dung của những tư tưởng về dân có
sự khác biệt, nhưng sự tiến bộ trong quan niệm về dân của Nho giáo đã thấm sâu
vào con người Nguyễn Trãi ngay từ những bài học vỡ lòng và trở thành cơ sở lý
luận trực tiếp cho sự hình thành tư tưởng thân dân của ơng.
Mức độ, hình thức quan tâm đến dân, coi trọng dân, đề cao dân có
những bước tiến khác nhau trong lịch sử của học thuyết Nho giáo qua mỗi
người đại diện. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ đó, những học trị của Khổng
Tử là Mạnh Tử và Tuân Tử vẫn chưa vượt qua được hạn chế giai cấp căn cốt
ở thầy mình. Các ơng nhất qn chia con người ra làm hai hạng: những người
lao tâm và những người lao lực, cho rằng đó là sự phân công tự nhiên, là quy
luật chung của sự phát triển xã hội. Các ơng đều khẳng định: “khơng có qn
tử thì lấy ai trị dân q, khơng có dân q thì lấy ai ni qn tử”. Từ những
nhìn nhận đó, ta thấy rằng, vấn đề vai trị, vị trí của nhân dân lao động trong
xã hội, vấn đề quan tâm đến dân, đến lợi ích của dân đã xuất hiện từ lâu trong
học thuyết Nho giáo, nhưng ở đó, việc “chăn dân”, “huệ dân”, “giáo dân” chủ
yếu xuất phát từ giai cấp thống trị, vì sự bảo tồn lợi ích và ngai vàng phong

kiến, chứ chưa thực sự là vì dân. Bởi vậy, trong tư tưởng Nho giáo quan niệm
về dân vẫn cịn những hạn chế nhất định. Đó cũng là điều khó tránh khỏi bởi
những quy định của thời đại và địa vị giai cấp của những người sáng lập, phát
triển học thuyết.
Nguyễn Trãi kế thừa tư tưởng tích cực trong học thuyết Nho giáo về
dân và chịu ảnh hưởng của những yếu tố tích cực đó, mặt khác có những nét
đặc sắc riêng từ truyền thống dân tộc mình.
1.2.1.4. Tinh thần từ bi hỉ xả, yêu thương con người của Phật giáo
Bên cạnh sự tiếp thu Nho giáo, Nguyễn Trãi cũng chịu ảnh hưởng
không kém phần sâu sắc của tư tưởng Phật giáo. Phật giáo là một giá trị đặc


22
sắc của văn hoá và văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu đậm vào Đại Việt, vào
tâm hồn, lối sống con người, góp phần tạo nên nhiều giá trị, làm phong phú
nền văn hoá của nước ta giai đoạn này. Phật giáo vào Đại Việt đã được cải
biến, khác rất xa Phật giáo nguyên thuỷ. Từ thế kỷ thứ X, tôn giáo này gần
như đã trở thành quốc giáo ở nước ta. Những giá trị văn hoá tâm linh của Phật
giáo có nhiều yếu tố phù hợp với bản chất và bản tính thiện, tính thuần hậu
của người Việt, nên nó được tiếp nhận hết sức sâu sắc trong nhân dân, các nhà
chính trị, nhà tư tưởng, trong các đấng quân vương Đại Việt đương thời và
qua nhiều thế hệ. Tư tưởng từ bi hỉ xả, cứu khổ, cứu nạn hoà đồng với tư
tưởng độ lượng, nhân ái của dân tộc ta. Những giá trị đó của Phật giáo trở
thành một trong những tư tưởng quan trọng của nhiều vị quân vương anh
minh. Mặc dù đến thế kỷ XV thời Nguyễn Trãi, Phật giáo khơng cịn giữ vị trí
độc tôn trong tư tưởng thống trị của vương triều phong kiến như trước, mà
thay vào đó là Nho giáo, nhưng những tư tưởng cơ bản của Phật giáo vẫn có
ảnh hưởng rất lớn. Nó làm mềm hố sự đề cao trật tự khắt khe của những
quan hệ gia trưởng, trật tự phản nhân đạo, nghiệt ngã, khn thước chật hẹp,
gị bó tư tưởng, tình cảm con người của Nho giáo. Đó cũng là một cơ sở quan

trọng hình thành nên tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và chủ nghĩa nhân
đạo sâu sắc trong tư tưởng của ông.
1.2.1.5. Con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
Tư tưởng nào được hình thành thì bên cạnh những nhân tố khách quan
cịn có vai trò chủ quan quyết định của cá nhân nhà tư tưởng. Tư tưởng thân
dân của Nguyễn Trãi ra đời gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của bản thân ông.
+ Đôi nét về tiểu sử:
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con đầu của Nguyễn Phi Khanh (còn gọi
là Nguyễn Ứng Long) và bà Trần Trinh Thục (còn gọi là Trần Thị Thái) - con
gái cụ Tư Đồ Trần Nguyên Đán, hiệu Băng Hồ, tước Nhập Nội Kiểm Hiệu Tư
Đồ Bình Chương Quốc Thượng Hầu (tương đương Tể tướng) dưới triều vua
Trần Duệ Tông và Trần Đế Nghiễn; quê quán làng Chi Ngại, huyện Phụng


×