Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

(Luận văn thạc sĩ) community in preservation and promotion of historical, cultural values of coloa relic, hanoi luận văn ths khu vực học 60 31 60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.73 MB, 204 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
----------

NGUYỄN THÙY LINH

CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA
TẠI KHU DI TÍCH CỔ LOA, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
----------

NGUYỄN THÙY LINH

CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY CÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA
TẠI KHU DI TÍCH CỔ LOA, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ


: 60.31.60

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN SƠN

HÀ NỘI - 2011

2


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn
- người đã dìu dắt, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Viện Việt Nam học và
Khoa học phát triển. Tại đây, chúng tơi đã có được một khoảng thời
gian học tập và nghiên cứu đầy quý báu
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Tổ quản lý di tích Cổ Loa, Trung
tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa, thành cổ Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều
kiện trong suốt thời gian tôi về làm việc tại đây.
Cuối cùng, với tất cả tấm lịng, tơi xin được gửi lời tri ân đến gia
đình và bạn bè đã ủng hộ và khích lệ tơi trong q trình làm luận
văn.

Hà Nội, tháng 01 năm 2012

Nguyễn Thùy Linh

3



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... 6
A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 7
1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................ 10
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................... 12
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 15
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 15
5. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 16
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 17
7. Kết quả và đóng góp của luận văn ..................................................... 18
8. Cấu trúc luận văn................................................................................. 19
B. NỘI DUNG .............................................................................................. 20
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG VÀ DI TÍCH .... 20
1.1. Vấn đề khái niệm và vai trò của cộng đồng đối với di sản ............ 20
1.1.1. Khái niệm cộng đồng .................................................................... 20
1.1.2. Một số vấn đề xung quanh khái niệm ........................................... 22
1.1.3. Vai trò của cộng đồng đối với di sản ............................................ 23
1.2. Khái quát chung về cộng đồng Cổ Loa ........................................... 25
1.2.1. Đặc điểm dân cư ........................................................................... 25
1.2.1.1. Nguồn gốc dân cư ................................................................... 25
1.2.1.2. Nghề nghiệp ............................................................................ 27
1.2.2. Ý thức cộng đồng .......................................................................... 29
1.2.2.1. Bắt nguồn từ nếp sống công xã nông nghiệp xưa .................. 29
1.2.2.2. Củng cố trong lịch sử chống giặc ngoại xâm ......................... 29
1.2.2.3. Lưu giữ và phát huy trong các sinh hoạt văn hóa .................. 30
1.2.3. Các hình thức liên kết cộng đồng ................................................. 31
1.2.3.1. Liên kết theo địa vực: ngõ, xóm.............................................. 32


4


1.2.3.2. Liên kết theo huyết thống: họ ................................................. 32
1.2.3.3. Liên kết theo tuổi: giáp ........................................................... 32
1.2.3.4. Liên kết theo hội...................................................................... 33
1.2.4. Cách thức quản lý cộng đồng ....................................................... 33
1.2.4.1. Trước năm 1945...................................................................... 33
1.2.4.2. Từ 1945 - trước Đổi mới......................................................... 34
1.2.4.3. Từ sau Đổi mới đến nay.......................................................... 34
1.3. Khái quát chung về khu di tích Cổ Loa .......................................... 37
1.3.1. Di sản văn hóa vật thể ................................................................... 38
1.3.1.1. Thống kê di tích ...................................................................... 38
1.3.1.2. Đặc điểm di tích ...................................................................... 48
1.3.2. Di sản văn hóa phi vật thể............................................................. 49
1.3.2.1. Các phong tục, tập qn địa phương ..................................... 49
1.3.2.2. Sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng ............................................... 51
1.3.2.3. Lễ hội (6/1 âm lịch hàng năm) ............................................... 52
1.3.3. Cơng tác bảo tồn tại khu di tích Cổ Loa ....................................... 53
1.3.3.1. Tu bổ di tích ............................................................................ 53
1.3.3.2. Thành lập đội quản lý di tích .................................................. 53
1.4. Mối quan hệ giữa cộng đồng với khu di tích Cổ Loa .................... 55
1.4.1. Cộng đồng sống tập trung trong di tích ........................................ 55
1.4.1.1. Trong vịng Thành Nội............................................................ 56
1.4.1.2. Giữa vịng Thành Nội và Thành Trung .................................. 57
1.4.1.3. Trong vòng Thành Trung ........................................................ 58
1.4.1.4. Giữa vòng Thành Trung và Thành Ngoại .............................. 59
1.4.1.5. Ngồi vịng thành Ngoại ......................................................... 60
1.4.2. Cộng đồng thu hẹp và xâm lấn thành ........................................... 62
1.4.3. Sinh hoạt văn hóa- xã hội của cộng đồng gắn liền với di tích...... 63


5


Chƣơng 2: VAI TRÕ VÀ HẠN CHẾ CỦA CỘNG ĐỒNG .................... 65
2.1. Vai trị tích cực .................................................................................. 65
2.1.1. Bảo vệ di tích ................................................................................ 65
2.1.2. Khơi phục di tích và những sinh hoạt văn hóa tại di tích ............. 65
2.1.2.1. Khơi phục lại những di tích bị phá hủy trong chiến tranh ..... 65
2.1.2.2. Khơi phục và duy trì các sinh hoạt truyền thống địa phương .. 66
2.1.3. Tham gia vào việc trơng coi và gìn giữ di tích ............................. 68
2.1.3.1. Tham gia trực tiếp .................................................................. 68
2.1.3.2. Tham gia gián tiếp .................................................................. 75
2.1.4. Tham gia đóng góp xây dựng và tơn tạo di tích ........................... 75
2.1.4.1. Hoạt động đóng góp và công đức........................................... 75
2.1.4.2. Tự xây dựng ............................................................................ 79
2.2. Hạn chế............................................................................................... 80
2.2.1. Nhận thức ...................................................................................... 80
2.2.1.1. Không quan tâm đến công tác quản lý di tích ........................ 80
2.2.1.2. Nhận thức sai về cách thức quản lý di tích ............................ 81
2.2.2. Vi phạm di tích ............................................................................. 83
2.2.2.1. Quy định về vị trí, ranh giới và quy mơ bảo vệ khu di tích Cổ Loa.. 83
2.2.2.2. Số lượng vi phạm .................................................................... 85
2.2.2.3. Cách thức và phạm vi xâm phạm di tích ................................ 88
2.3. Ngun nhân hiện trạng ................................................................... 94
2.3.1. Vai trị tích cực.............................................................................. 94
2.3.1.1. Ý thức tự hào về khu di tích .................................................... 94
2.3.1.2. Sự hiểu biết về khu di tích ....................................................... 95
2.3.2. Hạn chế ......................................................................................... 96
2.3.2.1. Hoạt động thiếu hiệu quả của chính quyền địa phương ........ 96

2.3.2.2. Quỹ đất khơng đáp ứng đủ nhu cầu dân sinh ......................... 98
2.3.2.3. Chưa cắm mốc di tích và giải phóng mặt bằng ...................... 99

6


2.3.2.4. Những sai phạm của chính quyền và người dân .................. 100
2.3.2.5. Sự bất cập trong việc phân chia phạm vi và trách nhiệm quản
lý giữa chính quyền xã và Tổ quản lý di tích ..................................... 101
2.3.2.6. Đơ thị hóa ............................................................................. 103
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT HUY VAI
TRÕ TÍCH CỰC VÀ CHỦ ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG ..................... 105
3.1. Cơ sở đƣa ra đề xuất ....................................................................... 105
3.1.1. Một số định hướng phát triển Cổ Loa của TW và địa phương... 105
3.1.1.1. Định hướng phát triển .......................................................... 105
3.1.1.2. Tác động của định hướng phát triển đến cộng đồng Cổ Loa .. 107
3.1.2. Một số vấn đề còn tồn tại ............................................................ 108
3.1.2.1. Về phía cộng đồng ................................................................ 108
3.1.2.2. Về phía nhà quản lý .............................................................. 109
3.1.2.3. Quản lý và quy hoạch ........................................................... 109
3.1.3. Mục đích của định hướng phát triển ........................................... 110
3.2. Một số đề xuất cho nhà quản lý và cộng đồng ............................. 110
3.2.1. Nguyên tắc quản lý ..................................................................... 110
3.2.1.1. Coi trọng lợi ích cộng đồng .................................................. 110
3.2.1.2. Khai thác du lịch gắn với bảo tồn di sản.............................. 111
3.2.1.3. Đảm bảo hài hịa lợi ích nhiều mặt ...................................... 111
3.2.2. Một số biện pháp cụ thể .............................................................. 112
3.2.2.1. Nâng cao năng lực .............................................................. 112
3.2.2.2. Đảm bảo lợi ích kinh tế cho cộng đồng ................................ 112
3.2.2.3. Khuyến khích cộng đồng tham gia ....................................... 113

3.2.2.4. Xử lý vi phạm ........................................................................ 114
3.3. Triển khai dự án du lịch cộng đồng .............................................. 114
3.3.1. Giới thiệu chung về “du lịch cộng đồng” ................................... 115
3.3.1.1. Khái niệm .............................................................................. 115

7


3.3.1.2. Đặc điểm ............................................................................... 116
3.3.1.3. Mục tiêu ................................................................................ 118
3.3.2. Xây dựng dự án du lịch cộng đồng ở khu di tích Cổ Loa .......... 118
3.3.2.1. Bước 1 - Nhận diện di tích và cộng đồng ............................. 119
3.3.2.2. Bước 2: Đánh giá hiện trạng tài nguyên và cộng đồng ....... 123
3.3.2.3. Bước 3: Các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Cổ
Loa ..................................................................................................... 125
KẾT LUẬN ................................................................................................ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 131
PHỤ LỤC .................................................................................................. 136

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nghề phụ ở Cổ Loa ................................................................ 28
Bảng 1.2: Danh sách đình ở Cổ Loa ............................................................ 38
Bảng 1.3: Danh sách đền ở Cổ Loa .............................................................. 39
Bảng 1.4: Danh sách chùa ở Cổ Loa ............................................................ 39
Bảng 1.5: Danh sách điếm ở Cổ Loa ........................................................... 40
Bảng 1.6: Danh sách miếu ở Cổ Loa ........................................................... 42
Bảng 1.7. Danh sách nhà cổ ở Cổ Loa ......................................................... 43

Bảng 1.8: Danh sách thành và các điểm liên quan đến thành ...................... 45
Bảng 1.9: Danh sách các di tích liên quan đến Cổ Loa ............................... 46
Bảng 1.10: Bảng thống kê số lượng di tích ở từng thơn trong khu di tích
Cổ Loa ........................................................................................ 47
Bảng 1.11: Hoạt động tu bổ di tích của chính quyền và Tổ quản lý di tích ....... 53
Bảng 1.12: Đặc điểm dân cư trong vòng thành Nội ..................................... 56
Bảng 1.13: Đặc điểm dân cư giữa vòng Thành Nội và Thành Trung........... 57
Bảng 1.14: Đặc điểm dân cư trong vòng Thành Trung ................................ 58
Bảng 1.15: Đặc điểm dân cư giữa vòng Thành Trung và Thành Ngoại ....... 59
Bảng 1.16: Đặc điểm dân cư ngồi vịng Thành Ngoại ................................ 60
Bảng 2.1: Bảng thống kê tài chính tại ba di tích chính: đền Thượng, đình
Ngự triều di quy và am Mỵ Châu từ 20/1 - 30/12 ...................... 77
Bảng 2.2: Bảng công đức tiền và hiện vật tại đình Cầu Cả và điếm
xóm Thượng ........................................................................ 78
Bảng 2.3: Danh sách vi phạm tại khu di tích Cổ Loa (2008 - 6 tháng đầu
năm 2011) ................................................................................... 86
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội ở Cổ Loa ...... 119

9


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cộng đồng ln
ln có một vai trị quan trọng và mang tính quyết định. Mặc dù di sản
khơng chỉ là của cộng đồng mà còn để phục vụ khách du lịch và cũng là đối
tượng chịu sự chi phối bởi các nhà quản lý, nhưng cộng đồng chính là những
người nắm giữ và thực hành di sản, giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo vừa là
người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa đó. Hitchcock (1997) cho rằng:
“cộng đồng địa phương là người giữ gìn di sản và sở hữu tri thức bản địa về

di sản ấy. Những thứ đó có ích đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của
địa phương” [26]. UNESCO cũng cho rằng, các cộng đồng là mạng lưới
những người mà nhận thức về bản sắc hoặc sự gắn bó với nhau phát sinh từ
các mối quan hệ mang tính lịch sử bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển
giao hoặc ràng buộc với di sản văn hóa của họ.
Với vị trí và tầm quan trọng mang tính quyết định, trong nhiều năm
trở lại đây, các hoạt động nghiên cứu về cộng đồng đã được đẩy mạnh. Khi
nghiên cứu về mối quan hệ của bất cứ một cộng đồng nào đối với di sản, nhà
nghiên cứu luôn đặt ra hàng loạt vấn đề để xem xét, đó là: với khu vực đó,
cộng đồng đã thực sự tham gia với vai trị tích cực, chủ động và sáng tạo hay
chưa? Cộng đồng đã làm được gì trong quá khứ và đang làm gì trong hiện
tại? Nhà quản lý đã thực sự biết tận dụng nguồn lực cộng đồng hay chưa?
Những nhân tố nào hạn chế và những nhân tố nào thúc đẩy vai trò của cộng
đồng? Nắm được vấn đề này, cùng với cách thức quản lý hiệu quả từ chính
quyền sẽ góp phần đẩy mạnh vai trị của cộng đồng trong việc gìn giữ và
phát huy giá trị di sản một cách tốt nhất. Đây chính là một cơ sở quan trọng
để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về vấn đề cộng đồng.
1.2. Cổ loa là một khu di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt nằm ở ngoại
thành Hà Nội. Ngày 28 tháng 4 năm 1962, Bộ văn hóa đã có quyết định số

10


313/VH-VP xếp di tích Cổ Loa là di tích Quốc gia. Bên cạnh tịa thành đồ sộ
về quy mơ, độc đáo với kiến trúc nhiều lớp thành uốn lượn, to lớn nhất của
Việt Nam và tồn Đơng Nam Á thời cổ đại, Cổ Loa cịn có một quần thể các
cơng trình kiến trúc vơ cùng phong phú bao gồm nhiều loại hình với nhiều
chức năng khác nhau. Đó là những cơng trình tưởng niệm, những cơng trình
mang chức năng tơn giáo, tín ngưỡng và những ngơi nhà cổ độc đáo, điển
hình của nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ.

1.3. Đối với di tích, cộng đồng Cổ Loa có nhiều đóng góp, song cũng
có những hạn chế nhất định. Trong quá khứ, cộng đồng Cổ Loa chính là
những người đã tạo nên cảnh quan, mơi trường, hình thành các làng nơng chài ven sơng mà dấu vết cịn để lại ở khắp vùng Cổ Loa nói riêng và châu
thổ Bắc Bộ nói chung. Hiện tại, cộng đồng vẫn có vai trị quan trọng trong
bảo vệ, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa tại khu di tích. Chính
người dân đã tiến hành trồng cây tại các vòng thành chống sạt lở, khơi phục
di tích và những sinh hoạt văn hóa tại di tích, tham gia trực tiếp và gián tiếp
vào việc trơng coi và gìn giữ di tích cũng như tham gia đóng góp xây dựng,
trùng tu và tơn tạo di tích. Tuy nhiên, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bên
cạnh yếu tố thời gian và biến động của điều kiện tự nhiên, sự gia tăng dân
số, hình thành xã hội và sự phát triển hoạt động kinh doanh, buôn bán của
cộng đồng Cổ Loa đã xâm hại và phá hủy di tích nghiêm trọng. Hiện nay,
cộng đồng Cổ Loa sống trong các vòng thành, kể cả ở trên các mặt thành và
tập trung nhất ở trung tâm khu di tích. Đất đai giữa các vịng thành từ lâu đã
trở thành đất canh tác. Các hào nước, nhất là hào Thành Nội nhiều chỗ bị
san lấp để trồng trọt, thậm chí làm nhà ở và sản xuất chăn ni. Các cơng
trình kiến trúc hiện đại, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh buôn bán
nằm xen kẽ với di tích... Đó là những vi phạm nghiêm trọng của cộng đồng
đối với khơng gian và cảnh quan di tích.

11


1.4. Ở nước ta, phát triển cộng đồng là một lĩnh vực hoạt động khoa
học và thực tiễn còn khá mới mẻ, song cũng đã đem lại một số thành công
nhất định trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hóa. Vận dụng cơ sở lý
luận và những dự án cộng đồng cụ thể đã được thực hiện ở một số nước trên
thế giới và ở Việt Nam, lựa chọn cộng đồng tại khu di tích Cổ Loa, với mục
đích nhận diện đóng góp và hạn chế của cộng đồng, lý giải nguyên nhân và
bước đầu đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò chủ động và tích

cực của cộng đồng, chúng tơi quyết định triển khai đề tài: cộng đồng trong
bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tại khu di tích Cổ Loa, Hà
Nội và một số đề xuất.
2. Lịch sử nghiên
Ngay từ rất sớm, vùng đất Cổ Loa đã được nhiều tài liệu không chỉ
của người Việt Nam mà cịn của người nước ngồi đề cập đến. Những ghi
chép đó đã phản ánh về thời kỳ quốc gia Âu Lạc của An Dương Vương, về
những nhân vật, sự kiện lịch sử, văn hóa… của vùng đất Cổ Loa. Sau này,
Cổ Loa tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu thuộc
nhiều lĩnh vực: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa dân gian và nhiều
ngành khoa học khác. Đặc biệt, ở lĩnh vực khảo cổ học, các di chỉ khảo cổ ở
Cổ Loa được nghiên cứu với quy mô lớn và mang tính chuyên sâu.
Vấn đề cộng đồng và vai trị của cộng đồng ở Cổ Loa đã ít nhiều được
các cơng trình đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Cơng trình Cổ Loa - trung tâm hội tụ văn minh sơng Hồng của tác giả
Hồng Văn Khốn [10] đã dành hẳn một chương để nghiên cứu đời sống
của cư dân Cổ Loa, gồm cả đời sống kinh tế, các phương thức sản xuất và
đời sống tinh thần. Nét độc đáo ở cơng trình này là tác giả đã sử dụng những
tư liệu khảo cổ học để dựng lại bức tranh về đời sống của cư dân từ Phùng
Nguyên đến Đông Sơn. Tác giả đã đưa ra một số nhận xét về cư dân Cổ Loa
từ thời đồng thau - sắt sớm là cư dân lấy nông nghiệp lúa nước làm phương

12


thức sống chủ yếu. Bên cạnh nông nghiệp, nghề khai thác các nguồn lợi tự
nhiên ngày càng phát triển, như: khai thác đất, đá, kim loại, các loại tre, nứa,
gỗ… phục vụ các nghề thủ công làm gốm, chế tạo đồ đá, đồ đồng, đồ sắt,
đan lát, dệt vải, làm nhà… và phục vụ cuộc sống hàng ngày như săn bắn thú
rừng, nguồn thủy sản dưới nước bổ sung cho nguồn lương thực và thực

phẩm. Đây chính là nguồn tư liệu quan trọng mà chúng tôi sử dụng trong đề
tài khi nghiên cứu về đặc điểm nghề nghiệp của cộng đồng Cổ Loa.
Khá tương đồng về phương pháp nghiên cứu, cơng trình Lịch sử khu
di tích Cổ Loa của tác giả Nguyễn Doãn Tuân [35] đã nghiên cứu về cư dân
và văn hóa vùng Cổ Loa trước An Dương Vương cũng đã chỉ ra: “Những
người đầu tiên được môi trường - cảnh quan tiền - Cổ Loa hấp dẫn đến khai
phá và làm chủ nơi này, là nhóm cư dân đã để lại dấu tích ở di chỉ Đồng
Vơng. Họ tụ cư ở ngay một doi đất cao ven sông Hồng, trên một địa bàn có
qui mơ bằng một xóm nhỏ ngày nay (khoảng 10.000m2)” [35; 21].
Cơng trình Địa chí Cổ Loa do Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân
chủ biên [20] được xem là một cơng trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ
nhất về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của Cổ Loa. Tuy
nhiên, do tính chất cơng trình mang tính tồn diện, nên vấn đề cộng đồng
khơng được nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể. Trong cơng trình, cộng
đồng Cổ Loa được nhìn theo chiều dài lịch sử, từ thời kỳ đấu tranh dựng và
giữ nước đến giai đoạn độc lập và phát triển kinh tế hiện nay. Đặc biệt, ở
chương 2, cơng trình có tập trung đề cập đến Các đơn vị hành chính - cộng
đồng [20; 143-166] và Các hình thức liên kết cộng đồng ở Cổ Loa [20; 167184]. Đây chính là những nguồn tư liệu quan trọng để nhìn nhận về diện
mạo cộng đồng Cổ Loa hiện nay.
Năm 2005, Nguyễn Thu Nga đã có một cơng trình nghiên cứu về
Thiết chế quản lý và các hình thức liên kết cộng đồng ở Cổ Loa từ truyền
thống đến hiện đại [17]. Đây có thể coi là một cơng trình nghiên cứu khá

13


đầy đủ và tập trung về cộng đồng Cổ Loa từ truyền thống đến hiện đại. Ở
cơng trình này, tác giả đã khái quát chung về Cổ Loa, từ điều kiện tự nhiên,
các chặng đường lịch sử đến tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội của Cổ Loa
qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu thiết chế

quản lý và các hình thức liên kết cộng đồng ở Cổ Loa. Chúng tôi đặc biệt
nhấn mạnh đến nghiên cứu về Các thiết chế quản lý từ sau Đổi mới đến nay
[17; 52-55] của tác giả. “Từ sau năm 1945, do những biến động của lịch sử
nên thiết chế quản lý ở Cổ Loa có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình
mới. Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (tổ chức Đảng, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân) là những cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện
cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ
quan nhà nước cấp trên. Trong bộ máy quản lý thôn hiện nay, cần nhấn
mạnh vai trị của trưởng thơn” [17; 57]. Với nội dung này, vai trò của cộng
đồng đã được đề cập đến qua sự nhấn mạnh tầm quan trọng của trưởng thôn
đối với việc quản lý dân cư. Trong quá trình nghiên cứu về cộng đồng, các
thiết chế và hình thức liên kết cộng đồng là một vấn đề quan trọng.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu cho thấy, trong các nghiên cứu về Cổ Loa,
diện mạo đời sống vật chất và tinh thần cũng như các thiết chế và hình thức
quản lý cộng đồng đã được các tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, coi cộng đồng
Cổ Loa là một đối tượng độc lập thì chưa có cơng trình nào tập trung nghiên
cứu. Có thể nói, nghiên cứu về cộng đồng ở Cổ Loa là một khía cạnh khá
mới mẻ. Đặc biệt, về vai trò và hạn chế của cộng đồng Cổ Loa đối với khu
di tích Cổ Loa, có thể thấy, mặc dù vấn đề cộng đồng đối với di sản mang
tính thực tiễn và cấp thiết trong q trình bảo tồn và phát huy di sản, nhưng
lại chưa có cơng trình nào đào sâu nghiên cứu về Cổ Loa. Trong bối cảnh đơ
thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, những yếu tố của nền kinh tế thị trường đang
có nguy cơ hủy hoại nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng làng
xã, cũng như những xâm hại và hủy hoại di tích Cổ Loa vẫn đang ngày càng

14


nghiêm trọng hơn, nghiên cứu về vấn đề cộng đồng để từ đó tìm ra hướng
phát triển cộng đồng càng trở nên cấp thiết hơn.

Do đó, chúng tơi nhận thấy việc triển khai đề tài trên có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài trên, tác giả đặt ra các mục đích nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nhận diện một cách đầy đủ và toàn diện về cộng đồng Cổ
Loa, bao gồm: đặc điểm dân cư, ý thức cộng đồng, các hình thức liên kết
cộng đồng và cách thức quản lý cộng đồng. Bên cạnh đó, luận văn cũng
hướng đến nhìn nhận về mối quan hệ của cộng đồng đối với khu di tích Cổ
Loa. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá vai trò và hạn chế của cộng
đồng đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử và văn hóa ở Cổ Loa.
Thứ hai, phân tích vai trị và hạn chế của cộng đồng Cổ Loa. Từ đó,
bước đầu tác giả đánh giá nguyên nhân hiện trạng trên. Đây là phần được
dành nhiều thời lượng nghiên cứu và được coi là trọng tâm của luận văn.
Thứ ba, đưa ra một số đề xuất nhằm phát huy vai trị tích cực và hạn
chế những tiêu cực của cộng đồng. Từ đó, bước đầu xây dựng dự án phát
triển cộng đồng qua hình thức du lịch cộng đồng. Mục đích của dự án này là
nhằm vừa gìn giữ di tích vừa phát huy vai trị chủ động và tích cực của cộng
đồng Cổ Loa đối với di tích.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là cộng đồng Cổ Loa
ở cả 15 thơn trong khu di tích Cổ Loa, bao gồm: Mạch Tràng, Cầu Cả, Sằn
Giã, Vang, Mít, Hương, Thượng, Nhồi Trên, Nhồi Dưới, Chùa, Chợ, Khu
Chợ Sa, Gà, Lan Trì, Dõng.

15


5. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 trở lại đây. Sở dĩ chúng tôi lựa
chọn mốc thời gian này, bởi từ năm 2000 đến nay, Cổ Loa cũng như nhiều

địa bàn nông thôn ngoại thành Hà Nội nói chung đang trong q trình đơ thị
hóa mạnh với những biến đổi to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, cơ
cấu dân số và cơ cấu kinh tế ở Cổ Loa đang chịu tác động mạnh mẽ nhất từ
q trình đơ thị hóa. Khi khu cơng nghiệp lớn được xây dựng ở phía Bắc
huyện, nhiều người dân Cổ Loa trở thành công nhân trong các nhà máy, xí
nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Mặc dù nơng nghiệp chiếm 70% cơ cấu
kinh tế tồn xã nhưng thu nhập từ buôn bán và đi làm ở các khu cơng nghiệp
lớn phía Bắc lại là nguồn thu chính cho người dân Cổ Loa. Cơ cấu dân cư
Cổ Loa hôm nay mang đậm đặc điểm của vùng nông nghiệp ngoại thành với
những yếu tố sinh thái nhân văn, hòa hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp,
đô thị và nông thơn, truyền thống và cách mạng.
Q trình đơ thị hóa ở Cổ Loa có nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Đối với khu di tích,
đơ thị hóa khiến gia tăng dân số, kéo theo đó là gia tăng nhu cầu và lợi ích.
Sự gia tăng này có nhiều biểu hiện tích cực và tiêu cực.
Về mặt nhu cầu, đơ thị hóa giúp cho đời sống kinh tế người dân nâng
cao. Từ đó, nhu cầu khách quan về nhà ở và sinh hoạt cũng theo tỉ lệ thuận
mà tăng lên. Bên cạnh nhà ở và sinh hoạt, nhu cầu buôn bán, kinh doanh dẫn
đến việc người dân mở rộng không gian để kinh doanh. Những nhu cầu này
dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động lấn chiếm, xâm hại di tích để
xây dựng.
Về mặt lợi ích, đơ thị hóa khiến tâm lý người dân cũng thay đổi. Tâm
lý thuần nông của người dân ở một xã ngoại thành Hà Nội đã manh nha

16


những yếu tố của nền kinh tế thị trường. Lợi ích kinh tế chủ quan trước mắt
để phục vụ kinh doanh, buôn bán khiến một số người quên mất việc gìn
giữ và bảo vệ di tích đặc biệt quan trọng này. Hệ quả này khiến cho người

dân có nhiều hành vi sai phạm, xâm hại và làm hỏng không gian và cảnh
quan di tích.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp ba phương pháp sau:
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: đây là phương pháp chính được chúng
tơi sử dụng trong đề tài. Đối tượng được chúng tôi tiến hành phỏng vấn bao
gồm 4 đối tượng chính:
(1) Cán bộ quản lý văn hóa và cán bộ trực tiếp làm việc tại di tích, thuộc
Tổ quản lý di tích, Tổ quản lý di tích - danh thắng, UBND Thành phố Hà Nội.
(2) Cán bộ văn hóa tại UBND xã Cổ Loa
(3) Trưởng thơn và phó thơn
(4) Người dân sống và kinh doanh tại trung tâm di tích và xa di tích
Phương pháp này nhằm khám phá những đặc tính của đối tượng
nghiên cứu, nhận diện một cách khách quan nhất về những đóng góp và hạn
chế của đối tượng và có những biện pháp giải quyết vấn đề khoa học và hiệu
quả nhất. (Mẫu phiếu được trình bày tại phụ lục).
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: phương pháp này được chúng tôi
sử dụng nhằm thu thập những số liệu cập nhật nhất về tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cộng đồng, như số
dân, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn… Chúng tơi phát mẫu phiếu
“Bảng thống kê di tích văn hóa, lịch sử và cách mạng” cho cán bộ văn hóa
xã và cán bộ quản lý văn hóa tại Tổ quản lý di tích và “Biểu thống kê đời
sống văn hóa cấp làng” cho 15 trưởng thơn trên khu di tích Cổ Loa.

17


Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và phƣơng pháp thống kê, phân
loại: chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thống kê tổng quan các tài liệu đã viết
về vấn đề trên. Đặc biệt, nguồn tài liệu chính được chúng tơi sử dụng là “Hồ

sơ di tích” được lưu tại Phịng nghiên cứu và sưu tầm, thuộc Ban quản lý di
tích và danh thắng Hà Nội.
7. Kết quả và đóng góp của luận văn
Từ những kết quả nghiên cứu về cộng đồng Cổ Loa, theo các phương
pháp kể trên, luận văn đã hệ thống lại những vấn đề liên quan đến cộng
đồng, như sau:
Cổ Loa được coi là một cộng đồng bởi có chung những yếu tố về mặt
địa vực, truyền thống lịch sử và văn hóa. Giữa cộng đồng và di tích có mối
quan hệ mật thiết và gắn bó. Cộng đồng chính là những người sinh sống tập
trung, sinh hoạt và phát triển các hoạt động kinh doanh, buôn bán trên chính
trung tâm di tích.
Hiện tại, cộng đồng vừa có vai trị quan trọng và có hạn chế trong bảo
vệ, khơi phục và phát huy các giá trị văn hóa tại khu di tích. Chính ý thức và
sự hiểu biết về di tích đã thúc đẩy những hoạt động có ích của người dân đối
với di tích. Sự quản lý lỏng lẻo, thiếu tập trung của chính quyền, thiếu quy
hoạch và cắm mốc di tích và sự sai phạm từ trong q khứ chính là những lí
do khiến cho tình trạng vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Vận dụng cơ sở lý luận và những dự án cộng đồng cụ thể đã được thực
hiện ở một số nước trên thế giới, lựa chọn cộng đồng tại khu di tích Cổ Loa,
căn cứ vào định hướng phát triển của Cổ Loa trong thời gian tới là: Bảo tồn di
sản để phát triển du lịch - lịch sử - văn hóa và sinh thái, chúng tôi đưa ra đề
xuất phát triển du lịch cộng đồng. Dự án bao gồm ba bước: bước 1: nhận diện
di tích và cộng đồng; bước 2: Đánh giá hiện trạng di tích và cộng đồng; bước
3: Các biện pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Cổ Loa.

18


8. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận

Phần Nội dung được triển khai trong ba chương
Chƣơng 1: Khái quát chung về cộng đồng và di tích
Chƣơng 2: Vai trị và hạn chế của cộng đồng
Chƣơng 3: Một số đề xuất và định hướng phát huy vai trị chủ động
và tích cực của cộng đồng
Trong luận văn, phần lý thuyết được chúng tơi trình bày ở chương 1.
Một số lý thuyết nhỏ, theo từng chương có sử dụng những nội dung cụ thể
làm cơ sở giải quyết đề tài.

19


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG VÀ DI TÍCH
1.1. Vấn đề khái niệm và vai trị của cộng đồng đối với di sản
1.1.1. Khái niệm cộng đồng
“Cộng đồng” là một khái niệm cơ bản của các ngành khoa học xã hội
và nhân văn, với nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Theo [8; 15], có hai cách
hiểu về cộng đồng, đó là “cộng đồng tính” và “cộng đồng thể”. “Cộng đồng
tính” là thuộc tính hay quan hệ xã hội như tình cảm cộng đồng, tinh thần
cộng đồng, ý thức cộng đồng… “Cộng đồng thể” là các nhóm người, nhóm
xã hội có tính cộng đồng với những quy mơ lớn nhỏ khác nhau.
Xung quanh khái niệm “cộng đồng thể”, các nhà khoa học đưa ra hai
tuyến nghĩa. Tuyến thứ nhất liên quan đến cái nhìn địa lý, coi “cộng đồng là
một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các
giá trị và tổ chức xã hội cơ bản” [8; 21]. Nghĩa thứ hai coi cộng đồng là
“một nhóm dân cư có chung những mối quan tâm cơ bản” [8; 21]. Với nghĩa
này, đôi khi các cộng đồng có thể được biến đổi bởi quá trình vận động của
lịch sử, làm cho các thành viên của cộng đồng cũng phải biến đổi nhận thức

và hành vi.
Để làm cơ sở triển khai đề tài, chúng tôi lựa chọn khái niệm “cộng
đồng” là sự tổng hòa của cả hai khái niệm cộng đồng tính và cộng đồng thể,
từ đó đưa ra một khái niệm chung về cộng đồng: đó là “một nhóm người có
quy mơ lớn nhỏ khác nhau cùng sinh sống trên một địa vực nhất định, có
cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản, cùng chung những mối quan tâm
cơ bản, được gắn bó với nhau bởi tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng
và ý thức cộng đồng”.

20


Từ khái niệm trên, chúng ta có thể chỉ ra được ba thành phần tạo lập
nên một cộng đồng: địa vực, yếu tố kinh tế hay nghề nghiệp và cuối cùng là
các yếu tố có tính văn hóa. Ba yếu tố này tạo nên những mối liên hệ giữa các
cá nhân trong cộng đồng, tạo nên tính cộng đồng rõ rệt, cụ thể là: (1) Tương
quan cá nhân mật thiết với những người khác, đó gọi là tương quan thân
mật; (2) Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc của cá nhân trong những
nhiệm vụ và công tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần hoặc
dấn thân đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả và có ý nghĩa; (4)
Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể.
Sở dĩ chúng ta có thể gọi là “cộng đồng Cổ Loa”, bởi lẽ, đây là một
tập hợp người có sự liên kết với nhau trên cả ba yếu tố: địa vực, kinh tế hay
nghề nghiệp và các yếu tố có tính văn hóa.
Về địa vực, theo Cổ Loa xã địa bạ lập năm Gia Long thứ 4 (1805), xã
Cổ Loa có giáp giới như sau:
Phía Đơng, trên giáp địa phận thôn Thư Cưu xã Lương Quán, dưới giáp
địa phận xã Dục Tú. Theo địa giới hành chính mới, Cổ Loa giáp xã Dục Tú.
Phía Tây, trên giáp địa phận thôn Cầu Cả, xã Uy Nỗ và thôn Sằn Giã,
xã Vạn Lộc, dưới giáp địa phận xã Mạch Tràng. Theo địa giới hành chính

mới, Cổ Loa giáp xã Xuân Canh.
Phía Nam, trên giáp địa phận xã Mạch Tràng, dưới giáp địa phận xã Lộc
Hà. Theo địa giới hành chính mới, Cổ Loa giáp xã Đơng Hội và xã Mai Lâm.
Phía Bắc, trên giáp địa phận thôn Tổ, xã Uy Nỗ, dưới giáp địa phận
thôn Cưu, xã Lương Quán. Theo địa giới hành chính mới, Cổ Loa giáp xã
Uy Nỗ và Việt Hùng.
Về kinh tế, hiện nay, phần lớn cư dân Cổ Loa làm nông nghiệp (chiếm
khoảng 70% cơ cấu kinh tế). Với Cổ Loa, các nghề thủ công không phát
triển lắm, khơng có quy mơ lớn, mang tính tự cung tự cấp, chỉ có vùng Lỗ
Khê ngồi thành Cổ Loa có nghề dệt cổ truyền. Tuy nhiên, mặc dù 70% làm

21


nông nghiệp nhưng thu nhập không phải chỉ từ đồng ruộng. Người Cổ Loa
buôn bán từ các chợ gần nhà đến các chợ xa nhà.
Về văn hóa, Cổ Loa cịn là một trong bát xã thuộc tổng Cổ Loa có mối
quan hệ lịch sử lâu đời, biểu hiện bằng việc tám xã cùng tổ chức lễ hội thờ
An Dương Vương. Lễ hội Cổ Loa chính là một dịp để thể hiện ý thức, đời
sống tâm linh và tinh thần cộng đồng cao. Bên cạnh đó, cư dân Cổ Loa sinh
sống trên một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, đã hai lần được chọn làm
kinh đô, với những nét kiến trúc của một quân thành và kinh thành, mang
dấu tích lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của vua An Dương Vương và
Ngô Quyền. Hiện nay, người dân Cổ Loa vẫn lưu giữ những sinh hoạt văn
hóa truyền thống mang đậm dấu ấn địa phương như tục ăn sêu bà Chúa, tục
thờ đá, thờ thần Rùa…
1.1.2. Một số vấn đề xung quanh khái niệm
Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa được coi sẽ phá hoại những
mối quan hệ cộng đồng tính. Ở Việt Nam, cộng đồng làng - xã có một giá trị
tốt đẹp mà ai cũng cơng nhận đó là tình làng nghĩa xóm đang có nguy cơ bị

giải thể do q trình đơ thị hóa và thị trường hóa.
Theo [8; 43], có ba thể chế xã hội cơ bản tham gia vào sự phát triển
của cộng đồng. Đó là: (1) tự quản cộng đồng; (2) sự quản lý của nhà nước
và (3) sự can thiệp của thị trường. Ba thể chế xã hội này là riêng biệt và hợp
tác với nhau để cùng nhau phát triển cộng đồng, nhưng khơng phải lúc nào
cũng nhất trí với nhau, thậm chí có những lúc mâu thuẫn loại trừ nhau.
Ở nước ta, đã có những thời kỳ tự trị cộng đồng, nhà nước độc quyền
và khơng có thị trường để phát triển. Thị trường bị cấm đoán, do đó năng
lực thị trường bị thiếu hụt. Mâu thuẫn nan giải nhất là mâu thuẫn giữa cộng
đồng và Nhà nước, tức là tự quản cộng đồng và quản lý tập trung của Nhà
nước. Trong các xã hội nông nghiệp sơ khai, sự phát triển của cộng đồng là
khơng hoặc ít có sự can thiệp của Nhà nước. Ở các xã hội nông nghiệp phát

22


triển cao hoặc các xã hội cơng nghiệp thì Nhà nước đã “với tay” vào các
hoạt động của cộng đồng mà kết quả là quyền lực của Nhà nước ngày càng
lớn mạnh hơn, có lúc, có nơi thơn tính cộng đồng, triệt tiêu khả năng phát
triển của cộng đồng.
Cổ Loa hiện nay đang nằm trong vùng đơ thị hóa mạnh mẽ của thủ đơ
Hà Nội. Q trình đơ thị hóa với sự can thiệp của thị trường và Nhà nước sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của cộng đồng nơi đây. Đây là một vấn đề
quan trọng cần phải xem xét khi nghiên cứu về cộng đồng Cổ Loa.
1.1.3. Vai trò của cộng đồng đối với di sản
Xung quanh vai trị của cộng đồng với di sản văn, có khá nhiều ý kiến
khác nhau. Có ý kiến đề cao vai trị của cộng đồng nhưng cũng có ý kiến
nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiều yếu tố khác đối với việc gìn giữ và
phát huy các di sản vật thể và phi vật thể.
Khơng đề cao vai trị của cộng đồng đối với di sản, bởi lẽ theo nhiều

người, di sản là cho các nhà quản lý và khách du lịch chứ không phải cho
cộng đồng địa phương. Di sản cho nhà quản lý bởi lẽ các nhà quản lý cần di
sản để tôn vinh thể chế xã hội mà mình đang nắm giữ. Bởi lẽ đó, sự thăng
trầm của di sản do các nhà quản lý có những cách đánh giá khác nhau, qua
những giai đoạn khác nhau về vị trí và vai trị của di sản trong đời sống xã
hội. Di sản cho du khách bởi lẽ khai thác di sản văn hóa để phát triển du lịch
là một cách đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào. Nhiều
di sản văn hóa dân gian trở thành sản phẩm du lịch để phục vụ du khách. Vì
vậy, nhiều địa phương đã tổ chức, quản lý di sản của mình vì mục đích thu
hút khách du lịch, hay nói cách khác là vì nhu cầu của khách du lịch.
Tuy nhiên, đồng ý kiến với nhiều nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng,
di sản là của cộng đồng và cộng đồng có vai trị quan trọng trong việc gìn
giữ và phát huy giá trị di sản. Bởi những lý do sau:

23


Thứ nhất, cộng đồng là những người nắm giữ và thực hành di sản, giữ
vai trò vừa là chủ thể sáng tạo và vừa là người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa
đó. Di sản văn hóa là tài sản của cộng đồng, nó được cộng đồng tạo dựng và
giữ gìn, truyền trao liên tục cho các thế hệ kế tiếp, không để xảy ra sự đứt gãy
mạch nguồn văn hóa dân tộc.
Thứ hai, dù chính quyền là tác nhân quan trọng trong việc tổ chức,
phục hồi, quản lý di sản, nhưng sự can thiệp quá sâu của họ sẽ gây ra phản
ứng ngược của người dân. “Trường hợp tổ chức lễ hội Tây Thiên chẳng hạn.
Sự tham gia quá tích cực của chính quyền đã khiến việc tổ chức lễ hội chưa
trở thành động lực đoàn kết cộng đồng, thậm chí ngược lại, gây mâu thuẫn
giữa người dân và chính quyền” [26; 12].
Thứ ba, du khách đem lại nhiều nguồn lợi cho việc bảo tồn và phát
huy giá trị của di sản, tuy nhiên, số lượng khách lớn cùng với những hành

động vơ tình của một số du khách nhiều khi làm hỏng truyền thống địa
phương. Đó chính là lý do tại sao, nhiều di tích đã có những quy định hạn
chế du khách. “Điều này còn nguy hại hơn đối với các di sản văn hóa phi vật
thể, đặc biệt là lễ hội, khi không gian thiêng bị xâm phạm, hay người tổ
chức đã giải thiêng các nghi lễ để phục vụ nhu cầu du khách. Khi lễ hội
khơng cịn được tổ chức như nó vốn thế, nó sẽ trở thành một sản phẩm du
lịch thuần túy, tồn tại và thay đổi theo nhu cầu của du khách. Nó trở thành
một sản phẩm có cũng được mà khơng có cũng được, tồn tại gượng ép ở địa
phương theo nhu cầu của người bên ngoài” [26; 13].
Cuối cùng, di sản là của cộng đồng và cho cộng đồng sẽ góp phần phát
huy vai trị chủ động và tích cực của người dân. Quản lý và thực hành di sản
lúc đầu và theo truyền thống ở Việt Nam nói chung là một công việc của làng,
cho người dân làng và do người dân trong làng tổ chức. Nếu chính quyền hoàn
toàn quản lý sẽ dẫn đến hệ quả là người dân trông chờ quá nhiều vào Nhà

24


nước, vào sự giúp đỡ của chính quyền, thay vì chủ động và tích cực như họ cần
có. Kết quả là di sản sẽ khơng được gìn giữ và phát huy hiệu quả nhất.
Như vậy, di sản chính là của cộng đồng và cho cộng đồng. Cộng đồng
có vai trị quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Khi
nghiên cứu về mối quan hệ của bất cứ một cộng đồng nào đối với di sản,
chúng ta cần xem xét, với khu vực đó, cộng đồng đã thực sự tham gia với
vai trị tích cực, chủ động và sáng tạo hay chưa? Cộng đồng đã làm được gì
trong quá khứ và đang làm gì trong hiện tại? Nhà quản lý đã thực sự biết tận
dụng nguồn lực cộng đồng hay chưa? Những nhân tố nào hạn chế và những
nhân tố nào thúc đẩy vai trò của cộng đồng? Nắm được vấn đề này, cùng với
cách thức quản lý hiệu quả từ chính quyền sẽ góp phần đẩy mạnh vai trị của
cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản tốt nhất. Khi nghiên

cứu về vai trò của cộng đồng Cổ Loa đối với việc bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa và lịch sử của khu di tích, chúng ta cần phải nắm được những
vấn đề trên.
1.2. Khái quát chung về cộng đồng Cổ Loa
1.2.1. Đặc điểm dân cư
1.2.1.1. Nguồn gốc dân cư
Đặc điểm nổi bật nhất của dân cư tại đây là nguồn gốc dân cư ở đây
không thuần nhất, có sự hịa trộn của một ít cư dân bản địa và phần lớn dân
tứ xứ chủ yếu từ các tỉnh miền Trong.
Cư dân Cổ Loa đã có mặt ở Cổ Loa từ trước khi Thục Phán xây thành.
Đó là cư dân Việt cổ từ vùng núi tiến xuống và vùng biển tiến vào tập trung
khai phá vùng Cổ Loa. Hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được khai quật ở Cổ
Loa và gần Cổ Loa cho thấy đây là địa bàn của người Việt cổ, phát triển liên
tục từ văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gị Mun - Đơng Sơn - thời kỳ
Đơng Sơn muộn (tương đương với thời Thục Phán xây dựng thành Cổ Loa).
Khi đến xây thành, Thục Phán dời cư dân ở đây ra ngồi thành nên họ có tên

25


×