Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại quận đồ sơn, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHAN TUẤN ĐỨC

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chun ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHAN TUẤN ĐỨC

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chun ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Thúy Hằng


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phan Tuấn Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cơ giáo và sự
giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để
hồn thành bài luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.Nguyễn Thị Thúy Hằng đã
trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo
Khoa các khoa học liên ngành - Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn phịng Tài ngun và Mơi trƣờng quậnĐồ sơn,
Trung tâm phát triển quỹ đất quận Đồ Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời
gian nghiên cứu thực hiện luận văn.
Ngồi ra, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về mọi
mặt cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn

Phan Tuấn Đức

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu biến động sử dụng đất .................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn............................................... 4
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất .................... 6
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu
đến sử dụng đất ................................................................................................. 9
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu ................................... 9
1.2.2. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu .............. 10
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử
dụng đất ........................................................................................................... 14
CHƢƠNG 2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17


2.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................. 17
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................. 18
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp............................. 18
iii


2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................. 19
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích ảnh viễn thám .................................................. 19
2.3. Chiết xuất thông tin sử dụng đất từ ảnh vệ tinh ....................................... 23
2.3.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh ................................................................................ 23
2.3.2. Thực nghiệm phƣơng pháp phân loại dựa trên đối tƣợng ảnh vệ tinh
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.3.3. Kiểm chứng độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh ................................... 29
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT...................................................................................................................... 32

3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .............................................. 32
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 32
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 32
3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 32
3.1.4. Đặc điểm thủy văn và nguồn nƣớc ...................................................... 33
3.1.5. Đặc điểm sinh vật ................................................................................. 33
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội quận Đồ Sơn ................................ 34
3.2.1. Dân số.................................................................................................... 34
3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................. 34
3.2.3. Giáo dục và y tế..................................................................................... 35
3.3. Đặc trƣng và những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Quận Đồ Sơn .... 35
3.3.1 Nhiệt độ ................................................................................................. 35

3.3.2. Lƣợng mƣa ........................................................................................... 37
3.3.3. Nƣớc biển dâng ................................................................................... 39
3.3.4. Hiện tƣợng thời tiết cực đoan............................................................... 39
iv


CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI QUẬN ĐỒ SƠN TRONG BỐI
CẢNH BIẾN ĐƠI KHÍ HẬU................................................................................................ 42

4.1. Tình hình quản lý đất đai ......................................................................... 42
4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của Quận Đồ Sơn............................... 42
4.2.1. Nhóm đất nơng nghiệp .......................................................................... 43
4.2.2. Nhóm đất phi nơng nghiệp .................................................................... 44
4.2.3. Nhóm đất chƣa sử dụng ........................................................................ 46
4.3. Biến động sử dụng đất quận Đồ Sơn giai đoạn 2008 – 2017 .................. 46
4.3.1. Phân tích biến động sử dụng đất quận Đồ Sơn từ tài liệu thống kê...... 46
4.3.2. Phân tích xu hƣớng biến đổi loại hình lớp phủ quận Đồ Sơn từ ảnh vệ
tinh ................................................................................................................... 58
4.4. Các biểu hiện thời tiết cực đoan tại Đồ Sơn từ 2010 đến năm nay ......... 62
4.5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động sử dụng đất và dự
đoán xu hƣớng thay đổi hệ thống sử dụng đất trong tƣơng lai tại quận Đồ Sơn
......................................................................................................................... 66
4.5.1. Xu hƣớng biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng tại Đồ Sơn ...................... 66
4.5.2. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu tới sử dụng đất tại Đồ Sơn
trong quá khứ và tƣơng lai .............................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 71
PHỤ LỤC................................................................................................................................... 1

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BĐSDĐ

Biến động sử dụng đất

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CCN

Cụm cơng nghiệp

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

FAO


Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ
chức lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc)

KCN

Khu cơng nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LUT

Loại hình sử dụng đất

RNM

Rừng ngập mặn

TN&MT

Tài nguyên & Môi trƣờng

UBND

Ủy ban Nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat sử dụng trong nghiên cứu .......................23
Bảng 2. 2. Bảng chú giải ...........................................................................................25
Bảng 2. 3. Bộ qui tắc để phân loại ảnh .....................................................................28
Bảng 2. 4. Bảng ma trận sai số năm 2013 so sánh kết quả phân loại với bản đồ sử
dụng đất năm 2010 ....................................................................................................31
Bảng 4. 1. Bảng chu chuyển các loại đất đất giai đoạn 2008 – 2017 của quận Đồ
Sơn.............................................................................................................................48
Bảng 4. 2. Ma trận biến động loại hình lớp phủ thời kì 2008-2013 (đơn vị: ha) ......62
Bảng 4. 3. Ma trận biến động loại hình lớp phủ thời kì 2013-2018 (đơn vị:ha) ......62
Bảng 4. 4. Thống kê một số biểu hiện biến đổi khí hậu tại địa phƣơng ...................63
Bảng 4. 5. Xu hƣớng biến đổi sử dụng đất trong quá khứ và tƣơng lai ....................67

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu .................14
Hình 2. 1. Sơ đồ phân cấp bậc các đối tƣợng trên ảnh……………………………..22
Hình 2. 2. Sơ đồ quy trình phân loại ảnh ..................................................................26
Hình 2. 3. Ảnh vệ tinh Landsat cắt theo khu vực Quận Đồ Sơn và tổ hợp màu giả
khác nhau...................................................................................................................27
Hình 2. 4. Kết quả phân đoạn và phân loại ảnh các năm tại quận Đồ Sơn ...............29
Hình 3. 1. Biến trình nhiều năm của nhiệt độ trung bình năm, tháng 7 và tháng 1 tại
Đồ Sơn (giai đoạn 1985-2017)……………………………………………………..36
Hình 3. 2. Biến trình nhiều năm của tổng lƣợng mƣa tại Đồ Sơn (giai đoạn 19852017)..........................................................................................................................38
Hình 3. 3. Biến trình nhiều năm của mực nƣớc trung bình tại Đồ Sơn (giai đoạn
1985-2017) ................................................................................................................39
Hình 4. 1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của Quận Đồ Sơn………………………43
Hình 4. 2. Biểu đồ biến động tổng diện tích tự nhiên quận Đồ Sơn giai đoạn 2008 –

2017 ...........................................................................................................................47
Hình 4. 3. Biểu đồ biến động diện tích đất nơng nghiệp quận Đồ Sơn giai đoạn 2008
– 2017 ........................................................................................................................49
Hình 4. 4. Biểu đồ biến động diện tích đất phi nơng nghiệp quận Đồ Sơn giai đoạn
2008 – 2017 ...............................................................................................................49
Hình 4. 5. Biểu đồ biến động diện tích đất chƣa sử dụng quận Đồ Sơn giai đoạn
2008 – 2017 ...............................................................................................................50
Hình 4. 6. Biểu đồ biến động diện tích đất trồng lúa quận Đồ Sơn giai đoạn 2008 –
2017 ...........................................................................................................................51
Hình 4. 7. Biểu đồ biến động diện tích đất trồng cây hàng năm khác quận Đồ Sơn
giai đoạn 2008 – 2017 ...............................................................................................52
viii


Hình 4. 8. Biểu đồ biến động diện tích đất trồng cây lâu năm quận Đồ Sơn giai đoạn
2008 – 2017 ...............................................................................................................53
Hình 4. 9. Biểu đồ biến động diện tích đất lâm nghiệp quận Đồ Sơn giai đoạn 2008
– 2017 ........................................................................................................................54
Hình 4. 10. Biểu đồ biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản quận Đồ Sơn giai
đoạn 2008 – 2017 ......................................................................................................54
Hình 4. 11. Biểu đồ biến động diện tích đất làm muối quận Đồ Sơn giai đoạn 2008
– 2017 ........................................................................................................................55
Hình 4. 12. Biểu đồ biến động diện tích đất ở quận Đồ Sơn giai đoạn 2008 – 201755
Hình 4. 13. Biểu đồ biến động diện tích đất chuyên dùng quận Đồ Sơn giai đoạn
2008 – 2017 ...............................................................................................................56
Hình 4. 14. Biểu đồ biến động diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
quận Đồ Sơn giai đoạn 2008 – 2017 .........................................................................57
Hình 4. 15. Biểu đồ biến động diện tích đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng quận
Đồ Sơn giai đoạn 2008 – 2017 ..................................................................................58
Hình 4. 16. Cơ cấu lớp phủ/sử dụng đấtquận Đồ Sơn ..............................................59

Hình 4. 17. Bản đồ lớp phủ Quận Đồ Sơn năm 2008 ...............................................60
Hình 4. 18. Bản đồ lớp phủ Quận Đồ Sơn năm 2013 ...............................................60
Hình 4. 19. Bản đồ lớp phủ Quận Đồ Sơn năm 2018 ...............................................61
Hình 4. 20. Biểu đồ biến động đất qua các năm kết quả phân tích ảnh vệ tinh ........61

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, các q trình biến đổi tồn cầu đã gây tác động
lớn về mọi mặt tới môi trƣờng tự nhiên, đời sống kinh tế, xã hội và chính trị.Biến đổi
khí hậu và biến động sử dụng đất là hai trong nhiều nhân tố đƣợc quan tâm nghiên cứu
nhất về nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng đối với đời sống xã hội.Tuy nhiên, phần
lớn các nghiên cứu đều thực hiện về từng vấn đề riêng lẻ, mối quan hệ tác động qua lại
giữa biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc nhắc đến nhƣng chƣa có
nhiều đánh giá cụ thể.
Những năm gần đây, cách hiện tƣợng thời tiết cực đoan kết hợp với các nhân tố
mặt đất và hoạt động sản xuất của con ngƣời đã gây ra nhiều tai biến thiên nhiên làm
suy thoái nghiêm trọng chất lƣợng đất đai, gia tăng các hiện tƣợng xói mịn, nhiễm
mặn, nhiễm phèn, hoang mạc hóa, thu hẹp diện tích quỹ đất trong sản xuất nơng
nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Đồ Sơn là một quận thuộc thành phố Hải Phòng, nằm trên một bán đảo nhỏ và
hẹp, với 22,5 km bờ biển. Quận Đồ Sơn mang đặc điểm tự nhiên của vùng ven đô giáp
cửa sông, cửa biển thành phố Hải Phòng.Thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang gây
ra nhiều tác động tiêu cực đối với sinh hoạt và sản xuất của cƣ dân trong quận và dự
kiến cả trong tƣơng lai lâu dài.Và trong số đó có tác động đến vấn đề sử dụng đất, đặc
biệt là đất nông nghiệp.
Xuất phát từ sự cần thiết phải đánh giá đƣợc biến động sử dụng đất của quận Đồ
Sơn trong thời gian qua cũng nhƣ dự báo cho tƣơng lai do những tác động của biến đổi

khí hậu và hoạt động kinh tế - xã hội, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại quận Đồ Sơn, thành
phố Hải Phòng” làm luận án thạc sỹ, chuyên ngành Biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng biến động sửdụng đất giai đoạn 2008 – 2017trong bối
cảnh biến đổi khí hậu tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu biến đổi sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở
Việt Nam và trên thế giới.
- Thu thập và phân tích tài liệu, phân tích ảnh viễn thám nhằm tìm ra xu hƣớng
biến động sử dụng đất tại khu vực trong giai đoạn 2008-2017.
- Phân tích các dấu hiệu biến đổi khí hậu và mối tƣơng quan với biến đổi sử
dụng đất.
- Phân tích mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và biến động sử dụng đất tại khu vực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài làbiến động sử dụng đất tại quận Đồ Sơn giai
đoạn 2008 – 2017 và các dấu hiệu của biến đổi khí hậu tại khu vực trong giai đoạn này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện tại quận Đồ Sơn (phần đất liền
theo đơn vị hành chính, khơng tính các đảo).
- Về nội dung và thời gian nghiên cứu
+ Nghiên cứu, phân tích chuỗi số liệu các yếu tố khí tƣợng, thủy văn giai đoạn
1985-2017.
+ Nghiên cứu, phân tích số liệu sử dụng đất và biến động sử dụng đất nông

nghiệp giai đoạn 2008 - 2017.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những
tác động dẫn đến biến động sử dụng đất tại Đồ Sơn giai đoạn 2008- 2017, đặc biệt sự
biến động sử dụng đất có tính đến biến đổi khí hậu. Luận án góp phần bổ sung phƣơng
pháp luận và phƣơng pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực có
sự đan xen giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin

2


cần thiết cho địa phƣơng về các biểu hiện của biến động sử dụng đất do tác động của
biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu, phục vụ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, bố trí
sản xuất, cảnh báo thiên tai.
5. Cơ sở tài liệu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên các cơ sở tài liệu sau:
Tài liệu điền dã: để tìm hiểu thực tế các vấn đề có liên quan đến ruộng đất trong
thời kỳ nghiên cứu cũng nhƣ để nắm đƣợc một số vấn đề mà các tài liệu lƣu trữ khơng
nói rõ hoặc các cƣ dân địa phƣơng, đặc biệt là những ngƣời cao tuổi, nhân chứng lịch
sử để bổ sung, thẩm định lại các vấn đề đang nghiên cứu có trong tài liệu lƣu trữ.
Luận văn đã kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan từ trƣớc đến nay: Các
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề biến đổi sử dụng đất và biến đổi khí
hậu; Các tài liệu lƣu trữ bao gồm các báo cáo về tình hình ruộng đất, niên giám thống
kê, thống kê, kiểm kê kiểm kê đất đai hiện đang lƣu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng thành phố Hải Phòng và Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
cấu trúc thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu

Chƣơng 2. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu và phân tích biến động sử dụng đất
Chƣơng 4. Đánh giá biến động đất đai trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu biến động sử dụng đất
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
1.1.1.1. Khái niệm về sử dụng đất
Sử dụng đất là khái niệm đƣợc xây dựng dựa theo chức năng, mục đích sử dụng
đất[38]. Khái niệm sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến lớp phủ mặt đất, tức là lớp vật
chất mà ta quan sát trên mặt đất. Sử dụng đất chính là sự kết hợp giữa lớp phủ và hoạt
động của con ngƣời. Khi nói đến loại hình sử dụng đất, ngƣời ta thƣờng xếp theo các
nhóm, hoặc lớp. Một lớp sử dụng đất có thể đƣợc định nghĩa là một tập hợp các hành
động đƣợc thực hiện nhằm cung cấp một hay nhiều hơn loại hàng hóa hoặc dịch vụ
trên một khoanh vi diện tích đất nhất định.
Theo một số tác giả (dẫn theo [45]), hai động lực cơ bản ảnh hƣởng tới quyết
định sử dụng đất nói chung là: (i) động lực sinh thái – xã hội; và (ii) các động lực kinh
tế - xã hội. Trong đó, động lực sinh thái – xã hội là động lực nội sinh (gồm: sự phát
triển có giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên và chu kỳ thích ứng; sự thiếu hụt
đất đai và thâm canh nông nghiệp; điều chỉnh sử dụng đất), mang tính địa phƣơng,
xuất hiện khi dịng hàng hóa và dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các hệ sinh thái tự nhiên bị
suy giảm nghiêm trọng, khiến chúng buộc phải làm chậm hoặc thậm chí đảo ngƣợc sự
biến đổi sử dụng đất. Động lực kinh tế - xã hội là các động lực ngoại sinh (gồm: sự
hiện đại hóa kinh tế, thuê đất và tiếp cận thị trƣờng, chế độ sở hữu đất đai, thƣơng mại
toàn cầu, sự phổ biến của các ý tƣởng bảo vệ mơi trƣờng tồn cầu), bắt nguồn từ cấp
độ tổ chức cao hơn, từ khu vực lân cận, hoặc từ các cuộc cải cách địa phƣơng, dẫn đến
sự chuyển dịch từ mở rộng sử dụng đất sang phục hồi hệ sinh thái tự nhiên ở quy mô

quốc gia.
Ở Việt Nam, theo Luật Đất đai đƣợc ban hành 2013 các loại hình sử dụng
đất(LUT)đƣợc đƣa vào quản lý theo 03 nhóm sử dụng đất chính:
- Nhóm đất nông nghiệp gồm: đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, lâu năm,
đất rừng và đất nuôi trồng thủy sản, làm muối;

4


- Nhóm đất phi nơng nghiệp gồm: Đất ở đơ thị và nơng thơn, đất trụ sở cơ quan,
quốc phịng, an ninh, đất chuyên dùng, giao thông, công cộng và các hoạt động khác;
- Nhóm đất chƣa sử dụng gồm các loại đất chƣa xác định mục đích sử dụng.
1.1.1.2. Khái niệm về biến động sử dụng đất
Liên quan tới biến đổi sử dụng đất, dựa trên 320 nguồn tài liệu từ sách báo, tạp
chí trong các lĩnh vực kỹ thuật, vật lý, khoa học xã hội, có những từ “sử dụng đất”,
“biến đổi sử dụng đất”, “biến đổi lớp phủ và sử dụng đất” hoặc “biến đổi lớp phủ đất”
trong tiêu đề hoặc từ khóa (có sự giới hạn đối với một khái niệm rộng lớn hơn của các
lĩnh vực có sự tham gia của phƣơng pháp tiếp cận quản lý nhân chủng học/môi trƣờng
kết hợp với các chủ đề nhƣ: cải cách đất đai, quyền sử dụng đất, quản lý đất đai và
quyền sở hữu, tái định cƣ, và quan điểm cộng đồng về đất đai), các tác giả B.
McCusker và Carr đã tổng kết lại 4 xu hƣớng nghiên cứu chính [48]:
- Nguyên nhân của sự biến đổi sử dụng đất thƣờng đƣợc cho là do kết hợp lại
các động lực đƣợc xác định một cách rộng rãi;
-Việc nghiên cứu về nguyên nhân của sự thay đổi hƣớng tới tiếp cận các động
lực biến đổi mang tính toàn cầu hoặc khu vực;
- Biến đổi sử dụng đất thƣờng đƣợc coi nhƣ là kết quả của các quá trình khác
(chính trị, kinh tế, mơi trƣờng);
- Các nghiên cứu biến đổi sử dụng đất có xu hƣớng nghiên cứu theo cấp hộ hộ
gia đình và kết quả mơ hình hóa.
Theo IPCC ([42]), biến đổi sử dụng đất vừa là một trong các nguyên nhân của

biến đổi khí hậu vừa là đối tƣợng chịu tác động của biến đổi khí hâu.
Trong đó, đáng lƣu ý là các tác giả đã nhận thấy các vấn đề sau:
- Xu hƣớng trong lý thuyết biến đổi sử dụng đất chỉ dừng lại ở xác định động
lực và mơ hình hóa kết quả dựa trên những gì tìm đƣợc, mà ít khi đi sâu vào nguyên
nhân tại sao lại là những động lực này làm biến đổi sử dụng đất và cách chúng xây
dựng mang tính xã hội nhƣ thế nào.

5


- Tuy các ứng dụng mơ hình hóa phần nào đáp ứng nhu cầu thực tế cho việc ra
chính sách với các kịch bản biến đổi, trong đó có BĐKH, nhƣng vẫn có sự hạn chế bởi
các mơ hình này khơng thể tính hết đƣợc sự phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến
thay đổi sử dụng đất.
1.1.1.3. Khái niệm về lớp phủ sử dụng đất, lớp phủ thực vật và lớp phủ đất
- Lớp phủ thực vật là toàn bộ thảm thực vật xuất hiện trên mặt đất bao gồm thực vật
mọc tự nhiên và thực vật đƣợc trồng do con ngƣời.
- Lớp phủ đất là bề mặt vật lý của trái đất ( thực vật, đất trống, mặt nƣớc, các cơng
trình xây dựng…) có thể quan sát đƣợc bằng mắt hoặc trên tƣ liệu ảnh viễn thám. Lớp
phủ thực vật là một phần của lớp phủ đất.
- Lớp phủ sử dụng đất là chỉ bề mặt vật lý của trái đất đƣợc con ngƣời sử dụng nhƣ
thế nào (đất giao thông, đất ở, đất nông nghiệp…), cho thấy tác động của con ngƣời
lên mặt đất, là không gian chức năng tƣơng ứng với mục đích kinh tế xã hội của
con ngƣời.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất
1.1.2.1. Trên thế giới
Phần lớn các nghiên cứu về biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) ban đầu chỉ đơn
giản là phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn
thám và GIS. Sau này, các nghiên cứu đƣợc phát triển nhằm tìm ra các động lực và hệ
quả dẫn tới khi biến động (dẫn theo [9])

Để giải thích đƣợc nguyên nhân cũng nhƣ đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của
BĐSDĐ nhiều nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp mơ hình hóa.Tuy nhiên, nhiều phân
tích khơng gian và mơ hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại trong nghiên
cứu vì vậy đã thúc đẩy nhiều các nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà khoa học tự nhiên
và địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mơ hình khơng gian tƣờng minh
(spatially explicit models) để nghiên cứu BĐSDĐ.
Mơ hình khơng gian thay đổi sử dụng đất đƣợc chia làm 3 nhóm: Mơ phỏng,
dựtính và tiếp cận tổng hợp[17]. Các mơ hình mơ phỏng đƣợc xây dựng dựa trên tiếp

6


cận của phƣơng pháp tế bào tự động (Cellular Automata). Tế bào tự động là một mơ
hình tốn học, trong đó hành vi của một hệ thống đƣợc tạo ra bởi một tập hợp các quy
tắc xác định hoặc xác suất để xác định trạng thái rời rạc của một tế bào dựa trên trạng
thái của các tế bào lân cận. Một vài nghiên cứu ứng dụng mơ hình này để phân tích
q trình đơ thị hóa. Tuy nhiên, mơ hình đƣợc giả định trên cảnh quan đơn giản với
tƣơng tác của các yếu tố không đồng nhất khác nhƣ quy hoạch, trung tâm việc làm, các
yếu tố môi trƣờng. Mơ hình chƣa phân tích đƣợc phản ứng của ngƣời sử dụng đất với
những thay đổi trong chế độ chính sách.
Các cơng trình nghiên cứu khác sử dụng mơ hình thực nghiệm để đánh giá
BĐSDĐ bằng tƣ liệu viễn thám [7, 16]. Dữ liệu của mơ hình là hình ảnh trên tƣ liệu
viễn thám hoặc đo đƣợc bằng GIS nhƣ khoảng cách hoặc dữ liệu đất, độ dốc, độ cao
hoặc yếu tố kinh tế xã hội nhƣ dân số, tổng sản phẩm quốc nội. Trong nhiều trƣờng
hợp mơ hình ứng dụng để xác định không gian thay đổi sử dụng đất khá tốt. Tuy vậy,
mơ hình này cũng khơng thành cơng trong việc giải thích hành vi của con ngƣời dẫn
đến BĐSDĐ.
Các biến của mơ hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng trƣởng kinh tế...), bản
đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ
gia đình hay các nhà quản lý[18, 19, 45]. Dữ liệu đƣợc đƣa vào mơ hình bằng kỹ thuật

GIS và các kỹ thuật máy tính khác.
Mơ hình khơng gian sẽ xác định đƣợc q trình BĐSDĐ, lớp phủ và tác động của
chúng có thể đƣợc sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả của BĐSDĐ trong q
khứ. Vì vậy, mơ hình là cơng cụ hữu ích cho ngƣời quản lý đất đai và hoạch định chính
sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử dụng đất trong tƣơng lai. Mơ hình BĐSDĐ và
lớp phủ phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, mơi trƣờng.Sau đó, những thay đổi trong sử
dụng đất đƣợc dùng để khám phá tác động của chính sách và các yếu tố khác. Việc sử
dụng cơng cụ phân tích kịch bản mơ hình sẽ đƣa ra những hƣớng dẫn trong hoạch định
chính sách và quản lý đất đai đối với các quyết định của nhà quản lý. Phƣơng pháp phân
tích thống kê khơng gian cho phép xác định mối tƣơng quan giữa BĐSDĐ với các yếu
tố địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Tùy thuộc vào đối tƣợng địa lý và cơ sở dữ liệu mà
ta có thể sử dụng các thuật toán và phƣơng pháp thống kê không gian khác nhau: định

7


lƣợng (xác định tuyệt đối bằng các chỉ số) hay bán định lƣợng (xác định tƣơng đối thông
qua phân cấp theo thứ bậc cao thấp). Phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng
trong các nghiên cứu về BĐSDĐ trong thời gian gần đây.
McCusker và Carr (2006)[48] xác định xu hƣớng nghiên cứu biến động sử dụng
đất nhƣ sau:
+ Xu hƣớng trong lý thuyết BĐSDĐ chỉ dừng lại ở xác định động lực và mơ
hình hóa kết quả dựa trên những gì tìm đƣợc, mà ít đi sâu vào ngun nhân tại sao
những động lực này làm BĐSDĐ.
+ Tuy lý thuyết BĐSDĐ theo hƣớng kết quả mơ hình hóa phần nào đáp ứng
nhu cầu thực tế cho việc ra chính sách với các kịch bản biến động sử dụng đất nhƣng
vẫn có sự hạn chế bởi các mơ hình này không thể nắm bắt đƣợc sự phức tạp của các
động lực dẫn đến những thay đổi về đối tƣợng quan sát.
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc lập báo cáo kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử

dụng đất theo kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là những nội dung không thể thiếu
trong công tác quản lí Nhà nƣớc[4, 8, 15]. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu
mang tính lý luận về BĐSDĐ dƣới tác động của tự nhiên cũng nhƣ hoạt động kinh tế
xã hội, từ đó đƣa ra các quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả việc khai thác sử
dụng đất ở các địa phƣơng vẫn cịn hạn chế.
Các cơng trình nghiên cứu BĐSDĐ ở Việt Nam thƣờng đƣợc công bố thành hai
hƣớng chính.Thứ nhất, hƣớng nghiên cứu ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật tốn
chiết xuất thơng tin từ dữ liệu viễn thám và mơ hình hóa q trình BĐSDĐ.Thứ hai,
hƣớng nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐSDĐ, lớp phủ với các yếu tố tự nhiên, kinh tế,
xã hội và chính sách [9, 12, 18, 25].
a) Đối với hướng thứ nhất: các nghiên cứu thƣờng sử dụng kỹ thuật và dữ liệu
bản đồ, trong rất nhiều trƣờng hợp dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu. Đây
là lĩnh vực mà các tác giả trong nƣớc có nhiều nghiên cứu hơn cả, nhƣ các cơng trình
ứng dụng tƣ liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định BĐSDĐ hoặc biến động
lớp phủ do phát triển kinh tế-xã hội, q trình đơ thị hóa, phá rừng để mở rộng sản
xuất nông nghiệp..[1, 10, 25].

8


Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu dự báo mơ hình biến động sử dụng đất sử
dụng mơ hình hồi quy logistic, chuỗi CA-Markov[9]. Các ứng dụng đang đƣợc áp
dụng riêng lẻ tại các địa phƣơng, vẫn cần có sự kiểm chứng và đánh giá để có thể tìm
ra mơ hình dự báo đáng tin cậy.
b) Đối với hướng nghiên cứu thứ hai: các nghiên cứu đƣợc thực hiện trong
khuôn khổ các đề tài, dự án có quy mơ lớn, nhằm phân tích tổng hợp các yếu tố liên
quan đến biến động sử dụng đất. Castella và Đặng Đình Quang [6]đã chỉ ra những
nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đấtlà chính sách, khả năng tiếp cận tài nguyên
và sự gia tăng dân số. Các nhân tố bên trong nhƣ sức ép dân số, các chiến lƣợc sản
xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử

dụng đất trong tƣơng lai.
Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến BĐSDĐ lƣu
vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Vũ Kim Chi [7]đã sử dụng dữ liệu
ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lƣu vực
Suối Muội yếu tố ảnh hƣởng đến BĐSDĐ là đặc điểm địa hình, địa chất và khả năng
tiếp cận giao thông và các khu dân cƣ khác.
Một số cơng trình về quản lý đất đai đã đƣa ra thực trạng về sử dụng đất dẫn
đến suy thoái chất lƣợng đất, ảnh hƣởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và đƣa ra các
giải pháp sử dụng đất bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu [5, 11]. Cơng trình của
Lê Quang Trí và nnk [23] đã phân tích đƣợc cơ cấu sử dụng đất và làm rõ các nguyên
nhân chính dẫn đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất bao gồm các yếu tố về quy hoạch,
vốn tự nhiên, vốn xã hội và vốn kinh tế.
Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu biến động sử dụng đất bằng các
công cụ khác nhau. Xu hƣớng các nghiên cứu không chỉ chỉ ra sự biến động mà cịn
phân tích mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các động lực dẫn đến sự biến đổi
đó.Các nghiên cứu thƣờng cho một khoảng thời gian ngắn và chƣa xét đến các yếu tố
có tính biến động trong thời gian dài.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử
dụng đất
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
a) Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi của trạng thái khí hậu, có thể đƣợc nhận biết
qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì
trong một thời gian đủ dài, điển hình là dạng thập kỉ hoặc dài hơn[3]

9


b) Nƣớc biển dâng, là sự dâng mực nƣớc của đại dƣơng trên tồn cầu, trong đó
khơng bao gồm: triều, nƣớc dâng do bão… Nƣớc biển dâng tại một vị trí nào đó có thể
cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của

đại dƣơng và các yếu tố khác [40].
c) Ứng phó với biến đổi khí hậu, là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích
ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu [40].
d) Thích ứng với biến đổi khí hậu, là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH,
thích ứng đƣợc áp dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tƣợng liên quan bị tác động của biến
đổi khí hậu. Mọi thực thể của hệ thống tự nhiên - xã hội đều có khả năng thích ứng
BĐKH.
Một số khái niệm thích ứng với BĐKH điển hình có thể kể đến nhƣ sau:
- Thích ứng là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời để ứng phó
với những tác động thực tại hoặc tƣơng lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận
dụng những lợi ích mang lại[2, 19, 21, 28, 42].Trong đó, tăng cƣờng khả năng thích
ứng là một phƣơng pháp giảm mức độ tổn thƣơng và định hƣớng phát triển bền vững.
Các khái niệm nêu trên đều cho thấy mục tiêu của thích ứng với biến đổi khí
hậu đƣợc đề cập đến 2 nội dung chính: 1) Nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ
khả năng dễ bị tổn thƣơng do tác động BĐKH; 2) Tận dụng những lợi ích của mơi
trƣờng khí hậu để duy trì và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
e) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm nguồn phát thải nhà kính và tăng bể
chứa nhà kính. Ví dụ việc sử dụng năng lƣợng hoá thạch một cách hiệu quả hơn cho
các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyển sang sử dụng các nguồn năng
lƣợng tái tạo (năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng gió), mở rộng diện tích rừng và các
bể chứa khác nhằm giảm nhẹ CO2 trong khí quyển[2].
g) Kịch bản biến đổi khí hậu, là giả định cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự
tiến triển trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà
kính, BĐKH và mực nƣớc biển dâng [27].
1.2.2. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu
1.2.2.1. Tác động của khí hậu đến đặc tính của đất
Sự biến đổi các yếu tố khí hậu nhƣ mƣa, gió, nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ (theo
ngày, đêm, theo mùa) có ảnh hƣởng mạnh đến đất đai, cụ thể nhƣ sau:


10


a) Ảnh hƣởng trực tiếp: Khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp đến đất đƣợc thể hiện ở
lƣợng nƣớc mƣa và nhiệt. Nƣớc và nhiệt độ là tác nhân gây nên phong hóa hóa học,
lý học đá và khống. Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, do đó có ảnh hƣởng đến
cƣờng độ phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Nhiệt độ có tác dụng làm tăng
khả năng hịa tan, tăng q trình chuyển hóa hóa học trong đất, tăng sự phân giải hộ
chất mùn. Lƣợng nƣớc mƣa nhiều hay ít quyết định độ ẩm, mức độ rửa trơi, độ pH
của đất, thúc đẩy phong hóa hóa học. Nƣớc ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
lƣợng mƣa lớn, mức độ rửa trơi mạnh, do đó trong q trình phong hóa kiềm và kiềm
thổ rất dễ bị rửa trơi.
Chế độ nƣớc có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến đặc tính của đất. Vùng khơ hạn thì
đất đai sẽ trơ sỏi đá, vùng ngập úng thì đất sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất đai sẽ
phèn hóa, vùng bị ảnh hƣởng mặn thì đất sẽ bị nhiễm mặn,…Lƣu lƣợng nƣớc và tốc
độ dịng chảy sẽ gây xói mịn nơi này và bồi tích nơi khác, tạo nên những dạng đất
khác nhau.
b) Ảnh hƣởng gián tiếp: Khí hậu có ảnh hƣởng gián tiếp tới đất thơng qua sinh
vật. Thƣờng khí hậu nhiệt đới thực vật phát triển phong phú, cung cấp lƣợng chất
hữu cơ cho đất. Sinh vật và khí hậu gắn với nhau một cách chặt chẽ đến mức ngƣời
ta thƣờng gọi chúng là điều kiện sinh khí hậu của đất [27].
c) Biểu hiện của các yếu tố khí hậu ảnh hƣởng đến đặc tính của đất, gồm:
- Quá trình mặn hóa do tăng nhiệt độ và nƣớc biển dâng: trái đất có xu hƣớng
nóng lên đã làm cho mực nƣớc nƣớc biển dâng dần, đẩy quá trình xâm nhập mặn tiến
sâu vào đất liền qua hệ thống sông ngòi, kênh, rạch đã làm nhiều vùng đất bị xâm lấn
và ngập mặn. Q trình mặn hóa xảy ra có ảnh hƣởng rất lớn đến đất đai và hệ sinh vật
sống trong môi trƣờng đất, đặc biệt là phá vỡ sự cân bằng của Hệ sinh thái. Sự phá vỡ
tính cân bằng của Hệ sinh thái thƣờng gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng đất. Mặt
khác, xâm nhập mặn đã làm nồng độ muối trong đất tăng lên gây hại sinh lý cho thực
vật, tiêu diệt vi sinh vật và động vật trong mơi trƣờng đất.

- Q trình xói mịn rửa trơi theo nƣớc do lƣợng mƣa và cƣờng độ mƣa. Xói
mịn, rửa trơi đất là một q trình xảy ra do tác động qua lại của các yếu tố thời tiết,
khí hậu, đất đai, cây trồng và tác động của con ngƣời, hậu quả là một khối lƣợng rất

11


lớn đất và các vật liệu bề mặt đất bị cuốn trôi theo chiều dốc. Lƣợng mƣa ở Việt Nam
rất lớn, có nơi tới 3000 mm/năm. Lƣợng mƣa càng lớn, cƣờng độ mƣa càng mạnh kết
hợp địa hình dốc sẽ làm gia tăng cƣờng độ xói mịn đất đai.
- Hiện tƣợng ngập úng: tác động phức tạp của biến đổi khí hậu tồn cầu có khả
năng gia tăng cƣờng độ hoạt động của một số hình thế thời tiết gây mƣa, cƣờng độ
mƣa có thể dẫn tới gia tăng đỉnh lũ, cƣờng độ lũ trên các hệ thống sông suối, gây nên
hiện tƣợng ngập úng ở nhiều vùng. Do mƣa bão tập trung vào một mùa với cƣờng độ
cao, thời gian ngắn, nƣớc từ vùng đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ thƣa thớt chảy
xuống các dịng sơng, suối làm nƣớc sơng, suối dâng cao khơng tiêu thốt kịp đã tràn
vào đồng ruộng làm ngập úng hàng triệu ha đất đai.
- Q trình thối hóa đất và hoang mạc hóa: do sự tác động đan xen của các
yếu tố tự nhiên và hoạt động của con ngƣời, ở Việt Nam q trình thối hóa đất và
hoang mạc hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Q trình thối hóa đất biểu hiện qua
các hiện tƣợng rửa trơi, xói mịn, xói lở do mƣa; q trình thổi mịn và kht mịn do
gió trong điều kiện khơ hạn và bán khơ hạn; q trình mặn hóa, xâm nhập mặn do
nƣớc biển xâm nhập sâu vào nội địa; quá trình suy thoái chất hữu cơ, làm chặt và gia
tăng kết von đá ong trong đất do hạn hán và canh tác khơng hợp lý.
- Q trình xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển: BĐKH đã gây nên các đợt mƣa
lớn làm tăng cƣờng q trình xói mịn, rửa trơi bề mặt đất, đƣa vật liệu thơ lấp dần
lịng sơng hoặc lắng đọng dƣới đáy sơng dẫn đến lịng sơng bị nâng cao, làm thay đổi
quy luật lịng sơng, gia tăng q trình xâm thực, xói lở bờ sơng. Việc phát triển các hồ
chứa nƣớc trên các dịng sơng cũng đang làm biến đổi chế độ dòng chảy mùa cạn và
mùa lũ đồng thời làm giảm nghiêm trọng lƣợng phù sa xuống đồng bằng châu thổ.

Tình trạng này khơng chỉ là tác nhân làm cho q trình xói lở bờ biển trầm trọng thêm
mà cịn làm suy thối hệ sinh thái ven biển.
- Quá trình phong thành cát bay, cát chảy: BĐKH gây bão tố nhiều hơn, tần số
và tốc độ gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng với mƣa lớn mài mòn các sƣờn đất,
bốc hơi tăng lên làm gia tăng quá trình hoang mạc đất; gia tăng quá trình cát bay, cát
chảy vào đất liền, ruộng đồng và khu vực dân cƣ ven biển [27].

12


Nhƣ vậy, có thể nói rằng tác động của BĐKH đến biến động sử dụng đất có thể
biểu hiện ở hai quy mô thời gian ([35]):
 Quy mô ngắn hạn khi BĐKH tác động dƣới dạng thiên tai và làm thay
đổi cơ bản điều kiện địa hình, thổ nhƣỡng
 Quy mô dài hạn khi nhiệt độ tăng dần trong tƣơng lai.
1.2.2.2. Tác động qua lại giữa biển đổi khí hậu và sử dụng đất
a) Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất
Nhƣ đã phân tích, khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hƣởng
đến đất đai trên nhiều khía cạnh. BĐKH gây rối loạn chế độ mƣa, nguy cơ nắng nóng
nhiều hơn… làm cho lƣợng dinh dƣỡng trong đất bị mất đi do đất bị rửa trơi, xói mịn,
hoang hóa, thối hóa hữu cơ, khơ hạn và sa mạc hóa. Nƣớc biển dâng, thiên tai, bão lũ
gia tăng sẽ làm tăng hiện tƣợng nhiễm mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển… Điều
này đã khiến nhiều vùng bị mất đất canh tác, đất ở và các loại đất khác.
Việt Nam là một quốc gia đƣợc xếp vào loại khan hiếm đất, bình quân đất đầu
ngƣời xếp thứ 159 và chỉ bằng khoảng 1/6 bình quân của thế giới [14, 42]. Những thay
đổi về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lƣợng mƣa, hiện tƣợng khí hậu cực đoan,…) đã
làm tăng diện tích đất bị xâm nhập mặn, khơ hạn, hoang mạc hóa, ngập úng, xói mịn,
rửa trơi, sạt lở... Sự thay đổi của điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu, đất đai cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những thay đổi về mục đích sử dụng đất đai theo
từng vùng lãnh thổ đặc trƣng. Mặc dù chƣa thể khẳng định nguyên nhân chính xác của

những biến động sử dụng đất nói trên, nhƣng cũng khơng thể phủ nhận chúng không
chịu ảnh hƣởng của BĐKH.
b) Tác động của việc sử dụng đất đến biến đổi khí hậu
Theo Tổng cục Quản lý đất đai[22], lƣợng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất
và chuyển mục đích sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến
sự nóng lên tồn cầu ở Việt Nam. Việc mất diện tích rừng, suy thối rừng và chuyển
đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam ƣớc tính làm phát thải 19,38 triệu tấn
CO2, chiếm gần 18,7% tổng lƣợng khí phát thải của cả nƣớc. Sản xuất lúa gạo là
nguồn chính của phát thải khí mêtan, một loại khí gây tác động với hiệu ứng nhà kính

13


nhiều hơn 32 lần so với hiệu ứng nhà kính của cacbon đioxit.Thời tiết thay đổi có thể
làm đảo ngƣợc q trình giữ khí mêtan trong bùn và đất ngập nƣớc, những nơi canh
tác lúa nƣớc chính, khiến mức độ phát thải mêtan cao hơn nhiều lần so với trƣớc đây.
Nhƣ vậy, BĐKH và sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau,
không chỉ sử dụng đất phụ thuộc vào khí hậu mà trái lại khí hậu cũng phụ thuộc lớn
vào sử dụng đất dƣới hai góc độ thuận lợi và bất lợi [38].
Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và biến động sử dụng đất có thể đƣợc thể hiện
ở hình 1.1. Do đó, để tìm mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và biến đổi sử dụng đất, cần
làm rõ hình thức và quy mô biến đổi và hoạt động can thiệp của con ngƣời [46].

Hình 1. 1. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu
(Leemans, 2005)
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất
1.2.3.1. Trên Thế giới
Theo IPCC (2007) ([42]), Việt Nam có khu vực hạ lƣu sơng Mekong nằm trong
nhóm có nguy cơ nghiêm trọng do nƣớc biển dâng:“Khi nƣớc biển tăng lên 1 mét, Việt
Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% ngƣời dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lƣợng

nông nghiệp (tƣơng đƣơng 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội)”.

14


×