Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tập san 20-11 K48A1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 37 trang )

L i t aờ ự
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”.
Từ thưở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được học về chân lí ấy. Những bài
học đạo đức, những trang bị kiến thức đã giúp chúng ta nên người như ngày hôm nay.
Là một người con của dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn nhớ đến truyền thống “ Tôn sư
trọng đạo” mà ông cha ta đã truyền dạy. Thầy cô chính là những người đã chắp cánh cho
những ước mơ chúng ta bay cao, bay xa, nâng đỡ chúng ta bước vào đời, vững vàng trên
con đường học vấn. Thế mới có câu:
“Không thầy đố mày làm nên”
Có ai đó đã từng ví thầy cô như những người lái đò, mỗi năm lại vất vả đưa một lứa
học trò sang bến bờ kiến thức mới. Học trò thì cứ đi hết từ bến bờ này đến bến bờ khác
nhưng nguời lái đò cần mẫn thì vẫn ở lại khúc sông cũ cùng năm tháng. Lữ khách học trò
vô tư coi đó như một lẽ đương nhiên của cuộc sống. Để rồi đến 1 ngày, người học trò đã
khôn lớn chột nhận ra ẩn sâu trong người lái đò là những hi sinh thầm lặng với nỗi lòng
không phải ai cũng thấu hiểu.
Và năm nay, ngày 20/11 lại sắp đến với ngợp trời hoa trong niềm hân hoan gắn bó với
tình thầy trò . Chúng em sẽ gửi lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy cô – những người
đã có công dưỡng dục, sẽ dành tặng thầy cô những món quà thật ý nghĩa cùng lời cảm ơn
cho những hi sinh thầm lặng đã vun đắp cho chúng em khôn lớn và trưởng thành.
“ Nét bút tri ân” như tiếng lòng của mỗi thành viên 12A1 chúng em muốn gửi đến các
thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng.
Những “nét bút” là những bài thơ, là những dòng cảm xúc, là những tâm sự... mà
chúng em dành tặng thầy cô để “ tri ân” những gì mà thầy cô đã hi sinh cho chúng em.
Và để cho thầy cô thấy rằng, những “nét bút” của chúng em giờ đây đang lớn lên từng
ngày.
52 thành viên 12A1 sẽ luôn cố gắng trở thành 52 bông hoa tỏa ngát hương thơm để báo
ân với các thầy cô đã dẫn đường cho chúng em đến với một tương lai tươi sáng.
1
TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA THẦY VÀ TRÒ TRƯỜNG THPT
QUỲNH LƯU 1.


Đối với ngành giáo dục nói chung, Trương THPT Quỳnh Lưu 1 nói riêng, những ngày
tháng 11 nảy bao giờ cũng rất thiêng liêng và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Khắp nơi trên đất
nước ta, trong mỗi nhà trường từ Mầm non đến Đại học, không kể miền núi hay miền
xuôi, nông thôn hay thành thị, thầy và trò lại thi đua dạy tốt, học tốt một cách hào hứng
và dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Lịch sử và cuộc sống đã cho thấy rằng: Không chỉ riêng ở nước ta, mà trên trái đất
này, ở đâu người thầy giáo và nghề dạy học cũng được xã hội tôn trọng. Nhân loại từ lâu
đã dành riêng cho 1 ngày để tôn vinh người thầy. Cách đây 64 năm, vào tháng 2 năm
1946, tổ chức quốc tế các nhà giáo dục được thành lập tại thủ đô nước Pháp lấy tên là
“Liên hiệp Quốc tế các Công Đòan giáo dục”. Năm 1939 bản “Hiến chương các nhà
giáo” đã ra đời với mục đích, đấu tranh chống sự mất bình đẳng của nền giáo dục tư sản
phong kiến, xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người
dạy học. Ngày 30 tháng 8 năm 1957, Hội nghị Liên hiệp Quốc tế các Công đòan giáo dục
đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20 tháng 11 năm 1958, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ
chức ở miền Bắn nước ta.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, chuộng đạo học. Truyền thống ấy đã góp
phần tạo nên nét đẹp của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc ta. Công cha
nghĩa mẹ ơn thầy đó là đạo lý sống của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng qua bao
thế hệ. Thật vậy, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mới chỉ cho chúng ta một
nửa con người, còn lại để ta khôn lớn trưởng thành có đủ trí, đức, lực, bước vào đời và
xây dựng cuộc sống chính là nhờ sự chăm lo dạy dỗ của các thầy cô giáo. Trong tiềm
thức của mọi người, thầy cô giáo bao giờ cũng giữ vị trí đặc biệt quan trọng.

2
Trong xã hội xưa người thầy được chia với vua và cha về quyền lực và uy tín. Quyền
lực và uy tín đó không mang tính pháp lí mà là đạo lí, cho nên “một chữ cũng là thầy, nửa
chữ cũng là thầy”. Người đời vẫn thường hay nhìn trò để đánh giá thầy nếu có mắng trò
thì trách thầy trước, cha mẹ thì luôn đặt niềm tin tuyệt đối “trăm sự nhờ thầy”. Thực tế
cho hay: chỉ khi người thầy không say sưa với cái vinh, không mấy nghĩ đến cái quyền,

chỉ làm việc bằng cái uy, cái tâm khi ấy người thầy mới có chỗ đứng trong trái tim học
trò, đó chính là lòng yêu thương và trí tuệ, là khả năng lôi cuốn, cảm hóa học trò. Tago –
thi hào của Ấn độ viết: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo
dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy thì được một
thế hệ”. Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng
trưng cho trí tuệ tài năng của xã hội. Bao đời nay nhân dân ta vẫn nói: “không thầy đố
mày làm nên”. Dẫu biết rằng thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ thầy cô giáo giữ
vai trò quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Ôn lại truyền thống ngày nhà giáo
Việt Nam, mỗi thầy cô giáo chúng ta
tăng thêm lòng thiết tha yêu nghề, và
tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang
của nghề nghiệp. Trong niềm vui của
những ngày này, (để tỏ lòng tri ân
thầy, cô giáo, chúng em – những học
sinh của trường THPT Quỳnh Lưu 1
ra sức học tập, rèn luyện thật tốt, trở
thành người con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với công sức dạy dỗ của thầy cô giáo. Chúng
em xin được dâng lên thầy cô giáo những tình cảm tốt đẹp nhất)
Chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang rất đỗi tự hào của thầy và trò trường THPT
Quỳnh Lưu 1. Với gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy cô giáo trường
ta đã không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành của trường. Sự nghiệp giáo
3
dục đào tạo của nhà trường ngày càng phát triển. Được sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền và sự to lớn của nhân dân, của HCMHS đến nay trường ta đã thu được
những kết quả đáng phấn khởi. Số học sinh giỏi tỉnh đạt trên 80%, số học sinh đậu ĐH-
CĐ nằm trong tốp 200 trường trên cả nước, số học sinh đậu tốt nghiệp nằm trong những
trường dẫn đầu toàn tỉnh....Về đội ngũ giáo viên ngày càng nhiều giáo viên có năng lực
chuyên môn tốt.Nhiều thầy cô giáo đã vượt mọi khó khăn để học tập nâng cao trình độ

chuyên môn, đến nay đã có 10 thạc sỹ, số thầy cô giáo là CSTĐ các cấp ngày càng tăng,
chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh nhiều năm, Công Đoàn vững mạnh xuất sắc, trường
nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Đặc biệt năm học 2009-2010, trường
ta được công nhận trường chuẩn quốc gia. Tập thể nhà trường là mạnh khối đoàn kết
nhất trí xây dựng nhà trường lớn mạnh về mọi mặt .Thực hiện tốt khẩu hiệu “mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương về đạo đức cho học sinh noi theo”, thực hiện tốt khẩu hiệu “trường
ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học”.
4
T n m n 1 chút v “ Ngày nhà giáo Vi tả ạ ề ệ
Nam”
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ
chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn
sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học
sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này
đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục....
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên
hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants -
FISE).
Lịch sử
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục
đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo
dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà
giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã
quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11
năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền
Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng ở miền Nam Việt Nam
dưới kiểm soát của phe Cộng sản. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục
thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các
vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào
ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT
thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Sưu tầm
5
Phần III. Xúc cảm tuổi học trò

“Teacher” 12A1
Sáng tác : Trang “Bờm”
P/s: Nghĩ đi nghĩ lại cũng hay
Giáo viên thì chuẩn, học trò thì “quấy” 
Ba năm gắn bó Đâu chỉ có thế
Dưới 1 mái trường Cô Tám công nghệ
A1 thân thương Lời giảng nhẹ nhàng
Chắc không quên được!! Ai cũng lắng nghe.
Lớp có cô Bằng Có cả thầy Tuấn
Dạy chuyên môn lý Hiệu phó vui tính
Tận tình chi li Hay kể chuyện hài
Nên ai cũng quý. Lớp ai cũng yêu :X
Thời gian không phí Cô duyên tâm lý
Trong giờ thầy Sơn Hiểu chuyện học sinh
Công dân khó thế Nhiều khi cứ sợ
Nhưng ai cũng hiểu. Cô nói “trúng mình”.
Ân cần chịu khó Môn thể thầy Đức
Là cô Loan văn Đố ai nhác được
Dạy lớp 2 năm Hoạt động luân phiên
Lời văn luôn mới. Quyết không ngừng nghỉ.
Vui cười với “đời’’ Quay đi quay lại
Giờ tin cô Lý Quốc phòng vần thế
Mỗi lần giận dỗi Thầy Thuần “đạp trai”

Nhìn lớp cô cười Toàn hay nói hài
Là lớp chuyên toán Học toán khó thế!
Thế mà học anh Trình bày cẩn thận
Ai cũng chuyên cần Cô Tuấn nói thế
Nhờ cô Xuân đó. “Mới được điểm cao”.
Mộc mạc chân chất Hai năm chủ nhiệm
Chắc là thầy Phương Gắn bó cùng nhau
Mãi chưa lấy vợ Mãi không quên được
Để lớp được mừng. Là cô Yến sinh
Mai này rời xa
Sẽ luôn luôn nhớ
K48A1
Một thời bên nhau …..!!!!!
6

Nghề thầy

Sáng tác : Chu Linh “Tồ”_12A1

Trước cửa tương lai chọn đường thầy giáo
Chẳng màng lợi danh chẳng vì cơm áo
Một chút lòng tin chút niềm hi vọng
Hôm nay trồng người cho trăn năm sau

Đó là nghiệp chẳng phải nghề kiếm sống
Đầu con luôn sao hiểu được lòng thầy
Đời tuy khó nhưng lòng thì chẳng khó

Đạo lương sư chỉ biết giữ lòng ngay
Cánh hoa sen dễ gì bùn vẩn đục

Mặc dù sen vẫn sống giữa ao bùn
Đời có hiểu hay không ta cũng mặc
Từ ngàn xưa phú quý có bao thầy ???
7
Đi xe trong trường
Sáng tác : Hiếu ‘Còi” _12A1
p/s: xoay xoay chẳng biết làm gì
Với được cây bút. Thôi thì làm thơ

Quỳnh Lưu I, ngày nào cũng vẫn vậy
Vẫn cổng trường ! Vẫn dường mòn ‘đi’ xe
Sáng,trưa,chiều! Vẫn tung tăng xe đạp
Tiến lối cũ, ta bon bon đi về.
Đi xe lắm, có ngày cũng gặp ‘ma’
Mấy thầy giỏi quá,nhìn không ra!
Đường ta, ta vẫn bon bon đạp
Ngờ đâu bị ‘tóm’,sởn da gà

Đài quan sát. Đã bị lỗi hệ thống
Giơ tay lên, vẫy chào ‘anh em’ dừng lại!
Có tín hiệu, ai nấy vội “stop”
Nhảy xuống xe,dắt bộ đi vào trường
Oh my god ! Có mình ta bị tóm !
Giờ làm sao? Mọi người bỏ mặc ta !!!
Chỉ còn riêng ta đối mặt với thầy.
Xin lỗi không xong ! Đừng hòng chối !
Phạm luật rồi, thôi từ nay xin bỏ
Thói đi xe, “tiên phong” vào trong trường
Mà thật là ! Quả đúng là ngược đời.
Thời lớp 10 , kinh nghiệm còn non nớt

Thế mà đi, có bị tóm bao giờ?
Nay lão luyễn , kinh nghiệm dắt đầy túi/
Lại bị bắt! Ông trời thật bất công !!
Thầy, cô,bạn ! Xin hãy đọc từng chữ !
Tránh hiểu hầm mục đích của bài thơ
Bài thơ này chỉ nói lên 1 điều :
“Đi xe trong trường = phạm luật …giao thông” !!!!!
8
Cô giáo miền ngược
Sáng tác : Hoàng “kute”_12A1
Nghiêng nghiêng dòng chữ phấn trắng bảng đen
Nửa ngày tới trường lớp học mười em
Giọng trầm bổng cô giảng bằng hai thứ tiếng
Chăm từng cây non thành cội thành rừng

Gieo chữ trộng người dập dềnh dốc đứng
Giữa trùng điệp núi rừng heo hút gió
Nơi bốn mùa lạnh giá sương giăng
Con thuyền ra khơi có cánh buồm lái hướng
Con chim tung cánh theo đàn về tổ

Em chăm ngoan học cô từng nét chữ
Mai này khôn lớn tung cánh bay xa …!!
9
Ơn thầy cô
Sáng tác : Đạt “trầm lặng”_12A1
Giây phút này em nhớ tới thầy cô
Đứng giữa đong vui sao mắt lệ nhòa
Nhớ thầy thương cô tháng ngày sao cực nhọc
Tần tảo sớm hôm dạy bao chúng em


Vui hôm nay chúng em tặng nhiều hoa
An ủi động viên vơi đi tất cả
Những tháng ngày gian lao vất vả
Có mồ hôi nước mắt thấm từng trang

Luận án trên tay đau chỉ có vinh quang
Có cả nhọc nhằn tháng năm dạy dỗ.
10
Chào ngày nhà giáo Việt Nam
Sáng tác: Thiện “ngoại bang”_12A1
Từ khi em cắp sánh tời trường
Đến hôm nay đã 12 mùa hoa phượng nở
Ơn thầy cô ân cần dạy dỗ
Đã trưởng thành theo năm tháng qua
Em yêu thương bố,mẹ,ông,bà.
Em yêu quý những người ruột thịt
Với thầy cô cũng là thân thiết
Nhờ có người,kiến thức dược nâng cao
Hôm nay trong lòng vui sướng dạt dào
Sắp tới ngày hiến chương nhà giáo
Với tấm lòng tôn sư trọng đạo
Tự đáy lòng em xin có mấy lời
Chúc các thầy cô hạnh phúc vui tươi
Gia đình gặp mọi điều may mắn
Em sẽ dâng những bông hoa tươi thắm
Hao điểm mười để kính chác thầy cô
Mai sau dẫu đến bao giờ
Trong tâm trí vẫn rõ bóng cô thầy.
11

Cô ơi!!!
Sáng tác: Thêm (smile)_12A1
Rời Mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô.

Ngày ấy vào mùa thu.
Bước chân em rộn rã.
Cô không lời từ giã.
Xa trường từ lúc nào.

Em ngỡ như chiêm bao.
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền

Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về

Lúc xưa cô vỗ về
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô.
12
Gửi Về Cô Giáo dạy văn
Sưu tầm: Hường (heo)_12A1
Có thể bây giờ cô đã quên em

Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết.
Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt.
Vẫn nhớ lời tự nhủ: Sẽ về thăm.

Có thể bây giờ chiếc lá vàng bàng non
Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm.
Ai sẽ nhặt dùm em xác lá.
Như em thưở nào ép lá giữa trang thơ?

Ước gì... hiện tại chỉ là mơ
Cho em được trở về chốn ấy.
Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
Được vui - buồn - cười - khóc hồn nhiên.
Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
Lời cô dạy “Văn học là nhân học”
Và chẳng ai học xong bài học làm người!
Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười!
Len lén chuyền nhau gói me dầm cuối lớp.

Rồi giờ đây theo dòng đơi xuôi ngược.
Vị chua cay thưở nào vẫn thấm đẫm bờ môi.
Những lúc buồn em nhớ quá – Cô ơi!
Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ...
13


Never forger
Sáng tác : Mỹ Dung _12A1
Your presence ia a gift to the would
You’re unique ang one of a kind

Your life can be what you want it to be
Take it one day at a it me
Count your blessing , not your troubles
And you’ll make it through what coes along
Within you are so many answers
Understand ,have courage , be strong
Don’t put limits on yourself
Yourdreams are waiting to be realized
Don’t leave your important decisicus to chance
Reach for your peak, your geal, and your prize.
Have health and hope and happiness
Take the time to wish on a star
And don’t ever forget for even a day
Hom very special you are !
14

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×